Đề xuất Quốc hội thí điểm bộ máy, nhân sự cho TP.HCM theo cơ chế đặc thù
Chính phủ vừa có tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM gửi Quốc hội và UBTVQH. Theo đó, tại tờ trình nêu rằng cần thiết xây dựng nghị quyết này và đề nghị xem xét thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp - kỳ họp thứ 5 vào tháng 5 tới đây. (1) Đề xuất thành lập Sở An toàn thực phẩm Cụ thể, Chính phủ đề nghị thành lập Sở An toàn thực phẩm trên cơ sở chuyển chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn TP.HCM từ Sở Y tế, Sở NN&PTNT, Sở Công Thương. Lý do thành lập Sở An toàn thực phẩm cho rằng hiện chưa có các quy định pháp luật dành riêng cho cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, một số chức năng, nhiệm vụ như thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm phạm luật về an toàn thực phẩm dự kiến giao cho Sở An toàn thực phẩm được quy định tại các luật: Luật An toàn thực phẩm 2010, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Luật Thú y 2015. Các chức năng này hiện đang được giao cho các cơ quan chuyên môn khác trên địa bàn theo quy định của luật chuyên ngành. Việc triển khai thực hiện thí điểm thành lập Ban An toàn thực phẩm cho thấy việc thành lập Sở An toàn thực phẩm là cần thiết và để thống nhất đầu mối quản lý về an toàn thực phẩm. (2) Đề xuất thành lập Ban đô thị thuộc HĐND TP. Thủ Đức Bên cạnh việc thí điểm cho TP. HCM, thì Chính phủ cũng đề xuất thành lập Ban đô thị thuộc HĐND TP. Thủ Đức; cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượng biên chế của HĐND và UBND TP. Thủ Đức. Hiện nay, bộ máy TP. Thủ Đức đang gánh lượng công việc nhiều, áp lực lớn với đầu mối quản lý 34 đơn vị hành chính cấp phường, 600 cơ sở giáo dục, 154 cơ sở tín ngưỡng, 285 cơ sở tôn giáo. Ngoài ra, trên địa bàn TP. Thủ Đức đã và đang triển khai 300 dự án đầu tư ở các lĩnh vực khác nhau... UBND TP.HCM nhận thấy cần thiết phải thành lập Ban đô thị thuộc HĐND TP. Thủ Đức để thực hiện công tác giám sát về lĩnh vực đô thị, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Đồng thời, đề xuất tăng số lượng biên chế đối với cấp phó của HĐND, UBND và các đại biểu chuyên trách của HĐND TP. Thủ Đức nhằm đáp ứng khối lượng công việc của 'thành phố trong thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên trong cả nước, đáp ứng mục tiêu thành lập TP. Thủ Đức theo Nghị quyết số 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (3) Tăng thêm một Phó Chủ tịch UBND huyện, phường, xã, thị trấn Một điểm mới đáng chú ý khác, Chính phủ đề xuất tăng từ hai phó chủ tịch UBND huyện và phường, xã, thị trấn theo quy định hiện nay lên ba phó chủ tịch để đảm bảo nguồn nhân lực lãnh đạo, điều hành, tham mưu giúp việc cho Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn. Sở dĩ có đề xuất trên do Thành phố có những đặc điểm đặc thù, như mật độ dân số của TP.HCM là gần 4.300 người/km2, có 48 phường có dân số 80.000 dân trở lên và sáu phường có dân số trên 100.000 dân. Ngoài ra Chính phủ cũng nêu thực tế TP.HCM đã phát sinh khó khăn do số lượng cán bộ, công chức cấp xã được phân bố chưa phù hợp với các phường, xã, thị trấn đông dân và có địa hình rộng, tính chất phức tạp và đang trong quá trình đô thị hóa. Hiện Thành phố thiếu nguồn lực cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại cơ sở; đồng thời không thể chủ động trong việc bố trí cơ cấu, số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để đáp ứng đúng yêu cầu, nhiệm vụ và đặc điểm phức tạp của từng địa bàn. Do đó, Chính phủ đề xuất dự thảo nghị quyết quy định chính sách phân cấp cho HĐND Thành phố quyết định cơ cấu số lượng cán bộ, công chức tại các phường, xã, thị trấn để tạo tính chủ động trong xây dựng nguồn lực tại cơ sở đáp ứng công tác triển khai các nội dung quản lý nhà nước tại địa phương, thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhân dân. Dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14.
