Các khoản hỗ trợ, phụ cấp được hưởng khi tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở ?
Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở bao gồm những ai? Người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được hưởng chính sách gì khi bị ốm đau, tai nạn, bị thương? Điều kiện và mức hưởng như thế nào? (1) Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bao gồm những ai? Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (khoản 2 điều 2 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023). Theo khoản 1 Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. (2) Người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được hưởng chính sách gì khi bị ốm đau, tai nạn, bị thương? Theo Điều 24 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định về chế độ, chính sách đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ như sau: - Người đã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thì được chi trả chế độ từ quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. - Người chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. - Người chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. - Người bị thương, chết khi thực hiện nhiệm vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra người thuộc lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở mà chết trong lúc làm nhiệm vụ sẽ được xem xét hưởng các chế độ của thương binh, liệt sỹ, người thân của người chết sẽ được nhận các khoản trợ cấp xã hội. (3) Mức hưởng, điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 40/2024/NĐ-CP, các trường hợp người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không được hưởng chính sách hỗ trợ, chế độ trợ cấp khi ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ bao gồm: - Không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 40/2024/NĐ-CP - Cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; - Tai nạn do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ; - Tai nạn do sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, chất hướng thần, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác theo quy định của pháp luật. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở khi bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương không thuộc các trường hợp trên sẽ được hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ, cụ thể: Khi người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương Điều kiện Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định. (khoản 1 Điều 5 Nghị định 40/2024/NĐ-CP) Mức hỗ trợ Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày trong thời gian điều trị nội trú đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định (khoản 3 Điều 5 Nghị định 40/2024/NĐ-CP) Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị tai nạn, chết được hưởng chế độ trợ cấp như sau: Điều kiện Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định: - Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ; - Trong khoảng thời gian và tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi thực hiện nhiệm vụ. Mức hưởng Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 40/2024/NĐ-CP, mức hưởng của người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị tại nạn, chết như sau: - Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày, kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; - Trường hợp tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Như vậy, người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được hưởng các chính sách hỗ trợ, chế độ trợ cấp khi bị ốm đau, tai nạn, bị thương, chết trong khi làm nhiệm vụ trừ các trường hợp không được hưởng chính sách, chế độ trong khoản 2 Điều 5 Nghị định 40/2024/NĐ-CPP. Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
Đi xe khách bị tai nạn được quyền yêu cầu ai bồi thường?
Căn cứ Điều 522 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Hợp đồng vận chuyển hành khách như sau: “Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.” Khách hàng khi lên xe khách để di chuyển thì hai bên giữa khách hàng và nhà xe đã xác lập hợp đồng vận chuyển hành khách. Hợp đồng này có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể (Khoản 1 Điều 523 Bộ luật dân sự 2015). Theo đó, bên vận chuyển phải có nghĩa vụ: Điều 524 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Nghĩa vụ của bên vận chuyển như sau: “1. Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải. …” Như vậy, nghĩa vụ của chủ xe là chuyên chở hành khách một các an toàn do đó đối với trường hợp hành khách đi xe gặp tai nạn là một phần nghĩa vụ của chủ xe do đó chủ sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: “Điều 528. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường”. Tuy nhiên, về các khoản được yêu cầu bồi thường trong hợp đồng hiện nay vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể chỉ có thể áp dụng pháp luật tương tự như đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bị tai nạn, cần làm gì để được bồi thường?
