Top 3 môn học dễ “Die” nhất ở Trường Luật
Học luật - Hình minh họa Với nhiều kinh nghiệm xương máu khi học hành luật, cộng với lời đồn của các anh chị đi trước mình rút ra được 03 môn học vừa đáng sợ lại vừa dễ rớt nhất ở trường Luật 1. Môn Luật đất đai Đứng vị trí số 1 là môn Luật đất đai. Lý do môn này dễ rớt nhất là vì có chữ “đai’=”die” (trong tiếng anh). Còn chữ “die” nghĩa là gì thì bạn tra google nhé! Thêm vào đó là lượng kiến thức khổng lô, “mớ” định nghĩa mới và cả “đống” văn bản pháp luật, thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ sung … Đến khi đi thi, bạn phải vác kha khá các văn bản pháp luật tới phòng thi và đề thi môn này thì khá là lắt léo. Không có khảo sát cụ thể nhưng nghe đồn tỷ lệ rớt môn này khá cao và không giảm qua các năm. Cho nên, khi học môn này, các bạn cần chuẩn bị tinh thần học nghiêm túc, đi học đầy đủ, nghe giảng chú tâm nha. 2. Môn Luật thuế Nói đến Môn Luật thuế đúng là cơn ác mộng của sinh viên Luật. Môn học này về độ cũng không kém so với Luật đất đai là mấy. Khi đi học, bạn sẽ được thầy cô cung cấp cho số tài liệu cần có cho môn học này, và thường là mấy slide dài ngoằng tên văn bản luật, nghị định, thông tư, giáo trình,… Học ở trường luật mua giáo trình văn bản luật riết là nghèo luôn. Kiến thức môn Luật thuế thì bao la vô tận và khó. Ngồi tính thuế mà thấy hết hết cả thanh xuân. Bởi có rất nhiều loại thuế: thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế gián thu, thuế trực thu,… và hàng trăm loại phí và lệ phí. 3. Môn Luật Thương mại quốc tế Học môn này khó nhất là đọc Luật. Văn bản luật thì không nhiều như 2 môn ở trên. Nhưng đọc đi đọc lại vẫn không hiểu luật nói gì. Lần đầu tiên trong cuộc đời, đọc tiếng Việt mà bạn sẽ thấy khó hiểu đến thế. Lý do, là Luật Thương mại quốc tế được dịch từ tiếng anh qua, nên nhiều câu chữ gây khó hiểu. Ngoài việc đọc luật khó hiểu, thì kiến thức môn này cũng khá nặng và khó. Dù 3 môn trên là những môn thuộc top những môn khó nhằn nhất ở trường Luật. Nhưng vẫn có nhiều bạn được điểm cao và đạt học bổng của trường. Chỉ cần bạn, cần cù siêng năng,kiên trì cố gắng học tập thì sẽ đạt kết quả cao. Nhớ đi học đầy đủ, nghe giảng nghiêm túc, ghi chép bài đầy đủ, rủ bạn học nhóm chung, thì 3 môn trên hay những môn còn lại đều không là vấn đề.
