Cung cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh theo yêu cầu của bệnh nhân
Người khám chữa bệnh có quyền yêu cầu bác sĩ phải cung cấp chứng chỉ hành nghề khi thực hiện khám chữa bệnh hay không? Quyền lợi của người khám chữa bệnh Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì người khám chữa bệnh có các quyền lợi như sau: - Được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh. - Được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định chuyên môn kỹ thuật. - Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư - Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. - Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định. - Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này. - Được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng. - Không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội. - Được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị. - Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh. - Được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của mình trong khám bệnh, chữa bệnh. - Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh - Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. - Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này. - Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này. - Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh. - Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh. Nghĩa vụ của người hành nghề khám chữa bệnh Căn cứ Điều 36 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 người hành nghề khám chữa bệnh có các nghĩa vụ như sau: - Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này. - Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh. - Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 của Luật này. - Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình. - Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật. =>> Như vậy, theo quy định nêu trên đối với người khám chữa bệnh không có quyền yêu cầu bác sĩ điều trị phải cung cấp cho mình chứng chỉ hành nghề khi thực hiện khám chữa bênh. Và bác sĩ cũng không có nghĩa vụ phải cung cấp chứng chỉ hành nghề theo yêu cầu của người khám chữa bệnh. - Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 6 của Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì việc khám chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề là hành vi bị cấm nếu vi phạm sẽ bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, người hành nghề khám chữa bệnh cần tuân thủ đúng quy định của nhà nước về các nghĩa vụ khi hành nghề.
Bệnh nhân tự nguyện chi trả tiền mua vật tư y tế (thủy tinh thể nhân tạo)?
Thưa Luật sư, Hiện ở một số Bệnh viện, bệnh nhân đục thủy tinh thể được chỉ định phẫu thuật thay Thủy tinh thể và được thanh toán bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, một số Bệnh nhân mong muốn được sử dụng loại THỦY TINH THỂ NHÂN TẠO CAO CẤP hơn, và đồng ý chi trả toàn bộ số tiền đó. Như vậy , việc bệnh viện bán cho bệnh nhân có nhu cầu thì có đúng với luật không? Căn cứ vào văn bản pháp luật nào? Mong được Luật sư giải đáp.
Dừng việc thăm hỏi người bệnh nội trú của người nhà người bệnh
Bộ Y tế vừa có Công văn 4393/BYT-KCB về việc tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các ngành; Giám đốc các Bệnh viện, Viện nghiên cứu có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc nghiêm túc thực hiện: - Tổ chức rà soát, bảo đảm thực hiện đúng các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh dịch đã ban hành. - Thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách xã hội trong bệnh viện giữa các khoa, phòng và các nhóm nhân viên y tế. Bảo đảm mọi người khi vào bệnh viện, khi vào các tòa nhà và các khoa phải mang khẩu trang và vệ sinh tay. - Thực hiện sàng lọc, cách ly và chỉ định xét nghiệm chẩn đoán sớm ca bệnh nghi ngờ theo quy định cho người bệnh, người nhà hỗ trợ chăm sóc người bệnh đó tại khoa khám bệnh và các khoa lâm sàng. Chủ động đánh giá nguy cơ lây nhiễm ở nhân viên y tế, người cung cấp dịch vụ có tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARSCOV-2, những người đi từ vùng dịch về hoặc những người có triệu chứng sốt, viêm đường hô hấp để phát hiện sớm, cách ly phù hợp theo quy định. - Mọi khoa lâm sàng phải có buồng cách ly để cách ly tạm thời người bệnh nghi nhiễm trong quá trình điều trị cho tới khi có kết quả xét nghiệm loại trừ. - Tăng cường các biện pháp thông khí, vệ sinh bề mặt (đặc biệt là các bề mặt thường xuyên có tiếp xúc bàn tay), quản lý chất thải đúng quy định tại các khoa phòng đặc biệt khu khám sàng lọc, khu cách ly, khu vệ sinh, khoa hồi sức tích cực, khoa truyền nhiễm. Bảo đảm giãn cách giường bệnh theo quy định. - Bảo đảm cung cấp đầy đủ và sử dụng đúng trang thiết bị, phương tiện phòng hộ cá nhân đạt tiêu chuẩn cho tất cả nhân viên y tế khi thực hiện khám sàng lọc, các kỹ thuật cận lâm sàng, chăm sóc và điều trị trực tiếp người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-COV-2 đặc biệt là khi thực hiện các can thiệp trên người bệnh có tạo khí dung. - Bố trí đủ nhân lực chăm sóc toàn diện người bệnh tại các khoa trọng điểm như khoa hồi sức tích cực, khoa cấp cứu, khoa truyền nhiễm, khoa bệnh nhiệt đới và người bệnh có chỉ định chăm sóc cấp I tại các khoa lâm sàng khác. Tuyệt đối không để người nhà, người chăm sóc dịch vụ chăm sóc đối tượng người bệnh này trong giai đoạn hiện nay. Giảm thiểu tối đa người nhà hỗ trợ chăm sóc đối tượng người bệnh khác, trong trường hợp thật cần thiết chỉ để lại một người nhà hỗ trợ chăm sóc cố định. Thực hiện khai báo y tế, kiểm soát tuân thủ các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh của người hỗ trợ chăm sóc. - Dừng việc thăm hỏi người bệnh nội trú của người nhà người bệnh. Yêu cầu và hướng dẫn người bệnh, người hỗ trợ chăm sóc, người cung cấp dịch vụ phải đeo khẩu trang, vệ sinh tay, thực hiện giãn cách ngay khi vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và trong suốt thời gian lưu lại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Giao cho bộ phận giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn thường trực kiểm tra, giám sát và hỗ trợ việc thực hiện các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 của nhân viên y tế, người bệnh và các đối tượng liên quan đặc biệt tại khu vực khám sàng lọc, khu cách ly, khu điều trị người cao tuổi, người bệnh nặng, người bệnh nguy kịch. Công văn 4393/BYT-KCB được ban hành ngày 18/8/2020.
