Rút kinh nghiệm vụ án dân sự "Tranh chấp hợp đồng vay tài sản"
Thông qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) cấp cao tại ĐN nhận thấy việc giải quyết vụ án dân sự về “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn bà B với bị đơn bà N của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh H tại Bản án phúc thẩm 14/2022/DS-PT ngày 15/6/2022 có vi phạm, cần thông báo rút kinh nghiệm. Xem và tải bản án https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/22/2023-03-20%20(8).pdf (1) Tóm tắt nội dung vụ án Ngày 30/10/2011, bà N viết “Giấy vay nợ” có nội dung: “Bà N vay của bà B 4.097.000.000 đồng. Bà B cho rằng bà N đã trả cho 597.000.000 đồng, sau khi khởi kiện thì trả thêm 24.000.000 đồng nên yêu cầu bà N trả số tiền còn lại 3.476.000.000 đồng. Tuy nhiên, bà N cho rằng Bà đã trả hết cho bà B thông qua tờ giấy có ghi chữ “B mượn Hon” với tổng số tiền 2.380.000.000 đồng và 8 cuốn sổ có ghi ngày, số tiền, chữ ký của bà B, bà L khi nhận tiền nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà B. (2) Quá trình giải quyết vụ án Quyết định của Bản án sơ thẩm 63/2021/DS-ST ngày 5/11/2021 của TAND huyện H, tỉnh H: - Đình chỉ yêu cầu khởi kiện của bà B yêu cầu bà N phải trả số tiền 24 triệu đồng. - Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà B: Buộc bà N phải trả cho bà B số tiền 3.476.000.000 đồng(Ba tỷ, bốn trăm bảy mươi sáu triệu đồng). Quyết định của Bản án dân sự phúc thẩm 14/2022/DS-PT ngày 15/6/2022 của TAND tỉnh H: - Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn bà Hoàng Thị cẩm N; giữ nguyên bản án sơ thẩm. Đến ngày 28/7/2022, bà N đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự phúc thẩm nói trên. Ngày 22/11/2022, Viện trưởng Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn bà N; giữ nguyên bản án sơ thẩm VKSND cấp cao tại ĐN ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 75/QĐ-VKS-DS đề nghị ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại ĐN hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm và Bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho TAND huyện H xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. Quyết định giám đốc thẩm số 10/2023/DS-GĐT ngày 10/02/2023 của TAND cấp cao tại ĐN đã chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm 75/QĐ-VKS-DS ngày 22/11/2022 của Viện trưởng VKSND cấp cao tại ĐN. (3) Những vấn đề rút kinh nghiệm Tại phiên hòa giải ngày 02/7/2021, bà N thừa nhận có nợ bà B nhưng không nhớ số tiền nợ và số tiền đã trả, sẽ kiểm tra giấy tờ và cung cấp cho Tòa án. Sau đó, bà N cho ràng số tiền 4.097.000.000 đồng là tổng tiền vay và tiền nợ hụi nhưng đã trả hết cho bà B nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Bà N cung cấp tờ giấy có ghi chữ “B mượn Hon ” (Hon là tên gọi khác của bà N) với tổng số tiền 2.380.000.000 đồng và 8 cuốn sổ có ghi ngày, số tiền, chữ ký của bà B, bà L khi nhận tiền. Theo đó, các đương sự thống nhất tờ giấy có ghi chữ “B mượn Hon” với tổng số tiền 2.380.000.000 đồng chỉ ghi ngày tháng, không ghi năm là do thói quen ghi ở chợ. Bà N cho rằng số tiền này là tiền trả nợ của “Giấy vay nợ” ngày 30/10/2011. Tại phiên tòa phúc thẩm bà B thừa nhận giấy này là do Bà ghi; là tiên bà N trà nợ năm 2009 nhưng không có chứng cứ chúng minh. Như vậy, đây là ý kiến của bị đơn phản đối yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chứ không phải yêu cầu phản tố quy định tại Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tòa án cấp sơ thẩm nhận định ý kiến của bà N đối với số tiền 2.380.000.000 đồng là yêu cầu phản tố được đưa ra sau khi công khai chứng cứ và hòa giải nên không xem xét là giải quyết không triệt để vụ án. Tòa án cấp phúc thẩm không phát hiện ra sai lầm này để hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại cho đúng pháp luật. Tại biên bản đối chất ngày 06/10/2021, khi bà N cho ràng số tiền 1.868.200.000 đồng trong 8 cuốn sổ do bà B, bà L ký nhận là tiền trả nợ cho bà B. Lúc này, bà B chỉ yêu cầu thời hạn 01 tuần để bà B, bà N, bà L đối chiếu các khoản đã trả và báo kết quả với Tòa án. Điều này thể hiện, bà B không phản đối việc bà N xác định đã trả nợ bà B thông qua những lần thu tiền nói trên. Sau đó, bà B cho rằng số tiền Bà và chị T (con dâu bà B) ký nhận là tiền trả nợ và bà N còn trả thêm nhiều lần chỉ ghi vào sổ bà B tổng cộng 597.000.000 đồng (cuốn sổ hiện đã bị thất lạc). Bà L khai có chơi hụi với bà N theo hình thức bốc hụi trước, nộp tiền sau; khi thu hại, bà L chỉ ký vào sổ của bà N nhưng không có chứng cứ chứng minh. Tại 08 cuốn sổ này có 13 lần bà B ký nhận tiền, 02 lần ghi chuyển khoản cho bà Phạm Thị B tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, còn lại bà L ký nhận nhưng Tòa án chỉ dựa vào lời khai của bà B, bà L đã xác định số tiền ký sổ của bà L là tiền hụi giữa bà L với bà N để không chấp nhận ý kiến của bà N là thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, đánh giá chứng cứ chưa toàn diện theo Điều 108 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ số tiền trong giấy vay nợ là chôt vay hay chốt tiền hụi chưa đóng đủ hay cả tiền vay và tiền hụi; khoản tiền mà bà N cho rằng đã trả nợ cho bà B; có hay không việc bà L là người thu tiền cho bà B để xác định số tiền trong 8 cuốn sổ là tiền gì để làm căn cứ giải quyết vụ án. Ngoài ra Tòa án không đưa chị T vào tham gia tố tụng để xác định số tiền chị T nhận là tiền hụi hay tiền bà N trả nợ cho bà B là chưa đảm bảo cho việc giải quyết vụ án. Như vậy, việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà B buộc bà N phải trả cho bà B số tiền 3.476.000.000 đồng là chưa đủ căn cứ, làm ảnh hướng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà N. Xem và tải bản án https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/22/2023-03-20%20(8).pdf
Công văn 263/VKSTC-V11: VKSNDTC trả lời thắc mắc việc xử lý tài sản chung để thi hành án
VKSND Tối cao trả lời thắc mắc về xử lý tài sản chung để thi hành án Thực hiện Công văn 5881/VKSTC-VP ngày 30/12/2020 của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao về việc trả lời những nội dung khó khăn, vướng mắc của VKSND địa phương trong nhận thức và áp dụng pháp luật về thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC); sau khi trao đổi, thống nhất với Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14), Vụ Kiểm sát thi hành án dân sự (Vụ 11) trả lời 10 nội dung quan trọng. Đặc biệt trong Công văn, tại Mục 2 có nhắc đến vấn đề "Xác định, phân chia, xử lý tài sản chung đề thi hành án". Khoản 1 Điều 74 Luật thi hành án dân sự quy định việc “Xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án” còn vướng mắc khi thực hiện, cụ thể: Việc cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung còn gặp nhiều khó khăn, bởi Điều 74 chưa quy định cụ thể việc thực hiện khởi kiện của các đồng sở hữu, của người được thi hành án và của Chấp hành viên (Vĩnh Long) VKSNDTC Trả lời: Khoản 1 Điều 74 Luật THADS quy định cách thức xác định, phân chia tài sản chung để thi hành án, cụ thể: “Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phân quyền sử dụng đất của người phải THA trong khối tài sản chung để THA thì Chấp hành viên phải thông báo cho người phải THA và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thông báo cho người được THA có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phân quyền sử dụng đất của người phải THA trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được THA không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phản quyền sở hữu tài sản, phân quyền sử dụng đất của người phải THA trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Toà án”. Tuy nhiên, tại Điểm c Khoản 2 Điều Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS (viết tắt là Nghị định 62/2015/NĐ-CP), hướng dẫn thực hiện khoản 1 Điều 74 Luật THADS lại quy định: “Chấp hành viên tiến hành tự phân chia tài sản chung của vợ chồng, hộ gia đình; nếu vợ chồng hoặc các thành viên trong hộ gia đình không đồng ý với việc phân chia của Chấp hành viên thì có quyền yêu cầu Tòa phân chia tài sản chung, hết thời hạn mà họ không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản theo sự phân chia của Chấp hành viên.” Như vậy, quy định tại điểm c khoản 2 Điều Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐCP và khoản 1 Điều 74 Luật THADS có những điểm chưa đồng bộ, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, khi Chấp hành viên không có cơ sở để xác định được phần tài sản của người phải THA trong khối tài sản chung thì đã yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, hiện nay đã xảy ra 02 trường hợp: - Trường hợp Tòa án không thụ lý với lý do Chấp hành viên không có quyền yêu cầu khởi kiện theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự. - Trường hợp Tòa án đã thụ lý nhưng Chấp hành viên không thể đáp ứng nội dung quy định về việc phải cung cấp chứng cứ để Tòa án xem xét giải quyết theo Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự. Tại cuộc họp liên ngành ngày 11/11/2020, lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã thống nhất, về nguyên tắc phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật THADS. Đồng thời, để thực hiện được, Bộ Tư pháp có văn bản gửi Tòa án nhân dân tối cao nêu rõ vướng mắc trên để đề nghị Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thống nhất đối với các Tòa án nhân dân địa phương thực hiện. Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm dưới đây.
Trường hợp nào Tòa án được sửa chữa, bổ sung bản án dân sự?
Bản án là văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau quá trình xét xử một vụ án. Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, xét xử do vậy nội dung bản án phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá và quyết định của hội đồng xét xử việc chấp nhận hay không chấp nhận, cho hưởng hoặc không cho hưởng một quyền nào đó của đương sự, buộc đương sự thực hiện các nghĩa vụ nếu các đương sự không thỏa thuận được toàn bộ vấn đề của vụ án. Sau phiên tòa sơ thẩm, Thẩm phán và Thư ký phiên tòa phải kiểm tra lại bản án, biên bản phiên tòa để khắc phúc ngay những sai sót của bản án đã tuyên hoặc sai sót trong việc ghi biên bản phiên tòa. Tuy nhiên, việc sửa chữa, bổ sung bản án phải tuân theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015. Theo quy định tại Điều 268 BLTTDS 2015 thì: “Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.” Quy định trên được hướng dẫn tại Điều 38 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, theo đó, chỉ được sửa chữa, bổ sung bản án trong các trường hợp sau đây: “a) Phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả như: lỗi do viết không đúng từ ngữ, dấu, chữ viết hoa, viết thường, phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, bỏ sót không ghi tên đệm trong họ, tên của đương sự,… b) Số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai (kể cả án phí) như: cộng, trừ, nhân, chia sai,… mà phải sửa lại cho đúng.” Khi có sai sót về số liệu hay có sai sót về lỗi chính tả do đánh máy hoặc lỗi kỹ thuật khác thì Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên của Hội đồng xét xử đã tuyên bản án đó ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án. Trường hợp Thẩm phán đã xét xử vụ án đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán tại Tòa án đã ra bản án đó thì Chánh án Tòa án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung bản án. Mặt khác, trong trường hợp phát hiện việc quyết định của bản án không đúng như nhận định thì báo cáo Tòa án cấp trên để xem xét theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Theo quy định của BLTTDS 2015, nếu thuộc trường hợp được sửa chữa, bổ sung bản án thì Tòa án phải ra Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án và gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự nếu bản án đã được gửi cho cơ quan thi hành án dân sự. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn chưa đưa ra quy định cụ thể về thời hạn Tòa án phải gửi Quyết định sửa chữa, bổ sung mà đơn giản chỉ quy định thời hạn gửi là ngay sau khi ban hành quyết định.
Thời điểm nào nguyên đơn được quyền thay đổi yêu cầu khởi kiện?
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là nguyên tắc rất quan trọng được áp dụng xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 với nội dung như sau: Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự 1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự…. 2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Và nguyên tắc trên cũng được ghi nhận tại điều khoản về quyền và nghĩa vụ của đương sự, quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 70, khoản 2 Điều 71 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Song, vấn đề đặt ra là có phải đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hay không? Vấn đề trên đã được giải đáp tại phần IV.7 Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 07/4/2017 về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ của Tòa án các địa phương, theo đó, Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn như sau: 7. Đề nghị hướng dẫn việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trước khi mở phiên tòa như thế nào? Trường hợp nào thì Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận việc thay đổi, bổ sung đó? Việc thay đổi địa vị tố tụng trước khi mở phiên tòa trong trường hợp nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện và bị đơn có yêu cầu phản tố? Theo quy định tại Điều 5, khoản 4 Điều 70, khoản 2 Điều 71, khoản 3 Điều 200, khoản 2 Điều 210, Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì: - Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. - Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu. Theo quy định trên, thời điểm thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được chia thành 02 thời điểm: - Trước thời điểm Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải: Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn sẽ được chấp nhận. Trong đó, phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là một thủ tục tố tụng hoàn toàn mới so với quy định tố tụng trước đây. Phiên họp này được tiến hành với mục đích xác định rõ các nội dung có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ án như thế nào, với các nội dung về: yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của các đương sự; những vấn đề các bên đương sự thống nhất được; những vấn đề các bên đương sự chưa thống nhất được và yêu cầu Tòa án giải quyết; các tài liệu, chứng cứ mà các bên đương sự đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;… - Từ thời điểm Tòa án mở phiên họp trở đi: Việc thay đổi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chỉ được chấp nhận nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu.