Câu hỏi nhận định và bài tập (có đáp án) môn Luật lao động
Nghe bảo ngày 04/5 là đi học lại sau một kỳ nghỉ tết quá dài rồi nên mình đã sưu tầm vài câu hỏi nhận định và bài tập môn Luật lao động để mọi người ôn lại kiến thức nè. Đây là 10 câu hỏi nhận định và 03 bài tập có đính kèm file đáp án để mọi người cùng tham khảo. Ai có câu trả lời thuyết phục hơn thì bình luận bên dưới cho mình biết nha! I. Nhận định (Nguồn: lawnet.thukyluat.vn) 1. Người lao động nữ đang nuôi con dưới 07 tháng tuổi thì doanh nghiệp không được sử dụng người đó làm thêm giờ. 2. Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức đào tạo nâng cao kỳ năng nghề cho người lao động. 3. Hội đồng trọng tài lao động không có thẩm quyền hòa giải tranh chấp tập thể về quyền. 4. Khi thương lượng tập thể để giải quyết tranh chấp lao động tập thể, bắt buộc phải có hòa giải viên lao động tham gia. 5. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, người sử dụng lao động phải tổ chức thương lượng tập thể với đại diện tập thể người lao động tại công ty 6. Người lao động bị áp dụng trách nhiệm vật chất phải bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra. 7. Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động đủ 12 tháng thì mới được nghỉ hàng năm. 8. Trong mọi trường hợp, khi xử lý kỷ luật lao động, bắt buộc phải có sự tham gia của người lao động. 9. Đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng thì không bắt buộc phải giao kết hợp đồng bằng hình thức văn bản. 10. Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện. II. Bài tập (Nguồn: hocluat.vn) Bài tập 1: Chị H làm việc tại Công ty Phú Thịnh loại hợp đồng có xác định thời hạn, làm công việc kỹ thuật viên vi tính, địa điểm làm việc tại quận 1 và mức lương được trả là 3.100.000đ trả vào ngày 30 hàng tháng (tháng, dương lịch). Tuy nhiên, ttiền lương hàng tháng chị H được lĩnh bị trễ hơn so với thoả thuận trong hợp đồng lao động. Do đó, qua 03 tháng làm việc chị H quyết định gửi đơn xin nghỉ việc và sau 03 ngày làm việc là chị H đã chấm dứt hợp đồng lao động? Anh, chị cho biết chị H chấm dứt hợp đồng lao động là đúng hay sai? Vì sao? Căn cứ quy định pháp luật nào để giải quyết theo hướng có lợi cho người lao động? Bài tập 2: Anh An đã làm việc tại Công ty Đồng Tiến được 10 năm loại hợp đồng không xác định thời hạn (từ năm 2005 đến năm 2015 và Công ty tham gia BHTN cho anh từ tháng 01 năm 2009), vào tháng 9 năm 2015 anh An lên trình bày trưởng phòng nhân sự xin nghỉ việc và đề nghị Công ty chi trả trợ cấp thôi việc trong thời gian làm việc tại Công ty? Được Trưởng phòng nhân sự thông báo anh An chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật? Vậy, Anh, chị hãy cho biết Trưởng phòng nhân sự phát biểu chỉ trả trợ cấp thất nghiệp là đúng hay sai? vì sao? Công ty có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, mất việc, BHTN hoặc Công ty trả cho tổng thời gian anh An làm việc? Cụ thể quy định hiện hành giải quyết trong trường hợp trên? Bài tập 3: Anh P làm việc tại Công ty A theo hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng từ 01/01/2013 đến 31/12/2014 – Đến tháng 02 năm 2014 anh P được bầu làm Chủ tịch Công đoàn Cơ sở Công ty A, nhiệm kỳ 2014-2016 (cán bộ công đoàn không chuyên trách) – Ngày 15/12/2014 Công ty A thông báo bằng văn bản chấm dứt hợp đồng lao động với anh P vào thời điểm 31/12/2014, vì thời hạn hợp đồng lao động giữa Công ty với anh P hết hiệu lực – Anh P đề nghị Công ty gia hạn hợp đồng lao động, nhưng lãnh đạo công ty không giải quyết? Theo anh, chị việc công ty A chấm dứt hợp đồng lao động với anh P là đúng hay sai? Nếu đúng, nêu rõ căn cứ pháp lý? Nếu sai, anh P phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Khi đó, quyền lợi của anh P là gì? *Tải file đáp án tại đây:
Những nghịch lý nhớ đời của người học Luật
Có những điều màu sắc nhìn bên ngoài khác những gì diễn ra ở bên trong rất nhiều. Mọi điều đều có nghịch lý, trường Luật và sinh viên Luật cũng không ngoại lệ. - Học giỏi không đồng nghĩa với một công việc tốt. Học dốt vẫn có thể làm quan (điều này tùy thuộc vào tiềm lực và quan hệ) - Thầy cãi là cụm từ người ta nghĩ ngay tới khi nhắc đến nghề luật. Nhưng học luật ra không phải chỉ để cãi. - Có rất nhiều ngã rẽ cho cử nhân luật. Nhưng có người không thể chọn được một ngã rẽ nào. Thậm chí, chưa rẽ đã ngã. - Học luật đa phần là nữ (chiếm trên 70%) nhưng những đại luật sư đa phần là nam. - Sinh viên Luật, bình thường học tốt không có nghĩa là đi thi đã được điểm cao. - Có hững điều luật khi học tất cả đều cùng hiểu. Khi ra trường mỗi người một kiểu ( Tòa – Viện – Luật sư). - Sinh viên Luật thi xong mới biết mình đã học gì. - Sách luật là một tài sản quý giá. Bởi vì rất ít khi được khuyến mại. - Sinh viên luật được dạy và học từ những "giảng viên giỏi”. Nhưng không nhiều trong số đó là “người thợ lành nghề” - Dân luật không gắp lửa bỏ tay người mà phải làm cho thằng khác gắp lửa bỏ vào tay người mà mình muốn bỏ. - Học Luật để nhìn đời bằng Luật nhưng thực hiện thì không hẳn đã như Luật. - Nhiều sinh viên cho rằng, học luật là để lách luật. - Người ta nói sinh viên trường Luật rất khô khan và nghiêm túc, nhưng sự thật thì chúng nó “điên và khó đỡ vô cùng”. - Câu nói cửa miệng của sinh viên trường Luật là: “Căn cứ pháp lý đâu.” - Khi học thì Luật cũ, khi ra trường thì Luật mới ban hành và áp dụng Luật mới.
