Làm sao khi vợ không cho thăm con sau ly hôn?
Cha và con - Hình minh họa Sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, quyền nghĩa vụ, trách nhiệm của bạn và con thì không thay đổi sau ly hôn. Xử lý ra sao nếu trường hợp người vợ ngăn cản việc thăm con sau ly hôn? Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định về quyền thăm con sau khi ly hôn: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở” Như vậy, trường hợp người vợ ngăn cản và không cho người chồng thăm con là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này được coi là hành vi bạo lực lực gia đình theo điểm d khoản 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2008: “Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình 1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: ..... Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;” Do vậy, hành vi không cho thăm con sau ly hôn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. (Căn cứ theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP). Dựa trên những quy định pháp luật trên, có thể thấy hành vi ngăn cản và không cho phép thăm con là hành vi vi phạm phạm pháp luật. Vì vậy bạn có thể giải quyết tình huống trên như sau: Hướng dẫn xử lý khi vợ không cho thăm con Trường hợp 1: Có thể hai vợ chồng tự thỏa thuận về việc thăm con sao cho hợp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu thăm con và không ảnh hưởng tới cuộc sống của người vợ và con. Trường hợp 2: Nếu không thỏa thuận được bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền như UBND xã, cơ quan thi hành án dân sự để tổ chức thi hành án.Trường hợp không tự nguyện thi hành thì có thể bị cưỡng chế thi hành theo quy định của Luật thi hành án dân sự 2008. Trường hợp 3: Có thể giành lại quyền nuôi con nếu có căn cứ chứng minh người vợ không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. (căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014)
Sau ly hôn Bố được quyền nuôi con dưới 36 tháng khi nào?
Em kinh chào mọi người ạ! Trường hợp của em thì có được nuôi con không ạ? Em mong các luật sư tư vấn giúp em ạ! Em với vợ em quen nhau o bên nước ngoài và cùng về việt nam tô chức cưới nhưng cưới xong vợ em ở nhà còn em lại đi tiếp, và giờ bọn em có 1 cháu mới dk 3thang tuổi . Vk em thì hiện về ngoại ở dưới quê còn nhà e ở trên thành phố vk em công việc chưa có chỉ ở nhà. Còn e thì có một tiệm làm salon tóc thu nhập cũng ổn định và hiện e vẫn làm việc bên nước ngoài tháng thu nhập 80-90triệu! Như vậy sau ly hôn em có đủ điều kiện nuôi con không ạ? Em mong người giup em với ạ!! Em xin cảm ơn nhiều ạ!
Các ông bố nên làm gì để được nuôi con dưới 36 tháng tuổi?
Xem thêm: >>> Toàn bộ thủ tục thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn >>> Lưu ý cần biết khi ly hôn giành quyền nuôi con Về nguyên tắc theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Vậy, có trường hợp nào người chồng được quyền nuôi con trong trường hợp này không? Mời các bạn tham khảo bài viết sau: >>> Các ông bố nên làm gì để được nuôi con dưới 36 tháng tuổi? Theo đó, cũng tại điều 81 quy định có hai cách để người chồng giành quyền nuôi con trong trường hợp này: Cách thứ nhất: Thỏa thuận với vợ để mình có quyền nuôi con. Cách thứ hai: Nếu người vợ không đồng ý theo thỏa thuận, thì có thể gửi đơn ra tòa án có thẩm quyền để được giải quyết yêu cầu giành quyền nuôi con theo quy định. Về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho vợ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều áp dụng như vậy. Do đó, nếu người chồng chứng mình được người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì quyền nuôi con dưới 36 tuổi sẽ do người chồng nuôi dưỡng. Chứng cứ chứng minh người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, có thể là: - Người vợ sau khi ly hôn không có công việc, nơi ở ổn định; - Người vợ ngoại tình và người tình mới của vợ có hành vi cư xử không đúng mực, thường xuyên có hành vi bạo lực làm ảnh hưởng đến điều kiện phát triển của con. - Người vợ có lối sống không lành mạnh, ảnh hưởng đến nếp sống và sự phát triển của con sau này. -... Ngoài điều kiện nêu trên, thì Toà cũng xem xét đến các yếu tố khác về điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần giữa người bố và người mẹ. Bên nào có khả năng tạo điều kiện cho người con phát triển tốt nhất thì toà sẽ giành quyền nuôi con cho bên đó (Căn cứ Điều 81). Theo đó, để giành quyền nuôi con người chồng cần chuẩn bị như sau: Thứ nhất: Chứng cứ chứng minh mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất vượt trội hơn so với vợ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),… dựa trên tình tình kinh tế thực tế của bạn như sau: - Có đủ điều kiện kinh tế đảm bảo để nuôi con không?(thỏa ĐK về thu nhập hàng tháng) - Có đảm bảo để chỗ ở hợp pháp, lâu dài cho con không? (thỏa ĐK về có chỗ ở ổn định) - Có đảm bảo cho con sự phát triển toàn diện cả về tinh thần lẫn thể chất không?(thỏa ĐK có Môi trường sống tốt) - có thời gian để chăm sóc con không? (thỏa ĐK về có thời gian cho con) - Thái độ, nếp sống, ...có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sự phát triển của con không?.... Theo đó, tòa án sẽ xem xét các điều kiện nêu trên và giao quyền nuôi con cho người phù hợp cho sự phát triển của trẻ nhất. Do đó, nếu chồng có điều kiện vượt trội hơn thì sẽ giành được quyền nuôi con. Thứ hai: Chứng cứ chứng minh người chồng có các điều kiện về tinh thần tốt hơn so với người vợ, cụ thể: - Có đủ thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; - Dành tình cảm dành tuyệt đối cho con; - Điều kiện cho con phát triển như: vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha … Như vậy, để giành quyền nuôi con người chồng phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà mình giành được cho con hơn hẳn so với vợ để giành quyền nuôi con theo quy định. Xem chi tiết cách chứng minh về giành quyền nuôi con tại đây.
Xin phép luật sư. Cho tôi hỏi Tôi và vợ tôi lấy nhau đươc gân 4 năm. Hiên tại vợ chồng tôi có 1 đứa con năm nay 3 tuổi . Tôi làm nghề bốc vác lương 10tr . Vợ tôi lam CTY .tháng 5 tr. Chỉ vì 2 vợ ck tôi không hơp nhau trong hoàn cảnh cuộc sống . Thương xuyên cãi vã nhau về Tiền bạc về Tình cảm. Nhưng mà tôi lấy vợ tôi về . Vợ tôi lại không chú toàn được gd không hướng về gd mình ngay ngày chỉ nhà ngoại . Trên hêt. Chông còn k quan tâm .chính vì vậy mà vợ chồng hay cái vã. Mỗi khi cãi vã. Là vợ tôi lại đòi bỏ nhà đi lên ngoại .trong khi vợ tôi bỏ đi ông bà ngoai lại coi như không có chuyện gì. ông ngoại thì cái gì cũng đúng rõ là con mình sai nhưng vẫn cho là đúng. Kẻ cả khi cháu sinh ra tình thương của ông bà ngoại hầu như không có. mẹ thì hơi tý là bỏ con đi . Vậy tôi muôn ly hôn . Quyền nuôi con thuộc về ai Công
tôi muốn hỏi: con tôi sinh ngày 21/11/2018, nay vợ chồng tôi mâu thuẫn muốn ly hôn thì tôi có được quyền nuôi con không? tôi là giáo viên thu nhập ổn định, từ khi cưới nhau và khi sinh con ra vợ tôi là sinh viên không có thu nhập, hoàn toàn là tôi nuôi vợ ăn học và nuôi con, vì khi sinh con vợ tôi không có sữa nuôi con hoàn toàn phải ăn sữa ngoài. Nay vợ tôi đã học xong Đại học nhưng chưa có bằng tốt nghiệp và không có thu nhập, vậy tôi có được quyền nuôi con không ạ?