Sắp có Nghị quyết mới hướng dẫn Bộ luật Tố tụng dân sự
HĐTP TANDTC đang dự thảo Nghị quyết Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định về việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau: Chỉ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây, cơ quan, tổ chức, cá nhân được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này mới có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự: a) Để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết và cần phải được giải quyết ngay, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của đương sự; b) Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được; c) Để bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, tức là bảo toàn mối quan hệ, đối tượng hiện có liên quan đến vụ án đang được Tòa án giải quyết; d) Để bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án tức là làm cho chắc chắn các điều kiện để khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án. Trong quá trình giải quyết việc dân sự thì Tòa án không có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Ví dụ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự thì yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông, Nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp là yêu cầu về kinh doanh thương mại được giải quyết theo trình tự giải quyết việc dân sự. Do vậy, khi giải quyết yêu cầu này, Tòa án không có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nghị quyết này hướng dẫn một số quy định tại Chương VIII về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự Nghị quyết này thay thế Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật Tố tụng dân sự. Mời bạn xem chi tiết văn bản tại file đính kèm:
Thắc mắc trong vấn đề tố tụng dân sự
Ông A cư trú tại quận H vay Ông B quận K tiền vay 200tr để mua đất.. khi làm giấy thì có ông C làm chứng trú tại quận D đến 2018 thì ông B khởi kiện yêu cầu trả 200 tr và 10 tr lãi biết giờ ông A đang trú tại quận khác 1. Xác định tư cách cac đương sự; 2. Thẩm quyền Tòa án giải quyết; 3. Nếu trong quá trinh giải quyết ông A yêu cầu giám định lại giấy vay và xin hoãn phiên tòa được ko? Xin chân thành cảm ơn mọi người!
Bộ luật tố tụng dân sự nước ngoài
cô, chú, anh, chị nào có bộ luật tố tụng dân sự của pháp, nhật, nga, trung quốc không ạ. có thể cho cháu( em) xin làm tài liệu tham khảo được không ạ. Cháu ( em) cảm ơn cô, chú, anh, chị nhiều ạ!!!
Hiện nay áp dụng Luật tố tụng hình sự năm nào?
Hiên nay bộ luật tố tụng hình sự áp dụng luật năm nào? Vì sao
Thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu của Bộ luật TTDS 2015 và Bộ luật dân sự 2015
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015 có một số quy định về thời hiệu khởi kiện khác với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005; đó là: - Quy định tại khoản 2 Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. “Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ”. (Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 không có quy định này). - Quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự năm 2015 “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. (Điều 427 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 02 năm). - Quy định tại Điều 588 Bộ luật dân sự năm 2015 “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. (Điều 607 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 02 năm). - Quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 “1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này”. (Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 10 năm đối với bất động sản; không có quy định khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó; không có quy định giải quyết đối với trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản). Do Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015 có những quy định về thời hiệu khởi kiện khác với quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và Bộ luật dân sự năm 2005, nên việc áp dụng các quy định này đã được quy định tại Điều 517 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội khóa 13, đồng thời cũng đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; cụ thể là: 1. Quy định tại Điều 517 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Điêu 517 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Hiệu lực thi hành: “1. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, trừ các quy định sau đây của Bộ luật này có liên quan đến quy định của Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017: “a) Quy định liên quan đến việc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 4, các điều 43, 44 và 45 của Bộ luật này; “b) Quy định liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; “c) Quy định liên quan đến áp dụng thời hiệu tại khoản 2 Điều 184 và điểm e khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này; “d) Quy định liên quan đến pháp nhân là người đại diện, người giám hộ. “2. Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành, trừ các quy định tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016”. Theo nội dung quy định tại Điều 517 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời điểm có hiệu lực thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và thời điểm hết hiệu lực thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 được xác định như sau: 1.1. Thời điểm có hiệu lực thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, trừ một số quy định mới có liên quan đến quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, trong đó có các quy định mới liên quan đến áp dụng thời hiệu tại khoản 2 Điều 184 và điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thì đến ngày 01/01/2017 mới có hiệu lực. Các quy định liên quan đến áp dụng thời hiệu tại khoản 2 Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đến ngày 01/01/2017 mới có hiệu lực là: “2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. “Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ”. Các quy định liên quan đến áp dụng thời hiệu tại điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đến ngày 01/01/2017 mới có hiệu lực là: “1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây: …e) Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết”. 1.2. Thời điểm hết hiệu lực thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016, trừ các quy định tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016. Các quy định tại Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 là: “1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. “2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. “3. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau: “a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện; “b) Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. “4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ các việc dân sự có liên quan đến quyền dân sự về nhân thân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu”. Quy định tại điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 là: “1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây: … h) Thời hiệu khởi kiện đã hết”. Như vậy, theo chúng tôi, nội dung quy định tại Điều 517 của Bộ luật TTDS năm 2015 cần được hiểu như sau: Cho đến hết ngày 31/12/2016, đối với trường hợp đương sự đã có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu thì Tòa án vẫn áp dụng các quy định về thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc nếu thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu đã hết, mà không căn cứ vào việc đương sự có hay không có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. 2. Quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự Điều 2 của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự quy định về việc áp dụng quy định về thời hiệu: “Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12”. (Các quy định về thời hiệu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 đã được viện dẫn tại điểm 1.2 mục 1 ở trên). Như vậy, theo chúng tôi, nội dung quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 103/2015/QH13 của Quốc hội cần được hiểu như sau: Kể từ ngày Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phát sinh trước ngày 01/01/2017 thì Tòa án vẫn áp dụng quy định về thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết. (Vì ngày phát sinh tranh chấp là ngày đương sự có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu gửi đến Tòa án, nên theo quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 103/2015/QH13 của Quốc hội khóa 13 thì trường hợp đương sự đã có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu gửi đến Tòa án trước ngày 01/01/2017 Tòa án vẫn phải căn cứ các quy định tại Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và các quy định tại Điều 427, Điều 607, Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 để xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu còn hay hết; nếu đã hết, Tòa án phải áp dụng quy định tại điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 để quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc). 3. Hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 Tại Điều 4 của Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính như sau: “Khi thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính thì cần lưu ý như sau: “1. Thời điểm phát sinh tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 là ngày khởi kiện, ngày yêu cầu. Việc xác định ngày khởi kiện, ngày yêu cầu được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13. “2. Thời điểm phát sinh vụ án hành chính quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 104/2015/QH13 là ngày khởi kiện. Việc xác định ngày khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 120 Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13. “3. Quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 được áp dụng đến hết ngày 31-12-2016 để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. “4. Từ ngày 01-01-2017, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”. 4. Bàn về việc áp dụng các quy định mới về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể Căn cứ quy định tại Điều 517 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội và căn cứ hướng dẫn tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, theo chúng tôi, việc áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể cần được áp dụng thống nhất như sau: 4.1. Đối với các các giao dịch về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động mà đương sự có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu gửi đến Tòa án trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì tùy từng trường hợp Tòa án giải quyết như sau a). Trường hợp Tòa án đã thụ lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, nhưng đang trong quá trình giải quyết hoặc đã giải quyết nhưng bản án, quyết định giải quyết chưa có hiệu lực pháp luật, thì Tòa án vẫn áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết. b). Trường hợp Tòa án đã giải quyết và bản án, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật thì không áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và của Bộ luật dân sự năm 2015 để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; bởi vì: Theo quy định tại khoản 2 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thì không áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực). c). Trường hợp Tòa án đã giải quyết và bản án, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bản án, quyết định đó bị kháng nghị vì lý do khác, thì khi xem xét lại bản án, quyết định đó theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa án vẫn áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết. d). Trường hợp Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do "thời hiệu khởi kiện đã hết", thì đương sự không được quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 (*); bởi vì: Mặc dù theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây: ...d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật; nhưng đây lại không thuộc trường hợp được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 (vì quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 là đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này; còn đây là trường hợp đương sự đã gửi đơn khởi kiện đến Tòa án, tức là đã phát sinh tranh chấp, trước ngày 01/01/2017). Do đó, trường hợp này phải áp dụng quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội khóa 13 là “đối với các tranh chấp, yêu cầu... phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12. đ). Đối với trường hợp đương sự khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung là di sản thừa kế, mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã căn cứ theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do không đủ điều kiện khởi kiện, nay đương sự lại khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế (*), thì Tòa án vẫn áp dụng các quy định về thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết; bởi vì: Đây thực chất là trường hợp tranh chấp di sản thừa kế, nhưng theo quy định về thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 thì đã hết thời hiệu khởi kiện, vì thế đương sự chuyển sang khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung là di sản thừa kế; tuy nhiên do không đủ điều kiện thuộc trường hợp “không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế” theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, nên Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do không đủ điều kiện khởi kiện. Do đó, việc sau ngày 01/01/2017 đương sự lại khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế cũng thuộc trường hợp quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 của Quốc hội. 4.2. Đối với các giao dịch về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được xác lập trước ngày 01/01/2017, nhưng từ ngày 01/01/2017 đương sự mới có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu gửi đến Tòa án (tức là từ ngày 01/01/2017 mới phát sinh tranh chấp, yêu cầu) thì Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và của Bộ luật dân sự năm 2015 để giải quyết. 4.3. Ngày đương sự gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đến Tòa án được xác định theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi bàn về áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và của Bộ luật dân sự năm 2015. Rất mong được các bạn đồng nghiệp trao đổi. (*) Quan điểm này của chúng tôi khác với quan điểm được nêu tại khoản 2 Điều 3 của Dự thảo 1 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện. (Theo Vĩnh Sơn_web Tòa án)
Muốn ly hôn phải nộp đơn ở đâu?
Câu hỏi: Trước đây em lấy vợ đăng ký kết hôn ở quê cô ấy – Nam định. Vợ chồng em có xích mích nên cô ấy nộp đơn ly hôn ở tòa án nơi em thường trú ở Nghệ An. Vợ chồng em có ra tòa nhưng em không đồng ý ly hôn. Cho đến nay đã hai năm vợ chồng em ly thân, giờ em muốn ly hôn thì cô ấy không chịu ký đơn và cũng không vào để giải quyết. Em xuống Tòa án nơi em thường trú thì Tòa án bảo em phải ra Nam Định giải quyết. Vậy cho em hỏi em muốn ly hôn tại Tòa án Nghệ An có được không? Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến công ty Luật Newvision chúng tôi. Với trường hợp của bạn chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau: Trường hợp của bạn khi đã ly thân hai năm và bạn muốn ly hôn nhưng vợ không ký đơn bạn có thể làm thủ tục ly hôn đơn phương để tòa thụ lý giải quyết: Thủ tục ly hôn đơn phương bao gồm: - Đơn xin ly hôn(Theo mẫu của tòa án hoặc các văn phòng luật sư tham khảo mẫu đơn xin ly hôn) - Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn - Giấy khai sinh của các con chung(bản sao công chứng) - CMND của 2 vợ chồng(bản sao công chứng) - Sổ hộ khẩu gia đình(Bản sao công chứng) - Giấy tờ chứng minh tài sản, quyền sử dụng đất… nếu có tranh chấp tài sản và quyền nuôi con Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm việc ly hôn. Căn cứ điểm a, b Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: “1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này; b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”” Vì vậy sau khi chuẩn bị xong thủ tục ly hôn đơn phương, bạn nộp hồ sơ tại TAND cấp Quận/ Huyện nơi vợ bạn đang cư trú làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn và vợ thỏa thuận được về địa điểm ly hôn và lập thành văn bản, bạn có thể nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú, làm việc. Trân trọng !
Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân vừa tiến hành lễ ký kết Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015 vào ngày 31/8/2016 vừa qua. Theo đó, Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC có nội dung gồm 6 Chương, 38 Điều bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Tòa án, Viện kiểm sát trong: - Kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự. - Tham gia phiên tòa, phiên họp của Tòa án. - Chuyển, gửi hồ sơ, tài liệu, văn bản tố tụng. - Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự. Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực từ ngày 18/10/2016. Lưu ý: Các quy định Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với vụ án có đương sự là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và trong trường hợp vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 (ngày Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thi hành)
85 biểu mẫu mới dùng trong tố tụng dân sự
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã chính thức đi vào thực tiễn áp dụng hơn 01 tháng, thế nhưng đến thời điểm hiện nay chỉ vỏn vẹn có duy nhất Nghị quyết 103/2015/QH13 hướng dẫn Bộ luật này. Việc áp dụng Bộ luật này cần một cơ chế đồng bộ, nhất là các biểu mẫu dùng trong thủ tục tố tụng. Hội đồng Thẩm phán sẽ phải ban hành sớm loạt các biểu mẫu dùng trong tố tụng dân sự để người thực thi có thể áp dụng kịp thời. Và dưới đây là 85 biểu mẫu dự kiến sẽ dùng trong thủ tục tố tụng dân sự: Mẫu số 01 Biên bản giao nhận chứng cứ Mẫu số 02 Biên bản lấy lời khai Mẫu số 03 Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ Mẫu số 04 Quyết định trưng cầu giám định Mẫu số 05 Đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản Mẫu số 06 Quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá tài sản Mẫu số 07 Quyết định thay đổi thành viên Hội đồng định giá Mẫu số 08 Biên bản định giá tài sản Mẫu số 09 Biên bản không thể tiến hành định giá tài sản Mẫu số 10 Quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ Mẫu số 11 Quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ Mẫu số 12 Thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ Mẫu số 13 Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 14 Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm (dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm) Mẫu số 15 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 16 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm) Mẫu số 17 Quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 18 Quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm) Mẫu số 19 Quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 20 Quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm) Mẫu số 21 Đơn khởi kiện Mẫu số 22 Giấy xác nhận nhận đơn khởi kiện Mẫu số 23 Thông báo chuyển đơn khởi kiện Mẫu số 24 Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện Mẫu số 25 Thông báo trả lại đơn khởi kiện Mẫu số 26 Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện Mẫu số 27 Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí Mẫu số 28 Thông báo về việc thụ lý vụ án Mẫu số 29 Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Mẫu số 30 Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ Mẫu số 31 Thông báo hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Mẫu số 32 Biên bản hòa giải Mẫu số 33 Biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai Mẫu số 34 Biên bản hoà giải thành Mẫu số 35 Biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành Mẫu số 36 Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 37 Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (dành cho Hội đồng xét xử) Mẫu số 38 Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự Mẫu số 39 Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (dành cho Thẩm phán); Mẫu số 40 Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử) Mẫu số 41 Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 42 Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án (dành cho Hội đồng xét xử) Mẫu số 43 Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 44 Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử) Mẫu số 45 Quyết định đưa vụ án ra xét xử Mẫu số 46 Biên bản phiên toà sơ thẩm Mẫu số 47 Quyết định hoãn phiên toà Mẫu số 48 Quyết định tạm ngừng phiên tòa Mẫu số 49 Bản án dân sự sơ thẩm Mẫu số 50 Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án Mẫu số 51 Đơn kháng cáo Mẫu số 52 Giấy báo nhận đơn kháng cáo Mẫu số 53 Thông báo yêu cầu làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo Mẫu số 54 Thông báo yêu cầu trình bày lý do kháng cáo quá hạn Mẫu số 55 Thông báo trả lại đơn kháng cáo Mẫu số 56 Quyết định chấp nhận việc kháng cáo quá hạn Mẫu số 57 Quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn Mẫu số 58 Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm Mẫu số 59 Thông báo về việc kháng cáo (kháng nghị) Mẫu số 60 Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) Mẫu số 61 Thông báo về việc rút kháng cáo (kháng nghị) Mẫu số 62 Thông báo về việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm Mẫu số 63 Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm Mẫu số 64 Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 65 Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử) Mẫu số 66 Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 67 Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử) Mẫu số 68 Quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Mẫu số 69 Quyết định giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định tạm đình chỉ (đình chỉ) giải quyết vụ án Mẫu số 70 Biên bản phiên tòa phúc thẩm Mẫu số 71 Quyết định hoãn phiên toà phúc thẩm Mẫu số 72 Bản án phúc thẩm Mẫu số 73 Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm Mẫu số 74 Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn Mẫu số 75 Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn Mẫu số 76 Quyết định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường (tại Tòa án cấp sơ thẩm) Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn Mẫu số 77 Quyết định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường (tại Tòa án cấp phúc thẩm) Mẫu số 78 Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm Mẫu số 79 Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm Mẫu số 80 Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm Mẫu số 81 Giấy xác nhận đã nhận đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm Mẫu số 82 Thông báo giải quyết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm Mẫu số 83 Thông báo giải quyết văn bản thông báo phát hiện vi phạm Mẫu số 84 Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm Mẫu số 85 Quyết định Giám đốc thẩm 85 biểu mẫu này được ban hành kèm theo Dự thảo Nghị quyết về các biểu mẫu áp dụng trong tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân. Để xem chi tiết 85 biểu mẫu, các bạn có thể tải về tại file đính kèm.
Có phải mọi phán quyết của trọng tài nước ngoài đều được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam ?
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có nhiều sửa đổi, bổ sung để khắc phục bất cập trong thực tiễn thi hành BLTTDS 2004, đảm bảo phù hợp với Luật Trọng tài thương mại, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Công ước New York năm 1958 (về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (TTNN) BLTTDS 2015 quy định cụ thể phán quyết của TTNN được xem xét công nhận và cho thi hành ở Việt Nam gồm: Phán quyết của TTNN mà nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN. Phán quyết của TTNN không thuộc trường hợp trên thì thực hiện nguyên tắc “có đi có lại”. BLTTDS 2015 cũng quy định điều kiện phán quyết của TTNN được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phải là phán quyết cuối cùng của hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành. BLTTDS 2015 còn quy định quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN. Theo đó, người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của TTNN nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của TTNN có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.
Nghị quyết hướng dẫn Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về đơn khởi kiện
>>> Hướng dẫn cách gửi đơn khởi kiện qua mạng Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vừa công bố Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn Khoản 1, 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về trả lại đơn khởi kiện và hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện. Theo đó, Dự thảo Nghị quyết có 1 số nội dung nổi bật như sau : Căn cứ trả lại đơn khởi kiện Các trường hợp trả lại đơn khởi kiện (Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) Nội dung hướng dẫn a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; 1. Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự quy định tại điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS là người không có khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 69 của BLTTDS. b) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó; 2. Khi xác định điều kiện khởi kiện vụ án dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất thì thực hiện như sau: a) Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 của Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS. b) Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án. c) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; d) Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng; đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; 3. Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án là trường hợp theo quy định của pháp luật vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức khác. e) Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện; 4. “Địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS được xác định như sau: a) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống thì nơi cư trú của họ là địa chỉ chỗ ở hợp pháp mà người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thường trú, tạm trú hoặc đang sinh sống theo quy định của Luật cư trú; b) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì nơi cư trú của họ được xác định theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; c) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người nước ngoài, người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài thì nơi cư trú của họ được xác định căn cứ vào tài liệu chứng cứ do nguyên đơn cung cấp hoặc theo quy định của pháp luật nước, vùng lãnh thổ nơi họ đang cư trú; d) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức có quốc tịch Việt Nam thì địa chỉ của cơ quan, tổ chức được xác định là nơi cơ quan, tổ chức đó có trụ sở chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật; Trường hợp cơ quan, tổ chức có quốc tịch nước ngoài thì địa chỉ của cơ quan, tổ chức được xác định căn cứ vào tài liệu chứng cứ do nguyên đơn cung cấp hoặc theo pháp luật nơi cơ quan, tổ chức đó có quốc tịch. 5. Trường hợp người khởi kiện đã ghi đầy đủ,cụ thể địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo đúng quy định tại điểm đ, e khoản 4 Điều 189 BLTTDS thì Tòa án phải thụ lý vụ án. 6. Trường hợp người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng sau khi thụ lý vụ án Tòa án không tống đạt được thông báo về việc thụ lý vụ án do bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có mặt tại địa chỉ mà nguyên đơn cung cấp thì Tòa án yêu cầu nguyên đơn cung cấp địa chỉ đúng của họ. Trường hợp nguyên đơn đã áp dụng các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không cung cấp được đúng địa chỉ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì có quyền yêu cầu Tòa án thu thập, xác minh địa chỉ đúng của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật. Tòa án đã tiến hành thu thập, xác minh theo yêu cầu của nguyên đơn nhưng vẫn không xác định được đúng địa chỉ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án áp dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 217 BLLTTDS để đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, trừ những trường hợp sau đây: a) Trường hợp người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà sau 24 tháng kể từ ngày chuyển đi khỏi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú mà không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú làm cho người khởi kiện không biết được thì được coi là “che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện”; b) Trường hợp người khởi kiện đã cung cấp địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo giao dịch, hợp đồng các bên đã giao kết thì được coi là “đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLLTTDS; c) Trường hợp nguyên đơn đã cung cấp tài liệu, chứng cứ để xác định địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại khoản 4 Điều này. g) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Lưu ý : Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự không quy định căn cứ trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, vì vậy : Tòa án không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để trả lại đơn khởi kiện. Trường hợp trước đây, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại, thì Tòa án thụ lý vụ việc và đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí nếu không thuộc diện được miễn án phí theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện Các trường hợp đựơc nộp lại đơn khởi kiện (Khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) Nội dung hướng dẫn a) Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; c) Đã có đủ điều kiện khởi kiện; d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 2."Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật" quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự là các trường hợp trong Bộ luật tố tụng dân sự chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Ví dụ 1: Trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải đoàn tụ thành theo quy định tại Điều 54 của Luật Hôn nhân và Gia đình và đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận về việc hòa giải đoàn tụ thành giữa các đương sự. Trong thời gian đoàn tụ, các đương sự lại phát sinh mâu thuẫn và có đơn xin ly hôn yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án căn cứ vào Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình để thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Ví dụ 2: Trường hợp Tòa án đã bác đơn xin ly hôn của người chồng xin ly hôn vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi, thì Tòa án chỉ thụ lý lại vụ án xin ly hôn của người chồng khi đã đáp ứng đủ điều kiện khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình. Đối với những vụ án dân sự mà trước ngày 01-01-2017, Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do "thời hiệu khởi kiện đã hết" nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn. Trường hợp này người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự. Đối với những vụ án dân sự yêu cầu chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hiệu mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do chưa đủ điều kiện khởi kiện nay người khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế thì Tòa án xem xét, thụ lý theo thủ tục chung. Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Giải quyết vụ việc dân sự thế nào nếu không có điều luật áp dụng?
Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được quy định, hướng dẫn tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có thể tóm tắt một vài ý chính như sau: 1. Việc áp dụng tập quán được thực hiện như sau: Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự. Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng. Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự. Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự. 2. Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như sau: Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự và khoản 1 Điều này. Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. 3. Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng được thực hiện như sau: Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Bộ luật dân sự, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự. Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố. Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền sửa toàn bộ bản án đã có hiệu lực pháp luật ?
Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì câu trả lời là Có! Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị do kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ có thẩm quyền: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại; huỷ bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án. Để hạn chế tình trạng vụ án phải xét xử đi, xét xử lại nhiều lần, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 bổ sung quy định Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật với 02 điều kiện: Tài liệu, chứng cứ đã đầy đủ, rõ ràng, có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án và việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Điều 347. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật 1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án; b) Việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. 2. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.
