Con rể con dâu có được chia thừa kế?
Người xưa có câu: Dâu là con, rể là khách. Vậy thì con rể, con dâu có được chia thừa kế do cha mẹ chồng, cha mẹ vợ để lại hay không? Theo quy định của pháp luật, việc chia thừa kế hiện nay có 02 hình thức đó là: chia thừa kế theo di chúc và chia thừa kế theo pháp luật. Do vậy, chúng ta sẽ xét trong 02 trường hợp này, liệu có trường hợp nào con rể, con dâu được chia thừa kế do cha mẹ chồng, cha mẹ vợ để lại không nhé! (1) Trường hợp chia thừa kế theo pháp luật Theo quy định tại Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015, việc chia thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau đây: - Không có di chúc; - Di chúc không hợp pháp; - Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; - Những người được chỉ định Khi này, di sản của người quá cố sẽ được chia theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Cụ thể, theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015, những người nằm trong hàng thừa kế theo pháp luật bao gồm: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm có: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người mất - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông, bà nội/ngoại, anh, chị, em ruột, cháu ruột nếu người mất là ông, bà nội/ngoại. - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại, cô, dì, chú, bác ruột của người mất; cháu ruột nếu người mất là cô, dì, chú, bác ruột; chắt ruột nếu người mất là cụ nội, cụ ngoại. Như vậy, có thể thấy, con rể và con dâu không thuộc những người thừa kế theo pháp luật. Chính vì vậy, nếu thuộc trường hợp chia di sản thừa kế theo pháp luật, con rể sẽ không được hưởng di sản do cha mẹ vợ để lại, tương tự con dâu sẽ không được hưởng di sản do cha mẹ chồng để lại. (2) Trường hợp chia di sản thừa kế theo di chúc Theo quy định tại Điều 624 Bộ Luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, khi một người qua đời mà có để lại di chúc để phân chia quyền thừa kế di sản của mình thì sẽ việc chia thừa kế được ưu tiên thực hiện theo di chúc. Tuy nhiên, di chúc đó phải được lập theo đúng quy định của pháp luật thì mới được công nhận là di chúc hợp pháp và có hiệu lực. Cụ thể theo quy định tại Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015, di chúc được lập bằng hình thức văn bản của một người bình thường được xem là hợp pháp nếu đáp ứng các điều kiện sau: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; - Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. - Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ 02 điều kiện được nêu ở trên Ngoài ra, nếu lập di chúc miệng thì di chúc được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Nếu việc lập di chúc được thực hiện đúng theo quy định nêu trên thì di chúc được xem là hợp pháp. Do đó, trường hợp di chúc hợp pháp đó của cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng có phần ý chí thể hiện việc mong muốn để lại di sản cho con rể, con dâu thừa kế, quản lý thì lúc này, con rể, con dâu sẽ được thừa kế phần di sản đó. Tổng kết lại, trường hợp cha mẹ vợ, cha mẹ chồng có di chúc để lại tài sản cho con rể hoặc con dâu thì con rể và con dâu sẽ được hưởng phần di sản được chia trong di chúc. Trường hợp, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng có để lại di chúc nhưng không thể hiện việc chia thừa kế cho con rể, con dâu hoặc không để lại di chúc và di sản được chia thừa kế theo pháp luật thì con rể, con dâu sẽ không được chia thừa kế.
Không có tên trong di chúc thì có được hưởng di sản không?
Nếu A đến nhận là con của B khi B đã chết và không có tên trong di chúc thì có được hưởng di sản không ạ? Tại sao lại vậy?
Hỏi về thời hiệu yêu cầu chia di sản?
Luật sư cho tôi hỏi là điều 623 luât DS 2015 về thời hiêu thừa kế mục 2 là: (Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế). và muc 1 là: (Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản), Rất mong được luật sư giải thích và cho ví dụ giúp tôi ? Xin cám ơn luât sư trước.
Cha mẹ chết sau con thì di sản của con chia như thế nào?
Cho phép hỏi luật sư, người con là người để lại di sản, cha mẹ đẻ chết sau người con, vậy anh chị em ruột của người chết có được hưởng di sản không?
Vụ án chia di sản thì thời gian tối đa để có kết quả là bao lâu?