Xe cứu thương có được sử dụng để đưa bệnh nhân tử vong về nhà?
Câu hỏi: Việc sử dụng xe cứu thương ở bệnh viện, theo quy chế bệnh viện của Bộ Y tế: chỉ sử dụng xe cứu thương trong trường hợp vận chuyển bệnh nhân cấp cứu. vậy xin hỏi: ở những địa phương vùng sâu, vùng xa,... phương tiện vận tải công cộng ít, vì vậy khi bệnh nặng xin về hoặc tử vong ( người nhà xin đưa thi thể về, không đưa xuống nhà đại thể), thì xe cứu thương có được vận chuyển người bệnh hoặc thi thể về hay không? Có văn bản nào có liên quan đến trường hợp này không? Câu trả lời: Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BYT "Điều 3. Sử dụng xe ô tô cứu thương 1. Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích sau đây: a) Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu; b) Chở thầy thuốc, nhân viên y tế, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu cấp thiết khác của hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh. 2. Không được sử dụng xe ô tô cứu thương ngoài mục đích quy định tại Khoản 1 Điều này. ...." Như vậy, theo quy định của pháp luật xe cứu thương không được vận chuyển người bệnh hoặc thi thể về nhà.
Viện phí tăng mạnh đồng loạt từ 01/06/2017 !!!
Từ ngày 1/6/2017 giá viện phí mới sẽ được chính thức áp dụng cho bệnh nhân chưa có bảo hiểm y tế, theo nội dung của Thông tư 02/2017/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm ý tế trong cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Từ tháng 6, 7/2017 này gần 100 bênh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh thuộc nhóm tự chủ tài chính hoàn toàn sẽ áp dụng mức viện phí mới này với những bệnh nhân chưa có Bảo hiểm y tế. Đến tháng 8/2017, có 30 tỉnh, thành phố áp dụng mức viện phí mới và tới tháng 10 có tiếp 15 tỉnh, thành phố áp dụng. 18 tỉnh, thành phố còn lại sẽ áp dụng mức viện phí mới vào tháng 12. Viện phí tăng sốc đồng loạt từ 01/06/2017 Cụ thể, danh mục dịch vụ sẽ áp dụng viện phí mới bao gồm hơn 1900 loại. Đa số sẽ tăng gia từ 20 - 50% so với hiện hành, cá biệt sẽ có những dịch vụ sẽ tăng giá gấp 2-3 lần, theo đó tiền khám bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1: 39.000 đồng/lượt; hạng 2: 35.000 đồng/lượt, hạng 3: 31.000 đồng/lượt và hạng 4, trạm y tế xã: 29.000 đồng/lượt. Tuy nhiên, việc áp dụng sẽ được thực hiện theo lộ trình chứ không tăng đồng loạt trên cả nước. Một hạng mục được tăng giá rất cao sau đợt điều chỉnh này chính là chi phí phẫu thuật, siêu âm, chụp X. Quang... Chi phí chụp X quang động mạch vành hoặc thông tim, chụp buồng tim dưới DSA tăng từ 5,1 triệu đồng lên gần 5,8 triệu đồng. Chụp và can thiệp tim mạch dưới DSA từ 6 triệu lên gần 6,7 triệu đồng, khám nội soi ổ bụng từ 575.000 đồng tăng lên 793.000 đồng... Bên cạnh đó thì việc điều trị bệnh ung thư sẽ phải mất rất nhiều tiền nếu không có Bảo hiểm y tế sau khi tăng viện phí. Ngoài ra còn rất nhiều dịch vụ khác được điều chỉnh tăng giá lên 20 - 40% so với trước.