Hướng dẫn cách gửi đơn khởi kiện qua mạng
Gửi đơn khởi kiện qua mạng (hay còn gọi là gửi đơn khởi kiện bằng hình thức điện tử) là một trong những phương thức gửi đơn khởi kiện mới được thừa nhận tại Bộ luât tố tụng dân sự 2015 và Luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực từ 01/7/2016. Để đảm bảo việc ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng kịp thời vào ngày 01/7/2016, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hoàn tất Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Luật tố tụng hành chính 2015 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử và chờ thông qua. Tại nội dung Dự thảo hướng dẫn cụ thể về cách gửi đơn khởi kiện qua mạng, cụ thể như sau: Trước khi gửi đơn khởi kiện qua mạng cần phải lưu ý các quy định sau: - Bạn phải có khả năng truy cập và sử dụng Internet, email và số điện thoại di động đã đăng ký sử dụng để giao dịch với Tòa án. - Việc đăng ký số di động để nhận mã xác thực giao dịch điện tử qua tin nhắn và email để nhận tất cả các văn bản tố tụng trong quá trình giao dịch. - Nếu đã lựa chọn khởi kiện bằng phương thức điện tử thì các thủ tục khác cũng phải thực hiện bằng phương thức điện tử. Đã khởi kiện qua mạng thì không cần phải khởi kiện bằng các phương thức khác. - Mọi văn bản tố tụng được Tòa án gửi từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến email, Tòa án phải thông báo về việc đã gửi văn bản đến số điện thoại của bạn, đồng thời lưu trữ trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Bạn có thể tra cứu văn bản tố tụng qua tài khoản giao dịch hoặc mã giao dịch điện tử do Cổng thông tin điện tử của Tòa án cấp cho bạn. Gửi đơn khởi kiện qua mạng - Gửi đơn khởi kiện điện tử bao gồm việc người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án. - Tòa án nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo và thông báo nhận đơn cho người khởi kiện, thông báo kết quả xử lý đơn khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính bằng phương thức điện tử. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện gửi đơn khởi kiện điện tử phải được Tòa án thông báo chấp nhận đăng ký giao dịch điện tử trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính theo quy định tại Điều 14 Nghị quyết này. - Hồ sơ, trình tự, thủ tục về gửi, nhận đơn khởi kiện và xử lý đơn khởi kiện điện tử thực hiện theo các quy định pháp luật về tố tụng. Thủ tục gửi, nhận, xử lý đơn khởi kiện qua mạng - Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục gửi đơn khởi kiện điện tử tới Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án để khai Tờ khai gửi đơn khởi kiện điện tử và gửi kèm theo các tài liệu, chứng cứ theo quy định dưới dạng điện tử đến Cổng thông tin điện tử của Tòa án. - Cổng thông tin điện tử của Tòa án thực hiện tiếp nhận và gửi thông báo cho người gửi đơn qua email đã được khai trên hồ sơ đăng ký giao dịch qua mạng để ghi nhận hồ sơ đã được gửi đến Tòa án hoặc thông báo lý do không nhận hồ sơ cho người gửi đơn. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Cổng thông tin điện tử của Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện điện tử của người gửi đơn, Tòa án thực hiện kiểm tra và xử lý đơn khởi kiện của người gửi đơn như sau: + Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Tòa án gửi thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện. Trường hợp người khởi kiện không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thông báo đến email của người khởi kiện. Người khởi kiện có trách nhiệm nộp đơn khởi kiện bản giấy và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án ngay sau khi nhận được thông báo của Tòa án. Trường hợp đơn khởi kiện bản giấy và tài liệu, chứng cứ kèm theo khớp đúng với đơn khởi kiện điện tử và tài liệu, chứng cứ kèm theo mà người khởi kiện đã gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án thì Tòa án gửi thông báo cho các đương sự trong vụ án về việc Tòa án thụ lý vụ án. Trường hợp đơn khởi kiện bản giấy và tài liệu, chứng cứ kèm theo không khớp với đơn khởi kiện điện tử và tài liệu, chứng cứ kèm theo mà người khởi kiện đã gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án thì người khởi kiện phải thực hiện sửa đổi, bổ sung theo đúng quy định và gửi lại qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. - Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung theo quy định pháp luật tố tụng thì Thẩm phán gửi thông báo cho người khởi kiện qua email, qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án trong đó nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung. Sau khi nhận được đơn khởi kiện đã được sửa đổi, bổ sung thì Tòa án gửi thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện. Trường hợp người khởi kiện không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thông báo đến email của người khởi kiện. Người khởi kiện có trách nhiệm nộp đơn khởi kiện bản giấy và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án ngay sau khi nhận được thông báo của Tòa án. - Trường hợp người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. - Trường hợp đơn khởi kiện thuộc trường hợp trả lại đơn theo quy định pháp luật tố tụng thì Tòa án gửi văn bản trả lại đơn khởi kiện về việc không chấp nhận đơn khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến email của người khởi kiện. Mời các bạn xem chi tiết Dự thảo Nghị quyết tại file đính kèm.
5 điểm mới bạn cần lưu ý tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015 và sẽ bắt đầu đi vào hiệu lực ngày 1/7/ 2016 thay thế cho Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011. BLTTDS 2015 đã ghi nhận nhiều điểm mới cũng như những bổ sung đáng kể so với bộ luật cũ. Dưới đây là 5 điểm mới cơ bản nhất của Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Sự thừa nhận của nguyên tắc không có vụ việc dân sự nào bị từ chối giải quyết vì lý do không có luật để áp dụng Đây là nguyên tắc rất tiến bộ đã được luật hóa vào Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tại khoản 2 Điều 4. Sự thừa nhận của nguyên tắc này sẽ đảm bảo cho việc các tranh chấp trong quan hệ dân sự sẽ được giải quyết một cách hiệu quả nhất. Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử Thoạt đầu, đây có vẻ không phải là nguyên tắc xa lạ ngay cả khi đề cập đến BLTTDS 2004. Tuy nhiên, việc sử dụng từ ngữ đã có sự thay đổi nhỏ nhưng ý nghĩa của sự thay đổi này là rất lớn. Nếu như tại BLTTDS 2004, cụm từ “tranh luận” được sử dụng thì thay vào đó BLTTDS 2015 đã sử dụng cụm từ “tranh tụng”. Đây có thể xem là 1 bước tiến mới về tư duy trong vấn đề đổi mới hoạt động tư pháp hiện nay. Bổ sung cách thức gửi đơn khởi kiện bằng phương thức trực tuyến Theo đó, bên cạnh 2 phương thức gửi đơn khởi kiện truyền thống là phương thức nộp đơn trực tiếp hoặc thông qua bưu điện như tại BLTTDS cũ thì BLTTDS 2015 đã cho phép gửi đơn khởi kiện trực tuyến. Tuy nhiên, chúng ta cần chờ đợi thêm văn bản hướng dẫn thêm cho phương thức này. Thời hạn khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện Trong trường hợp đơn khởi kiện của bạn bị Tòa án trả lại, bạn sẽ có một thời hạn dài hơn là 10 ngày để thực hiện quyền khiếu nại đối với việc trả lại đơn khởi kiện này theo quy định tại khoản 1 Điều 194 BLTTDS 2015. Thời hạn khiếu nại là dài hơn tương đối nhiều so với khoảng thời gian 3 ngày tại BLTTDS 2004. Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn Bên cạnh việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục chung, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã bổ sung thêm 1 thủ tục giải quyết vụ án dân sự nữa đó là thủ tục rút gọn ở cả 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm được quy định cụ thể tại Phần thứ tư của bộ luật này. Đúng như tên gọi của nó, một vụ việc dân sự khi thỏa mãn đủ các điều kiện tại Điều 317 BLTTDS 2015 thì sẽ được giải quyết với trình tự đơn giản hơn so với thủ tục thông thông thường.
5 hướng dẫn mới về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Để kịp thời hướng dẫn Bộ luật tố tụng dân sự 2015 sẽ có hiệu lực từ 01/7/2016, trước mắt, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn Nghị quyết 103/2015/QH13 hướng dẫn thi hành Bộ luật này. Nghị quyết hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự hướng dẫn các nội dung chính sau: 1. Giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động - Từ ngày 01/7/2016, việc giải quyết sơ thẩm đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Toà án thụ lý trước 01/7/2016; việc giải quyết phúc thẩm những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án giải quyết sơ thẩm trước 01/7/2016 mà có kháng cáo, kháng nghị; việc giải quyết giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trước 01/7/2016 thì áp dụng theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để giải quyết, trừ các trường hợp sau có hiệu lực từ 01/01/2017: - Quy định liên quan đến việc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 4, các điều 43, 44 và 45 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. - Quy định liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. - Quy định liên quan đến áp dụng thời hiệu tại khoản 2 Điều 184 và điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. - Quy định liên quan đến pháp nhân là người đại diện, người giám hộ. 2. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước 01/7/2016 - Đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước 01/7/2016 mà chưa có kháng nghị của người có thẩm quyền trước 01/7/2016 thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015. - Đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án đã được Toà án giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng dân sự tại thời điểm giải quyết và bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước 01/7/2016 thì không căn cứ vào Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. 3. Giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình - Vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý giải quyết trước 01/7/2016 thì Tòa án đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết. - Vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý trước 01/7/2016 mà Chánh án Tòa án đã giao cho Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết thì Tòa gia đình và người chưa thành niên tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung. - Vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý kể từ 01/7/2016 mà ở Tòa án đó đã thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên thì Chánh án Tòa án phải giao cho Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết. - Vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý kể từ 01/7/2016 mà ở Tòa án đó chưa thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết theo thủ tục chung. 4. Án phí, lệ phí để giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động - Vụ việc dân sự đã được Tòa án thụ lý để giải quyết sơ thẩm, giải quyết phúc thẩm, giải quyết giám đốc thẩm, tái thẩm trước 01/7/2016 mà từ 01/7/2016 mới được giải quyết thì được thực hiện theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về án phí, lệ phí Tòa án cho đến khi có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Khi giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động theo thủ tục rút gọn, Tòa án chỉ áp dụng mức án phí thấp hơn so với mức án phí áp dụng đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường khi có quy định cụ thể của pháp luật. Trường hợp chưa có quy định cụ thể của pháp luật về mức án phí áp dụng đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động giải quyết theo thủ tục rút gọn thì áp dụng mức án phí áp dụng đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động theo quy định hiện hành. 5. Thời hiệu để giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động - Tòa án áp dụng quy định tương ứng tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 về thời hiệu đến hết 31/12/2016 để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. - Tòa án áp dụng quy định tương ứng của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thời hiệu từ 01/01/2017 để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. >>> Toàn văn điểm mới Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Xem thêm tại Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại file đính kèm.
Ðược kiện dù không có luật: Quy định tiến bộ
Bài viết này do thầy mình - TS NGUYỄN VĂN TIẾN (Trường ĐH Luật TP.HCM) viết, thấy khá hay nên chia sẻ cho các bạn. >>> Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Toàn bộ điểm mới Một điểm mới nổi bật của BLTTDS 2015 là quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. 2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng. Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định. Theo BLTTDS 2015, gặp vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng, thay vì từ chối thụ lý như trước, các tòa án sẽ phải áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết yêu cầu của người dân. Sẽ khả thi Đã có những ý kiến lo ngại rằng nếu áp dụng quy định trên sẽ dẫn đến hệ quả là do không có điều luật nên tòa không có căn cứ để xét xử. Trong khi đó, án lệ chưa phải là một nguồn luật chính thức ở nước ta. Việc áp dụng nguyên tắc tương tự và theo lẽ công bằng dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện. Nếu tòa dựa vào phong tục, tập quán để quyết định thì cùng một vụ việc, các tòa khác nhau có cách giải quyết, có kết quả xét xử rất khác nhau, làm cho hệ thống pháp luật bị chia cắt, thiếu thống nhất... Tuy nhiên theo tôi, chúng ta đã tiếp cận, nghiên cứu, học hỏi về án lệ khá nhiều và bước đầu đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng án lệ. TAND Tối cao đã có thời gian dài nghiên cứu về án lệ và cơ quan này hiện đã xây dựng nghị quyết về án lệ. Do đó việc ngần ngại áp dụng án lệ là không thuyết phục. Mặt khác, tập quán trong lĩnh vực dân sự và hôn nhân, gia đình cũng đã được quy định trong luật và đang được tập hợp, thông qua để áp dụng. Về áp dụng tương tự pháp luật, luật pháp nước ta đã quy định từ lâu và thực tiễn là các tòa vẫn áp dụng để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình… Như vậy quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng là hoàn toàn có cơ sở và có tính khả thi. Ðề cao quyền con người, quyền công dân Có thể nói quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng đã thể hiện rõ việc Đảng, Nhà nước ta ngày càng đề cao quyền con người, tăng cường quyền công dân trong pháp luật. Đây là xu thế tất yếu của thời đại, hội nhập quốc tế về công tác tư pháp, xu thế phát triển của xã hội trong tương lai. Việc tăng cường quyền công dân theo hướng mở rộng nội dung quyền khởi kiện, quyền yêu cầu của người dân đối với tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình là chủ trương đúng đắn, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Chúng ta không thể duy trì tình trạng bất hợp lý là công dân bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp nhưng không được bảo vệ. Người dân phải có quyền được tiếp cận công lý, quyền được bảo vệ bằng pháp luật. Với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, tòa án có trách nhiệm giải quyết tất cả tranh chấp, yêu cầu phát sinh trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình. Nếu tòa không thực hiện nhiệm vụ này có thể sẽ dẫn đến tình trạng người dân vì bức xúc mà tự xử bằng “luật rừng” với nhau, gây bất ổn về an ninh, trật tự xã hội. Một số tranh chấp tòa từng từ chối thụ lý - Trước năm 2007, khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình chơi hụi, họ, biêu, phường (gọi chung là họ), người dân khởi kiện thì các tòa đều từ chối thụ lý với lý do pháp luật chưa có quy định, cơ quan có thẩm quyền chưa có hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết của tòa án với tranh chấp dạng này. Đến năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144 quy định về hình thức họ; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của những người tham gia họ; chính sách của Nhà nước... Tháng 4-2007, TAND Tối cao đã ban hành Công văn số 40 hướng dẫn thụ lý, giải quyết tranh chấp về họ. Kể từ đó yêu cầu khởi kiện của người dân trong tranh chấp về họ mới được các tòa địa phương thụ lý, giải quyết. - Những năm qua các tòa địa phương đã gặp không ít trường hợp người dân khởi kiện yêu cầu giải quyết về quyền di dời, quản lý, trông nom… mồ mả, hài cốt. Tuy nhiên, các tòa đều từ chối thụ lý với lý do chưa có quy định, hướng dẫn là tòa án hay UBND giải quyết dạng tranh chấp này. Với các tranh chấp đất đai có liên quan đến mồ mả, TAND Tối cao cũng chỉ có công văn hướng dẫn trong ngành là chỉ giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, không giải quyết phần mồ mả. Tạo thuận lợi cho đương sự Nghị quyết 49 ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã yêu cầu mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án đối với các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình; tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự, người yêu cầu tham gia tố tụng, bảo đảm nhiệm vụ của tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Rút kinh nghiệm vụ án dân sự "Tranh chấp hợp đồng vay tài sản"
