Bị tước GPLX trên VNeID thì bằng lái cứng còn giá trị sử dụng không?
Một số người thắc mắc, khị bị tước GPLX trên VNeID thì bằng lái cứng còn sử dụng được không khi hiện nay việc xuất trình GPLX thông qua VNeID ngày càng phổ biến (1) Người dân được xuất trình GPLX thông qua VNeID từ ngày 01/7/2024 Từ ngày 01/7/2024 Thông tư 28/2024/TT-BCA bắt đầu có hiệu lực, kéo theo đó là việc sửa đổi, bổ sung hình thức xuất trình GPLX của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi có yêu cầu xuất trình từ lực lượng chức năng. Theo đó, khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA như sau: Khi thông tin của các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, trong cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu; việc kiểm tra thông tin của giấy tờ trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó. Ngoài ra, điểm b khoản 3 Điều 18 Thông tư 32/2023/TT-BCA được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA quy định, trường hợp người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện xuất trình bản cứng các giấy tờ thì tiến hành kiểm tra, đối chiếu trực tiếp các giấy tờ đó và thực hiện tra cứu thông tin liên quan đến giấy tờ đó trong hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính. Như vậy, từ ngày 01/7/2024, người dân có thể xuất trình GPLX được tích hợp trên Ứng dụng VNeID khi lực lượng chức năng yêu cầu kiểm tra thông tin giấy tờ. Nếu người dân xuất trình GPLX bản cứng thì lực lượng chức năng sẽ kiểm tra bản cứng, sau đó đối chiếu lại với thông tin có trên cơ sở dữ liệu. Việc tích hợp GPLX vào VNeID là một bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần tạo môi trường giao thông thông minh và an toàn hơn. Người dùng VNeID có thể dễ dàng xuất trình GPLX điện tử trên điện thoại thông minh, còn lực lượng chức năng sẽ dễ kiểm soát, quản lý GPLX giả. Việc xử phạt bằng hình thức tước bằng lái xe cũng được thực hiện trên ứng dụng VNeID, tuy nhiên, việc này cũng làm nhiều người thắc mắc liệu khi bị bước GPLX trên VNeID thì bằng lái cứng còn giá trị sử dụng hay không? (2) Bị tước GPLX trên VNeID thì bằng lái cứng còn giá trị sử dụng không? Căn cứ quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 Điều 21 và điểm b khoản 1 Điều 27 Thông tư 32/2023/TT-BCA, lực lượng chức năng được tạm giữ, tước GPLX trên môi trường điện tử. Khi đó, người có thẩm quyền xử phạt cập nhật thông tin về việc tạm giữ GPLX lên hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ với VNeID để người vi phạm biết được thông tin GPLX đang bị tạm giữ. Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, sau khi thực hiện các bước lập biên bản tước bằng lái xe của người vi phạm thì cán bộ, chiến sĩ CSGT sẽ cập nhật thông tin về việc tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy tờ đó trên hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ với ứng dụng VNeID, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý để người vi phạm, chủ phương tiện biết, chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. "Khi người vi phạm đã bị tước bằng lái trên môi trường điện tử thì việc xuất trình giấy phép lái xe bằng bản cứng sẽ không có giá trị. Bởi vì lực lượng CSGT sẽ tra cứu thông tin giấy phép lái xe đó trên cơ sở dữ liệu và nắm được giấy tờ đó có đang bị tạm giữ hay không", đại diện Cục CSGT nói. Như vậy, khi bị tước GPLX trên VNeID thì bằng lái cứng của người vi phạm cũng sẽ bị mất giá trị sử dụng. (3) Gỡ bỏ việc tạm giữ, tước GPLX trên VNeID như thế nào? Điểm đ khoản 6 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA nêu rõ, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trả lại giấy tờ bị tạm giữ, bị tước (khi hết thời hạn tước quyền sử dụng) cho người bị xử phạt qua dịch vụ bưu chính công ích. Trường hợp giấy tờ đó có thông tin về việc bị tạm giữ, tước quyền sử dụng trên VNeID, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính thực hiện đồng bộ thông tin với VNeID, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý để gỡ bỏ nội dung thông tin về việc tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy tờ đó. Như vậy, khi hết thời hạn bị tạm giữ, tước bằng lái thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ trả lại GPLX qua dịch vụ bưu chính công ích (nếu tạm giữ, tước bằng lái bản cứng), nếu việc tạm giữ, tước bằng lái được thực hiện trên VNeID thì sẽ thực hiện đồng bộ cập nhật để gỡ bỏ thông tin tạm giữ, tước bằng lái xe của người vi phạm.
Người có bằng lái B được điều khiển xe của hạng A không?
Theo quy định, người có bằng lái xe hạng C được điều khiển xe hạng B1 và B2; người có bằng lái hạng D được điều khiển xe hạng B1, B2 và C. Vậy, người có bằng lái hạng B có được điều khiển xe của hạng A không? (1) Người có bằng lái hạng B được điều khiển xe của hạng A không? Theo khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Bên cạnh đó, khoản 6 và khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Giấy phép lái xe hạng B được quy định như sau: - Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: + Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe + Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg + Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg - Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây + Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg + Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 Như vậy, pháp luật chỉ quy định cho người có bằng lái xe hạng B2 được phép điều khiển các loại xe hạng B1 và không có quy định nào cho phép người có bằng lái xe hạng B1, B2 được điều khiển xe ở hạng A. Vậy tại sao trong khi người có bằng lái B, C, D thậm chí là hạng E và hạng F đều được điều khiển các xe có hạng thấp hơn hơn xe của mình mà không được điều khiển xe hạng A? Lý giải cho điều này đó là bởi vì các loại xe của bằng lái hạng A được điều khiển là các loại xe gắn máy, còn các loại xe ở hạng B, C, D, E và F là dạng xe cơ giới ô tô. Các xe ô tô nhìn chung có cách điều khiển gần giống nhau, chỉ khác nhau về tải trọng, mã lực và kích thước, còn đối với xe máy là một cách điều khiển xe hoàn toàn khác với xe ô tô. Dựa theo các quy định trên có thể khẳng định, người có bằng lái hạng B (và các loại hạng cao hơn) không được điều khiển xe của hạng A, những người này phải thi sát hạch và có kết quả đạt kỳ thi sát hạch bằng lái xe hạng A để thì mới được phép điều khiển xe hạng A. (2) Người có bằng lái hạng B được điều khiển xe của hạng A bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ theo khoản 6 và khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 sẽ bị phạt từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng, điều khiển xe từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự xe mô tô sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu - 4 triệu đồng khi: - Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển; - Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; - Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia; - Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe). Như vậy, nếu có bằng lái xe nhưng bằng lái xe đó có hạng B trở lên mà điều khiển xe hạng A sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 4 triệu đồng tùy theo dung tích của xe hạng A đang điều khiển là gì. (3) Hiện nay có bao nhiêu loại bằng lái Theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, các loại bằng lái xe và loại xe tương ứng được điều khiển bao gồm: Loại Bằng lái xe Loại xe được điều khiển GPLX hạng A1 Cấp người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 đến dưới 175 cm3, xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật GPLX hạng A2 Cấp người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 GPLX hạng A3 Cấp người điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự GPLX hạng A4 Cấp người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg GPLX hạng B1 số tự động Cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển: Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật GPLX hạng B1 Cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg GPLX hạng B2 Cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển: Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 GPLX hạng C Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. GPLX hạng D Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C GPLX hạng E Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D GPLX hạng F Cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa: Hạng FB2 Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2 Hạng FC Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2 Hạng FD Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2 Hạng FE Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD
Từ 01/6/2024, có thể bị thu hồi GPLX nếu cho người khác mượn
Từ 01/6/2024, nếu phát hiện cho người khác mượn bằng lái xe thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi; đồng thời không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 01 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Ngày 31/3/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái. Thông tư 05/2024/TT-BGTVT với nhiều điểm mới có hiệu lực thi hành từ 01/06/2024. Theo đó, ngoài việc học viên được lựa chọn học lý thuyết online thì Thông tư 05/2024/TT-BGTVT cũng bổ sung nhiều trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe (GPLX). (1) Thu hồi GPLX nếu cho người khác mượn Có 6 trường hợp bị thu hồi GPLX theo khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/-2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi điểm b khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, bao gồm: - Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe; - Người lái xe tẩy, xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; - Để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình; - Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện; - Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký; - Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy (trừ các hành vi xử lý theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 10 Điều 5; điểm h và điểm i khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, Thông tư 05/2024/TT-BGTVT đã bổ sung trường hợp thu hồi giấy phép lái xe khi phát hiện chủ nhân của giấy phép lái xe cho người khác sử dụng. Đồng thời,Thông tư sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01-6-2024. Do đó, từ ngày 01/6/2024, việc cho người khác mượn GPLX là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi. Nếu có nhu cầu cấp lại GPLX thì phải học và sát hạch lại như trường hợp cấp GPLX lần đầu. Theo khoản 16 Điều 33 Thông tư 12/-2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, GPLX bị thu hồi theo quy định trên sau 01 năm kể từ ngày quyết định thu hồi GPLX có hiệu lực, cá nhân nếu có nhu cầu cấp GPLX thì đăng ký với Sở Giao thông vận tải để sát hạch lại các nội dung theo quy định. (2) Trình tự thu hồi GPLX từ ngày 01/6/2024 Cơ quan có thẩm quyền cấp GPLX thực hiện thu hồi theo trình tự được quy định tại khoản 15 Điều 33 Thông tư 12/-2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, như sau: - Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp GPLX ra quyết định thu hồi và hủy bỏ GPLX. Nội dung của quyết định nêu rõ lý do thu hồi và hủy bỏ; - Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi GPLX, người lái xe phải nộp GPLX bị thu hồi đến cơ quan thu hồi giấy phép lái xe và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe có trách nhiệm thu hồi GPLX đã cấp và hủy bỏ theo quy định; - Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp GPLX đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ GPLX là cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp GPLX. (3) Hình thức đào tạo sát hạch GPLX Thông tư mới cho phép học viên lái xe hạng B2, C, D, E, F lựa chọn hình thức học lý thuyết phù hợp: - Học tập trung tại cơ sở đào tạo: Hình thức truyền thống, phù hợp với những người có thời gian học tập cố định. - Học kết hợp tập trung và từ xa: Tiện lợi cho những người bận rộn, có thể học lý thuyết online qua hệ thống e-learning. - Tự học có hướng dẫn: Phù hợp với những người có khả năng tự học cao, muốn tiết kiệm thời gian và chi phí. Các môn bắt buộc học tập trung tại cơ sở đào tạo gồm: Cấu tạo và sửa chữa thông thường; kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kỹ thuật lái xe. Việc học thực hành lái xe bắt buộc phải học tập trung tại cơ sở đào tạo để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Đây là điểm mới so với Thông tư 12/-2017/TT-BGTVT trước đó. Theo tại Điều 8 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được cấp phép. Thông tư mới còn quy định thời gian học lái xe ban đêm được tính từ 18h ngày hôm trước đến 5h sáng hôm sau (khoản 14 Điều 3 Thông tư 12/-2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT). Trước đó, Thông tư 12/-2017/TT-BGTVT chưa cụ thể về thời gian. Tóm lại, từ ngày 01/6, việc cho người khác mượn GPLX là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi. Trong trường hợp muốn cấp lại GPLX thì phải học và thi sát hạch lại như lúc cấp GPLX lần đầu.
