Thêm nhiều ngành nghề liên quan đến bia, rượu, bánh kẹo được xếp vào danh mục độc hại, nguy hiểm
Công việc nặng nhọc, nguy hiểm liên quan đến bia, rượu, bánh kẹo Mới đây nhất, tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH, Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ban hành, thay thế cho 8 văn bản liên quan. Đặc biệt trong danh mục này có các ngành nghề sản xuất bia, rượu, bánh kẹo. Hiện nay, hai văn bản có nhắc đến các nghề, công việc có liên quan đến bánh kẹo, rượu bia là Quyết định 190/1999/QĐ-BLDTBXH và Quyết định 1453/LDTBXH-QD, cụ thể gồm 8 mục: STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc Điều kiện lao động loại IV 1 Sấy bột kẹo Jelly. Công việc thủ công nặng nhọc, đơn điệu; môi trường làm việc nóng, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép. 2 Sản xuất giấy tinh bột (xử lý, li tâm, hồ hoá). Công việc thủ công nặng nhọc; môi trường làm việc ẩm ướt và nóng. 3 Vận hành máy sản xuất giấy tinh bột Nơi làm việc chật hẹp, nóng, thiếu dưỡng khí, độ ẩm vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, tư thế làm việc gò bó 4 Nấu kẹo thủ công Công việc rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên chịu tác động của nóng, CO, CO2 5 Nấu kẹo bằng hơi Công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường nóng, tư thế lao động gò bó. 6 Làm nguội kẹo và quật kẹo thủ công Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng. 7 Nướng bánh quy và kem xốp thủ công Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng. Tại Thông tư 11, Danh mục này thay đổi như sau: TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc Điều kiện lao động loại V 1 Tráng Parafin trong bể chứa rượu Làm việc trong hầm kín, nóng, thiếu oxy, nồng độ hơi cồn cao. Tư thế lao động rất gò bó, công việc thủ công. 2 Lên men bia trong hầm lạnh Công việc thủ công, nặng nhọc, làm việc trong môi trường lạnh (2-50C ), ẩm ướt, nồng độ CO2 cao. Điều kiện lao động loại IV 1 Vận hành máy sản xuất giấy tinh bột Nơi làm việc chật hẹp, nóng, thiếu dưỡng khí, độ ẩm vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, tư thế làm việc gò bó 2 Nấu kẹo thủ công Công việc rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên chịu tác động của nóng, CO, CO2 3 Nấu kẹo bằng hơi Công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường nóng, tư thế lao động gò bó. 4 Làm nguội kẹo và quật kẹo thủ công Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng. 5 Nướng bánh quy và kem xốp thủ công Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng. 6 Vận chuyển nguyên liệu nấu rượu, bia, nước giải khát Công việc thủ công, nặng nhọc, làm việc trong môi trường bụi cao. 7 Xay nghiền nguyên liệu để sản xuất rượu, bia Chịu tác động của tiếng ồn lớn, bụi nhiều. Công việc bán thủ công. 8 Vận hành thiết bị nấu nguyên liệu sản xuất rượu Công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. 9 Đường hoá lên men trong qui trình sản xuất rượu Môi trường lao động ẩm, tiếp xúc với Focmon, CO2, nấm và các hoá chất khác. Tư thế lao động gò bó, công việc nặng nhọc. 10 Vận hành thiết bị chưng cất cồn Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếp xúc thường xuyên với hơi cồn, aldehyt và các hoá chất độc hại khác. 11 Phân tích kiểm tra chất lượng cồn trong qui trình sản xuất rượu, bia, nước giải khát Tiếp xúc thường xuyên với Etylic nồng độ cao và các hoá chất độc. 12 Chưng cất hương liệu sản xuất rượu mùi Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếp xúc thường xuyên với cồn và các hương liệu. Tư thế lao động gò bó, công việc nặng nhọc. 13 Lên men hoa quả để sản xuất rượu vang Môi trường lao động ẩm ướt,tiếp xúc thường xuyên với các loại vi sinh vật, khí CO2. Tư thế lao động gò bó, công việc thủ công nặng nhọc. 14 Vận hành hệ thống máy nén khí lạnh bằng NH3 Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, tiếp xúc thường xuyên với NH3 ảnh hưởng thần kinh. 15 Vận hành thiết bị thu hồi khí CO2 và bảo quản bình chứa CO2 Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên với CO2 16 Vận hành thiết bị nấu lọc bia, nước giải khát Công việc bán thủ công nặng nhọc Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, bụi nhiều. 17 Làm việc trong dây truyền rửa chai, lon rượu, bia, nước giải khát Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, tiếng ồn, nhiệt độ cao. 18 Bốc xếp thủ công thùng két trong sản xuất rượu, bia, nước giải khát Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc bụi nhiều. 19 Sản xuất hộp catton đựng chai, lon rượu, bia, nước giải khát Làm việc trong môi trường nóng, bụi, ồn tư thế lao động gò bó. 20 Sấy bột kẹo Jelly Công việc thủ công nặng nhọc, đơn điệu; môi trường làm việc nóng, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép. 21 Sản xuất giấy tinh bột (xử lý, li tâm, hồ hoá) Công việc thủ công nặng nhọc; môi trường làm việc ẩm ướt và nóng. Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 1/3/2021. Như vậy, đã có 2 nghề được xếp vào nhóm Điều kiện lao động loại V, bổ sung vào nhóm Điều kiện lao động loại IV 14 nghề, trong đó những nghề liên quan đến rượu, bia là những nghề hoàn toàn mới và chưa có trong quy định của bất kỳ văn bản nào. >>> Mới: Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ 01/03/2021
Mới: 10 trường hợp KHÔNG LÀM VIỆC vẫn được hưởng lương
trường hợp KHÔNG LÀM VIỆC vẫn có lương Hướng dẫn tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP mới được ban hành và có hiệu lực từ 01/02/2021 thì những trường hợp sau thời giờ sẽ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương mặc dù người lao động không làm việc trực tiếp: 1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định 145. 2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc. 3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người. 4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động. 5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động. 6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý. 7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật Lao động. 8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động. 9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động. 10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự. So với quy định hiện hành thì Nghị định: - Bỏ quy đinh thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu. - Bổ sung các trường hợp tại khoản 9, 10 Bên cạnh đó, nghị định hướng dẫn nhiều nội dung quan trọng như giải thích các trường hợp quấy rối tình dục tại nơi làm việc: Xem TẠI ĐÂY
Cập nhật Nghị định hướng dẫn BLLĐ 2019 áp dụng từ 01/02/2021
Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ Ngày 14/12/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Một trong những nội dung được Nghị định hướng dẫn là hình thức trả lương được quy định tại khoản 3, điều 96 BLLĐ, cụ thể như sau: Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau: a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể: - Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc; - Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc, Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần; - Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuấn chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; - Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động. b) Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao. c) Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành. Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/2/2021 Xem chi tiết văn bản tại file đính kèm:
Thông tư hướng dẫn bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo HĐLĐ
Bảo vệ việc làm của người tố cáo là NLĐ làm việc theo HĐLĐ - Ảnh minh họa Ngày 15/10/2020 Bộ LĐTBXH ban hành Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người tố cáo là người làm việc theo HĐLĐ quy định tại Điều 7 Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH bao gồm: - Không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người được bảo vệ. - Không được trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm của người được bảo vệ. - Thực hiện kịp thời, đầy đủ các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. - Báo cáo cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm và thông báo cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ. - Cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh; người sử dụng lao động chính đối với trường hợp người được bảo vệ làm việc tại chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phối hợp, cung cấp. Tại Điều 3, Thông tư xác định: Người làm việc theo hợp đồng lao động là người lao động theo quy định của pháp luật lao động, bao gồm cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động đối với một số công việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2020. Xem chi tiết văn bản tại file đính kèm
09 quyền lợi NLĐ phải biết từ 01/01/2021
Ảnh minh họa: NLĐ phải biết 09 điều này để bảo vệ quyền lợi của mình Tổng hợp toàn bộ điểm mới của Bộ luật lao động 2019 Ngày 01/01/2021 BLLĐ 2019 chính thức có hiệu lực, bên cạnh các điểm mới nổi bật về lương thưởng, hợp đồng lao động, thì dưới đây là nội dung tổng hợp những quyền lợi mà NLĐ phải biết được quy định tại Bộ luật này. Cụ thể như sau: 1. Ghi nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử Tại điều 14 BLLĐ 2019 quy định: Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. 2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây: - Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này; - Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này; - Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; - Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; - Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này - Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; - Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động. Căn cứ: khoản 2, điều 35 BLLĐ 2019 3. Được ủy quyền cho người khác nhận lương Khoản 1, Điều 94 quy định nguyên tắc trả lương được thực hiện như sau: Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp. 4. Không được ép buộc người lao động tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác Cụ thể: Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định. Căn cứ: Khoản 2, điều 94 BLLĐ 5. Ngoài tiền, người lao động có thể được thưởng tài sản hoặc bằng hình thức khác Đây là nội dung mới được quy định tại khoản 1, điều 104 BLLĐ. Theo đó, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. 6. NLĐ được từ chối làm thêm giờ Theo đó, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây: - Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Vậy trường hợp hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động NLĐ có thể từ chối làm thêm giờ Căn cứ: Khoản 2 Điều 108 BLLĐ 7. Tăng thêm 1 ngày nghỉ lễ dịp Quốc khánh Theo đó, Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: - Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); - Tết Âm lịch: 05 ngày; - Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); - Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. Căn cứ: điều 112 BLLĐ 2019 8. Bổ sung trường hợp được nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương Nếu như luật hiện hành quy định các trường hợp được nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương gồm: - Kết hôn: nghỉ 03 ngày; - Con kết hôn: nghỉ 01 ngày; - Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày. Thì BLLĐ 2019 bổ sung trường hợp nếu cha nuôi, mẹ nuôi chết thì cũng được nghỉ 3 ngày Căn cứ: Điểm c, khoản 1, Điều 115 BLLĐ 2019 9. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản khi mang thai có thể được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày Quy định lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho NSDLĐ biết thì được NSDLĐ chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Căn cứ: Khoản 2 Điều 137 BLLĐ 2019 Video: 8 điểm mới về hợp đồng lao động từ 2021 Đăng ký và theo dõi thêm nhiều video pháp lý: TẠI ĐÂY
04 quy định pháp luật cần biết liên quan đến “ngày đèn đỏ” của phụ nữ
Ảnh minh họa: Chính sách dành cho lao động nữ trong ngày hành kinh Pháp luật Việt Nam luôn có những chính sách đặc biệt dành riêng cho lao động nữ bởi những đặc điểm khác biệt khác với nam giới nhằm hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ. Dưới đây là một số quy định ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các chị, em trong “ngày đèn đỏ” mà ai cũng nên biết. Thứ nhất: Thời gian hành kinh được nghỉ trong thời gian hành kinh Theo quy định của Bộ luật lao động 2012: Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Nội dung này được hướng dẫn tại Nghị định 85/2015/NĐ-CP: Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau: a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng; b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động; c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ. Thứ hai: Trường hợp vi phạm về việc KHÔNG cho lao động nữ nghỉ trong thời gian hành kinh sẽ bị phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau: Điều 18. Vi phạm quy định về lao động nữ 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: … b) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh. Thứ 3: Được hưởng chế độ tai nạn lao động trong khi “làm vệ sinh kinh nguyệt” Cụ thể theo quy định tại Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015) trường hợp bị tai nạn khi làm vệ sinh kinh nguyệt tại nơi làm việc mà suy giảm khả năng lao động từ 5% thì được hưởng chế độ tai nạn lao động. Thứ 4: Lao động nữ thuộc các trường hợp sau thì sẽ không được gọi nhập ngũ: - Bị kinh nguyệt nhiều, hay xuất hiện và không đều; - Vô kinh, thiểu kinh, hiếm kinh Căn cứ: Tiết 181 Khoản 12 Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Xem thêm: 11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ
Hậu quả pháp lý khi người thân mượn thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh
Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định và mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế. Vậy có được cho người thân mượn thẻ BHYT để khám, chữa bệnh hay không? nếu không thì hậu quả pháp lý của hành vi này nếu phát hiện thì bị xử lý như thế nào? mời các bạn tham khảo bài viết sau: 1. Có được cho người thân mượn thẻ BHYT để tham gia khám bệnh không? Căn cứ Điều 37 Luật BHYT 2008 quy định như sau: “Điều 37. Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế 1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn. 2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế. ….” Như vậy, Luật đã quy định rất rõ thẻ BHYT được cấp cho người tham gia và đủ điều kiện hưởng. Do đó, phải sử dụng đúng mục đích không cho người khác mượn thẻ BHYT (Người khác ở đây bao gồm cả người thân) 2. Hậu quả pháp lý khi cho người thân mượn thẻ BHYT để khám bệnh. * Về hành chính: Căn cứ khoản 2 Điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định như sau: “2. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây: a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế; b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế” Theo đó, hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm để đi khám chữa bệnh là trái với quy định của pháp luật nếu vi phạm có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm phải thực hiện việc khắc phục hậu quả như sau: - Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế; - Buộc người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế; * Về Hình sự: Căn cứ Điều 215 Bộ luật hình sự 2015 quy định thì người nào sử dụng thẻ BHYT của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ BHYT trái quy định thì bị phạt từ 20 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Bên cạnh đó, nếu phạm tội có tổ chức, tính chuyên nghiệp hoặc sử dụng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt thì người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 100 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm. - Chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên người vi phạm có thể bị phạt tù từ 5 đến 10 năm. - Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Cụ thể quy định như sau: "1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng; b) Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định" 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Để được nghỉ ngơi nhiều hơn NLĐ nên biết 03 điều này
Ngoài vấn đề về tiền lương, thưởng thì số ngày NLĐ được nghỉ ngơi cũng được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, ngày 22/11/2019 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Bộ luật lao động 2019 thay thế Bộ luật lao động 2012. Vậy theo quy định về ngày nghỉ cho NLĐ được quy định ra sao? có khác nhiều so với Bộ luật cũ hay không? * Về ngày nghỉ lễ, tết: Theo Điều 112 Bộ luật lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết theo quy định như sau : a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch: 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). Như vậy so với quy định hiện hành (Điều 115) tại Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ Quốc khánh. * Ngày nghỉ hàng tuần, tháng, năm: - Mỗi tuần: Người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất bốn ngày. Bộ Luật mới quy định bổ sung với trường hợp nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định nêu trên thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp. - Nghỉ hàng năm: (Căn cứ: Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) quy định người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Theo đó, số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tính như sau: - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo đó, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm quy định về ngày nghỉ cho NLĐ chưa thành niên và chưa làm đủ 12 tháng, như sau: - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Cứ đủ năm năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm một ngày. * Nghỉ việc riêng: Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây: a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày; b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày Theo đó, quy định mới bổ sung chi tiết hơn đối với trường hợp "con kết hôn" so với quy định hiện hành (điểm b khoản 1 Điều 116 "b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày") ở đây là cả con nuôi và con đẻ kết hôn thì NLĐ được nghỉ 1 ngày - Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. - Ngoài quy định nêu trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Người lao động được chăm lo ngày tết
Năm mới đã gần kề và những người làm ăn ở xa quê sắp có dịp về quê. Tuy nhiên có rất nhiều người đi làm xa khó khăn không có đủ tiền để về quê gặp gia đình sau một năm vất vả. Hiểu được nhu cầu này, tổng liên đoàn lao động việt nam đã có những chính sách quan trọng để chăm lo đời sống người lao động được nhắc đến tại Kế hoạch 84/KH-TLD năm 2019, trong đó có một số nội dung đáng chú ý như sau: - Công đoàn kiểm tra giám sát người sử dụng lao động trong việc thực hiện quy định của pháp luật trong vấn đề về điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, không được nghỉ tết, nghỉ tết ít hơn luật định. - Tổ chức các hoạt động đưa ĐV&NLĐ về quê ăn Tết đảm bảo đúng đối tượng, chu đáo, an toàn, thuận lợi, tạo sức lan tỏa và ý nghĩa nhân văn. - . Chương trình “Tết Sum vầy” cần được tổ chức rộng khắp ở các khu công nghiệp, các doanh nghiệp lớn, ở nơi có đông công nhân, tạo điểm nhấn đặc biệt để các cấp chính quyền, đoàn thể và cả hệ thống chính trị cùng tham gia các hoạt động chăm lo Tết cho ĐV&NLĐ. - chủ động kiểm tra tiền lương, thưởng có biện pháp bảo đảm quyền lợi người lao động tại các doanh nghiệp có nguy cơ giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn. Chủ động phòng ngừa đình công trái pháp luật. Tuyên truyền đón tết lành mạnh, không say rượu đánh bạc. - liên đoàn cấp huyện trở lên phải lập báo cáo hai lần, nộp cho tổng liên đoàn trước ngày 21/12 âm lịch và ngày 14/1 âm lịch.
