Bắt nhân viên cam kết không làm tại công ty đối thủ sau khi nghỉ việc có đúng luật?
Việc nhiều công ty yêu cầu nhân viên ký cam kết không làm việc tại công ty đối thủ sau khi nghỉ việc đang trở thành một vấn đề gây tranh cãi. Liệu điều khoản này có hợp pháp và liệu nhân viên có bị ràng buộc bởi cam kết này hay không? (1) Bắt nhân viên cam kết không làm tại công ty đối thủ sau khi nghỉ việc có đúng luật? Tại Điều 35 Hiến pháp 2013 có quy định: - Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. - Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. - Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định: Người lao động có quyền làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Ngoài ra, Điều 4 Luật Việc làm 2013 cũng quy định: - Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc. - Bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập. - Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Dù vậy, trong một số trường hợp, công ty vẫn có quyền yêu cầu nhân viên phải bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ. Theo đó, khi người lao động tham gia vào công việc liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ, người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ các bí mật này, cũng như quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp xảy ra vi phạm. (khoản 2 Điều 21 Bộ Luật Lao động 2019) Theo lẽ đương nhiên, đã là thỏa thuận thì người lao động có quyền không đồng ý với thỏa thuận mà người sử dụng lao động đưa ra. Tuy nhiên, nếu đây là điều kiện tiên quyết để người lao động được nhận vào làm việc thì người lao động nên cân nhắc trước khi đồng ý với thỏa thuận trên, vì khi đã đồng ý và ký kết hợp đồng kèm theo thỏa thuận này, người lao động bắt buộc phải thực hiện đúng theo thỏa thuận với người sử dụng lao động kể cả khi đã nghỉ việc. Căn cứ theo các quy định trên, có thể khẳng định, việc yêu cầu nhân viên cam kết không làm việc tại công ty đối thủ sau khi nghỉ việc tại công ty cũ chỉ không đúng với quy định của pháp luật khi giữa người lao động và người sử dụng lao động không có thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ. Nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động đã có thỏa thuận cam kết bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì khi nghỉ việc, người lao động phải tuân thủ theo thỏa thuận đó trong thời hạn đã cam kết với người sử dụng lao động. (2) Nội dung chủ yếu trong Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau: - Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; - Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; - Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; - Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; - Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; - Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ. Như vậy, thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ cần được xây dựng một cách chi tiết và rõ ràng, bao gồm nhiều nội dung quan trọng nêu trên nhằm đảm bảo quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. (3) Người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ bị xử lý thế nào? Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau: - Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ Luật Lao động 2019; - Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan. Như vậy, qua quy định trên có thể thấy, người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ, kể cả sau khi người lao động đã nghỉ việc.
Tài liệu cấp độ Tối mật của TAND là những tài liệu nào?
Các tài liệu trong hoạt động xét xử của TAND là một trong những bí mật của nhà nước. Vậy tài liệu cấp độ Tối mật của TAND là những tài liệu nào? (1) Bí mật của nhà nước có mấy cấp độ? Bí mật của nhà nước là những thông tin quan trọng, không được công khai vì có thể sẽ gây nguy hại cho nhà nước. Theo Điều 8 Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bí mật của nhà nước được chia thành 03 cấp độ bao gồm: - Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật: là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Tối mật: là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Mật: là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Như vậy, dựa trên tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất bí mật nhà nước được phân loại thành 03 cấp độ mật như trên. (2) Tài liệu cấp độ Tối mật của TAND là những tài liệu nào? Các tài liệu trong quá trình xét xử các vụ án của TAND cũng được xem là tài liệu mật. Theo Điều 1 Quyết định 970/QĐ-TTg, bí mật nhà nước cấp độ Tối mật thuộc TAND bao gồm các kế hoạch xét xử, văn bản xin ý kiến, trao đổi của Tòa án nhân dân với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền về việc: - Xử lý, xét xử các vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia - Các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội - Các vụ án tham nhũng nghiêm trọng - Vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. (3) Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ Tối mật là bao nhiêu năm? Theo khoản 1 Điều 19 Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định: Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây: - 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; - 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật; - 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật. Như vậy, với bí mật nhà nước độ Tối mật sẽ có thời hạn bảo vệ là 20 năm, tuy nhiên thời hạn này có thể ngắn hơn và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật (khoản 2 Điều 19 Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018)
Ai là người có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật Nhà nước?