Thông qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) cấp cao tại ĐN nhận thấy việc giải quyết vụ án dân sự về “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn bà B với bị đơn bà N của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh H tại Bản án phúc thẩm 14/2022/DS-PT ngày 15/6/2022 có vi phạm, cần thông báo rút kinh nghiệm. Xem và tải bản án https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/22/2023-03-20%20(8).pdf (1) Tóm tắt nội dung vụ án Ngày 30/10/2011, bà N viết “Giấy vay nợ” có nội dung: “Bà N vay của bà B 4.097.000.000 đồng. Bà B cho rằng bà N đã trả cho 597.000.000 đồng, sau khi khởi kiện thì trả thêm 24.000.000 đồng nên yêu cầu bà N trả số tiền còn lại 3.476.000.000 đồng. Tuy nhiên, bà N cho rằng Bà đã trả hết cho bà B thông qua tờ giấy có ghi chữ “B mượn Hon” với tổng số tiền 2.380.000.000 đồng và 8 cuốn sổ có ghi ngày, số tiền, chữ ký của bà B, bà L khi nhận tiền nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà B. (2) Quá trình giải quyết vụ án Quyết định của Bản án sơ thẩm 63/2021/DS-ST ngày 5/11/2021 của TAND huyện H, tỉnh H: - Đình chỉ yêu cầu khởi kiện của bà B yêu cầu bà N phải trả số tiền 24 triệu đồng. - Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà B: Buộc bà N phải trả cho bà B số tiền 3.476.000.000 đồng(Ba tỷ, bốn trăm bảy mươi sáu triệu đồng). Quyết định của Bản án dân sự phúc thẩm 14/2022/DS-PT ngày 15/6/2022 của TAND tỉnh H: - Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn bà Hoàng Thị cẩm N; giữ nguyên bản án sơ thẩm. Đến ngày 28/7/2022, bà N đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự phúc thẩm nói trên. Ngày 22/11/2022, Viện trưởng Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn bà N; giữ nguyên bản án sơ thẩm VKSND cấp cao tại ĐN ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 75/QĐ-VKS-DS đề nghị ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại ĐN hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm và Bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho TAND huyện H xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. Quyết định giám đốc thẩm số 10/2023/DS-GĐT ngày 10/02/2023 của TAND cấp cao tại ĐN đã chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm 75/QĐ-VKS-DS ngày 22/11/2022 của Viện trưởng VKSND cấp cao tại ĐN. (3) Những vấn đề rút kinh nghiệm Tại phiên hòa giải ngày 02/7/2021, bà N thừa nhận có nợ bà B nhưng không nhớ số tiền nợ và số tiền đã trả, sẽ kiểm tra giấy tờ và cung cấp cho Tòa án. Sau đó, bà N cho ràng số tiền 4.097.000.000 đồng là tổng tiền vay và tiền nợ hụi nhưng đã trả hết cho bà B nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Bà N cung cấp tờ giấy có ghi chữ “B mượn Hon ” (Hon là tên gọi khác của bà N) với tổng số tiền 2.380.000.000 đồng và 8 cuốn sổ có ghi ngày, số tiền, chữ ký của bà B, bà L khi nhận tiền. Theo đó, các đương sự thống nhất tờ giấy có ghi chữ “B mượn Hon” với tổng số tiền 2.380.000.000 đồng chỉ ghi ngày tháng, không ghi năm là do thói quen ghi ở chợ. Bà N cho rằng số tiền này là tiền trả nợ của “Giấy vay nợ” ngày 30/10/2011. Tại phiên tòa phúc thẩm bà B thừa nhận giấy này là do Bà ghi; là tiên bà N trà nợ năm 2009 nhưng không có chứng cứ chúng minh. Như vậy, đây là ý kiến của bị đơn phản đối yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chứ không phải yêu cầu phản tố quy định tại Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tòa án cấp sơ thẩm nhận định ý kiến của bà N đối với số tiền 2.380.000.000 đồng là yêu cầu phản tố được đưa ra sau khi công khai chứng cứ và hòa giải nên không xem xét là giải quyết không triệt để vụ án. Tòa án cấp phúc thẩm không phát hiện ra sai lầm này để hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại cho đúng pháp luật. Tại biên bản đối chất ngày 06/10/2021, khi bà N cho ràng số tiền 1.868.200.000 đồng trong 8 cuốn sổ do bà B, bà L ký nhận là tiền trả nợ cho bà B. Lúc này, bà B chỉ yêu cầu thời hạn 01 tuần để bà B, bà N, bà L đối chiếu các khoản đã trả và báo kết quả với Tòa án. Điều này thể hiện, bà B không phản đối việc bà N xác định đã trả nợ bà B thông qua những lần thu tiền nói trên. Sau đó, bà B cho rằng số tiền Bà và chị T (con dâu bà B) ký nhận là tiền trả nợ và bà N còn trả thêm nhiều lần chỉ ghi vào sổ bà B tổng cộng 597.000.000 đồng (cuốn sổ hiện đã bị thất lạc). Bà L khai có chơi hụi với bà N theo hình thức bốc hụi trước, nộp tiền sau; khi thu hại, bà L chỉ ký vào sổ của bà N nhưng không có chứng cứ chứng minh. Tại 08 cuốn sổ này có 13 lần bà B ký nhận tiền, 02 lần ghi chuyển khoản cho bà Phạm Thị B tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, còn lại bà L ký nhận nhưng Tòa án chỉ dựa vào lời khai của bà B, bà L đã xác định số tiền ký sổ của bà L là tiền hụi giữa bà L với bà N để không chấp nhận ý kiến của bà N là thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, đánh giá chứng cứ chưa toàn diện theo Điều 108 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ số tiền trong giấy vay nợ là chôt vay hay chốt tiền hụi chưa đóng đủ hay cả tiền vay và tiền hụi; khoản tiền mà bà N cho rằng đã trả nợ cho bà B; có hay không việc bà L là người thu tiền cho bà B để xác định số tiền trong 8 cuốn sổ là tiền gì để làm căn cứ giải quyết vụ án. Ngoài ra Tòa án không đưa chị T vào tham gia tố tụng để xác định số tiền chị T nhận là tiền hụi hay tiền bà N trả nợ cho bà B là chưa đảm bảo cho việc giải quyết vụ án. Như vậy, việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà B buộc bà N phải trả cho bà B số tiền 3.476.000.000 đồng là chưa đủ căn cứ, làm ảnh hướng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà N. Xem và tải bản án https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/22/2023-03-20%20(8).pdf
Công văn 263/VKSTC-V11: VKSNDTC trả lời thắc mắc việc xử lý tài sản chung để thi hành án
VKSND Tối cao trả lời thắc mắc về xử lý tài sản chung để thi hành án Thực hiện Công văn 5881/VKSTC-VP ngày 30/12/2020 của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao về việc trả lời những nội dung khó khăn, vướng mắc của VKSND địa phương trong nhận thức và áp dụng pháp luật về thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC); sau khi trao đổi, thống nhất với Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14), Vụ Kiểm sát thi hành án dân sự (Vụ 11) trả lời 10 nội dung quan trọng. Đặc biệt trong Công văn, tại Mục 2 có nhắc đến vấn đề "Xác định, phân chia, xử lý tài sản chung đề thi hành án". Khoản 1 Điều 74 Luật thi hành án dân sự quy định việc “Xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án” còn vướng mắc khi thực hiện, cụ thể: Việc cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung còn gặp nhiều khó khăn, bởi Điều 74 chưa quy định cụ thể việc thực hiện khởi kiện của các đồng sở hữu, của người được thi hành án và của Chấp hành viên (Vĩnh Long) VKSNDTC Trả lời: Khoản 1 Điều 74 Luật THADS quy định cách thức xác định, phân chia tài sản chung để thi hành án, cụ thể: “Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phân quyền sử dụng đất của người phải THA trong khối tài sản chung để THA thì Chấp hành viên phải thông báo cho người phải THA và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thông báo cho người được THA có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phân quyền sử dụng đất của người phải THA trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được THA không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phản quyền sở hữu tài sản, phân quyền sử dụng đất của người phải THA trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Toà án”. Tuy nhiên, tại Điểm c Khoản 2 Điều Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS (viết tắt là Nghị định 62/2015/NĐ-CP), hướng dẫn thực hiện khoản 1 Điều 74 Luật THADS lại quy định: “Chấp hành viên tiến hành tự phân chia tài sản chung của vợ chồng, hộ gia đình; nếu vợ chồng hoặc các thành viên trong hộ gia đình không đồng ý với việc phân chia của Chấp hành viên thì có quyền yêu cầu Tòa phân chia tài sản chung, hết thời hạn mà họ không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản theo sự phân chia của Chấp hành viên.” Như vậy, quy định tại điểm c khoản 2 Điều Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐCP và khoản 1 Điều 74 Luật THADS có những điểm chưa đồng bộ, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, khi Chấp hành viên không có cơ sở để xác định được phần tài sản của người phải THA trong khối tài sản chung thì đã yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, hiện nay đã xảy ra 02 trường hợp: - Trường hợp Tòa án không thụ lý với lý do Chấp hành viên không có quyền yêu cầu khởi kiện theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự. - Trường hợp Tòa án đã thụ lý nhưng Chấp hành viên không thể đáp ứng nội dung quy định về việc phải cung cấp chứng cứ để Tòa án xem xét giải quyết theo Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự. Tại cuộc họp liên ngành ngày 11/11/2020, lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã thống nhất, về nguyên tắc phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật THADS. Đồng thời, để thực hiện được, Bộ Tư pháp có văn bản gửi Tòa án nhân dân tối cao nêu rõ vướng mắc trên để đề nghị Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thống nhất đối với các Tòa án nhân dân địa phương thực hiện. Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm dưới đây.
Trường hợp nào Tòa án được sửa chữa, bổ sung bản án dân sự?
Bản án là văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau quá trình xét xử một vụ án. Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, xét xử do vậy nội dung bản án phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá và quyết định của hội đồng xét xử việc chấp nhận hay không chấp nhận, cho hưởng hoặc không cho hưởng một quyền nào đó của đương sự, buộc đương sự thực hiện các nghĩa vụ nếu các đương sự không thỏa thuận được toàn bộ vấn đề của vụ án. Sau phiên tòa sơ thẩm, Thẩm phán và Thư ký phiên tòa phải kiểm tra lại bản án, biên bản phiên tòa để khắc phúc ngay những sai sót của bản án đã tuyên hoặc sai sót trong việc ghi biên bản phiên tòa. Tuy nhiên, việc sửa chữa, bổ sung bản án phải tuân theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015. Theo quy định tại Điều 268 BLTTDS 2015 thì: “Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.” Quy định trên được hướng dẫn tại Điều 38 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, theo đó, chỉ được sửa chữa, bổ sung bản án trong các trường hợp sau đây: “a) Phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả như: lỗi do viết không đúng từ ngữ, dấu, chữ viết hoa, viết thường, phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, bỏ sót không ghi tên đệm trong họ, tên của đương sự,… b) Số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai (kể cả án phí) như: cộng, trừ, nhân, chia sai,… mà phải sửa lại cho đúng.” Khi có sai sót về số liệu hay có sai sót về lỗi chính tả do đánh máy hoặc lỗi kỹ thuật khác thì Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên của Hội đồng xét xử đã tuyên bản án đó ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án. Trường hợp Thẩm phán đã xét xử vụ án đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán tại Tòa án đã ra bản án đó thì Chánh án Tòa án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung bản án. Mặt khác, trong trường hợp phát hiện việc quyết định của bản án không đúng như nhận định thì báo cáo Tòa án cấp trên để xem xét theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Theo quy định của BLTTDS 2015, nếu thuộc trường hợp được sửa chữa, bổ sung bản án thì Tòa án phải ra Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án và gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự nếu bản án đã được gửi cho cơ quan thi hành án dân sự. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn chưa đưa ra quy định cụ thể về thời hạn Tòa án phải gửi Quyết định sửa chữa, bổ sung mà đơn giản chỉ quy định thời hạn gửi là ngay sau khi ban hành quyết định.
Thời điểm nào nguyên đơn được quyền thay đổi yêu cầu khởi kiện?
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là nguyên tắc rất quan trọng được áp dụng xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 với nội dung như sau: Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự 1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự…. 2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Và nguyên tắc trên cũng được ghi nhận tại điều khoản về quyền và nghĩa vụ của đương sự, quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 70, khoản 2 Điều 71 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Song, vấn đề đặt ra là có phải đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hay không? Vấn đề trên đã được giải đáp tại phần IV.7 Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 07/4/2017 về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ của Tòa án các địa phương, theo đó, Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn như sau: 7. Đề nghị hướng dẫn việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trước khi mở phiên tòa như thế nào? Trường hợp nào thì Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận việc thay đổi, bổ sung đó? Việc thay đổi địa vị tố tụng trước khi mở phiên tòa trong trường hợp nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện và bị đơn có yêu cầu phản tố? Theo quy định tại Điều 5, khoản 4 Điều 70, khoản 2 Điều 71, khoản 3 Điều 200, khoản 2 Điều 210, Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì: - Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. - Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu. Theo quy định trên, thời điểm thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được chia thành 02 thời điểm: - Trước thời điểm Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải: Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn sẽ được chấp nhận. Trong đó, phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là một thủ tục tố tụng hoàn toàn mới so với quy định tố tụng trước đây. Phiên họp này được tiến hành với mục đích xác định rõ các nội dung có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ án như thế nào, với các nội dung về: yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của các đương sự; những vấn đề các bên đương sự thống nhất được; những vấn đề các bên đương sự chưa thống nhất được và yêu cầu Tòa án giải quyết; các tài liệu, chứng cứ mà các bên đương sự đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;… - Từ thời điểm Tòa án mở phiên họp trở đi: Việc thay đổi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chỉ được chấp nhận nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu.