Luật sư cho tôi hỏi một vụ án chia di sản theo đúng quy định của pháp luật thời gian tối đa để có kết quả quyền lợi cho từng cá nhân là bao lâu ! Ví dụ như đất chẳng hạn thì bao lâu có quyết định gửi bên tài nguyên môi trường làm sổ đỏ ! Thời gian tối đa cho người không có tiền chạy án chỉ đủ tiền đóng án phí và tiền thẩm định tại chỗ !
10 điều cần biết khi lập di chúc phân chia tài sản
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Như vậy muốn để lại di chúc phân chia di sản cần biết những gì? Hình minh họa: những điều cần biết khi để lại di chúc 1. Trước hết, phải biết được chủ thể làm di chúc là ai. Xem mình có phải là người được lập di chúc hay không? Như vậy, theo Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 thì người lập lập di chúc là người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật dân sự 2015 có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình hoặc người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. 2. Di sản được để lại trong di chúc. - Tài sản trong di chúc + Phải là tài sản riêng của người để lại di chúc. + Tài sản chung của người để lại di chúc với người khác. Trong trường hợp này phải xác định tài sản riêng của người để lại di chúc trong khối tài sản chung đó. + Tài sản đó không vi phạm điều cấm của Luật. 3. Quyền của người lập di chúc. 4. Nội dung của di chúc gồm có những gì? Theo Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản. 2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác. 3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc." 5. Di chúc có cần phải công chứng hoặc chứng hay không? Theo Điều 635 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.” Như vậy, luật không bắt buộc người lập di chúc phải công chứng hoặc chứng thực bản di chúc. Việc công chứng hoặc chứng thực bản di chúc tùy theo ý muốn của người lập di chúc. Nhưng theo ý kiến của tôi, dể đảm bảo tính pháp lý của bản di chúc cũng như tránh tranh chấp thì vẩn nên đi công chứng hoặc chứng thực bản di chúc . 6. Điều kiện có hiệu lực của di chúc. Theo khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc có hiệu lực khi có các điều kiện sau: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; - Về hình thức của di chúc. + Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. + Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. + Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. + Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. 7. Người được di sản thừa kế Người được nhận di sản thừa kế của di chúc là người được chỉ định trong di chúc. Nhưng ngoài ra có một số đối tượng được nhận di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được quy định tại Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015. “1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.” Đây là những đối tượng dù di chúc không quy chỉ được việc họ được hưởng di chúc thì vẩn được được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. 8. Các hình thức của di chúc. 9. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc. 10. Hiệu lực của di chúc. Theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định. - Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. - Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây: + Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; + Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực. - Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. - Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực. - Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Bác độc thân mất, cha mất trước bác vậy di sản để lại chia cho ai?
Xin kính chào các luật sư! Em là con của ông A và bà B, bác của em là ông C độc thân, ông bà nội mất trước ba em, còn ba em mất trước khi bác em mất, tài sản của bác em có chia lại cho ba em nhưng ba em mất trước khi bác em mất, vậy tài sản này sẽ được chia lại cho mẹ em hay cho em hay cho cả mẹ em và em. Xin các luật sư tư vấn giúp em ạ, em xin cảm ơn.
Xuất hiện di chúc sau khi chia di sản thừa kế theo pháp luật
Tôi cùng với anh trai được thừa kế một căn nhà do cha để lại. Việc thừa kế đã được khai nhận và đăng ký, Tôi và anh trai được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản. Tôi mua lại phần quyền của anh trai để có quyền sở hữu đối với toàn bộ căn nhà. Sau đó, tôi đã tặng toàn bộ căn nhà cho con trai của mình rồi. Hiện nay, có một người xuất hiện tự xưng là thừa kế theo di chúc của cha tôi. Theo di chúc, người này được hưởng toàn bộ căn nhà. Người này đã kiện ra toà án yêu cầu buộc con trai tôi giao trả căn nhà cho mình. Cho tôi hỏi, nếu di chúc có giá trị thì liệu con trai tôi có phải trả lại căn nhà ko? Quan điểm của tôi thì thấy theo quy định tại Điều 623 Bộ Luật dân sự 2015 có nêu: Điều 623. Thời hiệu thừa kế 1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. 2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Theo đó, nếu còn trong thời hiệu 10 năm nêu trên thì vẫn có thể thực hiện chia di sản theo di chúc được (trường hợp di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015) kéo theo trước mắt thì người kia sẽ có quyền với căn nhà. Tuy nhiên, tại Điều 133 Bộ Luật dân sự 2015 có nêu: Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu ... 2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu. ... 3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại. Theo đó, do con trai tôi đã đăng ký quyền sử dụng đất và nhà hợp pháp nên sẽ có căn cứ không phải trả lại căn nhà, chỉ có tôi và anh trai nếu trong quá trình tranh chấp mới có khả năng phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại đối với nhà đất mà đáng ra người đó được hưởng. Vậy quan điểm của mọi người thì như thế nào?
