Mức lương cao nhất, thấp nhất của từng nhóm ngạch công chức từ 1/7/2019
Từ ngày 1/7/2019 mức lương này sẽ được điều chỉnh lên 1.490.000 đồng/tháng. (Nghị định 38/2019/NĐ-CP) => Công thức tính mức lương từ ngày 1/7 = lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x hệ số hiện hưởng. Theo Nghị định 17/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương cán bộ, công, viên chức, lực lượng vũ trang, công chức được chia thành 6 nhóm theo ngạch gồm: A3, A2, A1, A0, B và C. Tương ứng với đó là từng ngạch, bậc và mức lương cụ thể. - Trong đó nhóm ngạch A3 có 2 nhóm. + Nhóm 1 có hệ số từ 6,20 - 8,00, với mức lương tương ứng từ 9,238 - 11,92 triệu đồng/tháng. Nhóm này gồm những công chức giữ chức danh: chuyên viên cao cấp; thanh tra viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp thuế; kiểm toán viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp ngân hàng; kiểm tra viên cao cấp hải quan; thẩm kế viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp thị trường; thống kê viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chấp hành viên cao cấp (thi hành án dân sự); thẩm tra viên cao cấp (thi hành án dân sự); kiểm tra viên cao cấp thuế. + Nhóm 2 của ngạch lương công chức A3 có hệ số lương từ 5,75 - 7,55 có mức lương tương ứng từ 8,567 - 11,249 triệu đồng/tháng. Những công chức thuộc nhóm này gồm kế toán viên cao cấp; kiểm dịch viên cao cấp động - thực vật. - Công chức ngạch A2 cũng chia làm 2 nhóm. + Một nhóm có hệ số lương từ 4,4 - 6,78 tương ứng với mức lương từ 6,556 - 10,102 triệu đồng/tháng. Những công chức thuộc nhóm này gồm: chuyên viên chính; chấp hành viên tỉnh, TP trực thuộc trung ương; thanh tra viên chính; kiểm soát viên chính thuế; kiểm toán viên chính; kiểm soát viên chính ngân hàng; kiểm tra viên chính hải quan; thẩm kế viên chính; kiểm soát viên chính thị trường; thống kê viên chính, kiểm soát viên chính chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chấp hành viên trung cấp (thi hành án dân sự); thẩm tra viên chính (thi hành án dân sự); kiểm tra viên chính thuế; kiểm lâm viên chính. + Nhóm 2 có hệ số lương từ 4,00 - 6,38 với mức lương từ 5,96 - 9,506 triệu đồng/tháng. Công chức nhóm này gồm có: kế toán viên chính; kiểm dịch viên chính động - thực vật; kiểm soát viên chính đê điều - Nhóm công chức ngạch A1 có hệ số lương từ 2,34 - 4,98 tương ứng với mức lương từ 3,486 - 7,42 triệu đồng/tháng. Công chức ngạch A1 gồm: chuyên viên; chấp hành viên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; công chứng viên; thanh tra viên; kế toán viên; kiểm soát viên thuế; kiểm toán viên; kiểm soát viên ngân hàng; kiểm tra viên hải quan; kiểm dịch viên động - thực vật; kiểm lâm viên; kiểm soát viên đê điều; thẩm kế viên; kiểm soát viên thị trường; thống kê viên; kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa; kỹ thuật viên bảo quản; chấp hành viên sơ cấp (thi hành án dân sự); thẩm tra viên (thi hành án dân sự); thư ký thi hành án (dân sự); kiểm tra viên thuế. - Công chức ngạch A0 có hệ số lương từ 2,10 - 4,89, tương ứng với mức lương từ 3,129 - 7,286 triệu đồng/tháng. Công chức ngạch này được yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng (hoặc cử nhân cao đẳng). - Công chức loại B có hệ số lương từ 1,86 - 4,06 tương ứng với mức lương từ 2,771 - 6,049 triệu đồng/tháng. Công chức loại B gồm: Cán sự, kế toán viên trung cấp; kiểm thu viên thuế; thủ kho tiền, vàng bạc, đá quý (ngân hàng); kiểm tra viên trung cấp hải quan; kỹ thuật viên kiểm dịch động - thực vật; kiểm lâm viên trung cấp; kiểm soát viên trung cấp đê điều; kỹ thuật viên kiểm nghiệm bảo quản; kiểm soát viên trung cấp thị trường; thống kê viên trung cấp; kiểm soát viên trung cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thư ký trung cấp thi hành án (dân sự); kiểm tra viên trung cấp thuế; kỹ thuật viên bảo quản trung cấp; thủ kho bảo quản. - Công chức loại C chia 3 loại. + Loại 1 có hệ số lương từ 1,65 - 3,63 tương ứng với