Bố có được quyền nuôi con khi mẹ có dấu hiệu tâm lý
Chào luật sư. Em có một thắc mắc mong được giải đáp. Hiện vợ chồng em đang có một cháu nhỏ 6 tháng. Trong quá trình hôn nhân tuy được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vật chất, tuy nhiên vợ em luôn luôn cố tình tìm cớ để gây chuyện để ly hôn chồng. Hiện bọn em đang chuẩn bị gửi đơn. Vợ em có dấu hiệu sang chấn tâm lý. Một dạng trầm cảm do quá khứ bị lạm dụng dẫn tới trầm cảm, thậm chí tự nhận mình điên (em có đầy đủ bằng chứng bằng nhật ký, ghi âm video) ngoài ra còn gây chuyện điên khùng trong đêm khuya khi có tranh cãi về sự việc rất nhỏ (dấu hiệu tâm thần) cái này hàng xóm có thể làm chứng. Vợ em hiện không có công việc làm từ 2 năm nay. Em đang đi làm ca buổi chiểu từ 15h-19h tối thu thập 10-12tr ổn định hàng tháng. Vậy trong trường hợp này em có thể được quyền nuôi con không ạ hoặc sử dụng quyền nuôi con khi tâm lý cũng như các điều kiện khác để nuôi con của vợ không đảm bảo. Em cảm ơn ạ
Ly hôn và muốn giành quyền nuôi con
Cho em hỏi bé lớn nhà em 4 tuổi, bé nhỏ 2 tuổi. Nếu ly hôn em có được nuôi cả 2 không ạ, em là mẹ, chồng em ham cờ bạc, hay đánh em
Điều kiện để bố được quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn
Có vẻ như chủ đề “Bố nuôi con” hay “Gà trống nuôi con” là chủ đề được giới trẻ quan tâm hiện nay, khi mà cứ cách vài ngày mình lại thấy có người vào Dân Luật hỏi, thế nhưng đến nay vẫn còn nhiều người chưa rõ tường tận nội dung này. Do vậy, mình viết bài này để giải đáp cho các bạn về những điều kiện bố được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn. Về bản chất, khi mối quan hệ hôn nhân bị đổ vỡ, đường ai nấy đi, thì mẹ nuôi con vẫn tốt hơn so với bố nuôi con, điều này hoàn toàn phù hợp với yếu tố tự nhiên và sinh học. Song, đó chỉ là phổ biến đa số, trên thực tế, vẫn có những trường hợp mẹ nuôi con không bằng bố nuôi con, do vậy mà Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định 2 điều kiện để bố được quyền nuôi con (khác với những trường hợp phổ biến), khi 1 trong 2 điều kiện thỏa mãn thì bố được quyền nuôi con. Điều kiện 1: Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tại điều kiện này, cần phải hiểu rằng, người mẹ không đủ điều kiện về tài chính hoặc không đủ điều kiện về tư cách hoặc không đủ điều kiện cả về tài chính và tư cách để có thể nuôi con. Nếu người mẹ không đủ khả năng về tài chính để tự lo cho bản thân thì khó có thể trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con một cách tốt nhất được. Còn người mẹ không đủ điều kiện về tư cách, nghĩa là không phải là một người tốt, là người phạm tội hay không thể làm gương tốt cho con trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con. Để chứng minh điều kiện này, bố (người chồng) cần phải chuẩn bị các tài liệu liên quan, bao gồm: - Nơi làm việc của người mẹ (vợ) - Thu nhập hàng tháng của người mẹ (vợ) - Các hình ảnh, video chứng minh người mẹ (vợ) không đủ điều kiện về tư cách. Điều kiện 2: Bố mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Đây được xem là điều kiện khó có thể xác định cụ thể, nó tương tự như quy định các trường hợp khác vậy. Bố mẹ có thỏa thuận khác, nhưng thế nào được đánh giá là phù hợp với lợi ích của con? Phù hợp với lợi ích của con được đánh giá đứng trên góc độ của con, hay của quan tòa, bố, mẹ? Bởi thực tế có nhiều trường hợp, đối với quan tòa, bố, mẹ sự quyết định đó là tốt, nhưng với chính bản thân người con và cảm nhận của chúng thì không phù hợp với lợi ích của chúng. Đây là điểm thiếu minh bạch của quy định pháp luật cần được làm rõ trong thời gian tới. P/S: Trường hợp bố mẹ giành quyền nuôi con là thường thấy, nhưng nếu bố mẹ thỏa thuận không ai chịu nuôi thì con sẽ do ai nuôi? Đây là câu hỏi thêm trong bài viết này, mong các bạn giải đáp.
