Không có mặt tại Việt Nam có đổi bằng lái xe được không?
Trường hợp công dân Việt Nam đang ở nước ngoài thì có thể đề nghị đổi lại bằng lái xe sắp hết thời hạn hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Không có mặt tại Việt Nam có đổi bằng lái xe được không? Căn cứ khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có quy định người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ như sau: - Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này; - Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có); - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3; Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại nơi tiếp nhận hồ sơ của Sở GTVT, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được xét cấp lại giấy phép lái xe, Sở GTVT thực hiện cấp lại giấy phép lái xe và trả giấy phép lái xe khi người lái xe đã hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe; trường hợp không cấp lại giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do. Từ quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp người lái xe có nhu cầu cấp đổi bằng lái xe đang còn thời hạn thì phải trực tiếp có mặt tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để chụp hình và xuất trình những hồ sơ theo yêu cầu để thực hiện việc đối chiếu. Theo đó, trường hợp công dân đang ở nước ngoài thì phải về lại Việt Nam để thực hiện thủ tục nêu trên. (2) Thời hạn xác minh bằng lái xe là bao lâu? Căn cứ khoản 3 Điều 34 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có quy định về thời hạn xác minh bằng lái xe như sau: - Kể từ khi nhận được danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe hoặc hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 38 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT, Sở GTVT có văn bản đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp. - Ngay khi nhận được yêu cầu xác minh, Sở Giao thông vận tải phải trả lời xác minh giấy phép lái xe đã cấp. Theo đó, hiện nay, thời hạn xác minh giấy phép lái xe là ngay sau khi nhận được yêu cầu xác minh. (3) Mức phí đổi bằng lái ô tô hiện nay là bao nhiêu? Căn cứ Điều 3 Thông tư 37/2023/TT-BTC được sửa đổi bởi Thông tư 63/2023/TT-BTC có quy định về lệ phí đổi bằng lái xe ô tô như sau: - Mức thu phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BTC. - Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) theo hình thức trực tuyến: + Kể từ ngày 01/12/2023 đến hết ngày 31/12/2025, áp dụng mức thu lệ phí là 115.000 đồng/lần cấp. + Kể từ ngày 01/1/2026 trở đi, áp dụng mức thu lệ phí quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BTC. Theo đó, dẫn chiếu đến Biểu mức lệ phí cấp giấy phép lái xe được ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BTC như sau: Số TT Tên phí, lệ phí Đơn vị tính Mức thu (đồng) 1 Lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng (phương tiện thi công) a Cấp lần đầu, cấp có thời hạn, cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký kèm theo biển số Lần/phương tiện 200.000 b Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký không kèm theo biển số Lần/phương tiện 50.000 c Cấp giấy chứng nhận đăng ký kèm theo biển số tạm thời Lần/phương tiện 70.000 d Đóng lại số khung, số máy Lần/phương tiện 50.000 2 Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) Lần 135.000 Từ quy định nêu trên, có thể thấy, lệ cấp đổi bằng lái xe ô tô online hiện nay là 115.000 đồng/lần. Còn từ 01/01/2026 trở đi thì lệ phí sẽ là 135.000 đồng/lần.
Thủ tục đổi Giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp theo quy định năm 2024
Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam. Theo mục 9 Phần II Quyết định 545/QĐ-BGTVT có hướng dẫn thủ tục cụ thể như sau: Về trình tự thực hiện + Nộp hồ sơ TTHC: - Người lái xe lập hồ sơ gửi đến Sở Giao thông vận tải. + Giải quyết TTHC: - Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; - Trường hợp phát hiện có nghi vấn về việc nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Sở Giao thông vận tải có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác minh; - Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định; - Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải và phải xuất trình bản chính các hồ sơ để đối chiếu (trừ các bản chính đã gửi); - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do; - Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe lưu trữ bản sao hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp giấy phép lái xe. Về thành phần hồ sơ - Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe; - Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; đối với người Việt Nam xuất trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật; - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định; trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; - Bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ; bản sao giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài. Về cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở Giao thông vận tải; - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có; - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải; - Cơ quan phối hợp: Không có. Như vậy, việc đổi Giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp thực hiện theo quy định trên.
Mất bằng lái, có được dùng giấy hẹn cấp lại để tham gia giao thông?
Theo quy định mới nhất, trường hợp mất bằng lái thì có được sử dụng giấy hẹn cấp lại để tham gia giao thông không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Mất bằng lái, có được dùng giấy hẹn cấp lại để tham gia giao thông? Căn cứ Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 (có hiệu lực thi hành từ 01/1/2025) quy định về những điều kiện cần đáp ứng của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau: - Người lái xe phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật. - Có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ngoại trừ trường hợp người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024. - Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ như sau: + Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. + Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển. + Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật. + Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Từ quy định nêu trên, có thể thấy, khi tham gia giao thông người lái xe phải đem theo bằng lái xe. Thế nên kể cả trong trường hợp có giấy hẹn cấp bằng lái xe mới thì việc tham gia giao thông mà không đem theo bằng lái xe vẫn là trái với quy định của pháp luật. Bởi giấy hẹn tại đây không có giá trị thay thế cho bằng lái xe bị mất mà chỉ giúp chứng minh được người lái xe không thuộc trường hợp không có bằng lái xe. Tuy nhiên, theo Thông tư 28/2024/TT-BCA thì kể từ ngày 01/7/2024, nếu người dân đã tích hợp các giấy tờ liên quan đến người và phương tiện sử dụng tham gia giao thông lên ứng dụng VNeID thì có thể sử dụng giống như giấy tờ trực tiếp, để xuất trình cho lực lượng CSGT khi được yêu cầu kiểm tra. Thế nên, trong thời gian chờ cấp lại bằng lái mới, người dân đã tích hợp giấy tờ có thể sử dụng VNeID để xuất trình thay thế. (2) Mức xử phạt không mang bằng lái xe năm 2024 là bao nhiêu? Mức xử phạt đối với hành vi không mang bằng lái xe sẽ tùy thuộc vào loại phương tiện mà người vi phạm điều khiển mà có sự khác nhau, cụ thể: - Đối với ô tô, các loại phương tiện tương tự ô tô: Mức xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định người điều khiển ô tô không mang theo bằng lái khi lái xe trên đường thì phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng. - Đối với xe máy và các loại xe tương tự xe máy thì mức xử phạt được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP là phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng. Ngoài ra, trường hợp là xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô có GPLX quốc tế nhưng không mang theo thì có thể bị phạt tiền từ 01 đến 02 triệu đồng. Trường hợp là xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh có GPLX quốc tế nhưng không mang theo thì có thể bị phạt tiền từ 04 đến 05 triệu đồng. Theo đó, hiện nay mức xử phạt đối với lỗi không mang theo bằng lái xe được thực hiện theo quy định như đã nêu trên. (3) Người lái xe máy không được thực hiện những hành vi nào khi tham gia giao thông? Căn cứ khoản 3 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về những hành vi không được thực hiện với người lái xe máy như sau: - Đi xe dàn hàng ngang. - Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác. - Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính. - Buông cả hai tay. - Đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh. - Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định. - Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy. - Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, người lái xe máy tuyệt đối không được thực hiện những hành vi như đã nêu trên.
Các trường hợp bị thu hồi bằng lái phải chờ 5 năm sau mới được cấp lại
Từ ngày 01/6/2024, 04 trường hợp sau đây khi bị thu hồi giấy phép lái xe phải chờ đến 05 năm sau mới được làm thủ tục cấp lại (1) Các trường hợp bị thu hồi bằng lái xe theo quy định mới nhất hiện nay Thu hồi bằng lái xe (GPLX) là một trong những hình thức xử phạt khi người tham gia giao thông vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến giao thông đường bộ. Trong đó, có một số trường hợp bị thu hồi bằng lái mà phải đến 05 năm sau mới được cấp giấy phép lái xe. Cụ thể, theo quy định tại khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, các trường hợp bị thu hồi bằng lái xe bao gồm: 1- Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe 2- Người lái xe tẩy, xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe 3- Để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình 4- Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện 5- Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký 6- Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy (trừ các hành vi xử lý theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 10 Điều 5; điểm h và điểm i khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) Như vậy, người vi phạm các lỗi trên sẽ bị thu hồi bằng lái xe kể từ ngày 01/6/2024. (2) Các trường hợp bị thu hồi bằng lái phải chờ 5 năm sau mới được cấp lại Theo đó, khoản 16 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung tại điểm d khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định, khi bị thu hồi bằng lái xe tại trường hợp 1, 2, 4, 6 nêu trên thì bằng lái không có giá trị sử dụng, Cơ quan quản lý giấy phép lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Người có hành vi vi phạm thuộc 04 trường hợp này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch lại như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu. Ngoài ra, tại khoản 17 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi điểm đ khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có quy định, người lái xe có các hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả, sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, Cơ quan quản lý giấy phép lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm Theo đó, người có hành vi vi phạm này cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch lại như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu giống với 04 trường hợp kể trên. Tổng hợp lại, người vi phạm một trong các trường hợp sau đây sẽ phải chờ 05 năm sau kể từ ngày quyết định xử phạt, thu hồi bằng lái có hiệu lực mới được cấp lại bằng lái xe, và phải học và thi sát hạch bằng lái xe như khi cấp bằng lái lần đầu: - Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe - Người lái xe tẩy, xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe - Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện - Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy - Sử dụng giấy phép lái xe giả, sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ Cuối cùng, người bị thu hồi bằng lái xe trong trường hợp để người khác sử dụng bằng lái của mình sẽ không được cấp lại bằng lái trong thời hạn 01 năm. Khi có nhu cầu cấp lại bằng lái, cá nhân đăng ký với Sở Giao thông vận tải để sát hạch lại các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Trên đây là các trường hợp bị thu hồi bằng lái xe và phải chờ một khoản thời gian từ 01 năm đến 05 năm (tùy trường hợp) sau khi bị phạt mới được phép làm thủ tục cấp lại bằng lái xe.
Một số trường hợp cấp lại bằng lái phải thi lại lý thuyết và thực hành
Cá nhân phải làm thủ tục cấp lại bằng lái xe khi bằng lái hết hạn, tuy nhiên, có một số trường hợp phải thi lại sát hạch cả lý thuyết và thực hành mới được cấp lại bằng lái xe. (1) 03 trường hợp được đề nghị cấp lại bằng lái xe Theo quy định tại khoản 9 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ 2008, trường hợp giấy phép lái xe (GPLX) có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khỏe và làm các thủ tục theo quy định để được đổi GPLX. Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 36 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT, người dân được đề nghị cấp lại bằng lái xe trong 03 trường hợp sau đây: Trường hợp 1: Người có GPLX quá thời hạn sử dụng - Thời gian quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm kể từ ngày hết hạn: phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe - Thời gian quá hạn từ 01 năm trở lên kể từ ngày hết hạn: phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe Trường hợp 2: Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại GPLX - Người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. - Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại GPLX. Trường hợp 3: Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định - Thời gian quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm: phải dự sát hạch lại lý thuyết - Thời gian quá hạn từ 01 năm trở lên: phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành Như vậy, đối với trường hợp 1 và trường hợp 3, nếu thời gian quá hạn của bằng lái xe trên 03 tháng thì người lái xe phải thi sát hạch lại lý thuyết, thời gian quá hạn trên 01 năm thì phải sát hạch lại cả lý thuyết lẫn thực hành. (2) Hồ sơ dự thi sát hạch lại Người thuộc trường hợp 1 và trường hợp 3 kể trên làm hồ sơ dự thi sát hạch lại theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 19 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT, thành phần hồ sơ bao gồm: Đối với trường hợp 1 - Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc CCCD đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định - Đơn đề nghị đổi (cấp lại) GPLX theo mẫu quy định tại Phụ lục 19https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/03/don-de-nghi-cap-lai-gplx.docx Đối với trường hợp 3 - Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc CCCD đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định - Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhậnhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/03/don-de-nghi-cap-lai-gplx.docx - Bản chính hồ sơ gốc của giấy phép lái xe bị mất (nếu có) Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ theo trường hợp của mình, sau đó nộp tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để được hướng dẫn việc thi sát hạch lại bằng lái xe. Ngoài ra, nếu có nhu cầu ôn tập, người lái xe không phải học lại theo chương trình đào tạo mà chỉ cần đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe để được hướng dẫn ôn tập và phải nộp phí ôn tập theo quy định. (3) Thời gian cấp lại bằng lái xe Theo quy định tại khoản 6 Điều 36 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 27 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, thời gian cấp lại bằng lái xe thực hiện như đối với cấp mới, trừ trường hợp 2. Theo đó, thời gian cấp mới bằng lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch (căn cứ khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT).
Có bị thu hồi GPLX khi khai gian độ tuổi để được thi bằng lái xe máy?
Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, do nóng lòng muốn sở hữu giấy phép lái xe đã không ngần ngại nói dối tuổi tác để được thi bằng lái. Vấn đề được đông đảo các bạn trẻ quan tâm là liệu có bị thu hồi GPLX khi khai gian độ tuổi để được thi bằng lái xe máy. Theo quy định pháp luật hiện hành, việc thi bằng lái xe yêu cầu người tham gia phải đạt độ tuổi tối thiểu nhất định. Tuy nhiên, không ít trường hợp đã lợi dụng kẽ hở để khai gian tuổi nhằm thi đỗ và sở hữu GPLX sớm hơn. Việc khai gian độ tuổi để thi bằng lái xe không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. (1) Độ tuổi thi bằng lái xe máy Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người học lái xe cần đảm bảo những điều kiện sau: - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định. Bên cạnh đó, độ tuổi để được cấp GPLX hiện nay được quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3. - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Như vậy, khi muốn chạy xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự thì người có nhu cầu muốn thi GPLX thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên. (2) Có bị thu hồi GPLX khi khai gian độ tuổi để được thi bằng lái xe máy? Trường hợp không đủ tuổi để thi bằng lái xe máy nhưng khai gian độ tuổi là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau: Theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 19 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT) như sau: Các trường hợp thu hồi Giấy phép lái xe bao gồm: + Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe; + Người lái xe tẩy, xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; + Để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình; + Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện; + Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký; + Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy (trừ các hành vi xử lý theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 10 Điều 5; điểm h và điểm i khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, trong trường hợp người lái xe có hành vi gian dối để được cấp GPLX thì sẽ bị thu hồi GPLX theo quy định của pháp luật (3) Xử phạt đối với hành vi khai gian độ tuổi để được cấp GPLX - Những nguy hiểm từ việc khai gian độ tuổi: Việc khai gian độ tuổi để thi bằng lái xe có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như sau: + Nguy cơ tai nạn giao thông cao: Người không đủ tuổi thường thiếu kinh nghiệm và kỹ năng lái xe, dễ gây ra tai nạn. + Thiếu trách nhiệm và nhận thức pháp luật: Khai gian tuổi là dấu hiệu của việc thiếu ý thức trách nhiệm và không tôn trọng pháp luật. + Ảnh hưởng tới cộng đồng: Người không đủ tuổi nhưng sở hữu GPLX gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông khác. Việc khai gian độ tuổi để thi bằng lái xe không chỉ vi phạm pháp luật mà còn đặt người vi phạm và cộng đồng vào nguy cơ cao về an toàn giao thông. Người dân cần tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo độ tuổi hợp lệ khi tham gia thi bằng lái để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Hành vi khai gian tuổi để thi bằng lái xe sẽ bị xử lý nghiêm khắc, bao gồm thu hồi GPLX và phạt tiền. - Xử phạt đối với hành vi khai gian độ tuổi để được cấp GPLX: Căn cứ vào điểm g khoản 3 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt như sau: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi khi cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Ngoài bị phạt tiền, cá nhân khi vi phạm việc khai gian độ tuổi còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu các giấy tờ, tài liệu giả mạo theo điểm đ khoản 9 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Tóm lại, hành vi khai gian độ tuổi để được cấp GPLX là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị thu hồi GPLX. Bên cạnh đó, cá nhân khi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính từ 03 - 05 triệu đồng và bị tịch thu các giấy tờ giả mạo.
Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1?
Bằng lái xe A1 là loại giấy phép lái xe phổ biến tại Việt Nam, dành cho các phương tiện xe máy có dung tích động cơ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa rõ bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này Bằng lái xe A1 cho phép người điều khiển xe máy tham gia giao thông một cách hợp pháp. Việc hiểu rõ về dung tích động cơ tối đa cho phép, điều kiện và độ tuổi thi bằng A1 là rất quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ pháp luật. (1) Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Theo khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau: Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: - Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. -Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. - Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hướng dẫn Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như hạng A1 cấp cho: - Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. - Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Như vậy, bằng A1 sẽ được chạy xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. (2) Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1? Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: Căn cứ theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định độ tuổi như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Điều kiện thi bằng lái xe A1: Theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định điều kiện người lái xe như sau: - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định. Đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định. Như vậy, người muốn thi bằng lái xe A1 phải đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hóa. Hồ sơ học thi bằng lái xe A1 gồm những gì? Theo Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT về hồ sơ học lái xe của người thi bằng A1 như sau: - Đối với người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ học lái xe bao gồm: - Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT. Xem và tải Đơn đề nghị học tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/mau-don-de-nghi-hoc-sat-hach-lai-xe.docx - Bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài. - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định. - Đối với người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Tóm lại, bằng A1 sẽ được chạy xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Bên cạnh đó, người muốn thi bằng lái xe A1 phải đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng các điều kiện cơ bản như là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam cũng như thỏa mãn các điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hóa.
Người có bằng lái B được điều khiển xe của hạng A không?
Theo quy định, người có bằng lái xe hạng C được điều khiển xe hạng B1 và B2; người có bằng lái hạng D được điều khiển xe hạng B1, B2 và C. Vậy, người có bằng lái hạng B có được điều khiển xe của hạng A không? (1) Người có bằng lái hạng B được điều khiển xe của hạng A không? Theo khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Bên cạnh đó, khoản 6 và khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Giấy phép lái xe hạng B được quy định như sau: - Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: + Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe + Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg + Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg - Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây + Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg + Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 Như vậy, pháp luật chỉ quy định cho người có bằng lái xe hạng B2 được phép điều khiển các loại xe hạng B1 và không có quy định nào cho phép người có bằng lái xe hạng B1, B2 được điều khiển xe ở hạng A. Vậy tại sao trong khi người có bằng lái B, C, D thậm chí là hạng E và hạng F đều được điều khiển các xe có hạng thấp hơn hơn xe của mình mà không được điều khiển xe hạng A? Lý giải cho điều này đó là bởi vì các loại xe của bằng lái hạng A được điều khiển là các loại xe gắn máy, còn các loại xe ở hạng B, C, D, E và F là dạng xe cơ giới ô tô. Các xe ô tô nhìn chung có cách điều khiển gần giống nhau, chỉ khác nhau về tải trọng, mã lực và kích thước, còn đối với xe máy là một cách điều khiển xe hoàn toàn khác với xe ô tô. Dựa theo các quy định trên có thể khẳng định, người có bằng lái hạng B (và các loại hạng cao hơn) không được điều khiển xe của hạng A, những người này phải thi sát hạch và có kết quả đạt kỳ thi sát hạch bằng lái xe hạng A để thì mới được phép điều khiển xe hạng A. (2) Người có bằng lái hạng B được điều khiển xe của hạng A bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ theo khoản 6 và khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 sẽ bị phạt từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng, điều khiển xe từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự xe mô tô sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu - 4 triệu đồng khi: - Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển; - Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; - Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia; - Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe). Như vậy, nếu có bằng lái xe nhưng bằng lái xe đó có hạng B trở lên mà điều khiển xe hạng A sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 4 triệu đồng tùy theo dung tích của xe hạng A đang điều khiển là gì. (3) Hiện nay có bao nhiêu loại bằng lái Theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, các loại bằng lái xe và loại xe tương ứng được điều khiển bao gồm: Loại Bằng lái xe Loại xe được điều khiển GPLX hạng A1 Cấp người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 đến dưới 175 cm3, xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật GPLX hạng A2 Cấp người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 GPLX hạng A3 Cấp người điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự GPLX hạng A4 Cấp người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg GPLX hạng B1 số tự động Cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển: Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật GPLX hạng B1 Cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg GPLX hạng B2 Cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển: Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 GPLX hạng C Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. GPLX hạng D Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C GPLX hạng E Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D GPLX hạng F Cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa: Hạng FB2 Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2 Hạng FC Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2 Hạng FD Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2 Hạng FE Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD
Đề xuất thay đổi phân hạng bằng lái xe và trừ điểm giấy phép lái xe
Tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ tháng 4/2024, Bộ Công an đề xuất hàng loạt thay đổi về phân hạng giấy phép lái xe, đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo. Trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an vừa xây dựng hoàn thiện (tháng 4-2024), Ban soạn thảo tiếp tục đề xuất mới về phân hạng giấy phép lái xe so với luật hiện hành cũng như đề xuất thêm về việc trừ điểm giấy phép lái xe khi vi phạm. (1) Thay đổi phân hạng lái xe Theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ đang được lấy ý kiến, sẽ thay đổi phân hạng giấy phép lái xe (GPLX) so với quy định cũ, tức sẽ không còn GPLX hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FE, FC như Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành. Cụ thể, tại Điều 39 dự thảo Luật TTATGT đường bộ, GPLX sẽ được phân hạng mới lại như sau: Hạng A1 cấp cho người lái xe máy phân khối đến 125 cc hoặc công suất động cơ điện đến 11 kw. Hạng A dành cho xe có phân khối lớn hơn A1. Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho GPLX hạng A2. Ngoài ra, cơ quan soạn thảo đã bổ sung ngưỡng phân hạng A1 và A dựa theo công suất động cơ điện, khi thị trường xe điện Việt Nam và thế giới đang phát triển. Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho GPLX hạng A2. Hạng A4 dành cho người lái máy kéo đến một tấn được đề xuất bỏ. Người khuyết tật lái ôtô số tự động có cơ cấu phù hợp, được cấp giấy phép hạng B. Đây là điểm mới về phân hạng giấy phép lái xe so với quy định hiện hành. Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 (Luật GTĐT) đang có hiệu lực, giấy phép lái môtô gồm các hạng A1, A2, A3. Trong đó, A1 cấp cho người lái xe 50-175cc; A2 từ 175cc (căn cứ tại khoản 2 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008). Ngoài ra, Luật GTĐB năm 2008 chưa có quy định về phân hạng A1 và A dựa theo công suất động cơ điện. Như vậy, theo dự thảo mới, hạng A sẽ thay thế hạng A2 hiện hành, đồng thời thay đổi ngưỡng phân khối với A1 từ 175cc xuống 125cc, hạng A4 được đề xuất bỏ. Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải; máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500kg; các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng B có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX hạng B2. Luật GTĐB năm 2008 quy định hạng B1 cấp cho tài xế lái ôtô đến 9 chỗ không hành nghề lái xe và B2 dành cho người hành nghề lái xe ( điểm b và điểm c khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008). Tại dự thảo mới, Bộ Công an gộp hai hạng B1 và B2 thành hạng B. Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 3.500-7.500kg; các loại xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C1 có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B. GPLX hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 7.500kg; các loại xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C có gắn kèm rơmoóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1. Theo điểm d khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008 chỉ có giấy phép lái xe hạng C (dành cho lái xe tải từ 3,5 tấn) nay dự thảo đề xuất tách giấy phép lái xe hạng C thành C1 (dành cho lái xe 3,5-7,5 tấn) và C (trên 7,5 tấn). Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) từ 10-30 chỗ; các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D2 có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C. Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ; xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C, D2. Theo dự thảo, dự kiến tách hạng D (lái ôtô từ 10 đến 30 chỗ) thành hạng D1 (8-16 chỗ) và D2 (16-29 chỗ). Hạng E cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi sẽ được thay bằng hạng D, gồm cả xe giường nằm và xe buýt, đây là điểm mới so với điểm đ và điểm e khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008. Xem đầy đủ Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 03/7/2023 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/du-thao-luat-tttatgtdb%20(1).doc Xem cập nhật mới nhất tại: Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ Thời hạn của giấy phép lái xe - Giấy phép lái xe hạng A2, A, A3 không thời hạn; - Giấy phép lái xe hạng B có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp; - Giấy phép lái xe hạng C1, C, D2, D, BE, C1E, CE, D2E, DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. So với Luật GTĐB năm 2008 chỉ quy định chung các giấy phép lái xe hạng B, C, D là giấy phép lái xe có thời hạn thì tại dự thảo đã nêu rõ đối với giấy phép lái xe hạng B có thời hạn 10 năm còn giấy phép lái xe hạng C1, C, D2, D có thời hạn 5 năm. (2) Đề xuất quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe đối với tài xế có hành vi vi phạm Hiện nay số vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng cao do ý thức của người dân khi tham gia giao thông chưa tốt, chưa chấp hành nghiêm các quy định khi tham gia giao thông. Chính vì vậy, để người dân có hành vi đúng mực khi tham gia giao thông Bộ Công an đã đề xuất thêm quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe đối với tài xế có hành vi vi phạm bên cạnh việc đề xuất thay đổi phân hạng lái xe. Đây là điểm đề xuất mới, không nằm trong dự thảo ngay từ ban đầu, việc quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe được Bộ Công An đề xuất sau khi nhận ý kiến góp ý từ đại biểu Quốc hội. Theo đề xuất, điểm sẽ được gán cho bằng lái xe, dự kiến mỗi người có 12 điểm/năm và nếu trong một năm mất hết điểm, người đó sẽ phải thi lại GPLX. Trong trường hợp vi phạm nhiều lần, trừ hết điểm, GPLX sẽ không còn hiệu lực. Tài xế muốn được cấp GPLX mới thì 6 tháng sau sẽ phải học và thi sát hạch như trường hợp cấp GPLX lần đầu. Như vậy, đề xuất việc trừ điểm GPLX cũng sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, giúp cơ quan quản lý giám sát toàn diện quá trình chấp hành sau vi phạm của người lái xe. Tóm lại, việc thay đổi các phân hạng lái xe, đưa hạng B1 và B2 về cùng hạng B, bỏ hạng A4,... cũng như thêm điểm và trừ điểm giấy phép lái xe khi có hành vi vi phạm chỉ mới là đề xuất. Bộ Công an đang thu thập, lấy thêm ý kiến các cơ quan, hiệp hội để hoàn thiện dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Xem đầy đủ Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 03/7/2023 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/du-thao-luat-tttatgtdb%20(1).doc Xem cập nhật mới nhất tại: Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Chủ xe có được miễn xử phạt khi lái xe đã khắc phục lỗi không xuất trình bằng lái không?
Khi bị CSGT xử phạt, lái xe không xuất trình được bằng lái do đang bị giam bằng lái 7 ngày vì vi phạm lỗi từ trước, chủ xe bị phạt biên bản là giao cho người không đủ điều kiện điều khiển. Liệu khi lái xe lấy bằng ra xuất trình được thì chủ xe có bị phạt lỗi này nữa không? (1) Chủ xe được miễn xử phạt khi nào? Tại khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, xử lý như sau: - Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định này và tạm giữ phương tiện theo quy định; - Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương tiện); - Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính. Căn cứ theo quy định trên, nếu lái xe không xuất trình được giấy tờ (bằng lái xe) ngay tại thời điểm CSGT kiểm tra, lập biên bản xử phạt thì sẽ bị xử lý theo lỗi không có giấy tờ, đồng thời chủ xe sẽ bị phạt lỗi giao xe cho người không có giấy tờ và phương tiện sẽ bị tạm giữ để hẹn đến làm việc. Trong thời hạn hẹn đến giải quyết mà lái xe xuất trình được bằng lái xe thì lái xe sẽ được chuyển thành lỗi không mang theo giấy tờ và chủ xe được miễn xử phạt. (2) Chủ xe có được miễn xử phạt khi giao xe cho lái xe đang bị giam bằng lái không? Tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định như sau: “Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.” Căn cứ vào quy định trên, nếu lái xe đã có vi phạm và bị xử lý bằng biện pháp tạm giữ bằng lái xe thì người này cần đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm, sau đó sẽ được trả lại bằng lái. Trường hợp đã quá hạn hẹn giải quyết mà lái xe chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết nhận lại bằng lái mà tiếp tục lái xe thì khi bị xử lý, người này sẽ bị xử lí theo tội không có giấy tờ. Chủ xe giao xe cho lái xe bị giam bằng lái nhưng quá hạn hẹn lên giải quyết vẫn chưa giải quyết mà tiếp tục lái xe thì chủ sẽ cũng sẽ bị phạt theo khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Như vậy, trong trường hợp dù đang trong thời hạn hẹn giải quyết vụ việc mới, lái xe lúc này thực hiện việc xử lý nhận lại bằng lái xe từ vụ việc cũ để xuất trình cho người có thẩm quyền để giải quyết vụ việc mới thì vẫn sẽ bị xử phạt theo lỗi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe và đồng thời chủ xe sẽ bị phạt theo lỗi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định điều khiển phương tiện, tham gia giao thông.
