Những trường hợp nào chỉ truy cứu TNHS khi bị hại yêu cầu?
Tội phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên cũng có trường hợp người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có yêu cầu của bị hại. Căn cứ nào để không khởi tố vụ án hình sự? Theo Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi 2021 quy định không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau: - Không có sự việc phạm tội; - Hành vi không cấu thành tội phạm; - Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; - Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; - Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; - Tội phạm đã được đại xá; - Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; - Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố. Như vậy, nếu thuộc một trong các căn cứ trên thì sẽ không được khởi tố vụ án hình sự. Theo đó, vẫn có các trường hợp mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố thì sẽ không khởi tố vụ án. Những trường hợp nào chỉ truy cứu TNHS khi bị hại yêu cầu? Theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi 2021 quy định: Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 Bộ luật Hình sự 2015 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Đồng thời, truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) là việc buộc người có hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự phải chịu TNHS về hành vi phạm tội mà họ gây ra. Người đang bị truy cứu TNHS là người đang trong thời gian bị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự như khởi tố, điều tra; truy tố và xét xử. Theo đó, các trường hợp chỉ truy cứu TNHS khi bị hại yêu cầu bao gồm: - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015. - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015. - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội theo Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015. - Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015. - Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo Điều 139 Bộ luật Hình sự 2015. - Tội hiếp dâm theo Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015. - Tội cưỡng dâm theo Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015. - Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015. - Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015. Cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự? Theo Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự như sau: - Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. - Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 . - Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: + Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; + Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; + Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử. - Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm. Như vậy, tùy theo vụ việc mà các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự có thể là cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết.
Người chưa thành niên phạm tội sẽ bị cấm tiếp xúc với bị hại
Hiện nay Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên đang trong giai đoạn hoàn thiện, dự kiến sẽ bổ sung vào hệ thống tư pháp các quy định về tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội và bị hại là người chưa thành niên. Trong đó, nổi bật là quy định người chưa thành niên sẽ bị cấm tiếp xúc với bị hại. Đã có định nghĩa cụ thể người chưa thành niên phạm tội Xem đầy đủ Dự thảo Luật tư pháp người chưa thành niên tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/18/Du_thao_Luat_Tu_phap_nguoi_chua_thanh_nien.pdf Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo), người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm được quy định tại Bộ luật Hình sự. Trong đó, hành vi nguy hiểm được giải thích tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Người chưa thành niên phạm tội sẽ bị cấm tiếp xúc với bị hại Theo điểm i Khoản 1 Điều 27 dự thảo, cấm tiếp xúc là một trong các biện pháp xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội. Theo đó, biện pháp xử lý chuyển hướng theo khoản 5 Điều 4 dự thảo là thủ tục thay thế thủ tục tố tụng hình sự để xử lý người chưa thành niên phạm tội bằng các biện pháp giáo dục, phòng ngừa mang tính xã hội. Ai sẽ được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng? Theo Điều 28 dự thảo quy định người chưa thành niên thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự tại Điều 29 Bộ luật Hình sự có thể được xem xét áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng: - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự; - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Hình sự; - Người chưa thành niên là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án Đồng thời, điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng quy định tại Điều 29 dự thảo như sau: Người chưa thành niên phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 28 dự thảo được xem xét áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng khi có đủ các điều kiện sau đây: - Có chứng cứ người chưa thành niên đã thực hiện hành vi phạm tội; - Người chưa thành niên tự nguyện thừa nhận hành vi phạm tội; - Người chưa thành niên đồng ý áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. Quy định về cấm tiếp xúc bị hại Theo Điều 38 dự thảo quy định về cấm tiếp xúc như sau: Cấm tiếp xúc là biện pháp cấm người chưa thành niên có hành vi phạm tội đến gần bị hại hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện các hành vi gây tổn hại đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của bị hại. Cấm tiếp xúc được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội có đủ các điều kiện quy định. Tùy từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thẩm quyền ấn định thời gian cấm tiếp xúc đối với người chưa thành niên phạm tội từ 06 tháng đến 02 năm Như vậy, khi người chưa thành niên phạm tội ở mức độ được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, thì tuỳ theo hành vi mà người chưa thành niên đó sẽ không phải tham gia thủ tục tố tụng mà sẽ bị áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc với bị hại từ 06 tháng - 02 năm. Có trường hợp nào tăng thời hạn cấm tiếp xúc không? Theo quy định tại Điều 42 dự thảo về gia hạn thời gian áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng như sau: - Người được áp dụng một trong các biện pháp xử lý chuyển hướng theo quy định có thể bị gia hạn thời gian áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng nếu 01 lần cố ý vi phạm. - Việc gia hạn áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng chỉ được thực hiện 01 lần, thời hạn gia hạn không quá một phần hai thời hạn áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đó. Như vậy, trong trường hợp cố ý vi phạm 01 lần thì sẽ được xem xét gia hạn áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc với thời gian không quá nửa thời hạn áp dụng biện pháp. Xem đầy đủ Dự thảo Luật tư pháp người chưa thành niên tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/18/Du_thao_Luat_Tu_phap_nguoi_chua_thanh_nien.pdf
Vụ bà Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát): Cần điều kiện gì để được đọc hồ sơ vụ án?
