Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Công đoàn
Ngày 01/10/2024, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định 1818/QĐ-TLĐ năm 2024 về Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Theo đó, quy định thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Bí mật nhà nước của Công đoàn là gì? Theo Điều 3 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của tổ chức Công đoàn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1818/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định như sau: - Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. - Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, đơn vị, cá nhân sử dụng lực lượng phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước. - Lộ bí mật nhà nước là trường hợp người không có trách nhiệm biết được bí mật nhà nước. - Mất bí mật nhà nước là trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không còn thuộc sự quản lý của cơ quan, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm quản lý. Như vậy, Bí mật nhà nước của Công đoàn là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác định, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Công đoàn Theo Điều 7 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của tổ chức Công đoàn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1818/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định về sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau: (1) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm: - Chủ tịch Tổng Liên đoàn. - Trưởng các Ban, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Chánh Văn phòng Tổng Liên đoàn. (2) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm: - Những người quy định tại (1); - Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng Liên đoàn. - Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn. (3) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm: - Những người quy định tại (2); - Trưởng phòng và tương đương của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam. Ngoài ra, người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại (1) và (2) có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Như vậy, tùy theo độ mật mà người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Công đoàn sẽ được thực hiện theo quy định trên. Trong đó, thẩm quyền cao nhất là Chủ tịch Tổng Liên đoàn có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật. Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước của Công đoàn? Theo Điều 4 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của tổ chức Công đoàn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1818/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm: - Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật. - Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật. - Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, đơn vị, cá nhân. - Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. - Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu. - Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. - Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. - Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông. Như vậy, sẽ có 9 hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước của Công đoàn.
Các văn bản về công tác cán bộ có phải là văn bản mật không?
Công tác cán bộ là công việc của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ. Vậy, các văn bản về công tác cán bộ có phải là văn bản mật không? Chẳng hạn như giấy mời họp? Công tác cán bộ gồm những hoạt động gì? Theo khoản 1 Điều 2 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 có định nghĩa về Quyền lực trong công tác cán bộ như sau: Quyền lực trong công tác cán bộ là thẩm quyền của tổ chức, cá nhân trong các khâu liên quan đến công tác cán bộ, gồm: Tuyển dụng, đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; cho thôi giữ chức vụ, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ. Như vậy, công tác cán bộ bao gồm các hoạt động về xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ theo quy định trên. Các văn bản về công tác cán bộ có bắt buộc phải là văn bản mật không? Theo khoản 4 Điều 3 Quyết định 960/QĐ-TTg năm 2020 về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực nội vụ quy định thông tin, tài liệu về cán bộ, công chức, viên chức nhà nước gồm: - Văn bản xin chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác cán bộ chưa công khai; - Văn bản nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian công tác, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ thuộc diện Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ quản lý chưa công khai; - Văn bản thẩm định, trình phê chuẩn hồ sơ kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã chưa công khai; - Văn bản thẩm định về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục và hồ sơ nhân sự đối với chức danh cán bộ, công chức, viên chức và các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê chuẩn chưa công khai; - Văn bản, tài liệu về công tác cán bộ trong quá trình chuẩn bị, triển khai công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức cấp phòng, cấp Vụ và tương đương thuộc bộ, ngành trung ương; cấp phòng, cấp sở và tương đương thuộc cấp tỉnh; cấp phòng và tương đương thuộc cấp huyện; - Đề án, dự án, kế hoạch phát triển đối với cán bộ, công chức, viên chức có tác động đến kinh tế - xã hội chưa công khai. Như vậy, văn bản, tài liệu về công tác cán bộ trong quá trình chuẩn bị, triển khai công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức các cấp Bộ, tỉnh, huyện là văn bản mật. Trong đó có cả các tài liệu như giấy mời họp,... Những hành vi nào bị cấm trong bảo vệ bí mật Nhà nước? Theo Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm: - Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật. - Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật. - Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. - Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu. - Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. - Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. - Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông. Như vậy, các hành vi quy định trên là hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước.