Bị tước bằng lái xe máy trong bằng lái xe tích hợp có được chạy xe khác không?
Nếu người tham gia giao thông vi phạm lỗi bị tước bằng lái xe máy, tuy nhiên người đó đang sử dụng bằng lái xe tích hợp thì có bị cấm điều khiển các loại xe khác trong bằng lái tích hợp đó không? Bị tước bằng lái xe máy trong bằng lái xe tích hợp có được chạy xe khác không? Theo khoản 5 Điều 4 Thông tư 30/2022/TT-BGTVT quy định về hướng dẫn cách viết nội dung liên quan của biểu mẫu trong trường hợp tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép tích hợp nhiều thông tin, dữ liệu cụ thể như sau: - Trường hợp tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và giấy phép lái xe không thời hạn, giấy phép của nhân viên hàng không tích hợp nhiều năng định, người có thẩm quyền lập biên bản tạm giữ, ra quyết định tạm giữ ghi rõ các hạng xe, các năng định theo giấy phép trong biên bản tạm giữ và trong quyết định tạm giữ. - Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm hành chính có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và giấy phép lái xe không thời hạn, giấy phép của nhân viên hàng không tích hợp nhiều năng định bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, người có thẩm quyền xử phạt ghi rõ hạng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không có thời hạn (xe ô tô hoặc máy kéo hoặc xe mô tô), loại năng định liên quan đến việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Người vi phạm hành chính được điều khiển những loại xe, được thực hiện các loại năng định còn lại ghi trong giấy phép. Như vậy, trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan chức năng sẽ ghi rõ là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe máy trong giấy phép lái xe tích hợp. Do đó, người tham gia giao thông vẫn có thể chạy những loại xe khác nếu không có quyết định tước giấy phép đối với loại này. Nếu có nhiều loại bằng lái thì có bắt buộc sử dụng bằng lái xe tích hợp không? Theo Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về giấy phép lái xe, trong đó: - Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. cấp cho mỗi người bảo đảm duy nhất có 01 số quản lý, dùng chung cho cả giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn. - Cá nhân nếu có nhu cầu tích hợp giấy phép lái xe, thì đăng ký vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe quy định tại Phụ lục 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hoặc làm thủ tục đổi giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. - Người đã có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn, nếu có nhu cầu tách giấy phép lái xe thì làm thủ tục tách giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. - Người có giấy phép lái xe chỉ được lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe. Như vậy, giấy phép lái xe tích hợp sẽ được cấp nếu người tham gia giao thông có nhu cầu và thực hiện các thủ tục theo quy định, không bắt buộc phải sử dụng bằng lái xe tích hợp khi có nhiều loại giấy phép lái xe. Thủ tục đăng ký cấp giấy phép lái xe tích hợp Cách 1: Đăng ký đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe Mẫu đơn đề nghị theo Phụ lục 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/22/phu-luc-7-tich-hop.doc Theo đó, nếu muốn học bằng lái xe mới và tích hợp với bằng lái xe đã có thì người dùng điền vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe và tick vào ô đăng ký tích hợp giấy phép lái xe. Và thực hiện các bước đăng ký học lái xe như bình thường. Xem tại: Đăng ký dự thi cấp Giấy phép lái xe lần đầu cần chuẩn bị hồ sơ ra sao? Thi bằng lái xe máy cần chuẩn bị những gì? Cách 2: làm thủ tục đổi giấy phép lái xe Theo Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định về thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp, gồm: - Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/22/phu-luc-19-tich-hop.doc - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau: + Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; + Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn; - Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Bước 2: Nộp hồ sơ Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ theo quy định, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam (https://dvc4.gplx.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html) hoặc Sở Giao thông vận tải. - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu, trừ đơn đề nghị và giấy khám sức khỏe đã nộp. - Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai; khi nhận giấy phép lái xe, phải nộp lại giấy phép lái xe cũ để lưu hồ sơ. Bước 3: Trả kết quả Việc trả giấy phép lái xe được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu của cá nhân; trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, giấy phép lái xe được trả cho đúng cá nhân đổi giấy phép lái xe.
Kiến nghị trừ điểm bằng lái xe, bị trừ hết điểm sẽ phải học lại
Chiều ngày 24/11/2023, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, - Phó giám đốc Công an tỉnh Kon Tum đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu quy định tính điểm giấy phép lái xe, trừ điểm giấy phép lái xe. Cụ thể, theo đại biểu Phước, giấy phép lái xe (GPLX) là một trong những giấy tờ rất quan trọng, không chỉ là phương tiện để công nhận về khả năng của một người có đủ năng lực, điều kiện điều khiển phương tiện giao thông, mà còn là một công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông là vấn đề rất nghiêm trọng. Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông diễn biến rất phức tạp; nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản liên tiếp xảy ra, gây lo lắng, bức xúc trong quần chúng nhân dân. Tình trạng này một phần nguyên nhân chính đó là do ý thức của người điều khiển giao thông chưa cao. Về mặt pháp lý đối với hành vi vi phạm hành chính chỉ mang tính chất nhất thời chưa đủ sức răn đe các trường hợp vi phạm. Theo đó, chiều ngày 24/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Phước - Phó giám đốc Công an tỉnh Kon Tum kiến nghị Quốc hội và ban soạn thảo bổ sung quy định về tính điểm giấy phép lái xe; xem xét sử dụng việc trừ điểm giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý nhà nước. "Đây là biện pháp đánh trực tiếp vào ý thức của người điều khiển phương tiện đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng tùy vào hành vi vi phạm mà lái xe sẽ bị trừ số điểm nhất định. Vi phạm nhiều lần thì lái xe sẽ bị trừ nhiều lần, trừ đến khi bị tước giấy phép lái xe và buộc phải học lại. Từ đó người điều khiển phương tiện buộc phải tự ý thức về số điểm trên giấy phép của mình, hạn chế tối đa khả năng vi phạm để bị trừ điểm”, bà nói. Cũng theo vị đại biểu tỉnh Kon Tum, chính sách này trước kia có thực hiện, nhưng hiện nay, xu hướng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, thông qua việc liên thông các hệ thống cơ sở dữ liệu, cơ quan quản lý nhà nước có thể theo dõi, nắm bắt được nhiều thông tin khác nhau phục vụ cho công tác quản lý. Điều này có ý nghĩa trong việc bảo đảm tính chính xác, minh bạch và kịp thời của việc trừ điểm giấy phép lái xe. Ngoài ra, điểm của giấy phép lái xe cũng được coi là một trong những tiêu chí để các nhà tuyển dụng lao động lái xe cho mình. Chính phủ sẽ nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp Theo Báo Thanh niên, trước đó, Bộ Công an từng đề xuất quy định mỗi GPLX có tổng điểm là 12. Điểm của GPLX sẽ bị trừ khi người điều khiển phương tiện vi phạm pháp luật về TTATGT. Nếu bị trừ hết điểm, GPLX sẽ không còn hiệu lực. Tài xế muốn được cấp GPLX mới thì 6 tháng sau sẽ phải học và thi sát hạch như trường hợp cấp GPLX lần đầu. Dữ liệu về điểm GPLX được cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi hình thức xử phạt có hiệu lực thi hành. Việc trừ điểm cụ thể ra sao sẽ do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, trong một số dự thảo mới đây, đề xuất trên không còn được giữ lại. Giải thích về sự thay đổi này, Bộ Công an cho biết sau khi nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học cũng như tham khảo kinh nghiệm quốc tế, việc trừ điểm GPLX là một hình thức xử lý vi phạm hành chính, do đó cần sửa đổi, bổ sung trong luật Xử lý vi phạm hành chính. Bộ Công an cho hay đang đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội xây dựng Nghị quyết thí điểm về trừ điểm GPLX đối với người vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Cũng liên quan đến nội dung này, hôm 10/11, tại phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung vào dự thảo luật TTATGT quy định về điểm và trừ điểm GPLX. Giải trình về nhóm ý kiến nêu trên, Chính phủ cho hay sẽ tiếp thu và chỉ đạo cơ quan soạn thảo phối hợp các cơ quan chức năng nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp. Nguồn: Báo Thanh niên
Quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông, có lấy lại được xe và bằng lái không?