CSGT có được kiểm tra giấy tờ xe, bằng lái xe của người không tham gia giao thông không?
Đang ngồi trong quán cà phê, không tham gia giao thông thì CSGT có được kiểm tra giấy tờ xe, bằng lái xe không? Gần đây, trên các mạng xã hội đang xôn xao chia sẻ hình ảnh hàng chục cán bộ CSGT bất ngờ xuất hiện, kiểm tra nhóm chơi xe phân khối lớn (PKL) đang có mặt tại một quán cà phê. Điều đáng nói là nhóm này đang tổ chức một buổi gặp gỡ, giao lưu và giới thiệu các sản phẩm liên quan đến xe moto PKL, không ai tham gia giao thông. Nhiều người thắc mắc, khi ô tô, xe máy đang không lưu thông thì CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ, bằng lái xe của chủ xe hay không? Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Trong trường hợp chủ xe không đồng tình với việc xe của mình đang không lưu thông nhưng bị CSGT kiểm tra, bắt giữ, có thể làm đơn khiếu nại việc xe không lưu thông bị kiểm tra. Theo khoản 1 Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cá nhân và tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có quyền khiếu nại và khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, CSGT ngoài nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm các xe đang lưu thông, CSGT còn có nhiệm vụ thông qua công tác này để phát hiện những bất cập trong quản lý an ninh, trật tự an toàn giao thông đường bộ, sau đó báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền, và kiến nghị với cơ quan chức năng để khắc phục kịp thời Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an, cán bộ CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau: -Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác; -Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành; - Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; - Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Như vậy, theo quy định trên, vẫn có trường hợp người tham gia giao thông dù không vi phạm luật giao thông nhựng CSGT vẫn có quyền dừng xe kiểm. Về vụ việc trên, nếu CSGT nhận được tin báo, phản ánh có hành vi vi phạm pháp luật của nhóm người chơi xe PKL hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật của chủ xe, hoặc có văn bản đề nghị của cơ quan chức năng để kiểm soát phục vụ ông tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác thì CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ xe, bằng lái xe dù cho người đó đang không tham gia giao thông.
Bộ Công an trả lời việc có bắt buộc xuất trình bằng lái xe khi đã tích hợp vào VNeID?
Hiện nay, định danh điện tử trên VNeID đã không còn quá xa lạ với bà con, tuy nhiên việc đã tích hợp giấy phép lái xe vào tài khoản VNeID rồi thì có bắt buộc xuất trình giấy khi CSGT kiểm tra hay không? Vừa qua, người dân đã gửi câu hỏi đến Cổng TTĐT Bộ Công an về việc “Có hay không bắt buộc xuất trình bằng lái xe khi đã tích hợp vào tài khoản VNeID?” Theo đó, trong trường hợp này, Bộ Công an đã có câu trả lời như sau: Căn cứ tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới. Đồng thời, tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA ngày 01/8/2023 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông quy định nội dung kiểm soát của Cảnh sát giao thông gồm kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, trong đó có Giấy phép lái xe. Theo đó, Bộ Công an kết luận: Khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử sẽ có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ. Vì vậy, như Bộ Công an đã giải thích thì việc xuất trình bằng lái bằng giấy khi đã tích hợp vào tài khoản VNeID là không bắt buộc vì kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử sẽ có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an Tham khảo: Căn cứ tại khoản 1 Điều 49 Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có đề xuất như sau: Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 3 Điều 49. Khi tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau: - Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng; - Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển; - Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, phương tiện giao thông thông minh theo quy định của pháp luật; - Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trong các loại giấy tờ trên, trường hợp thông tin của các loại giấy tờ nào đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử, thẻ căn cước theo quy định thì không phải mang theo. Quy định về việc tham gia giao thông nhưng không mang Giấy phép lái xe khi được kiểm soát như sau: Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu không mang theo giấy phép lái xe thì người dân sẽ bị xử phạt như sau: - Đối với người lái xe máy từ 100.000 đồng - 200.000 đồng Lưu ý: Mức phạt sẽ gấp 2 lần đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.
Học sinh có được phép chạy xe máy không?
Hiện nay, không khó để bắt gặp hình ảnh các em học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy vẫn chạy xe máy tham gia giao thông ngoài đường. Vậy học sinh có được điều khiển xe máy không? (1) Học sinh có được điều khiển xe máy không? Theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuổi và sức khỏe của người lái xe như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; - Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); - Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC); - Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD); - Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. - Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe Như vậy, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, người từ đủ 16 tuổi trở lên được phép lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 . Theo độ tuổi được quy định trên, các em học sinh trung học phổ thông từ lớp 10 trở lên khi đủ 16 tuổi sẽ được phép chạy xe máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 . Các em học sinh dưới độ tuổi 16 khi chạy xe máy, mô tô, kể cả xe máy điện sẽ bị phạt cảnh cáo theo quy định tại Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới. (2) Thực trạng học sinh điều khiển xe máy trên 50cc Hiện nay, nhiều trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra nhiều biện pháp như tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, có trường còn cho phụ huynh cam kết không giao xe máy trên 50 phân khối cho học sinh điều khiển.Tuy nhiên, trường hợp học sinh điều khiển xe máy trên 50cc hiện nay vẫn rất phổ biến Ngày 3/4, Phòng GD-ĐT Q.7, TP.HCM cũng có văn bản triển khai kế hoạch số 1811/KH-BATGT-CAQ ngày 01/4/2024, thực hiện Chỉ thị 31/CT-TTg ngày 21.12.2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới. Phòng GD-ĐT Q.7 đề nghị các trường mầm non, tiểu học, THCS (cả công lập lẫn ngoài công lập) chủ động phối hợp Công an quận tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông; cho học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; tuyên truyền phụ huynh không giao xe cho con em không đủ điều kiện tham gia giao thông… (3) Học sinh lái xe trên 50 phân khối bị phạt bao nhiêu? Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau: - Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. -Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. - Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: + Đăng ký xe; + Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật Giao thông đường bộ 2008; + Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ 2008; + Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Căn cứ theo quy định trên, người tham gia giao thông bắt buộc phải có giấy phép lái xe đúng với loại xe mình đang điều khiển. Vì điều kiện để thi bằng lái xe hạng A1 là người từ đủ 18 tuổi trở lên, do đó, dù là cấp nào thì học sinh cũng không được phép điều khiển xe máy trên 50cc để tham gia giao thông. Nếu vi phạm, không chỉ học sinh bị xử phạt hành chính mà phụ huynh giao xe cho con cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định của pháp luật, người chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm. Phụ huynh sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 2.000.000 đồng nếu giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông.
Hướng dẫn tra cứu bằng lái xe đơn giản nhất năm 2024
Hiện nay, có các loại bằng cấp làm giả tinh vi được rao bán nhiều trên các trang mạng, phổ biến nhất trong đó có thể kể đến bằng lái xe. Bài viết này hướng dẫn bạn cách tra cứu bằng lái xe để biết bằng lái xe đó là giả hay thật đơn giản và hiệu quả nhất năm 2024. Xem thêm bài viết liên quan: Học lái xe B2 năm 2024 cần chuẩn bị những gì? (1) Tra cứu bằng lái xe trực tiếp Tra cứu bằng lái xe trực tiếp trên trang web https://gplx.gov.vn/; là cách mới và cũng là cách nhanh chóng, tiện lợi nhất cho cá nhân, tổ chức khi muốn tra cứu bằng lái xe. Đây là trang thông tin điện tử chính thức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc tra cứu bằng lái xe, đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam - đảm bảo thông tin chính thống, chuẩn xác nhất. Cách thực hiện như sau: Bước 1: Truy cập vào trang web https://gplx.gov.vn/; Bước 2: Nhập các thông tin theo yêu cầu trong phần Tra cứu thông tin giấy phép lái xe trong đó: - Loại giấy phép lái xe: + GPLX Pet (có thời hạn): bao gồm các bằng lái xe của hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE. + GPLX Pet (không thời hạn): bao gồm bằng lái xe của hạng A1, A2, A3. + GPLX cũ (làm bằng giấy bìa): bằng lái xe được cấp trước tháng 7/2013. - Số giấy phép lái xe: nhập dãy số trên bằng lái xe. - Ngày tháng năm sinh: nhập đúng theo trên bằng lái xe. - Mã bảo vê: nhập mã bảo vệ của trang web. Bước 3: Bấm “Tra cứu Giấy phép lái xe”. Lúc này kết quả sẽ có hai trường hợp: - Nếu hệ thống trả về kết quả là bằng lái xe trùng khớp các thông tin với bằng lái xe của bạn là hợp lệ - Nếu hệ thống trả về kết quả “Có lỗi. Không tìm thấy thông tin GPLX trong CSDL GPLX quốc gia!" thì có thể bạn đã nhập sai thông tin, hãy kiểm tra lại rồi bấm tra cứu thêm lần nữa. Nếu tất cả thông tin đều chính xác nhưng hệ thống vẫn thông báo lỗi thì bằng lái của bạn là bằng lái giả! (2) Tra cứu bằng lái xe qua tin nhắn SMS Tra cứu bằng lái xe qua tin nhắn SMS chỉ hỗ trợ tra cứu các bằng lái PET. Bằng lái cũ bằng giấy bìa không thể tra cứu bằng cách này. Bạn có thể tiến hành tra cứu bằng lái xe qua tin nhắn SMS như sau: Soạn tin nhắn theo cú pháp TC(dấu cách)dãy số trên bằng lái xe gửi đến 0936.083.578 hoặc 0936.081.778. Ví dụ: TC AB123456xxx gửi 0936.083.578 Sau khi gửi tin nhắn thành công, bạn chờ một chút hệ thống sẽ gửi lại cho bạn tin nhắn bao gồm: thông tin bằng lái xe, hạng bằng lái, ngày hết hạn, số seri, trạng thái vi phạm,... Lưu ý: bạn cần trả phí SMS từ 500 - 2000 đồng khi thực hiện tra cứu bằng lái xe bằng cách này (3) Tra cứu bằng lái xe bằng mã QR Theo khoản 6 Điều 47 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT, bằng lái xe có thêm mã hai chiều (QR) được cấp từ ngày 01/06/2020. Mã này dùng để đọc, giải mã nhanh thông tin trên bằng lái. Mã QR được in ở góc trái mặt sau của tất cả bằng lái xe PET của các hạng. Bạn có thể tra cứu thông tin bằng lái xe của mình thông qua cách quét mã QR trên điện thoại thông minh như sau: Bước 1: Mở phần mềm quét QR (Zalo, Barcode Việt, Quét mã QR,..) Bước 2: Đưa camera của điện thoại hướng vào mã QR trên giấy phép lái xe và quét mã. Bước 3: Hệ thống trả kết quả thông tin của bằng lái như họ tên, ngày tháng năm sinh, hạng của bằng lái, nơi cấp bằng lái. Nếu quét không hợp lệ chứng tỏ bằng lái xe của bạn là giả! (5) Tra cứu bằng lái xe khi quên số seri như thế nào? Khi bạn quên số seri của bằng lái xe, bạn không thể tra cứu theo phương pháp trực tiếp tại Website của Cục Đường bộ Việt Nam hoặc tra cứu bằng tin nhắn bởi vì hai cách này đều yêu cầu có số seri của bằng lái xe. Bạn vẫn có thể tra cứu được bằng cách tra cứu qua CCCD có gắn chip trên ứng dụng VNeID. Lưu ý, cách này chỉ áp dụng với những ai đã tích hợp thông tin giấy phép lái xe trên tài khoản định danh điện tử VNeID. Bước 1: Tải VneID, đăng nhập vào ứng dụng. Nếu chưa có tài khoản thì phải đăng ký Bước 2: Chọn tính năng quét mã QR sau đó đưa camera quét mã QR trên CCCD. Bước 3: Hệ thống trả thông tin về bằng lái Trên đây là những cách đơn giản nhất để tra cứu bằng lái xe của bạn, hãy thử ngay để kiểm tra xem bằng lái xe của bạn có hợp lệ không nhé! Xem thêm bài viết liên quan: Học lái xe B2 năm 2024 cần chuẩn bị những gì?
Ứng dụng VNeID là gì? VNeID hiện nay có những tính năng gì?
Ứng dụng VNeID là một trong những ứng dụng lưu trữ thông tin cá nhân của công dân và được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều người vẫn chưa biết đến hết các tính năng của VNeID, sau đây là tất tần tật các tính năng hiện có trên ứng dụng VNeID. Ứng dụng VNeID là gì? Từ ngày 18/7/2022 ứng dụng VNeID được Bộ Công an đưa vào sử dụng cho công dân, theo đó ứng dụng VNeID là tên gọi tắt của định danh điện tử bởi Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư. Tại khoản 12 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP có giải thích “VNeID” là ứng dụng trên thiết bị số; “dinhdanhdientu.gov.vn”, “vneid.gov.vn” là trang thông tin định danh điện tử do Bộ Công an tạo lập, phát triển để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khi cài đặt ứng dụng VNeID, công dân sẽ được cập nhật thông tin cá nhân trên môi trường điện tử. Các thông tin này được bảo mật tuyệt đối và sử dụng như một cách để thay thế cho các loại giấy tờ cá nhân truyền thống. Có bắt buộc công dân phải cài đặt ứng dụng VNeID? Không ít người cũng băn khoăn về vấn đề có bắt buộc phải đăng ký tài khoản VNeID hay không. Thì hiện hành không có quy định nào bắt buộc người dân phải đăng ký, sử dụng VNeID. Tuy nhiên, Bộ Công an đang đẩy mạnh tuyên truyền người dân cả nước thực hiện chính sách kêu gọi, khuyến khích người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án phát triển định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. VNeID hiện nay được tích hợp những tính năng gì? (1) Tích hợp các loại giấy tờ cá nhân từ bản giấy sang dữ liệu điện tử Cho đến nay đã có rất nhiều giấy tờ cá nhân của công dân được tích hợp trên ứng dụng VNeID, đây được xem là tính năng quan trọng nhất đối với người dùng VNeID. Vì các thông tin trên VNeID sẽ được dùng để đối chiếu khi thực hiện thủ tục hành chính. Ứng dụng này hiện có thể tích hợp thông tin trên thẻ Căn cước, BHXH, BHYT, bằng lái xe các loại, thông tin đăng ký xe, tài khoản ngân hàng,.. Ngoài ra, theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA, các thông tin về giấy phép lái xe, đăng ký xe… nếu đã được tích hợp vào tài khoản VNeID thì sẽ có giá trị như việc CSGT kiểm tra trực tiếp. (2) Khai báo y tế qua ứng dụng VNeID Trong các thời điểm chống dịch bệnh, người dân có thể sử dụng VNeID để khai báo y tế toàn dân giúp nhà nước dễ dàng truy ra dấu vết các bệnh nhân dễ dàng quản lý và hạn chế được sự bùng nổ dịch bệnh. Ứng dụng giúp bạn dễ dàng khai báo y tế dù đang ở bất kỳ đâu. (3) Đăng ký thường trú, tạm trú, tạm vắng ở bất kỳ đâu Trước đây để đăng ký thường trú, tạm vắng hay tạm trú cần yêu cầu công dân phải lên Công an để khai báo. Nhưng từ khi có cài đặt ứng dụng VNeID bạn có thể thực hiện thủ tục ngay tại nhà với những thao tác dễ dàng và nhanh chóng. (4) Ứng dụng VNeID hỗ trợ giao dịch trực tuyến Với nhu cầu mua sắm online đang ngày càng phát triển kéo theo các giao dịch trực tuyến tăng. Theo đó, ứng dụng VNeID cũng hỗ trợ tốt đối với các giao dịch này. Đặc biệt, với một nền tảng lớn từ Bộ Công an phát hành giúp bảo đảm an toàn về quyền lợi cũng như tính bảo mật tối đa. (5) Tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID Được quản lý trực tiếp bởi bộ Công an, VNeID cũng hỗ trợ trong việc tố giác các tội phạm gần khu vực bạn. Trong đó, ứng dụng mang đến những hướng dẫn chi tiết, rõ ràng dành cho người người muốn tố giác và mang tính bảo mật tuyệt đối 100%.