Cung cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh theo yêu cầu của bệnh nhân
Người khám chữa bệnh có quyền yêu cầu bác sĩ phải cung cấp chứng chỉ hành nghề khi thực hiện khám chữa bệnh hay không? Quyền lợi của người khám chữa bệnh Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì người khám chữa bệnh có các quyền lợi như sau: - Được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh. - Được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định chuyên môn kỹ thuật. - Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư - Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. - Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định. - Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này. - Được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng. - Không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội. - Được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị. - Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh. - Được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của mình trong khám bệnh, chữa bệnh. - Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh - Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. - Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này. - Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này. - Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh. - Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh. Nghĩa vụ của người hành nghề khám chữa bệnh Căn cứ Điều 36 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 người hành nghề khám chữa bệnh có các nghĩa vụ như sau: - Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này. - Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh. - Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 của Luật này. - Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình. - Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật. =>> Như vậy, theo quy định nêu trên đối với người khám chữa bệnh không có quyền yêu cầu bác sĩ điều trị phải cung cấp cho mình chứng chỉ hành nghề khi thực hiện khám chữa bênh. Và bác sĩ cũng không có nghĩa vụ phải cung cấp chứng chỉ hành nghề theo yêu cầu của người khám chữa bệnh. - Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 6 của Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì việc khám chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề là hành vi bị cấm nếu vi phạm sẽ bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, người hành nghề khám chữa bệnh cần tuân thủ đúng quy định của nhà nước về các nghĩa vụ khi hành nghề.
Bệnh nhân tự nguyện chi trả tiền mua vật tư y tế (thủy tinh thể nhân tạo)?
Thưa Luật sư, Hiện ở một số Bệnh viện, bệnh nhân đục thủy tinh thể được chỉ định phẫu thuật thay Thủy tinh thể và được thanh toán bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, một số Bệnh nhân mong muốn được sử dụng loại THỦY TINH THỂ NHÂN TẠO CAO CẤP hơn, và đồng ý chi trả toàn bộ số tiền đó. Như vậy , việc bệnh viện bán cho bệnh nhân có nhu cầu thì có đúng với luật không? Căn cứ vào văn bản pháp luật nào? Mong được Luật sư giải đáp.
Dừng việc thăm hỏi người bệnh nội trú của người nhà người bệnh
Bộ Y tế vừa có Công văn 4393/BYT-KCB về việc tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các ngành; Giám đốc các Bệnh viện, Viện nghiên cứu có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc nghiêm túc thực hiện: - Tổ chức rà soát, bảo đảm thực hiện đúng các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh dịch đã ban hành. - Thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách xã hội trong bệnh viện giữa các khoa, phòng và các nhóm nhân viên y tế. Bảo đảm mọi người khi vào bệnh viện, khi vào các tòa nhà và các khoa phải mang khẩu trang và vệ sinh tay. - Thực hiện sàng lọc, cách ly và chỉ định xét nghiệm chẩn đoán sớm ca bệnh nghi ngờ theo quy định cho người bệnh, người nhà hỗ trợ chăm sóc người bệnh đó tại khoa khám bệnh và các khoa lâm sàng. Chủ động đánh giá nguy cơ lây nhiễm ở nhân viên y tế, người cung cấp dịch vụ có tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARSCOV-2, những người đi từ vùng dịch về hoặc những người có triệu chứng sốt, viêm đường hô hấp để phát hiện sớm, cách ly phù hợp theo quy định. - Mọi khoa lâm sàng phải có buồng cách ly để cách ly tạm thời người bệnh nghi nhiễm trong quá trình điều trị cho tới khi có kết quả xét nghiệm loại trừ. - Tăng cường các biện pháp thông khí, vệ sinh bề mặt (đặc biệt là các bề mặt thường xuyên có tiếp xúc bàn tay), quản lý chất thải đúng quy định tại các khoa phòng đặc biệt khu khám sàng lọc, khu cách ly, khu vệ sinh, khoa hồi sức tích cực, khoa truyền nhiễm. Bảo đảm giãn cách giường bệnh theo quy định. - Bảo đảm cung cấp đầy đủ và sử dụng đúng trang thiết bị, phương tiện phòng hộ cá nhân đạt tiêu chuẩn cho tất cả nhân viên y tế khi thực hiện khám sàng lọc, các kỹ thuật cận lâm sàng, chăm sóc và điều trị trực tiếp người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-COV-2 đặc biệt là khi thực hiện các can thiệp trên người bệnh có tạo khí dung. - Bố trí đủ nhân lực chăm sóc toàn diện người bệnh tại các khoa trọng điểm như khoa hồi sức tích cực, khoa cấp cứu, khoa truyền nhiễm, khoa bệnh nhiệt đới và người bệnh có chỉ định chăm sóc cấp I tại các khoa lâm sàng khác. Tuyệt đối không để người nhà, người chăm sóc dịch vụ chăm sóc đối tượng người bệnh này trong giai đoạn hiện nay. Giảm thiểu tối đa người nhà hỗ trợ chăm sóc đối tượng người bệnh khác, trong trường hợp thật cần thiết chỉ để lại một người nhà hỗ trợ chăm sóc cố định. Thực hiện khai báo y tế, kiểm soát tuân thủ các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh của người hỗ trợ chăm sóc. - Dừng việc thăm hỏi người bệnh nội trú của người nhà người bệnh. Yêu cầu và hướng dẫn người bệnh, người hỗ trợ chăm sóc, người cung cấp dịch vụ phải đeo khẩu trang, vệ sinh tay, thực hiện giãn cách ngay khi vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và trong suốt thời gian lưu lại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Giao cho bộ phận giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn thường trực kiểm tra, giám sát và hỗ trợ việc thực hiện các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 của nhân viên y tế, người bệnh và các đối tượng liên quan đặc biệt tại khu vực khám sàng lọc, khu cách ly, khu điều trị người cao tuổi, người bệnh nặng, người bệnh nguy kịch. Công văn 4393/BYT-KCB được ban hành ngày 18/8/2020.