Bị phạt hành chính khi tham gia giao thông nhưng đến lúc đi nộp phạt thì đã quá hạn. Lúc này, người vi phạm có thể lấy lại xe và bằng lái không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Đồng thời, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể: Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định về Thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính như sau: Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước. Như vậy, khi quá thời hạn nộp phạt được ghi nhận trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ), người dân sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Ngoài ra, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt người dân phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền nộp phạt. Quá thời hạn nộp phạt, người dân có thể lấy lại được xe, bằng lái? Căn cứ tại khoản 4 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bởi điểm b khoản 65 Điều 1 sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau: - Đối với xe: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không thi hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. - Đối với bằng lái xe: Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật và thông báo cho người vi phạm biết. Xe và bằng lái sẽ được xử lý thế nào nếu người dân không đến lấy lại? Nếu hết thời hạn tạm giữ vẫn không nộp phạt để lấy lại giấy phép lái xe; thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý tang vật theo Điều 17 Nghị định 138/2021/NĐ-CP, cụ thể: Việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ được thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 4a và khoản 4b Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tiếp tục quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm và trong thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cho đến khi tang vật, phương tiện đó bị tịch thu, xử lý theo quy định; giấy phép, chứng chỉ hành nghề được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để thu hồi theo quy định của pháp luật. Sau khi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Đổi bằng lái xe A1 sang thẻ PET có cần hồ sơ gốc không?
Theo Khoản 1 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì việc đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET, được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020 thuộc một trong những trường hợp đổi giấy phép lái xe Và tại Khoản 7 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định về Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp, bao gồm: - Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này; - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau: Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn; - Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Như vậy, căn cứ quy định trên trường hợp đổi bằng lái xe A1 sang thẻ FET không bắt buộc phải hồ sơ gốc. Do đó, anh chị chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ nêu ở trên để thực hiện việc đổi giấy phép lái xe.
Có định giá bằng lái và chứng minh thư khi bị trộm?
Cho e hỏi là bây giờ e bị người ta trộm bằng lái và chứng minh thư mang đi cầm cố nếu e báo công an thì họ định giá bằng lái hay dựa theo số tiền họ cắm để kết tội ạ. em cần 1 lời khuyên ạ
Infographic - 11 phân hạng giấy phép lái xe tại Việt Nam năm 2020
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hiện nay tại Việt Nam, có 11 phân hạng bằng lái xe, trong đó có 14 loại bằng. Để biết được chi tiết loại xe, cũng như là thời hạn sử dụng theo Giấy phép lái xe, mời thành viên của Cộng đồng Dân luật cùng tìm hiểu chi tiết qua một số hình ảnh sau: Enable Ginger Cannot connect to Ginger Check your internet connection or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
Thời hạn sử dụng khi chuyển đổi bằng lái xe cho người nước ngoài
- Nếu đổi GPLX trước 1/1/2016. Căn cứ vào Khoản 7 Điều 44 Thông tư 46/2012/TT-BGTVT: "Thời hạn sử dụng và hạng xe được phép điều khiển - Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài phù hợp với thời hạn sử dụng giấy phép lái xe nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam; - Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với thời gian du lịch ở Việt Nam (từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh) nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam; Đối với khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam chưa có điều kiện xuất trình hộ chiếu và giấy phép lái xe nước ngoài, khi đổi giấy phép lái xe có thể căn cứ vào danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công an và bản dịch giấy phép lái xe (kèm theo bản photocopy giấy phép lái xe nước ngoài), làm sẵn giấy phép lái xe cho số người đăng ký. Giấy phép lái xe chỉ được cấp cho những người thực sự vào Việt Nam sau khi đối chiếu giấy phép lái xe nước ngoài và hộ chiếu; - Giấy phép lái xe Quốc tế hay Quốc gia cấp cho người đổi được điều khiển nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe để điều khiển các hạng xe tương ứng của Việt Nam; - Giấy phép lái xe quân sự có hiệu lực được phép lái nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe ngành giao thông vận tải có hiệu lực lái các hạng xe tương ứng." Người nước ngoài có Giấy Phép Lái Xe Nước Ngoài,sau khi hoàn tất thủ tục đổi sang Giấy Phép Lái Xe Việt nam sẽ có thời hạn bằng với thời hạn trong Visa hoặc thẻ tạm trú hoặc Giấy Miễn thị thực của Người nước ngoài nhưng không quá 10 năm theo luật pháp của Nước CHXHCN VIỆT NAM. - Nếu đổi GPLX sau 1/1/2016. Căn cứ vào Khoản 7 Điều 49 Thông tư 58/2015/TT-BGTVT: Thời hạn sử dụng và hạng xe được phép điều khiển: - Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài phù hợp với thời hạn ghi trong thị thực nhập cảnh hoặc thẻ tạm trú, phù hợp với thời hạn sử dụng giấy phép lái xe nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam; - Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với thời gian du lịch ở Việt Nam (từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh) nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam; Đối với khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam chưa có điều kiện xuất trình hộ chiếu và giấy phép lái xe nước ngoài, khi đổi giấy phép lái xe có thể căn cứ vào danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công an và bản dịch giấy phép lái xe (kèm theo bản sao giấy phép lái xe nước ngoài), làm sẵn giấy phép lái xe cho số người đăng ký. Giấy phép lái xe chỉ được cấp cho những người thực sự vào Việt Nam sau khi đối chiếu giấy phép lái xe nước ngoài và hộ chiếu; - Giấy phép lái xe quốc gia cấp cho người đổi được điều khiển nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe để điều khiển các hạng xe tương ứng của Việt Nam; - Giấy phép lái xe quân sự có hiệu lực được phép lái nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe ngành giao thông vận tải có hiệu lực lái các hạng xe tương ứng.
Không có chuyện “Bằng A1 không được lái xe SH, bằng B1 không được lái ô tô”
Ảnh minh họa: Bằng A1 không được lái xe SH, bằng B1 không được lái ô tô Mấy ngày nay, cộng đồng mạng đang xôn xao thông tin “bằng A1 không được lái xe SH, bằng B1 không được lái ô tô” khiến nhiều người bàng hoàng và có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến vấn đề này. Vậy thực hư như thế nào, mọi người xem nội dung dưới đây nhé: Theo dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi đang được lấy ý kiến. Tại khoản 3, điều 97 dự thảo quy định: Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: a) Hạng A0 cấp cho người lái xe xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có dung tích xy lanh dưới 50 cm3 hoặc có công suất động cơ điện không vượt quá 04 kw; b) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 04 kw đến 11 kw và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0; c) Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánhcó dung tích xy lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kw và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0, A1; d) Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0, A1. Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Xe Giao thông, ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục đường bộ Việt Nam) cho biết, việc thay đổi các hạng GPLX (bằng) để phù hợp chuẩn quốc tế, tạo điều kiện cho việc sử dụng GPLX của Việt Nam ở nước ngoài và GPLX nước ngoài tại Việt Nam, đảm bảo thực hiện các cam kết của Chính phủ Việt Nam đã ký kết khi tham gia Công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ. Hạng GPLX theo Luật GTĐB năm 2008 được chuyển đổi sang hạng GPLX mới tương đương như việc chuyển đổi GPLX Việt Nam sang GPLX quốc tế đã được thực hiện từ năm 2015 theo quy định tại Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 06/7/2015 của Bộ GTVT quy định về cấp và sử dụng GPLX quốc tế. Việc điều chỉnh phân hạng GPLX không ảnh hưởng và phát sinh thủ tục và chi phí cho người dân. Theo đó: Đối với người đã được cấp GPLX: Tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn sử dụng ghi trên GPLX (GPLX hạng A1 không thời hạn). Trường hợp hết hạn, thì đổi sang GPLX theo hạng mới (GPLX hạng A3 được đổi sang GPLX hạng B1, GPLX hạng B1 số tự động được đổi sang GPLX hạng B2, GPLX hạng B1, B2 số sàn được đổi sang GPLX hạng B …). Đối với người cấp mới, cấp đổi GPLX: Theo hạng GPLX mới. Đang sử dụng bằng A1 vẫn được điều khiển xe máy trên 125cc Nhiều người cho rằng, theo dự thảo Luật GTĐB sửa đổi, bằng lái xe hạng A1 sẽ không được điều khiển xe máy có dung tích 125cc trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc người có bằng A1 hiện nay sẽ không được điều khiển một số mẫu xe có dung tích động cơ 150cc như: Honda SH 150cc, Honda Winner 150cc, Yamaha Exciter 150cc... Tuy nhiên, theo giải thích ở phần trên, nếu đã có GPLX hạng A1 (không thời hạn), người dân vẫn tiếp tục điều khiển xe máy có dung tích động cơ dưới 175cc, không phải đổi sang GPLX mới. Các trường hợp khác cũng tương tự. Như vậy, khi chuyển đổi hệ thống tên gọi các hạng GPLX sẽ không “hồi tố” đối với các bằng lái xe cũ. Người dùng sẽ không phải thi lại bằng, đổi bằng. Sau khi luật mới được thực hiện sẽ cấp GPLX theo mẫu mới cho người dân có nhu cầu đổi, cấp mới hoặc cấp lại GPLX. Điểm mới tại dự thảo Luật GTĐB là có thêm hạng GPLX A0 cấp cho xe máy có dung tích động cơ dưới 50cc/ xe máy điện có công suất dưới 4kW. Theo quy định hiện hành có tất cả 12 hạng GPLX, bao gồm: A1, A2, A3, A4, B1 (B1 số tự động và B1), B2, C, D, E, FB2, FD, FE. Tuy nhiên, tại Dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi), Bộ GTVT đề xuất chia GPLX thành 17 hạng khác nhau gồm: A0, A1, A, B1, B2, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE theo đúng với hệ thống GPLX của các nước tham gia Công ước Viên.