Vừa mới đây TAND TP.HCM cho biết vừa thụ lý xong hồ sơ vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Với số lượng hồ sơ đồ sộ lên đến 6 tấn hồ sơ, gần 1 triệu bút lục đựng trong 104 rương. Vậy cần đáp ứng điều kiện gì để được đọc hồ sơ vụ án? Hơn 200 Luật sư đăng ký bào chữa cho 86 bị cáo vụ Vạn Thịnh Phát Theo thông tin của nhiều cơ quan báo chí cho biết Tòa đã lường trước được số lượng hồ sơ cũng như người tham gia vụ án rất nhiều nên đã chuẩn bị một phòng riêng có lắp đặt camera giám sát nghiêm ngặt. Được biết, cho đến nay đã có đến 200 Luật sư đăng ký bào chữa cho 86 bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Các Luật sư sẽ đến TAND TP.HCM để sao chụp tài liệu hồ sơ vụ án phục vụ công việc bào chữa. Số lượng Luật sư chưa kể đến những đăng ký bào chữa cho các bị hại. Theo dự kiến sau dịp Tết Nguyên đán 2024 thì TAND TP.HCM sẽ tiến hành mở phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm, cụ thể là tháng 3/2024. Tài liệu, hồ sơ trong vụ án Vạn Thịnh Phát gồm những gì? Hồ sơ, tài liệu được TAND TP.HCM bảo mật là tổng hợp các văn bản, tài liệu được cơ quan điều tra, truy tố tổng hợp được để phục vụ công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trong đó, bao gồm các tài liệu như chứng cứ, biên bản khám xét, biên bản thu giữ tài liệu, các biên bản liên quan đến quá trình điều tra, biên bản hỏi cung, biên bản giám định, lời khai bị hại, bị cáo, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và rất nhiều tài liệu liên quan khác. Để tham gia tố tụng bảo vệ thân chủ một cách tốt nhất với đầy đủ thông tin, chứng cứ có được thì mỗi Luật sư phải đọc qua và sao lưu nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ trong vụ Vạn Thịnh Phát. Đây là một trong những khâu rất quan trọng trong việc nắm được những mấu chốt của vụ án của các Luật sư. Những ai được tham gia nghiên cứu, sao lưu hồ sơ vụ án Vạn Thịnh Phát? Tại khoản 2 Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bào chữa có thể tham gia tố tụng cho bị hại, bị cáo trong vụ án bao gồm các đối tượng sau: - Luật sư; - Người đại diện của người bị buộc tội; - Bào chữa viên nhân dân; - Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Lưu ý: Người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi bị can bị khởi tố. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Điều kiện đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án Vạn Thịnh Phát Luật sư, người bào chữa cho các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát có quyền đọc hồ sơ, tài liệu được lưu trữ nếu đáp ứng quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu, Luật sư được đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án. Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bào chữa phải bàn giao nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan đã cung cấp hồ sơ. Nếu để mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Xét xử bà Phương Hằng xác định tư cách người tham gia tố tụng ra sao?
Vừa mới đây TAND TP.HCM vừa ra quyết định triệu tập một số người bị cáo buộc đã xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của họ trong vụ xét xử của bà Nguyễn Phương Hằng sắp tới đây. Tuy nhiên, quan điểm của VKSND TP.HCM lại có quan điểm khác so với TAND TP.HCM về việc xác định tư cách tham gia của những người được triệu tập là “bị hại” còn Tòa án thì cho rằng đây là “người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan”. Việc xác định đúng tư cách người tham gia tố tụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án. Vậy từ vụ xét xử bà Nguyễn Phương Hằng thì việc xác định tư cách người tham gia tố tụng ra sao? (1) Căn cứ xác định người bị hại trong vụ án hình sự Căn cứ Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. * Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền: - Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; - Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; - Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; - Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật; - Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án; - Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; - Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường; - Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa; - Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; - Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; - Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa; - Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. * Bị hại có nghĩa vụ: - Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải; - Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Do đó, bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Thiệt hại của người này là cơ sở để xác định hành vi có phạm tội hay không, tội gì và cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào mức thiệt hại đó để khởi tố, truy tố và xét xử; thiệt hại của bị hại phải được giải quyết luôn trong vụ án hình sự; họ buộc phải tham gia tố tụng, nếu từ chối hoặc trốn tránh thì có thể bị dẫn giải. (2) Căn cứ xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự Căn cứ Điều 65 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. * Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ có quyền: - Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; - Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; - Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật; - Tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa; - Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; - Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; - Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình; - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. * Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có nghĩa vụ: - Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; - Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình; - Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. VKSND có thể xác định người này là bị hại nhưng tòa án lại cho rằng đây là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, tuy nhiên quyết định cuối cùng thuộc về tòa án. Nếu xác định sai tư cách tố tụng dẫn đến việc giải quyết không đúng đắn vụ án thì bản án có thể bị hủy, sửa và người ra phán quyết sai phải chịu trách nhiệm. Như vậy, từ những phân tích nêu trên, trong vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, cơ quan tiến hành tố tụng cần nghiên cứu kỹ để khi tiến hành xét xử vụ án sẽ xác định đúng tư cách tố tụng của từng người. Từ đó, áp dụng đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đúng đắn.
Người từ đủ 16 tuổi trong vụ án hình sự có được trợ giúp pháp lý không?
Tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về người trợ giúp pháp lý như sau: 1. Người có công với cách mạng. 2. Người thuộc hộ nghèo. 3. Trẻ em. 4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. 6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo. 7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính: a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; b) Người nhiễm chất độc da cam; c) Người cao tuổi; d) Người khuyết tật; đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; h) Người nhiễm HIV. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị buộc tội hoặc trường hợp người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự thì có thể nhận được sự trợ giúp pháp lý.
Từ 1/12/2021: Sửa đổi quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Tại kỳ họp thứ 2 ngày 12/11/2021, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng hình sự (Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi 2021). Một trong những nội dung đáng chú ý là về việc sửa quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại. Sửa đổi quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại - Minh họa Theo đó, quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại đã bỏ trường hợp áp dụng đối với khoản 1 Điều 226 Bộ luật hình sự (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp). Các quy định về việc chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại vẫn được giữ nguyên, bao gồm những trường hợp cụ thể như sau: - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134); - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135); - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136); - Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138); - Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139); - Tội hiếp dâm (Điều 141); - Tội cưỡng dâm (Điều 143); - Tội làm nhục người khác (Điều 155); - Tội vu khống (Điều 156). Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi 2021 có hiệu lực từ 01/12/2021. DanLuat sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin liên quan. Mời mọi người chú ý đón xem.
