Khỏa thân chụp ảnh trên đường bị phạt bao nhiêu tiền?
Mới đây, MXH “nóng mắt” với hình ảnh được cắt ra từ một video clip với nội dung một người phụ nữ khỏa thân trên tuyến đường có nhiều người qua lại để chụp ảnh. (1) Khỏa thân giữa đường để...chụp ảnh Ngày 20/8, mạng xã hội xôn xao trước hình ảnh một nhóm người tổ chức chụp ảnh khỏa thân ngay trên đường phố. Theo thông tin từ người dân, sự việc diễn ra trên đường Mỹ Phước Tân Vạn, đoạn qua xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Vào sáng ngày 20/8/2024, một nhóm gồm 04 người, trong đó có 02 nam và 02 nữ, đã thực hiện buổi chụp hình tại khu vực này, với hai người nam đảm nhiệm việc cầm máy ảnh. Một cô gái trong nhóm đã khỏa thân và tạo dáng trên vỉa hè để hai người nam chụp hình. Đáng nói hơn, đoạn đường Phước Tân Vạn, đoạn qua xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương là tuyến đường đông người và xe qua lại, không ít người lưu thông trên đường ngày hôm đó đã thấy cảnh tượng trên. Những hình ảnh và video về sự việc nhanh chóng lan truyền trên mạng, gây bức xúc trong cộng đồng. Nhiều người cho rằng hành vi này không phù hợp với thuần phong mỹ tục và mang tính phản cảm. Hiện tại, các cơ quan chức năng thuộc UBND huyện Bàu Bàng đã nắm bắt thông tin và đang tiến hành xác minh làm rõ vụ việc. (2) Khỏa thân chụp ảnh trên đường bị phạt bao nhiêu tiền? Trước đây, Điều 10 Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh, với hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng. Tuy nhiên, Nghị định 73/2010/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 167/2013/NĐ-CP, sau đó tiếp tục được thay thế bằng Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Trong hai Nghị định này, không còn quy định xử phạt hành chính đối với hành vi không mặc quần áo hoặc khỏa thân nơi công cộng. Mặc dù chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt hành vi khỏa thân nơi công cộng, nhưng theo điểm e khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khiêu dâm, kích dục nơi công cộng, với mức phạt tiền từ 5 triệu đến 8 triệu đồng nếu hành vi khỏa thân được xác định là khiêu dâm hoặc kích dục. Ngoài ra, nếu có hành vi đăng tải hình ảnh khỏa thân nơi công cộng lên mạng xã hội, theo quy định tại khoản 4 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính từ 15 đến 25 triệu đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ hoặc sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung dâm ô, đồi trụy, trái với đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Cách kiểm tra sim dưới tên mình? Trường hợp nào bị xử phạt vì sim "rác"?
Hiện nay, việc các thông tin cá nhân của người dân bị rao bán như một món hàng đã không còn xa lạ, từ đó dẫn đến tình trạng, một số người lợi dụng các thông tin trên đăng kí vào các sim có sẵn, biến chúng thành sim "rác". Vậy có cách nào để ta kiểm tra có bao nhiêu sim đã được đăng kí dưới tên mình. Và nếu vô tình có thì mình có bị xử phạt không? 1. Cách kiểm tra sim có đăng ký với tên của mình không? Căn cứ Nghị định số 81/2016/NĐ-CP, quy định về điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông - Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được thực hiện trên cơ sở hợp đồng, điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được giao kết giữa doanh nghiệp viễn thông với người sử dụng dịch vụ viễn thông. - Hợp đồng, điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do đó, theo pháp luật, người dân sử dụng sim đăng ký dịch vụ viễn thông bắt buộc phải đăng ký theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, như đã đề cập, do thông tin cá nhân của người dùng hiện nay bị đánh cắp dễ dàng, một số kẻ xấu đã lợi dụng thông tin ấy để đăng ký sim không chính chủ. Do đó, để kiểm tra bạn thông tin của bạn có đang được đăng ký tại các sim của nhà mạng hay không, hãy làm các bước sau đây: Bước 1: soạn tin nhắn TTTB số giấy tờ ( số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân) và gửi tới 1414. Bước 2: Kiểm tra xem thông tin trên thông báo gửi về. Lưu ý: Đầu tiên, đây là tin nhắn hoàn toàn miễn phí. Thứ hai, nhà mạng sẽ trả tên của bạn kèm danh cách các số thuê bao đã đăng ký từ nhà mạng đó. Thứ ba, bạn cũng chỉ có thể tra cứu từ nhà mạng đang sử dụng, không thể kiểm tra từ các mạng khác. Ý nghĩa của việc làm trên giúp bạn biết được thông tin của mình đang được sử dụng cho những số thuê bao nào khác trong cùng một nhà mạng. Trong trường hợp thấy có thuê bao "lạ", hoặc thông tin cá nhân không đúng, bạn có thể liên hệ tổng đài để yêu cầu thay đổi và xử lý. 2. Sự phiền toái của sim “rác’ Việc sim rác được sử dụng hàng loạt trên thị trường với giá cực rẻ đã trở thành phương tiện của các đối tượng xấu với những hành