Có bắt buộc khám sức khỏe cho toàn bộ người lao động?
1. Công ty phải khám sức khỏe cho bao nhiêu phần trăm người lao động trên tổng số lao động của công ty thì đúng yêu cầu của luật quy định? Cụ thể: công ty có 6000 lao động thì phải khám sức khỏe ít nhất bao nhiêu người thì mới đúng yêu cầu của luật quy định? Vui lòng ghi rõ quy định tại văn bản luật nào? 2. Có quy định nào về chất lượng sức khỏe người lao động như thế nào là đạt yêu cầu không? Số lượng người lao động đạt sức khỏe loại I, II, III, IV là bao nhiêu thì đúng yêu cầu của luật quy định? Vui lòng ghi rõ quy định tại văn bản luật nào? Căn cứ Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động 1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. 2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. ... Như vậy, toàn bộ người lao động đều phải được khám sức khỏe chứ không tính theo tỷ lệ. Hiện nay cũng không có quy định nào về "về chất lượng sức khỏe người lao động như thế nào là đạt yêu cầu hay Số lượng người lao động đạt sức khỏe loại I, II, III, IV là bao nhiêu thì đúng yêu cầu của luật quy định" Vấn đề là người sử dụng lao động phải bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và và khả năng của người lao động. Bên cạnh đó: - Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ (khoản 1 Điều 163 Bộ luật lao động 2012) - Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi (khoản 3 Điều 167 Bộ luật lao động 2012) , trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Nghị định 39/2016/NĐ-CP - Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07 được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. (khoản 2 Điều 155 Bộ luật lao động 2012)
Làm sao để bảo vệ người lao động khỏi tình trạng đuổi việc cuối năm?
>>> Người lao động cần biết 7 thay đổi này từ ngày 01/01/2018 Vào những ngày cuối năm, người lao động không thể tránh khỏi những áp lực từ công việc, gia đình và căng thẳng nhất là câu chuyện bị đuổi việc, không đơn giản chỉ là bị mất việc mà còn mất luôn khoản thưởng Tết. Cho nên, Bộ luật hình sự mới nhất có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đã dành ra điều khoản nhất định, là để bảo vệ quyền lợi của người lao động bằng cách làm rõ quy định sau: Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật 1.Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức; b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động; c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc. 2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai; c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Thế nhưng, trên thực tế, để thực hiện điều khoản này không phải là chuyện dễ dàng, bởi khi muốn tiến hành thủ tục tố tụng hình sự, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu cần thiết để chứng minh cho các hành vi “sa thải trái pháp luật đối với người lao động”, “cưỡng ép, đe dọa người lao động phải thôi việc”, hoặc các tình tiết tăng nặng khác…Việc làm này có thể làm tốn kém thời gian, công sức và tiến bạc của người lao động, do vậy, các bạn cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện thủ tục tố tụng. Bạn nào ở đây từng thực hiện việc khiếu nại, khởi kiện này có thể chia sẻ cho người lao động khác cùng biết nhé!
Luật có bắt buộc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động hay không?