Quy định về việc sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản bí mật Nhà nước
Nội dung cần lưu ý khi sử dụng máy tính được dùng để soạn thảo văn bản bí mật Nhà nước? Xử phạt hành vi sử dụng máy tính dùng để soạn thảo văn bản bí mật Nhà nước không đúng quy định? 1/ Các quy định khi sử dụng máy tính dùng để soạn thảo văn bản bí mật Nhà nước - Căn cứ Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước thì hành vi liên quan đến máy tính sau bị cấm: + Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. + Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. - Căn cứ Điều 12 Quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc được ban hành kèm theo Quyết định 650/QĐ-UBDT năm 2023 quy định về việc đảm bảo an toàn sử dụng máy tính độc lập lưu giữ bí mật nhà nước và sử dụng thiết bị ngoại vi thì máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau: + Máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước phải bảo đảm không được kết nối mạng nội bộ, mạng Internet. + Máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước chỉ cung cấp và bàn giao cho cán bộ được giao nhiệm vụ soạn thảo bí mật nhà nước. + Máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước phải được đặt mật khẩu có độ dài 8 ký tự trở lên và gồm các ký tự hoa, thường, số và ký tự đặc biệt (!,@,#,$,%...), sau 03 tháng phải thay đổi mật khẩu nhằm đảm bảo an toàn. + Không được sử dụng các trang thiết bị di động như ổ cứng di động, USB vào máy tính soạn thảo văn bản bí mật nhà nước; trong trường hợp phải sử dụng thiết bị di động (USB, ổ cứng di động) cần phải bảo quản chặt chẽ không được mang ra khỏi phòng làm việc, không được cắm vào các máy tính khác để sao lưu dữ liệu; đặc biệt sau khi dùng để sao lưu dữ liệu thì có thể xóa trắng usb di động ổ cứng di động nhằm đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu mật. + Đối với các máy tính không phải thực hiện nhiệm vụ soạn thảo văn bản bí mật nhà nước khi kết nối với USB, ổ cứng di động phải được quét mã độc trước khi sử dụng. - Cũng tại Điều 7 Quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc được ban hành kèm theo Quyết định 650/QĐ-UBDT năm 2023 quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trong ứng dụng công nghệ thông tin thì: + Không được sử dụng máy tính nối mạng (Internet và nội bộ) để soạn thảo văn bản, chuyển giao, lưu trữ thông tin có nội dung bí mật nhà nước; không được cung cấp tin, bài, tài liệu và đưa thông tin bí mật nhà nước lên Trang tin điện tử/Cổng Thông tin điện tử (gọi tắt là Cổng Thông tin). Nghiêm cấm cài đặt, lắp đặt các thiết bị lưu trữ tài liệu có nội dung bí mật nhà nước vào máy tính nối mạng Internet. + Khi sửa chữa, khắc phục các sự cố của máy tính dùng để soạn thảo văn bản mật, các cơ quan phải chuyển cho Trung tâm Chuyển đổi số xử lý. Không được cho phép bất kỳ các công ty tư nhân hoặc người không có trách nhiệm trực tiếp sửa chữa, xử lý và khắc phục các sự cố của máy tính dùng để soạn thảo văn bản mật. + Trước khi thanh lý các máy tính trong cơ quan, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin phải dùng các chương trình phần mềm xóa bỏ vĩnh viễn dữ liệu trong ổ cứng máy tính. Không được thanh lý ổ cứng máy tính dùng soạn thảo và chứa các nội dung mật. 2/ Xử phạt vi phạm về việc sử dụng máy tính dùng để soạn thảo văn bản bí mật Nhà nước Căn cứ quy định tại Điều 19 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước thì việc sử dụng máy tính dùng để soạn thảo văn bản bí mật Nhà nước sẽ bị xử phạt như sau: - Hành vi không loại bỏ bí mật nhà nước khi chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước và hành vi tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt VPHC với mức phạt: + Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; + Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức. - Hành vi soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật sẽ xử phạt VPHC với mức phạt: + Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; + Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức. Lưu ý: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền tại Điều 19 chỉ áp dụng cho cá nhân vi phạm, trường hợp là tổ chức mức phạt hành chính sẽ nhân hai cho cùng hành vi. Trên đây là một số quy định đối với máy tính được dùng để soạn thảo văn bản bí mật Nhà nước.
Đề thi tốt nghiệp THPT được bảo mật nghiêm ngặt như thế nào?