Theo điều 613 Bộ luật dân sự 2015, "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế." Như vậy thai nhi dù chưa được sinh ra nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết nếu sinh ra còn sống thì vẫn được hưởng di sản như một người bình thường. Vấn đề chia tài sản có sự khác biệt về bản chất trong trường hợp thai nhi chết trước và sau khi sinh ra. Gia sử một người thành thai trước khi người để lại di sản chết được hưởng phần di sản theo pháp luật. Hai trường hợp được đặt ra: Thứ nhất, thai nhi chết trước khi sinh ra: trường hợp này thai nhi không phải là đối tượng hưởng di sản theo điều 613 Bộ luật dân sự nêu trên. Phần tài sản sẽ được chia cho những người khác theo pháp luật thừa kế. Trường hợp hai: thai nhi sinh ra một khoảng thời san thì chết. Mặc dù chết ngay sau khi sinh ra nhưng đứa trẻ đã thỏa mãn điều kiện tại điều 613 Bộ luật dân sự và được hưởng di sản như những người khác cùng hàng thừa kế. Phần tài sản ấy sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế đối với đứa trẻ, thường là người bố hoặc người mẹ theo pháp luật thừa kế. Vấn đề chia di sản vô cùng rộng và có rất nhiều vấn đề để nói, mong được nghe ý kiến bàn luận khác từ các bạn.
Giúp mình chia di sản trong tình huống này
Ông Quảng có một người con duy nhất là ông Đại, ông Đại có vợ là bà Tiểu. Hai người có với nhau được 3 người con là anh Hảo 34t bị bệnh down, anh Hiều 28t và anh Hạo 9t. Anh Hiều có vợ là chị Xiếu và có được một người con gái 2t là Hiền. Ngày 28/4/2006 ông Đại lập di chúc chia cho a Hảo 1 tỷ 200tr và cho a Hiều 800tr. Ngày 28/6/2017 a Hiều chết vì bị TNGT. Ngày 28/6/2018 ông Đại chết vì ung thư. Biết rằng di sản ông Đại để lại là 4 tỷ tiền mặt và di chúc hợp pháp.
Ông X có 3 người thừa kế pháp luật là A- vợ ông X và hai người con đã thành niên và có khả năng lao động là B và C. Di sản của ông A được xác định là 180tr. Xác định di sản dùng vào việc thờ cúng và phần di sản chia cho từng người. Th1: Ô A lập di chúc chỉ định đoạt 80tr vào việc thờ cúng. Phần còn lại ô A không định đoạt cho ai được hưởng ( B, C đã thành niên) Th2: Ô A lập di chúc chỉ định đoạt 80tr vào vc thờ cung. Phần còn lại ô A không định đoạt cho ai được hưởng ( B, C chưa thành niên)
Hệ quả pháp lý khi "Di chúc bị thất lạc" được tìm thấy
Trong thực tiễn ít xảy ra trường hợp di chúc bị thất lạc sau đó tìm thấy được, tuy nhiên với vai trò điều chỉnh các quan hệ dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh và mang tính ổn định, dự đoán thì Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 vẫn tồn tại quy định trường hợp di chúc bị thất lạc thì xử lý thế nào, đặc biệt là trường hợp di chúc thất lạc mà tìm thấy lại thì hệ quả ra sao. Cụ thể khoản 2 Điều 666 BLDS 2005 quy định là “Trong trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc”. Nghĩa là, khi di chúc bị thất lạc và di sản chưa chia mà tìm thấy bản di chúc thì đương nhiên phải ưu tiên chia di sản theo di chúc để tôn trọng ý chí của người để lại di sản, Nhưng cũng từng quy định này dẫn đến trường hợp là, nếu di chúc bị thất lạc không tìm thấy và di sản đã được phân chia cho người thừa kế theo pháp luật rồi, sau đó mới tìm thấy di chúc thì phải xử lý thế nào? Trường hợp này BLDS 2005 không có quy định. Trước khi BLDS 2015 ban hành, đối với trường hợp nêu trên thì