Sắp có Nghị quyết mới hướng dẫn Bộ luật Tố tụng dân sự
HĐTP TANDTC đang dự thảo Nghị quyết Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định về việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau: Chỉ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây, cơ quan, tổ chức, cá nhân được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này mới có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự: a) Để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết và cần phải được giải quyết ngay, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của đương sự; b) Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được; c) Để bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, tức là bảo toàn mối quan hệ, đối tượng hiện có liên quan đến vụ án đang được Tòa án giải quyết; d) Để bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án tức là làm cho chắc chắn các điều kiện để khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án. Trong quá trình giải quyết việc dân sự thì Tòa án không có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Ví dụ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự thì yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông, Nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp là yêu cầu về kinh doanh thương mại được giải quyết theo trình tự giải quyết việc dân sự. Do vậy, khi giải quyết yêu cầu này, Tòa án không có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nghị quyết này hướng dẫn một số quy định tại Chương VIII về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự Nghị quyết này thay thế Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật Tố tụng dân sự. Mời bạn xem chi tiết văn bản tại file đính kèm:
Thắc mắc trong vấn đề tố tụng dân sự
Ông A cư trú tại quận H vay Ông B quận K tiền vay 200tr để mua đất.. khi làm giấy thì có ông C làm chứng trú tại quận D đến 2018 thì ông B khởi kiện yêu cầu trả 200 tr và 10 tr lãi biết giờ ông A đang trú tại quận khác 1. Xác định tư cách cac đương sự; 2. Thẩm quyền Tòa án giải quyết; 3. Nếu trong quá trinh giải quyết ông A yêu cầu giám định lại giấy vay và xin hoãn phiên tòa được ko? Xin chân thành cảm ơn mọi người!
Bộ luật tố tụng dân sự nước ngoài
cô, chú, anh, chị nào có bộ luật tố tụng dân sự của pháp, nhật, nga, trung quốc không ạ. có thể cho cháu( em) xin làm tài liệu tham khảo được không ạ. Cháu ( em) cảm ơn cô, chú, anh, chị nhiều ạ!!!
Hiện nay áp dụng Luật tố tụng hình sự năm nào?
Hiên nay bộ luật tố tụng hình sự áp dụng luật năm nào? Vì sao
Thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu của Bộ luật TTDS 2015 và Bộ luật dân sự 2015
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015 có một số quy định về thời hiệu khởi kiện khác với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005; đó là: - Quy định tại khoản 2 Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. “Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ”. (Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 không có quy định này). - Quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự năm 2015 “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. (Điều 427 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 02 năm). - Quy định tại Điều 588 Bộ luật dân sự năm 2015 “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. (Điều 607 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 02 năm). - Quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 “1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này”. (Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 10 năm đối với bất động sản; không có quy định khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó; không có quy định giải quyết đối với trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản). Do Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015 có những quy định về thời hiệu khởi kiện khác với quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và Bộ luật dân sự năm 2005, nên việc áp dụng các quy định này đã được quy định tại Điều 517 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội khóa 13, đồng thời cũng đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; cụ thể là: 1. Quy định tại Điều 517 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Điêu 517 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Hiệu lực thi hành: “1. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, trừ các quy định sau đây của Bộ luật này có liên quan đến quy định của Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017: “a) Quy định liên quan đến việc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 4, các điều 43, 44 và 45 của Bộ luật này; “b) Quy định liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; “c) Quy định liên quan đến áp dụng thời hiệu tại khoản 2 Điều 184 và điểm e khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này; “d) Quy định liên quan đến pháp nhân là người đại diện, người giám hộ. “2. Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành, trừ các quy định tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016”. Theo nội dung quy định tại Điều 517 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời điểm có hiệu lực thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và thời điểm hết hiệu lực thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 được xác định như sau: 1.1. Thời điểm có hiệu lực thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, trừ một số quy định mới có liên quan đến quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, trong đó có các quy định mới liên quan đến áp dụng thời hiệu tại khoản 2 Điều 184 và điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thì đến ngày 01/01/2017 mới có hiệu lực. Các quy định liên quan đến áp dụng thời hiệu tại khoản 2 Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đến ngày 01/01/2017 mới có hiệu lực là: “2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. “Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ”. Các quy định liên quan đến áp dụng thời hiệu tại điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đến ngày 01/01/2017 mới có hiệu lực là: “1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây: …e) Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết”. 1.2. Thời điểm hết hiệu lực thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016, trừ các quy định tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016. Các quy định tại Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 là: “1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. “2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. “3. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau: “a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện; “b) Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. “4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ các việc dân sự có liên quan đến quyền dân sự về nhân thân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu”. Quy định tại điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 là: “1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây: … h) Thời hiệu khởi kiện đã hết”. Như vậy, theo chúng tôi, nội dung quy định tại Điều 517 của Bộ luật TTDS năm 2015 cần được hiểu như sau: Cho đến hết ngày 31/12/2016, đối với trường hợp đương sự đã có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu thì Tòa án vẫn áp dụng các quy định về thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc nếu thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu đã hết, mà không căn cứ vào việc đương sự có hay không có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. 2. Quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự Điều 2 của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự quy định về việc áp dụng quy định về thời hiệu: “Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12”. (Các quy định về thời hiệu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 đã được viện dẫn tại điểm 1.2 mục 1 ở trên). Như vậy, theo chúng tôi, nội dung quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 103/2015/QH13 của Quốc hội cần được hiểu như sau: Kể từ ngày Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phát sinh trước ngày 01/01/2017 thì Tòa án vẫn áp dụng quy định về thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết. (Vì ngày phát sinh tranh chấp là ngày đương sự có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu gửi đến Tòa án, nên theo quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 103/2015/QH13 của Quốc hội khóa 13 thì trường hợp đương sự đã có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu gửi đến Tòa án trước ngày 01/01/2017 Tòa án vẫn phải căn cứ các quy định tại Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và các quy định tại Điều 427, Điều 607, Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 để xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu còn hay hết; nếu đã hết, Tòa án phải áp dụng quy định tại điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 để quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc). 3. Hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 Tại Điều 4 của Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính như sau: “Khi thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính thì cần lưu ý như sau: “1. Thời điểm phát sinh tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 là ngày khởi kiện, ngày yêu cầu. Việc xác định ngày khởi kiện, ngày yêu cầu được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13. “2. Thời điểm phát sinh vụ án hành chính quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 104/2015/QH13 là ngày khởi kiện. Việc xác định ngày khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 120 Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13. “3. Quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 được áp dụng đến hết ngày 31-12-2016 để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. “4. Từ ngày 01-01-2017, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”. 4. Bàn về việc áp dụng các quy định mới về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể Căn cứ quy định tại Điều 517 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội và căn cứ hướng dẫn tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, theo chúng tôi, việc áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể cần được áp dụng thống nhất như sau: 4.1. Đối với các các giao dịch về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động mà đương sự có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu gửi đến Tòa án trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì tùy từng trường hợp Tòa án giải quyết như sau a). Trường hợp Tòa án đã thụ lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, nhưng đang trong quá trình giải quyết hoặc đã giải quyết nhưng bản án, quyết định giải quyết chưa có hiệu lực pháp luật, thì Tòa án vẫn áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết. b). Trường hợp Tòa án đã giải quyết và bản án, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật thì không áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và của Bộ luật dân sự năm 2015 để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; bởi vì: Theo quy định tại khoản 2 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thì không áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực). c). Trường hợp Tòa án đã giải quyết và bản án, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bản án, quyết định đó bị kháng nghị vì lý do khác, thì khi xem xét lại bản án, quyết định đó theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa án vẫn áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết. d). Trường hợp Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do "thời hiệu khởi kiện đã hết", thì đương sự không được quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 (*); bởi vì: Mặc dù theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây: ...d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật; nhưng đây lại không thuộc trường hợp được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 (vì quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 là đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này; còn đây là trường hợp đương sự đã gửi đơn khởi kiện đến Tòa án, tức là đã phát sinh tranh chấp, trước ngày 01/01/2017). Do đó, trường hợp này phải áp dụng quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội khóa 13 là “đối với các tranh chấp, yêu cầu... phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12. đ). Đối với trường hợp đương sự khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung là di sản thừa kế, mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã căn cứ theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do không đủ điều kiện khởi kiện, nay đương sự lại khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế (*), thì Tòa án vẫn áp dụng các quy định về thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết; bởi vì: Đây thực chất là trường hợp tranh chấp di sản thừa kế, nhưng theo quy định về thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 thì đã hết thời hiệu khởi kiện, vì thế đương sự chuyển sang khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung là di sản thừa kế; tuy nhiên do không đủ điều kiện thuộc trường hợp “không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế” theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, nên Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do không đủ điều kiện khởi kiện. Do đó, việc sau ngày 01/01/2017 đương sự lại khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế cũng thuộc trường hợp quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 của Quốc hội. 4.2. Đối với các giao dịch về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được xác lập trước ngày 01/01/2017, nhưng từ ngày 01/01/2017 đương sự mới có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu gửi đến Tòa án (tức là từ ngày 01/01/2017 mới phát sinh tranh chấp, yêu cầu) thì Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và của Bộ luật dân sự năm 2015 để giải quyết. 4.3. Ngày đương sự gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đến Tòa án được xác định theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi bàn về áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và của Bộ luật dân sự năm 2015. Rất mong được các bạn đồng nghiệp trao đổi. (*) Quan điểm này của chúng tôi khác với quan điểm được nêu tại khoản 2 Điều 3 của Dự thảo 1 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện. (Theo Vĩnh Sơn_web Tòa án)
Muốn ly hôn phải nộp đơn ở đâu?
Câu hỏi: Trước đây em lấy vợ đăng ký kết hôn ở quê cô ấy – Nam định. Vợ chồng em có xích mích nên cô ấy nộp đơn ly hôn ở tòa án nơi em thường trú ở Nghệ An. Vợ chồng em có ra tòa nhưng em không đồng ý ly hôn. Cho đến nay đã hai năm vợ chồng em ly thân, giờ em muốn ly hôn thì cô ấy không chịu ký đơn và cũng không vào để giải quyết. Em xuống Tòa án nơi em thường trú thì Tòa án bảo em phải ra Nam Định giải quyết. Vậy cho em hỏi em muốn ly hôn tại Tòa án Nghệ An có được không? Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến công ty Luật Newvision chúng tôi. Với trường hợp của bạn chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau: Trường hợp của bạn khi đã ly thân hai năm và bạn muốn ly hôn nhưng vợ không ký đơn bạn có thể làm thủ tục ly hôn đơn phương để tòa thụ lý giải quyết: Thủ tục ly hôn đơn phương bao gồm: - Đơn xin ly hôn(Theo mẫu của tòa án hoặc các văn phòng luật sư tham khảo mẫu đơn xin ly hôn) - Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn - Giấy khai sinh của các con chung(bản sao công chứng) - CMND của 2 vợ chồng(bản sao công chứng) - Sổ hộ khẩu gia đình(Bản sao công chứng) - Giấy tờ chứng minh tài sản, quyền sử dụng đất… nếu có tranh chấp tài sản và quyền nuôi con Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm việc ly hôn. Căn cứ điểm a, b Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: “1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này; b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”” Vì vậy sau khi chuẩn bị xong thủ tục ly hôn đơn phương, bạn nộp hồ sơ tại TAND cấp Quận/ Huyện nơi vợ bạn đang cư trú làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn và vợ thỏa thuận được về địa điểm ly hôn và lập thành văn bản, bạn có thể nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú, làm việc. Trân trọng !
Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân vừa tiến hành lễ ký kết Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015 vào ngày 31/8/2016 vừa qua. Theo đó, Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC có nội dung gồm 6 Chương, 38 Điều bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Tòa án, Viện kiểm sát trong: - Kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự. - Tham gia phiên tòa, phiên họp của Tòa án. - Chuyển, gửi hồ sơ, tài liệu, văn bản tố tụng. - Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự. Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực từ ngày 18/10/2016. Lưu ý: Các quy định Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với vụ án có đương sự là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và trong trường hợp vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 (ngày Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thi hành)
85 biểu mẫu mới dùng trong tố tụng dân sự
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã chính thức đi vào thực tiễn áp dụng hơn 01 tháng, thế nhưng đến thời điểm hiện nay chỉ vỏn vẹn có duy nhất Nghị quyết 103/2015/QH13 hướng dẫn Bộ luật này. Việc áp dụng Bộ luật này cần một cơ chế đồng bộ, nhất là các biểu mẫu dùng trong thủ tục tố tụng. Hội đồng Thẩm phán sẽ phải ban hành sớm loạt các biểu mẫu dùng trong tố tụng dân sự để người thực thi có thể áp dụng kịp thời. Và dưới đây là 85 biểu mẫu dự kiến sẽ dùng trong thủ tục tố tụng dân sự: Mẫu số 01 Biên bản giao nhận chứng cứ Mẫu số 02 Biên bản lấy lời khai Mẫu số 03 Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ Mẫu số 04 Quyết định trưng cầu giám định Mẫu số 05 Đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản Mẫu số 06 Quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá tài sản Mẫu số 07 Quyết định thay đổi thành viên Hội đồng định giá Mẫu số 08 Biên bản định giá tài sản Mẫu số 09 Biên bản không thể tiến hành định giá tài sản Mẫu số 10 Quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ Mẫu số 11 Quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ Mẫu số 12 Thông báo về việc thu thập được tài liệu, chứng cứ Mẫu số 13 Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 14 Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm (dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm) Mẫu số 15 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 16 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm) Mẫu số 17 Quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 18 Quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm) Mẫu số 19 Quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 20 Quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm) Mẫu số 21 Đơn khởi kiện Mẫu số 22 Giấy xác nhận nhận đơn khởi kiện Mẫu số 23 Thông báo chuyển đơn khởi kiện Mẫu số 24 Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện Mẫu số 25 Thông báo trả lại đơn khởi kiện Mẫu số 26 Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện Mẫu số 27 Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí Mẫu số 28 Thông báo về việc thụ lý vụ án Mẫu số 29 Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Mẫu số 30 Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ Mẫu số 31 Thông báo hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Mẫu số 32 Biên bản hòa giải Mẫu số 33 Biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai Mẫu số 34 Biên bản hoà giải thành Mẫu số 35 Biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành Mẫu số 36 Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 37 Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (dành cho Hội đồng xét xử) Mẫu số 38 Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự Mẫu số 39 Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (dành cho Thẩm phán); Mẫu số 40 Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử) Mẫu số 41 Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 42 Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án (dành cho Hội đồng xét xử) Mẫu số 43 Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 44 Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử) Mẫu số 45 Quyết định đưa vụ án ra xét xử Mẫu số 46 Biên bản phiên toà sơ thẩm Mẫu số 47 Quyết định hoãn phiên toà Mẫu số 48 Quyết định tạm ngừng phiên tòa Mẫu số 49 Bản án dân sự sơ thẩm Mẫu số 50 Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án Mẫu số 51 Đơn kháng cáo Mẫu số 52 Giấy báo nhận đơn kháng cáo Mẫu số 53 Thông báo yêu cầu làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo Mẫu số 54 Thông báo yêu cầu trình bày lý do kháng cáo quá hạn Mẫu số 55 Thông báo trả lại đơn kháng cáo Mẫu số 56 Quyết định chấp nhận việc kháng cáo quá hạn Mẫu số 57 Quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn Mẫu số 58 Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm Mẫu số 59 Thông báo về việc kháng cáo (kháng nghị) Mẫu số 60 Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) Mẫu số 61 Thông báo về việc rút kháng cáo (kháng nghị) Mẫu số 62 Thông báo về việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm Mẫu số 63 Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm Mẫu số 64 Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 65 Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử) Mẫu số 66 Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Thẩm phán) Mẫu số 67 Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (dành cho Hội đồng xét xử) Mẫu số 68 Quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Mẫu số 69 Quyết định giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định tạm đình chỉ (đình chỉ) giải quyết vụ án Mẫu số 70 Biên bản phiên tòa phúc thẩm Mẫu số 71 Quyết định hoãn phiên toà phúc thẩm Mẫu số 72 Bản án phúc thẩm Mẫu số 73 Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm Mẫu số 74 Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn Mẫu số 75 Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn Mẫu số 76 Quyết định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường (tại Tòa án cấp sơ thẩm) Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn Mẫu số 77 Quyết định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường (tại Tòa án cấp phúc thẩm) Mẫu số 78 Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm Mẫu số 79 Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm Mẫu số 80 Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm Mẫu số 81 Giấy xác nhận đã nhận đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm Mẫu số 82 Thông báo giải quyết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm Mẫu số 83 Thông báo giải quyết văn bản thông báo phát hiện vi phạm Mẫu số 84 Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm Mẫu số 85 Quyết định Giám đốc thẩm 85 biểu mẫu này được ban hành kèm theo Dự thảo Nghị quyết về các biểu mẫu áp dụng trong tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân. Để xem chi tiết 85 biểu mẫu, các bạn có thể tải về tại file đính kèm.
Có phải mọi phán quyết của trọng tài nước ngoài đều được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam ?
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có nhiều sửa đổi, bổ sung để khắc phục bất cập trong thực tiễn thi hành BLTTDS 2004, đảm bảo phù hợp với Luật Trọng tài thương mại, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Công ước New York năm 1958 (về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (TTNN) BLTTDS 2015 quy định cụ thể phán quyết của TTNN được xem xét công nhận và cho thi hành ở Việt Nam gồm: Phán quyết của TTNN mà nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN. Phán quyết của TTNN không thuộc trường hợp trên thì thực hiện nguyên tắc “có đi có lại”. BLTTDS 2015 cũng quy định điều kiện phán quyết của TTNN được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phải là phán quyết cuối cùng của hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành. BLTTDS 2015 còn quy định quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN. Theo đó, người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của TTNN nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của TTNN có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.
Nghị quyết hướng dẫn Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về đơn khởi kiện
>>> Hướng dẫn cách gửi đơn khởi kiện qua mạng Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vừa công bố Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn Khoản 1, 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về trả lại đơn khởi kiện và hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện. Theo đó, Dự thảo Nghị quyết có 1 số nội dung nổi bật như sau : Căn cứ trả lại đơn khởi kiện Các trường hợp trả lại đơn khởi kiện (Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) Nội dung hướng dẫn a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; 1. Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự quy định tại điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS là người không có khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 69 của BLTTDS. b) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó; 2. Khi xác định điều kiện khởi kiện vụ án dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất thì thực hiện như sau: a) Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 của Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS. b) Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án. c) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; d) Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng; đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; 3. Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án là trường hợp theo quy định của pháp luật vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức khác. e) Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện; 4. “Địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS được xác định như sau: a) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống thì nơi cư trú của họ là địa chỉ chỗ ở hợp pháp mà người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thường trú, tạm trú hoặc đang sinh sống theo quy định của Luật cư trú; b) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì nơi cư trú của họ được xác định theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; c) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người nước ngoài, người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài thì nơi cư trú của họ được xác định căn cứ vào tài liệu chứng cứ do nguyên đơn cung cấp hoặc theo quy định của pháp luật nước, vùng lãnh thổ nơi họ đang cư trú; d) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức có quốc tịch Việt Nam thì địa chỉ của cơ quan, tổ chức được xác định là nơi cơ quan, tổ chức đó có trụ sở chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật; Trường hợp cơ quan, tổ chức có quốc tịch nước ngoài thì địa chỉ của cơ quan, tổ chức được xác định căn cứ vào tài liệu chứng cứ do nguyên đơn cung cấp hoặc theo pháp luật nơi cơ quan, tổ chức đó có quốc tịch. 5. Trường hợp người khởi kiện đã ghi đầy đủ,cụ thể địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo đúng quy định tại điểm đ, e khoản 4 Điều 189 BLTTDS thì Tòa án phải thụ lý vụ án. 6. Trường hợp người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng sau khi thụ lý vụ án Tòa án không tống đạt được thông báo về việc thụ lý vụ án do bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có mặt tại địa chỉ mà nguyên đơn cung cấp thì Tòa án yêu cầu nguyên đơn cung cấp địa chỉ đúng của họ. Trường hợp nguyên đơn đã áp dụng các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không cung cấp được đúng địa chỉ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì có quyền yêu cầu Tòa án thu thập, xác minh địa chỉ đúng của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật. Tòa án đã tiến hành thu thập, xác minh theo yêu cầu của nguyên đơn nhưng vẫn không xác định được đúng địa chỉ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án áp dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 217 BLLTTDS để đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, trừ những trường hợp sau đây: a) Trường hợp người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà sau 24 tháng kể từ ngày chuyển đi khỏi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú mà không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú làm cho người khởi kiện không biết được thì được coi là “che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện”; b) Trường hợp người khởi kiện đã cung cấp địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo giao dịch, hợp đồng các bên đã giao kết thì được coi là “đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLLTTDS; c) Trường hợp nguyên đơn đã cung cấp tài liệu, chứng cứ để xác định địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại khoản 4 Điều này. g) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Lưu ý : Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự không quy định căn cứ trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, vì vậy : Tòa án không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để trả lại đơn khởi kiện. Trường hợp trước đây, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại, thì Tòa án thụ lý vụ việc và đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí nếu không thuộc diện được miễn án phí theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện Các trường hợp đựơc nộp lại đơn khởi kiện (Khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) Nội dung hướng dẫn a) Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; c) Đã có đủ điều kiện khởi kiện; d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 2."Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật" quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự là các trường hợp trong Bộ luật tố tụng dân sự chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Ví dụ 1: Trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải đoàn tụ thành theo quy định tại Điều 54 của Luật Hôn nhân và Gia đình và đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận về việc hòa giải đoàn tụ thành giữa các đương sự. Trong thời gian đoàn tụ, các đương sự lại phát sinh mâu thuẫn và có đơn xin ly hôn yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án căn cứ vào Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình để thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Ví dụ 2: Trường hợp Tòa án đã bác đơn xin ly hôn của người chồng xin ly hôn vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi, thì Tòa án chỉ thụ lý lại vụ án xin ly hôn của người chồng khi đã đáp ứng đủ điều kiện khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình. Đối với những vụ án dân sự mà trước ngày 01-01-2017, Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do "thời hiệu khởi kiện đã hết" nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn. Trường hợp này người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự. Đối với những vụ án dân sự yêu cầu chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hiệu mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do chưa đủ điều kiện khởi kiện nay người khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế thì Tòa án xem xét, thụ lý theo thủ tục chung. Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Giải quyết vụ việc dân sự thế nào nếu không có điều luật áp dụng?
Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được quy định, hướng dẫn tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có thể tóm tắt một vài ý chính như sau: 1. Việc áp dụng tập quán được thực hiện như sau: Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự. Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng. Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự. Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự. 2. Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như sau: Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự và khoản 1 Điều này. Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. 3. Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng được thực hiện như sau: Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Bộ luật dân sự, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự. Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố. Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền sửa toàn bộ bản án đã có hiệu lực pháp luật ?
Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì câu trả lời là Có! Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị do kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ có thẩm quyền: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại; huỷ bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án. Để hạn chế tình trạng vụ án phải xét xử đi, xét xử lại nhiều lần, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 bổ sung quy định Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật với 02 điều kiện: Tài liệu, chứng cứ đã đầy đủ, rõ ràng, có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án và việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Điều 347. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật 1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án; b) Việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. 2. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.