Kỳ thi tốt nghiệp THPT là một kỳ thi quan trọng trong 12 năm đi học của mỗi học sinh. Chính vì vậy công tác bảo mật đề thi tốt nghiệp THPT được thực hiện rất chặt chẽ, nghiêm ngặt (1) Đề thi tốt nghiệp THPT có độ mật là “Tối mật” Theo khoản 1 Điều 16 Quy chế thi tốt nghiệp THPT được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGĐT và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT, cấp độ mật của đề thi tốt nghiệp THPT được quy định như sau: "Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật ngay khi hết giờ làm bài của bài thi/môn thi cuối cùng của Kỳ thi. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “Tối mật” đối với đề thi của các bài thi/môn thi chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của bài thi/môn thi trắc nghiệm và hết hai phần ba (2/3) thời gian làm bài của bài thi tự luận." Theo đó, đề thi tốt nghiệp THPT thuộc cấp độ “Tối mật” trong 03 cấp độ mật của Nhà nước quy định, do đó đề thi tốt nghiệp THPT sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước. Việc tiết lộ trái phép đề thi, đáp án chưa công khai có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đề thi sẽ được giải mật sau khi hết thời gian làm bài đối với đề thi trắc nghiệm, sau 2/3 thời gian làm bài đối với bài thi tự luận. Do đó, sau thời gian này thì các thí sinh có thể công khai đề thi, còn trước thời gian này, việc công khai đề thi sẽ là vi phạm quy định về bảo mật đề thi và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. (2) Quá trình làm đề thi tốt nghiệp THPT được bảo mật thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Quy chế thi tốt nghiệp THPT được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGĐT, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT, việc làm đề thi sẽ được bảo mật như sau: Về địa điểm Khu vực làm đề thi - Là địa điểm an toàn, biệt lập - Được lực lượng công an kiểm tra về an ninh, an toàn, bảo vệ nghiêm ngặt - Có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng ngừa lộ lọt thông tin, phòng cháy, chữa cháy Việc cách ly 03 vòng độc lập của Khu vực làm đề thi được thực hiện như sau: Vòng 1: Cách ly tuyệt đối với bên ngoài - Giám sát chặt chẽ từ khi bắt đầu làm đề thi đến khi thi xong môn cuối cùng - Kiểm tra an ninh, niêm phong cửa sổ Vòng 2: Tiếp giáp vòng 1 và vòng 3, cách ly tuyệt đối với bên ngoài - Giám sát liên lạc bằng điện thoại cố định - Kiểm soát người, đồ vật ra vào Vòng 3: Tiếp giáp vòng 2 và bên ngoài - Đảm bảo an ninh trật tự 24/24h - Kiểm soát người, đồ vật ra vào - Cấp thẻ cho người có nhiệm vụ Việc làm đề thi được bảo vệ tới 3 vòng an ninh để đảm bảo tuyệt đối tính nghiêm minh, công bằng cho kỳ thi. Đề thi tốt nghiệp THPT phải bảo mật tuyệt đối như vậy nhằm ngăn chặn mọi hành vi gian lận, lộ lọt đề thi. (3) Thành viên tham gia làm đề thi THPT phải tuân theo các quy chế nào? Ngoài việc đảm bảo bảo mật tuyệt đối cho đề thi và khu vực làm đề thi, các thành viên làm đề thi và túi đựng đề thi cũng phải tuân theo các quy định về bảo mật hết sức nghiêm ngặt. Cụ thể, căn cứ theo khoản 3, 4 và 5 Điều 16 Quy chế thi tốt nghiệp THPT được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGĐT, các thành viên tham gia làm đề thi và túi đựng đề thi phải tuân thủ theo các quy chế sau đây: Cách ly triệt để: - Các thành viên tham gia làm đề thi phải cách ly hoàn toàn với bên ngoài. - Chỉ được liên lạc bằng điện thoại cố định có loa ngoài khi được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, cuộc điện thoại được ghi âm và đặt dưới sự giám sát của bảo vệ, công an. - Danh sách thành viên tham gia làm đề thi phải được giữ bí mật. Hoạt động trong khu vực cách ly: - Phải đeo phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép. - Chỉ được ra khỏi khu vực sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng, trừ trường hợp đặc biệt được phép. - Khi ra ngoài phải có sự giám sát của công an. Bảo mật phong bì (túi) chứa đề thi: - Làm bằng giấy bền, kín, tối màu, dán chặt, không bong mép. - Có đủ nhãn, dấu niêm phong theo quy định của Bộ GDĐT. - Nội dung in trên túi phải chính xác. Vận chuyển và bàn giao đề thi: - Được giám sát bởi công an. - Túi đề thi được đựng trong thùng có khóa và niêm phong. - Lập biên bản về quá trình giao nhận, vận chuyển. Ngoài ra, để nâng tính bảo mật thành tuyệt đối, máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi dù bị hư hỏng hay không dùng đến thì cũng chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. Có thể thấy, quy trình bảo mật đề thi tốt nghiệp THPT được quy định cụ thể trong văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được đảm bảo an toàn, bảo mật từ khâu làm đề thi, vận chuyển, lưu giữ đến khi sử dụng trong kỳ thi. Do đó, mỗi cá nhân, tổ chức cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện tốt các quy định về bảo mật đề thi, góp phần đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm minh, công bằng, đúng quy trình.