Doang nhiệp em kinh doanh ngành bán lẻ, có bán một số thức ăn chế biến sẵn nên một số nhân viên đã có khám sức khỏe Thẻ xanh. Gần đây em nghe nói doanh nghiệp phải tổ chức cho nhân viên khám sức khỏe định kỳ 06 tháng một lần, nếu không thực hiện sẽ bị phạt, không biết thực hư chuyện này có đúng không. Các anh/chị cho em hỏi: 1. Luật có bắt buộc doanh nghiệp phải cho nhân viên đi khám sức khỏe định kỳ như trên không? Quy định tại văn bản nào? 2. Đối với những nhân viên đã có Thẻ xanh, có cần phải khám giống những người chưa có thẻ xanh hay được miễn? Chân thành cảm ơn,
Thêm nhiều ngành nghề liên quan đến bia, rượu, bánh kẹo được xếp vào danh mục độc hại, nguy hiểm
Công việc nặng nhọc, nguy hiểm liên quan đến bia, rượu, bánh kẹo Mới đây nhất, tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH, Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ban hành, thay thế cho 8 văn bản liên quan. Đặc biệt trong danh mục này có các ngành nghề sản xuất bia, rượu, bánh kẹo. Hiện nay, hai văn bản có nhắc đến các nghề, công việc có liên quan đến bánh kẹo, rượu bia là Quyết định 190/1999/QĐ-BLDTBXH và Quyết định 1453/LDTBXH-QD, cụ thể gồm 8 mục: STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc Điều kiện lao động loại IV 1 Sấy bột kẹo Jelly. Công việc thủ công nặng nhọc, đơn điệu; môi trường làm việc nóng, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép. 2 Sản xuất giấy tinh bột (xử lý, li tâm, hồ hoá). Công việc thủ công nặng nhọc; môi trường làm việc ẩm ướt và nóng. 3 Vận hành máy sản xuất giấy tinh bột Nơi làm việc chật hẹp, nóng, thiếu dưỡng khí, độ ẩm vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, tư thế làm việc gò bó 4 Nấu kẹo thủ công Công việc rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên chịu tác động của nóng, CO, CO2 5 Nấu kẹo bằng hơi Công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường nóng, tư thế lao động gò bó. 6 Làm nguội kẹo và quật kẹo thủ công Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng. 7 Nướng bánh quy và kem xốp thủ công Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng. Tại Thông tư 11, Danh mục này thay đổi như sau: TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc Điều kiện lao động loại V 1 Tráng Parafin trong bể chứa rượu Làm việc trong hầm kín, nóng, thiếu oxy, nồng độ hơi cồn cao. Tư thế lao động rất gò bó, công việc thủ công. 2 Lên men bia trong hầm lạnh Công việc thủ công, nặng nhọc, làm việc trong môi trường lạnh (2-50C ), ẩm ướt, nồng độ CO2 cao. Điều kiện lao động loại IV 1 Vận hành máy sản xuất giấy tinh bột Nơi làm việc chật hẹp, nóng, thiếu dưỡng khí, độ ẩm vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, tư thế làm việc gò bó 2 Nấu kẹo thủ công Công việc rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên chịu tác động của nóng, CO, CO2 3 Nấu kẹo bằng hơi Công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường nóng, tư thế lao động gò bó. 4 Làm nguội kẹo và quật kẹo thủ công Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng. 5 Nướng bánh quy và kem xốp thủ công Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng. 6 Vận chuyển nguyên liệu nấu rượu, bia, nước giải khát Công việc thủ công, nặng nhọc, làm việc trong môi trường bụi cao. 7 Xay nghiền nguyên liệu để sản xuất rượu, bia Chịu tác động của tiếng ồn lớn, bụi nhiều. Công việc bán thủ công. 8 Vận hành thiết bị nấu nguyên liệu sản xuất rượu Công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. 9 Đường hoá lên men trong qui trình sản xuất rượu Môi trường lao động ẩm, tiếp xúc với Focmon, CO2, nấm và các hoá chất khác. Tư thế lao động gò bó, công việc nặng nhọc. 10 Vận hành thiết bị chưng cất cồn Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếp xúc thường xuyên với hơi cồn, aldehyt và các hoá chất độc hại khác. 11 Phân tích kiểm tra chất lượng cồn trong qui trình sản xuất rượu, bia, nước giải khát Tiếp xúc thường xuyên với Etylic nồng độ cao và các hoá chất độc. 12 Chưng cất hương liệu sản xuất rượu mùi Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếp xúc thường xuyên với cồn và các hương liệu. Tư thế lao động gò bó, công việc nặng nhọc. 13 Lên men hoa quả để sản xuất rượu vang Môi trường lao động ẩm ướt,tiếp xúc thường xuyên với các loại vi sinh vật, khí CO2. Tư thế lao động gò bó, công việc thủ công nặng nhọc. 14 Vận hành hệ thống máy nén khí lạnh bằng NH3 Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, tiếp xúc thường xuyên với NH3 ảnh hưởng thần kinh. 15 Vận hành thiết bị thu hồi khí CO2 và bảo quản bình chứa CO2 Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên với CO2 16 Vận hành thiết bị nấu lọc bia, nước giải khát Công việc bán thủ công nặng nhọc Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, bụi nhiều. 17 Làm việc trong dây truyền rửa chai, lon rượu, bia, nước giải khát Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, tiếng ồn, nhiệt độ cao. 18 Bốc xếp thủ công thùng két trong sản xuất rượu, bia, nước giải khát Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc bụi nhiều. 19 Sản xuất hộp catton đựng chai, lon rượu, bia, nước giải khát Làm việc trong môi trường nóng, bụi, ồn tư thế lao động gò bó. 20 Sấy bột kẹo Jelly Công việc thủ công nặng nhọc, đơn điệu; môi trường làm việc nóng, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép. 21 Sản xuất giấy tinh bột (xử lý, li tâm, hồ hoá) Công việc thủ công nặng nhọc; môi trường làm việc ẩm ướt và nóng. Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 1/3/2021. Như vậy, đã có 2 nghề được xếp vào nhóm Điều kiện lao động loại V, bổ sung vào nhóm Điều kiện lao động loại IV 14 nghề, trong đó những nghề liên quan đến rượu, bia là những nghề hoàn toàn mới và chưa có trong quy định của bất kỳ văn bản nào. >>> Mới: Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ 01/03/2021
Mới: 10 trường hợp KHÔNG LÀM VIỆC vẫn được hưởng lương
trường hợp KHÔNG LÀM VIỆC vẫn có lương Hướng dẫn tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP mới được ban hành và có hiệu lực từ 01/02/2021 thì những trường hợp sau thời giờ sẽ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương mặc dù người lao động không làm việc trực tiếp: 1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định 145. 2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc. 3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người. 4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động. 5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động. 6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý. 7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật Lao động. 8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động. 9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động. 10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự. So với quy định hiện hành thì Nghị định: - Bỏ quy đinh thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu. - Bổ sung các trường hợp tại khoản 9, 10 Bên cạnh đó, nghị định hướng dẫn nhiều nội dung quan trọng như giải thích các trường hợp quấy rối tình dục tại nơi làm việc: Xem TẠI ĐÂY