Kết quả sát hạch lái xe có được bảo lưu hay không?
Việc bảo lưu kết quả sát hạch được quy định tại Điều 20 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Theo đó, người dự sát hạch được quyền bảo lưu một lần trong thời gian 1 năm đối với nội dung sát hạch đã đạt yêu cầu của kỳ sát hạch trước. Nếu muốn dự sát hạch phải bảo đảm các điều kiện quy định đối với người học tại Điều 7 (Điều kiện đối với người học lái xe); hồ sơ dự sát hạch tại Điều 19 của Thông tư này và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước. Điều kiện đối với người học lái xe - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định. - Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau: Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 1 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên; Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 1 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên; Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 3 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên; Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 5 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên. - Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên. Hồ sơ dự sát hạch lái xe -Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu Cơ sở đào tạo lái xe lập một bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F. Cơ sở đào tạo lái xe lập một bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định. Người lái xe lập một bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Đối với người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe: Người lái xe lập một bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Giá trị sử dụng của bằng lái xe nước ngoài tại Việt Nam và ngược lại
Đang có nhu cầu đi học bằng lái B2, với ý định là sau này ra nước ngoài đem theo sử dụng, bỗng chợt nảy sinh thắc mắc là liệu bằng lái xe nước ta có sử dụng ở nước ngoài được không, vì thế muốn đem cho mọi người bàn luận một chút. Trước tiên là việc có phải bằng lái xe nào của nước ngoài cũng được phép sử dụng tại Việt Nam? Một lãnh đạo Phòng Quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe, Sở GTVT TP.HCM giải thích: Hiện Việt Nam chỉ công nhận bằng lái xe quốc gia chứ không công nhận bằng lái xe quốc tế. Điều này có nghĩa người nước ngoài dù đã được cấp bằng lái hợp pháp tại nước họ cũng không được “phiên ngang”, dùng bằng lái đó ở Việt Nam. “Người nước ngoài hoặc người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài có bằng lái xe nước họ có quốc tịch còn thời hạn sử dụng, nếu muốn lái xe ở Việt Nam (kể cả đi theo đoàn, có người dẫn đường - NV) thì phải làm thủ tục đổi sang bằng lái tại Việt Nam. Họ có thể đến bất kỳ Sở GTVT nào trên cả nước để đổi, riêng ở TP.HCM đổi tại 252 Lý Chính Thắng (quận 3). Lưu ý, Việt Nam không giải quyết đổi bằng lái xe tạm của nước ngoài hay bằng lái xe quốc tế...” - vị này thông tin. Bằng song ngữ: Không phải quốc tế Hiện trên bằng lái bằng thẻ nhựa PET của Việt Nam có cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Nhiều người vẫn nghĩ rằng đó là bằng lái xe quốc tế (International Driving License - IDL), được các nước công nhận và người sở hữu nó sẽ được ung dung ôm vô lăng trên các tuyến đường ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo Sở GTVT, hiện chưa có một văn bản cụ thể nào cho phép đổi bằng lái Việt Nam sang bằng lái quốc tế, do mỗi nước có một quy định khác nhau. Tuy nhiên, một số nước có thỏa thuận “xài chung” bằng lái của nước này ở nước khác (chẳng hạn Công ước Giao thông đường bộ Geneva 1949 và Vienna 1968 - NV). Bằng lái xe nước ngoài được dịch từ bằng gốc “Một số nước cũng chấp nhận cho người nước ngoài sử dụng bản dịch bằng lái nhưng hiện Việt Nam chưa công nhận bản dịch bằng lái. Bằng lái PET của Việt Nam có in bằng tiếng Anh là để người nước ngoài sống tại Việt Nam sử dụng thuận tiện hơn chứ không phải có giá trị quốc tế, đương nhiên được các nước công nhận” - đại diện Sở GTVT nói. Loạn “bằng lái xe quốc tế” Một dịch vụ đang khá bát nháo trên mạng là việc “nhận đổi bằng lái Việt Nam sang bằng lái quốc tế” để sử dụng trên khắp thế giới với mức giá từ 100 đến 150 USD, tùy thời hạn sử dụng. Cụ thể, nhiều trang web rao những đoạn quảng cáo đổi bằng lái Việt Nam thành IDL với thủ tục đơn giản, thậm chí không quan tâm đến bằng lái gốc là thật hay giả. Trên thực tế, đây chỉ là một bản dịch hợp pháp của một số tổ chức quốc tế, dịch ra một số ngôn ngữ. Bản dịch này có giá trị trong một số trường hợp (thuê xe, đặt phòng…) nhưng không có giá trị như bằng lái xe do chính quốc gia sở tại cấp nên có thể bị rắc rối khi CSGT kiểm tra. Nhiều thành viên trên các diễn đàn ô tô chia sẻ thực tế: Có nước cho người nước ngoài sử dụng bằng lái dịch (kèm bằng lái gốc còn thời hạn) để thuê và lái xe trên đất nước họ. Tuy nhiên, ở mỗi nước có một quy định khác nhau nên trước khi đặt chân đến nước ngoài bạn cần tìm hiểu về giá trị của “tấm bằng” ở nước dự định đến, xem “bằng lái quốc tế” đó liệu có được chấp nhận không chứ không nên hoàn toàn tin vào những lời quảng cáo nêu trên. Theo baomoi.com
Re:Lại đề xuất “Ngực lép, lùn, nhẹ cân” không được lái xe?
Theo Vietnamnet thì Phó Cục trưởng Cục Y tế GTVT (Bộ GTVT) Nguyễn Thành Lâm khẳng định “Chưa có Dự thảo quy định “ngực lép, thấp bé nhẹ cân…” không được lái xe như một số cơ quan báo chí thông tin” Ông Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, báo chí đã nhầm lẫn khi phản ánh về chuyện “ngực lép”, bởi Bộ Y tế chỉ mới thành lập ban soạn thảo và chưa công bố lấy ý kiến nội dung dự thảo nào liên quan đến vấn đề này. Ông Lâm cũng khẳng định, việc đo lồng ngực, đo lực tay… là quy định bắt buộc khi khám sức khỏe lái xe. Và thực tế quy định này đã có trên thế giới. Vấn đề khi áp dụng vào Việt Nam quy định chỉ số như thế nào cho phù hợp thì ban biên tập vẫn đang tính toán lấy ý kiến rồi mới trình ban soạn thảo. “Việc đặt ra những quy định trên là để tốt cho người dân, bởi những người có sức khỏe, có lồng ngực đạt tiêu chuẩn thì sẽ làm chủ được tốc độ vận tốc của xe, điều này sẽ an toàn cho người điều khiển phương tiện và cho cả cộng đồng”, Phó Cục trưởng Cục Y tế GTVT cho hay. Ông Lâm cũng dẫn chứng, việc quy định vòng ngực, chiều cao… đối với người lái xe thế giới cũng đã áp dụng khi khám sức khỏe. Bởi thực tế độ cao không đảm bảo, không phù hợp, tay ngắn chân ngắn thì sẽ không lái được xe phân khối lớn. “Hiện nay xe mô tô từ 150 cm3 trở lên được quy định là xe đua và với những người điều khiển loại xe này phải có chiều cao cân nặng và lồng ngực phù hợp mới chịu được áp lực của gió. Trái lại với xe phân khối nhỏ, tốc độ của xe thấp thì lồng ngực thấp không cần cao. Cái này tổ biên tập cũng đang tranh luận và làm cho chuẩn mực để quy định phù hợp với sức khỏe của người điều khiển phương tiện”, ông Lâm nói. Như vậy dù thông tin trên vào thời điểm này là có hay không thì trên thực tế sua khi soạn thảo, vẫn sẽ có quy định về các tiêu chí sức khỏe, số đo để được phép cấp bằng lái, chẳng qua chỉ là khác con số thôi. Theo Vietnamnet
Bị tước GPLX trên VNeID thì bằng lái cứng còn giá trị sử dụng không?