Người mua bằng lái xe máy giả có bị phạt? Bằng lái xe do cơ quan nào cấp?
Bằng lái xe máy là chứng chỉ được cấp cho người đủ điều kiện điều khiển xe máy, xe mô tô tham gia giao thông. Số lượng người dân sử dụng xe máy ở nước ta rất lớn do đó không tránh khỏi những trường hợp sử dụng bằng lái xe máy giả. Vậy sử dụng bằng lái giả có bị phạt? 1. Bằng lái xe máy được cấp cho ai? Cụ thể tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã phân hạng giấy phép lái xe máy (GPLX) hạng A1, A2 và A3 cho các đối tượng sau đây: - Hạng A1 cấp cho: + Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; + Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. - Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. - Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Để được cấp GPLX theo nhu cầu của người điều khiển phương tiện thì người này phải làm thủ tục đăng ký dự thi kỳ sát hạch GPLX định kỳ, theo đó phải trải qua kỳ sát hạch GPLX với 2 vòng bao gồm: - Thi lý thuyết được thực hiện trên máy tính. - Thi thực hành trên loại xe máy mà cơ sở đào tạo tổ chức. Nếu người dự thi sát hạch vượt qua cả 2 hình thức thi trên thì sẽ được cấp GPLX theo hạng mà mình dự thi. 2. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp GPLX máy? GPLX là một chứng nhận được cấp cho người đủ điều kiện điều khiển xe máy do cơ quan có thẩm quyền quản lý và cấp phép khi đã vượt qua kỳ sát hạch lái xe. Theo Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi Thông tư 05/2023/TT-BGTVT) quy định cơ quan quản lý sát hạch, cấp GPLX bao gồm: - Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp GPLX trong phạm vi cả nước. - Phòng Quản lý Vận tải, phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp GPLX. - Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp GPLX trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp GPLX (gọi là cơ quan quản lý sát hạch). Do đó, Cục Đường bộ Việt Nam có thẩm quyền cấp GPLX máy trên cả nước còn tại các tỉnh/thành sẽ do Sở GTVT quản lý việc cấp. Trường hợp người mua bằng lái xe giả mà bằng lái không được cấp từ các cơ quan này sẽ bị phát hiện và xử phạt. 3. Mua bằng lái xe máy giả bị xử phạt ra sao? Căn cứ điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) xử phạt hành chính đối với trường hợp sử dụng bằng lái xe máy giả, mức phạt cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 01 triệu đồng - 02 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không có GPLX hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa; + Có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia; + Sử dụng GPLX không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý GPLX). - Phạt tiền từ 04 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển; + Không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa; + Có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia; + Sử dụng GPLX không hợp lệ (GPLX có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý GPLX). Bên cạnh việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng bằng lái xe giả còn tịch thu GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa, GPLX không hợp lệ. Ngoài ra, Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau: Người làm làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Số câu hỏi thi lý thuyết bằng lái xe là bao nhiêu? Nội dung câu hỏi gồm những gì?
Để đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông phải vượt qua kỳ thi sát hạch và cấp giấy phép lái xe. Vậy hiện nay thi lý thuyết bằng lái xe bao nhiêu câu? Mức phí sát hạch là bao nhiêu? 1. Thi bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động và hạng B1 (30 câu) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động và hạng B1 gồm 30 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 06 câu về quy tắc giao thông; - 01 câu về tốc độ, khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 01 câu về kỹ thuật lái xe; - 01 câu về cấu tạo sửa chữa; - 09 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 09 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 2. Thi bằng xe ô tô hạng B2 (35 câu) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B2 gồm 35 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 07 câu về quy tắc giao thông; 01 câu về nghiệp vụ vận tải; - 01 câu về tốc độ, khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 02 câu về kỹ thuật lái xe; - 01 câu về cấu tạo sửa chữa; - 10 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 10 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 3. Thi bằng lái xe ô tô hạng C (40 câu) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng C gồm 40 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 07 câu về quy tắc giao thông; - 01 câu về nghiệp vụ vận tải; - 01 câu về tốc độ; khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 02 câu về kỹ thuật lái xe; - 01 câu về cấu tạo sửa chữa; - 14 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 11 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 4. Thi bằng lái xe ô tô hạng D, E và các hạng F (45 câu) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng D, E và các hạng F gồm 45 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 07 câu về quy tắc giao thông; 01 câu về nghiệp vụ vận tải; - 01 câu về tốc độ, khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 02 câu về kỹ thuật lái xe; - 01 câu về cấu tạo sửa chữa; - 16 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 14 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 5. Thi bằng lái xe mô tô hạng A1, A2, A3, A4 Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4 gồm 25 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 06 câu về quy tắc giao thông; - 01 câu về tốc độ, khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 01 câu về kỹ thuật lái xe hoặc cấu tạo sửa chữa; - 07 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 07 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. (Công văn 1883/TCĐBVN-QLPT&NL năm 2023) 6. Mức phí sát hạch lái xe Căn cứ biểu mức thu phí sát hạch lái xe kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BTC quy định mức phí các loại bằng lái mới phải đóng như sau: Phí sát hạch lái xe Đối với thi sát hạch lái xe các hạng xe mô tô (A1, A2, A3, A4) - Sát hạch lý thuyết Lần 60.000 đồng - Sát hạch thực hành Lần 70.000 đồng Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F) - Sát hạch lý thuyết Lần 100.000 đồng - Sát hạch thực hành trong hình Lần 350.000 đồng - Sát hạch thực hành trên đường giao thông Lần 80.000 đồng - Sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông Lần 100.000 đồng
Chạy xe máy điện, mô tô điện bắt buộc người điều khiển phải có GPLX?
Hiện nay, xe máy điện, xe đạp điện được sử dụng rộng rãi nhằm giảm thải khí ô nhiễm môi trường đồng thời cũng tiết kiệm giá thành mà lại tiện lợi. Tuy nhiên, có người chạy xe máy điện vẫn bắt buộc có giấy phép lái xe (GPLX), vậy loại xe máy điện nào phải thi bằng lái xe? 1. Xe máy điện công suất bao nhiêu phải có GPLX? Theo điểm đ khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h; Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các loại phương tiện giao thông đường bộ là xe máy, xe mô tô bắt buộc người điều khiển phải có bằng lái xe như sau: - Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; - Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; - Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Căn cứ các quy định trên thì người chạy xe máy điện có vận tốc nhỏ hơn 50km/h không thuộc trường hợp phải có bằng lái xe. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có những loại xe máy điện, mô tô điện có vận tốc lớn hơn 50km/h thì khi điều khiển xe này người tham gia giao thông cần phải có bằng lái A1. 2. Điều kiện quy định độ tuổi và sức khỏe của người lái xe Căn cứ Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ độ tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau: - Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: + Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; + Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; + Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); + Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC); + Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD); + Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. - Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe. Về tiêu chuẩn sức khỏe thì người lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT như sau: - Người lái xe phải đáp ứng “Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe” tại Phụ lục số 01 tải - Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định nêu trên không áp dụng cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi - lanh dưới 50 cm3. 3. Giấy phép lái xe cho người điều khiển xe máy điện có quy định thời hạn? Theo Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 thời hạn sử dụng GPLX được căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, GPLX được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn. Tại khoản 2 Điều này cho biết GPLX của xe máy điện là không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: - Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; - Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; - Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Như vậy, không phải bất kỳ loại xe máy điện, mô tô điện nào cũng yêu cầu phải có GPLX mới được điều khiển mà các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu bằng điện nêu trên có dung tích động cơ từ 50 cm3 thì mới yêu cầu GPLX còn dưới 50 cm3 thì không cần phải có GPLX.
Hướng dẫn cách kiểm tra giấy phép lái xe giả dễ dàng
Nếu không phải là người làm việc có liên quan nhiều đến kiểm tra, cấp GPLX thì sẽ khó có thể nhận biết đâu là đặc điểm của GPLX giả. Do hiện nay có nhiều trường hợp sử dụng GPLX giả để xin việc. Vậy làm thế nào để các chủ doanh nghiệp có thể kiểm tra GPLX giả? 1. 02 cách kiểm tra GPLX giả Hiện có hai cách kiểm tra giấy phép lái xe là thật hay giả dễ dàng và thông dụng nhất, cụ thể: Cách 1: Kiểm tra trên website của Tổng cục đường bộ Việt Nam. Bước 1: Truy cập Trang thông tin giấy phép lái xe của Tổng cục đường bộ Việt Nam tại địa chỉ https://gplx.gov.vn/. Bước 2: Nhập các thông tin bao gồm: Loại giấy phép lái xe; số giấy phép lái xe; ngày, tháng, năm sinh; mã bảo vệ. Cuối cùng chọn "Tra cứu giấy phép lái xe". Bước 3: Xem kết quả Nếu hệ thống không hiện đầy đủ thông tin (bao gồm: họ và tên, ngày sinh, số giấy phép lái xe, số phôi thẻ giấy phép lái xe, nơi cấp giấy phép lái xe, ngày cấp giấy phép lái xe, ngày hết hạn giấy phép lái xe, hạng giấy phép lái xe, ngày trúng tuyển) hoặc thông tin không trùng khớp với thông tin trên giấy phép lái xe thì là giả. Cách 2: Kiểm tra bằng mã QR trên Giấy phép lái xe. Theo Điều 47 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT về giấy phép lái xe, giấy phép lái xe được cấp sau ngày 1/06/2020 mà không có mã QR ở mặt sau thì có thể là giả. Theo đó, với giấy phép lái xe có mã QR, bạn có thể tiến hành quét mã QR đó bằng các ứng dụng quét mã. Sau khi quét mã sẽ hiện ra các thông tin: Số giấy phép lái xe; họ tên, ngày, tháng, năm, sinh; hạng giấy phép lái xe; nơi cấp giấy phép lái xe. Nếu quét mã QR mà không ra các thông tin nói trên hoặc các thông tin trên không trùng với thông tin trên giấy phép lái xe thì có thể đó là giả. Tuy nhiên, ngoài trường hợp giấy phép lái xe là giả, việc tra cứu cũng có thể không ra kết quả bởi một số lý do như người dùng nhập sai thông tin, thông tin về giấy phép lái xe chưa kịp cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu. Vì vậy, khi tra cứu thông tin giấy phép lái xe, bạn cần kiểm tra kỹ thông tin nhập 2. Sử dụng GPLX giả sẽ bị xử lý thế nào? Căn cứ điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe sử dụng bằng lái không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bằng lái xe giả) có thể bị xử phạt đến 12 triệu đồng. Cụ thể: - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Đối với người điều khiển xe mô tô sử dụng bằng lái xe giả, mức phạt như sau: + Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô. + Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh. Ngoài ra, căn cứ Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Bộ luật Hình sự 2017) người có hành vi làm bằng lái xe giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tùy mức độ vi phạm mà hình phạt có thể lên tới 7 năm tù, phạt tiền đến 100 triệu đồng.
Bị mất giấy phép lái xe bằng bìa giấy có được cấp lại Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET không?
Cho mình hỏi Giấy phép lái xe máy của mình trước đây là bìa giấy, mình bị mất bằng và hồ sơ gốc thì mình có được cấp lại bằng mới không hay phải thi sát hạch lại? Khi cấp lại bằng lái xe thì có phải tiến hành xác minh giấy phép lái xe không? Theo quy định tại Điều 34 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì khi tiến hành cấp lại Giấy phép lái xe phải tiến hành xác minh Giấy phép lái xe, cụ thể: Khi tiếp nhận danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp của cơ sở đào tạo và trước khi duyệt danh sách giấy phép lái xe được nâng hạng, đổi, cấp lại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải phải tra cứu và in thông tin về giấy phép lái xe của người xin nâng hạng, đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe (bản xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ). Trường hợp chưa có thông tin, phải có văn bản đề nghị cơ quan cấp xác minh giấy phép lái xe đã cấp; bản đề nghị xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 18a ban hành kèm theo Thông tư này, bản xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 18b ban hành kèm theo Thông tư này. Việc thực hiện xác minh giấy phép lái xe thực hiện ngay qua điện thoại hoặc thư điện tử hoặc fax và sau đó gửi bằng văn bản và khi chưa có kết quả xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì Cục đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải không đổi, không cấp lại hoặc không đưa vào danh sách thí sinh được phép dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe. Thời hạn xác minh được tính từ khi nhận được danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe hoặc hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này, Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải có văn bản đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp và ngay khi nhận được yêu cầu xác minh, Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải phải trả lời xác minh giấy phép lái xe đã cấp. Như vậy, trước khi thực hiện cấp lại Giấy phép lái xe cho anh thì sẽ cần tiến hành một bước đó là xác minh Giấy phép lái xe. Sau khi xác nhận có thông tin trên hệ thống thì sẽ tiến hành thực hiện cấp lại cho anh. Hồ sơ cấp lại Giấy phép lái xe gồm những gì? Theo quy định tại khoàn 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì người có giấy phép lái xe bị mất còn thời hạn sử dụng thành phần hồ sơ sẽ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này; - Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có) - không bắt buộc phải có; - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3; Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài). Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.
Không có mặt tại Việt Nam có đổi bằng lái xe được không?