Tài liệu cấp độ Tối mật của TAND là những tài liệu nào?
Các tài liệu trong hoạt động xét xử của TAND là một trong những bí mật của nhà nước. Vậy tài liệu cấp độ Tối mật của TAND là những tài liệu nào? (1) Bí mật của nhà nước có mấy cấp độ? Bí mật của nhà nước là những thông tin quan trọng, không được công khai vì có thể sẽ gây nguy hại cho nhà nước. Theo Điều 8 Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bí mật của nhà nước được chia thành 03 cấp độ bao gồm: - Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật: là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Tối mật: là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Mật: là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Như vậy, dựa trên tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất bí mật nhà nước được phân loại thành 03 cấp độ mật như trên. (2) Tài liệu cấp độ Tối mật của TAND là những tài liệu nào? Các tài liệu trong quá trình xét xử các vụ án của TAND cũng được xem là tài liệu mật. Theo Điều 1 Quyết định 970/QĐ-TTg, bí mật nhà nước cấp độ Tối mật thuộc TAND bao gồm các kế hoạch xét xử, văn bản xin ý kiến, trao đổi của Tòa án nhân dân với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền về việc: - Xử lý, xét xử các vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia - Các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội - Các vụ án tham nhũng nghiêm trọng - Vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. (3) Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ Tối mật là bao nhiêu năm? Theo khoản 1 Điều 19 Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định: Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây: - 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; - 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật; - 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật. Như vậy, với bí mật nhà nước độ Tối mật sẽ có thời hạn bảo vệ là 20 năm, tuy nhiên thời hạn này có thể ngắn hơn và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật (khoản 2 Điều 19 Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018)
Quy định về sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc quản lý Bộ Kế hoạch đầu tư
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hiện nay các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tuân thủ quy chế quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành tại Thông tư 16/2023/TT-BKHĐT. Trong đó việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 16/2023/TT-BKHĐT như sau: Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước - Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm: Sao y bản chính, sao lục và trích sao. Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước - Đối với bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” bao gồm: + Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; + Người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. - Đối với bí mật nhà nước độ “Tối mật” bao gồm: + Những người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước cấp độ "Tuyệt mật"; + Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; + Người đứng đầu Cục, Vụ và tương đương thuộc Tổng cục Thống kê. - Đối với bí mật nhà nước độ "Mật” bao gồm: + Những người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước cấp độ "Tuyệt mật", "Tối mật"; + Người đứng đầu đơn vị cấp phòng các đơn vị thuộc Bộ. Ngoài ra đối với bí mật nhà nước cấp độ "Tuyệt mật", "Tối mật" thì những người có thẩm quyền có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền. - Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác. Quy định về thực hiện sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước - Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải là cán bộ, công chức, viên chức hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước. - Sau khi được người có thẩm quyền cho phép, người được giao nhiệm vụ tiến hành việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Bản sao tài liệu bí mật nhà nước đóng dấu “bản sao số” ở góc trên bên phải tại trang đầu và dấu “bản sao bí mật nhà nước” ở trang cuối của tài liệu sau khi sao, trong đó phải thể hiện số thứ tự bản sao, hình thức sao y bản chính hoặc sao lục, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền cho phép sao và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có). - Bản trích sao tài liệu bí mật nhà nước phải thực hiện theo mẫu “Văn bản trích sao”, trong đó thể hiện đầy đủ nội dung trích sao, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền cho phép sao và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có). Bản trích sao phải đóng dấu độ mật tương ứng với tài liệu trích sao. - Bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có “văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước”, trong đó phải thể hiện tên, loại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, độ mật, thời gian, số lượng, nơi nhận, người thực hiện chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, thẩm quyền cho phép chụp và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có). - Việc sao, chụp phải ghi nhận vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước” để quản lý và theo dõi. - Người được giao nhiệm vụ tiến hành việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước theo đúng số lượng được cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng. - Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu. =>> Như vậy việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc quản lý Bộ Kế hoạch đầu tư quản lý hiện nay được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quy định mới về vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội?