Một số người thắc mắc, khị bị tước GPLX trên VNeID thì bằng lái cứng còn sử dụng được không khi hiện nay việc xuất trình GPLX thông qua VNeID ngày càng phổ biến (1) Người dân được xuất trình GPLX thông qua VNeID từ ngày 01/7/2024 Từ ngày 01/7/2024 Thông tư 28/2024/TT-BCA bắt đầu có hiệu lực, kéo theo đó là việc sửa đổi, bổ sung hình thức xuất trình GPLX của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi có yêu cầu xuất trình từ lực lượng chức năng. Theo đó, khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA như sau: Khi thông tin của các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, trong cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu; việc kiểm tra thông tin của giấy tờ trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó. Ngoài ra, điểm b khoản 3 Điều 18 Thông tư 32/2023/TT-BCA được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA quy định, trường hợp người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện xuất trình bản cứng các giấy tờ thì tiến hành kiểm tra, đối chiếu trực tiếp các giấy tờ đó và thực hiện tra cứu thông tin liên quan đến giấy tờ đó trong hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính. Như vậy, từ ngày 01/7/2024, người dân có thể xuất trình GPLX được tích hợp trên Ứng dụng VNeID khi lực lượng chức năng yêu cầu kiểm tra thông tin giấy tờ. Nếu người dân xuất trình GPLX bản cứng thì lực lượng chức năng sẽ kiểm tra bản cứng, sau đó đối chiếu lại với thông tin có trên cơ sở dữ liệu. Việc tích hợp GPLX vào VNeID là một bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần tạo môi trường giao thông thông minh và an toàn hơn. Người dùng VNeID có thể dễ dàng xuất trình GPLX điện tử trên điện thoại thông minh, còn lực lượng chức năng sẽ dễ kiểm soát, quản lý GPLX giả. Việc xử phạt bằng hình thức tước bằng lái xe cũng được thực hiện trên ứng dụng VNeID, tuy nhiên, việc này cũng làm nhiều người thắc mắc liệu khi bị bước GPLX trên VNeID thì bằng lái cứng còn giá trị sử dụng hay không? (2) Bị tước GPLX trên VNeID thì bằng lái cứng còn giá trị sử dụng không? Căn cứ quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 Điều 21 và điểm b khoản 1 Điều 27 Thông tư 32/2023/TT-BCA, lực lượng chức năng được tạm giữ, tước GPLX trên môi trường điện tử. Khi đó, người có thẩm quyền xử phạt cập nhật thông tin về việc tạm giữ GPLX lên hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ với VNeID để người vi phạm biết được thông tin GPLX đang bị tạm giữ. Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, sau khi thực hiện các bước lập biên bản tước bằng lái xe của người vi phạm thì cán bộ, chiến sĩ CSGT sẽ cập nhật thông tin về việc tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy tờ đó trên hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ với ứng dụng VNeID, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý để người vi phạm, chủ phương tiện biết, chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. "Khi người vi phạm đã bị tước bằng lái trên môi trường điện tử thì việc xuất trình giấy phép lái xe bằng bản cứng sẽ không có giá trị. Bởi vì lực lượng CSGT sẽ tra cứu thông tin giấy phép lái xe đó trên cơ sở dữ liệu và nắm được giấy tờ đó có đang bị tạm giữ hay không", đại diện Cục CSGT nói. Như vậy, khi bị tước GPLX trên VNeID thì bằng lái cứng của người vi phạm cũng sẽ bị mất giá trị sử dụng. (3) Gỡ bỏ việc tạm giữ, tước GPLX trên VNeID như thế nào? Điểm đ khoản 6 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA nêu rõ, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trả lại giấy tờ bị tạm giữ, bị tước (khi hết thời hạn tước quyền sử dụng) cho người bị xử phạt qua dịch vụ bưu chính công ích. Trường hợp giấy tờ đó có thông tin về việc bị tạm giữ, tước quyền sử dụng trên VNeID, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính thực hiện đồng bộ thông tin với VNeID, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý để gỡ bỏ nội dung thông tin về việc tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy tờ đó. Như vậy, khi hết thời hạn bị tạm giữ, tước bằng lái thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ trả lại GPLX qua dịch vụ bưu chính công ích (nếu tạm giữ, tước bằng lái bản cứng), nếu việc tạm giữ, tước bằng lái được thực hiện trên VNeID thì sẽ thực hiện đồng bộ cập nhật để gỡ bỏ thông tin tạm giữ, tước bằng lái xe của người vi phạm.
Người có bằng lái B được điều khiển xe của hạng A không?
Theo quy định, người có bằng lái xe hạng C được điều khiển xe hạng B1 và B2; người có bằng lái hạng D được điều khiển xe hạng B1, B2 và C. Vậy, người có bằng lái hạng B có được điều khiển xe của hạng A không? (1) Người có bằng lái hạng B được điều khiển xe của hạng A không? Theo khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Bên cạnh đó, khoản 6 và khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Giấy phép lái xe hạng B được quy định như sau: - Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: + Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe + Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg + Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg - Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây + Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg + Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 Như vậy, pháp luật chỉ quy định cho người có bằng lái xe hạng B2 được phép điều khiển các loại xe hạng B1 và không có quy định nào cho phép người có bằng lái xe hạng B1, B2 được điều khiển xe ở hạng A. Vậy tại sao trong khi người có bằng lái B, C, D thậm chí là hạng E và hạng F đều được điều khiển các xe có hạng thấp hơn hơn xe của mình mà không được điều khiển xe hạng A? Lý giải cho điều này đó là bởi vì các loại xe của bằng lái hạng A được điều khiển là các loại xe gắn máy, còn các loại xe ở hạng B, C, D, E và F là dạng xe cơ giới ô tô. Các xe ô tô nhìn chung có cách điều khiển gần giống nhau, chỉ khác nhau về tải trọng, mã lực và kích thước, còn đối với xe máy là một cách điều khiển xe hoàn toàn khác với xe ô tô. Dựa theo các quy định trên có thể khẳng định, người có bằng lái hạng B (và các loại hạng cao hơn) không được điều khiển xe của hạng A, những người này phải thi sát hạch và có kết quả đạt kỳ thi sát hạch bằng lái xe hạng A để thì mới được phép điều khiển xe hạng A. (2) Người có bằng lái hạng B được điều khiển xe của hạng A bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ theo khoản 6 và khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 sẽ bị phạt từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng, điều khiển xe từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự xe mô tô sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu - 4 triệu đồng khi: - Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển; - Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; - Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia; - Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe). Như vậy, nếu có bằng lái xe nhưng bằng lái xe đó có hạng B trở lên mà điều khiển xe hạng A sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 4 triệu đồng tùy theo dung tích của xe hạng A đang điều khiển là gì. (3) Hiện nay có bao nhiêu loại bằng lái Theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, các loại bằng lái xe và loại xe tương ứng được điều khiển bao gồm: Loại Bằng lái xe Loại xe được điều khiển GPLX hạng A1 Cấp người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 đến dưới 175 cm3, xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật GPLX hạng A2 Cấp người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 GPLX hạng A3 Cấp người điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự GPLX hạng A4 Cấp người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg GPLX hạng B1 số tự động Cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển: Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật GPLX hạng B1 Cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg GPLX hạng B2 Cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển: Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 GPLX hạng C Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. GPLX hạng D Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C GPLX hạng E Cấp cho người lái xe để điều khiển: Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D GPLX hạng F Cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa: Hạng FB2 Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2 Hạng FC Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2 Hạng FD Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2 Hạng FE Cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD
Từ 01/6/2024, có thể bị thu hồi GPLX nếu cho người khác mượn
Từ 01/6/2024, nếu phát hiện cho người khác mượn bằng lái xe thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi; đồng thời không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 01 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Ngày 31/3/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái. Thông tư 05/2024/TT-BGTVT với nhiều điểm mới có hiệu lực thi hành từ 01/06/2024. Theo đó, ngoài việc học viên được lựa chọn học lý thuyết online thì Thông tư 05/2024/TT-BGTVT cũng bổ sung nhiều trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe (GPLX). (1) Thu hồi GPLX nếu cho người khác mượn Có 6 trường hợp bị thu hồi GPLX theo khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/-2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi điểm b khoản 24 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, bao gồm: - Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe; - Người lái xe tẩy, xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; - Để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình; - Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện; - Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký; - Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy (trừ các hành vi xử lý theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 10 Điều 5; điểm h và điểm i khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, Thông tư 05/2024/TT-BGTVT đã bổ sung trường hợp thu hồi giấy phép lái xe khi phát hiện chủ nhân của giấy phép lái xe cho người khác sử dụng. Đồng thời,Thông tư sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01-6-2024. Do đó, từ ngày 01/6/2024, việc cho người khác mượn GPLX là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi. Nếu có nhu cầu cấp lại GPLX thì phải học và sát hạch lại như trường hợp cấp GPLX lần đầu. Theo khoản 16 Điều 33 Thông tư 12/-2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, GPLX bị thu hồi theo quy định trên sau 01 năm kể từ ngày quyết định thu hồi GPLX có hiệu lực, cá nhân nếu có nhu cầu cấp GPLX thì đăng ký với Sở Giao thông vận tải để sát hạch lại các nội dung theo quy định. (2) Trình tự thu hồi GPLX từ ngày 01/6/2024 Cơ quan có thẩm quyền cấp GPLX thực hiện thu hồi theo trình tự được quy định tại khoản 15 Điều 33 Thông tư 12/-2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, như sau: - Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp GPLX ra quyết định thu hồi và hủy bỏ GPLX. Nội dung của quyết định nêu rõ lý do thu hồi và hủy bỏ; - Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi GPLX, người lái xe phải nộp GPLX bị thu hồi đến cơ quan thu hồi giấy phép lái xe và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe có trách nhiệm thu hồi GPLX đã cấp và hủy bỏ theo quy định; - Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp GPLX đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ GPLX là cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp GPLX. (3) Hình thức đào tạo sát hạch GPLX Thông tư mới cho phép học viên lái xe hạng B2, C, D, E, F lựa chọn hình thức học lý thuyết phù hợp: - Học tập trung tại cơ sở đào tạo: Hình thức truyền thống, phù hợp với những người có thời gian học tập cố định. - Học kết hợp tập trung và từ xa: Tiện lợi cho những người bận rộn, có thể học lý thuyết online qua hệ thống e-learning. - Tự học có hướng dẫn: Phù hợp với những người có khả năng tự học cao, muốn tiết kiệm thời gian và chi phí. Các môn bắt buộc học tập trung tại cơ sở đào tạo gồm: Cấu tạo và sửa chữa thông thường; kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kỹ thuật lái xe. Việc học thực hành lái xe bắt buộc phải học tập trung tại cơ sở đào tạo để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Đây là điểm mới so với Thông tư 12/-2017/TT-BGTVT trước đó. Theo tại Điều 8 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được cấp phép. Thông tư mới còn quy định thời gian học lái xe ban đêm được tính từ 18h ngày hôm trước đến 5h sáng hôm sau (khoản 14 Điều 3 Thông tư 12/-2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT). Trước đó, Thông tư 12/-2017/TT-BGTVT chưa cụ thể về thời gian. Tóm lại, từ ngày 01/6, việc cho người khác mượn GPLX là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi. Trong trường hợp muốn cấp lại GPLX thì phải học và thi sát hạch lại như lúc cấp GPLX lần đầu.