Cần bảo vệ cả bị cáo lẫn bị hại là người chưa thành niên
Pháp luật một mặt bảo vệ người chưa thành niên phạm tội thì cũng cần có quy định bảo vệ bị hại, người làm chứng hay cá nhân khác là người chưa thành niên liên quan đến vụ án. Bảo vệ bị hại, bị cáo dưới 18 tuổi - Minh họa Tại hội thảo quốc tế “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên” của Trường ĐH Luật TP.HCM vào ngày 13-10, các diễn giả dành nhiều quan tâm về nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc hệ thống tư pháp Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả để bảo vệ tối ưu người chưa thành niên phạm tội hay bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên trong vụ án hình sự. Người hỏi cung phải vì quyền lợi bị can Trong phiên thảo luận, TS Lê Nguyên Thanh, Trưởng bộ môn Tội phạm học, Khoa luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM, khẳng định việc hỏi cung sẽ gặp rủi ro nếu người hỏi cung không nắm bắt tâm sinh lý, cũng như quy định pháp luật về vấn đề bảo vệ bị can là người dưới 18 tuổi. “Người hỏi cung cần ứng xử trên tinh thần nhân đạo và phải vì quyền lợi tốt nhất của bị can theo pháp luật Việt Nam và các khuyến nghị quốc tế” - TS Thanh bày tỏ. Theo TS Lê Nguyên Thanh, Bộ luật Hình sự (BLHS) và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) Việt Nam đã gần hoàn chỉnh các quy định bảo vệ quyền của người dưới 18 tuổi trong quá trình tố tụng. Tuy nhiên, nội dung hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi thì vẫn còn quy định chưa cụ thể. Điển hình, các nguyên tắc trong tố tụng hình sự yêu cầu người hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi phải có chuyên môn, nghiệp vụ hoặc có kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục người chưa thành niên. Tuy nhiên, theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Bộ Tư pháp vào năm 2019 thì không phải người tiến hành tố tụng nào cũng có kinh nghiệm hoặc có kiến thức chuyên sâu về kỹ năng tố tụng thân thiện cho người dưới 18 tuổi. Cũng theo TS Thanh, BLTTHS quy định khi hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi bắt buộc phải có mặt người bào chữa, người đại diện cho người chưa thành niên. Tuy nhiên, quy định lại không hướng dẫn rõ là phải có mặt cả người bào chữa và người đại diện hay chỉ cần có một trong hai. Thực tế, nhiều biên bản hỏi cung chỉ có mặt của một trong hai cá nhân trên, dù sự có mặt của cả người bào chữa và người đại diện mới thật sự bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người dưới 18 tuổi. Quy định đặc biệt cho người dưới 18 tuổi BLHS 2015, BLTTHS 2015 đều dành một chương riêng quy định về việc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo đó, việc xử lý người phạm tội thuộc lứa tuổi này chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc xử lý phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành; bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý; bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan… Xây dựng đạo luật tư pháp riêng cho người chưa thành niên Nhìn nhận các điểm chưa hoàn thiện, PGS-TS Đỗ Thị Phượng, giảng viên chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự Trường ĐH Luật Hà Nội, cho biết Việt Nam là một trong các quốc gia chưa xây dựng đạo luật về tư pháp người chưa thành niên. Thời gian qua, Ủy ban Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em đã khuyến nghị các quốc gia thành viên (Việt Nam là thành viên Liên Hợp Quốc) xây dựng đạo luật này. Qua nghiên cứu đạo luật tư pháp người chưa thành niên của Indonesia, Philippines, Campuchia, PGS-TS Đỗ Thị Phượng cho rằng việc xây dựng đạo luật riêng cho người chưa thành niên tại Việt Nam có thuận lợi về cả văn hóa, xã hội và chính sách pháp luật đều xây dựng tinh thần nhân đạo cho người chưa thành niên phạm tội. Đồng thời, BLHS, BLTTHS hiện nay cũng đã có quy định riêng về hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên. “Những quy định trong BLHS, BLTTHS đã tuân thủ và tiệm cận các quy tắc về quyền trẻ em trên thế giới. Bên cạnh đó, Tòa án Gia đình và Người chưa thành niên đã hình thành tại nhiều tỉnh, thành. Đây là nền tảng thuận lợi để xây dựng đạo luật tư pháp riêng cho người chưa thành niên. Tuy nhiên, xây dựng đạo luật riêng sẽ dẫn đến sửa đổi, bổ sung các bộ luật, luật khác trong khi các quy định được ban hành và thực thi chưa lâu” - diễn giả nhận định. Một khó khăn khác là Việt Nam chưa đủ bộ máy và người tiến hành tố tụng riêng biệt cho hệ thống tư pháp riêng cho người chưa thành niên phạm tội. Đồng thời, còn thiếu các báo cáo, đánh giá liên ngành về những hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định hiện tại về bảo vệ người chưa thành niên phạm tội để đúc kết kinh nghiệm cho đạo luật riêng nhằm tránh việc luật mới đi vào lối mòn luật cũ. PGS-TS Đỗ Thị Phượng đề nghị quá trình xây dựng đạo luật tư pháp riêng cho người chưa thành niên cần nghiên cứu kinh nghiệm, pháp luật quốc tế và hoàn thiện cơ quan, tổ chức chuyên biệt để bảo vệ người chưa thành niên. Mở rộng các hình phạt nhân đạo Về vấn đề hình phạt, GS Sébastien Lafrance, công tố viên của Cơ quan công tố Canada, GS luật tại ĐH Ottawa, Canada, dẫn chứng việc các thẩm phán tại Canada dành một phạm vi rộng các loại hình phạt và biện pháp mà thẩm phán có thể lựa chọn để áp dụng cho người chưa thành niên. Đó là các biện pháp như khiển trách, tha miễn tuyệt đối, một khoản phạt tiền, thực hiện một dịch vụ cộng đồng hoặc một lệnh giam giữ… GS nêu ý kiến đồng thuận với các đề xuất của các chuyên gia tại Việt Nam, đề nghị ban hành một phạm vi rộng hơn các lựa chọn về hình phạt cho người chưa thành niên phạm tội để tòa có nhiều sự lựa