vi cực kì ranh ma: Thứ nhất, bạn có thể bị “Spam” cuộc gọi đến mức khủng hoảng. Như đã nói, với việc thông tin của bạn đã bị bán, bạn sẽ trở thành “con mồi” của các Tele sale trong bất cứ ngành nghề nào. Thứ hai, bạn có thể đứng trước nguy cơ bị lừa đảo qua điện thoại. Những tin nhắn, cuộc gọi về những nội dung như “đòi nợ”, “xử phạt vi phạm giao thông giả mạo” đều là từ sim rác mà ra. Thứ ba, chính bạn còn có thể đối mặt với pháp luật vì sim “rác” mang thông tin của bạn khi chúng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó cho thấy, sim “rác” thật sự là một vấn nạn đau nhói và cần được giải quyết mạnh tay. 3. Bị xử phạt vì sim “rác”? Căn cứ khoản 7 Điều 30 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, quy định về hành vi mua bán sim đã được nhập sẵn thông tin (sim rác): Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Bán sim thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; + Bán, lưu thông trên thị trường sim thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động cho sim thuê bao nhưng chưa thực hiện hoặc chưa hoàn thành việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; + Mua bán, trao đổi hoặc sử dụng sim đa năng, thiết bị có chức năng kích hoạt sẵn dịch vụ cho sim thuê bao không cần phải bẻ sim để nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước cho sim thuê bao. Như vậy, những trường hợp cố tình lợi dụng các thông tin của người dân để mua bán, trao đổi sim “rác” sẽ có thể bị phạt từ 30 triệu - 40 triệu đồng. Đối với người chủ tài khoản “vô tình” bị lấy cắp thông tin cũng tìm ẩn những rắc rối nhất định. Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có quy định: - Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. - Mức phạt nặng nhất của tội này có thể lên đến tù chung thân. Sở dĩ đề cập vấn đề trên là bởi sim “rác” quá nhiều, có thể được sử dụng cho muôn vàn hoạt động khác nhau. Nếu chẳng may, sim “rác” được đăng ký bởi thông tin của bạn được sử dụng để lừa đảo hay thực hiện các hành vi phạm pháp khác, vô tình bạn sẽ bị kéo vào những rắc rối pháp lý, rất mất thời gian và công sức. Tổng kết lại, thay vì ngồi chờ rắc rối tìm đến, chúng ta hãy cố gắng ngăn chặn mọi cơ hội trục lợi từ sim “rác” bằng cách kiểm tra thông tin và sim điện thoại của chính mình. Bên cạnh đó, hiểu luật và biết luật để tránh các trường hợp bị phạt tiền oan uổng vì sim “rác”.
Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá vào phòng xử án bị xử phạt đến 15 triệu đồng?
Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án là hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp làm cản trở hoạt động tố tụng; mức phạt hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này được quy định như thế nào Vi phạm nội quy phiên tòa Cụ thể, Theo Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nội quy phiên tòa - Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án. - Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa. - Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án. Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố. Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày ý kiến phải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi trình bày ý kiến, khi được hỏi. Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi. - Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép. - Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa. - Trường hợp người vi phạm nội quy phiên tòa sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 467 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 + Người vi phạm nội quy phiên tòa thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. + Chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định buộc người vi phạm rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính. Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa hoặc người có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa thi hành quyết định của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính người gây rối trật tự phiên tòa. - Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Hội đồng xét xử có quyền khởi tố vụ án hình sự. Mức phạt đối với hành vi Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án Theo Điểm a Khoản 4 Điều 23 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng Theo Điểm c Khoản 6 Điều 23 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án Theo Khoản 3, 4 Điều 25 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao và Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương có quyền phạt tiền đến 40.000.000 đồng Vậy người vi phạm nội quy phiên tòa thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Khỏa thân chụp ảnh trên đường bị phạt bao nhiêu tiền?
