Hướng dẫn áp dụng định mức bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa
Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 10/2023/TT-BGTVT ngày 22/6/2023 ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa. Theo đó, việc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được hướng dẫn như sau: (1) Cơ sở pháp lý xây dựng định mức bảo dưỡng đường thủy - Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. - Nghị định 45/2018/NĐ-CP n quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. - Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa. - Thông tư 08/2020/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam. - Thông tư 21/2022/TT-BGTVT ngày 22 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 về bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa. (2) Nội dung định mức bảo dưỡng đường thủy - Định mức kinh tế-kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa quy định mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc nhằm duy trì trạng thái hoạt động bình thường của đường thủy nội địa. - Định mức kinh tế-kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được xác định trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản lý, bảo trì đường thủy nội. địa. - Định mức kinh tế-kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa bao gồm: mã hiệu, tên công tác, đơn vị tính, thành phần công việc, quy định áp dụng (nếu có) và bảng các hao phí định mức; trong đó: + Thành phần công việc: Quy định nội dung các bước công việc từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản lý, bảo trì đường thủy nội địa. + Bảng các hao phí định mức gồm: Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển (không kê vật liệu cần dùng cho máy thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa, mức hao phí vật liệu đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu. Mức hao phí vật liệu phụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí vật liệu. Mức hao phí nhân công: Là số ngày công lao động của nhân công trực tiếp và nhân công phục vụ đề hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc. Mức hao phí nhân công được tính bằng số ngày công theo cấp bậc thợ tương ứng, cấp bậc thợ quy định trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân, kỹ sư tham gia trực tiếp và phục vụ để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa. Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng phương tiện, máy và thiết bị (gọi tắt là máy) trực tiếp thực hiện, máy phục vụ cần thiết (nếu có) đề hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa. Mức hao phí máy trực tiếp thực hiện được tính bằng số lượng ca máy sử dụng. Mức hao phí máy phục vụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí máy thi công trực tiếp. (3) Hướng dẫn áp dụng định mức - Định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa áp dụng để lập, phê duyệt dự toán và giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia. - Hành trình đi kiểm tra tuyến luồng hoặc đến vị trí thao tác nghiệp vụ khác bằng phương tiện thủy, được tính là một vòng tuyến khép kín (đi về). - Thao tác (thực hiện sau hành trình) là phương tiện thủy dì chuyển chậm hoặc nổ máy đứng yên khi thực hiện các thao tác nghiệp vụ (công tác điều chỉnh, dịch chuyển, bảo dưỡng, sơn cột, biển báo hiệu (báo hiệu bờ, báo hiệu cầu) chỉ tính ca máy cho thời gian đưa kíp thợ từ luồng đi vào, đi ra vị trí báo hiệu). - Định mức của các công tác bảo dưỡng thường xuyên thực hiện tại trạm áp dụng theo định mức tương ứng thực hiện tại xưởng. - Kích thước báo hiệu để xác định định mức theo Thông tư 08/2020/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam. - Với môi trường nước mặn, nước nhiễm mặn sử dụng vật liệu phù hợp và đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Xem chi tiết Thông tư 10/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/9/2023.
Công ty có thể tự bảo dưỡng, bảo trì hệ thống phòng cháy, chữa cháy?
Theo quy định tại khoản 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng quy định như sau: "4.8 Việc tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy chữa cháy phải do các tổ chức chuyên môn hoặc nhân viên kỹ thuật an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thực hiện. Những người làm việc này phải được huấn luyện và có trình độ chuyên môn phù hợp." Theo đó, nếu như không phải tổ chức chuyên môn mà chỉ cần có hoặc nhân viên kỹ thuật an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thực hiện là được. Đồng thời, tại Điều 8 Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an ban hành cũng quy định: "Điều 8. Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ 1. Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện định kỳ hằng tháng, hằng quý và hằng năm tại nơi quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc cơ sở bảo dưỡng theo đúng quy định của nhà sản xuất và do thợ máy, kỹ thuật viên, người đã được đào tạo thực hiện;" Như vậy, theo các quy định nêu trên thì vẫn cho phép đơn vị tự thực hiện việc bảo dưỡng, nhưng yêu cầu người thực hiện phải được huấn luyện và có chuyên môn trong việc kiểm tra, bảo dưỡng này cũng như thực hiện theo đúng quy định của nhà sản xuất.
