Khoản phí phải trả ngoài tiền phạt khi vi phạm nồng độ cồn
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm nồng độ cồn còn có thể bị tạm giữ phương tiện. Khi đến cơ quan giải quyết thì ngoài việc đóng tiền phạt, người vi phạm còn phải trả thêm khoản phí nào? Mọi mức phạt vi phạm nồng độ cồn đều có thể bị tạm giữ phương tiện Theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau: - Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định 100/2019/NĐ-CP: + Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5; + Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6; + Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7; + Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8; + Khoản 9 Điều 11; + Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16; + Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17; + Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19; + Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21; + Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30; + Điểm b khoản 5 Điều 33. - Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ. Như vậy, đối với các lỗi vi phạm nồng độ cồn thì người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt và cả sau khi ra quyết định xử phạt để đảm bảo thi hành quyết định. Xem thêm: Tổng hợp mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe ô tô, xe máy, xe đạp Khoản phí phải trả ngoài tiền phạt khi vi phạm nồng độ cồn Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ như sau: - Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ. Tổ chức, cá nhân vi phạm không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định 138/2021/NĐ-CP; - Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ; - Mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. Như vậy, khi người vi phạm nồng độ cồn đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ thì phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện trong thời gian bị tạm giữ. Chi phí tạm giữ xe vi phạm giao thông 2024 ở thành phố Hồ Chí Minh Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có mức phí tạm giữ xe vi phạm giao thông khác nhau do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó quy định. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, theo Quyết định 35/2018/QĐ-UBND, mức phí tạm giữ xe vi phạm giao thông được quy định như sau: - Mức giá tối đa dịch vụ trông giữ xe đối với quận 1, quận 3, quận 5: + Xe đạp (kể cả xe đạp điện): Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa Ngày đồng/xe/lượt 2.000 Đêm đồng/xe/lượt 4.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 100.000 + Xe máy (kể cả xe máy điện): Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa Ngày đồng/xe/4 giờ/lượt 6.000 Đêm đồng/xe/4 giờ/lượt 9.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 310.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) + Xe ô tô: Xe ô tô đến 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở ≤ 1,5 tấn: Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa 02 giờ đầu đồng/xe/02giờ/lượt 35.000 Các giờ tiếp theo đồng/xe/01giờ/lượt 20.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 5.000.000 Xe ô tô trên 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở >1,5 tấn: Nội dung Đơn vị tính Mức giá tối đa Đơn giá theo lượt đồng/xe/4giờ/lượt 100.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 5.000.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) - Mức giá tối đa dịch vụ trông giữ xe đối với các khu vực còn lại, gồm các quận, huyện còn lại: + Xe đạp (kể cả xe đạp điện): Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa Ngày đồng/xe/lượt 2.000 Đêm đồng/xe/lượt 4.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 100.000 + Xe máy (kể cả xe máy điện): Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa Ngày đồng/xe/lượt 6.000 Đêm đồng/xe/lượt 9.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 310.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) + Xe ô tô: Xe ô tô đến 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở ≤ 1,5 tấn: Nội dung Đơn vị tính Mức giá tối đa Đơn giá theo lượt đồng/xe/4giờ/lượt 35.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 2.000.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) Xe ô tô trên 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở > 1,5 tấn: Nội dung Đơn vị tính Mức giá tối đa Đơn giá theo lượt đồng/xe/4giờ/lượt 100.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 5.000.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) Đồng thời, các mức giá quy định trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
Chi phí tạm giữ tang vật, phương tiện tạm giữ
Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ sau đó được trả lại thì chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ là bao nhiêu? Được quy định tại văn bản nào? Quy định về chi phí bảo quản tang vật vi phạm hành chính Căn cứ khoản 4 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về chi phí bảo quản tang vật vi phạm hành chính như sau: - Chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ + Mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. Đối chiếu với quy định này thì chi phí bảo quản tang vật vi phạm hành chính phải được chi trả khi tổ chức, cá nhân vi phạm đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu trừ trường hợp chủ tang vật không có lỗi trong việc vi phạm hành chính. Trước đây có Thông tư 19/2007/TT-BTC hướng dẫn quản lý, xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn tạm giữ bị tịch thu theo thủ tục hành chính và thu, nộp, quản lý, sử dụng phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ do Bộ Tài chính ban hành quy định vấn đề này, nhưng hiện tại quy định về phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ tại văn bản này cũng đã hết hiệu lực và hiện không có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này ở hiện hành. Quy định về phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định của pháp luật về giá Theo quy định tại Luật giá 2012 cũng như Điều 15 Nghị định 177/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 149/2016/NĐ-CP thì chỉ có nhóm dịch vụ tại cảng biển thì mới yêu cầu phải thực hiện đăng ký giá với cơ quan nhà nước, tức là nếu như lưu kho bãi tại cảng biển thì thực hiện theo giá của các đơn vị đã đăng ký. Còn những trường hợp lưu kho, bãi không rơi vào trường hợp trên thì không có quy định cụ thể ạ. Cơ quan, tổ chức áp dụng giá theo Bộ tài chính quy định phương pháp định giá chung tại Điều 21 Luật giá 2012 quy định: - Căn cứ định giá: + Giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến; + Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng; + Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá; - Phương pháp định giá: + Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ; + Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình. => Đối với các chi phí lưu kho phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác thì phải tùy vào trường hợp thực tế thì mới có thể xác định được sẽ căn cứ vào đâu để xác định. Đối với chi phí lưu giữ phương tiện thì căn cứ theo văn bản của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tang vật, phương tiện bị tạm giữ quy định.