Mới đây, MXH “nóng mắt” với hình ảnh được cắt ra từ một video clip với nội dung một người phụ nữ khỏa thân trên tuyến đường có nhiều người qua lại để chụp ảnh. (1) Khỏa thân giữa đường để...chụp ảnh Ngày 20/8, mạng xã hội xôn xao trước hình ảnh một nhóm người tổ chức chụp ảnh khỏa thân ngay trên đường phố. Theo thông tin từ người dân, sự việc diễn ra trên đường Mỹ Phước Tân Vạn, đoạn qua xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Vào sáng ngày 20/8/2024, một nhóm gồm 04 người, trong đó có 02 nam và 02 nữ, đã thực hiện buổi chụp hình tại khu vực này, với hai người nam đảm nhiệm việc cầm máy ảnh. Một cô gái trong nhóm đã khỏa thân và tạo dáng trên vỉa hè để hai người nam chụp hình. Đáng nói hơn, đoạn đường Phước Tân Vạn, đoạn qua xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương là tuyến đường đông người và xe qua lại, không ít người lưu thông trên đường ngày hôm đó đã thấy cảnh tượng trên. Những hình ảnh và video về sự việc nhanh chóng lan truyền trên mạng, gây bức xúc trong cộng đồng. Nhiều người cho rằng hành vi này không phù hợp với thuần phong mỹ tục và mang tính phản cảm. Hiện tại, các cơ quan chức năng thuộc UBND huyện Bàu Bàng đã nắm bắt thông tin và đang tiến hành xác minh làm rõ vụ việc. (2) Khỏa thân chụp ảnh trên đường bị phạt bao nhiêu tiền? Trước đây, Điều 10 Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh, với hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng. Tuy nhiên, Nghị định 73/2010/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 167/2013/NĐ-CP, sau đó tiếp tục được thay thế bằng Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Trong hai Nghị định này, không còn quy định xử phạt hành chính đối với hành vi không mặc quần áo hoặc khỏa thân nơi công cộng. Mặc dù chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt hành vi khỏa thân nơi công cộng, nhưng theo điểm e khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khiêu dâm, kích dục nơi công cộng, với mức phạt tiền từ 5 triệu đến 8 triệu đồng nếu hành vi khỏa thân được xác định là khiêu dâm hoặc kích dục. Ngoài ra, nếu có hành vi đăng tải hình ảnh khỏa thân nơi công cộng lên mạng xã hội, theo quy định tại khoản 4 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính từ 15 đến 25 triệu đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ hoặc sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung dâm ô, đồi trụy, trái với đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Cách kiểm tra sim dưới tên mình? Trường hợp nào bị xử phạt vì sim "rác"?
Hiện nay, việc các thông tin cá nhân của người dân bị rao bán như một món hàng đã không còn xa lạ, từ đó dẫn đến tình trạng, một số người lợi dụng các thông tin trên đăng kí vào các sim có sẵn, biến chúng thành sim "rác". Vậy có cách nào để ta kiểm tra có bao nhiêu sim đã được đăng kí dưới tên mình. Và nếu vô tình có thì mình có bị xử phạt không? 1. Cách kiểm tra sim có đăng ký với tên của mình không? Căn cứ Nghị định số 81/2016/NĐ-CP, quy định về điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông - Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được thực hiện trên cơ sở hợp đồng, điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được giao kết giữa doanh nghiệp viễn thông với người sử dụng dịch vụ viễn thông. - Hợp đồng, điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do đó, theo pháp luật, người dân sử dụng sim đăng ký dịch vụ viễn thông bắt buộc phải đăng ký theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, như đã đề cập, do thông tin cá nhân của người dùng hiện nay bị đánh cắp dễ dàng, một số kẻ xấu đã lợi dụng thông tin ấy để đăng ký sim không chính chủ. Do đó, để kiểm tra bạn thông tin của bạn có đang được đăng ký tại các sim của nhà mạng hay không, hãy làm các bước sau đây: Bước 1: soạn tin nhắn TTTB số giấy tờ ( số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân) và gửi tới 1414. Bước 2: Kiểm tra xem thông tin trên thông báo gửi về. Lưu ý: Đầu tiên, đây là tin nhắn hoàn toàn miễn phí. Thứ hai, nhà mạng sẽ trả tên của bạn kèm danh cách các số thuê bao đã đăng ký từ nhà mạng đó. Thứ ba, bạn cũng chỉ có thể tra cứu từ nhà mạng đang sử dụng, không thể kiểm tra từ các mạng khác. Ý nghĩa của việc làm trên giúp bạn biết được thông tin của mình đang được sử dụng cho những số thuê bao nào khác trong cùng một nhà mạng. Trong trường hợp thấy có thuê bao "lạ", hoặc thông tin cá nhân không đúng, bạn có thể liên hệ tổng đài để yêu cầu thay đổi và xử lý. 2. Sự phiền toái của sim “rác’ Việc sim rác được sử dụng hàng loạt trên thị trường với giá cực rẻ đã trở thành phương tiện của các đối tượng xấu với những hành vi