Quy định về kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bơm nước chữa cháy?
Hiện em có đọc thông tin về Bão dưỡng hệ thống bơm Phòng Cháy chữa cháy và có một thắc mắc: 1) Theo thông tư 52/2014/TT-BCA thì điều 14 quy định bảo dưỡng định kỳ hàng tháng. 2) Theo TCVN 3890:2019 thì yêu cầu bảo dưỡng hàng tuần. Vậy bên công ty em phải thực hiện kiểm tra theo yêu cầu nào?
Quy định bảo dưỡng bơm chữa cháy cho doanh nghiệp sản xuất?
Liên quan đến vấn đề bảo dưỡng bơm chữa cháy Khoản 4 Điều 14 Thông tư 52/2014/TT-BCA về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành: "Điều 14. Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ Định kỳ hàng tháng phải thực hiện bảo quản, bảo dưỡng, cụ thể như sau: ... 4. Hệ thống bơm nước chữa cháy a) Kiểm tra các van khóa, bảo đảm kín, điều khiển nhẹ nhàng; b) Kiểm tra hoạt động của bơm; cụ thể: Mở van nước từ téc xuống bơm, mở van nước tuần hoàn về téc, cho bơm quay ở tốc độ khác nhau để kiểm tra trạng thái hoạt động của bơm, đóng van nước tuần hoàn về téc và tăng áp suất đến 10 kg/cm2; kiểm tra ốc, bu lông bắt liền máy bơm với khung xe; kiểm tra các van phun nước, phun bọt hòa không khí, van đóng, mở nước ở téc nước, đồng hồ cao áp, hạ áp, đồng hồ vòng phút bảo đảm hoạt động đúng theo quy định; c) Kiểm tra vòi hút, đầu nối vòi hút và gioăng, bảo đảm độ kín khi lắp vào bơm và khi lắp các đoạn vòi hút với nhau; d) Kiểm tra độ lưu thông của hệ thống trộn bọt hòa không khí; đ) Kiểm tra téc nước chữa cháy, nếu bị gỉ sét phải đánh gỉ và sơn lại."
Hướng dẫn áp dụng định mức bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa
Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 10/2023/TT-BGTVT ngày 22/6/2023 ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa. Theo đó, việc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được hướng dẫn như sau: (1) Cơ sở pháp lý xây dựng định mức bảo dưỡng đường thủy - Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. - Nghị định 45/2018/NĐ-CP n quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. - Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa. - Thông tư 08/2020/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam. - Thông tư 21/2022/TT-BGTVT ngày 22 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 về bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa. (2) Nội dung định mức bảo dưỡng đường thủy - Định mức kinh tế-kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa quy định mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc nhằm duy trì trạng thái hoạt động bình thường của đường thủy nội địa. - Định mức kinh tế-kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được xác định trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản lý, bảo trì đường thủy nội. địa. - Định mức kinh tế-kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa bao gồm: mã hiệu, tên công tác, đơn vị tính, thành phần công việc, quy định áp dụng (nếu có) và bảng các hao phí định mức; trong đó: + Thành phần công việc: Quy định nội dung các bước công việc từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản lý, bảo trì đường thủy nội địa. + Bảng các hao phí định mức gồm: Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển (không kê vật liệu cần dùng cho máy thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa, mức hao phí vật liệu đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu. Mức hao phí vật liệu phụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí vật liệu. Mức hao phí nhân công: Là số ngày công lao động của nhân công trực tiếp và nhân công phục vụ đề hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc. Mức hao phí nhân công được tính bằng số ngày công theo cấp bậc thợ tương ứng, cấp bậc thợ quy định trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân, kỹ sư tham gia trực tiếp và phục vụ để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa. Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng phương tiện, máy và thiết bị (gọi tắt là máy) trực tiếp thực hiện, máy phục vụ cần thiết (nếu có) đề hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa. Mức hao phí máy trực tiếp thực hiện được tính bằng số lượng ca máy sử dụng. Mức hao phí máy phục vụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí máy thi công trực tiếp. (3) Hướng dẫn áp dụng định mức - Định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa áp dụng để lập, phê duyệt dự toán và giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia. - Hành trình đi kiểm tra tuyến luồng hoặc đến vị trí thao tác nghiệp vụ khác bằng phương tiện thủy, được tính là một vòng tuyến khép kín (đi về). - Thao tác (thực hiện sau hành trình) là phương tiện thủy dì chuyển chậm hoặc nổ máy đứng yên khi thực hiện các thao tác nghiệp vụ (công tác điều chỉnh, dịch chuyển, bảo dưỡng, sơn cột, biển báo hiệu (báo hiệu bờ, báo hiệu cầu) chỉ tính ca máy cho thời gian đưa kíp thợ từ luồng đi vào, đi ra vị trí báo hiệu). - Định mức của các công tác bảo dưỡng thường xuyên thực hiện tại trạm áp dụng theo định mức tương ứng thực hiện tại xưởng. - Kích thước báo hiệu để xác định định mức theo Thông tư 08/2020/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam. - Với môi trường nước mặn, nước nhiễm mặn sử dụng vật liệu phù hợp và đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Xem chi tiết Thông tư 10/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/9/2023.