Hướng dẫn cách gửi đơn khởi kiện qua mạng
Gửi đơn khởi kiện qua mạng (hay còn gọi là gửi đơn khởi kiện bằng hình thức điện tử) là một trong những phương thức gửi đơn khởi kiện mới được thừa nhận tại Bộ luât tố tụng dân sự 2015 và Luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực từ 01/7/2016. Để đảm bảo việc ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng kịp thời vào ngày 01/7/2016, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hoàn tất Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Luật tố tụng hành chính 2015 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử và chờ thông qua. Tại nội dung Dự thảo hướng dẫn cụ thể về cách gửi đơn khởi kiện qua mạng, cụ thể như sau: Trước khi gửi đơn khởi kiện qua mạng cần phải lưu ý các quy định sau: - Bạn phải có khả năng truy cập và sử dụng Internet, email và số điện thoại di động đã đăng ký sử dụng để giao dịch với Tòa án. - Việc đăng ký số di động để nhận mã xác thực giao dịch điện tử qua tin nhắn và email để nhận tất cả các văn bản tố tụng trong quá trình giao dịch. - Nếu đã lựa chọn khởi kiện bằng phương thức điện tử thì các thủ tục khác cũng phải thực hiện bằng phương thức điện tử. Đã khởi kiện qua mạng thì không cần phải khởi kiện bằng các phương thức khác. - Mọi văn bản tố tụng được Tòa án gửi từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến email, Tòa án phải thông báo về việc đã gửi văn bản đến số điện thoại của bạn, đồng thời lưu trữ trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Bạn có thể tra cứu văn bản tố tụng qua tài khoản giao dịch hoặc mã giao dịch điện tử do Cổng thông tin điện tử của Tòa án cấp cho bạn. Gửi đơn khởi kiện qua mạng - Gửi đơn khởi kiện điện tử bao gồm việc người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án. - Tòa án nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo và thông báo nhận đơn cho người khởi kiện, thông báo kết quả xử lý đơn khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính bằng phương thức điện tử. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện gửi đơn khởi kiện điện tử phải được Tòa án thông báo chấp nhận đăng ký giao dịch điện tử trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính theo quy định tại Điều 14 Nghị quyết này. - Hồ sơ, trình tự, thủ tục về gửi, nhận đơn khởi kiện và xử lý đơn khởi kiện điện tử thực hiện theo các quy định pháp luật về tố tụng. Thủ tục gửi, nhận, xử lý đơn khởi kiện qua mạng - Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục gửi đơn khởi kiện điện tử tới Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án để khai Tờ khai gửi đơn khởi kiện điện tử và gửi kèm theo các tài liệu, chứng cứ theo quy định dưới dạng điện tử đến Cổng thông tin điện tử của Tòa án. - Cổng thông tin điện tử của Tòa án thực hiện tiếp nhận và gửi thông báo cho người gửi đơn qua email đã được khai trên hồ sơ đăng ký giao dịch qua mạng để ghi nhận hồ sơ đã được gửi đến Tòa án hoặc thông báo lý do không nhận hồ sơ cho người gửi đơn. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Cổng thông tin điện tử của Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện điện tử của người gửi đơn, Tòa án thực hiện kiểm tra và xử lý đơn khởi kiện của người gửi đơn như sau: + Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Tòa án gửi thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện. Trường hợp người khởi kiện không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thông báo đến email của người khởi kiện. Người khởi kiện có trách nhiệm nộp đơn khởi kiện bản giấy và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án ngay sau khi nhận được thông báo của Tòa án. Trường hợp đơn khởi kiện bản giấy và tài liệu, chứng cứ kèm theo khớp đúng với đơn khởi kiện điện tử và tài liệu, chứng cứ kèm theo mà người khởi kiện đã gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án thì Tòa án gửi thông báo cho các đương sự trong vụ án về việc Tòa án thụ lý vụ án. Trường hợp đơn khởi kiện bản giấy và tài liệu, chứng cứ kèm theo không khớp với đơn khởi kiện điện tử và tài liệu, chứng cứ kèm theo mà người khởi kiện đã gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án thì người khởi kiện phải thực hiện sửa đổi, bổ sung theo đúng quy định và gửi lại qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. - Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung theo quy định pháp luật tố tụng thì Thẩm phán gửi thông báo cho người khởi kiện qua email, qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án trong đó nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung. Sau khi nhận được đơn khởi kiện đã được sửa đổi, bổ sung thì Tòa án gửi thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện. Trường hợp người khởi kiện không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thông báo đến email của người khởi kiện. Người khởi kiện có trách nhiệm nộp đơn khởi kiện bản giấy và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án ngay sau khi nhận được thông báo của Tòa án. - Trường hợp người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. - Trường hợp đơn khởi kiện thuộc trường hợp trả lại đơn theo quy định pháp luật tố tụng thì Tòa án gửi văn bản trả lại đơn khởi kiện về việc không chấp nhận đơn khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến email của người khởi kiện. Mời các bạn xem chi tiết Dự thảo Nghị quyết tại file đính kèm.
5 điểm mới bạn cần lưu ý tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015 và sẽ bắt đầu đi vào hiệu lực ngày 1/7/ 2016 thay thế cho Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011. BLTTDS 2015 đã ghi nhận nhiều điểm mới cũng như những bổ sung đáng kể so với bộ luật cũ. Dưới đây là 5 điểm mới cơ bản nhất của Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Sự thừa nhận của nguyên tắc không có vụ việc dân sự nào bị từ chối giải quyết vì lý do không có luật để áp dụng Đây là nguyên tắc rất tiến bộ đã được luật hóa vào Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tại khoản 2 Điều 4. Sự thừa nhận của nguyên tắc này sẽ đảm bảo cho việc các tranh chấp trong quan hệ dân sự sẽ được giải quyết một cách hiệu quả nhất. Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử Thoạt đầu, đây có vẻ không phải là nguyên tắc xa lạ ngay cả khi đề cập đến BLTTDS 2004. Tuy nhiên, việc sử dụng từ ngữ đã có sự thay đổi nhỏ nhưng ý nghĩa của sự thay đổi này là rất lớn. Nếu như tại BLTTDS 2004, cụm từ “tranh luận” được sử dụng thì thay vào đó BLTTDS 2015 đã sử dụng cụm từ “tranh tụng”. Đây có thể xem là 1 bước tiến mới về tư duy trong vấn đề đổi mới hoạt động tư pháp hiện nay. Bổ sung cách thức gửi đơn khởi kiện bằng phương thức trực tuyến Theo đó, bên cạnh 2 phương thức gửi đơn khởi kiện truyền thống là phương thức nộp đơn trực tiếp hoặc thông qua bưu điện như tại BLTTDS cũ thì BLTTDS 2015 đã cho phép gửi đơn khởi kiện trực tuyến. Tuy nhiên, chúng ta cần chờ đợi thêm văn bản hướng dẫn thêm cho phương thức này. Thời hạn khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện Trong trường hợp đơn khởi kiện của bạn bị Tòa án trả lại, bạn sẽ có một thời hạn dài hơn là 10 ngày để thực hiện quyền khiếu nại đối với việc trả lại đơn khởi kiện này theo quy định tại khoản 1 Điều 194 BLTTDS 2015. Thời hạn khiếu nại là dài hơn tương đối nhiều so với khoảng thời gian 3 ngày tại BLTTDS 2004. Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn Bên cạnh việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục chung, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã bổ sung thêm 1 thủ tục giải quyết vụ án dân sự nữa đó là thủ tục rút gọn ở cả 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm được quy định cụ thể tại Phần thứ tư của bộ luật này. Đúng như tên gọi của nó, một vụ việc dân sự khi thỏa mãn đủ các điều kiện tại Điều 317 BLTTDS 2015 thì sẽ được giải quyết với trình tự đơn giản hơn so với thủ tục thông thông thường.
5 hướng dẫn mới về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Để kịp thời hướng dẫn Bộ luật tố tụng dân sự 2015 sẽ có hiệu lực từ 01/7/2016, trước mắt, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn Nghị quyết 103/2015/QH13 hướng dẫn thi hành Bộ luật này. Nghị quyết hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự hướng dẫn các nội dung chính sau: 1. Giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động - Từ ngày 01/7/2016, việc giải quyết sơ thẩm đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Toà án thụ lý trước 01/7/2016; việc giải quyết phúc thẩm những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án giải quyết sơ thẩm trước 01/7/2016 mà có kháng cáo, kháng nghị; việc giải quyết giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trước 01/7/2016 thì áp dụng theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để giải quyết, trừ các trường hợp sau có hiệu lực từ 01/01/2017: - Quy định liên quan đến việc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 4, các điều 43, 44 và 45 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. - Quy định liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. - Quy định liên quan đến áp dụng thời hiệu tại khoản 2 Điều 184 và điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. - Quy định liên quan đến pháp nhân là người đại diện, người giám hộ. 2. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước 01/7/2016 - Đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước 01/7/2016 mà chưa có kháng nghị của người có thẩm quyền trước 01/7/2016 thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015. - Đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án đã được Toà án giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng dân sự tại thời điểm giải quyết và bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước 01/7/2016 thì không căn cứ vào Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. 3. Giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình - Vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý giải quyết trước 01/7/2016 thì Tòa án đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết. - Vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý trước 01/7/2016 mà Chánh án Tòa án đã giao cho Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết thì Tòa gia đình và người chưa thành niên tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung. - Vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý kể từ 01/7/2016 mà ở Tòa án đó đã thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên thì Chánh án Tòa án phải giao cho Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết. - Vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý kể từ 01/7/2016 mà ở Tòa án đó chưa thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết theo thủ tục chung. 4. Án phí, lệ phí để giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động - Vụ việc dân sự đã được Tòa án thụ lý để giải quyết sơ thẩm, giải quyết phúc thẩm, giải quyết giám đốc thẩm, tái thẩm trước 01/7/2016 mà từ 01/7/2016 mới được giải quyết thì được thực hiện theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về án phí, lệ phí Tòa án cho đến khi có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Khi giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động theo thủ tục rút gọn, Tòa án chỉ áp dụng mức án phí thấp hơn so với mức án phí áp dụng đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường khi có quy định cụ thể của pháp luật. Trường hợp chưa có quy định cụ thể của pháp luật về mức án phí áp dụng đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động giải quyết theo thủ tục rút gọn thì áp dụng mức án phí áp dụng đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động theo quy định hiện hành. 5. Thời hiệu để giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động - Tòa án áp dụng quy định tương ứng tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 về thời hiệu đến hết 31/12/2016 để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. - Tòa án áp dụng quy định tương ứng của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thời hiệu từ 01/01/2017 để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. >>> Toàn văn điểm mới Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Xem thêm tại Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại file đính kèm.
Ðược kiện dù không có luật: Quy định tiến bộ
Bài viết này do thầy mình - TS NGUYỄN VĂN TIẾN (Trường ĐH Luật TP.HCM) viết, thấy khá hay nên chia sẻ cho các bạn. >>> Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Toàn bộ điểm mới Một điểm mới nổi bật của BLTTDS 2015 là quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. 2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng. Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định. Theo BLTTDS 2015, gặp vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng, thay vì từ chối thụ lý như trước, các tòa án sẽ phải áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết yêu cầu của người dân. Sẽ khả thi Đã có những ý kiến lo ngại rằng nếu áp dụng quy định trên sẽ dẫn đến hệ quả là do không có điều luật nên tòa không có căn cứ để xét xử. Trong khi đó, án lệ chưa phải là một nguồn luật chính thức ở nước ta. Việc áp dụng nguyên tắc tương tự và theo lẽ công bằng dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện. Nếu tòa dựa vào phong tục, tập quán để quyết định thì cùng một vụ việc, các tòa khác nhau có cách giải quyết, có kết quả xét xử rất khác nhau, làm cho hệ thống pháp luật bị chia cắt, thiếu thống nhất... Tuy nhiên theo tôi, chúng ta đã tiếp cận, nghiên cứu, học hỏi về án lệ khá nhiều và bước đầu đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng án lệ. TAND Tối cao đã có thời gian dài nghiên cứu về án lệ và cơ quan này hiện đã xây dựng nghị quyết về án lệ. Do đó việc ngần ngại áp dụng án lệ là không thuyết phục. Mặt khác, tập quán trong lĩnh vực dân sự và hôn nhân, gia đình cũng đã được quy định trong luật và đang được tập hợp, thông qua để áp dụng. Về áp dụng tương tự pháp luật, luật pháp nước ta đã quy định từ lâu và thực tiễn là các tòa vẫn áp dụng để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình… Như vậy quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng là hoàn toàn có cơ sở và có tính khả thi. Ðề cao quyền con người, quyền công dân Có thể nói quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng đã thể hiện rõ việc Đảng, Nhà nước ta ngày càng đề cao quyền con người, tăng cường quyền công dân trong pháp luật. Đây là xu thế tất yếu của thời đại, hội nhập quốc tế về công tác tư pháp, xu thế phát triển của xã hội trong tương lai. Việc tăng cường quyền công dân theo hướng mở rộng nội dung quyền khởi kiện, quyền yêu cầu của người dân đối với tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình là chủ trương đúng đắn, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Chúng ta không thể duy trì tình trạng bất hợp lý là công dân bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp nhưng không được bảo vệ. Người dân phải có quyền được tiếp cận công lý, quyền được bảo vệ bằng pháp luật. Với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, tòa án có trách nhiệm giải quyết tất cả tranh chấp, yêu cầu phát sinh trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình. Nếu tòa không thực hiện nhiệm vụ này có thể sẽ dẫn đến tình trạng người dân vì bức xúc mà tự xử bằng “luật rừng” với nhau, gây bất ổn về an ninh, trật tự xã hội. Một số tranh chấp tòa từng từ chối thụ lý - Trước năm 2007, khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình chơi hụi, họ, biêu, phường (gọi chung là họ), người dân khởi kiện thì các tòa đều từ chối thụ lý với lý do pháp luật chưa có quy định, cơ quan có thẩm quyền chưa có hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết của tòa án với tranh chấp dạng này. Đến năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144 quy định về hình thức họ; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của những người tham gia họ; chính sách của Nhà nước... Tháng 4-2007, TAND Tối cao đã ban hành Công văn số 40 hướng dẫn thụ lý, giải quyết tranh chấp về họ. Kể từ đó yêu cầu khởi kiện của người dân trong tranh chấp về họ mới được các tòa địa phương thụ lý, giải quyết. - Những năm qua các tòa địa phương đã gặp không ít trường hợp người dân khởi kiện yêu cầu giải quyết về quyền di dời, quản lý, trông nom… mồ mả, hài cốt. Tuy nhiên, các tòa đều từ chối thụ lý với lý do chưa có quy định, hướng dẫn là tòa án hay UBND giải quyết dạng tranh chấp này. Với các tranh chấp đất đai có liên quan đến mồ mả, TAND Tối cao cũng chỉ có công văn hướng dẫn trong ngành là chỉ giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, không giải quyết phần mồ mả. Tạo thuận lợi cho đương sự Nghị quyết 49 ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã yêu cầu mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án đối với các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình; tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự, người yêu cầu tham gia tố tụng, bảo đảm nhiệm vụ của tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.