Xin chào các bạn tân sinh viên 97, chắc hẳn hiện giờ các bạn đang rất phân vân mình sẽ chọn trường nào phải không? Vậy sao bạn không học Luật, hãy cùng xem 8 lý do dưới đây nhé!
Chia sẻ bí quyết để học tốt LUẬT
Nhiều lúc thầm nghĩ: “Giá như thời sinh viên mình biết được điều này thì kết quả học tập sẽ tốt hơn rất nhiều”. Bởi vậy, mình lập ra topic này với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm, bí quyết… từ bản thân cho các bạn sinh viên luật, người học luật, nghiên cứu về luật và tất cả những ai tìm hiểu pháp luật để từ đó họ có được những điều kiện thuận lợi nhất phục vụ cho quá trình “học LUẬT”. Các bạn không cần nhấn nút “cảm ơn” cho các bài viết của mình, các bạn chỉ cần chia sẻ những bí quyết để mọi người học tốt LUẬT là mình vui lắm rồi. Rất mong nhận được sự ủng hộ từ các bạn! Trân trọng cảm ơn!
Top 3 môn học dễ “Die” nhất ở Trường Luật
Học luật - Hình minh họa Với nhiều kinh nghiệm xương máu khi học hành luật, cộng với lời đồn của các anh chị đi trước mình rút ra được 03 môn học vừa đáng sợ lại vừa dễ rớt nhất ở trường Luật 1. Môn Luật đất đai Đứng vị trí số 1 là môn Luật đất đai. Lý do môn này dễ rớt nhất là vì có chữ “đai’=”die” (trong tiếng anh). Còn chữ “die” nghĩa là gì thì bạn tra google nhé! Thêm vào đó là lượng kiến thức khổng lô, “mớ” định nghĩa mới và cả “đống” văn bản pháp luật, thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ sung … Đến khi đi thi, bạn phải vác kha khá các văn bản pháp luật tới phòng thi và đề thi môn này thì khá là lắt léo. Không có khảo sát cụ thể nhưng nghe đồn tỷ lệ rớt môn này khá cao và không giảm qua các năm. Cho nên, khi học môn này, các bạn cần chuẩn bị tinh thần học nghiêm túc, đi học đầy đủ, nghe giảng chú tâm nha. 2. Môn Luật thuế Nói đến Môn Luật thuế đúng là cơn ác mộng của sinh viên Luật. Môn học này về độ cũng không kém so với Luật đất đai là mấy. Khi đi học, bạn sẽ được thầy cô cung cấp cho số tài liệu cần có cho môn học này, và thường là mấy slide dài ngoằng tên văn bản luật, nghị định, thông tư, giáo trình,… Học ở trường luật mua giáo trình văn bản luật riết là nghèo luôn. Kiến thức môn Luật thuế thì bao la vô tận và khó. Ngồi tính thuế mà thấy hết hết cả thanh xuân. Bởi có rất nhiều loại thuế: thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế gián thu, thuế trực thu,… và hàng trăm loại phí và lệ phí. 3. Môn Luật Thương mại quốc tế Học môn này khó nhất là đọc Luật. Văn bản luật thì không nhiều như 2 môn ở trên. Nhưng đọc đi đọc lại vẫn không hiểu luật nói gì. Lần đầu tiên trong cuộc đời, đọc tiếng Việt mà bạn sẽ thấy khó hiểu đến thế. Lý do, là Luật Thương mại quốc tế được dịch từ tiếng anh qua, nên nhiều câu chữ gây khó hiểu. Ngoài việc đọc luật khó hiểu, thì kiến thức môn này cũng khá nặng và khó. Dù 3 môn trên là những môn thuộc top những môn khó nhằn nhất ở trường Luật. Nhưng vẫn có nhiều bạn được điểm cao và đạt học bổng của trường. Chỉ cần bạn, cần cù siêng năng,kiên trì cố gắng học tập thì sẽ đạt kết quả cao. Nhớ đi học đầy đủ, nghe giảng nghiêm túc, ghi chép bài đầy đủ, rủ bạn học nhóm chung, thì 3 môn trên hay những môn còn lại đều không là vấn đề.