Tai nạn là rủi ro, là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, do vậy, các loại bảo hiểm mới ra đời, là để chia sẻ rủi ro của một người hay số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro. Vậy khi lỡ bị tai nạn, bạn cần làm gì để được bồi thường? Đầu tiên, bạn cần kiểm tra lại, mình đã tham gia các loại bảo hiểm nào? Xác định đó là tai nạn nào? Tùy vào loại hình bảo hiểm bạn tham gia mà cần chuẩn bị các loại giấy tờ phù hợp. 1. Bảo hiểm xe máy, ô tô (còn gọi là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới) Bao gồm: Thứ nhất, tài liệu liên quan đến xe, lái xe - Giấy đăng ký xe. - Giấy phép lái xe. - Giấy CMND, thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe. - Giấy chứng nhận bảo hiểm. Tất cả đều là bản sao có xác nhận của DN bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính. Thứ hai, tài liệu chứng minh thiệt hại về người - Giấy chứng thương. - Giấy ra viện. - Giấy chứng nhận phẫu thuật. - Hồ sơ bệnh án. - Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong). Tất cả đều là bản sao có xác nhận của cơ sở y tế hoặc của DN bảo hiểm và tùy mức thiệt hại về người mà nộp một hoặc một số tài liệu nêu trên. Thứ ba, tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản - Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do DN bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của DN bảo hiểm. - Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của DN bảo hiểm. Thứ tư, tài liệu liên quan đến vụ tai nạn - Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn - Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có). - Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn - Thông báo sơ bộ kết quả Điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông - Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có). Lưu ý: Các tài liệu trên phải của cơ quan có thẩm quyền. Thứ năm, nếu không có tài liệu về vụ tai nạn và thiệt hại xảy ra ước tính dưới 10 triệu đồng thì phải có các tài liệu liên quan đến xe, lái xe, người và tài sản cùng các tài liệu sau: - Biên bản xác minh vụ tai nạn giữa DN bảo hiểm và chủ xe cơ giới có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra tai nạn. Biên bản xác minh vụ tai nạn phải có các nội dung sau: Thời gian, địa Điểm xảy ra tai nạn; thông tin do chủ xe cơ giới hoặc lái xe gây tai nạn, nạn nhân hoặc đại diện của nạn nhân, các nhân chứng tại địa Điểm xảy ra tai nạn (nếu có) cung cấp. Các đối tượng cung cấp thông tin phải ghi rõ họ tên, số chứng minh thư, địa chỉ; mô tả hiện trường vụ tai nạn và thiệt hại của phương tiện bị tai nạn (kèm theo bản vẽ, bản ảnh). - Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do DN bảo hiểm hoặc người được DN bảo hiểm ủy quyền lập. - Các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có). Trong vòng 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn, chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản và các tài liệu nêu trên và trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, DN bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho chủ xe cơ giới, trường hợp cần xác minh thì không quá 30 ngày. 2. Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Lưu ý: tai nạn có thể xảy ra tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc và nội quy cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh hoặc ngoài nơi làm việc, ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động hoặc trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau: - Sổ BHXH - Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động trong trường hợp điều trị nội trú. - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa. - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu (tại file đính kèm) Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nêu trên, bạn nộp lại cho người sử dụng lao động, trong vòng 30 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ này cho cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết chế độ cho người lao động. Căn cứ pháp lý: - Thông tư 22/2016/TT-BTC - Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 - Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016 - Công văn 3647/BHXH-CSXH năm 2016
Các khoản hỗ trợ, phụ cấp được hưởng khi tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở ?
Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở bao gồm những ai? Người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được hưởng chính sách gì khi bị ốm đau, tai nạn, bị thương? Điều kiện và mức hưởng như thế nào? (1) Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bao gồm những ai? Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (khoản 2 điều 2 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023). Theo khoản 1 Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. (2) Người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được hưởng chính sách gì khi bị ốm đau, tai nạn, bị thương? Theo Điều 24 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định về chế độ, chính sách đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ như sau: - Người đã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thì được chi trả chế độ từ quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. - Người chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. - Người chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. - Người bị thương, chết khi thực hiện nhiệm vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra người thuộc lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở mà chết trong lúc làm nhiệm vụ sẽ được xem xét hưởng các chế độ của thương binh, liệt sỹ, người thân của người chết sẽ được nhận các khoản trợ cấp xã hội. (3) Mức hưởng, điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 40/2024/NĐ-CP, các trường hợp người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không được hưởng chính sách hỗ trợ, chế độ trợ cấp khi ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ bao gồm: - Không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 40/2024/NĐ-CP - Cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; - Tai nạn do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ; - Tai nạn do sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, chất hướng thần, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác theo quy định của pháp luật. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở khi bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương không thuộc các trường hợp trên sẽ được hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ, cụ thể: Khi người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương Điều kiện Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định. (khoản 1 Điều 5 Nghị định 40/2024/NĐ-CP) Mức hỗ trợ Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày trong thời gian điều trị nội trú đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định (khoản 3 Điều 5 Nghị định 40/2024/NĐ-CP) Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị tai nạn, chết được hưởng chế độ trợ cấp như sau: Điều kiện Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định: - Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ; - Trong khoảng thời gian và tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi thực hiện nhiệm vụ. Mức hưởng Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 40/2024/NĐ-CP, mức hưởng của người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị tại nạn, chết như sau: - Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày, kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; - Trường hợp tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Như vậy, người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được hưởng các chính sách hỗ trợ, chế độ trợ cấp khi bị ốm đau, tai nạn, bị thương, chết trong khi làm nhiệm vụ trừ các trường hợp không được hưởng chính sách, chế độ trong khoản 2 Điều 5 Nghị định 40/2024/NĐ-CPP. Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
Đi xe khách bị tai nạn được quyền yêu cầu ai bồi thường?