cực kì ranh ma: Thứ nhất, bạn có thể bị “Spam” cuộc gọi đến mức khủng hoảng. Như đã nói, với việc thông tin của bạn đã bị bán, bạn sẽ trở thành “con mồi” của các Tele sale trong bất cứ ngành nghề nào. Thứ hai, bạn có thể đứng trước nguy cơ bị lừa đảo qua điện thoại. Những tin nhắn, cuộc gọi về những nội dung như “đòi nợ”, “xử phạt vi phạm giao thông giả mạo” đều là từ sim rác mà ra. Thứ ba, chính bạn còn có thể đối mặt với pháp luật vì sim “rác” mang thông tin của bạn khi chúng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó cho thấy, sim “rác” thật sự là một vấn nạn đau nhói và cần được giải quyết mạnh tay. 3. Bị xử phạt vì sim “rác”? Căn cứ khoản 7 Điều 30 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, quy định về hành vi mua bán sim đã được nhập sẵn thông tin (sim rác): Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Bán sim thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; + Bán, lưu thông trên thị trường sim thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động cho sim thuê bao nhưng chưa thực hiện hoặc chưa hoàn thành việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; + Mua bán, trao đổi hoặc sử dụng sim đa năng, thiết bị có chức năng kích hoạt sẵn dịch vụ cho sim thuê bao không cần phải bẻ sim để nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước cho sim thuê bao. Như vậy, những trường hợp cố tình lợi dụng các thông tin của người dân để mua bán, trao đổi sim “rác” sẽ có thể bị phạt từ 30 triệu - 40 triệu đồng. Đối với người chủ tài khoản “vô tình” bị lấy cắp thông tin cũng tìm ẩn những rắc rối nhất định. Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có quy định: - Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. - Mức phạt nặng nhất của tội này có thể lên đến tù chung thân. Sở dĩ đề cập vấn đề trên là bởi sim “rác” quá nhiều, có thể được sử dụng cho muôn vàn hoạt động khác nhau. Nếu chẳng may, sim “rác” được đăng ký bởi thông tin của bạn được sử dụng để lừa đảo hay thực hiện các hành vi phạm pháp khác, vô tình bạn sẽ bị kéo vào những rắc rối pháp lý, rất mất thời gian và công sức. Tổng kết lại, thay vì ngồi chờ rắc rối tìm đến, chúng ta hãy cố gắng ngăn chặn mọi cơ hội trục lợi từ sim “rác” bằng cách kiểm tra thông tin và sim điện thoại của chính mình. Bên cạnh đó, hiểu luật và biết luật để tránh các trường hợp bị phạt tiền oan uổng vì sim “rác”.
Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá vào phòng xử án bị xử phạt đến 15 triệu đồng?
Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án là hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp làm cản trở hoạt động tố tụng; mức phạt hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này được quy định như thế nào Vi phạm nội quy phiên tòa Cụ thể, Theo Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nội quy phiên tòa - Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án. - Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa. - Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án. Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố. Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày ý kiến phải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi trình bày ý kiến, khi được hỏi. Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi. - Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép. - Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa. - Trường hợp người vi phạm nội quy phiên tòa sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 467 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 + Người vi phạm nội quy phiên tòa thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. + Chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định buộc người vi phạm rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính. Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa hoặc người có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa thi hành quyết định của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính người gây rối trật tự phiên tòa. - Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Hội đồng xét xử có quyền khởi tố vụ án hình sự. Mức phạt đối với hành vi Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án Theo Điểm a Khoản 4 Điều 23 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng Theo Điểm c Khoản 6 Điều 23 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án Theo Khoản 3, 4 Điều 25 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao và Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương có quyền phạt tiền đến 40.000.000 đồng Vậy người vi phạm nội quy phiên tòa thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.