Xe cứu thương có được sử dụng để đưa bệnh nhân tử vong về nhà?
Câu hỏi: Việc sử dụng xe cứu thương ở bệnh viện, theo quy chế bệnh viện của Bộ Y tế: chỉ sử dụng xe cứu thương trong trường hợp vận chuyển bệnh nhân cấp cứu. vậy xin hỏi: ở những địa phương vùng sâu, vùng xa,... phương tiện vận tải công cộng ít, vì vậy khi bệnh nặng xin về hoặc tử vong ( người nhà xin đưa thi thể về, không đưa xuống nhà đại thể), thì xe cứu thương có được vận chuyển người bệnh hoặc thi thể về hay không? Có văn bản nào có liên quan đến trường hợp này không? Câu trả lời: Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BYT "Điều 3. Sử dụng xe ô tô cứu thương 1. Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích sau đây: a) Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu; b) Chở thầy thuốc, nhân viên y tế, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu cấp thiết khác của hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh. 2. Không được sử dụng xe ô tô cứu thương ngoài mục đích quy định tại Khoản 1 Điều này. ...." Như vậy, theo quy định của pháp luật xe cứu thương không được vận chuyển người bệnh hoặc thi thể về nhà.
Viện phí tăng mạnh đồng loạt từ 01/06/2017 !!!
Từ ngày 1/6/2017 giá viện phí mới sẽ được chính thức áp dụng cho bệnh nhân chưa có bảo hiểm y tế, theo nội dung của Thông tư 02/2017/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm ý tế trong cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Từ tháng 6, 7/2017 này gần 100 bênh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh thuộc nhóm tự chủ tài chính hoàn toàn sẽ áp dụng mức viện phí mới này với những bệnh nhân chưa có Bảo hiểm y tế. Đến tháng 8/2017, có 30 tỉnh, thành phố áp dụng mức viện phí mới và tới tháng 10 có tiếp 15 tỉnh, thành phố áp dụng. 18 tỉnh, thành phố còn lại sẽ áp dụng mức viện phí mới vào tháng 12. Viện phí tăng sốc đồng loạt từ 01/06/2017 Cụ thể, danh mục dịch vụ sẽ áp dụng viện phí mới bao gồm hơn 1900 loại. Đa số sẽ tăng gia từ 20 - 50% so với hiện hành, cá biệt sẽ có những dịch vụ sẽ tăng giá gấp 2-3 lần, theo đó tiền khám bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1: 39.000 đồng/lượt; hạng 2: 35.000 đồng/lượt, hạng 3: 31.000 đồng/lượt và hạng 4, trạm y tế xã: 29.000 đồng/lượt. Tuy nhiên, việc áp dụng sẽ được thực hiện theo lộ trình chứ không tăng đồng loạt trên cả nước. Một hạng mục được tăng giá rất cao sau đợt điều chỉnh này chính là chi phí phẫu thuật, siêu âm, chụp X. Quang... Chi phí chụp X quang động mạch vành hoặc thông tim, chụp buồng tim dưới DSA tăng từ 5,1 triệu đồng lên gần 5,8 triệu đồng. Chụp và can thiệp tim mạch dưới DSA từ 6 triệu lên gần 6,7 triệu đồng, khám nội soi ổ bụng từ 575.000 đồng tăng lên 793.000 đồng... Bên cạnh đó thì việc điều trị bệnh ung thư sẽ phải mất rất nhiều tiền nếu không có Bảo hiểm y tế sau khi tăng viện phí. Ngoài ra còn rất nhiều dịch vụ khác được điều chỉnh tăng giá lên 20 - 40% so với trước.