Tiền đóng Quỹ Phòng chống thiên tai được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh doanh nghiệp?
Tiền đóng Quỹ Phòng chống thiên tai có được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp theo quy định pháp luật? Tiền đóng Quỹ Phòng chống thiên tai được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh doanh nghiệp? Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định nguồn tài chính như sau: Mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. Theo đó, mức đóng góp bắt buộc từ doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, tiền đóng Quỹ Phòng chống thiên tai được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không đóng Quỹ phòng chống thiên tai thì doanh nghiệp có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm về đóng Quỹ phòng, chống thiên tai như sau: (1) Phạt tiền đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai như sau: - Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai dưới 300.000 đồng; - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 300.000 đồng đến dưới 500.000 đồng; - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 500.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; Theo quy định trên, không đóng Quỹ phòng chống thiên tai thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy thuộc vào số tiền quỹ không đống. Ngoài ra, doanh nghiệp có hành vi vi phạm còn bị buộc đóng vào Quỹ phòng chống thiên tai. Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 mức phạt tiền cá nhân. (Quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP). Ngoài ra, tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài khi thực hiện hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ danh sách kế hoạch thu, nộp Quỹ phòng chống thiên tai của các cá nhân do mình quản lý cho cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp không đóng Quỹ phòng chống thiên tai là bao lâu? Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau: - Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi là 01 năm; - Đối với lĩnh vực đê điều là 02 năm. Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không đóng Quỹ phòng chống thiên tai là 01 năm. Tóm lại, tiền đóng Quỹ Phòng chống thiên tai được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiền đóng Quỹ Phòng chống thiên tai được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh doanh nghiệp?
Tiền đóng Quỹ Phòng chống thiên tai có được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp theo quy định pháp luật? Tiền đóng Quỹ Phòng chống thiên tai được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh doanh nghiệp? Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định nguồn tài chính như sau: Mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. Theo đó, mức đóng góp bắt buộc từ doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, tiền đóng Quỹ Phòng chống thiên tai được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không đóng Quỹ phòng chống thiên tai thì doanh nghiệp có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm về đóng Quỹ phòng, chống thiên tai như sau: (1) Phạt tiền đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai như sau: - Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai dưới 300.000 đồng; - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 300.000 đồng đến dưới 500.000 đồng; - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 500.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; Theo quy định trên, không đóng Quỹ phòng chống thiên tai thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy thuộc vào số tiền quỹ không đống. Ngoài ra, doanh nghiệp có hành vi vi phạm còn bị buộc đóng vào Quỹ phòng chống thiên tai. Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 mức phạt tiền cá nhân. (Quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP). Ngoài ra, tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài khi thực hiện hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ danh sách kế hoạch thu, nộp Quỹ phòng chống thiên tai của các cá nhân do mình quản lý cho cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp không đóng Quỹ phòng chống thiên tai là bao lâu? Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau: - Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi là 01 năm; - Đối với lĩnh vực đê điều là 02 năm. Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không đóng Quỹ phòng chống thiên tai là 01 năm. Tóm lại, tiền đóng Quỹ Phòng chống thiên tai được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.