Bị tước bằng lái xe máy trong bằng lái xe tích hợp có được chạy xe khác không?
Nếu người tham gia giao thông vi phạm lỗi bị tước bằng lái xe máy, tuy nhiên người đó đang sử dụng bằng lái xe tích hợp thì có bị cấm điều khiển các loại xe khác trong bằng lái tích hợp đó không? Bị tước bằng lái xe máy trong bằng lái xe tích hợp có được chạy xe khác không? Theo khoản 5 Điều 4 Thông tư 30/2022/TT-BGTVT quy định về hướng dẫn cách viết nội dung liên quan của biểu mẫu trong trường hợp tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép tích hợp nhiều thông tin, dữ liệu cụ thể như sau: - Trường hợp tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và giấy phép lái xe không thời hạn, giấy phép của nhân viên hàng không tích hợp nhiều năng định, người có thẩm quyền lập biên bản tạm giữ, ra quyết định tạm giữ ghi rõ các hạng xe, các năng định theo giấy phép trong biên bản tạm giữ và trong quyết định tạm giữ. - Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm hành chính có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và giấy phép lái xe không thời hạn, giấy phép của nhân viên hàng không tích hợp nhiều năng định bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, người có thẩm quyền xử phạt ghi rõ hạng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không có thời hạn (xe ô tô hoặc máy kéo hoặc xe mô tô), loại năng định liên quan đến việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Người vi phạm hành chính được điều khiển những loại xe, được thực hiện các loại năng định còn lại ghi trong giấy phép. Như vậy, trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan chức năng sẽ ghi rõ là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe máy trong giấy phép lái xe tích hợp. Do đó, người tham gia giao thông vẫn có thể chạy những loại xe khác nếu không có quyết định tước giấy phép đối với loại này. Nếu có nhiều loại bằng lái thì có bắt buộc sử dụng bằng lái xe tích hợp không? Theo Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về giấy phép lái xe, trong đó: - Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. cấp cho mỗi người bảo đảm duy nhất có 01 số quản lý, dùng chung cho cả giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn. - Cá nhân nếu có nhu cầu tích hợp giấy phép lái xe, thì đăng ký vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe quy định tại Phụ lục 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hoặc làm thủ tục đổi giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. - Người đã có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn, nếu có nhu cầu tách giấy phép lái xe thì làm thủ tục tách giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. - Người có giấy phép lái xe chỉ được lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe. Như vậy, giấy phép lái xe tích hợp sẽ được cấp nếu người tham gia giao thông có nhu cầu và thực hiện các thủ tục theo quy định, không bắt buộc phải sử dụng bằng lái xe tích hợp khi có nhiều loại giấy phép lái xe. Thủ tục đăng ký cấp giấy phép lái xe tích hợp Cách 1: Đăng ký đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe Mẫu đơn đề nghị theo Phụ lục 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/22/phu-luc-7-tich-hop.doc Theo đó, nếu muốn học bằng lái xe mới và tích hợp với bằng lái xe đã có thì người dùng điền vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe và tick vào ô đăng ký tích hợp giấy phép lái xe. Và thực hiện các bước đăng ký học lái xe như bình thường. Xem tại: Đăng ký dự thi cấp Giấy phép lái xe lần đầu cần chuẩn bị hồ sơ ra sao? Thi bằng lái xe máy cần chuẩn bị những gì? Cách 2: làm thủ tục đổi giấy phép lái xe Theo Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định về thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp, gồm: - Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/22/phu-luc-19-tich-hop.doc - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau: + Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; + Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn; - Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Bước 2: Nộp hồ sơ Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ theo quy định, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam (https://dvc4.gplx.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html) hoặc Sở Giao thông vận tải. - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu, trừ đơn đề nghị và giấy khám sức khỏe đã nộp. - Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai; khi nhận giấy phép lái xe, phải nộp lại giấy phép lái xe cũ để lưu hồ sơ. Bước 3: Trả kết quả Việc trả giấy phép lái xe được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu của cá nhân; trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, giấy phép lái xe được trả cho đúng cá nhân đổi giấy phép lái xe.
Kiến nghị trừ điểm bằng lái xe, bị trừ hết điểm sẽ phải học lại
Chiều ngày 24/11/2023, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, - Phó giám đốc Công an tỉnh Kon Tum đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu quy định tính điểm giấy phép lái xe, trừ điểm giấy phép lái xe. Cụ thể, theo đại biểu Phước, giấy phép lái xe (GPLX) là một trong những giấy tờ rất quan trọng, không chỉ là phương tiện để công nhận về khả năng của một người có đủ năng lực, điều kiện điều khiển phương tiện giao thông, mà còn là một công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông là vấn đề rất nghiêm trọng. Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông diễn biến rất phức tạp; nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản liên tiếp xảy ra, gây lo lắng, bức xúc trong quần chúng nhân dân. Tình trạng này một phần nguyên nhân chính đó là do ý thức của người điều khiển giao thông chưa cao. Về mặt pháp lý đối với hành vi vi phạm hành chính chỉ mang tính chất nhất thời chưa đủ sức răn đe các trường hợp vi phạm. Theo đó, chiều ngày 24/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Phước - Phó giám đốc Công an tỉnh Kon Tum kiến nghị Quốc hội và ban soạn thảo bổ sung quy định về tính điểm giấy phép lái xe; xem xét sử dụng việc trừ điểm giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý nhà nước. "Đây là biện pháp đánh trực tiếp vào ý thức của người điều khiển phương tiện đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng tùy vào hành vi vi phạm mà lái xe sẽ bị trừ số điểm nhất định. Vi phạm nhiều lần thì lái xe sẽ bị trừ nhiều lần, trừ đến khi bị tước giấy phép lái xe và buộc phải học lại. Từ đó người điều khiển phương tiện buộc phải tự ý thức về số điểm trên giấy phép của mình, hạn chế tối đa khả năng vi phạm để bị trừ điểm”, bà nói. Cũng theo vị đại biểu tỉnh Kon Tum, chính sách này trước kia có thực hiện, nhưng hiện nay, xu hướng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, thông qua việc liên thông các hệ thống cơ sở dữ liệu, cơ quan quản lý nhà nước có thể theo dõi, nắm bắt được nhiều thông tin khác nhau phục vụ cho công tác quản lý. Điều này có ý nghĩa trong việc bảo đảm tính chính xác, minh bạch và kịp thời của việc trừ điểm giấy phép lái xe. Ngoài ra, điểm của giấy phép lái xe cũng được coi là một trong những tiêu chí để các nhà tuyển dụng lao động lái xe cho mình. Chính phủ sẽ nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp Theo Báo Thanh niên, trước đó, Bộ Công an từng đề xuất quy định mỗi GPLX có tổng điểm là 12. Điểm của GPLX sẽ bị trừ khi người điều khiển phương tiện vi phạm pháp luật về TTATGT. Nếu bị trừ hết điểm, GPLX sẽ không còn hiệu lực. Tài xế muốn được cấp GPLX mới thì 6 tháng sau sẽ phải học và thi sát hạch như trường hợp cấp GPLX lần đầu. Dữ liệu về điểm GPLX được cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi hình thức xử phạt có hiệu lực thi hành. Việc trừ điểm cụ thể ra sao sẽ do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, trong một số dự thảo mới đây, đề xuất trên không còn được giữ lại. Giải thích về sự thay đổi này, Bộ Công an cho biết sau khi nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học cũng như tham khảo kinh nghiệm quốc tế, việc trừ điểm GPLX là một hình thức xử lý vi phạm hành chính, do đó cần sửa đổi, bổ sung trong luật Xử lý vi phạm hành chính. Bộ Công an cho hay đang đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội xây dựng Nghị quyết thí điểm về trừ điểm GPLX đối với người vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Cũng liên quan đến nội dung này, hôm 10/11, tại phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung vào dự thảo luật TTATGT quy định về điểm và trừ điểm GPLX. Giải trình về nhóm ý kiến nêu trên, Chính phủ cho hay sẽ tiếp thu và chỉ đạo cơ quan soạn thảo phối hợp các cơ quan chức năng nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp. Nguồn: Báo Thanh niên
Quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông, có lấy lại được xe và bằng lái không?