Việc bảo vệ bí mật nhà nước được quy định chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật và nó đóng vai trò quan trọng đối với lợi ích quốc gia, dân tộc. Vậy ai là người có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật Nhà nước? 1. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước Căn cứ Điều 10 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước được quy định như sau: - Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước và quy định của Luật này. - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước, độ mật, phạm vi lưu hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức khác thì phải xác định độ mật tương ứng. Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất. - Độ mật của bí mật nhà nước được thể hiện bằng dấu chỉ độ mật, văn bản xác định độ mật hoặc hình thức khác phù hợp với hình thức chứa bí mật nhà nước. - Chính phủ quy định chi tiết Điều này. 2. Ban hành danh mục bí mật nhà nước Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước bao gồm: - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý; - Chánh Văn phòng Trung ương Đảng lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng; - Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội lập danh mục bí mật nhà nước của tổ chức chính trị - xã hội; - Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lập danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội; - Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước; - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý. 3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước Căn cứ Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm: - Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật. - Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật. - Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. - Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu. - Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. - Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. - Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông. Như vậy, người có thẩm quyền lập danh mục bí mật nhà nước được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018. Việc bảo vệ bí mật nhà nước được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước.
Quy định về phân loại độ mật, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Do đó việc bảo vệ bí mật nhà nước là hoạt động quan trọng trong việc phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước tránh việc lộ bí mật nhà nước gây ra những nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Phân loại độ mật của bí mật nhà nước Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật theo quy định tại Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bao gồm: - Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước - Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn tại Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018: + 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; + 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật; + 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật. - Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định trên và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật. - Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước. Ngoài ra thời hạn bảo vệ bí mật nhà được được gia hạn theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 như sau: - Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được gia hạn nếu việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. - Chậm nhất 60 ngày trước ngày hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước. Mỗi lần gia hạn không quá thời hạn quy định về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước nêu trên. - Bí mật nhà nước sau khi gia hạn phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn. - Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày gia hạn, cơ quan, tổ chức đã gia hạn phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc gia hạn có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Có được ký kết điều khoản không được làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi nghỉ việc?
Hiện công ty mình đang có ý định ký 1 thỏa thuận bảo mật đối với một số nhân viên làm việc trong bộ phận liên quan đến bảo mật công nghệ với nội dung là "không được làm việc cho công ty đối thủ canh tranh trong vòng 1 năm kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ với công ty". Vậy cho hỏi, việc ký điều khoản này có vi phạm công ước của ILO và các quy định khác của pháp luật về "Cưỡng bức lao động" không?
Bắt nhân viên cam kết không làm tại công ty đối thủ sau khi nghỉ việc có đúng luật?
Việc nhiều công ty yêu cầu nhân viên ký cam kết không làm việc tại công ty đối thủ sau khi nghỉ việc đang trở thành một vấn đề gây tranh cãi. Liệu điều khoản này có hợp pháp và liệu nhân viên có bị ràng buộc bởi cam kết này hay không? (1) Bắt nhân viên cam kết không làm tại công ty đối thủ sau khi nghỉ việc có đúng luật? Tại Điều 35 Hiến pháp 2013 có quy định: - Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. - Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. - Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định: Người lao động có quyền làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Ngoài ra, Điều 4 Luật Việc làm 2013 cũng quy định: - Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc. - Bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập. - Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Dù vậy, trong một số trường hợp, công ty vẫn có quyền yêu cầu nhân viên phải bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ. Theo đó, khi người lao động tham gia vào công việc liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ, người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ các bí mật này, cũng như quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp xảy ra vi phạm. (khoản 2 Điều 21 Bộ Luật Lao động 2019) Theo lẽ đương nhiên, đã là thỏa thuận thì người lao động có quyền không đồng ý với thỏa thuận mà người sử dụng lao động đưa ra. Tuy nhiên, nếu đây là điều kiện tiên quyết để người lao động được nhận vào làm việc thì người lao động nên cân nhắc trước khi đồng ý với thỏa thuận trên, vì khi đã đồng ý và ký kết hợp đồng kèm theo thỏa thuận này, người lao động bắt buộc phải thực hiện đúng theo thỏa thuận với người sử dụng lao động kể cả khi đã nghỉ việc. Căn cứ theo các quy định trên, có thể khẳng định, việc yêu cầu nhân viên cam kết không làm việc tại công ty đối thủ sau khi nghỉ việc tại công ty cũ chỉ không đúng với quy định của pháp luật khi giữa người lao động và người sử dụng lao động không có thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ. Nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động đã có thỏa thuận cam kết bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì khi nghỉ việc, người lao động phải tuân thủ theo thỏa thuận đó trong thời hạn đã cam kết với người sử dụng lao động. (2) Nội dung chủ yếu trong Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau: - Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; - Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; - Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; - Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; - Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; - Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ. Như vậy, thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ cần được xây dựng một cách chi tiết và rõ ràng, bao gồm nhiều nội dung quan trọng nêu trên nhằm đảm bảo quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. (3) Người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ bị xử lý thế nào? Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau: - Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ Luật Lao động 2019; - Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan. Như vậy, qua quy định trên có thể thấy, người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ, kể cả sau khi người lao động đã nghỉ việc.