Chính sách mới tài chính - hành chính nhà nước có hiệu lực từ tháng 12/2022
Quy định về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp khi không sử dụng khoản trích Quỹ, tiếp tục tăng thời hạn cho việc cấp phép sản xuất, kinh doanh thuốc lá tới năm 2028, quy trình bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần,...là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2022. 1. Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi không sử dụng khoản trích Quỹ Đây là nội dung tại Thông tư 67/2022/TT-BTC, ngày 07/11/2022 hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Theo đó, khi doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm thì có nghĩa vụ thuế như sau: Trong thời hạn 05 năm, mà doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích, nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm. Đồng thời phải nộp tiền lãi phát sinh từ số thuế TNDN đó. Thời hạn 05 năm đối với khoản nhận điều chuyển Quỹ được xác định kể từ kỳ tính thuế TNDN nhận điều chuyển Quỹ. Về lãi suất tính tiền lãi phát sinh đối với số thuế TNDN thu hồi tính trên phần Quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm. Số Quỹ đã sử dụng bao gồm: - Số tiền Quỹ chi đúng mục đích đã được quyết toán theo quy định. - Số tiền đã tạm ứng và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ nhưng chưa đủ điều kiện quyết toán . - Các khoản điều chuyển từ Quỹ của tổng công ty với doanh nghiệp thành viên, của công ty mẹ với công ty con hoặc ngược lại. - Khoản tiền nộp về Quỹ phát triển KH&CN quốc gia hoặc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các Bộ chủ quản, tỉnh, thành phố (nếu có) theo quy định của Bộ KH&CN. Đối với việc điều chuyển giữa Quỹ của công ty mẹ chỉ áp dụng đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên mà công ty mẹ sở hữu 100% vốn và không bao gồm các trường hợp sau: - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài điều chuyển cho công ty mẹ ở nước ngoài. - Công ty mẹ ở Việt Nam điều chuyển cho công ty con ở nước ngoài. Chi tiết Thông tư 67/2022/TT-BTC có hiệu lực ngày 23/12/2022 và bãi bỏ một số điều của Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC. 2. Đến năm 2028 mẫu đơn xin cấp phép sản xuất thuốc lá có hiệu lực Ngày 04/11/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 30/2022/TT-BCT sửa đổi một số điều Thông tư 57/2018/TT-BCT quy định chi tiết liên quan đến kinh doanh thuốc lá. Cụ thể, Nghị định sửa đổi hiệu lực một số quy định có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá như sau: (1) Thông tư 57/2018/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 19/02/2019 trừ quy định tại mục (2). (2) Quy định về mẫu đơn, bảng kê đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá và mẫu Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá của Thông tư 57/2018/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2028. (Hiện hành quy định mẫu đơn, bảng kê đề nghị cấp giấy phép theo Thông tư 57/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2021). (3) Bãi bỏ Thông tư 21/2013/TT-BCT ngày 25/9/2013 quy định chi tiết một số điều của Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá kể từ ngày Thông tư 57/2018/TT-BTC có hiệu lực, trừ quy định tại mục (4). (4) Quy định về mẫu đơn, bảng kê đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá và mẫu Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá của Thông tư 21/2013/TT-BCT được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2027. (Hiện hành quy định mẫu đơn, bảng kê đề nghị cấp giấy phép theo Thông tư 21/2013/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2020). (5) Trong quá trình thực hiện, đề nghị các cá nhân, tổ chức phản ánh kịp thời khó khăn, vướng mắc về Bộ Công Thương để Bộ Công Thương giải quyết và xem xét điều chỉnh Thông tư theo thẩm quyền. Xem thêm Thông tư 30/2022/TT-BCT có hiệu lực ngày 20/12/2022 sửa đổi Thông tư 57/2018/TT-BCT và bãi bỏ Thông tư 53/2020/TT-BTC. 3. Phạm vi các khu vực tại cửa khẩu đường hàng không Ngày 07/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 93/2022/NĐ-CP về quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không. Theo đó, nội dung nổi bật tại Nghị định là xác định phạm vi các khu vực tại cửa khẩu đường hàng không. (1) Phạm vi khu vực cửa khẩu đường hàng không có ranh giới rõ ràng, được đặt biển báo theo quy định, bao gồm: - Khu vực nhà ga hành khách: khu vực thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người, phương tiện vận tải; khu vực thực hiện thủ tục hải quan; khu vực đảo hành lý; khu vực kho lưu giữ hàng hóa, hành lý ký gửi, hành lý thất lạc. - Khu vực nhà ga hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; kho hàng hóa xuất khẩu; kho