Cần mang những loại giấy tờ gì khi lái xe ra ngoài thời điểm này?
Mới đây, Cục Cảnh sát giao thông đã ban hành Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ. Theo đó, từ ngày 15/5 đến ngày 14/6, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) trên toàn quốc tổ chức ra quân rà soát, kiểm tra xử lý vi phạm an toàn giao thông. Đặc biệt, CSGT được quyền dừng xe để kiểm tra hành chính mà không cần chứng minh lỗi của người điều khiển phương tiện. Trong đợt tổng kiểm tra lần này, CSGT sẽ kiểm tra 4 loại giấy tờ đối với xe máy và 5 loại giấy tờ đối với ô tô. Đối với xe máy, giấy tờ cần có bao gồm: Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…) Giấy phép lái xe (bằng lái) Giấy đăng ký xe (cà vẹt) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc Đối với ô tô, ngoài 4 loại giấy tờ trên đối với ô tô thì cần xuất trình thêm Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường khi CSGT kiểm tra. Ngoài ra, pháp luật quy định bản sao được cấp từ bản chính hoặc được chứng thực từ bản chính có giá trị pháp lý thay thế cho bản gốc (bản chính) theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Tuy nhiên, đối với các hoạt động đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, xử lý vi phạm hành chính thì yêu cầu phải sử dụng bản gốc. Ngoài các mức phạt tiền còn có những mức phạt bổ sung trong đó có tạm giữ giấy tờ xe, vì thế người tham gia giao thông luôn phải mang giấy tờ gốc. Đặc biệt, tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định cho phép người tham gia giao thông xuất trình bản sao giấy tờ xe thay cho giấy tờ gốc khi CSGT kiểm tra. Theo đó, người tham gia giao thông được sử dụng bản sao giấy tờ xe kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tìn dụng còn hiệu lực trong trường hợp giấy tờ xe được tổ chức tín dụng giữ bản gốc để đản bảo nghĩa vụ dân sự (thế chấp, mua trả góp,…). Giấy tờ xe hay giấy tờ tùy thân là những vật “bất ly thân” khi ra ngoài đặc biệt là khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.Vì thế, đừng chỉ vì sự chủ quan của bản thân mà bị xử phạt những mức phạt không đáng có lúc này.
Cần phân biệt bản sao và bản chụp
Có bao giờ bạn nghe đến khái niệm “bản chụp” của tài liệu, giấy tờ chưa? Xét về giá trị pháp lý, bản chụp có giá trị như sản sao không? Pháp luật không có quy định hay định nghĩa về như thế nào được xem là bản chụp. Trên thực tế, bản chụp giấy tờ hay tài liệu thường được dung để ám chỉ bản tạo ra thông qua việc chụp lại bằng các thiết bị như: điện thoại, máy ảnh,... một cách trực tiếp. Nói cách khác, bản chụp thường định dạng dưới hình thức là file mềm và được lưu giữ trên các loại thiết bị máy tính, điện thoại,…. Ngày nay, bản chụp là hình thức phổ biến và thuận tiện để trao đổi thông tin với nhau. Trong khi đó, bản sao theo quy định hiện hành tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP được định nghĩa là: “bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc”. Như vậy, về hình thức thì bản sao phải được in ra trên giấy dựa trên bản chụp, nội dung đầy đủ, có sự chính xác, được công chứng chứng thực ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Xuất phát từ hình thức rõ ràng và xác định hơn so với bản chụp mà bản sao sẽ có giá trị tương đương bản chính nếu được công chứng, chứng thực. Còn về bản chụp, nó không công nhận giá trị pháp lý khi bạn làm việc với cơ quan nhà nước. Lưu ý: Không ít trường hợp người dân mặc định giá trị sử dụng của bản sao thường chỉ có thời hạn nhất định kể từ ngày được chứng thực. Cách hiểu trên hoàn toàn sai lầm. Hiện nay, những vấn đề liên quan đến bản sao chứng thực được điều chỉnh theo quy đinh tại Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Trong đó, chưa có một điều luật nào quy định cụ thể về thời hạn sử dụng của bản sao giấy tờ chứng thực từ bản chính. Nói cách khác, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về giá trị thời hạn sử dụng của bản sao giấy tờ chứng thực. Thay vào đó, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP chỉ có quy định về giá trị pháp lý của bản sao như sau: 1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, về mặt nguyên tắc, chúng ta có thể hiểu giá trị sử dụng của bản sao giấy tờ, tài liệu chứng thực sẽ phụ thuộc vào giá trị sử dụng của bản chính giấy tờ đó. Điều này có nghĩa rằng, ở mỗi loại giấy tờ khác nhau bản sao chứng thực của giấy tờ đó cũng sẽ có giá trị thời hạn sử