Bị phạt hành chính khi tham gia giao thông nhưng đến lúc đi nộp phạt thì đã quá hạn. Lúc này, người vi phạm có thể lấy lại xe và bằng lái không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Đồng thời, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể: Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định về Thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính như sau: Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước. Như vậy, khi quá thời hạn nộp phạt được ghi nhận trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ), người dân sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Ngoài ra, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt người dân phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền nộp phạt. Quá thời hạn nộp phạt, người dân có thể lấy lại được xe, bằng lái? Căn cứ tại khoản 4 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bởi điểm b khoản 65 Điều 1 sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau: - Đối với xe: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không thi hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. - Đối với bằng lái xe: Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật và thông báo cho người vi phạm biết. Xe và bằng lái sẽ được xử lý thế nào nếu người dân không đến lấy lại? Nếu hết thời hạn tạm giữ vẫn không nộp phạt để lấy lại giấy phép lái xe; thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý tang vật theo Điều 17 Nghị định 138/2021/NĐ-CP, cụ thể: Việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ được thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 4a và khoản 4b Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tiếp tục quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm và trong thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cho đến khi tang vật, phương tiện đó bị tịch thu, xử lý theo quy định; giấy phép, chứng chỉ hành nghề được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để thu hồi theo quy định của pháp luật. Sau khi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Đổi bằng lái xe A1 sang thẻ PET có cần hồ sơ gốc không?
Theo Khoản 1 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì việc đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET, được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020 thuộc một trong những trường hợp đổi giấy phép lái xe Và tại Khoản 7 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định về Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp, bao gồm: - Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này; - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau: Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn; - Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Như vậy, căn cứ quy định trên trường hợp đổi bằng lái xe A1 sang thẻ FET không bắt buộc phải hồ sơ gốc. Do đó, anh chị chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ nêu ở trên để thực hiện việc đổi giấy phép lái xe.
Có định giá bằng lái và chứng minh thư khi bị trộm?
Cho e hỏi là bây giờ e bị người ta trộm bằng lái và chứng minh thư mang đi cầm cố nếu e báo công an thì họ định giá bằng lái hay dựa theo số tiền họ cắm để kết tội ạ. em cần 1 lời khuyên ạ
Infographic - 11 phân hạng giấy phép lái xe tại Việt Nam năm 2020
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hiện nay tại Việt Nam, có 11 phân hạng bằng lái xe, trong đó có 14 loại bằng. Để biết được chi tiết loại xe, cũng như là thời hạn sử dụng theo Giấy phép lái xe, mời thành viên của Cộng đồng Dân luật cùng tìm hiểu chi tiết qua một số hình ảnh sau: Enable Ginger Cannot connect to Ginger Check your internet connection or reload the browserDisable in this text fieldEditEdit in GingerEdit in Ginger×
Thời hạn sử dụng khi chuyển đổi bằng lái xe cho người nước ngoài
- Nếu đổi GPLX trước 1/1/2016. Căn cứ vào Khoản 7 Điều 44 Thông tư 46/2012/TT-BGTVT: "Thời hạn sử dụng và hạng xe được phép điều khiển - Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài phù hợp với thời hạn sử dụng giấy phép lái xe nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam; - Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với thời gian du lịch ở Việt Nam (từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh) nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam; Đối với khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam chưa có điều kiện xuất trình hộ chiếu và giấy phép lái xe nước ngoài, khi đổi giấy phép lái xe có thể căn cứ vào danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công an và bản dịch giấy phép lái xe (kèm theo bản photocopy giấy phép lái xe nước ngoài), làm sẵn giấy phép lái xe cho số người đăng ký. Giấy phép lái xe chỉ được cấp cho những người thực sự vào Việt Nam sau khi đối chiếu giấy phép lái xe nước ngoài và hộ chiếu; - Giấy phép lái xe Quốc tế hay Quốc gia cấp cho người đổi được điều khiển nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe để điều khiển các hạng xe tương ứng của Việt Nam; - Giấy phép lái xe quân sự có hiệu lực được phép lái nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe ngành giao thông vận tải có hiệu lực lái các hạng xe tương ứng." Người nước ngoài có Giấy Phép Lái Xe Nước Ngoài,sau khi hoàn tất thủ tục đổi sang Giấy Phép Lái Xe Việt nam sẽ có thời hạn bằng với thời hạn trong Visa hoặc thẻ tạm trú hoặc Giấy Miễn thị thực của Người nước ngoài nhưng không quá 10 năm theo luật pháp của Nước CHXHCN VIỆT NAM. - Nếu đổi GPLX sau 1/1/2016. Căn cứ vào Khoản 7 Điều 49 Thông tư 58/2015/TT-BGTVT: Thời hạn sử dụng và hạng xe được phép điều khiển: - Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài phù hợp với thời hạn ghi trong thị thực nhập cảnh hoặc thẻ tạm trú, phù hợp với thời hạn sử dụng giấy phép lái xe nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam; - Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với thời gian du lịch ở Việt Nam (từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh) nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam; Đối với khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam chưa có điều kiện xuất trình hộ chiếu và giấy phép lái xe nước ngoài, khi đổi giấy phép lái xe có thể căn cứ vào danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công an và bản dịch giấy phép lái xe (kèm theo bản sao giấy phép lái xe nước ngoài), làm sẵn giấy phép lái xe cho số người đăng ký. Giấy phép lái xe chỉ được cấp cho những người thực sự vào Việt Nam sau khi đối chiếu giấy phép lái xe nước ngoài và hộ chiếu; - Giấy phép lái xe quốc gia cấp cho người đổi được điều khiển nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe để điều khiển các hạng xe tương ứng của Việt Nam; - Giấy phép lái xe quân sự có hiệu lực được phép lái nhiều hạng xe khác nhau được đổi sang giấy phép lái xe ngành giao thông vận tải có hiệu lực lái các hạng xe tương ứng.
Không có chuyện “Bằng A1 không được lái xe SH, bằng B1 không được lái ô tô”
Ảnh minh họa: Bằng A1 không được lái xe SH, bằng B1 không được lái ô tô Mấy ngày nay, cộng đồng mạng đang xôn xao thông tin “bằng A1 không được lái xe SH, bằng B1 không được lái ô tô” khiến nhiều người bàng hoàng và có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến vấn đề này. Vậy thực hư như thế nào, mọi người xem nội dung dưới đây nhé: Theo dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi đang được lấy ý kiến. Tại khoản 3, điều 97 dự thảo quy định: Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: a) Hạng A0 cấp cho người lái xe xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có dung tích xy lanh dưới 50 cm3 hoặc có công suất động cơ điện không vượt quá 04 kw; b) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 04 kw đến 11 kw và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0; c) Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánhcó dung tích xy lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kw và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0, A1; d) Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0, A1. Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Xe Giao thông, ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục đường bộ Việt Nam) cho biết, việc thay đổi các hạng GPLX (bằng) để phù hợp chuẩn quốc tế, tạo điều kiện cho việc sử dụng GPLX của Việt Nam ở nước ngoài và GPLX nước ngoài tại Việt Nam, đảm bảo thực hiện các cam kết của Chính phủ Việt Nam đã ký kết khi tham gia Công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ. Hạng GPLX theo Luật GTĐB năm 2008 được chuyển đổi sang hạng GPLX mới tương đương như việc chuyển đổi GPLX Việt Nam sang GPLX quốc tế đã được thực hiện từ năm 2015 theo quy định tại Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 06/7/2015 của Bộ GTVT quy định về cấp và sử dụng GPLX quốc tế. Việc điều chỉnh phân hạng GPLX không ảnh hưởng và phát sinh thủ tục và chi phí cho người dân. Theo đó: Đối với người đã được cấp GPLX: Tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn sử dụng ghi trên GPLX (GPLX hạng A1 không thời hạn). Trường hợp hết hạn, thì đổi sang GPLX theo hạng mới (GPLX hạng A3 được đổi sang GPLX hạng B1, GPLX hạng B1 số tự động được đổi sang GPLX hạng B2, GPLX hạng B1, B2 số sàn được đổi sang GPLX hạng B …). Đối với người cấp mới, cấp đổi GPLX: Theo hạng GPLX mới. Đang sử dụng bằng A1 vẫn được điều khiển xe máy trên 125cc Nhiều người cho rằng, theo dự thảo Luật GTĐB sửa đổi, bằng lái xe hạng A1 sẽ không được điều khiển xe máy có dung tích 125cc trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc người có bằng A1 hiện nay sẽ không được điều khiển một số mẫu xe có dung tích động cơ 150cc như: Honda SH 150cc, Honda Winner 150cc, Yamaha Exciter 150cc... Tuy nhiên, theo giải thích ở phần trên, nếu đã có GPLX hạng A1 (không thời hạn), người dân vẫn tiếp tục điều khiển xe máy có dung tích động cơ dưới 175cc, không phải đổi sang GPLX mới. Các trường hợp khác cũng tương tự. Như vậy, khi chuyển đổi hệ thống tên gọi các hạng GPLX sẽ không “hồi tố” đối với các bằng lái xe cũ. Người dùng sẽ không phải thi lại bằng, đổi bằng. Sau khi luật mới được thực hiện sẽ cấp GPLX theo mẫu mới cho người dân có nhu cầu đổi, cấp mới hoặc cấp lại GPLX. Điểm mới tại dự thảo Luật GTĐB là có thêm hạng GPLX A0 cấp cho xe máy có dung tích động cơ dưới 50cc/ xe máy điện có công suất dưới 4kW. Theo quy định hiện hành có tất cả 12 hạng GPLX, bao gồm: A1, A2, A3, A4, B1 (B1 số tự động và B1), B2, C, D, E, FB2, FD, FE. Tuy nhiên, tại Dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi), Bộ GTVT đề xuất chia GPLX thành 17 hạng khác nhau gồm: A0, A1, A, B1, B2, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE theo đúng với hệ thống GPLX của các nước tham gia Công ước Viên.