Làm sao khi vợ không cho thăm con sau ly hôn?
Cha và con - Hình minh họa Sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, quyền nghĩa vụ, trách nhiệm của bạn và con thì không thay đổi sau ly hôn. Xử lý ra sao nếu trường hợp người vợ ngăn cản việc thăm con sau ly hôn? Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định về quyền thăm con sau khi ly hôn: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở” Như vậy, trường hợp người vợ ngăn cản và không cho người chồng thăm con là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này được coi là hành vi bạo lực lực gia đình theo điểm d khoản 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2008: “Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình 1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: ..... Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;” Do vậy, hành vi không cho thăm con sau ly hôn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. (Căn cứ theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP). Dựa trên những quy định pháp luật trên, có thể thấy hành vi ngăn cản và không cho phép thăm con là hành vi vi phạm phạm pháp luật. Vì vậy bạn có thể giải quyết tình huống trên như sau: Hướng dẫn xử lý khi vợ không cho thăm con Trường hợp 1: Có thể hai vợ chồng tự thỏa thuận về việc thăm con sao cho hợp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu thăm con và không ảnh hưởng tới cuộc sống của người vợ và con. Trường hợp 2: Nếu không thỏa thuận được bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền như UBND xã, cơ quan thi hành án dân sự để tổ chức thi hành án.Trường hợp không tự nguyện thi hành thì có thể bị cưỡng chế thi hành theo quy định của Luật thi hành án dân sự 2008. Trường hợp 3: Có thể giành lại quyền nuôi con nếu có căn cứ chứng minh người vợ không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. (căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014)
Sau ly hôn Bố được quyền nuôi con dưới 36 tháng khi nào?
Em kinh chào mọi người ạ! Trường hợp của em thì có được nuôi con không ạ? Em mong các luật sư tư vấn giúp em ạ! Em với vợ em quen nhau o bên nước ngoài và cùng về việt nam tô chức cưới nhưng cưới xong vợ em ở nhà còn em lại đi tiếp, và giờ bọn em có 1 cháu mới dk 3thang tuổi . Vk em thì hiện về ngoại ở dưới quê còn nhà e ở trên thành phố vk em công việc chưa có chỉ ở nhà. Còn e thì có một tiệm làm salon tóc thu nhập cũng ổn định và hiện e vẫn làm việc bên nước ngoài tháng thu nhập 80-90triệu! Như vậy sau ly hôn em có đủ điều kiện nuôi con không ạ? Em mong người giup em với ạ!! Em xin cảm ơn nhiều ạ!
Các ông bố nên làm gì để được nuôi con dưới 36 tháng tuổi?
Xem thêm: >>> Toàn bộ thủ tục thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn >>> Lưu ý cần biết khi ly hôn giành quyền nuôi con Về nguyên tắc theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Vậy, có trường hợp nào người chồng được quyền nuôi con trong trường hợp này không? Mời các bạn tham khảo bài viết sau: >>> Các ông bố nên làm gì để được nuôi con dưới 36 tháng tuổi? Theo đó, cũng tại điều 81 quy định có hai cách để người chồng giành quyền nuôi con trong trường hợp này: Cách thứ nhất: Thỏa thuận với vợ để mình có quyền nuôi con. Cách thứ hai: Nếu người vợ không đồng ý theo thỏa thuận, thì có thể gửi đơn ra tòa án có thẩm quyền để được giải quyết yêu cầu giành quyền nuôi con theo quy định. Về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho vợ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều áp dụng như vậy. Do đó, nếu người chồng chứng mình được người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì quyền nuôi con dưới 36 tuổi sẽ do người chồng nuôi dưỡng. Chứng cứ chứng minh người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, có thể là: - Người vợ sau khi ly hôn không có công việc, nơi ở ổn định; - Người vợ ngoại tình và người tình mới của vợ có hành vi cư xử không đúng mực, thường xuyên có hành vi bạo lực làm ảnh hưởng đến điều kiện phát triển của con. - Người vợ có lối sống không lành mạnh, ảnh hưởng đến nếp sống và sự phát triển của con sau này. -... Ngoài điều kiện nêu trên, thì Toà cũng xem xét đến các yếu tố khác về điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần giữa người bố và người mẹ. Bên nào có khả năng tạo điều kiện cho người con phát triển tốt nhất thì toà sẽ giành quyền nuôi con cho bên đó (Căn cứ Điều 81). Theo đó, để giành quyền nuôi con người chồng cần chuẩn bị như sau: Thứ nhất: Chứng cứ chứng minh mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất vượt trội hơn so với vợ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),… dựa trên tình tình kinh tế thực tế của bạn như sau: - Có đủ điều kiện kinh tế đảm bảo để nuôi con không?(thỏa ĐK về thu nhập hàng tháng) - Có đảm bảo để chỗ ở hợp pháp, lâu dài cho con không? (thỏa ĐK về có chỗ ở ổn định) - Có đảm bảo cho con sự phát triển toàn diện cả về tinh thần lẫn thể chất không?(thỏa ĐK có Môi trường sống tốt) - có thời gian để chăm sóc con không? (thỏa ĐK về có thời gian cho con) - Thái độ, nếp sống, ...có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sự phát triển của con không?.... Theo đó, tòa án sẽ xem xét các điều kiện nêu trên và giao quyền nuôi con cho người phù hợp cho sự phát triển của trẻ nhất. Do đó, nếu chồng có điều kiện vượt trội hơn thì sẽ giành được quyền nuôi con. Thứ hai: Chứng cứ chứng minh người chồng có các điều kiện về tinh thần tốt hơn so với người vợ, cụ thể: - Có đủ thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; - Dành tình cảm dành tuyệt đối cho con; - Điều kiện cho con phát triển như: vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha … Như vậy, để giành quyền nuôi con người chồng phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà mình giành được cho con hơn hẳn so với vợ để giành quyền nuôi con theo quy định. Xem chi tiết cách chứng minh về giành quyền nuôi con tại đây.
Xin phép luật sư. Cho tôi hỏi Tôi và vợ tôi lấy nhau đươc gân 4 năm. Hiên tại vợ chồng tôi có 1 đứa con năm nay 3 tuổi . Tôi làm nghề bốc vác lương 10tr . Vợ tôi lam CTY .tháng 5 tr. Chỉ vì 2 vợ ck tôi không hơp nhau trong hoàn cảnh cuộc sống . Thương xuyên cãi vã nhau về Tiền bạc về Tình cảm. Nhưng mà tôi lấy vợ tôi về . Vợ tôi lại không chú toàn được gd không hướng về gd mình ngay ngày chỉ nhà ngoại . Trên hêt. Chông còn k quan tâm .chính vì vậy mà vợ chồng hay cái vã. Mỗi khi cãi vã. Là vợ tôi lại đòi bỏ nhà đi lên ngoại .trong khi vợ tôi bỏ đi ông bà ngoai lại coi như không có chuyện gì. ông ngoại thì cái gì cũng đúng rõ là con mình sai nhưng vẫn cho là đúng. Kẻ cả khi cháu sinh ra tình thương của ông bà ngoại hầu như không có. mẹ thì hơi tý là bỏ con đi . Vậy tôi muôn ly hôn . Quyền nuôi con thuộc về ai Công
tôi muốn hỏi: con tôi sinh ngày 21/11/2018, nay vợ chồng tôi mâu thuẫn muốn ly hôn thì tôi có được quyền nuôi con không? tôi là giáo viên thu nhập ổn định, từ khi cưới nhau và khi sinh con ra vợ tôi là sinh viên không có thu nhập, hoàn toàn là tôi nuôi vợ ăn học và nuôi con, vì khi sinh con vợ tôi không có sữa nuôi con hoàn toàn phải ăn sữa ngoài. Nay vợ tôi đã học xong Đại học nhưng chưa có bằng tốt nghiệp và không có thu nhập, vậy tôi có được quyền nuôi con không ạ?
