Hiểu thế nào về biện pháp “Bắt khẩn cấp” cha ruột bé gái bị bạo hành ở TP HCM
Vụ án cháu bé 8 tuổi bị bạo hành ở TP. HCM mấy ngày gần đây đang được cộng đồng mạng và người khác cũng như thông tin báo chí quan tâm và đưa tin rất nhiều, mới đây thì Công an thực hiện lệnh bắt khẩn cấp ông Thái để điều tra hành vi giúp sức cho người tình là bà Quỳnh Trang trong việc bạo hành đến chết cháu bé 8 tuổi. Như vậy, đối với biện pháp Bắt khẩn cấp theo quy định về đặc điểm như thế nào? Thứ nhất; Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những biện pháp ngăn chặn – tạm thời hạn chế tự do của người vị áp dụng theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự. Đây là biện pháp ngăn chặn mang tính cấp bách, khi qua những tài liệu ban đầu khẳng định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc khẳng định một người đã thực hiện tội phạm hay bị nghi thực hiện tội phạm, mà xét thấy cần ngăn chặn họ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Thứ hai, Tại Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp như sau: Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người: - Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; - Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; - Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Thứ ba, Tại khoản 2 của Điều luật trên cũng quy định: Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; - Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng. - Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Chào các anh chị! Có trường hợp này tôi muốn đưa ra để trao đổi cùng các anh chị: 7 giờ sáng ngày 25/9, Xe ôtô khách đang trên đường lưu thông chở hành khách thì bị cơ quan công an ra hiệu dừng xe và đưa lệnh khám, yêu cầu lái xe quay về trụ sở công an để tiến hành khám xét theo thủ tục hành chính. Kết quả: trong xe ôtô khách nói trên có chứa hàng cấm là thuốc lá ngoại với số lượng vượt gấp đôi số lượng quy định sẽ bị truy tố. Số thuốc lá này được cất giấu trong khoang bí mật được gia cố kín đáo dưới gầm xe, bình thường không thể phát hiện được. Qua đấu tranh ban đầu, lái xe đã thừa nhận hành vi cất giấu số hàng này để vận chuyển, tiêu thụ.13 giờ cùng ngày, do đối tượng hoạt động lưu động, nơi cư trú không rõ ràng, Cơ quan công an đã ra lệnh bắt lái xe, áp dụng bắt người phạm tội quả tang theo điều 82 BLTTHS để phục vụ công tác điều tra tiếp theo... Có ý kiến cho rằng: cơ quan chức năng áp dụng bắt người phạm tội quả tang là chưa chính xác, vì hành vi phạm pháp của đối tượng chỉ bị phát giác khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra khám xét hành chính xe ôtô thì mới phát hiện ra lái xe có cất giấu và vận chuyển hàng cấm, nên đây không phải là trường hợp phạm pháp quả tang. Lại có ý kiến cho rằng; nên áp dụng bắt khẩn cấp, trường hợp 3, điều 81 BLTTHS: " khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chổ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ." Và lại có ý kiến rằng: việc áp dụng bắt khẩn cấp, trường hợp 3 như trên vẫn chưa chính xác, vì ở đây dấu vết tội phạm không phải là chổ ở mà là trên phương tiện giao thông vận tải... Mong các anh chị cho ý kiến nên áp dụng bắt như thế nào trong trường hợp này cho chính xác.
Hiểu thế nào về biện pháp “Bắt khẩn cấp” cha ruột bé gái bị bạo hành ở TP HCM
Vụ án cháu bé 8 tuổi bị bạo hành ở TP. HCM mấy ngày gần đây đang được cộng đồng mạng và người khác cũng như thông tin báo chí quan tâm và đưa tin rất nhiều, mới đây thì Công an thực hiện lệnh bắt khẩn cấp ông Thái để điều tra hành vi giúp sức cho người tình là bà Quỳnh Trang trong việc bạo hành đến chết cháu bé 8 tuổi. Như vậy, đối với biện pháp Bắt khẩn cấp theo quy định về đặc điểm như thế nào? Thứ nhất; Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là một trong những biện pháp ngăn chặn – tạm thời hạn chế tự do của người vị áp dụng theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự. Đây là biện pháp ngăn chặn mang tính cấp bách, khi qua những tài liệu ban đầu khẳng định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc khẳng định một người đã thực hiện tội phạm hay bị nghi thực hiện tội phạm, mà xét thấy cần ngăn chặn họ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Thứ hai, Tại Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp như sau: Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người: - Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; - Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; - Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Thứ ba, Tại khoản 2 của Điều luật trên cũng quy định: Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; - Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng. - Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Chào các anh chị! Có trường hợp này tôi muốn đưa ra để trao đổi cùng các anh chị: 7 giờ sáng ngày 25/9, Xe ôtô khách đang trên đường lưu thông chở hành khách thì bị cơ quan công an ra hiệu dừng xe và đưa lệnh khám, yêu cầu lái xe quay về trụ sở công an để tiến hành khám xét theo thủ tục hành chính. Kết quả: trong xe ôtô khách nói trên có chứa hàng cấm là thuốc lá ngoại với số lượng vượt gấp đôi số lượng quy định sẽ bị truy tố. Số thuốc lá này được cất giấu trong khoang bí mật được gia cố kín đáo dưới gầm xe, bình thường không thể phát hiện được. Qua đấu tranh ban đầu, lái xe đã thừa nhận hành vi cất giấu số hàng này để vận chuyển, tiêu thụ.13 giờ cùng ngày, do đối tượng hoạt động lưu động, nơi cư trú không rõ ràng, Cơ quan công an đã ra lệnh bắt lái xe, áp dụng bắt người phạm tội quả tang theo điều 82 BLTTHS để phục vụ công tác điều tra tiếp theo... Có ý kiến cho rằng: cơ quan chức năng áp dụng bắt người phạm tội quả tang là chưa chính xác, vì hành vi phạm pháp của đối tượng chỉ bị phát giác khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra khám xét hành chính xe ôtô thì mới phát hiện ra lái xe có cất giấu và vận chuyển hàng cấm, nên đây không phải là trường hợp phạm pháp quả tang. Lại có ý kiến cho rằng; nên áp dụng bắt khẩn cấp, trường hợp 3, điều 81 BLTTHS: " khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chổ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ." Và lại có ý kiến rằng: việc áp dụng bắt khẩn cấp, trường hợp 3 như trên vẫn chưa chính xác, vì ở đây dấu vết tội phạm không phải là chổ ở mà là trên phương tiện giao thông vận tải... Mong các anh chị cho ý kiến nên áp dụng bắt như thế nào trong trường hợp này cho chính xác.