Kết quả sát hạch lái xe có được bảo lưu hay không?
Việc bảo lưu kết quả sát hạch được quy định tại Điều 20 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Theo đó, người dự sát hạch được quyền bảo lưu một lần trong thời gian 1 năm đối với nội dung sát hạch đã đạt yêu cầu của kỳ sát hạch trước. Nếu muốn dự sát hạch phải bảo đảm các điều kiện quy định đối với người học tại Điều 7 (Điều kiện đối với người học lái xe); hồ sơ dự sát hạch tại Điều 19 của Thông tư này và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước. Điều kiện đối với người học lái xe - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định. - Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau: Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 1 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên; Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 1 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên; Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 3 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên; Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 5 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên. - Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên. Hồ sơ dự sát hạch lái xe -Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu Cơ sở đào tạo lái xe lập một bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F. Cơ sở đào tạo lái xe lập một bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định. Người lái xe lập một bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Đối với người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe: Người lái xe lập một bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Giá trị sử dụng của bằng lái xe nước ngoài tại Việt Nam và ngược lại
Đang có nhu cầu đi học bằng lái B2, với ý định là sau này ra nước ngoài đem theo sử dụng, bỗng chợt nảy sinh thắc mắc là liệu bằng lái xe nước ta có sử dụng ở nước ngoài được không, vì thế muốn đem cho mọi người bàn luận một chút. Trước tiên là việc có phải bằng lái xe nào của nước ngoài cũng được phép sử dụng tại Việt Nam? Một lãnh đạo Phòng Quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe, Sở GTVT TP.HCM giải thích: Hiện Việt Nam chỉ công nhận bằng lái xe quốc gia chứ không công nhận bằng lái xe quốc tế. Điều này có nghĩa người nước ngoài dù đã được cấp bằng lái hợp pháp tại nước họ cũng không được “phiên ngang”, dùng bằng lái đó ở Việt Nam. “Người nước ngoài hoặc người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài có bằng lái xe nước họ có quốc tịch còn thời hạn sử dụng, nếu muốn lái xe ở Việt Nam (kể cả đi theo đoàn, có người dẫn đường - NV) thì phải làm thủ tục đổi sang bằng lái tại Việt Nam. Họ có thể đến bất kỳ Sở GTVT nào trên cả nước để đổi, riêng ở TP.HCM đổi tại 252 Lý Chính Thắng (quận 3). Lưu ý, Việt Nam không giải quyết đổi bằng lái xe tạm của nước ngoài hay bằng lái xe quốc tế...” - vị này thông tin. Bằng song ngữ: Không phải quốc tế Hiện trên bằng lái bằng thẻ nhựa PET của Việt Nam có cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Nhiều người vẫn nghĩ rằng đó là bằng lái xe quốc tế (International Driving License - IDL), được các nước công nhận và người sở hữu nó sẽ được ung dung ôm vô lăng trên các tuyến đường ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo Sở GTVT, hiện chưa có một văn bản cụ thể nào cho phép đổi bằng lái Việt Nam sang bằng lái quốc tế, do mỗi nước có một quy định khác nhau. Tuy nhiên, một số nước có thỏa thuận “xài chung” bằng lái của nước này ở nước khác (chẳng hạn Công ước Giao thông đường bộ Geneva 1949 và Vienna 1968 - NV). Bằng lái xe nước ngoài được dịch từ bằng gốc “Một số nước cũng chấp nhận cho người nước ngoài sử dụng bản dịch bằng lái nhưng hiện Việt Nam chưa công nhận bản dịch bằng lái. Bằng lái PET của Việt Nam có in bằng tiếng Anh là để người nước ngoài sống tại Việt Nam sử dụng thuận tiện hơn chứ không phải có giá trị quốc tế, đương nhiên được các nước công nhận” - đại diện Sở GTVT nói. Loạn “bằng lái xe quốc tế” Một dịch vụ đang khá bát nháo trên mạng là việc “nhận đổi bằng lái Việt Nam sang bằng lái quốc tế” để sử dụng trên khắp thế giới với mức giá từ 100 đến 150 USD, tùy thời hạn sử dụng. Cụ thể, nhiều trang web rao những đoạn quảng cáo đổi bằng lái Việt Nam thành IDL với thủ tục đơn giản, thậm chí không quan tâm đến bằng lái gốc là thật hay giả. Trên thực tế, đây chỉ là một bản dịch hợp pháp của một số tổ chức quốc tế, dịch ra một số ngôn ngữ. Bản dịch này có giá trị trong một số trường hợp (thuê xe, đặt phòng…) nhưng không có giá trị như bằng lái xe do chính quốc gia sở tại cấp nên có thể bị rắc rối khi CSGT kiểm tra. Nhiều thành viên trên các diễn đàn ô tô chia sẻ thực tế: Có nước cho người nước ngoài sử dụng bằng lái dịch (kèm bằng lái gốc còn thời hạn) để thuê và lái xe trên đất nước họ. Tuy nhiên, ở mỗi nước có một quy định khác nhau nên trước khi đặt chân đến nước ngoài bạn cần tìm hiểu về giá trị của “tấm bằng” ở nước dự định đến, xem “bằng lái quốc tế” đó liệu có được chấp nhận không chứ không nên hoàn toàn tin vào những lời quảng cáo nêu trên. Theo baomoi.com
Re:Lại đề xuất “Ngực lép, lùn, nhẹ cân” không được lái xe?
Theo Vietnamnet thì Phó Cục trưởng Cục Y tế GTVT (Bộ GTVT) Nguyễn Thành Lâm khẳng định “Chưa có Dự thảo quy định “ngực lép, thấp bé nhẹ cân…” không được lái xe như một số cơ quan báo chí thông tin” Ông Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, báo chí đã nhầm lẫn khi phản ánh về chuyện “ngực lép”, bởi Bộ Y tế chỉ mới thành lập ban soạn thảo và chưa công bố lấy ý kiến nội dung dự thảo nào liên quan đến vấn đề này. Ông Lâm cũng khẳng định, việc đo lồng ngực, đo lực tay… là quy định bắt buộc khi khám sức khỏe lái xe. Và thực tế quy định này đã có trên thế giới. Vấn đề khi áp dụng vào Việt Nam quy định chỉ số như thế nào cho phù hợp thì ban biên tập vẫn đang tính toán lấy ý kiến rồi mới trình ban soạn thảo. “Việc đặt ra những quy định trên là để tốt cho người dân, bởi những người có sức khỏe, có lồng ngực đạt tiêu chuẩn thì sẽ làm chủ được tốc độ vận tốc của xe, điều này sẽ an toàn cho người điều khiển phương tiện và cho cả cộng đồng”, Phó Cục trưởng Cục Y tế GTVT cho hay. Ông Lâm cũng dẫn chứng, việc quy định vòng ngực, chiều cao… đối với người lái xe thế giới cũng đã áp dụng khi khám sức khỏe. Bởi thực tế độ cao không đảm bảo, không phù hợp, tay ngắn chân ngắn thì sẽ không lái được xe phân khối lớn. “Hiện nay xe mô tô từ 150 cm3 trở lên được quy định là xe đua và với những người điều khiển loại xe này phải có chiều cao cân nặng và lồng ngực phù hợp mới chịu được áp lực của gió. Trái lại với xe phân khối nhỏ, tốc độ của xe thấp thì lồng ngực thấp không cần cao. Cái này tổ biên tập cũng đang tranh luận và làm cho chuẩn mực để quy định phù hợp với sức khỏe của người điều khiển phương tiện”, ông Lâm nói. Như vậy dù thông tin trên vào thời điểm này là có hay không thì trên thực tế sua khi soạn thảo, vẫn sẽ có quy định về các tiêu chí sức khỏe, số đo để được phép cấp bằng lái, chẳng qua chỉ là khác con số thôi. Theo Vietnamnet