chọn hơn khi xác định một biện pháp cụ thể, hoặc một sự trừng phạt phù hợp nhất để áp dụng trong từng vụ án. TS Lê Huỳnh Tấn Duy, Trưởng bộ môn Tố tụng hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng pháp luật một mặt bảo vệ người chưa thành niên phạm tội thì cũng cần có quy định bảo vệ bị hại, người làm chứng hay cá nhân khác là người chưa thành niên liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, trong tố tụng hình sự Việt Nam, quyền lợi của những người này chưa được pháp luật nhắc đến nhiều. Điển hình, trong quy định hỗ trợ tư pháp, nếu bị can, bị cáo là người chưa thành niên sẽ được chỉ định luật sư, người bào chữa miễn phí từ các trung tâm trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, bị hại hoặc người có quyền và lợi ích liên quan là người chưa thành niên lại không có quyền lợi này. Tương tự, khi lấy lời khai, bị hại hay các cá nhân khác là người chưa thành niên liên quan đến vụ án đều dễ bị tổn thương về tinh thần, tâm lý khi hoạt động lấy lời khai kéo dài. Đặc biệt, trong các vụ án xâm hại tình dục, xâm hại sức khỏe, tính mạng thì việc để bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên phải xem lại các hình ảnh, chứng cứ vụ án sẽ khiến các em hoảng sợ, tổn thương nghiêm trọng về tâm lý. Phân biệt “người chưa thành niên” và “người dưới 18 tuổi” Thuật ngữ “tư pháp người chưa thành niên” (Juvenile Criminal Justice) hay thuật ngữ “người chưa thành niên” (Juvenile) là các thuật ngữ khoa học pháp lý quốc tế. Theo Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc, trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi. Trong công ước quốc tế và pháp luật các quốc gia khác, cụm từ “người chưa thành niên”, “trẻ em” nhằm chỉ tình trạng của một nhóm người chưa phát triển toàn diện về thể chất, trí lực và vì điều này họ cần được pháp luật bảo vệ tốt nhất, trong cả trường hợp họ vi phạm. Ở Việt Nam, BLDS định nghĩa người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Còn BLHS phân định thành người dưới 18 tuổi; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là nhằm xác định rõ ràng các nhóm tuổi tương ứng với trách nhiệm hình sự mà người trong nhóm tuổi này phải chịu nếu phạm tội. TS LÊ NGUYÊN THANH, Trưởng bộ môn Tội phạm học, Khoa luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM TRÚC PHƯƠNG Nguồn: PLO
Người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đều có tư cách bị hại đúng không?
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người bị hại được hiểu “ là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”. Vậy có phải tất cả những người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đều được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại đúng không? Căn cứ Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định, người bị hại có các đặc điểm sau: - Thứ nhất: về chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, pháp nhân, tổ chức - Thứ hai: thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao gồm: Cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín. Tuy nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp. - Thứ ba: thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự. - Thứ tư: công dân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận. Như vậy, để đươc xem là người có tư cách bị hại khi tham gia tố tụng hình sự thì thiệt hại của người này phải trực tiếp từ hành vi phạm tội, mục đích của người phạm tội là trực tiếp gây ra thiệt hại cho chủ thể này. Do đó, không phải tất cả những người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đều được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại. Mà chỉ những người nào có các đặc điểm nêu trên mới được xem là người bị hại. Một ví dụ để hiểu rõ hơn trong trường hợp này là: Ông C đánh chị B gây thương tích tại cửa hàng Q. Gây hậu quả làm chị B bị thương nặng và hư hỏng tài sản tại cửa hàng Q. Theo đó, Q khởi kiện C ra tòa và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản bị hư hỏng. Như vậy, trong trường hợp này cửa hàng Q được xác định là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự chứ không phải người bị hại. Vì cửa hàng Q bị thiệt hại do hành vi phạm tội của C nhưng cửa hàng Q không được coi là bị hại trong vụ án cố ý gây thương tích mà chị B mới được xem là bị hại, còn cửa hàng Q được coi là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự này. Xem chi tiết phân biệt giữa người bị hại và nguyên đơn dân sự tại đây; Xem thêm: >>> Những trường hợp ĐƯỢC và KHÔNG ĐƯỢC bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự >>> Trình tự giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015
SO SÁNH BỊ HẠI VÀ NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ TRONG BLTTHS 2015
BẢNG SO SÁNH BỊ HẠI VỚI NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ TRONG BLTTHS 2015 Để thuận tiện cho việc học về Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 mình lập ra bảng so sánh Bị hại và Nguyên đơn dân sự này. Các bạn cùng tham khảo và góp ý nhé. Tiêu chí Bị hại Nguyên đơn dân sự CSPL Chủ yếu tại Điều 62 Chủ yếu tại Điều 63 Khái niệm Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Loại chủ thể Cá nhân, cơ quan, tổ chức Cá nhân, cơ quan, tổ chức Loại thiệt hại Thể chất, tinh thần, vật chất, uy tín Vật chất Tính chất thiệt hại Trực tiếp Có thể chưa có thiệt hại Kéo theo Đã có thiệt hại Giải quyết trong Vụ án Hình sự Phải giải quyết trong vụ án Hình sự ngay cả khi không có yêu cầu Chỉ khi nguyên đơn có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Quyền và nghĩa vụ Khoản 2, Khoản 4 Điều 62 Khoản 2, khoản 3 Điều 63
Những trường hợp nào chỉ truy cứu TNHS khi bị hại yêu cầu?