Câu hỏi nhận định và bài tập (có đáp án) môn Luật lao động
Nghe bảo ngày 04/5 là đi học lại sau một kỳ nghỉ tết quá dài rồi nên mình đã sưu tầm vài câu hỏi nhận định và bài tập môn Luật lao động để mọi người ôn lại kiến thức nè. Đây là 10 câu hỏi nhận định và 03 bài tập có đính kèm file đáp án để mọi người cùng tham khảo. Ai có câu trả lời thuyết phục hơn thì bình luận bên dưới cho mình biết nha! I. Nhận định (Nguồn: lawnet.thukyluat.vn) 1. Người lao động nữ đang nuôi con dưới 07 tháng tuổi thì doanh nghiệp không được sử dụng người đó làm thêm giờ. 2. Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức đào tạo nâng cao kỳ năng nghề cho người lao động. 3. Hội đồng trọng tài lao động không có thẩm quyền hòa giải tranh chấp tập thể về quyền. 4. Khi thương lượng tập thể để giải quyết tranh chấp lao động tập thể, bắt buộc phải có hòa giải viên lao động tham gia. 5. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, người sử dụng lao động phải tổ chức thương lượng tập thể với đại diện tập thể người lao động tại công ty 6. Người lao động bị áp dụng trách nhiệm vật chất phải bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra. 7. Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động đủ 12 tháng thì mới được nghỉ hàng năm. 8. Trong mọi trường hợp, khi xử lý kỷ luật lao động, bắt buộc phải có sự tham gia của người lao động. 9. Đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng thì không bắt buộc phải giao kết hợp đồng bằng hình thức văn bản. 10. Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện. II. Bài tập (Nguồn: hocluat.vn) Bài tập 1: Chị H làm việc tại Công ty Phú Thịnh loại hợp đồng có xác định thời hạn, làm công việc kỹ thuật viên vi tính, địa điểm làm việc tại quận 1 và mức lương được trả là 3.100.000đ trả vào ngày 30 hàng tháng (tháng, dương lịch). Tuy nhiên, ttiền lương hàng tháng chị H được lĩnh bị trễ hơn so với thoả thuận trong hợp đồng lao động. Do đó, qua 03 tháng làm việc chị H quyết định gửi đơn xin nghỉ việc và sau 03 ngày làm việc là chị H đã chấm dứt hợp đồng lao động? Anh, chị cho biết chị H chấm dứt hợp đồng lao động là đúng hay sai? Vì sao? Căn cứ quy định pháp luật nào để giải quyết theo hướng có lợi cho người lao động? Bài tập 2: Anh An đã làm việc tại Công ty Đồng Tiến được 10 năm loại hợp đồng không xác định thời hạn (từ năm 2005 đến năm 2015 và Công ty tham gia BHTN cho anh từ tháng 01 năm 2009), vào tháng 9 năm 2015 anh An lên trình bày trưởng phòng nhân sự xin nghỉ việc và đề nghị Công ty chi trả trợ cấp thôi việc trong thời gian làm việc tại Công ty? Được Trưởng phòng nhân sự thông báo anh An chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật? Vậy, Anh, chị hãy cho biết Trưởng phòng nhân sự phát biểu chỉ trả trợ cấp thất nghiệp là đúng hay sai? vì sao? Công ty có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, mất việc, BHTN hoặc Công ty trả cho tổng thời gian anh An làm việc? Cụ thể quy định hiện hành giải quyết trong trường hợp trên? Bài tập 3: Anh P làm việc tại Công ty A theo hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng từ 01/01/2013 đến 