Tài liệu cấp độ Tối mật của TAND là những tài liệu nào?
Các tài liệu trong hoạt động xét xử của TAND là một trong những bí mật của nhà nước. Vậy tài liệu cấp độ Tối mật của TAND là những tài liệu nào? (1) Bí mật của nhà nước có mấy cấp độ? Bí mật của nhà nước là những thông tin quan trọng, không được công khai vì có thể sẽ gây nguy hại cho nhà nước. Theo Điều 8 Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bí mật của nhà nước được chia thành 03 cấp độ bao gồm: - Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật: là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Tối mật: là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Mật: là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Như vậy, dựa trên tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất bí mật nhà nước được phân loại thành 03 cấp độ mật như trên. (2) Tài liệu cấp độ Tối mật của TAND là những tài liệu nào? Các tài liệu trong quá trình xét xử các vụ án của TAND cũng được xem là tài liệu mật. Theo Điều 1 Quyết định 970/QĐ-TTg, bí mật nhà nước cấp độ Tối mật thuộc TAND bao gồm các kế hoạch xét xử, văn bản xin ý kiến, trao đổi của Tòa án nhân dân với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền về việc: - Xử lý, xét xử các vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia - Các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội - Các vụ án tham nhũng nghiêm trọng - Vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. (3) Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ Tối mật là bao nhiêu năm? Theo khoản 1 Điều 19 Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định: Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây: - 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; - 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật; - 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật. Như vậy, với bí mật nhà nước độ Tối mật sẽ có thời hạn bảo vệ là 20 năm, tuy nhiên thời hạn này có thể ngắn hơn và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật (khoản 2 Điều 19 Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018)
Ai là người có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật Nhà nước?
Việc bảo vệ bí mật nhà nước được quy định chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật và nó đóng vai trò quan trọng đối với lợi ích quốc gia, dân tộc. Vậy ai là người có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật Nhà nước? 1. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước Căn cứ Điều 10 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước được quy định như sau: - Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước và quy định của Luật này. - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước, độ mật, phạm vi lưu hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức khác thì phải xác định độ mật tương ứng. Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất. - Độ mật của bí mật nhà nước được thể hiện bằng dấu chỉ độ mật, văn bản xác định độ mật hoặc hình thức khác phù hợp với hình thức chứa bí mật nhà nước. - Chính phủ quy định chi tiết Điều này. 2. Ban hành danh mục bí mật nhà nước Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước bao gồm: - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý; - Chánh Văn phòng Trung ương Đảng lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng; - Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội lập danh mục bí mật nhà nước của tổ chức chính trị - xã hội; - Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lập danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội; - Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước; - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý. 3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước Căn cứ Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm: - Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật. - Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật. - Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. - Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu. - Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. - Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. - Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông. Như vậy, người có thẩm quyền lập danh mục bí mật nhà nước được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018. Việc bảo vệ bí mật nhà nước được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước.
Quy định về phân loại độ mật, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Do đó việc bảo vệ bí mật nhà nước là hoạt động quan trọng trong việc phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước tránh việc lộ bí mật nhà nước gây ra những nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Phân loại độ mật của bí mật nhà nước Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật theo quy định tại Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bao gồm: - Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước - Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn tại Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018: + 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; + 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật; + 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật. - Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định trên và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật. - Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước. Ngoài ra thời hạn bảo vệ bí mật nhà được được gia hạn theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 như sau: - Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được gia hạn nếu việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. - Chậm nhất 60 ngày trước ngày hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước. Mỗi lần gia hạn không quá thời hạn quy định về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước nêu trên. - Bí mật nhà nước sau khi gia hạn phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn. - Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày gia hạn, cơ quan, tổ chức đã gia hạn phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc gia hạn có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Có được ký kết điều khoản không được làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi nghỉ việc?
Hiện công ty mình đang có ý định ký 1 thỏa thuận bảo mật đối với một số nhân viên làm việc trong bộ phận liên quan đến bảo mật công nghệ với nội dung là "không được làm việc cho công ty đối thủ canh tranh trong vòng 1 năm kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ với công ty". Vậy cho hỏi, việc ký điều khoản này có vi phạm công ước của ILO và các quy định khác của pháp luật về "Cưỡng bức lao động" không?