Bố có được quyền nuôi con khi mẹ có dấu hiệu tâm lý
Chào luật sư. Em có một thắc mắc mong được giải đáp. Hiện vợ chồng em đang có một cháu nhỏ 6 tháng. Trong quá trình hôn nhân tuy được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vật chất, tuy nhiên vợ em luôn luôn cố tình tìm cớ để gây chuyện để ly hôn chồng. Hiện bọn em đang chuẩn bị gửi đơn. Vợ em có dấu hiệu sang chấn tâm lý. Một dạng trầm cảm do quá khứ bị lạm dụng dẫn tới trầm cảm, thậm chí tự nhận mình điên (em có đầy đủ bằng chứng bằng nhật ký, ghi âm video) ngoài ra còn gây chuyện điên khùng trong đêm khuya khi có tranh cãi về sự việc rất nhỏ (dấu hiệu tâm thần) cái này hàng xóm có thể làm chứng. Vợ em hiện không có công việc làm từ 2 năm nay. Em đang đi làm ca buổi chiểu từ 15h-19h tối thu thập 10-12tr ổn định hàng tháng. Vậy trong trường hợp này em có thể được quyền nuôi con không ạ hoặc sử dụng quyền nuôi con khi tâm lý cũng như các điều kiện khác để nuôi con của vợ không đảm bảo. Em cảm ơn ạ
Ly hôn và muốn giành quyền nuôi con
Cho em hỏi bé lớn nhà em 4 tuổi, bé nhỏ 2 tuổi. Nếu ly hôn em có được nuôi cả 2 không ạ, em là mẹ, chồng em ham cờ bạc, hay đánh em
Điều kiện để bố được quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn
Có vẻ như chủ đề “Bố nuôi con” hay “Gà trống nuôi con” là chủ đề được giới trẻ quan tâm hiện nay, khi mà cứ cách vài ngày mình lại thấy có người vào Dân Luật hỏi, thế nhưng đến nay vẫn còn nhiều người chưa rõ tường tận nội dung này. Do vậy, mình viết bài này để giải đáp cho các bạn về những điều kiện bố được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn. Về bản chất, khi mối quan hệ hôn nhân bị đổ vỡ, đường ai nấy đi, thì mẹ nuôi con vẫn tốt hơn so với bố nuôi con, điều này hoàn toàn phù hợp với yếu tố tự nhiên và sinh học. Song, đó chỉ là phổ biến đa số, trên thực tế, vẫn có những trường hợp mẹ nuôi con không bằng bố nuôi con, do vậy mà Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định 2 điều kiện để bố được quyền nuôi con (khác với những trường hợp phổ biến), khi 1 trong 2 điều kiện thỏa mãn thì bố được quyền nuôi con. Điều kiện 1: Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tại điều kiện này, cần phải hiểu rằng, người mẹ không đủ điều kiện về tài chính hoặc không đủ điều kiện về tư cách hoặc không đủ điều kiện cả về tài chính và tư cách để có thể nuôi con. Nếu người mẹ không đủ khả năng về tài chính để tự lo cho bản thân thì khó có thể trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con một cách tốt nhất được. Còn người mẹ không đủ điều kiện về tư cách, nghĩa là không phải là một người tốt, là người phạm tội hay không thể làm gương tốt cho con trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con. Để chứng minh điều kiện này, bố (người chồng) cần phải chuẩn bị các tài liệu liên quan, bao gồm: - Nơi làm việc của người mẹ (vợ) - Thu nhập hàng tháng của người mẹ (vợ) - Các hình ảnh, video chứng minh người mẹ (vợ) không đủ điều kiện về tư cách. Điều kiện 2: Bố mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Đây được xem là điều kiện khó có thể xác định cụ thể, nó tương tự như quy định các trường hợp khác vậy. Bố mẹ có thỏa thuận khác, nhưng thế nào được đánh giá là phù hợp với lợi ích của con? Phù hợp với lợi ích của con được đánh giá đứng trên góc độ của con, hay của quan tòa, bố, mẹ? Bởi thực tế có nhiều trường hợp, đối với quan tòa, bố, mẹ sự quyết định đó là tốt, nhưng với chính bản thân người con và cảm nhận của chúng thì không phù hợp với lợi ích của chúng. Đây là điểm thiếu minh bạch của quy định pháp luật cần được làm rõ trong thời gian tới. P/S: Trường hợp bố mẹ giành quyền nuôi con là thường thấy, nhưng nếu bố mẹ thỏa thuận không ai chịu nuôi thì con sẽ do ai nuôi? Đây là câu hỏi thêm trong bài viết này, mong các bạn giải đáp.