Căn cứ Điều 522 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Hợp đồng vận chuyển hành khách như sau: “Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.” Khách hàng khi lên xe khách để di chuyển thì hai bên giữa khách hàng và nhà xe đã xác lập hợp đồng vận chuyển hành khách. Hợp đồng này có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể (Khoản 1 Điều 523 Bộ luật dân sự 2015). Theo đó, bên vận chuyển phải có nghĩa vụ: Điều 524 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Nghĩa vụ của bên vận chuyển như sau: “1. Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải. …” Như vậy, nghĩa vụ của chủ xe là chuyên chở hành khách một các an toàn do đó đối với trường hợp hành khách đi xe gặp tai nạn là một phần nghĩa vụ của chủ xe do đó chủ sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: “Điều 528. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường”. Tuy nhiên, về các khoản được yêu cầu bồi thường trong hợp đồng hiện nay vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể chỉ có thể áp dụng pháp luật tương tự như đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bị tai nạn, cần làm gì để được bồi thường?
Tai nạn là rủi ro, là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, do vậy, các loại bảo hiểm mới ra đời, là để chia sẻ rủi ro của một người hay số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro. Vậy khi lỡ bị tai nạn, bạn cần làm gì để được bồi thường? Đầu tiên, bạn cần kiểm tra lại, mình đã tham gia các loại bảo hiểm nào? Xác định đó là tai nạn nào? Tùy vào loại hình bảo hiểm bạn tham gia mà cần chuẩn bị các loại giấy tờ phù hợp. 1. Bảo hiểm xe máy, ô tô (còn gọi là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới) Bao gồm: Thứ nhất, tài liệu liên quan đến xe, lái xe - Giấy đăng ký xe. - Giấy phép lái xe. - Giấy CMND, thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe. - Giấy chứng nhận bảo hiểm. Tất cả đều là bản sao có xác nhận của DN bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính. Thứ hai, tài liệu chứng minh thiệt hại về người - Giấy chứng thương. - Giấy ra viện. - Giấy chứng nhận phẫu thuật. - Hồ sơ bệnh án. - Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong). Tất cả đều là bản sao có xác nhận của cơ sở y tế hoặc của DN bảo hiểm và tùy mức thiệt hại về người mà nộp một hoặc một số tài liệu nêu trên. Thứ ba, tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản - Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do DN bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của DN bảo hiểm. - Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của DN bảo hiểm. Thứ tư, tài liệu liên quan đến vụ tai nạn - Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn - Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có). - Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn - Thông báo sơ bộ kết quả Điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông - Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có). Lưu ý: Các tài liệu trên phải của cơ quan có thẩm quyền. Thứ năm, nếu không có tài liệu về vụ tai nạn và thiệt hại xảy ra ước tính dưới 10 triệu đồng thì phải có các tài liệu liên quan đến xe, lái xe, người và tài sản cùng các tài liệu sau: - Biên bản xác minh vụ tai nạn giữa DN bảo hiểm và chủ xe cơ giới có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra tai nạn. Biên bản xác minh vụ tai nạn phải có các nội dung sau: Thời gian, địa Điểm xảy ra tai nạn; thông tin do chủ xe cơ giới hoặc lái xe gây tai nạn, nạn nhân hoặc đại diện của nạn nhân, các nhân chứng tại địa Điểm xảy ra tai nạn (nếu có) cung cấp. Các đối tượng cung cấp thông tin phải ghi rõ họ tên, số chứng minh thư, địa chỉ; mô tả hiện trường vụ tai nạn và thiệt hại của phương tiện bị tai nạn (kèm theo bản vẽ, bản ảnh). - Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do DN bảo hiểm hoặc người được DN bảo hiểm ủy quyền lập. - Các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có). Trong vòng 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn, chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản và các tài liệu nêu trên và trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, DN bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho chủ xe cơ giới, trường hợp cần xác minh thì không quá 30 ngày. 2. Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Lưu ý: tai nạn có thể xảy ra tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc và nội quy cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh hoặc ngoài nơi làm việc, ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động hoặc trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau: - Sổ BHXH - Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động trong trường hợp điều trị nội trú. - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa. - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu (tại file đính kèm) Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nêu trên, bạn nộp lại cho người sử dụng lao động, trong vòng 30 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ này cho cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết chế độ cho người lao động. Căn cứ pháp lý: - Thông tư 22/2016/TT-BTC - Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 - Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016 - Công văn 3647/BHXH-CSXH năm 2016