Tội phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên cũng có trường hợp người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có yêu cầu của bị hại. Căn cứ nào để không khởi tố vụ án hình sự? Theo Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi 2021 quy định không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau: - Không có sự việc phạm tội; - Hành vi không cấu thành tội phạm; - Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; - Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; - Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; - Tội phạm đã được đại xá; - Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; - Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố. Như vậy, nếu thuộc một trong các căn cứ trên thì sẽ không được khởi tố vụ án hình sự. Theo đó, vẫn có các trường hợp mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố thì sẽ không khởi tố vụ án. Những trường hợp nào chỉ truy cứu TNHS khi bị hại yêu cầu? Theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi 2021 quy định: Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 Bộ luật Hình sự 2015 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Đồng thời, truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) là việc buộc người có hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự phải chịu TNHS về hành vi phạm tội mà họ gây ra. Người đang bị truy cứu TNHS là người đang trong thời gian bị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự như khởi tố, điều tra; truy tố và xét xử. Theo đó, các trường hợp chỉ truy cứu TNHS khi bị hại yêu cầu bao gồm: - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015. - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015. - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội theo Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015. - Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015. - Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo Điều 139 Bộ luật Hình sự 2015. - Tội hiếp dâm theo Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015. - Tội cưỡng dâm theo Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015. - Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015. - Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015. Cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự? Theo Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự như sau: - Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. - Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 . - Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: + Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; + Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; + Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử. - Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm. Như vậy, tùy theo vụ việc mà các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự có thể là cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết.
Người chưa thành niên phạm tội sẽ bị cấm tiếp xúc với bị hại
Hiện nay Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên đang trong giai đoạn hoàn thiện, dự kiến sẽ bổ sung vào hệ thống tư pháp các quy định về tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội và bị hại là người chưa thành niên. Trong đó, nổi bật là quy định người chưa thành niên sẽ bị cấm tiếp xúc với bị hại. Đã có định nghĩa cụ thể người chưa thành niên phạm tội Xem đầy đủ Dự thảo Luật tư pháp người chưa thành niên tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/18/Du_thao_Luat_Tu_phap_nguoi_chua_thanh_nien.pdf Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo), người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm được quy định tại Bộ luật Hình sự. Trong đó, hành vi nguy hiểm được giải thích tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Người chưa thành niên phạm tội sẽ bị cấm tiếp xúc với bị hại Theo điểm i Khoản 1 Điều 27 dự thảo, cấm tiếp xúc là một trong các biện pháp xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội. Theo đó, biện pháp xử lý chuyển hướng theo khoản 5 Điều 4 dự thảo là thủ tục thay thế thủ tục tố tụng hình sự để xử lý người chưa thành niên phạm tội bằng các biện pháp giáo dục, phòng ngừa mang tính xã hội. Ai sẽ được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng? Theo Điều 28 dự thảo quy định người chưa thành niên thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự tại Điều 29 Bộ luật Hình sự có thể được xem xét áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng: - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự; - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Hình sự; - Người chưa thành niên là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án Đồng thời, điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng quy định tại Điều 29 dự thảo như sau: Người chưa thành niên phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 28 dự thảo được xem xét áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng khi có đủ các điều kiện sau đây: - Có chứng cứ người chưa thành niên đã thực hiện hành vi phạm tội; - Người chưa thành niên tự nguyện thừa nhận hành vi phạm tội; - Người chưa thành niên đồng ý áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. Quy định về cấm tiếp xúc bị hại Theo Điều 38 dự thảo quy định về cấm tiếp xúc như sau: Cấm tiếp xúc là biện pháp cấm người chưa thành niên có hành vi phạm tội đến gần bị hại hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện các hành vi gây tổn hại đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của bị hại. Cấm tiếp xúc được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội có đủ các điều kiện quy định. Tùy từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thẩm quyền ấn định thời gian cấm tiếp xúc đối với người chưa thành niên phạm tội từ 06 tháng đến 02 năm Như vậy, khi người chưa thành niên phạm tội ở mức độ được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, thì tuỳ theo hành vi mà người chưa thành niên đó sẽ không phải tham gia thủ tục tố tụng mà sẽ bị áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc với bị hại từ 06 tháng - 02 năm. Có trường hợp nào tăng thời hạn cấm tiếp xúc không? Theo quy định tại Điều 42 dự thảo về gia hạn thời gian áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng như sau: - Người được áp dụng một trong các biện pháp xử lý chuyển hướng theo quy định có thể bị gia hạn thời gian áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng nếu 01 lần cố ý vi phạm. - Việc gia hạn áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng chỉ được thực hiện 01 lần, thời hạn gia hạn không quá một phần hai thời hạn áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đó. Như vậy, trong trường hợp cố ý vi phạm 01 lần thì sẽ được xem xét gia hạn áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc với thời gian không quá nửa thời hạn áp dụng biện pháp. Xem đầy đủ Dự thảo Luật tư pháp người chưa thành niên tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/18/Du_thao_Luat_Tu_phap_nguoi_chua_thanh_nien.pdf
Vụ bà Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát): Cần điều kiện gì để được đọc hồ sơ vụ án?