Trường hợp công dân Việt Nam đang ở nước ngoài thì có thể đề nghị đổi lại bằng lái xe sắp hết thời hạn hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Không có mặt tại Việt Nam có đổi bằng lái xe được không? Căn cứ khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có quy định người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ như sau: - Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này; - Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có); - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3; Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại nơi tiếp nhận hồ sơ của Sở GTVT, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được xét cấp lại giấy phép lái xe, Sở GTVT thực hiện cấp lại giấy phép lái xe và trả giấy phép lái xe khi người lái xe đã hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe; trường hợp không cấp lại giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do. Từ quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp người lái xe có nhu cầu cấp đổi bằng lái xe đang còn thời hạn thì phải trực tiếp có mặt tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để chụp hình và xuất trình những hồ sơ theo yêu cầu để thực hiện việc đối chiếu. Theo đó, trường hợp công dân đang ở nước ngoài thì phải về lại Việt Nam để thực hiện thủ tục nêu trên. (2) Thời hạn xác minh bằng lái xe là bao lâu? Căn cứ khoản 3 Điều 34 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có quy định về thời hạn xác minh bằng lái xe như sau: - Kể từ khi nhận được danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe hoặc hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 38 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT, Sở GTVT có văn bản đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp. - Ngay khi nhận được yêu cầu xác minh, Sở Giao thông vận tải phải trả lời xác minh giấy phép lái xe đã cấp. Theo đó, hiện nay, thời hạn xác minh giấy phép lái xe là ngay sau khi nhận được yêu cầu xác minh. (3) Mức phí đổi bằng lái ô tô hiện nay là bao nhiêu? Căn cứ Điều 3 Thông tư 37/2023/TT-BTC được sửa đổi bởi Thông tư 63/2023/TT-BTC có quy định về lệ phí đổi bằng lái xe ô tô như sau: - Mức thu phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BTC. - Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) theo hình thức trực tuyến: + Kể từ ngày 01/12/2023 đến hết ngày 31/12/2025, áp dụng mức thu lệ phí là 115.000 đồng/lần cấp. + Kể từ ngày 01/1/2026 trở đi, áp dụng mức thu lệ phí quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BTC. Theo đó, dẫn chiếu đến Biểu mức lệ phí cấp giấy phép lái xe được ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BTC như sau: Số TT Tên phí, lệ phí Đơn vị tính Mức thu (đồng) 1 Lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng (phương tiện thi công) a Cấp lần đầu, cấp có thời hạn, cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký kèm theo biển số Lần/phương tiện 200.000 b Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký không kèm theo biển số Lần/phương tiện 50.000 c Cấp giấy chứng nhận đăng ký kèm theo biển số tạm thời Lần/phương tiện 70.000 d Đóng lại số khung, số máy Lần/phương tiện 50.000 2 Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) Lần 135.000 Từ quy định nêu trên, có thể thấy, lệ cấp đổi bằng lái xe ô tô online hiện nay là 115.000 đồng/lần. Còn từ 01/01/2026 trở đi thì lệ phí sẽ là 135.000 đồng/lần.
Thủ tục đổi Giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp theo quy định năm 2024
Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam. Theo mục 9 Phần II Quyết định 545/QĐ-BGTVT có hướng dẫn thủ tục cụ thể như sau: Về trình tự thực hiện + Nộp hồ sơ TTHC: - Người lái xe lập hồ sơ gửi đến Sở Giao thông vận tải. + Giải quyết TTHC: - Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; - Trường hợp phát hiện có nghi vấn về việc nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Sở Giao thông vận tải có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác minh; - Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định; - Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải và phải xuất trình bản chính các hồ sơ để đối chiếu (trừ các bản chính đã gửi); - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do; - Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe lưu trữ bản sao hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp giấy phép lái xe. Về thành phần hồ sơ - Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe; - Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; đối với người Việt Nam xuất trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật; - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định; trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; - Bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ; bản sao giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài. Về cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở Giao thông vận tải; - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có; - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải; - Cơ quan phối hợp: Không có. Như vậy, việc đổi Giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp thực hiện theo quy định trên.
Mất bằng lái, có được dùng giấy hẹn cấp lại để tham gia giao thông?
Theo quy định mới nhất, trường hợp mất bằng lái thì có được sử dụng giấy hẹn cấp lại để tham gia giao thông không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Mất bằng lái, có được dùng giấy hẹn cấp lại để tham gia giao thông? Căn cứ Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 (có hiệu lực thi hành từ 01/1/2025) quy định về những điều kiện cần đáp ứng của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau: - Người lái xe phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật. - Có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ngoại trừ trường hợp người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024. - Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ như sau: + Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. + Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển. + Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật. + Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Từ quy định nêu trên, có thể thấy, khi tham gia giao thông người lái xe phải đem theo bằng lái xe. Thế nên kể cả trong trường hợp có giấy hẹn cấp bằng lái xe mới thì việc tham gia giao thông mà không đem theo bằng lái xe vẫn là trái với quy định của pháp luật. Bởi giấy hẹn tại đây không có giá trị thay thế cho bằng lái xe bị mất mà chỉ giúp chứng minh được người lái xe không thuộc trường hợp không có bằng lái xe. Tuy nhiên, theo Thông tư 28/2024/TT-BCA thì kể từ ngày 01/7/2024, nếu người dân đã tích hợp các giấy tờ liên quan đến người và phương tiện sử dụng tham gia giao thông lên ứng dụng VNeID thì có thể sử dụng giống như giấy tờ trực tiếp, để xuất trình cho lực lượng CSGT khi được yêu cầu kiểm tra. Thế nên, trong thời gian chờ cấp lại bằng lái mới, người dân đã tích hợp giấy tờ có thể sử dụng VNeID để xuất trình thay thế. (2) Mức xử phạt không mang bằng lái xe năm 2024 là bao nhiêu? Mức xử phạt đối với hành vi không mang bằng lái xe sẽ tùy thuộc vào loại phương tiện mà người vi phạm điều khiển mà có sự khác nhau, cụ thể: - Đối với ô tô, các loại phương tiện tương tự ô tô: Mức xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định người điều khiển ô tô không mang theo bằng lái khi lái xe trên đường thì phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng. - Đối với xe máy và các loại xe tương tự xe máy thì mức xử phạt được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP là phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng. Ngoài ra, trường hợp là xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô có GPLX quốc tế nhưng không mang theo thì có thể bị phạt tiền từ 01 đến 02 triệu đồng. Trường hợp là xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh có GPLX quốc tế nhưng không mang theo thì có thể bị phạt tiền từ 04 đến 05 triệu đồng. Theo đó, hiện nay mức xử phạt đối với lỗi không mang theo bằng lái xe được thực hiện theo quy định như đã nêu trên. (3) Người lái xe máy không được thực hiện những hành vi nào khi tham gia giao thông? Căn cứ khoản 3 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về những hành vi không được thực hiện với người lái xe máy như sau: - Đi xe dàn hàng ngang. - Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác. - Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính. - Buông cả hai tay. - Đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh. - Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định. - Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy. - Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, người lái xe máy tuyệt đối không được thực hiện những hành vi như đã nêu trên.
Các trường hợp bị thu hồi bằng lái phải chờ 5 năm sau mới được cấp lại
Từ ngày 01/6/2024, 04 trường hợp sau đây khi bị thu hồi giấy phép lái xe phải chờ đến 05 năm sau mới được làm thủ tục cấp lại (1) Các trường hợp bị thu hồi bằng lái xe theo quy định mới nhất hiện nay Thu hồi bằng lái xe (GPLX) là một trong những hình thức xử phạt khi người tham gia giao thông vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến giao thông đường bộ. Trong đó, có một số trường hợp bị thu hồi bằng lái mà phải đến 05 năm sau mới được cấp giấy phép lái xe. Cụ thể, theo quy định tại khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, các trường hợp bị thu hồi bằng lái xe bao gồm: 1- Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe 2- Người lái xe tẩy, xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe 3- Để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình 4- Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện 5- Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký 6- Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy (trừ các hành vi xử lý theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 10 Điều 5; điểm h và điểm i khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) Như vậy, người vi phạm các lỗi trên sẽ bị thu hồi bằng lái xe kể từ ngày 01/6/2024. (2) Các trường hợp bị thu hồi bằng lái phải chờ 5 năm sau mới được cấp lại Theo đó, khoản 16 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung tại điểm d khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định, khi bị thu hồi bằng lái xe tại trường hợp 1, 2, 4, 6 nêu trên thì bằng lái không có giá trị sử dụng, Cơ quan quản lý giấy phép lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Người có hành vi vi phạm thuộc 04 trường hợp này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch lại như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu. Ngoài ra, tại khoản 17 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi điểm đ khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có quy định, người lái xe có các hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả, sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, Cơ quan quản lý giấy phép lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm Theo đó, người có hành vi vi phạm này cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch lại như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu giống với 04 trường hợp kể trên. Tổng hợp lại, người vi phạm một trong các trường hợp sau đây sẽ phải chờ 05 năm sau kể từ ngày quyết định xử phạt, thu hồi bằng lái có hiệu lực mới được cấp lại bằng lái xe, và phải học và thi sát hạch bằng lái xe như khi cấp bằng lái lần đầu: - Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe - Người lái xe tẩy, xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe - Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện - Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy - Sử dụng giấy phép lái xe giả, sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ Cuối cùng, người bị thu hồi bằng lái xe trong trường hợp để người khác sử dụng bằng lái của mình sẽ không được cấp lại bằng lái trong thời hạn 01 năm. Khi có nhu cầu cấp lại bằng lái, cá nhân đăng ký với Sở Giao thông vận tải để sát hạch lại các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Trên đây là các trường hợp bị thu hồi bằng lái xe và phải chờ một khoản thời gian từ 01 năm đến 05 năm (tùy trường hợp) sau khi bị phạt mới được phép làm thủ tục cấp lại bằng lái xe.
Một số trường hợp cấp lại bằng lái phải thi lại lý thuyết và thực hành
Cá nhân phải làm thủ tục cấp lại bằng lái xe khi bằng lái hết hạn, tuy nhiên, có một số trường hợp phải thi lại sát hạch cả lý thuyết và thực hành mới được cấp lại bằng lái xe. (1) 03 trường hợp được đề nghị cấp lại bằng lái xe Theo quy định tại khoản 9 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ 2008, trường hợp giấy phép lái xe (GPLX) có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khỏe và làm các thủ tục theo quy định để được đổi GPLX. Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 36 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT, người dân được đề nghị cấp lại bằng lái xe trong 03 trường hợp sau đây: Trường hợp 1: Người có GPLX quá thời hạn sử dụng - Thời gian quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm kể từ ngày hết hạn: phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe - Thời gian quá hạn từ 01 năm trở lên kể từ ngày hết hạn: phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe Trường hợp 2: Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại GPLX - Người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. - Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại GPLX. Trường hợp 3: Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định - Thời gian quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm: phải dự sát hạch lại lý thuyết - Thời gian quá hạn từ 01 năm trở lên: phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành Như vậy, đối với trường hợp 1 và trường hợp 3, nếu thời gian quá hạn của bằng lái xe trên 03 tháng thì người lái xe phải thi sát hạch lại lý thuyết, thời gian quá hạn trên 01 năm thì phải sát hạch lại cả lý thuyết lẫn thực hành. (2) Hồ sơ dự thi sát hạch lại Người thuộc trường hợp 1 và trường hợp 3 kể trên làm hồ sơ dự thi sát hạch lại theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 19 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT, thành phần hồ sơ bao gồm: Đối với trường hợp 1 - Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc CCCD đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định - Đơn đề nghị đổi (cấp lại) GPLX theo mẫu quy định tại Phụ lục 19https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/03/don-de-nghi-cap-lai-gplx.docx Đối với trường hợp 3 - Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc CCCD đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định - Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhậnhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/03/don-de-nghi-cap-lai-gplx.docx - Bản chính hồ sơ gốc của giấy phép lái xe bị mất (nếu có) Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ theo trường hợp của mình, sau đó nộp tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để được hướng dẫn việc thi sát hạch lại bằng lái xe. Ngoài ra, nếu có nhu cầu ôn tập, người lái xe không phải học lại theo chương trình đào tạo mà chỉ cần đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe để được hướng dẫn ôn tập và phải nộp phí ôn tập theo quy định. (3) Thời gian cấp lại bằng lái xe Theo quy định tại khoản 6 Điều 36 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 27 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, thời gian cấp lại bằng lái xe thực hiện như đối với cấp mới, trừ trường hợp 2. Theo đó, thời gian cấp mới bằng lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch (căn cứ khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT).
Có bị thu hồi GPLX khi khai gian độ tuổi để được thi bằng lái xe máy?
Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, do nóng lòng muốn sở hữu giấy phép lái xe đã không ngần ngại nói dối tuổi tác để được thi bằng lái. Vấn đề được đông đảo các bạn trẻ quan tâm là liệu có bị thu hồi GPLX khi khai gian độ tuổi để được thi bằng lái xe máy. Theo quy định pháp luật hiện hành, việc thi bằng lái xe yêu cầu người tham gia phải đạt độ tuổi tối thiểu nhất định. Tuy nhiên, không ít trường hợp đã lợi dụng kẽ hở để khai gian tuổi nhằm thi đỗ và sở hữu GPLX sớm hơn. Việc khai gian độ tuổi để thi bằng lái xe không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. (1) Độ tuổi thi bằng lái xe máy Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người học lái xe cần đảm bảo những điều kiện sau: - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định. Bên cạnh đó, độ tuổi để được cấp GPLX hiện nay được quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3. - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Như vậy, khi muốn chạy xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự thì người có nhu cầu muốn thi GPLX thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên. (2) Có bị thu hồi GPLX khi khai gian độ tuổi để được thi bằng lái xe máy? Trường hợp không đủ tuổi để thi bằng lái xe máy nhưng khai gian độ tuổi là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau: Theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 19 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT) như sau: Các trường hợp thu hồi Giấy phép lái xe bao gồm: + Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe; + Người lái xe tẩy, xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; + Để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình; + Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện; + Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký; + Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy (trừ các hành vi xử lý theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 10 Điều 5; điểm h và điểm i khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, trong trường hợp người lái xe có hành vi gian dối để được cấp GPLX thì sẽ bị thu hồi GPLX theo quy định của pháp luật (3) Xử phạt đối với hành vi khai gian độ tuổi để được cấp GPLX - Những nguy hiểm từ việc khai gian độ tuổi: Việc khai gian độ tuổi để thi bằng lái xe có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như sau: + Nguy cơ tai nạn giao thông cao: Người không đủ tuổi thường thiếu kinh nghiệm và kỹ năng lái xe, dễ gây ra tai nạn. + Thiếu trách nhiệm và nhận thức pháp luật: Khai gian tuổi là dấu hiệu của việc thiếu ý thức trách nhiệm và không tôn trọng pháp luật. + Ảnh hưởng tới cộng đồng: Người không đủ tuổi nhưng sở hữu GPLX gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông khác. Việc khai gian độ tuổi để thi bằng lái xe không chỉ vi phạm pháp luật mà còn đặt người vi phạm và cộng đồng vào nguy cơ cao về an toàn giao thông. Người dân cần tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo độ tuổi hợp lệ khi tham gia thi bằng lái để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Hành vi khai gian tuổi để thi bằng lái xe sẽ bị xử lý nghiêm khắc, bao gồm thu hồi GPLX và phạt tiền. - Xử phạt đối với hành vi khai gian độ tuổi để được cấp GPLX: Căn cứ vào điểm g khoản 3 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt như sau: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi khi cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Ngoài bị phạt tiền, cá nhân khi vi phạm việc khai gian độ tuổi còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu các giấy tờ, tài liệu giả mạo theo điểm đ khoản 9 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Tóm lại, hành vi khai gian độ tuổi để được cấp GPLX là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị thu hồi GPLX. Bên cạnh đó, cá nhân khi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính từ 03 - 05 triệu đồng và bị tịch thu các giấy tờ giả mạo.
Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1?
Bằng lái xe A1 là loại giấy phép lái xe phổ biến tại Việt Nam, dành cho các phương tiện xe máy có dung tích động cơ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa rõ bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này Bằng lái xe A1 cho phép người điều khiển xe máy tham gia giao thông một cách hợp pháp. Việc hiểu rõ về dung tích động cơ tối đa cho phép, điều kiện và độ tuổi thi bằng A1 là rất quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ pháp luật. (1) Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc? Theo khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau: Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: - Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. -Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. - Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hướng dẫn Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như hạng A1 cấp cho: - Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. - Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Như vậy, bằng A1 sẽ được chạy xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. (2) Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1? Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: Căn cứ theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định độ tuổi như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Điều kiện thi bằng lái xe A1: Theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định điều kiện người lái xe như sau: - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định. Đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định. Như vậy, người muốn thi bằng lái xe A1 phải đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hóa. Hồ sơ học thi bằng lái xe A1 gồm những gì? Theo Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT về hồ sơ học lái xe của người thi bằng A1 như sau: - Đối với người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ học lái xe bao gồm: - Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT. Xem và tải Đơn đề nghị học tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/mau-don-de-nghi-hoc-sat-hach-lai-xe.docx - Bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài. - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định. - Đối với người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Tóm lại, bằng A1 sẽ được chạy xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Bên cạnh đó, người muốn thi bằng lái xe A1 phải đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng các điều kiện cơ bản như là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam cũng như thỏa mãn các điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hóa.
Người có bằng lái B được điều khiển xe của hạng A không?
Theo quy định, người có bằng lái xe hạng C được điều khiển xe hạng B1 và B2; người có bằng lái hạng D được điều khiển xe hạng B1, B2 và C. Vậy, người có bằng lái hạng B có được điều khiển xe của hạng A không? (1) Người có bằng lái hạng B được điều khiển xe của hạng A không? Theo khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Bên cạnh đó, khoản 6 và khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Giấy phép lái xe hạng B được quy định như sau: - Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: + Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe + Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg + Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg - Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây + Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg + Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 Như vậy, pháp luật chỉ quy định cho người có bằng lái xe hạng B2 được phép điều khiển các loại xe hạng B1 và không có quy định nào cho phép người có bằng lái xe hạng B1, B2 được điều khiển xe ở hạng A. Vậy tại sao trong khi người có bằng lái B, C, D thậm chí là hạng E và hạng F đều được điều khiển các xe có hạng thấp hơn hơn xe của mình mà không được điều khiển xe hạng A? Lý giải cho điều này đó là bởi vì các loại xe của bằng lái hạng A được điều khiển là các loại xe gắn máy, còn các loại xe ở hạng B, C, D, E và F là dạng xe cơ giới ô tô. Các xe ô tô nhìn chung có cách điều khiển gần giống nhau, chỉ khác nhau về tải trọng, mã lực và kích thước, còn đối với xe máy là một cách điều khiển xe hoàn toàn khác với xe ô tô. Dựa theo các quy định trên có thể khẳng định, người có bằng lái hạng B (và các loại hạng cao hơn) không được điều khiển xe của hạng A, những người này phải thi sát hạch và có kết quả đạt kỳ thi sát hạch bằng lái xe hạng A để thì mới được phép điều khiển xe hạng A. (2) Người có bằng lái hạng B được điều khiển xe của hạng A bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ theo khoản 6 và khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 sẽ bị phạt từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng, điều khiển xe từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự xe mô tô sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu - 4 triệu đồng khi: - Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển; - Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; - Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia; - Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe). Như vậy, nếu có bằng lái xe nhưng bằng lái xe đó có hạng B trở lên mà điều khiển xe hạng A sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 4 triệu đồng tùy theo dung tích của xe hạng A đang điều khiển là gì. (3) Hiện nay có bao nhiêu loại bằng lái Theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, các loại bằng lái xe và loại xe tương ứng được điều khiển bao gồm: Loại Bằng lái xe Loại xe được điều khiển GPLX hạng A1 Cấp người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 đến dưới 175 cm3, xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật GPLX hạng A2 Cấp người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 GPLX hạng A3 Cấp người điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự GPLX hạng A4 Cấp người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg GPLX hạng B1 số tự động Cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển: Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật GPLX hạng B1 Cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg GPLX hạng B2 Cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển: Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 GPLX hạng C Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. GPLX hạng D Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C GPLX hạng E Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D GPLX hạng F Cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa: Hạng FB2 Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2 Hạng FC Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2 Hạng FD Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2 Hạng FE Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD
Đề xuất thay đổi phân hạng bằng lái xe và trừ điểm giấy phép lái xe
Tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ tháng 4/2024, Bộ Công an đề xuất hàng loạt thay đổi về phân hạng giấy phép lái xe, đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo. Trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an vừa xây dựng hoàn thiện (tháng 4-2024), Ban soạn thảo tiếp tục đề xuất mới về phân hạng giấy phép lái xe so với luật hiện hành cũng như đề xuất thêm về việc trừ điểm giấy phép lái xe khi vi phạm. (1) Thay đổi phân hạng lái xe Theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ đang được lấy ý kiến, sẽ thay đổi phân hạng giấy phép lái xe (GPLX) so với quy định cũ, tức sẽ không còn GPLX hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FE, FC như Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành. Cụ thể, tại Điều 39 dự thảo Luật TTATGT đường bộ, GPLX sẽ được phân hạng mới lại như sau: Hạng A1 cấp cho người lái xe máy phân khối đến 125 cc hoặc công suất động cơ điện đến 11 kw. Hạng A dành cho xe có phân khối lớn hơn A1. Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho GPLX hạng A2. Ngoài ra, cơ quan soạn thảo đã bổ sung ngưỡng phân hạng A1 và A dựa theo công suất động cơ điện, khi thị trường xe điện Việt Nam và thế giới đang phát triển. Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho GPLX hạng A2. Hạng A4 dành cho người lái máy kéo đến một tấn được đề xuất bỏ. Người khuyết tật lái ôtô số tự động có cơ cấu phù hợp, được cấp giấy phép hạng B. Đây là điểm mới về phân hạng giấy phép lái xe so với quy định hiện hành. Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 (Luật GTĐT) đang có hiệu lực, giấy phép lái môtô gồm các hạng A1, A2, A3. Trong đó, A1 cấp cho người lái xe 50-175cc; A2 từ 175cc (căn cứ tại khoản 2 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008). Ngoài ra, Luật GTĐB năm 2008 chưa có quy định về phân hạng A1 và A dựa theo công suất động cơ điện. Như vậy, theo dự thảo mới, hạng A sẽ thay thế hạng A2 hiện hành, đồng thời thay đổi ngưỡng phân khối với A1 từ 175cc xuống 125cc, hạng A4 được đề xuất bỏ. Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải; máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500kg; các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng B có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX hạng B2. Luật GTĐB năm 2008 quy định hạng B1 cấp cho tài xế lái ôtô đến 9 chỗ không hành nghề lái xe và B2 dành cho người hành nghề lái xe ( điểm b và điểm c khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008). Tại dự thảo mới, Bộ Công an gộp hai hạng B1 và B2 thành hạng B. Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 3.500-7.500kg; các loại xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C1 có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B. GPLX hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 7.500kg; các loại xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C có gắn kèm rơmoóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1. Theo điểm d khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008 chỉ có giấy phép lái xe hạng C (dành cho lái xe tải từ 3,5 tấn) nay dự thảo đề xuất tách giấy phép lái xe hạng C thành C1 (dành cho lái xe 3,5-7,5 tấn) và C (trên 7,5 tấn). Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) từ 10-30 chỗ; các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D2 có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C. Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ; xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C, D2. Theo dự thảo, dự kiến tách hạng D (lái ôtô từ 10 đến 30 chỗ) thành hạng D1 (8-16 chỗ) và D2 (16-29 chỗ). Hạng E cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi sẽ được thay bằng hạng D, gồm cả xe giường nằm và xe buýt, đây là điểm mới so với điểm đ và điểm e khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008. Xem đầy đủ Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 03/7/2023 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/du-thao-luat-tttatgtdb%20(1).doc Xem cập nhật mới nhất tại: Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ Thời hạn của giấy phép lái xe - Giấy phép lái xe hạng A2, A, A3 không thời hạn; - Giấy phép lái xe hạng B có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp; - Giấy phép lái xe hạng C1, C, D2, D, BE, C1E, CE, D2E, DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. So với Luật GTĐB năm 2008 chỉ quy định chung các giấy phép lái xe hạng B, C, D là giấy phép lái xe có thời hạn thì tại dự thảo đã nêu rõ đối với giấy phép lái xe hạng B có thời hạn 10 năm còn giấy phép lái xe hạng C1, C, D2, D có thời hạn 5 năm. (2) Đề xuất quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe đối với tài xế có hành vi vi phạm Hiện nay số vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng cao do ý thức của người dân khi tham gia giao thông chưa tốt, chưa chấp hành nghiêm các quy định khi tham gia giao thông. Chính vì vậy, để người dân có hành vi đúng mực khi tham gia giao thông Bộ Công an đã đề xuất thêm quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe đối với tài xế có hành vi vi phạm bên cạnh việc đề xuất thay đổi phân hạng lái xe. Đây là điểm đề xuất mới, không nằm trong dự thảo ngay từ ban đầu, việc quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe được Bộ Công An đề xuất sau khi nhận ý kiến góp ý từ đại biểu Quốc hội. Theo đề xuất, điểm sẽ được gán cho bằng lái xe, dự kiến mỗi người có 12 điểm/năm và nếu trong một năm mất hết điểm, người đó sẽ phải thi lại GPLX. Trong trường hợp vi phạm nhiều lần, trừ hết điểm, GPLX sẽ không còn hiệu lực. Tài xế muốn được cấp GPLX mới thì 6 tháng sau sẽ phải học và thi sát hạch như trường hợp cấp GPLX lần đầu. Như vậy, đề xuất việc trừ điểm GPLX cũng sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, giúp cơ quan quản lý giám sát toàn diện quá trình chấp hành sau vi phạm của người lái xe. Tóm lại, việc thay đổi các phân hạng lái xe, đưa hạng B1 và B2 về cùng hạng B, bỏ hạng A4,... cũng như thêm điểm và trừ điểm giấy phép lái xe khi có hành vi vi phạm chỉ mới là đề xuất. Bộ Công an đang thu thập, lấy thêm ý kiến các cơ quan, hiệp hội để hoàn thiện dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Xem đầy đủ Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 03/7/2023 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/du-thao-luat-tttatgtdb%20(1).doc Xem cập nhật mới nhất tại: Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Chủ xe có được miễn xử phạt khi lái xe đã khắc phục lỗi không xuất trình bằng lái không?
Khi bị CSGT xử phạt, lái xe không xuất trình được bằng lái do đang bị giam bằng lái 7 ngày vì vi phạm lỗi từ trước, chủ xe bị phạt biên bản là giao cho người không đủ điều kiện điều khiển. Liệu khi lái xe lấy bằng ra xuất trình được thì chủ xe có bị phạt lỗi này nữa không? (1) Chủ xe được miễn xử phạt khi nào? Tại khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, xử lý như sau: - Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định này và tạm giữ phương tiện theo quy định; - Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương tiện); - Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính. Căn cứ theo quy định trên, nếu lái xe không xuất trình được giấy tờ (bằng lái xe) ngay tại thời điểm CSGT kiểm tra, lập biên bản xử phạt thì sẽ bị xử lý theo lỗi không có giấy tờ, đồng thời chủ xe sẽ bị phạt lỗi giao xe cho người không có giấy tờ và phương tiện sẽ bị tạm giữ để hẹn đến làm việc. Trong thời hạn hẹn đến giải quyết mà lái xe xuất trình được bằng lái xe thì lái xe sẽ được chuyển thành lỗi không mang theo giấy tờ và chủ xe được miễn xử phạt. (2) Chủ xe có được miễn xử phạt khi giao xe cho lái xe đang bị giam bằng lái không? Tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định như sau: “Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.” Căn cứ vào quy định trên, nếu lái xe đã có vi phạm và bị xử lý bằng biện pháp tạm giữ bằng lái xe thì người này cần đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm, sau đó sẽ được trả lại bằng lái. Trường hợp đã quá hạn hẹn giải quyết mà lái xe chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết nhận lại bằng lái mà tiếp tục lái xe thì khi bị xử lý, người này sẽ bị xử lí theo tội không có giấy tờ. Chủ xe giao xe cho lái xe bị giam bằng lái nhưng quá hạn hẹn lên giải quyết vẫn chưa giải quyết mà tiếp tục lái xe thì chủ sẽ cũng sẽ bị phạt theo khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Như vậy, trong trường hợp dù đang trong thời hạn hẹn giải quyết vụ việc mới, lái xe lúc này thực hiện việc xử lý nhận lại bằng lái xe từ vụ việc cũ để xuất trình cho người có thẩm quyền để giải quyết vụ việc mới thì vẫn sẽ bị xử phạt theo lỗi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe và đồng thời chủ xe sẽ bị phạt theo lỗi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định điều khiển phương tiện, tham gia giao thông.
CSGT có được kiểm tra giấy tờ xe, bằng lái xe của người không tham gia giao thông không?