Khoản phí phải trả ngoài tiền phạt khi vi phạm nồng độ cồn
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm nồng độ cồn còn có thể bị tạm giữ phương tiện. Khi đến cơ quan giải quyết thì ngoài việc đóng tiền phạt, người vi phạm còn phải trả thêm khoản phí nào? Mọi mức phạt vi phạm nồng độ cồn đều có thể bị tạm giữ phương tiện Theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau: - Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định 100/2019/NĐ-CP: + Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5; + Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6; + Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7; + Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8; + Khoản 9 Điều 11; + Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16; + Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17; + Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19; + Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21; + Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30; + Điểm b khoản 5 Điều 33. - Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ. Như vậy, đối với các lỗi vi phạm nồng độ cồn thì người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt và cả sau khi ra quyết định xử phạt để đảm bảo thi hành quyết định. Xem thêm: Tổng hợp mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe ô tô, xe máy, xe đạp Khoản phí phải trả ngoài tiền phạt khi vi phạm nồng độ cồn Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ như sau: - Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ. Tổ chức, cá nhân vi phạm không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định 138/2021/NĐ-CP; - Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ; - Mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. Như vậy, khi người vi phạm nồng độ cồn đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ thì phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện trong thời gian bị tạm giữ. Chi phí tạm giữ xe vi phạm giao thông 2024 ở thành phố Hồ Chí Minh Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có mức phí tạm giữ xe vi phạm giao thông khác nhau do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó quy định. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, theo Quyết định 35/2018/QĐ-UBND, mức phí tạm giữ xe vi phạm giao thông được quy định như sau: - Mức giá tối đa dịch vụ trông giữ xe đối với quận 1, quận 3, quận 5: + Xe đạp (kể cả xe đạp điện): Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa Ngày đồng/xe/lượt 2.000 Đêm đồng/xe/lượt 4.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 100.000 + Xe máy (kể cả xe máy điện): Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa Ngày đồng/xe/4 giờ/lượt 6.000 Đêm đồng/xe/4 giờ/lượt 9.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 310.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) + Xe ô tô: Xe ô tô đến 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở ≤ 1,5 tấn: Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa 02 giờ đầu đồng/xe/02giờ/lượt 35.000 Các giờ tiếp theo đồng/xe/01giờ/lượt 20.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 5.000.000 Xe ô tô trên 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở >1,5 tấn: Nội dung Đơn vị tính Mức giá tối đa Đơn giá theo lượt đồng/xe/4giờ/lượt 100.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 5.000.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) - Mức giá tối đa dịch vụ trông giữ xe đối với các khu vực còn lại, gồm các quận, huyện còn lại: + Xe đạp (kể cả xe đạp điện): Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa Ngày đồng/xe/lượt 2.000 Đêm đồng/xe/lượt 4.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 100.000 + Xe máy (kể cả xe máy điện): Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa Ngày đồng/xe/lượt 6.000 Đêm đồng/xe/lượt 9.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 310.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) + Xe ô tô: Xe ô tô đến 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở ≤ 1,5 tấn: Nội dung Đơn vị tính Mức giá tối đa Đơn giá theo lượt đồng/xe/4giờ/lượt 35.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 2.000.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) Xe ô tô trên 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở > 1,5 tấn: Nội dung Đơn vị tính Mức giá tối đa Đơn giá theo lượt đồng/xe/4giờ/lượt 100.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 5.000.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) Đồng thời, các mức giá quy định trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
Chi phí tạm giữ tang vật, phương tiện tạm giữ
Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ sau đó được trả lại thì chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ là bao nhiêu? Được quy định tại văn bản nào? Quy định về chi phí bảo quản tang vật vi phạm hành chính Căn cứ khoản 4 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về chi phí bảo quản tang vật vi phạm hành chính như sau: - Chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ + Mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. Đối chiếu với quy định này thì chi phí bảo quản tang vật vi phạm hành chính phải được chi trả khi tổ chức, cá nhân vi phạm đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu trừ trường hợp chủ tang vật không có lỗi trong việc vi phạm hành chính. Trước đây có Thông tư 19/2007/TT-BTC hướng dẫn quản lý, xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn tạm giữ bị tịch thu theo thủ tục hành chính và thu, nộp, quản lý, sử dụng phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ do Bộ Tài chính ban hành quy định vấn đề này, nhưng hiện tại quy định về phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ tại văn bản này cũng đã hết hiệu lực và hiện không có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này ở hiện hành. Quy định về phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định của pháp luật về giá Theo quy định tại Luật giá 2012 cũng như Điều 15 Nghị định 177/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 149/2016/NĐ-CP thì chỉ có nhóm dịch vụ tại cảng biển thì mới yêu cầu phải thực hiện đăng ký giá với cơ quan nhà nước, tức là nếu như lưu kho bãi tại cảng biển thì thực hiện theo giá của các đơn vị đã đăng ký. Còn những trường hợp lưu kho, bãi không rơi vào trường hợp trên thì không có quy định cụ thể ạ. Cơ quan, tổ chức áp dụng giá theo Bộ tài chính quy định phương pháp định giá chung tại Điều 21 Luật giá 2012 quy định: - Căn cứ định giá: + Giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến; + Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng; + Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá; - Phương pháp định giá: + Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ; + Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình. => Đối với các chi phí lưu kho phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác thì phải tùy vào trường hợp thực tế thì mới có thể xác định được sẽ căn cứ vào đâu để xác định. Đối với chi phí lưu giữ phương tiện thì căn cứ theo văn bản của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tang vật, phương tiện bị tạm giữ quy định.