Vừa mới đây TAND TP.HCM cho biết vừa thụ lý xong hồ sơ vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Với số lượng hồ sơ đồ sộ lên đến 6 tấn hồ sơ, gần 1 triệu bút lục đựng trong 104 rương. Vậy cần đáp ứng điều kiện gì để được đọc hồ sơ vụ án? Hơn 200 Luật sư đăng ký bào chữa cho 86 bị cáo vụ Vạn Thịnh Phát Theo thông tin của nhiều cơ quan báo chí cho biết Tòa đã lường trước được số lượng hồ sơ cũng như người tham gia vụ án rất nhiều nên đã chuẩn bị một phòng riêng có lắp đặt camera giám sát nghiêm ngặt. Được biết, cho đến nay đã có đến 200 Luật sư đăng ký bào chữa cho 86 bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Các Luật sư sẽ đến TAND TP.HCM để sao chụp tài liệu hồ sơ vụ án phục vụ công việc bào chữa. Số lượng Luật sư chưa kể đến những đăng ký bào chữa cho các bị hại. Theo dự kiến sau dịp Tết Nguyên đán 2024 thì TAND TP.HCM sẽ tiến hành mở phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm, cụ thể là tháng 3/2024. Tài liệu, hồ sơ trong vụ án Vạn Thịnh Phát gồm những gì? Hồ sơ, tài liệu được TAND TP.HCM bảo mật là tổng hợp các văn bản, tài liệu được cơ quan điều tra, truy tố tổng hợp được để phục vụ công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trong đó, bao gồm các tài liệu như chứng cứ, biên bản khám xét, biên bản thu giữ tài liệu, các biên bản liên quan đến quá trình điều tra, biên bản hỏi cung, biên bản giám định, lời khai bị hại, bị cáo, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và rất nhiều tài liệu liên quan khác. Để tham gia tố tụng bảo vệ thân chủ một cách tốt nhất với đầy đủ thông tin, chứng cứ có được thì mỗi Luật sư phải đọc qua và sao lưu nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ trong vụ Vạn Thịnh Phát. Đây là một trong những khâu rất quan trọng trong việc nắm được những mấu chốt của vụ án của các Luật sư. Những ai được tham gia nghiên cứu, sao lưu hồ sơ vụ án Vạn Thịnh Phát? Tại khoản 2 Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bào chữa có thể tham gia tố tụng cho bị hại, bị cáo trong vụ án bao gồm các đối tượng sau: - Luật sư; - Người đại diện của người bị buộc tội; - Bào chữa viên nhân dân; - Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Lưu ý: Người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi bị can bị khởi tố. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Điều kiện đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án Vạn Thịnh Phát Luật sư, người bào chữa cho các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát có quyền đọc hồ sơ, tài liệu được lưu trữ nếu đáp ứng quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu, Luật sư được đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án. Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bào chữa phải bàn giao nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan đã cung cấp hồ sơ. Nếu để mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Xét xử bà Phương Hằng xác định tư cách người tham gia tố tụng ra sao?
Vừa mới đây TAND TP.HCM vừa ra quyết định triệu tập một số người bị cáo buộc đã xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của họ trong vụ xét xử của bà Nguyễn Phương Hằng sắp tới đây. Tuy nhiên, quan điểm của VKSND TP.HCM lại có quan điểm khác so với TAND TP.HCM về việc xác định tư cách tham gia của những người được triệu tập là “bị hại” còn Tòa án thì cho rằng đây là “người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan”. Việc xác định đúng tư cách người tham gia tố tụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án. Vậy từ vụ xét xử bà Nguyễn Phương Hằng thì việc xác định tư cách người tham gia tố tụng ra sao? (1) Căn cứ xác định người bị hại trong vụ án hình sự Căn cứ Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. * Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền: - Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; - Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; - Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; - Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật; - Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án; - Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; - Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường; - Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa; - Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; - Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; - Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa; - Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. * Bị hại có nghĩa vụ: - Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải; - Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Do đó, bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Thiệt hại của người này là cơ sở để xác định hành vi có phạm tội hay không, tội gì và cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào mức thiệt hại đó để khởi tố, truy tố và xét xử; thiệt hại của bị hại phải được giải quyết luôn trong vụ án hình sự; họ buộc phải tham gia tố tụng, nếu từ chối hoặc trốn tránh thì có thể bị dẫn giải. (2) Căn cứ xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự Căn cứ Điều 65 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. * Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ có quyền: - Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; - Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; - Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật; - Tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa; - Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; - Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; - Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình; - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. * Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có nghĩa vụ: - Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; - Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình; - Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. VKSND có thể xác định người này là bị hại nhưng tòa án lại cho rằng đây là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, tuy nhiên quyết định cuối cùng thuộc về tòa án. Nếu xác định sai tư cách tố tụng dẫn đến việc giải quyết không đúng đắn vụ án thì bản án có thể bị hủy, sửa và người ra phán quyết sai phải chịu trách nhiệm. Như vậy, từ những phân tích nêu trên, trong vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, cơ quan tiến hành tố tụng cần nghiên cứu kỹ để khi tiến hành xét xử vụ án sẽ xác định đúng tư cách tố tụng của từng người. Từ đó, áp dụng đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đúng đắn.
Người từ đủ 16 tuổi trong vụ án hình sự có được trợ giúp pháp lý không?
Tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về người trợ giúp pháp lý như sau: 1. Người có công với cách mạng. 2. Người thuộc hộ nghèo. 3. Trẻ em. 4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. 6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo. 7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính: a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; b) Người nhiễm chất độc da cam; c) Người cao tuổi; d) Người khuyết tật; đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; h) Người nhiễm HIV. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị buộc tội hoặc trường hợp người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự thì có thể nhận được sự trợ giúp pháp lý.
Từ 1/12/2021: Sửa đổi quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Tại kỳ họp thứ 2 ngày 12/11/2021, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng hình sự (Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi 2021). Một trong những nội dung đáng chú ý là về việc sửa quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại. Sửa đổi quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại - Minh họa Theo đó, quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại đã bỏ trường hợp áp dụng đối với khoản 1 Điều 226 Bộ luật hình sự (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp). Các quy định về việc chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại vẫn được giữ nguyên, bao gồm những trường hợp cụ thể như sau: - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134); - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135); - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136); - Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138); - Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139); - Tội hiếp dâm (Điều 141); - Tội cưỡng dâm (Điều 143); - Tội làm nhục người khác (Điều 155); - Tội vu khống (Điều 156). Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi 2021 có hiệu lực từ 01/12/2021. DanLuat sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin liên quan. Mời mọi người chú ý đón xem.