có nhiều quan điểm cho rằng khi di sản đã phân chia mà tìm thấy di chúc thì không tiến hành chia lại vì làm vậy sẽ tạo nên sự rối loạn khi phân chia lại di sản cũng như bất công với những người đã được nhận di sản trước đó theo pháp luật. Tuy nhiên, với nguyên tắc là tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản, BLDS 2015 vẫn theo hướng có thể chia lại di sản theo di chúc nhưng kèm theo điều kiện là có yêu cầu của người thừa kế theo di chúc và còn thời hiệu yêu cầu chia di sản. Cụ thể, Điều 642 BLDS 2015 bổ sung một khoản mới là khoản 3 với nội dung: “3. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.” Quy định này được hiểu, trường hợp di sản đã phân chia theo pháp luật (vì di chúc chưa tìm thấy) mà tìm thấy di chúc đã thất lạc (đương nhiên phải là di chúc hợp pháp) thì có 3 khả năng như sau: Thứ nhất, nếu người thừa kế theo di chúc không yêu cầu chia lại di sản, nghĩa là đồng ý với việc phân chia trước đó thì xem như không có di chúc và không cần chia lại di sản. Thứ hai, nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu chia lại di sản theo nội dung di chúc tìm thấy nhưng thời điểm này đã hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thì cũng không tiến hành chia lại di sản. Thứ ba, nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu chia lại di sản theo nội dung di chúc tìm thấy và vẫn còn trong thời hiệu yêu cầu chia di sản thì phải chia lại di sản theo di chúc. Quy định này về cơ bản mong muốn tôn trọng cao nhất ý chí của người để lại di sản, đồng thời vẫn cố gắng dung hòa với lợi ích của người thừa kế khi đặt ra điều kiện là còn thời hiệu và có yêu cầu của người thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề mà BLDS 2015 dường như chưa nhắc đến, đó là vấn đề nếu chia lại di sản theo di chúc thì sẽ chia theo phương thức nào? Thiết nghĩ nên theo hướng áp dụng tương tự quy định pháp luật “phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới” tại khoản 1 Điều 662 BLDS 2015.
Xin được hỏi về tình huống chia tài sản
Em có hai tình huống sau, muốn hỏi ý kiến mọi người: Bài 1: A & B xác lập hôn nhân hợp pháp 18/09/2001. Hai người chung sống hạnh phúc và có 1 người con là M. Ngày 20/12/2004 A bị tai nạn khi đang làm việc trong HĐ lao động và nhận được số tiền bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động là 35 triệu đồng. Cuộc sống giữa A và B sau khi A bị tai nạn A trở nên khó khăn, A & B phát sinh mâu thuẫn trầm trọng. 05/07/2005 B làm đơn y/c TA g/q ly hôn : B yêu cầu TA xác định số tiền 35 triệu bồi thường tai nạn LĐ là tài sản chung của vợ chồng và chia đôi mỗi người 1 nửa. A yêu cầu TA xác định số tiền đó là tài sản riêng của A. Hỏi nếu TA giải quyết cho A & B ly hôn, theo anh chị số tiền đó giải quyết như thế nào ? Tại sao ? Bài 2: Vợ chồng A và B có căn nhà trị giá 1 tỷ đồng, cho thuê 2 triệu đồng/tháng trong thời gian 3 năm, nhà cho thuê được 01 năm thì A chết. B yêu cầu tòa án chưa chia di sản trong thời gian 3 năm. Trong khi đó hợp đồng thuê nhà kéo dài thêm 01 năm nữa cũng với giá 2 triệu đồng/tháng. Hết thời hạn 03 năm, bố mẹ của A yêu cầu chia di sản với số tiền là 500 triệu đồng cộng với số tiền 72 triệu đồng chia đôi (tiền do cho thuê nhà trong thời hạn 03 năm). B yêu cầu chỉ được chia với số tiền 500 triệu đồng. Vậy ai đúng ai sai?