Công ty có thể tự bảo dưỡng, bảo trì hệ thống phòng cháy, chữa cháy?
Theo quy định tại khoản 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng quy định như sau: "4.8 Việc tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy chữa cháy phải do các tổ chức chuyên môn hoặc nhân viên kỹ thuật an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thực hiện. Những người làm việc này phải được huấn luyện và có trình độ chuyên môn phù hợp." Theo đó, nếu như không phải tổ chức chuyên môn mà chỉ cần có hoặc nhân viên kỹ thuật an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thực hiện là được. Đồng thời, tại Điều 8 Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an ban hành cũng quy định: "Điều 8. Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ 1. Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện định kỳ hằng tháng, hằng quý và hằng năm tại nơi quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc cơ sở bảo dưỡng theo đúng quy định của nhà sản xuất và do thợ máy, kỹ thuật viên, người đã được đào tạo thực hiện;" Như vậy, theo các quy định nêu trên thì vẫn cho phép đơn vị tự thực hiện việc bảo dưỡng, nhưng yêu cầu người thực hiện phải được huấn luyện và có chuyên môn trong việc kiểm tra, bảo dưỡng này cũng như thực hiện theo đúng quy định của nhà sản xuất.
Quy định về kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bơm nước chữa cháy?
Hiện em có đọc thông tin về Bão dưỡng hệ thống bơm Phòng Cháy chữa cháy và có một thắc mắc: 1) Theo thông tư 52/2014/TT-BCA thì điều 14 quy định bảo dưỡng định kỳ hàng tháng. 2) Theo TCVN 3890:2019 thì yêu cầu bảo dưỡng hàng tuần. Vậy bên công ty em phải thực hiện kiểm tra theo yêu cầu nào?
Quy định bảo dưỡng bơm chữa cháy cho doanh nghiệp sản xuất?
Liên quan đến vấn đề bảo dưỡng bơm chữa cháy Khoản 4 Điều 14 Thông tư 52/2014/TT-BCA về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành: "Điều 14. Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ Định kỳ hàng tháng phải thực hiện bảo quản, bảo dưỡng, cụ thể như sau: ... 4. Hệ thống bơm nước chữa cháy a) Kiểm tra các van khóa, bảo đảm kín, điều khiển nhẹ nhàng; b) Kiểm tra hoạt động của bơm; cụ thể: Mở van nước từ téc xuống bơm, mở van nước tuần hoàn về téc, cho bơm quay ở tốc độ khác nhau để kiểm tra trạng thái hoạt động của bơm, đóng van nước tuần hoàn về téc và tăng áp suất đến 10 kg/cm2; kiểm tra ốc, bu lông bắt liền máy bơm với khung xe; kiểm tra các van phun nước, phun bọt hòa không khí, van đóng, mở nước ở téc nước, đồng hồ cao áp, hạ áp, đồng hồ vòng phút bảo đảm hoạt động đúng theo quy định; c) Kiểm tra vòi hút, đầu nối vòi hút và gioăng, bảo đảm độ kín khi lắp vào bơm và khi lắp các đoạn vòi hút với nhau; d) Kiểm tra độ lưu thông của hệ thống trộn bọt hòa không khí; đ) Kiểm tra téc nước chữa cháy, nếu bị gỉ sét phải đánh gỉ và sơn lại."