Không đồng ý với bản án phúc thẩm đã có hiệu lực thì phải xử lý như thế nào?
Trường hợp không đồng ý với bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật thì phải xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Không đồng ý với bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật thì phải xử lý như thế nào? Căn cứ Điều 325 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về tính chất của giám đốc thẩm như sau: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.” Như vậy, trường hợp không đồng ý với bản án phúc thẩm thì có thể tiến hành kháng nghị để xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. (2) Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Như đã có nêu tại mục (1), sẽ thực hiện xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có đầy đủ căn cứ theo quy định tại Điều 326 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau: - Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: + Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. + Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật. + Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. Theo đó, người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ như đã nêu trên và có đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 327 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015. Trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị. (3) Đơn đề nghị xem xét bản án phúc thẩm đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm phải có những nội dung nào? Căn cứ Điều 328 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm phải có các nội dung chính như sau: - Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị. - Tên, địa chỉ của người đề nghị. - Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. - Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị. - Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kèm theo đơn đề nghị, người đề nghị còn phải gửi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Theo đó, Đơn đề nghị xem xét bản án phúc thẩm của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm phải có những nội dung chính như đã nêu trên.
Thời hạn hết hiệu lực thi hành Bản án phúc thẩm?
Thân chào luật sư, Tôi tên Thương, Cho tôi hỏi thời hạn hết hiệu lực thi hành Bản án phúc thẩm cho sự kiện như sau: - Quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh (UBND) là tháng 12.2014. - Quyết định của hội đồng xét xử phúc thẩm của Tòa Án nhân dân cấp cao tại Tp. Hồ Chí Minh là 22.01.2016. Tiếp đến, hội đồng (gồm Thị trấn và Huyện) cưỡng chế thi hành theo quyết định của UBND Tỉnh thì đã diễn ra. Tuy nhiên, khi thi hành cưỡng chế theo nội dung của quyết định thì bên bị kiện chấp nhận cho thực thi. Còn bên khởi kiện thì không đồng ý với nội dung quyết định. Dẫn đến bên thi hành án có báo cáo thi hành cưỡng chế, nhưng không có quyết định thực thi tất cả nội dụng của quyết định. Diễn đạt theo ngôn ngữ bình dân là đã thi hành cưỡng chế, nhưng sự việc trên thực tế không khớp với mục tiêu của người khởi kiện, dẫn đến là tranh chấp miếng đất không đáp ứng được mục tiêu. Nên người khởi kiện không đồng ý, dù rằng người bị kiện chấp nhận mất miếng đất đó luôn. Thì bên thi hành án lại không thể thực thi được theo nội dung quyết định của UBND tỉnh. Tiếp đến là bộ tài nguyên môi trường huyện không thể thực hiện phân ranh giới cấp quyền sử dụng. Như vậy, với quyết định của HD xét xử phúc thẩm của Tòa Án ND cấp cao thì thời hạn hết hiệu lực là bao nhiêu năm và dẫn chứng giúp tôi điều luật nào quy định (tôi tra xét luật nhưng chưa tìm thấy). Phương án tiếp theo nào có thể xử lý tình huống này? + Bên thi hành án thì không ra công văn / văn bản quyết định vì sự thật không thi hành án được. Thi hành án theo sự thật thì không đúng nội dung bản án; còn thi hành theo nội dung bản án thì không đúng mục tiêu của người khởi kiện và không đúng 1 chút gì của kiến thức hình học lớp 7 và phương pháp vẽ sơ đồ và cả việc làm sử dụng sai trái con dấu của cấp chính quyền trên bản sao y. + Bên thi hành án không ra công văn thì bên tài nguyên môi trường không thể tiến hành thay đổi phân vạch ranh giới. + Người bị kiện thì không thể khởi kiện lại được vì tất cả thiệt hại đều thuộc về họ. Đã chấp nhận thua! + Bên khởi kiện thì không thể khởi kiện tiếp vì hồ sơ đã nằm trong giai đoạn thi hành án. Cảm ơn luật sư quan tâm và góp ý. Cheers
Không đồng ý với bản án phúc thẩm đã có hiệu lực thì phải xử lý như thế nào?