Con rể con dâu có được chia thừa kế?
Người xưa có câu: Dâu là con, rể là khách. Vậy thì con rể, con dâu có được chia thừa kế do cha mẹ chồng, cha mẹ vợ để lại hay không? Theo quy định của pháp luật, việc chia thừa kế hiện nay có 02 hình thức đó là: chia thừa kế theo di chúc và chia thừa kế theo pháp luật. Do vậy, chúng ta sẽ xét trong 02 trường hợp này, liệu có trường hợp nào con rể, con dâu được chia thừa kế do cha mẹ chồng, cha mẹ vợ để lại không nhé! (1) Trường hợp chia thừa kế theo pháp luật Theo quy định tại Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015, việc chia thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau đây: - Không có di chúc; - Di chúc không hợp pháp; - Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; - Những người được chỉ định Khi này, di sản của người quá cố sẽ được chia theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Cụ thể, theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015, những người nằm trong hàng thừa kế theo pháp luật bao gồm: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm có: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người mất - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông, bà nội/ngoại, anh, chị, em ruột, cháu ruột nếu người mất là ông, bà nội/ngoại. - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại, cô, dì, chú, bác ruột của người mất; cháu ruột nếu người mất là cô, dì, chú, bác ruột; chắt ruột nếu người mất là cụ nội, cụ ngoại. Như vậy, có thể thấy, con rể và con dâu không thuộc những người thừa kế theo pháp luật. Chính vì vậy, nếu thuộc trường hợp chia di sản thừa kế theo pháp luật, con rể sẽ không được hưởng di sản do cha mẹ vợ để lại, tương tự con dâu sẽ không được hưởng di sản do cha mẹ chồng để lại. (2) Trường hợp chia di sản thừa kế theo di chúc Theo quy định tại Điều 624 Bộ Luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, khi một người qua đời mà có để lại di chúc để phân chia quyền thừa kế di sản của mình thì sẽ việc chia thừa kế được ưu tiên thực hiện theo di chúc. Tuy nhiên, di chúc đó phải được lập theo đúng quy định của pháp luật thì mới được công nhận là di chúc hợp pháp và có hiệu lực. Cụ thể theo quy định tại Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015, di chúc được lập bằng hình thức văn bản của một người bình thường được xem là hợp pháp nếu đáp ứng các điều kiện sau: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; - Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. - Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ 02 điều kiện được nêu ở trên Ngoài ra, nếu lập di chúc miệng thì di chúc được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Nếu việc lập di chúc được thực hiện đúng theo quy định nêu trên thì di chúc được xem là hợp pháp. Do đó, trường hợp di chúc hợp pháp đó của cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng có phần ý chí thể hiện việc mong muốn để lại di sản cho con rể, con dâu thừa kế, quản lý thì lúc này, con rể, con dâu sẽ được thừa kế phần di sản đó. Tổng kết lại, trường hợp cha mẹ vợ, cha mẹ chồng có di chúc để lại tài sản cho con rể hoặc con dâu thì con rể và con dâu sẽ được hưởng phần di sản được chia trong di chúc. Trường hợp, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng có để lại di chúc nhưng không thể hiện việc chia thừa kế cho con rể, con dâu hoặc không để lại di chúc và di sản được chia thừa kế theo pháp luật thì con rể, con dâu sẽ không được chia thừa kế.
Không có tên trong di chúc thì có được hưởng di sản không?
Nếu A đến nhận là con của B khi B đã chết và không có tên trong di chúc thì có được hưởng di sản không ạ? Tại sao lại vậy?
Hỏi về thời hiệu yêu cầu chia di sản?
Luật sư cho tôi hỏi là điều 623 luât DS 2015 về thời hiêu thừa kế mục 2 là: (Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế). và muc 1 là: (Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản), Rất mong được luật sư giải thích và cho ví dụ giúp tôi ? Xin cám ơn luât sư trước.
Cha mẹ chết sau con thì di sản của con chia như thế nào?
Cho phép hỏi luật sư, người con là người để lại di sản, cha mẹ đẻ chết sau người con, vậy anh chị em ruột của người chết có được hưởng di sản không?
Vụ án chia di sản thì thời gian tối đa để có kết quả là bao lâu?