mức lương từ 2,4585 - 5,4087 triệu đồng/ tháng. Đây là những công chức làm thủ quỹ kho bạc, ngân hàng: kiểm ngân viên; nhân viên hải quan; kiểm lâm viên sơ cấp; thủ kho bảo quản nhóm 1; thủ kho bảo quản nhóm 2; bảo vệ, tuần tra canh gác; nhân viên bảo vệ kho dự trữ. + Loại 2 của nhóm công chức ngạch C có hệ số lương từ 1,50 - 3,48 tương ứng với mức lương từ 2,235 - 5,185 triệu đồng/tháng. Đó là những công chức làm thủ quỹ cơ quan, đơn vị; nhân viên thuế. + Loại 3 của nhóm công chức này là những người làm kế toán viên sơ cấp, có hệ số lương từ 1,35 - 3,33 với mức lương tương ứng từ 2,0115 - 4,9617 triệu đồng/tháng. Xem thêm: 1. Cán bộ, công chức nên biết 17 thay đổi này từ 1/7/2019 2. Bảng lương dành cho cán bộ, công chức áp dụng từ ngày 1/7/2019 3. 10 thay đổi quan trọng mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần biết
Ai là công chức, ai là viên chức: Tất tần tật tại đây
>>> Hướng dẫn cách nhận biết cán bộ, công chức, viên chức >>> Bảng lương dành cho cán bộ, công chức áp dụng từ ngày 1/7/2019 >>> Đã có Nghị định 38/2019/NĐ-CP về tăng lương cơ sở từ 1/7/2019 >>> 09 nhóm đối tượng sẽ được tăng lương, phụ cấp từ 01/7/2019 Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn trong việc phân biệt ai là công chức, ai là viên chức vì vậy hôm nay mình sẽ liệt kê theo quy định hiện hành có hiệu lực về nội dung nêu trên. * CÔNG CHỨC: là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị định 06/2010/NĐ-CP. Cụ thể như sau: Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam Ở Trung ương - Người giữ chức vụ, chức danh cấp phó, trợ lý, thư ký của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cục, vụ, cơ quan thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng của Văn phòng Trung ương Đảng, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các Ban Đảng ở Trung ương - Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối và Đảng ủy ngoài nước trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; - Người làm việc trong bộ phận giúp việc của cơ quan, tổ chức do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) - Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của tỉnh ủy, thành ủy; - Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; - Người làm việc chuyên trách trong văn phòng, ban tổ chức, ban tuyên giáo, cơ quan ủy ban kiểm tra của Đảng ủy cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy. Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh. Công chức trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, - Phó Tổng kiểm toán Nhà nước; - người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập. Công chức trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập - Thứ trưởng và người giữ chức danh, chức vụ tương đương; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra và tổ chức khác không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ. - Tổng cục trưởng và tương đương, Phó Tổng cục trưởng và tương đương, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra thuộc Tổng cục và tương đương. - Cục trưởng, Phó Cục trưởng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, phòng, thanh tra, chi cục thuộc Cục. - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập. Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện Ở cấp tỉnh - Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân; - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; - Trưởng ban, Phó Trưởng ban, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân. Ở cấp huyện - Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân; - Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện. Công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, vụ, cục, ban và Viện nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, phòng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiểm sát viên, điều tra viên và người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện. Công chức trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội (Công chức quy định dưới đây không bao gồm người đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.) Ở Trung ương - Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức ở Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức chính trị - xã hội); - Người làm việc trong bộ phận giúp việc của Ủy ban thuộc tổ chức chính trị - xã hội. Ở cấp tỉnh Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương. Ở cấp huyện Người làm việc trong cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương. Công chức trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Người làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp. Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Một số chức danh cụ thể Công chức thi hành án dân sự - Chấp hành viên cao cấp - Chấp hành viên trung cấp - Chấp hành viên sơ cấp - Thẩm tra viên cao cấp - Thẩm tra viên chính - Thẩm tra viên - Thư ký thi hành án - Thư ký trung cấp thi hành án Công chức cấp xã - Trưởng Công an; - Chỉ huy trưởng Quân sự; - Văn phòng – thống kê; - Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); - Tài chính – kế toán; - Tư pháp – hộ tịch; - Văn hóa – xã hội. Công chức chuyên ngành hành chính - Chuyên viên cao cấp - Chuyên viên chính - Chuyên viên - Cán sự - Nhân viên Công chức chuyên ngành văn thư - Văn thư chính - Văn thư - Văn thư trung cấp * Viên chức: là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Đơn vị sự nghiệp công lập là các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định. Xem nội dung bằng Tiếng Anh: TẠI ĐÂY Căn cứ: - Luật cán bộ, công chức 2008; - Luật viên chức - Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức; - Thông tư 08/2011/TT-BNV về hướng dẫn Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức; Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự; Thông tư 11/2014/TT-BNV quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính; Nếu nội dung còn thiếu sót mọi người bổ sung giúp mình với nhé! Thaks all
Mức lương cao nhất, thấp nhất của từng nhóm ngạch công chức từ 1/7/2019
Từ ngày 1/7/2019 mức lương này sẽ được điều chỉnh lên 1.490.000 đồng/tháng. (Nghị định 38/2019/NĐ-CP) => Công thức tính mức lương từ ngày 1/7 = lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x hệ số hiện hưởng. Theo Nghị định 17/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương cán bộ, công, viên chức, lực lượng vũ trang, công chức được chia thành 6 nhóm theo ngạch gồm: A3, A2, A1, A0, B và C. Tương ứng với đó là từng ngạch, bậc và mức lương cụ thể. - Trong đó nhóm ngạch A3 có 2 nhóm. + Nhóm 1 có hệ số từ 6,20 - 8,00, với mức lương tương ứng từ 9,238 - 11,92 triệu đồng/tháng. Nhóm này gồm những công chức giữ chức danh: chuyên viên cao cấp; thanh tra viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp thuế; kiểm toán viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp ngân hàng; kiểm tra viên cao cấp hải quan; thẩm kế viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp thị trường; thống kê viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chấp hành viên cao cấp (thi hành án dân sự); thẩm tra viên cao cấp (thi hành án dân sự); kiểm tra viên cao cấp thuế. + Nhóm 2 của ngạch lương công chức A3 có hệ số lương từ 5,75 - 7,55 có mức lương tương ứng từ 8,567 - 11,249 triệu đồng/tháng. Những công chức thuộc nhóm này gồm kế toán viên cao cấp; kiểm dịch viên cao cấp động - thực vật. - Công chức ngạch A2 cũng chia làm 2 nhóm. + Một nhóm có hệ số lương từ 4,4 - 6,78 tương ứng với mức lương từ 6,556 - 10,102 triệu đồng/tháng. Những công chức thuộc nhóm này gồm: chuyên viên chính; chấp hành viên tỉnh, TP trực thuộc trung ương; thanh tra viên chính; kiểm soát viên chính thuế; kiểm toán viên chính; kiểm soát viên chính ngân hàng; kiểm tra viên chính hải quan; thẩm kế viên chính; kiểm soát viên chính thị trường; thống kê viên chính, kiểm soát viên chính chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chấp hành viên trung cấp (thi