hàng hóa nhập khẩu. - Khu vực sân đỗ tàu bay: khu vực tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực bãi chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. - Khu vực khác liên quan hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người; xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải trong trường hợp chuyến bay quốc tế được cấp phép đến địa điểm không phải cảng hàng không. (2) Phạm vi khu vực cách ly xuất nhập cảnh không được tính từ bục kiểm soát xuất cảnh đến cửa tàu bay và từ cửa tàu bay đến bục kiểm soát nhập cảnh. Trường hợp tàu bay đỗ tại sân đỗ, không gian phía trong phương tiện vận chuyển hành khách từ cửa khởi hành đến cửa lên tàu bay xuất cảnh và từ cửa xuống tàu bay nhập cảnh đến cửa vào khu vực làm thủ tục nhập cảnh được coi là khu vực cách ly xuất nhập cảnh. (3) Phạm vi các khu vực cửa khẩu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 93/2022/NĐ-CP được đặt biển báo theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo. Nghị định 93/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/12/2022. 4. Bộ Nội vụ tặng kỷ niệm chương cho công dân có đóng góp Ngày 19/9/2022, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 82/2022/TT-BNV sửa đổi một số điều Thông tư 14/2019/TT-BNV quy định tặng kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ. Theo đó, bổ sung khoản 4, khoản 5 Điều 6 Thông tư 14/2019/TT-BNV về đối tượng xét tặng kỷ niệm chương như sau: - Công dân có công lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển chung của Bộ Nội vụ hoặc một trong các ngành, lĩnh vực: Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Tín ngưỡng, Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ. - Các trường hợp khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ngoài ra, còn sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 6 Thông tư 14/2019/TT-BNV đối với kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ” như sau: - Công chức, viên chức, người lao động công tác tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. (So với hiện hành đã bỏ quy định này đối với Chi cục Văn thư, Lưu trữ). - Công chức, viên chức, người lao động công tác tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ hoặc Phòng tham mưu giúp Sở Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ và tại các Trung tâm Lưu trữ lịch sử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Công chức làm công tác tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ cấp huyện. (Thông tư 82/2022/TT-BNV đã bổ sung đối tượng xét tặng kỷ niệm chương tại cấp huyện) - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác văn thư, lưu trữ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; các tổng công ty, tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Xem thêm Thông tư 82/2022/TT-BNV có hiệu lực ngày 01/12/2022 sửa đổi Thông tư 14/2019/TT-BNV. 5. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên pháp y cấp tỉnh Ngày 01/11/2022, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần. Cụ thể, thủ tục bổ nhiệm giám định viên ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) như sau: (1) Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị đề nghị bổ nhiệm: Công an tỉnh, Trung tâm pháp y tỉnh, các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BYT. Hướng dẫn cá nhân hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần gửi đến Sở Y tế tỉnh. (2) Trách nhiệm của Sở Y tế Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp rà soát hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Y tế trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đủ điều kiện bổ nhiệm thì Sở Y tế thông báo cho cơ quan, đơn vị đề nghị bổ nhiệm bằng văn bản và nêu rõ lý do. Xem thêm Thông tư 11/2022/TT-BYT có hiệu lực ngày 15/12/2022 thay thế Thông tư 02/2014/TT-BTC. 6. Tăng thời hiệu kỷ luật cán bộ, công chức Ngày 15/11/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết 76/2022/NQ-QH15 quy định một số nội dung về kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Theo đó, nội dung nổi bật mà Quốc hội quyết định thông qua tại kỳ họp này là việc tăng thời hiệu kỷ luật cán bộ, công chức. Kể từ ngày Nghị quyết này được Quốc hội thông qua, áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật - 05 năm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách. - 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019. Giao Chính phủ hướng dẫn quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất; khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019, bảo đảm đồng bộ với quy định của Đảng. Chi tiết Nghị quyết 76/2022/NQ-QH15 hiệu lực ngày 30/12/2022. Xem thêm chính mới có hiệu lực từ tháng 12/2022 tại đây.