Luật sư cho tôi hỏi một vụ án chia di sản theo đúng quy định của pháp luật thời gian tối đa để có kết quả quyền lợi cho từng cá nhân là bao lâu ! Ví dụ như đất chẳng hạn thì bao lâu có quyết định gửi bên tài nguyên môi trường làm sổ đỏ ! Thời gian tối đa cho người không có tiền chạy án chỉ đủ tiền đóng án phí và tiền thẩm định tại chỗ !
10 điều cần biết khi lập di chúc phân chia tài sản
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Như vậy muốn để lại di chúc phân chia di sản cần biết những gì? Hình minh họa: những điều cần biết khi để lại di chúc 1. Trước hết, phải biết được chủ thể làm di chúc là ai. Xem mình có phải là người được lập di chúc hay không? Như vậy, theo Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 thì người lập lập di chúc là người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật dân sự 2015 có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình hoặc người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. 2. Di sản được để lại trong di chúc. - Tài sản trong di chúc + Phải là tài sản riêng của người để lại di chúc. + Tài sản chung của người để lại di chúc với người khác. Trong trường hợp này phải xác định tài sản riêng của người để lại di chúc trong khối tài sản chung đó. + Tài sản đó không vi phạm điều cấm của Luật. 3. Quyền của người lập di chúc. 4. Nội dung của di chúc gồm có những gì? Theo Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản. 2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác. 3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc." 5. Di chúc có cần phải công chứng hoặc chứng hay không? Theo Điều 635 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.” Như vậy, luật không bắt buộc người lập di chúc phải công chứng hoặc chứng thực bản di chúc. Việc công chứng hoặc chứng thực bản di chúc tùy theo ý muốn của người lập di chúc. Nhưng theo ý kiến của tôi, dể đảm bảo tính pháp lý của bản di chúc cũng như tránh tranh chấp thì vẩn nên đi công chứng hoặc chứng thực bản di chúc . 6. Điều kiện có hiệu lực của di chúc. Theo khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc có hiệu lực khi có các điều kiện sau: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; - Về hình thức của di chúc. + Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. + Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. + Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. + Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. 7. Người được di sản thừa kế Người được nhận di sản thừa kế của di chúc là người được chỉ định trong di chúc. Nhưng ngoài ra có một số đối tượng được nhận di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được quy định tại Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015. “1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.” Đây là những đối tượng dù di chúc không quy chỉ được việc họ được hưởng di chúc thì vẩn được được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. 8. Các hình thức của di chúc. 9. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc. 10. Hiệu lực của di chúc. Theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định. - Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. - Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây: + Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; + Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực. - Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. - Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực. - Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Bác độc thân mất, cha mất trước bác vậy di sản để lại chia cho ai?
Xin kính chào các luật sư! Em là con của ông A và bà B, bác của em là ông C độc thân, ông bà nội mất trước ba em, còn ba em mất trước khi bác em mất, tài sản của bác em có chia lại cho ba em nhưng ba em mất trước khi bác em mất, vậy tài sản này sẽ được chia lại cho mẹ em hay cho em hay cho cả mẹ em và em. Xin các luật sư tư vấn giúp em ạ, em xin cảm ơn.
Xuất hiện di chúc sau khi chia di sản thừa kế theo pháp luật
Tôi cùng với anh trai được thừa kế một căn nhà do cha để lại. Việc thừa kế đã được khai nhận và đăng ký, Tôi và anh trai được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản. Tôi mua lại phần quyền của anh trai để có quyền sở hữu đối với toàn bộ căn nhà. Sau đó, tôi đã tặng toàn bộ căn nhà cho con trai của mình rồi. Hiện nay, có một người xuất hiện tự xưng là thừa kế theo di chúc của cha tôi. Theo di chúc, người này được hưởng toàn bộ căn nhà. Người này đã kiện ra toà án yêu cầu buộc con trai tôi giao trả căn nhà cho mình. Cho tôi hỏi, nếu di chúc có giá trị thì liệu con trai tôi có phải trả lại căn nhà ko? Quan điểm của tôi thì thấy theo quy định tại Điều 623 Bộ Luật dân sự 2015 có nêu: Điều 623. Thời hiệu thừa kế 1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. 2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Theo đó, nếu còn trong thời hiệu 10 năm nêu trên thì vẫn có thể thực hiện chia di sản theo di chúc được (trường hợp di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015) kéo theo trước mắt thì người kia sẽ có quyền với căn nhà. Tuy nhiên, tại Điều 133 Bộ Luật dân sự 2015 có nêu: Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu ... 2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu. ... 3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại. Theo đó, do con trai tôi đã đăng ký quyền sử dụng đất và nhà hợp pháp nên sẽ có căn cứ không phải trả lại căn nhà, chỉ có tôi và anh trai nếu trong quá trình tranh chấp mới có khả năng phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại đối với nhà đất mà đáng ra người đó được hưởng. Vậy quan điểm của mọi người thì như thế nào?