hành án dân sự); thẩm tra viên chính (thi hành án dân sự); kiểm tra viên chính thuế; kiểm lâm viên chính. + Nhóm 2 có hệ số lương từ 4,00 - 6,38 với mức lương từ 5,96 - 9,506 triệu đồng/tháng. Công chức nhóm này gồm có: kế toán viên chính; kiểm dịch viên chính động - thực vật; kiểm soát viên chính đê điều - Nhóm công chức ngạch A1 có hệ số lương từ 2,34 - 4,98 tương ứng với mức lương từ 3,486 - 7,42 triệu đồng/tháng. Công chức ngạch A1 gồm: chuyên viên; chấp hành viên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; công chứng viên; thanh tra viên; kế toán viên; kiểm soát viên thuế; kiểm toán viên; kiểm soát viên ngân hàng; kiểm tra viên hải quan; kiểm dịch viên động - thực vật; kiểm lâm viên; kiểm soát viên đê điều; thẩm kế viên; kiểm soát viên thị trường; thống kê viên; kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa; kỹ thuật viên bảo quản; chấp hành viên sơ cấp (thi hành án dân sự); thẩm tra viên (thi hành án dân sự); thư ký thi hành án (dân sự); kiểm tra viên thuế. - Công chức ngạch A0 có hệ số lương từ 2,10 - 4,89, tương ứng với mức lương từ 3,129 - 7,286 triệu đồng/tháng. Công chức ngạch này được yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng (hoặc cử nhân cao đẳng). - Công chức loại B có hệ số lương từ 1,86 - 4,06 tương ứng với mức lương từ 2,771 - 6,049 triệu đồng/tháng. Công chức loại B gồm: Cán sự, kế toán viên trung cấp; kiểm thu viên thuế; thủ kho tiền, vàng bạc, đá quý (ngân hàng); kiểm tra viên trung cấp hải quan; kỹ thuật viên kiểm dịch động - thực vật; kiểm lâm viên trung cấp; kiểm soát viên trung cấp đê điều; kỹ thuật viên kiểm nghiệm bảo quản; kiểm soát viên trung cấp thị trường; thống kê viên trung cấp; kiểm soát viên trung cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thư ký trung cấp thi hành án (dân sự); kiểm tra viên trung cấp thuế; kỹ thuật viên bảo quản trung cấp; thủ kho bảo quản. - Công chức loại C chia 3 loại. + Loại 1 có hệ số lương từ 1,65 - 3,63 tương ứng với mức lương từ 2,4585 - 5,4087 triệu đồng/ tháng. Đây là những công chức làm thủ quỹ kho bạc, ngân hàng: kiểm ngân viên; nhân viên hải quan; kiểm lâm viên sơ cấp; thủ kho bảo quản nhóm 1; thủ kho bảo quản nhóm 2; bảo vệ, tuần tra canh gác; nhân viên bảo vệ kho dự trữ. + Loại 2 của nhóm công chức ngạch C có hệ số lương từ 1,50 - 3,48 tương ứng với mức lương từ 2,235 - 5,185 triệu đồng/tháng. Đó là những công chức làm thủ quỹ cơ quan, đơn vị; nhân viên thuế. + Loại 3 của nhóm công chức này là những người làm kế toán viên sơ cấp, có hệ số lương từ 1,35 - 3,33 với mức lương tương ứng từ 2,0115 - 4,9617 triệu đồng/tháng. Xem thêm: 1. Cán bộ, công chức nên biết 17 thay đổi này từ 1/7/2019 2. Bảng lương dành cho cán bộ, công chức áp dụng từ ngày 1/7/2019 3. 10 thay đổi quan trọng mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần biết
Ai là công chức, ai là viên chức: Tất tần tật tại đây
>>> Hướng dẫn cách nhận biết cán bộ, công chức, viên chức >>> Bảng lương dành cho cán bộ, công chức áp dụng từ ngày 1/7/2019 >>> Đã có Nghị định 38/2019/NĐ-CP về tăng lương cơ sở từ 1/7/2019 >>> 09 nhóm đối tượng sẽ được tăng lương, phụ cấp từ 01/7/2019 Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn trong việc phân biệt ai là công chức, ai là viên chức vì vậy hôm nay mình sẽ liệt kê theo quy định hiện hành có hiệu lực về nội dung nêu trên. * CÔNG CHỨC: là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị định 06/2010/NĐ-CP. Cụ thể như sau: Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam Ở Trung ương - Người giữ chức vụ, chức danh cấp phó, trợ lý, thư ký của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cục, vụ, cơ quan thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng của Văn phòng Trung ương Đảng, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các Ban Đảng ở Trung ương - Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối và Đảng ủy ngoài nước trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; - Người làm việc trong bộ phận giúp việc của cơ quan, tổ chức do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) - Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của tỉnh ủy, thành ủy; - Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; - Người làm việc chuyên trách trong văn phòng, ban tổ chức, ban tuyên giáo, cơ quan ủy ban kiểm tra của Đảng ủy cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy. Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh. Công chức trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, - Phó Tổng kiểm toán Nhà nước; - người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập. Công chức trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập - Thứ trưởng và người giữ chức danh, chức vụ tương đương; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra và tổ chức khác không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ. - Tổng cục trưởng và tương đương, Phó Tổng cục trưởng và tương đương, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra thuộc Tổng cục và tương đương. - Cục trưởng, Phó Cục trưởng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, phòng, thanh tra, chi cục thuộc Cục. - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập. Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện Ở cấp tỉnh - Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân; - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; - Trưởng ban, Phó Trưởng ban, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân. Ở cấp huyện - Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân; - Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện. Công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, vụ, cục, ban và Viện nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, phòng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiểm sát viên, điều tra viên và người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện. Công chức trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội (Công chức quy định dưới đây không bao gồm người đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.) Ở Trung ương - Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức ở Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức chính trị - xã hội); - Người làm việc trong bộ phận giúp việc của Ủy ban thuộc tổ chức chính trị - xã hội. Ở cấp tỉnh Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương. Ở cấp huyện Người làm việc trong cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương. Công chức trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Người làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp. Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Một số chức danh cụ thể Công chức thi hành án dân sự - Chấp hành viên cao cấp - Chấp hành viên trung cấp - Chấp hành viên sơ cấp - Thẩm tra viên cao cấp - Thẩm tra viên chính - Thẩm tra viên - Thư ký thi hành án - Thư ký trung cấp thi hành án Công chức cấp xã - Trưởng Công an; - Chỉ huy trưởng Quân sự; - Văn phòng – thống kê; - Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); - Tài chính – kế toán; - Tư pháp – hộ tịch; - Văn hóa – xã hội. Công chức chuyên ngành hành chính - Chuyên viên cao cấp - Chuyên viên chính - Chuyên viên - Cán sự - Nhân viên Công chức chuyên ngành văn thư - Văn thư chính - Văn thư - Văn thư trung cấp * Viên chức: là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Đơn vị sự nghiệp công lập là các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định. Xem nội dung bằng Tiếng Anh: TẠI ĐÂY Căn cứ: - Luật cán bộ, công chức 2008; - Luật viên chức - Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức; - Thông tư 08/2011/TT-BNV về hướng dẫn Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức; Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự; Thông tư 11/2014/TT-BNV quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính; Nếu nội dung còn thiếu sót mọi người bổ sung giúp mình với nhé! Thaks all