dụng khác nhau. Thực tiễn, chúng ta chia làm 02 loại: – Đối với giấy tờ không xác định về thời hạn sử dụng: Đối với những giấy tờ này, bản sao chứng thực cũng sẽ có giá trị sử dụng không bị xác định về thời hạn. Một số loại giấy tờ theo quy định chỉ được cấp một lần và không quy định về giá trị thời hạn sử dụng như: giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn,… Trong trường hợp bản chính dùng để đối chiếu cấp bản sao chứng thực bị hủy bỏ, thu hồi hoặc đã thực hiện thủ tục theo quy định để thay đổi, bổ sung thông tin trên giấy tờ thì bản sao chứng thực được cấp trước đó mới hết giá trị sử dụng. – Đối với những loại giấy tờ có quy định về thời hạn sử dụng: Các văn bản, giấy tờ khác đều được cơ quan, tổ chức cấp hoặc đóng dấu đều có thời hạn sử dụng nhất định do pháp luật quy định hoặc theo mục đích sử dụng. Do đó, bản sao chứng thực của những loại văn bản, giấy tờ này cũng chỉ có giá trị sử dụng khi bản gốc còn có giá trị sử dụng. Lấy ví dụ một số giấy tờ hữu hạn như: Giấy chứng minh nhân dân thời hạn là 15 năm; phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe là 6 tháng,.. Về nguyên tắc, cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao đã được chứng thực không được yêu cầu người nộp phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp nếu người tiếp nhận nghi ngờ bản sao là giả mạo hoặc đã có sự thay đổi về bản chính thì có quyền xác minh bằng cách yêu cầu người nộp giấy tờ cho xem bản chính để đối chiếu (theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP). Như vậy, với những bản sao giấy tờ đã được chứng thực quá lâu, người nộp có thể mang theo giấy tờ bản gốc để đối chiếu trong trường hợp cần thiết chứ không bắt buộc phải đi chứng thực lại. Tuy nhiên, hiện nay không ít cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận những bản sao giấy tờ chứng thực thường yêu cầu phải được chứng thực trong thời gian 3 tháng hoặc 6 tháng gần nhất nhằm mục đích tránh nguy cơ giả mạo giấy tờ, tài liệu hoặc có thay đổi về bản chính. Dựa vào các căn cứ pháp lý hiện hành thì rõ rang yêu cầu này là trái với quy định của pháp luật, đồng thời gây khó khăn, phiền hà cho công dân cũng như quá tải về khối lượng công việc cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về cấp bản sao chứng thực.
Cần mang những loại giấy tờ gì khi lái xe ra ngoài thời điểm này?
Mới đây, Cục Cảnh sát giao thông đã ban hành Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ. Theo đó, từ ngày 15/5 đến ngày 14/6, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) trên toàn quốc tổ chức ra quân rà soát, kiểm tra xử lý vi phạm an toàn giao thông. Đặc biệt, CSGT được quyền dừng xe để kiểm tra hành chính mà không cần chứng minh lỗi của người điều khiển phương tiện. Trong đợt tổng kiểm tra lần này, CSGT sẽ kiểm tra 4 loại giấy tờ đối với xe máy và 5 loại giấy tờ đối với ô tô. Đối với xe máy, giấy tờ cần có bao gồm: Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…) Giấy phép lái xe (bằng lái) Giấy đăng ký xe (cà vẹt) Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc Đối với ô tô, ngoài 4 loại giấy tờ trên đối với ô tô thì cần xuất trình thêm Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường khi CSGT kiểm tra. Ngoài ra, pháp luật quy định bản sao được cấp từ bản chính hoặc được chứng thực từ bản chính có giá trị pháp lý thay thế cho bản gốc (bản chính) theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Tuy nhiên, đối với các hoạt động đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, xử lý vi phạm hành chính thì yêu cầu phải sử dụng bản gốc. Ngoài các mức phạt tiền còn có những mức phạt bổ sung trong đó có tạm giữ giấy tờ xe, vì thế người tham gia giao thông luôn phải mang giấy tờ gốc. Đặc biệt, tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định cho phép người tham gia giao thông xuất trình bản sao giấy tờ xe thay cho giấy tờ gốc khi CSGT kiểm tra. Theo đó, người tham gia giao thông được sử dụng bản sao giấy tờ xe kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tìn dụng còn hiệu lực trong trường hợp giấy tờ xe được tổ chức tín dụng giữ bản gốc để đản bảo nghĩa vụ dân sự (thế chấp, mua trả góp,…). Giấy tờ xe hay giấy tờ tùy thân là những vật “bất ly thân” khi ra ngoài đặc biệt là khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.Vì thế, đừng chỉ vì sự chủ quan của bản thân mà bị xử phạt những mức phạt không đáng có lúc này.