Cần bảo vệ cả bị cáo lẫn bị hại là người chưa thành niên
Pháp luật một mặt bảo vệ người chưa thành niên phạm tội thì cũng cần có quy định bảo vệ bị hại, người làm chứng hay cá nhân khác là người chưa thành niên liên quan đến vụ án. Bảo vệ bị hại, bị cáo dưới 18 tuổi - Minh họa Tại hội thảo quốc tế “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên” của Trường ĐH Luật TP.HCM vào ngày 13-10, các diễn giả dành nhiều quan tâm về nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc hệ thống tư pháp Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả để bảo vệ tối ưu người chưa thành niên phạm tội hay bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên trong vụ án hình sự. Người hỏi cung phải vì quyền lợi bị can Trong phiên thảo luận, TS Lê Nguyên Thanh, Trưởng bộ môn Tội phạm học, Khoa luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM, khẳng định việc hỏi cung sẽ gặp rủi ro nếu người hỏi cung không nắm bắt tâm sinh lý, cũng như quy định pháp luật về vấn đề bảo vệ bị can là người dưới 18 tuổi. “Người hỏi cung cần ứng xử trên tinh thần nhân đạo và phải vì quyền lợi tốt nhất của bị can theo pháp luật Việt Nam và các khuyến nghị quốc tế” - TS Thanh bày tỏ. Theo TS Lê Nguyên Thanh, Bộ luật Hình sự (BLHS) và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) Việt Nam đã gần hoàn chỉnh các quy định bảo vệ quyền của người dưới 18 tuổi trong quá trình tố tụng. Tuy nhiên, nội dung hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi thì vẫn còn quy định chưa cụ thể. Điển hình, các nguyên tắc trong tố tụng hình sự yêu cầu người hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi phải có chuyên môn, nghiệp vụ hoặc có kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục người chưa thành niên. Tuy nhiên, theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Bộ Tư pháp vào năm 2019 thì không phải người tiến hành tố tụng nào cũng có kinh nghiệm hoặc có kiến thức chuyên sâu về kỹ năng tố tụng thân thiện cho người dưới 18 tuổi. Cũng theo TS Thanh, BLTTHS quy định khi hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi bắt buộc phải có mặt người bào chữa, người đại diện cho người chưa thành niên. Tuy nhiên, quy định lại không hướng dẫn rõ là phải có mặt cả người bào chữa và người đại diện hay chỉ cần có một trong hai. Thực tế, nhiều biên bản hỏi cung chỉ có mặt của một trong hai cá nhân trên, dù sự có mặt của cả người bào chữa và người đại diện mới thật sự bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người dưới 18 tuổi. Quy định đặc biệt cho người dưới 18 tuổi BLHS 2015, BLTTHS 2015 đều dành một chương riêng quy định về việc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo đó, việc xử lý người phạm tội thuộc lứa tuổi này chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc xử lý phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành; bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý; bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan… Xây dựng đạo luật tư pháp riêng cho người chưa thành niên Nhìn nhận các điểm chưa hoàn thiện, PGS-TS Đỗ Thị Phượng, giảng viên chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự Trường ĐH Luật Hà Nội, cho biết Việt Nam là một trong các quốc gia chưa xây dựng đạo luật về tư pháp người chưa thành niên. Thời gian qua, Ủy ban Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em đã khuyến nghị các quốc gia thành viên (Việt Nam là thành viên Liên Hợp Quốc) xây dựng đạo luật này. Qua nghiên cứu đạo luật tư pháp người chưa thành niên của Indonesia, Philippines, Campuchia, PGS-TS Đỗ Thị Phượng cho rằng việc xây dựng đạo luật riêng cho người chưa thành niên tại Việt Nam có thuận lợi về cả văn hóa, xã hội và chính sách pháp luật đều xây dựng tinh thần nhân đạo cho người chưa thành niên phạm tội. Đồng thời, BLHS, BLTTHS hiện nay cũng đã có quy định riêng về hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên. “Những quy định trong BLHS, BLTTHS đã tuân thủ và tiệm cận các quy tắc về quyền trẻ em trên thế giới. Bên cạnh đó, Tòa án Gia đình và Người chưa thành niên đã hình thành tại nhiều tỉnh, thành. Đây là nền tảng thuận lợi để xây dựng đạo luật tư pháp riêng cho người chưa thành niên. Tuy nhiên, xây dựng đạo luật riêng sẽ dẫn đến sửa đổi, bổ sung các bộ luật, luật khác trong khi các quy định được ban hành và thực thi chưa lâu” - diễn giả nhận định. Một khó khăn khác là Việt Nam chưa đủ bộ máy và người tiến hành tố tụng riêng biệt cho hệ thống tư pháp riêng cho người chưa thành niên phạm tội. Đồng thời, còn thiếu các báo cáo, đánh giá liên ngành về những hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định hiện tại về bảo vệ người chưa thành niên phạm tội để đúc kết kinh nghiệm cho đạo luật riêng nhằm tránh việc luật mới đi vào lối mòn luật cũ. PGS-TS Đỗ Thị Phượng đề nghị quá trình xây dựng đạo luật tư pháp riêng cho người chưa thành niên cần nghiên cứu kinh nghiệm, pháp luật quốc tế và hoàn thiện cơ quan, tổ chức chuyên biệt để bảo vệ người chưa thành niên. Mở rộng các hình phạt nhân đạo Về vấn đề hình phạt, GS Sébastien Lafrance, công tố viên của Cơ quan công tố Canada, GS luật tại ĐH Ottawa, Canada, dẫn chứng việc các thẩm phán tại Canada dành một phạm vi rộng các loại hình phạt và biện pháp mà thẩm phán có thể lựa chọn để áp dụng cho người chưa thành niên. Đó là các biện pháp như khiển trách, tha miễn tuyệt đối, một khoản phạt tiền, thực hiện một dịch vụ cộng đồng hoặc một lệnh giam giữ… GS nêu ý kiến đồng thuận với các đề xuất của các chuyên gia tại Việt Nam, đề nghị ban hành một phạm vi rộng hơn các lựa chọn về hình phạt cho người chưa thành niên phạm