Theo điều 613 Bộ luật dân sự 2015, "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế." Như vậy thai nhi dù chưa được sinh ra nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết nếu sinh ra còn sống thì vẫn được hưởng di sản như một người bình thường. Vấn đề chia tài sản có sự khác biệt về bản chất trong trường hợp thai nhi chết trước và sau khi sinh ra. Gia sử một người thành thai trước khi người để lại di sản chết được hưởng phần di sản theo pháp luật. Hai trường hợp được đặt ra: Thứ nhất, thai nhi chết trước khi sinh ra: trường hợp này thai nhi không phải là đối tượng hưởng di sản theo điều 613 Bộ luật dân sự nêu trên. Phần tài sản sẽ được chia cho những người khác theo pháp luật thừa kế. Trường hợp hai: thai nhi sinh ra một khoảng thời san thì chết. Mặc dù chết ngay sau khi sinh ra nhưng đứa trẻ đã thỏa mãn điều kiện tại điều 613 Bộ luật dân sự và được hưởng di sản như những người khác cùng hàng thừa kế. Phần tài sản ấy sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế đối với đứa trẻ, thường là người bố hoặc người mẹ theo pháp luật thừa kế. Vấn đề chia di sản vô cùng rộng và có rất nhiều vấn đề để nói, mong được nghe ý kiến bàn luận khác từ các bạn.
Giúp mình chia di sản trong tình huống này
Ông Quảng có một người con duy nhất là ông Đại, ông Đại có vợ là bà Tiểu. Hai người có với nhau được 3 người con là anh Hảo 34t bị bệnh down, anh Hiều 28t và anh Hạo 9t. Anh Hiều có vợ là chị Xiếu và có được một người con gái 2t là Hiền. Ngày 28/4/2006 ông Đại lập di chúc chia cho a Hảo 1 tỷ 200tr và cho a Hiều 800tr. Ngày 28/6/2017 a Hiều chết vì bị TNGT. Ngày 28/6/2018 ông Đại chết vì ung thư. Biết rằng di sản ông Đại để lại là 4 tỷ tiền mặt và di chúc hợp pháp.
Ông X có 3 người thừa kế pháp luật là A- vợ ông X và hai người con đã thành niên và có khả năng lao động là B và C. Di sản của ông A được xác định là 180tr. Xác định di sản dùng vào việc thờ cúng và phần di sản chia cho từng người. Th1: Ô A lập di chúc chỉ định đoạt 80tr vào việc thờ cúng. Phần còn lại ô A không định đoạt cho ai được hưởng ( B, C đã thành niên) Th2: Ô A lập di chúc chỉ định đoạt 80tr vào vc thờ cung. Phần còn lại ô A không định đoạt cho ai được hưởng ( B, C chưa thành niên)
Hệ quả pháp lý khi "Di chúc bị thất lạc" được tìm thấy
Trong thực tiễn ít xảy ra trường hợp di chúc bị thất lạc sau đó tìm thấy được, tuy nhiên với vai trò điều chỉnh các quan hệ dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh và mang tính ổn định, dự đoán thì Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 vẫn tồn tại quy định trường hợp di chúc bị thất lạc thì xử lý thế nào, đặc biệt là trường hợp di chúc thất lạc mà tìm thấy lại thì hệ quả ra sao. Cụ thể khoản 2 Điều 666 BLDS 2005 quy định là “Trong trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc”. Nghĩa là, khi di chúc bị thất lạc và di sản chưa chia mà tìm thấy bản di chúc thì đương nhiên phải ưu tiên chia di sản theo di chúc để tôn trọng ý chí của người để lại di sản, Nhưng cũng từng quy định này dẫn đến trường hợp là, nếu di chúc bị thất lạc không tìm thấy và di sản đã được phân chia cho người thừa kế theo pháp luật rồi, sau đó mới tìm thấy di chúc thì phải xử lý thế nào? Trường hợp này BLDS 2005 không có quy định. Trước khi BLDS 2015 ban hành, đối với trường hợp nêu trên thì