Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm theo quy định pháp luật kinh doanh bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm và có một số quyền và nghĩa vụ nhất định. Quyền của bên mua bảo hiểm Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đề cập quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm: - Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để giao kết hợp đồng bảo hiểm; - Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; - Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 18 của Luật này; - Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan; - Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều 22 và Điều 35 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này; - Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; - Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật; - Quyền khác theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đề cập quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm: - Kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; - Đọc và hiểu rõ điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và nội dung khác của hợp đồng bảo hiểm; - Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; - Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc giảm rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; - Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong giám định tổn thất; - Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; - Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, đối với quyền và nghĩa vụ của bên bảo hiểm sẽ thực hiện theo quy định trên.
Thông tư 67/2023/TT-BTC Tỷ lệ hoa hồng nhận được đối với đại lý bảo hiểm
Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 67/2023/TT-BTC ban hành ngày ngày 2/11/2023 hướng dẫn một số điều Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, trong đó quy định hoa hồng đại lý bảo hiểm. Theo đó, Bộ Tài chính quy định tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe như sau: Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ: STT Nghiệp vụ bảo hiểm Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa (%) 1 Bảo hiểm tài sản 5 2 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển 10 3 Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu biển 5 4 Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu (trừ tàu biển) 15 5 Bảo hiểm trách nhiệm 5 6 Bảo hiểm hàng không 0,5 7 Bảo hiểm xe cơ giới (trừ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới) 10 8 Bảo hiểm cháy, nổ 10 9 Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính 10 10 Bảo hiểm thiệt hại khác 10 11 Bảo hiểm nông nghiệp 20 12 Bảo hiểm bảo lãnh 10 Tỷ lệ hoa hồng đa đối với bảo hiểm bắt buộc: STT Bảo hiểm bắt buộc Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa (%) 1 Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô 5 2 Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy 20 3 Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc 5 4 Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng 5 5 Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng 5 6 Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong hoạt động đầu tư xây dựng 5 7 Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường 5 - Hoa hồng đại lý bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm trọn gói được tính bằng tổng số hoa hồng đại lý bảo hiểm của từng nghiệp vụ bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trọn gói. Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân: Đối với các hợp đồng bảo hiểm phát hành trước ngày 01/7/2024, tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa theo bảng sau: Nghiệp vụ bảo hiểm Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa (%) Phương thức nộp phí định kỳ Phương thức nộp phí 1 lần Năm hợp đồng thứ nhất Năm hợp đồng thứ hai Các năm hợp đồng tiếp theo 1. Bảo hiểm tử kỳ 40 20 15 15 2. Bảo hiểm sinh kỳ - Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống 15 20 10 10 5 5 5 5 - Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm 3. Bảo hiểm hỗn hợp: - Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống 25 40 7 10 5 10 5 7 - Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm 4. Bảo hiểm trọn đời 30 20 15 10 5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ 25 10 7 7 6. Bảo hiểm liên kết chung Từ 10 năm trở xuống 25 7 5 5 Trên 10 năm 40 10 10 7 7. Bảo hiểm liên kết đơn vị 40 10 10 7 Đối với các hợp đồng bảo hiểm phát hành kể từ ngày 01/7/2024, tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa thực hiện như sau: + Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống và 01 năm tái tục hàng năm: 20% + Đối với các hợp đồng bảo hiểm trên 01 năm: Nghiệp vụ bảo hiểm Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa (%) Phương thức nộp phí định kỳ Phương thức nộp phí 1 lần Năm hợp đồng thứ nhất Năm hợp đồng thứ hai Các năm hợp đồng tiếp theo 1. Bảo hiểm tử kỳ, Bảo hiểm trọn đời 40 20 15 15 2. Bảo hiểm sinh kỳ, Bảo hiểm trả tiền định kỳ, Bảo hiểm hỗn hợp: - Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống 25 7 5 5 - Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm 30 20 10 7 3. Bảo hiểm liên kết chung, Bảo hiểm liên kết đơn vị 30 20 10 7 Hoa hồng đại lý bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí: 3% tổng phí bảo hiểm; Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhóm: Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa bằng 50% các tỷ lệ tương ứng áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân cùng loại. Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc bảo hiểm sức khỏe: 20%. Đối với các sản phẩm bảo hiểm có văn bản hướng dẫn riêng thì thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng đó. Trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô cho các thành viên thông qua đại lý bảo hiểm vi mô, tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa là 10% phí bảo hiểm thực tế thu được của từng hợp đồng bảo hiểm. Xem thêm Thông tư 67/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 02/11/2023.
Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm theo quy định pháp luật kinh doanh bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm và có một số quyền và nghĩa vụ nhất định. Quyền của bên mua bảo hiểm Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đề cập quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm: - Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để giao kết hợp đồng bảo hiểm; - Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; - Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 18 của Luật này; - Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan; - Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều 22 và Điều 35 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này; - Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; - Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật; - Quyền khác theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đề cập quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm: - Kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; - Đọc và hiểu rõ điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và nội dung khác của hợp đồng bảo hiểm; - Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; - Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc giảm rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; - Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong giám định tổn thất; - Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; - Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, đối với quyền và nghĩa vụ của bên bảo hiểm sẽ thực hiện theo quy định trên.
Thông tư 67/2023/TT-BTC Tỷ lệ hoa hồng nhận được đối với đại lý bảo hiểm
Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 67/2023/TT-BTC ban hành ngày ngày 2/11/2023 hướng dẫn một số điều Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, trong đó quy định hoa hồng đại lý bảo hiểm. Theo đó, Bộ Tài chính quy định tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe như sau: Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ: STT Nghiệp vụ bảo hiểm Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa (%) 1 Bảo hiểm tài sản 5 2 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển 10 3 Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu biển 5 4 Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu (trừ tàu biển) 15 5 Bảo hiểm trách nhiệm 5 6 Bảo hiểm hàng không 0,5 7 Bảo hiểm xe cơ giới (trừ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới) 10 8 Bảo hiểm cháy, nổ 10 9 Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính 10 10 Bảo hiểm thiệt hại khác 10 11 Bảo hiểm nông nghiệp 20 12 Bảo hiểm bảo lãnh 10 Tỷ lệ hoa hồng đa đối với bảo hiểm bắt buộc: STT Bảo hiểm bắt buộc Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa (%) 1 Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô 5 2 Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy 20 3 Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc 5 4 Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng 5 5 Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng 5 6 Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong hoạt động đầu tư xây dựng 5 7 Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường 5 - Hoa hồng đại lý bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm trọn gói được tính bằng tổng số hoa hồng đại lý bảo hiểm của từng nghiệp vụ bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trọn gói. Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân: Đối với các hợp đồng bảo hiểm phát hành trước ngày 01/7/2024, tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa theo bảng sau: Nghiệp vụ bảo hiểm Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa (%) Phương thức nộp phí định kỳ Phương thức nộp phí 1 lần Năm hợp đồng thứ nhất Năm hợp đồng thứ hai Các năm hợp đồng tiếp theo 1. Bảo hiểm tử kỳ 40 20 15 15 2. Bảo hiểm sinh kỳ - Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống 15 20 10 10 5 5 5 5 - Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm 3. Bảo hiểm hỗn hợp: - Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống 25 40 7 10 5 10 5 7 - Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm 4. Bảo hiểm trọn đời 30 20 15 10 5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ 25 10 7 7 6. Bảo hiểm liên kết chung Từ 10 năm trở xuống 25 7 5 5 Trên 10 năm 40 10 10 7 7. Bảo hiểm liên kết đơn vị 40 10 10 7 Đối với các hợp đồng bảo hiểm phát hành kể từ ngày 01/7/2024, tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa thực hiện như sau: + Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống và 01 năm tái tục hàng năm: 20% + Đối với các hợp đồng bảo hiểm trên 01 năm: Nghiệp vụ bảo hiểm Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa (%) Phương thức nộp phí định kỳ Phương thức nộp phí 1 lần Năm hợp đồng thứ nhất Năm hợp đồng thứ hai Các năm hợp đồng tiếp theo 1. Bảo hiểm tử kỳ, Bảo hiểm trọn đời 40 20 15 15 2. Bảo hiểm sinh kỳ, Bảo hiểm trả tiền định kỳ, Bảo hiểm hỗn hợp: - Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống 25 7 5 5 - Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm 30 20 10 7 3. Bảo hiểm liên kết chung, Bảo hiểm liên kết đơn vị 30 20 10 7 Hoa hồng đại lý bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí: 3% tổng phí bảo hiểm; Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhóm: Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa bằng 50% các tỷ lệ tương ứng áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân cùng loại. Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc bảo hiểm sức khỏe: 20%. Đối với các sản phẩm bảo hiểm có văn bản hướng dẫn riêng thì thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng đó. Trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô cho các thành viên thông qua đại lý bảo hiểm vi mô, tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa là 10% phí bảo hiểm thực tế thu được của từng hợp đồng bảo hiểm. Xem thêm Thông tư 67/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 02/11/2023.