Cần phân biệt bản sao và bản chụp
Có bao giờ bạn nghe đến khái niệm “bản chụp” của tài liệu, giấy tờ chưa? Xét về giá trị pháp lý, bản chụp có giá trị như sản sao không? Pháp luật không có quy định hay định nghĩa về như thế nào được xem là bản chụp. Trên thực tế, bản chụp giấy tờ hay tài liệu thường được dung để ám chỉ bản tạo ra thông qua việc chụp lại bằng các thiết bị như: điện thoại, máy ảnh,... một cách trực tiếp. Nói cách khác, bản chụp thường định dạng dưới hình thức là file mềm và được lưu giữ trên các loại thiết bị máy tính, điện thoại,…. Ngày nay, bản chụp là hình thức phổ biến và thuận tiện để trao đổi thông tin với nhau. Trong khi đó, bản sao theo quy định hiện hành tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP được định nghĩa là: “bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc”. Như vậy, về hình thức thì bản sao phải được in ra trên giấy dựa trên bản chụp, nội dung đầy đủ, có sự chính xác, được công chứng chứng thực ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Xuất phát từ hình thức rõ ràng và xác định hơn so với bản chụp mà bản sao sẽ có giá trị tương đương bản chính nếu được công chứng, chứng thực. Còn về bản chụp, nó không công nhận giá trị pháp lý khi bạn làm việc với cơ quan nhà nước. Lưu ý: Không ít trường hợp người dân mặc định giá trị sử dụng của bản sao thường chỉ có thời hạn nhất định kể từ ngày được chứng thực. Cách hiểu trên hoàn toàn sai lầm. Hiện nay, những vấn đề liên quan đến bản sao chứng thực được điều chỉnh theo quy đinh tại Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Trong đó, chưa có một điều luật nào quy định cụ thể về thời hạn sử dụng của bản sao giấy tờ chứng thực từ bản chính. Nói cách khác, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về giá trị thời hạn sử dụng của bản sao giấy tờ chứng thực. Thay vào đó, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP chỉ có quy định về giá trị pháp lý của bản sao như sau: 1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, về mặt nguyên tắc, chúng ta có thể hiểu giá trị sử dụng của bản sao giấy tờ, tài liệu chứng thực sẽ phụ thuộc vào giá trị sử dụng của bản chính giấy tờ đó. Điều này có nghĩa rằng, ở mỗi loại giấy tờ khác nhau bản sao chứng thực của giấy tờ đó cũng sẽ có giá trị thời hạn sử dụng khác nhau. Thực tiễn, chúng ta chia làm 02 loại: – Đối với giấy tờ không xác định về thời hạn sử dụng: Đối với những giấy tờ này, bản sao chứng thực cũng sẽ có giá trị sử dụng không bị xác định về thời hạn. Một số loại giấy tờ theo quy định chỉ được cấp một lần và không quy định về giá trị thời hạn sử dụng như: giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn,… Trong trường hợp bản chính dùng để đối chiếu cấp bản sao chứng thực bị hủy bỏ, thu hồi hoặc đã thực hiện thủ tục theo quy định để thay đổi, bổ sung thông tin trên giấy tờ thì bản sao chứng thực được cấp trước đó mới hết giá trị sử dụng. – Đối với những loại giấy tờ có quy định về thời hạn sử dụng: Các văn bản, giấy tờ khác đều được cơ quan, tổ chức cấp hoặc đóng dấu đều có thời hạn sử dụng nhất định do pháp luật quy định hoặc theo mục đích sử dụng. Do đó, bản sao chứng thực của những loại văn bản, giấy tờ này cũng chỉ có giá trị sử dụng khi bản gốc còn có giá trị sử dụng. Lấy ví dụ một số giấy tờ hữu hạn như: Giấy chứng minh nhân dân thời hạn là 15 năm; phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe là 6 tháng,.. Về nguyên tắc, cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao đã được chứng thực không được yêu cầu người nộp phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp nếu người tiếp nhận nghi ngờ bản sao là giả mạo hoặc đã có sự thay đổi về bản chính thì có quyền xác minh bằng cách yêu cầu người nộp giấy tờ cho xem bản chính để đối chiếu (theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP). Như vậy, với những bản sao giấy tờ đã được chứng thực quá lâu, người nộp có thể mang theo giấy tờ bản gốc để đối chiếu trong trường hợp cần thiết chứ không bắt buộc phải đi chứng thực lại. Tuy nhiên, hiện nay không ít cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận những bản sao giấy tờ chứng thực thường yêu cầu phải được chứng thực trong thời gian 3 tháng hoặc 6 tháng gần nhất nhằm mục đích tránh nguy cơ giả mạo giấy tờ, tài liệu hoặc có thay đổi về bản chính. Dựa vào các căn cứ pháp lý hiện hành thì rõ rang yêu cầu này là trái với quy định của pháp luật, đồng thời gây khó khăn, phiền hà cho công dân cũng như quá tải về khối lượng công việc cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về cấp bản sao chứng thực.