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước, người làm công tác giao liên hoặc văn thư của cơ quan, đơn vị thực hiện; phải thực hiện theo nguyên tắc giữ kín, niêm phong; vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước qua dịch vụ bưu chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bưu chính. Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện như sau Theo khoản 4 Điều 8 Quyết định 1769/QĐ-BHXH 2023 việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau + Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được quản lý bằng “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước” theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA. Bên giao có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin trên sổ. Bên nhận có trách nhiệm ký nhận khi nhận được tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. + Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng theo độ mật. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc. + Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp bì văn bản: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên cơ quan, đơn vị, người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, đơn vị ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A” theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA. + Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” và chữ “C” theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA, tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong. Việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện như sau Theo khoản 5 Điều 8 Quyết định 1769/QĐ-BHXH 2023 văn thư tiếp nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải kiểm tra, đóng dấu “Đến”, ghi số đến, thời gian đến trên bì văn bản, đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến” theo Mẫu số 15 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA và chuyển người có thẩm quyền giải quyết. -Văn thư không bóc bì, chuyển nguyên trạng bì văn bản trong các trường hợp sau: + Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có độ Tuyệt mật (A), chuyển Tổng Giám đốc xử lý. + Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có độ Tối mật (B), chuyển Chánh Văn phòng xử lý. + Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đích danh cá nhân, tổ chức, đơn vị, chuyển theo nơi nhận ghi trên bì văn bản. - Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có độ Mật (C), Văn thư bóc bì, đăng ký và trình Chánh Văn phòng xử lý. - Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà bì văn bản có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên bì văn bản. Nếu người có tên trên bì văn bản đi vắng và trên bì văn bản có dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người được thủ trưởng cơ quan, đơn vị ủy quyền giải quyết. - Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyển đến thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên bì văn bản (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay thủ trưởng cơ quan, đơn vị để có biện pháp xử lý. - Khi thực hiện giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, nơi gửi và nơi nhận phải đối chiếu về số lượng, kiểm tra việc đóng bì, đóng gói tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp phát hiện thiếu số lượng, sai sót trong đóng bì, đóng gói thì nơi nhận yêu cầu nơi gửi bổ sung, xử lý trước khi vào sổ theo dõi và ký nhận. - Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, đơn vị hoặc cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải gửi lại đúng thời hạn ghi trên văn bản. Trên đây là một số quy định về về vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội theo Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1769/QĐ-BHXH 2023 có hiệu lực từ ngày 06/12/2023 .
Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. 1. Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Căn cứ Điều 3 Quyết định 1769/QĐ-BHXH năm 2023 về Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành: - Công tác bảo vệ bí mật nhà nước của ngành BHXH Việt Nam được thực hiện đảm bảo theo các nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước, quy định tại Điều 3 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, các quy định có liên quan và theo các nội dung quy định tại Quy chế này. - Việc soạn thảo, ban hành, quản lý văn bản, tài liệu có nội dung bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước, Quy chế công tác văn thư ngành BHXH Việt Nam và các quy định khác liên quan. - Các thiết bị có liên quan đến việc soạn thảo, lưu trữ, in ấn tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước cần đảm bảo nguyên tắc sau: + Đối với thiết bị do cơ quan BHXH các cấp tự trang bị, trước khi đưa vào sử dụng phải được cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá an ninh mạng, an toàn thông tin,.... + Đối với thiết bị do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp và thiết bị quy định tại điểm a khoản này, khi sử dụng không được kết nối mạng internet, mạng máy tính và mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu. 2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Căn cứ Điều 4 Quyết định 1769/QĐ-BHXH năm 2023 về Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành: - Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật. - Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu trữ trái pháp luật. - Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Soạn thảo, lưu trữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu trữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. - Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu. Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông. - Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. - Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. 3. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Căn cứ Điều 5 Quyết định 1769/QĐ-BHXH năm 2023 về Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành: - Tổng Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh, Giám đốc BHXH huyện (hoặc cấp Phó được ủy quyền) (gọi chung là người có thẩm quyền) có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước. - Việc ủy quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền. - Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác. - Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất. - Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức khác phải xác định độ mật tương ứng. - Trường hợp văn bản có tính chất lặp lại có cùng độ mật thì người có thẩm quyền ban hành văn bản xác định độ mật một lần cho loại văn bản đó. - Các trường hợp ký thừa lệnh, thừa ủy quyền hoặc ký thay mặt phải theo yêu cầu của người có thẩm quyền hoặc có văn bản đề xuất và được sự đồng ý của người có thẩm quyền quyết định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước. - Người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị và chuyển đến đơn vị có chức năng xử lý. Người được giao xử lý phải có văn bản đề xuất người đứng đầu cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ trong quá trình tiếp nhận và xử lý. - Mẫu dấu chỉ độ mật, mẫu văn bản xác định độ mật của bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an (Thông tư số 24/2020/TT-BCA). Như vậy, Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định tại Quyết định 1769/QĐ-BHXH năm 2023. Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
Ai là người có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật Nhà nước?