31/12/2014 – Đến tháng 02 năm 2014 anh P được bầu làm Chủ tịch Công đoàn Cơ sở Công ty A, nhiệm kỳ 2014-2016 (cán bộ công đoàn không chuyên trách) – Ngày 15/12/2014 Công ty A thông báo bằng văn bản chấm dứt hợp đồng lao động với anh P vào thời điểm 31/12/2014, vì thời hạn hợp đồng lao động giữa Công ty với anh P hết hiệu lực – Anh P đề nghị Công ty gia hạn hợp đồng lao động, nhưng lãnh đạo công ty không giải quyết? Theo anh, chị việc công ty A chấm dứt hợp đồng lao động với anh P là đúng hay sai? Nếu đúng, nêu rõ căn cứ pháp lý? Nếu sai, anh P phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Khi đó, quyền lợi của anh P là gì? *Tải file đáp án tại đây:
Những nghịch lý nhớ đời của người học Luật
Có những điều màu sắc nhìn bên ngoài khác những gì diễn ra ở bên trong rất nhiều. Mọi điều đều có nghịch lý, trường Luật và sinh viên Luật cũng không ngoại lệ. - Học giỏi không đồng nghĩa với một công việc tốt. Học dốt vẫn có thể làm quan (điều này tùy thuộc vào tiềm lực và quan hệ) - Thầy cãi là cụm từ người ta nghĩ ngay tới khi nhắc đến nghề luật. Nhưng học luật ra không phải chỉ để cãi. - Có rất nhiều ngã rẽ cho cử nhân luật. Nhưng có người không thể chọn được một ngã rẽ nào. Thậm chí, chưa rẽ đã ngã. - Học luật đa phần là nữ (chiếm trên 70%) nhưng những đại luật sư đa phần là nam. - Sinh viên Luật, bình thường học tốt không có nghĩa là đi thi đã được điểm cao. - Có hững điều luật khi học tất cả đều cùng hiểu. Khi ra trường mỗi người một kiểu ( Tòa – Viện – Luật sư). - Sinh viên Luật thi xong mới biết mình đã học gì. - Sách luật là một tài sản quý giá. Bởi vì rất ít khi được khuyến mại. - Sinh viên luật được dạy và học từ những "giảng viên giỏi”. Nhưng không nhiều trong số đó là “người thợ lành nghề” - Dân luật không gắp lửa bỏ tay người mà phải làm cho thằng khác gắp lửa bỏ vào tay người mà mình muốn bỏ. - Học Luật để nhìn đời bằng Luật nhưng thực hiện thì không hẳn đã như Luật. - Nhiều sinh viên cho rằng, học luật là để lách luật. - Người ta nói sinh viên trường Luật rất khô khan và nghiêm túc, nhưng sự thật thì chúng nó “điên và khó đỡ vô cùng”. - Câu nói cửa miệng của sinh viên trường Luật là: “Căn cứ pháp lý đâu.” - Khi học thì Luật cũ, khi ra trường thì Luật mới ban hành và áp dụng Luật mới.
Xin chào các bạn tân sinh viên 97, chắc hẳn hiện giờ các bạn đang rất phân vân mình sẽ chọn trường nào phải không? Vậy sao bạn không học Luật, hãy cùng xem 8 lý do dưới đây nhé!
Chia sẻ bí quyết để học tốt LUẬT
Nhiều lúc thầm nghĩ: “Giá như thời sinh viên mình biết được điều này thì kết quả học tập sẽ tốt hơn rất nhiều”. Bởi vậy, mình lập ra topic này với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm, bí quyết… từ bản thân cho các bạn sinh viên luật, người học luật, nghiên cứu về luật và tất cả những ai tìm hiểu pháp luật để từ đó họ có được những điều kiện thuận lợi nhất phục vụ cho quá trình “học LUẬT”. Các bạn không cần nhấn nút “cảm ơn” cho các bài viết của mình, các bạn chỉ cần chia sẻ những bí quyết để mọi người học tốt LUẬT là mình vui lắm rồi. Rất mong nhận được sự ủng hộ từ các bạn! Trân trọng cảm ơn!