tội để tòa có nhiều sự lựa chọn hơn khi xác định một biện pháp cụ thể, hoặc một sự trừng phạt phù hợp nhất để áp dụng trong từng vụ án. TS Lê Huỳnh Tấn Duy, Trưởng bộ môn Tố tụng hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng pháp luật một mặt bảo vệ người chưa thành niên phạm tội thì cũng cần có quy định bảo vệ bị hại, người làm chứng hay cá nhân khác là người chưa thành niên liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, trong tố tụng hình sự Việt Nam, quyền lợi của những người này chưa được pháp luật nhắc đến nhiều. Điển hình, trong quy định hỗ trợ tư pháp, nếu bị can, bị cáo là người chưa thành niên sẽ được chỉ định luật sư, người bào chữa miễn phí từ các trung tâm trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, bị hại hoặc người có quyền và lợi ích liên quan là người chưa thành niên lại không có quyền lợi này. Tương tự, khi lấy lời khai, bị hại hay các cá nhân khác là người chưa thành niên liên quan đến vụ án đều dễ bị tổn thương về tinh thần, tâm lý khi hoạt động lấy lời khai kéo dài. Đặc biệt, trong các vụ án xâm hại tình dục, xâm hại sức khỏe, tính mạng thì việc để bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên phải xem lại các hình ảnh, chứng cứ vụ án sẽ khiến các em hoảng sợ, tổn thương nghiêm trọng về tâm lý. Phân biệt “người chưa thành niên” và “người dưới 18 tuổi” Thuật ngữ “tư pháp người chưa thành niên” (Juvenile Criminal Justice) hay thuật ngữ “người chưa thành niên” (Juvenile) là các thuật ngữ khoa học pháp lý quốc tế. Theo Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc, trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi. Trong công ước quốc tế và pháp luật các quốc gia khác, cụm từ “người chưa thành niên”, “trẻ em” nhằm chỉ tình trạng của một nhóm người chưa phát triển toàn diện về thể chất, trí lực và vì điều này họ cần được pháp luật bảo vệ tốt nhất, trong cả trường hợp họ vi phạm. Ở Việt Nam, BLDS định nghĩa người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Còn BLHS phân định thành người dưới 18 tuổi; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là nhằm xác định rõ ràng các nhóm tuổi tương ứng với trách nhiệm hình sự mà người trong nhóm tuổi này phải chịu nếu phạm tội. TS LÊ NGUYÊN THANH, Trưởng bộ môn Tội phạm học, Khoa luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM TRÚC PHƯƠNG Nguồn: PLO
Người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đều có tư cách bị hại đúng không?
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người bị hại được hiểu “ là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”. Vậy có phải tất cả những người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đều được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại đúng không? Căn cứ Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định, người bị hại có các đặc điểm sau: - Thứ nhất: về chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, pháp nhân, tổ chức - Thứ hai: thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao gồm: Cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín. Tuy nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp. - Thứ ba: thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự. - Thứ tư: công dân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận. Như vậy, để đươc xem là người có tư cách bị hại khi tham gia tố tụng hình sự thì thiệt hại của người này phải trực tiếp từ hành vi phạm tội, mục đích của người phạm tội là trực tiếp gây ra thiệt hại cho chủ thể này. Do đó, không phải tất cả những người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đều được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại. Mà chỉ những người nào có các đặc điểm nêu trên mới được xem là người bị hại. Một ví dụ để hiểu rõ hơn trong trường hợp này là: Ông C đánh chị B gây thương tích tại cửa hàng Q. Gây hậu quả làm chị B bị thương nặng và hư hỏng tài sản tại cửa hàng Q. Theo đó, Q khởi kiện C ra tòa và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản bị hư hỏng. Như vậy, trong trường hợp này cửa hàng Q được xác định là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự chứ không phải người bị hại. Vì cửa hàng Q bị thiệt hại do hành vi phạm tội của C nhưng cửa hàng Q không được coi là bị hại trong vụ án cố ý gây thương tích mà chị B mới được xem là bị hại, còn cửa hàng Q được coi là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự này. Xem chi tiết phân biệt giữa người bị hại và nguyên đơn dân sự tại đây; Xem thêm: >>> Những trường hợp ĐƯỢC và KHÔNG ĐƯỢC bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự >>> Trình tự giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015
SO SÁNH BỊ HẠI VÀ NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ TRONG BLTTHS 2015
BẢNG SO SÁNH BỊ HẠI VỚI NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ TRONG BLTTHS 2015 Để thuận tiện cho việc học về Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 mình lập ra bảng so sánh Bị hại và Nguyên đơn dân sự này. Các bạn cùng tham khảo và góp ý nhé. Tiêu chí Bị hại Nguyên đơn dân sự CSPL Chủ yếu tại Điều 62 Chủ yếu tại Điều 63 Khái niệm Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Loại chủ thể Cá nhân, cơ quan, tổ chức Cá nhân, cơ quan, tổ chức Loại thiệt hại Thể chất, tinh thần, vật chất, uy tín Vật chất Tính chất thiệt hại Trực tiếp Có thể chưa có thiệt hại Kéo theo Đã có thiệt hại Giải quyết trong Vụ án Hình sự Phải giải quyết trong vụ án Hình sự ngay cả khi không có yêu cầu Chỉ khi nguyên đơn có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Quyền và nghĩa vụ Khoản 2, Khoản 4 Điều 62 Khoản 2, khoản 3 Điều 63