có nhiều quan điểm cho rằng khi di sản đã phân chia mà tìm thấy di chúc thì không tiến hành chia lại vì làm vậy sẽ tạo nên sự rối loạn khi phân chia lại di sản cũng như bất công với những người đã được nhận di sản trước đó theo pháp luật. Tuy nhiên, với nguyên tắc là tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản, BLDS 2015 vẫn theo hướng có thể chia lại di sản theo di chúc nhưng kèm theo điều kiện là có yêu cầu của người thừa kế theo di chúc và còn thời hiệu yêu cầu chia di sản. Cụ thể, Điều 642 BLDS 2015 bổ sung một khoản mới là khoản 3 với nội dung: “3. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.” Quy định này được hiểu, trường hợp di sản đã phân chia theo pháp luật (vì di chúc chưa tìm thấy) mà tìm thấy di chúc đã thất lạc (đương nhiên phải là di chúc hợp pháp) thì có 3 khả năng như sau: Thứ nhất, nếu người thừa kế theo di chúc không yêu cầu chia lại di sản, nghĩa là đồng ý với việc phân chia trước đó thì xem như không có di chúc và không cần chia lại di sản. Thứ hai, nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu chia lại di sản theo nội dung di chúc tìm thấy nhưng thời điểm này đã hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thì cũng không tiến hành chia lại di sản. Thứ ba, nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu chia lại di sản theo nội dung di chúc tìm thấy và vẫn còn trong thời hiệu yêu cầu chia di sản thì phải chia lại di sản theo di chúc. Quy định này về cơ bản mong muốn tôn trọng cao nhất ý chí của người để lại di sản, đồng thời vẫn cố gắng dung hòa với lợi ích của người thừa kế khi đặt ra điều kiện là còn thời hiệu và có yêu cầu của người thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề mà BLDS 2015 dường như chưa nhắc đến, đó là vấn đề nếu chia lại di sản theo di chúc thì sẽ chia theo phương thức nào? Thiết nghĩ nên theo hướng áp dụng tương tự quy định pháp luật “phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới” tại khoản 1 Điều 662 BLDS 2015.
Xin được hỏi về tình huống chia tài sản
Em có hai tình huống sau, muốn hỏi ý kiến mọi người: Bài 1: A & B xác lập hôn nhân hợp pháp 18/09/2001. Hai người chung sống hạnh phúc và có 1 người con là M. Ngày 20/12/2004 A bị tai nạn khi đang làm việc trong HĐ lao động và nhận được số tiền bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động là 35 triệu đồng. Cuộc sống giữa A và B sau khi A bị tai nạn A trở nên khó khăn, A & B phát sinh mâu thuẫn trầm trọng. 05/07/2005 B làm đơn y/c TA g/q ly hôn : B yêu cầu TA xác định số tiền 35 triệu bồi thường tai nạn LĐ là tài sản chung của vợ chồng và chia đôi mỗi người 1 nửa. A yêu cầu TA xác định số tiền đó là tài sản riêng của A. Hỏi nếu TA giải quyết cho A & B ly hôn, theo anh chị số tiền đó giải quyết như thế nào ? Tại sao ? Bài 2: Vợ chồng A và B có căn nhà trị giá 1 tỷ đồng, cho thuê 2 triệu đồng/tháng trong thời gian 3 năm, nhà cho thuê được 01 năm thì A chết. B yêu cầu tòa án chưa chia di sản trong thời gian 3 năm. Trong khi đó hợp đồng thuê nhà kéo dài thêm 01 năm nữa cũng với giá 2 triệu đồng/tháng. Hết thời hạn 03 năm, bố mẹ của A yêu cầu chia di sản với số tiền là 500 triệu đồng cộng với số tiền 72 triệu đồng chia đôi (tiền do cho thuê nhà trong thời hạn 03 năm). B yêu cầu chỉ được chia với số tiền 500 triệu đồng. Vậy ai đúng ai sai?