Đề xuất Quốc hội thí điểm bộ máy, nhân sự cho TP.HCM theo cơ chế đặc thù
Chính phủ vừa có tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM gửi Quốc hội và UBTVQH. Theo đó, tại tờ trình nêu rằng cần thiết xây dựng nghị quyết này và đề nghị xem xét thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp - kỳ họp thứ 5 vào tháng 5 tới đây. (1) Đề xuất thành lập Sở An toàn thực phẩm Cụ thể, Chính phủ đề nghị thành lập Sở An toàn thực phẩm trên cơ sở chuyển chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn TP.HCM từ Sở Y tế, Sở NN&PTNT, Sở Công Thương. Lý do thành lập Sở An toàn thực phẩm cho rằng hiện chưa có các quy định pháp luật dành riêng cho cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, một số chức năng, nhiệm vụ như thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm phạm luật về an toàn thực phẩm dự kiến giao cho Sở An toàn thực phẩm được quy định tại các luật: Luật An toàn thực phẩm 2010, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Luật Thú y 2015. Các chức năng này hiện đang được giao cho các cơ quan chuyên môn khác trên địa bàn theo quy định của luật chuyên ngành. Việc triển khai thực hiện thí điểm thành lập Ban An toàn thực phẩm cho thấy việc thành lập Sở An toàn thực phẩm là cần thiết và để thống nhất đầu mối quản lý về an toàn thực phẩm. (2) Đề xuất thành lập Ban đô thị thuộc HĐND TP. Thủ Đức Bên cạnh việc thí điểm cho TP. HCM, thì Chính phủ cũng đề xuất thành lập Ban đô thị thuộc HĐND TP. Thủ Đức; cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượng biên chế của HĐND và UBND TP. Thủ Đức. Hiện nay, bộ máy TP. Thủ Đức đang gánh lượng công việc nhiều, áp lực lớn với đầu mối quản lý 34 đơn vị hành chính cấp phường, 600 cơ sở giáo dục, 154 cơ sở tín ngưỡng, 285 cơ sở tôn giáo. Ngoài ra, trên địa bàn TP. Thủ Đức đã và đang triển khai 300 dự án đầu tư ở các lĩnh vực khác nhau... UBND TP.HCM nhận thấy cần thiết phải thành lập Ban đô thị thuộc HĐND TP. Thủ Đức để thực hiện công tác giám sát về lĩnh vực đô thị, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Đồng thời, đề xuất tăng số lượng biên chế đối với cấp phó của HĐND, UBND và các đại biểu chuyên trách của HĐND TP. Thủ Đức nhằm đáp ứng khối lượng công việc của 'thành phố trong thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên trong cả nước, đáp ứng mục tiêu thành lập TP. Thủ Đức theo Nghị quyết số 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (3) Tăng thêm một Phó Chủ tịch UBND huyện, phường, xã, thị trấn Một điểm mới đáng chú ý khác, Chính phủ đề xuất tăng từ hai phó chủ tịch UBND huyện và phường, xã, thị trấn theo quy định hiện nay lên ba phó chủ tịch để đảm bảo nguồn nhân lực lãnh đạo, điều hành, tham mưu giúp việc cho Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn. Sở dĩ có đề xuất trên do Thành phố có những đặc điểm đặc thù, như mật độ dân số của TP.HCM là gần 4.300 người/km2, có 48 phường có dân số 80.000 dân trở lên và sáu phường có dân số trên 100.000 dân. Ngoài ra Chính phủ cũng nêu thực tế TP.HCM đã phát sinh khó khăn do số lượng cán bộ, công chức cấp xã được phân bố chưa phù hợp với các phường, xã, thị trấn đông dân và có địa hình rộng, tính chất phức tạp và đang trong quá trình đô thị hóa. Hiện Thành phố thiếu nguồn lực cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại cơ sở; đồng thời không thể chủ động trong việc bố trí cơ cấu, số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để đáp ứng đúng yêu cầu, nhiệm vụ và đặc điểm phức tạp của từng địa bàn. Do đó, Chính phủ đề xuất dự thảo nghị quyết quy định chính sách phân cấp cho HĐND Thành phố quyết định cơ cấu số lượng cán bộ, công chức tại các phường, xã, thị trấn để tạo tính chủ động trong xây dựng nguồn lực tại cơ sở đáp ứng công tác triển khai các nội dung quản lý nhà nước tại địa phương, thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhân dân. Dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14.