Cập nhật Nghị định hướng dẫn BLLĐ 2019 áp dụng từ 01/02/2021
Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ Ngày 14/12/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Một trong những nội dung được Nghị định hướng dẫn là hình thức trả lương được quy định tại khoản 3, điều 96 BLLĐ, cụ thể như sau: Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau: a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể: - Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc; - Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc, Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần; - Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuấn chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; - Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động. b) Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao. c) Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành. Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/2/2021 Xem chi tiết văn bản tại file đính kèm:
Thông tư hướng dẫn bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo HĐLĐ
Bảo vệ việc làm của người tố cáo là NLĐ làm việc theo HĐLĐ - Ảnh minh họa Ngày 15/10/2020 Bộ LĐTBXH ban hành Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người tố cáo là người làm việc theo HĐLĐ quy định tại Điều 7 Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH bao gồm: - Không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người được bảo vệ. - Không được trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm của người được bảo vệ. - Thực hiện kịp thời, đầy đủ các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. - Báo cáo cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm và thông báo cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ. - Cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh; người sử dụng lao động chính đối với trường hợp người được bảo vệ làm việc tại chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phối hợp, cung cấp. Tại Điều 3, Thông tư xác định: Người làm việc theo hợp đồng lao động là người lao động theo quy định của pháp luật lao động, bao gồm cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động đối với một số công việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2020. Xem chi tiết văn bản tại file đính kèm
09 quyền lợi NLĐ phải biết từ 01/01/2021
Ảnh minh họa: NLĐ phải biết 09 điều này để bảo vệ quyền lợi của mình Tổng hợp toàn bộ điểm mới của Bộ luật lao động 2019 Ngày 01/01/2021 BLLĐ 2019 chính thức có hiệu lực, bên cạnh các điểm mới nổi bật về lương thưởng, hợp đồng lao động, thì dưới đây là nội dung tổng hợp những quyền lợi mà NLĐ phải biết được quy định tại Bộ luật này. Cụ thể như sau: 1. Ghi nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử Tại điều 14 BLLĐ 2019 quy định: Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. 2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây: - Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này; - Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này; - Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; - Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; - Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này - Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; - Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động. Căn cứ: khoản 2, điều 35 BLLĐ 2019 3. Được ủy quyền cho người khác nhận lương Khoản 1, Điều 94 quy định nguyên tắc trả lương được thực hiện như sau: Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp. 4. Không được ép buộc người lao động tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác Cụ thể: Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định. Căn cứ: Khoản 2, điều 94 BLLĐ 5. Ngoài tiền, người lao động có thể được thưởng tài sản hoặc bằng hình thức khác Đây là nội dung mới được quy định tại khoản 1, điều 104 BLLĐ. Theo đó, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. 6. NLĐ được từ chối làm thêm giờ Theo đó, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây: - Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Vậy trường hợp hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động NLĐ có thể từ chối làm thêm giờ Căn cứ: Khoản 2 Điều 108 BLLĐ 7. Tăng thêm 1 ngày nghỉ lễ dịp Quốc khánh Theo đó, Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: - Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); - Tết Âm lịch: 05 ngày; - Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); - Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. Căn cứ: điều 112 BLLĐ 2019 8. Bổ sung trường hợp được nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương Nếu như luật hiện hành quy định các trường hợp được nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương gồm: - Kết hôn: nghỉ 03 ngày; - Con kết hôn: nghỉ 01 ngày; - Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày. Thì BLLĐ 2019 bổ sung trường hợp nếu cha nuôi, mẹ nuôi chết thì cũng được nghỉ 3 ngày Căn cứ: Điểm c, khoản 1, Điều 115 BLLĐ 2019 9. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản khi mang thai có thể được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày Quy định lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho NSDLĐ biết thì được NSDLĐ chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Căn cứ: Khoản 2 Điều 137 BLLĐ 2019 Video: 8 điểm mới về hợp đồng lao động từ 2021 Đăng ký và theo dõi thêm nhiều video pháp lý: TẠI ĐÂY
04 quy định pháp luật cần biết liên quan đến “ngày đèn đỏ” của phụ nữ
Ảnh minh họa: Chính sách dành cho lao động nữ trong ngày hành kinh Pháp luật Việt Nam luôn có những chính sách đặc biệt dành riêng cho lao động nữ bởi những đặc điểm khác biệt khác với nam giới nhằm hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ. Dưới đây là một số quy định ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các chị, em trong “ngày đèn đỏ” mà ai cũng nên biết. Thứ nhất: Thời gian hành kinh được nghỉ trong thời gian hành kinh Theo quy định của Bộ luật lao động 2012: Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Nội dung này được hướng dẫn tại Nghị định 85/2015/NĐ-CP: Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau: a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng; b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động; c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ. Thứ hai: Trường hợp vi phạm về việc KHÔNG cho lao động nữ nghỉ trong thời gian hành kinh sẽ bị phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau: Điều 18. Vi phạm quy định về lao động nữ 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: … b) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh. Thứ 3: Được hưởng chế độ tai nạn lao động trong khi “làm vệ sinh kinh nguyệt” Cụ thể theo quy định tại Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015) trường hợp bị tai nạn khi làm vệ sinh kinh nguyệt tại nơi làm việc mà suy giảm khả năng lao động từ 5% thì được hưởng chế độ tai nạn lao động. Thứ 4: Lao động nữ thuộc các trường hợp sau thì sẽ không được gọi nhập ngũ: - Bị kinh nguyệt nhiều, hay xuất hiện và không đều; - Vô kinh, thiểu kinh, hiếm kinh Căn cứ: Tiết 181 Khoản 12 Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Xem thêm: 11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ
Hậu quả pháp lý khi người thân mượn thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh
Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định và mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế. Vậy có được cho người thân mượn thẻ BHYT để khám, chữa bệnh hay không? nếu không thì hậu quả pháp lý của hành vi này nếu phát hiện thì bị xử lý như thế nào? mời các bạn tham khảo bài viết sau: 1. Có được cho người thân mượn thẻ BHYT để tham gia khám bệnh không? Căn cứ Điều 37 Luật BHYT 2008 quy định như sau: “Điều 37. Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế 1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn. 2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế. ….” Như vậy, Luật đã quy định rất rõ thẻ BHYT được cấp cho người tham gia và đủ điều kiện hưởng. Do đó, phải sử dụng đúng mục đích không cho người khác mượn thẻ BHYT (Người khác ở đây bao gồm cả người thân) 2. Hậu quả pháp lý khi cho người thân mượn thẻ BHYT để khám bệnh. * Về hành chính: Căn cứ khoản 2 Điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định như sau: “2. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây: a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế; b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế” Theo đó, hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm để đi khám chữa bệnh là trái với quy định của pháp luật nếu vi phạm có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm phải thực hiện việc khắc phục hậu quả như sau: - Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế; - Buộc người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế; * Về Hình sự: Căn cứ Điều 215 Bộ luật hình sự 2015 quy định thì người nào sử dụng thẻ BHYT của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ BHYT trái quy định thì bị phạt từ 20 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Bên cạnh đó, nếu phạm tội có tổ chức, tính chuyên nghiệp hoặc sử dụng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt thì người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 100 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm. - Chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên người vi phạm có thể bị phạt tù từ 5 đến 10 năm. - Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Cụ thể quy định như sau: "1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng; b) Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định" 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Để được nghỉ ngơi nhiều hơn NLĐ nên biết 03 điều này
Ngoài vấn đề về tiền lương, thưởng thì số ngày NLĐ được nghỉ ngơi cũng được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, ngày 22/11/2019 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Bộ luật lao động 2019 thay thế Bộ luật lao động 2012. Vậy theo quy định về ngày nghỉ cho NLĐ được quy định ra sao? có khác nhiều so với Bộ luật cũ hay không? * Về ngày nghỉ lễ, tết: Theo Điều 112 Bộ luật lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết theo quy định như sau : a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch: 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). Như vậy so với quy định hiện hành (Điều 115) tại Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ Quốc khánh. * Ngày nghỉ hàng tuần, tháng, năm: - Mỗi tuần: Người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất bốn ngày. Bộ Luật mới quy định bổ sung với trường hợp nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định nêu trên thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp. - Nghỉ hàng năm: (Căn cứ: Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) quy định người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Theo đó, số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tính như sau: - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo đó, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm quy định về ngày nghỉ cho NLĐ chưa thành niên và chưa làm đủ 12 tháng, như sau: - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Cứ đủ năm năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm một ngày. * Nghỉ việc riêng: Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây: a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày; b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày Theo đó, quy định mới bổ sung chi tiết hơn đối với trường hợp "con kết hôn" so với quy định hiện hành (điểm b khoản 1 Điều 116 "b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày") ở đây là cả con nuôi và con đẻ kết hôn thì NLĐ được nghỉ 1 ngày - Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. - Ngoài quy định nêu trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Người lao động được chăm lo ngày tết
Năm mới đã gần kề và những người làm ăn ở xa quê sắp có dịp về quê. Tuy nhiên có rất nhiều người đi làm xa khó khăn không có đủ tiền để về quê gặp gia đình sau một năm vất vả. Hiểu được nhu cầu này, tổng liên đoàn lao động việt nam đã có những chính sách quan trọng để chăm lo đời sống người lao động được nhắc đến tại Kế hoạch 84/KH-TLD năm 2019, trong đó có một số nội dung đáng chú ý như sau: - Công đoàn kiểm tra giám sát người sử dụng lao động trong việc thực hiện quy định của pháp luật trong vấn đề về điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, không được nghỉ tết, nghỉ tết ít hơn luật định. - Tổ chức các hoạt động đưa ĐV&NLĐ về quê ăn Tết đảm bảo đúng đối tượng, chu đáo, an toàn, thuận lợi, tạo sức lan tỏa và ý nghĩa nhân văn. - . Chương trình “Tết Sum vầy” cần được tổ chức rộng khắp ở các khu công nghiệp, các doanh nghiệp lớn, ở nơi có đông công nhân, tạo điểm nhấn đặc biệt để các cấp chính quyền, đoàn thể và cả hệ thống chính trị cùng tham gia các hoạt động chăm lo Tết cho ĐV&NLĐ. - chủ động kiểm tra tiền lương, thưởng có biện pháp bảo đảm quyền lợi người lao động tại các doanh nghiệp có nguy cơ giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn. Chủ động phòng ngừa đình công trái pháp luật. Tuyên truyền đón tết lành mạnh, không say rượu đánh bạc. - liên đoàn cấp huyện trở lên phải lập báo cáo hai lần, nộp cho tổng liên đoàn trước ngày 21/12 âm lịch và ngày 14/1 âm lịch.