Đang ngồi trong quán cà phê, không tham gia giao thông thì CSGT có được kiểm tra giấy tờ xe, bằng lái xe không? Gần đây, trên các mạng xã hội đang xôn xao chia sẻ hình ảnh hàng chục cán bộ CSGT bất ngờ xuất hiện, kiểm tra nhóm chơi xe phân khối lớn (PKL) đang có mặt tại một quán cà phê. Điều đáng nói là nhóm này đang tổ chức một buổi gặp gỡ, giao lưu và giới thiệu các sản phẩm liên quan đến xe moto PKL, không ai tham gia giao thông. Nhiều người thắc mắc, khi ô tô, xe máy đang không lưu thông thì CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ, bằng lái xe của chủ xe hay không? Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Trong trường hợp chủ xe không đồng tình với việc xe của mình đang không lưu thông nhưng bị CSGT kiểm tra, bắt giữ, có thể làm đơn khiếu nại việc xe không lưu thông bị kiểm tra. Theo khoản 1 Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cá nhân và tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có quyền khiếu nại và khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, CSGT ngoài nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm các xe đang lưu thông, CSGT còn có nhiệm vụ thông qua công tác này để phát hiện những bất cập trong quản lý an ninh, trật tự an toàn giao thông đường bộ, sau đó báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền, và kiến nghị với cơ quan chức năng để khắc phục kịp thời Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an, cán bộ CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau: -Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác; -Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành; - Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; - Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Như vậy, theo quy định trên, vẫn có trường hợp người tham gia giao thông dù không vi phạm luật giao thông nhựng CSGT vẫn có quyền dừng xe kiểm. Về vụ việc trên, nếu CSGT nhận được tin báo, phản ánh có hành vi vi phạm pháp luật của nhóm người chơi xe PKL hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật của chủ xe, hoặc có văn bản đề nghị của cơ quan chức năng để kiểm soát phục vụ ông tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác thì CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ xe, bằng lái xe dù cho người đó đang không tham gia giao thông.
Bộ Công an trả lời việc có bắt buộc xuất trình bằng lái xe khi đã tích hợp vào VNeID?
Hiện nay, định danh điện tử trên VNeID đã không còn quá xa lạ với bà con, tuy nhiên việc đã tích hợp giấy phép lái xe vào tài khoản VNeID rồi thì có bắt buộc xuất trình giấy khi CSGT kiểm tra hay không? Vừa qua, người dân đã gửi câu hỏi đến Cổng TTĐT Bộ Công an về việc “Có hay không bắt buộc xuất trình bằng lái xe khi đã tích hợp vào tài khoản VNeID?” Theo đó, trong trường hợp này, Bộ Công an đã có câu trả lời như sau: Căn cứ tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới. Đồng thời, tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA ngày 01/8/2023 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông quy định nội dung kiểm soát của Cảnh sát giao thông gồm kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, trong đó có Giấy phép lái xe. Theo đó, Bộ Công an kết luận: Khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử sẽ có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ. Vì vậy, như Bộ Công an đã giải thích thì việc xuất trình bằng lái bằng giấy khi đã tích hợp vào tài khoản VNeID là không bắt buộc vì kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử sẽ có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an Tham khảo: Căn cứ tại khoản 1 Điều 49 Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có đề xuất như sau: Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 3 Điều 49. Khi tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau: - Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng; - Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển; - Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, phương tiện giao thông thông minh theo quy định của pháp luật; - Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trong các loại giấy tờ trên, trường hợp thông tin của các loại giấy tờ nào đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử, thẻ căn cước theo quy định thì không phải mang theo. Quy định về việc tham gia giao thông nhưng không mang Giấy phép lái xe khi được kiểm soát như sau: Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu không mang theo giấy phép lái xe thì người dân sẽ bị xử phạt như sau: - Đối với người lái xe máy từ 100.000 đồng - 200.000 đồng Lưu ý: Mức phạt sẽ gấp 2 lần đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.
Học sinh có được phép chạy xe máy không?
Hiện nay, không khó để bắt gặp hình ảnh các em học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy vẫn chạy xe máy tham gia giao thông ngoài đường. Vậy học sinh có được điều khiển xe máy không? (1) Học sinh có được điều khiển xe máy không? Theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuổi và sức khỏe của người lái xe như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; - Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); - Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC); - Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD); - Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. - Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe Như vậy, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, người từ đủ 16 tuổi trở lên được phép lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 . Theo độ tuổi được quy định trên, các em học sinh trung học phổ thông từ lớp 10 trở lên khi đủ 16 tuổi sẽ được phép chạy xe máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 . Các em học sinh dưới độ tuổi 16 khi chạy xe máy, mô tô, kể cả xe máy điện sẽ bị phạt cảnh cáo theo quy định tại Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới. (2) Thực trạng học sinh điều khiển xe máy trên 50cc Hiện nay, nhiều trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra nhiều biện pháp như tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, có trường còn cho phụ huynh cam kết không giao xe máy trên 50 phân khối cho học sinh điều khiển.Tuy nhiên, trường hợp học sinh điều khiển xe máy trên 50cc hiện nay vẫn rất phổ biến Ngày 3/4, Phòng GD-ĐT Q.7, TP.HCM cũng có văn bản triển khai kế hoạch số 1811/KH-BATGT-CAQ ngày 01/4/2024, thực hiện Chỉ thị 31/CT-TTg ngày 21.12.2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới. Phòng GD-ĐT Q.7 đề nghị các trường mầm non, tiểu học, THCS (cả công lập lẫn ngoài công lập) chủ động phối hợp Công an quận tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông; cho học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; tuyên truyền phụ huynh không giao xe cho con em không đủ điều kiện tham gia giao thông… (3) Học sinh lái xe trên 50 phân khối bị phạt bao nhiêu? Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau: - Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. -Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. - Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: + Đăng ký xe; + Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật Giao thông đường bộ 2008; + Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ 2008; + Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Căn cứ theo quy định trên, người tham gia giao thông bắt buộc phải có giấy phép lái xe đúng với loại xe mình đang điều khiển. Vì điều kiện để thi bằng lái xe hạng A1 là người từ đủ 18 tuổi trở lên, do đó, dù là cấp nào thì học sinh cũng không được phép điều khiển xe máy trên 50cc để tham gia giao thông. Nếu vi phạm, không chỉ học sinh bị xử phạt hành chính mà phụ huynh giao xe cho con cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định của pháp luật, người chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm. Phụ huynh sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 2.000.000 đồng nếu giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông.
Hướng dẫn tra cứu bằng lái xe đơn giản nhất năm 2024
Hiện nay, có các loại bằng cấp làm giả tinh vi được rao bán nhiều trên các trang mạng, phổ biến nhất trong đó có thể kể đến bằng lái xe. Bài viết này hướng dẫn bạn cách tra cứu bằng lái xe để biết bằng lái xe đó là giả hay thật đơn giản và hiệu quả nhất năm 2024. Xem thêm bài viết liên quan: Học lái xe B2 năm 2024 cần chuẩn bị những gì? (1) Tra cứu bằng lái xe trực tiếp Tra cứu bằng lái xe trực tiếp trên trang web https://gplx.gov.vn/; là cách mới và cũng là cách nhanh chóng, tiện lợi nhất cho cá nhân, tổ chức khi muốn tra cứu bằng lái xe. Đây là trang thông tin điện tử chính thức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc tra cứu bằng lái xe, đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam - đảm bảo thông tin chính thống, chuẩn xác nhất. Cách thực hiện như sau: Bước 1: Truy cập vào trang web https://gplx.gov.vn/; Bước 2: Nhập các thông tin theo yêu cầu trong phần Tra cứu thông tin giấy phép lái xe trong đó: - Loại giấy phép lái xe: + GPLX Pet (có thời hạn): bao gồm các bằng lái xe của hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE. + GPLX Pet (không thời hạn): bao gồm bằng lái xe của hạng A1, A2, A3. + GPLX cũ (làm bằng giấy bìa): bằng lái xe được cấp trước tháng 7/2013. - Số giấy phép lái xe: nhập dãy số trên bằng lái xe. - Ngày tháng năm sinh: nhập đúng theo trên bằng lái xe. - Mã bảo vê: nhập mã bảo vệ của trang web. Bước 3: Bấm “Tra cứu Giấy phép lái xe”. Lúc này kết quả sẽ có hai trường hợp: - Nếu hệ thống trả về kết quả là bằng lái xe trùng khớp các thông tin với bằng lái xe của bạn là hợp lệ - Nếu hệ thống trả về kết quả “Có lỗi. Không tìm thấy thông tin GPLX trong CSDL GPLX quốc gia!" thì có thể bạn đã nhập sai thông tin, hãy kiểm tra lại rồi bấm tra cứu thêm lần nữa. Nếu tất cả thông tin đều chính xác nhưng hệ thống vẫn thông báo lỗi thì bằng lái của bạn là bằng lái giả! (2) Tra cứu bằng lái xe qua tin nhắn SMS Tra cứu bằng lái xe qua tin nhắn SMS chỉ hỗ trợ tra cứu các bằng lái PET. Bằng lái cũ bằng giấy bìa không thể tra cứu bằng cách này. Bạn có thể tiến hành tra cứu bằng lái xe qua tin nhắn SMS như sau: Soạn tin nhắn theo cú pháp TC(dấu cách)dãy số trên bằng lái xe gửi đến 0936.083.578 hoặc 0936.081.778. Ví dụ: TC AB123456xxx gửi 0936.083.578 Sau khi gửi tin nhắn thành công, bạn chờ một chút hệ thống sẽ gửi lại cho bạn tin nhắn bao gồm: thông tin bằng lái xe, hạng bằng lái, ngày hết hạn, số seri, trạng thái vi phạm,... Lưu ý: bạn cần trả phí SMS từ 500 - 2000 đồng khi thực hiện tra cứu bằng lái xe bằng cách này (3) Tra cứu bằng lái xe bằng mã QR Theo khoản 6 Điều 47 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT, bằng lái xe có thêm mã hai chiều (QR) được cấp từ ngày 01/06/2020. Mã này dùng để đọc, giải mã nhanh thông tin trên bằng lái. Mã QR được in ở góc trái mặt sau của tất cả bằng lái xe PET của các hạng. Bạn có thể tra cứu thông tin bằng lái xe của mình thông qua cách quét mã QR trên điện thoại thông minh như sau: Bước 1: Mở phần mềm quét QR (Zalo, Barcode Việt, Quét mã QR,..) Bước 2: Đưa camera của điện thoại hướng vào mã QR trên giấy phép lái xe và quét mã. Bước 3: Hệ thống trả kết quả thông tin của bằng lái như họ tên, ngày tháng năm sinh, hạng của bằng lái, nơi cấp bằng lái. Nếu quét không hợp lệ chứng tỏ bằng lái xe của bạn là giả! (5) Tra cứu bằng lái xe khi quên số seri như thế nào? Khi bạn quên số seri của bằng lái xe, bạn không thể tra cứu theo phương pháp trực tiếp tại Website của Cục Đường bộ Việt Nam hoặc tra cứu bằng tin nhắn bởi vì hai cách này đều yêu cầu có số seri của bằng lái xe. Bạn vẫn có thể tra cứu được bằng cách tra cứu qua CCCD có gắn chip trên ứng dụng VNeID. Lưu ý, cách này chỉ áp dụng với những ai đã tích hợp thông tin giấy phép lái xe trên tài khoản định danh điện tử VNeID. Bước 1: Tải VneID, đăng nhập vào ứng dụng. Nếu chưa có tài khoản thì phải đăng ký Bước 2: Chọn tính năng quét mã QR sau đó đưa camera quét mã QR trên CCCD. Bước 3: Hệ thống trả thông tin về bằng lái Trên đây là những cách đơn giản nhất để tra cứu bằng lái xe của bạn, hãy thử ngay để kiểm tra xem bằng lái xe của bạn có hợp lệ không nhé! Xem thêm bài viết liên quan: Học lái xe B2 năm 2024 cần chuẩn bị những gì?
Ứng dụng VNeID là gì? VNeID hiện nay có những tính năng gì?
Ứng dụng VNeID là một trong những ứng dụng lưu trữ thông tin cá nhân của công dân và được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều người vẫn chưa biết đến hết các tính năng của VNeID, sau đây là tất tần tật các tính năng hiện có trên ứng dụng VNeID. Ứng dụng VNeID là gì? Từ ngày 18/7/2022 ứng dụng VNeID được Bộ Công an đưa vào sử dụng cho công dân, theo đó ứng dụng VNeID là tên gọi tắt của định danh điện tử bởi Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư. Tại khoản 12 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP có giải thích “VNeID” là ứng dụng trên thiết bị số; “dinhdanhdientu.gov.vn”, “vneid.gov.vn” là trang thông tin định danh điện tử do Bộ Công an tạo lập, phát triển để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khi cài đặt ứng dụng VNeID, công dân sẽ được cập nhật thông tin cá nhân trên môi trường điện tử. Các thông tin này được bảo mật tuyệt đối và sử dụng như một cách để thay thế cho các loại giấy tờ cá nhân truyền thống. Có bắt buộc công dân phải cài đặt ứng dụng VNeID? Không ít người cũng băn khoăn về vấn đề có bắt buộc phải đăng ký tài khoản VNeID hay không. Thì hiện hành không có quy định nào bắt buộc người dân phải đăng ký, sử dụng VNeID. Tuy nhiên, Bộ Công an đang đẩy mạnh tuyên truyền người dân cả nước thực hiện chính sách kêu gọi, khuyến khích người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án phát triển định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. VNeID hiện nay được tích hợp những tính năng gì? (1) Tích hợp các loại giấy tờ cá nhân từ bản giấy sang dữ liệu điện tử Cho đến nay đã có rất nhiều giấy tờ cá nhân của công dân được tích hợp trên ứng dụng VNeID, đây được xem là tính năng quan trọng nhất đối với người dùng VNeID. Vì các thông tin trên VNeID sẽ được dùng để đối chiếu khi thực hiện thủ tục hành chính. Ứng dụng này hiện có thể tích hợp thông tin trên thẻ Căn cước, BHXH, BHYT, bằng lái xe các loại, thông tin đăng ký xe, tài khoản ngân hàng,.. Ngoài ra, theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA, các thông tin về giấy phép lái xe, đăng ký xe… nếu đã được tích hợp vào tài khoản VNeID thì sẽ có giá trị như việc CSGT kiểm tra trực tiếp. (2) Khai báo y tế qua ứng dụng VNeID Trong các thời điểm chống dịch bệnh, người dân có thể sử dụng VNeID để khai báo y tế toàn dân giúp nhà nước dễ dàng truy ra dấu vết các bệnh nhân dễ dàng quản lý và hạn chế được sự bùng nổ dịch bệnh. Ứng dụng giúp bạn dễ dàng khai báo y tế dù đang ở bất kỳ đâu. (3) Đăng ký thường trú, tạm trú, tạm vắng ở bất kỳ đâu Trước đây để đăng ký thường trú, tạm vắng hay tạm trú cần yêu cầu công dân phải lên Công an để khai báo. Nhưng từ khi có cài đặt ứng dụng VNeID bạn có thể thực hiện thủ tục ngay tại nhà với những thao tác dễ dàng và nhanh chóng. (4) Ứng dụng VNeID hỗ trợ giao dịch trực tuyến Với nhu cầu mua sắm online đang ngày càng phát triển kéo theo các giao dịch trực tuyến tăng. Theo đó, ứng dụng VNeID cũng hỗ trợ tốt đối với các giao dịch này. Đặc biệt, với một nền tảng lớn từ Bộ Công an phát hành giúp bảo đảm an toàn về quyền lợi cũng như tính bảo mật tối đa. (5) Tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID Được quản lý trực tiếp bởi bộ Công an, VNeID cũng hỗ trợ trong việc tố giác các tội phạm gần khu vực bạn. Trong đó, ứng dụng mang đến những hướng dẫn chi tiết, rõ ràng dành cho người người muốn tố giác và mang tính bảo mật tuyệt đối 100%.