Chính sách mới tài chính - hành chính nhà nước có hiệu lực từ tháng 12/2022
Quy định về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp khi không sử dụng khoản trích Quỹ, tiếp tục tăng thời hạn cho việc cấp phép sản xuất, kinh doanh thuốc lá tới năm 2028, quy trình bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần,...là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2022. 1. Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi không sử dụng khoản trích Quỹ Đây là nội dung tại Thông tư 67/2022/TT-BTC, ngày 07/11/2022 hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Theo đó, khi doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm thì có nghĩa vụ thuế như sau: Trong thời hạn 05 năm, mà doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích, nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm. Đồng thời phải nộp tiền lãi phát sinh từ số thuế TNDN đó. Thời hạn 05 năm đối với khoản nhận điều chuyển Quỹ được xác định kể từ kỳ tính thuế TNDN nhận điều chuyển Quỹ. Về lãi suất tính tiền lãi phát sinh đối với số thuế TNDN thu hồi tính trên phần Quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm. Số Quỹ đã sử dụng bao gồm: - Số tiền Quỹ chi đúng mục đích đã được quyết toán theo quy định. - Số tiền đã tạm ứng và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ nhưng chưa đủ điều kiện quyết toán . - Các khoản điều chuyển từ Quỹ của tổng công ty với doanh nghiệp thành viên, của công ty mẹ với công ty con hoặc ngược lại. - Khoản tiền nộp về Quỹ phát triển KH&CN quốc gia hoặc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các Bộ chủ quản, tỉnh, thành phố (nếu có) theo quy định của Bộ KH&CN. Đối với việc điều chuyển giữa Quỹ của công ty mẹ chỉ áp dụng đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên mà công ty mẹ sở hữu 100% vốn và không bao gồm các trường hợp sau: - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài điều chuyển cho công ty mẹ ở nước ngoài. - Công ty mẹ ở Việt Nam điều chuyển cho công ty con ở nước ngoài. Chi tiết Thông tư 67/2022/TT-BTC có hiệu lực ngày 23/12/2022 và bãi bỏ một số điều của Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC. 2. Đến năm 2028 mẫu đơn xin cấp phép sản xuất thuốc lá có hiệu lực Ngày 04/11/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 30/2022/TT-BCT sửa đổi một số điều Thông tư 57/2018/TT-BCT quy định chi tiết liên quan đến kinh doanh thuốc lá. Cụ thể, Nghị định sửa đổi hiệu lực một số quy định có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá như sau: (1) Thông tư 57/2018/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 19/02/2019 trừ quy định tại mục (2). (2) Quy định về mẫu đơn, bảng kê đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá và mẫu Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá của Thông tư 57/2018/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2028. (Hiện hành quy định mẫu đơn, bảng kê đề nghị cấp giấy phép theo Thông tư 57/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2021). (3) Bãi bỏ Thông tư 21/2013/TT-BCT ngày 25/9/2013 quy định chi tiết một số điều của Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá kể từ ngày Thông tư 57/2018/TT-BTC có hiệu lực, trừ quy định tại mục (4). (4) Quy định về mẫu đơn, bảng kê đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá và mẫu Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá của Thông tư 21/2013/TT-BCT được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2027. (Hiện hành quy định mẫu đơn, bảng kê đề nghị cấp giấy phép theo Thông tư 21/2013/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2020). (5) Trong quá trình thực hiện, đề nghị các cá nhân, tổ chức phản ánh kịp thời khó khăn, vướng mắc về Bộ Công Thương để Bộ Công Thương giải quyết và xem xét điều chỉnh Thông tư theo thẩm quyền. Xem thêm Thông tư 30/2022/TT-BCT có hiệu lực ngày 20/12/2022 sửa đổi Thông tư 57/2018/TT-BCT và bãi bỏ Thông tư 53/2020/TT-BTC. 3. Phạm vi các khu vực tại cửa khẩu đường hàng không Ngày 07/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 93/2022/NĐ-CP về quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không. Theo đó, nội dung nổi bật tại Nghị định là xác định phạm vi các khu vực tại cửa khẩu đường hàng không. (1) Phạm vi khu vực cửa khẩu đường hàng không có ranh giới rõ ràng, được đặt biển báo theo quy định, bao gồm: - Khu vực nhà ga hành khách: khu vực thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người, phương tiện vận tải; khu vực thực hiện thủ tục hải quan; khu vực đảo hành lý; khu vực kho lưu giữ hàng hóa, hành lý ký gửi, hành lý thất lạc. - Khu vực nhà ga hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; kho hàng hóa xuất khẩu; kho