Có bắt buộc khám sức khỏe cho toàn bộ người lao động?
1. Công ty phải khám sức khỏe cho bao nhiêu phần trăm người lao động trên tổng số lao động của công ty thì đúng yêu cầu của luật quy định? Cụ thể: công ty có 6000 lao động thì phải khám sức khỏe ít nhất bao nhiêu người thì mới đúng yêu cầu của luật quy định? Vui lòng ghi rõ quy định tại văn bản luật nào? 2. Có quy định nào về chất lượng sức khỏe người lao động như thế nào là đạt yêu cầu không? Số lượng người lao động đạt sức khỏe loại I, II, III, IV là bao nhiêu thì đúng yêu cầu của luật quy định? Vui lòng ghi rõ quy định tại văn bản luật nào? Căn cứ Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động 1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. 2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. ... Như vậy, toàn bộ người lao động đều phải được khám sức khỏe chứ không tính theo tỷ lệ. Hiện nay cũng không có quy định nào về "về chất lượng sức khỏe người lao động như thế nào là đạt yêu cầu hay Số lượng người lao động đạt sức khỏe loại I, II, III, IV là bao nhiêu thì đúng yêu cầu của luật quy định" Vấn đề là người sử dụng lao động phải bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và và khả năng của người lao động. Bên cạnh đó: - Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ (khoản 1 Điều 163 Bộ luật lao động 2012) - Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi (khoản 3 Điều 167 Bộ luật lao động 2012) , trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Nghị định 39/2016/NĐ-CP - Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07 được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. (khoản 2 Điều 155 Bộ luật lao động 2012)
Làm sao để bảo vệ người lao động khỏi tình trạng đuổi việc cuối năm?
>>> Người lao động cần biết 7 thay đổi này từ ngày 01/01/2018 Vào những ngày cuối năm, người lao động không thể tránh khỏi những áp lực từ công việc, gia đình và căng thẳng nhất là câu chuyện bị đuổi việc, không đơn giản chỉ là bị mất việc mà còn mất luôn khoản thưởng Tết. Cho nên, Bộ luật hình sự mới nhất có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đã dành ra điều khoản nhất định, là để bảo vệ quyền lợi của người lao động bằng cách làm rõ quy định sau: Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật 1.Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức; b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động; c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc. 2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai; c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Thế nhưng, trên thực tế, để thực hiện điều khoản này không phải là chuyện dễ dàng, bởi khi muốn tiến hành thủ tục tố tụng hình sự, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu cần thiết để chứng minh cho các hành vi “sa thải trái pháp luật đối với người lao động”, “cưỡng ép, đe dọa người lao động phải thôi việc”, hoặc các tình tiết tăng nặng khác…Việc làm này có thể làm tốn kém thời gian, công sức và tiến bạc của người lao động, do vậy, các bạn cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện thủ tục tố tụng. Bạn nào ở đây từng thực hiện việc khiếu nại, khởi kiện này có thể chia sẻ cho người lao động khác cùng biết nhé!
Luật có bắt buộc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động hay không?
Doang nhiệp em kinh doanh ngành bán lẻ, có bán một số thức ăn chế biến sẵn nên một số nhân viên đã có khám sức khỏe Thẻ xanh. Gần đây em nghe nói doanh nghiệp phải tổ chức cho nhân viên khám sức khỏe định kỳ 06 tháng một lần, nếu không thực hiện sẽ bị phạt, không biết thực hư chuyện này có đúng không. Các anh/chị cho em hỏi: 1. Luật có bắt buộc doanh nghiệp phải cho nhân viên đi khám sức khỏe định kỳ như trên không? Quy định tại văn bản nào? 2. Đối với những nhân viên đã có Thẻ xanh, có cần phải khám giống những người chưa có thẻ xanh hay được miễn? Chân thành cảm ơn,