Người mua bằng lái xe máy giả có bị phạt? Bằng lái xe do cơ quan nào cấp?
Bằng lái xe máy là chứng chỉ được cấp cho người đủ điều kiện điều khiển xe máy, xe mô tô tham gia giao thông. Số lượng người dân sử dụng xe máy ở nước ta rất lớn do đó không tránh khỏi những trường hợp sử dụng bằng lái xe máy giả. Vậy sử dụng bằng lái giả có bị phạt? 1. Bằng lái xe máy được cấp cho ai? Cụ thể tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã phân hạng giấy phép lái xe máy (GPLX) hạng A1, A2 và A3 cho các đối tượng sau đây: - Hạng A1 cấp cho: + Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; + Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. - Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. - Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Để được cấp GPLX theo nhu cầu của người điều khiển phương tiện thì người này phải làm thủ tục đăng ký dự thi kỳ sát hạch GPLX định kỳ, theo đó phải trải qua kỳ sát hạch GPLX với 2 vòng bao gồm: - Thi lý thuyết được thực hiện trên máy tính. - Thi thực hành trên loại xe máy mà cơ sở đào tạo tổ chức. Nếu người dự thi sát hạch vượt qua cả 2 hình thức thi trên thì sẽ được cấp GPLX theo hạng mà mình dự thi. 2. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp GPLX máy? GPLX là một chứng nhận được cấp cho người đủ điều kiện điều khiển xe máy do cơ quan có thẩm quyền quản lý và cấp phép khi đã vượt qua kỳ sát hạch lái xe. Theo Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi Thông tư 05/2023/TT-BGTVT) quy định cơ quan quản lý sát hạch, cấp GPLX bao gồm: - Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp GPLX trong phạm vi cả nước. - Phòng Quản lý Vận tải, phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp GPLX. - Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp GPLX trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp GPLX (gọi là cơ quan quản lý sát hạch). Do đó, Cục Đường bộ Việt Nam có thẩm quyền cấp GPLX máy trên cả nước còn tại các tỉnh/thành sẽ do Sở GTVT quản lý việc cấp. Trường hợp người mua bằng lái xe giả mà bằng lái không được cấp từ các cơ quan này sẽ bị phát hiện và xử phạt. 3. Mua bằng lái xe máy giả bị xử phạt ra sao? Căn cứ điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) xử phạt hành chính đối với trường hợp sử dụng bằng lái xe máy giả, mức phạt cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 01 triệu đồng - 02 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không có GPLX hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa; + Có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia; + Sử dụng GPLX không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý GPLX). - Phạt tiền từ 04 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển; + Không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa; + Có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia; + Sử dụng GPLX không hợp lệ (GPLX có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý GPLX). Bên cạnh việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng bằng lái xe giả còn tịch thu GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa, GPLX không hợp lệ. Ngoài ra, Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau: Người làm làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Số câu hỏi thi lý thuyết bằng lái xe là bao nhiêu? Nội dung câu hỏi gồm những gì?
Để đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông phải vượt qua kỳ thi sát hạch và cấp giấy phép lái xe. Vậy hiện nay thi lý thuyết bằng lái xe bao nhiêu câu? Mức phí sát hạch là bao nhiêu? 1. Thi bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động và hạng B1 (30 câu) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động và hạng B1 gồm 30 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 06 câu về quy tắc giao thông; - 01 câu về tốc độ, khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 01 câu về kỹ thuật lái xe; - 01 câu về cấu tạo sửa chữa; - 09 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 09 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 2. Thi bằng xe ô tô hạng B2 (35 câu) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B2 gồm 35 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 07 câu về quy tắc giao thông; 01 câu về nghiệp vụ vận tải; - 01 câu về tốc độ, khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 02 câu về kỹ thuật lái xe; - 01 câu về cấu tạo sửa chữa; - 10 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 10 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 3. Thi bằng lái xe ô tô hạng C (40 câu) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng C gồm 40 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 07 câu về quy tắc giao thông; - 01 câu về nghiệp vụ vận tải; - 01 câu về tốc độ; khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 02 câu về kỹ thuật lái xe; - 01 câu về cấu tạo sửa chữa; - 14 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 11 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 4. Thi bằng lái xe ô tô hạng D, E và các hạng F (45 câu) Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng D, E và các hạng F gồm 45 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 07 câu về quy tắc giao thông; 01 câu về nghiệp vụ vận tải; - 01 câu về tốc độ, khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 02 câu về kỹ thuật lái xe; - 01 câu về cấu tạo sửa chữa; - 16 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 14 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. 5. Thi bằng lái xe mô tô hạng A1, A2, A3, A4 Bộ đề sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4 gồm 25 câu trong đó: - Có 01 câu về khái niệm; - 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng; - 06 câu về quy tắc giao thông; - 01 câu về tốc độ, khoảng cách; - 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; - 01 câu về kỹ thuật lái xe hoặc cấu tạo sửa chữa; - 07 câu về hệ thống biển báo đường bộ; - 07 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông. (Công văn 1883/TCĐBVN-QLPT&NL năm 2023) 6. Mức phí sát hạch lái xe Căn cứ biểu mức thu phí sát hạch lái xe kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BTC quy định mức phí các loại bằng lái mới phải đóng như sau: Phí sát hạch lái xe Đối với thi sát hạch lái xe các hạng xe mô tô (A1, A2, A3, A4) - Sát hạch lý thuyết Lần 60.000 đồng - Sát hạch thực hành Lần 70.000 đồng Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F) - Sát hạch lý thuyết Lần 100.000 đồng - Sát hạch thực hành trong hình Lần 350.000 đồng - Sát hạch thực hành trên đường giao thông Lần 80.000 đồng - Sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông Lần 100.000 đồng
Chạy xe máy điện, mô tô điện bắt buộc người điều khiển phải có GPLX?
Hiện nay, xe máy điện, xe đạp điện được sử dụng rộng rãi nhằm giảm thải khí ô nhiễm môi trường đồng thời cũng tiết kiệm giá thành mà lại tiện lợi. Tuy nhiên, có người chạy xe máy điện vẫn bắt buộc có giấy phép lái xe (GPLX), vậy loại xe máy điện nào phải thi bằng lái xe? 1. Xe máy điện công suất bao nhiêu phải có GPLX? Theo điểm đ khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h; Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các loại phương tiện giao thông đường bộ là xe máy, xe mô tô bắt buộc người điều khiển phải có bằng lái xe như sau: - Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; - Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; - Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Căn cứ các quy định trên thì người chạy xe máy điện có vận tốc nhỏ hơn 50km/h không thuộc trường hợp phải có bằng lái xe. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có những loại xe máy điện, mô tô điện có vận tốc lớn hơn 50km/h thì khi điều khiển xe này người tham gia giao thông cần phải có bằng lái A1. 2. Điều kiện quy định độ tuổi và sức khỏe của người lái xe Căn cứ Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ độ tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau: - Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: + Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; + Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; + Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); + Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC); + Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD); + Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. - Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe. Về tiêu chuẩn sức khỏe thì người lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT như sau: - Người lái xe phải đáp ứng “Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe” tại Phụ lục số 01 tải - Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định nêu trên không áp dụng cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi - lanh dưới 50 cm3. 3. Giấy phép lái xe cho người điều khiển xe máy điện có quy định thời hạn? Theo Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 thời hạn sử dụng GPLX được căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, GPLX được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn. Tại khoản 2 Điều này cho biết GPLX của xe máy điện là không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: - Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; - Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; - Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Như vậy, không phải bất kỳ loại xe máy điện, mô tô điện nào cũng yêu cầu phải có GPLX mới được điều khiển mà các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu bằng điện nêu trên có dung tích động cơ từ 50 cm3 thì mới yêu cầu GPLX còn dưới 50 cm3 thì không cần phải có GPLX.
Hướng dẫn cách kiểm tra giấy phép lái xe giả dễ dàng
Nếu không phải là người làm việc có liên quan nhiều đến kiểm tra, cấp GPLX thì sẽ khó có thể nhận biết đâu là đặc điểm của GPLX giả. Do hiện nay có nhiều trường hợp sử dụng GPLX giả để xin việc. Vậy làm thế nào để các chủ doanh nghiệp có thể kiểm tra GPLX giả? 1. 02 cách kiểm tra GPLX giả Hiện có hai cách kiểm tra giấy phép lái xe là thật hay giả dễ dàng và thông dụng nhất, cụ thể: Cách 1: Kiểm tra trên website của Tổng cục đường bộ Việt Nam. Bước 1: Truy cập Trang thông tin giấy phép lái xe của Tổng cục đường bộ Việt Nam tại địa chỉ https://gplx.gov.vn/. Bước 2: Nhập các thông tin bao gồm: Loại giấy phép lái xe; số giấy phép lái xe; ngày, tháng, năm sinh; mã bảo vệ. Cuối cùng chọn "Tra cứu giấy phép lái xe". Bước 3: Xem kết quả Nếu hệ thống không hiện đầy đủ thông tin (bao gồm: họ và tên, ngày sinh, số giấy phép lái xe, số phôi thẻ giấy phép lái xe, nơi cấp giấy phép lái xe, ngày cấp giấy phép lái xe, ngày hết hạn giấy phép lái xe, hạng giấy phép lái xe, ngày trúng tuyển) hoặc thông tin không trùng khớp với thông tin trên giấy phép lái xe thì là giả. Cách 2: Kiểm tra bằng mã QR trên Giấy phép lái xe. Theo Điều 47 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT về giấy phép lái xe, giấy phép lái xe được cấp sau ngày 1/06/2020 mà không có mã QR ở mặt sau thì có thể là giả. Theo đó, với giấy phép lái xe có mã QR, bạn có thể tiến hành quét mã QR đó bằng các ứng dụng quét mã. Sau khi quét mã sẽ hiện ra các thông tin: Số giấy phép lái xe; họ tên, ngày, tháng, năm, sinh; hạng giấy phép lái xe; nơi cấp giấy phép lái xe. Nếu quét mã QR mà không ra các thông tin nói trên hoặc các thông tin trên không trùng với thông tin trên giấy phép lái xe thì có thể đó là giả. Tuy nhiên, ngoài trường hợp giấy phép lái xe là giả, việc tra cứu cũng có thể không ra kết quả bởi một số lý do như người dùng nhập sai thông tin, thông tin về giấy phép lái xe chưa kịp cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu. Vì vậy, khi tra cứu thông tin giấy phép lái xe, bạn cần kiểm tra kỹ thông tin nhập 2. Sử dụng GPLX giả sẽ bị xử lý thế nào? Căn cứ điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe sử dụng bằng lái không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bằng lái xe giả) có thể bị xử phạt đến 12 triệu đồng. Cụ thể: - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Đối với người điều khiển xe mô tô sử dụng bằng lái xe giả, mức phạt như sau: + Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô. + Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh. Ngoài ra, căn cứ Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Bộ luật Hình sự 2017) người có hành vi làm bằng lái xe giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tùy mức độ vi phạm mà hình phạt có thể lên tới 7 năm tù, phạt tiền đến 100 triệu đồng.
Bị mất giấy phép lái xe bằng bìa giấy có được cấp lại Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET không?
Cho mình hỏi Giấy phép lái xe máy của mình trước đây là bìa giấy, mình bị mất bằng và hồ sơ gốc thì mình có được cấp lại bằng mới không hay phải thi sát hạch lại? Khi cấp lại bằng lái xe thì có phải tiến hành xác minh giấy phép lái xe không? Theo quy định tại Điều 34 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì khi tiến hành cấp lại Giấy phép lái xe phải tiến hành xác minh Giấy phép lái xe, cụ thể: Khi tiếp nhận danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp của cơ sở đào tạo và trước khi duyệt danh sách giấy phép lái xe được nâng hạng, đổi, cấp lại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải phải tra cứu và in thông tin về giấy phép lái xe của người xin nâng hạng, đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe (bản xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ). Trường hợp chưa có thông tin, phải có văn bản đề nghị cơ quan cấp xác minh giấy phép lái xe đã cấp; bản đề nghị xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 18a ban hành kèm theo Thông tư này, bản xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 18b ban hành kèm theo Thông tư này. Việc thực hiện xác minh giấy phép lái xe thực hiện ngay qua điện thoại hoặc thư điện tử hoặc fax và sau đó gửi bằng văn bản và khi chưa có kết quả xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì Cục đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải không đổi, không cấp lại hoặc không đưa vào danh sách thí sinh được phép dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe. Thời hạn xác minh được tính từ khi nhận được danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe hoặc hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này, Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải có văn bản đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp và ngay khi nhận được yêu cầu xác minh, Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải phải trả lời xác minh giấy phép lái xe đã cấp. Như vậy, trước khi thực hiện cấp lại Giấy phép lái xe cho anh thì sẽ cần tiến hành một bước đó là xác minh Giấy phép lái xe. Sau khi xác nhận có thông tin trên hệ thống thì sẽ tiến hành thực hiện cấp lại cho anh. Hồ sơ cấp lại Giấy phép lái xe gồm những gì? Theo quy định tại khoàn 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì người có giấy phép lái xe bị mất còn thời hạn sử dụng thành phần hồ sơ sẽ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này; - Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có) - không bắt buộc phải có; - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3; Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài). Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.