hàng hóa nhập khẩu. - Khu vực sân đỗ tàu bay: khu vực tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực bãi chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. - Khu vực khác liên quan hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người; xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải trong trường hợp chuyến bay quốc tế được cấp phép đến địa điểm không phải cảng hàng không. (2) Phạm vi khu vực cách ly xuất nhập cảnh không được tính từ bục kiểm soát xuất cảnh đến cửa tàu bay và từ cửa tàu bay đến bục kiểm soát nhập cảnh. Trường hợp tàu bay đỗ tại sân đỗ, không gian phía trong phương tiện vận chuyển hành khách từ cửa khởi hành đến cửa lên tàu bay xuất cảnh và từ cửa xuống tàu bay nhập cảnh đến cửa vào khu vực làm thủ tục nhập cảnh được coi là khu vực cách ly xuất nhập cảnh. (3) Phạm vi các khu vực cửa khẩu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 93/2022/NĐ-CP được đặt biển báo theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo. Nghị định 93/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/12/2022. 4. Bộ Nội vụ tặng kỷ niệm chương cho công dân có đóng góp Ngày 19/9/2022, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 82/2022/TT-BNV sửa đổi một số điều Thông tư 14/2019/TT-BNV quy định tặng kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ. Theo đó, bổ sung khoản 4, khoản 5 Điều 6 Thông tư 14/2019/TT-BNV về đối tượng xét tặng kỷ niệm chương như sau: - Công dân có công lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển chung của Bộ Nội vụ hoặc một trong các ngành, lĩnh vực: Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Tín ngưỡng, Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ. - Các trường hợp khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ngoài ra, còn sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 6 Thông tư 14/2019/TT-BNV đối với kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ” như sau: - Công chức, viên chức, người lao động công tác tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. (So với hiện hành đã bỏ quy định này đối với Chi cục Văn thư, Lưu trữ). - Công chức, viên chức, người lao động công tác tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ hoặc Phòng tham mưu giúp Sở Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ và tại các Trung tâm Lưu trữ lịch sử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Công chức làm công tác tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ cấp huyện. (Thông tư 82/2022/TT-BNV đã bổ sung đối tượng xét tặng kỷ niệm chương tại cấp huyện) - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác văn thư, lưu trữ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; các tổng công ty, tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Xem thêm Thông tư 82/2022/TT-BNV có hiệu lực ngày 01/12/2022 sửa đổi Thông tư 14/2019/TT-BNV. 5. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên pháp y cấp tỉnh Ngày 01/11/2022, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần. Cụ thể, thủ tục bổ nhiệm giám định viên ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) như sau: (1) Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị đề nghị bổ nhiệm: Công an tỉnh, Trung tâm pháp y tỉnh, các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BYT. Hướng dẫn cá nhân hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần gửi đến Sở Y tế tỉnh. (2) Trách nhiệm của Sở Y tế Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp rà soát hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Y tế trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đủ điều kiện bổ nhiệm thì Sở Y tế thông báo cho cơ quan, đơn vị đề nghị bổ nhiệm bằng văn bản và nêu rõ lý do. Xem thêm Thông tư 11/2022/TT-BYT có hiệu lực ngày 15/12/2022 thay thế Thông tư 02/2014/TT-BTC. 6. Tăng thời hiệu kỷ luật cán bộ, công chức Ngày 15/11/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết 76/2022/NQ-QH15 quy định một số nội dung về kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Theo đó, nội dung nổi bật mà Quốc hội quyết định thông qua tại kỳ họp này là việc tăng thời hiệu kỷ luật cán bộ, công chức. Kể từ ngày Nghị quyết này được Quốc hội thông qua, áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật - 05 năm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách. - 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019. Giao Chính phủ hướng dẫn quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất; khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019, bảo đảm đồng bộ với quy định của Đảng. Chi tiết Nghị quyết 76/2022/NQ-QH15 hiệu lực ngày 30/12/2022. Xem thêm chính mới có hiệu lực từ tháng 12/2022 tại đây.