Trường hợp không đồng ý với bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật thì phải xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Không đồng ý với bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật thì phải xử lý như thế nào? Căn cứ Điều 325 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về tính chất của giám đốc thẩm như sau: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.” Như vậy, trường hợp không đồng ý với bản án phúc thẩm thì có thể tiến hành kháng nghị để xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. (2) Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Như đã có nêu tại mục (1), sẽ thực hiện xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có đầy đủ căn cứ theo quy định tại Điều 326 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau: - Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: + Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. + Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật. + Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. Theo đó, người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ như đã nêu trên và có đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 327 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015. Trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị. (3) Đơn đề nghị xem xét bản án phúc thẩm đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm phải có những nội dung nào? Căn cứ Điều 328 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm phải có các nội dung chính như sau: - Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị. - Tên, địa chỉ của người đề nghị. - Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. - Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị. - Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kèm theo đơn đề nghị, người đề nghị còn phải gửi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Theo đó, Đơn đề nghị xem xét bản án phúc thẩm của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm phải có những nội dung chính như đã nêu trên.
Thời hạn hết hiệu lực thi hành Bản án phúc thẩm?
Thân chào luật sư, Tôi tên Thương, Cho tôi hỏi thời hạn hết hiệu lực thi hành Bản án phúc thẩm cho sự kiện như sau: - Quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh (UBND) là tháng 12.2014. - Quyết định của hội đồng xét xử phúc thẩm của Tòa Án nhân dân cấp cao tại Tp. Hồ Chí Minh là 22.01.2016. Tiếp đến, hội đồng (gồm Thị trấn và Huyện) cưỡng chế thi hành theo quyết định của UBND Tỉnh thì đã diễn ra. Tuy nhiên, khi thi hành cưỡng chế theo nội dung của quyết định thì bên bị kiện chấp nhận cho thực thi. Còn bên khởi kiện thì không đồng ý với nội dung quyết định. Dẫn đến bên thi hành án có báo cáo thi hành cưỡng chế, nhưng không có quyết định thực thi tất cả nội dụng của quyết định. Diễn đạt theo ngôn ngữ bình dân là đã thi hành cưỡng chế, nhưng sự việc trên thực tế không khớp với mục tiêu của người khởi kiện, dẫn đến là tranh chấp miếng đất không đáp ứng được mục tiêu. Nên người khởi kiện không đồng ý, dù rằng người bị kiện chấp nhận mất miếng đất đó luôn. Thì bên thi hành án lại không thể thực thi được theo nội dung quyết định của UBND tỉnh. Tiếp đến là bộ tài nguyên môi trường huyện không thể thực hiện phân ranh giới cấp quyền sử dụng. Như vậy, với quyết định của HD xét xử phúc thẩm của Tòa Án ND cấp cao thì thời hạn hết hiệu lực là bao nhiêu năm và dẫn chứng giúp tôi điều luật nào quy định (tôi tra xét luật nhưng chưa tìm thấy). Phương án tiếp theo nào có thể xử lý tình huống này? + Bên thi hành án thì không ra công văn / văn bản quyết định vì sự thật không thi hành án được. Thi hành án theo sự thật thì không đúng nội dung bản án; còn thi hành theo nội dung bản án thì không đúng mục tiêu của người khởi kiện và không đúng 1 chút gì của kiến thức hình học lớp 7 và phương pháp vẽ sơ đồ và cả việc làm sử dụng sai trái con dấu của cấp chính quyền trên bản sao y. + Bên thi hành án không ra công văn thì bên tài nguyên môi trường không thể tiến hành thay đổi phân vạch ranh giới. + Người bị kiện thì không thể khởi kiện lại được vì tất cả thiệt hại đều thuộc về họ. Đã chấp nhận thua! + Bên khởi kiện thì không thể khởi kiện tiếp vì hồ sơ đã nằm trong giai đoạn thi hành án. Cảm ơn luật sư quan tâm và góp ý. Cheers