Việc bảo vệ bí mật nhà nước được quy định chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật và nó đóng vai trò quan trọng đối với lợi ích quốc gia, dân tộc. Vậy ai là người có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật Nhà nước? 1. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước Căn cứ Điều 10 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước được quy định như sau: - Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước và quy định của Luật này. - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước, độ mật, phạm vi lưu hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức khác thì phải xác định độ mật tương ứng. Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất. - Độ mật của bí mật nhà nước được thể hiện bằng dấu chỉ độ mật, văn bản xác định độ mật hoặc hình thức khác phù hợp với hình thức chứa bí mật nhà nước. - Chính phủ quy định chi tiết Điều này. 2. Ban hành danh mục bí mật nhà nước Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước bao gồm: - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý; - Chánh Văn phòng Trung ương Đảng lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng; - Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội lập danh mục bí mật nhà nước của tổ chức chính trị - xã hội; - Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lập danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội; - Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước; - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý. 3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước Căn cứ Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm: - Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật. - Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật. - Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. - Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu. - Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. - Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. - Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông. Như vậy, người có thẩm quyền lập danh mục bí mật nhà nước được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018. Việc bảo vệ bí mật nhà nước được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước.
Bí mật Nhà nước được phân thành mấy cấp độ?
Việc bảo vệ bí mật Nhà nước hiện nay đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của nước ta. Thực tế cho thấy tình trạng để lộ bí mật nhà nước không chỉ gây ra thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Vậy bí mật Nhà nước được phân thành mấy cấp độ? 1. Bí mật Nhà nước là gì? Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bí mật Nhà nước được định nghĩa như sau: - Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. - Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. 2. Phân loại bí mật Nhà nước Theo Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm: - Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. 3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước Căn cứ Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm: - Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật. - Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật. - Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. - Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu. - Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. - Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. - Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông. Như vậy, bảo vệ bí mật nhà nước cần được chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật và được chia thành 3 cấp độ. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc do đó mỗi cá nhân, mỗi tổ chức cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ bí mật Nhà nước.
Quy định về việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Bảo vệ bí mật nhà nước là hoạt động quan trọng trong việc phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước tránh việc lộ bí mật nhà nước gây ra những nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hiện nay căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm: Tuyệt mật, Tối Mật và Mật. Và trong quá trình bảo vệ bí mật nhà nước sẽ phát sinh hoạt động mà cần phải tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, cụ thể được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018. Những trường hợp tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước: - Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc . Yêu cầu khi thực hiện tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước: - Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước; - Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng; - Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước: - Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nướcquy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý; - Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc được thực hiện như sau: - Người có thẩm quyền tiêu hủy quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; - Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan; - Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền; - Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác có liên quan. =>> Theo đó việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định nêu trên.
Phá đường dây mua bán thiết bị gian lận thi cử cận kề kỳ thi THPT năm 2023
Vừa qua, trên các trang báo điện tử đưa tin về việt lực lượng công an vừa triệt phá 2 đường dây mua bán thiết bị gian lận thi cử siêu nhỏ với quy mô lớn cận kề kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Theo báo điện tử VTV đưa tin, hôm qua, ngày 26/6/2023, lực lượng công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an và Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội triệt phá đường dây mua bán thiết bị gian lận thi cử với quy mô lớn trên phạm vi cả nước. Cụ thể, qua công tác đảm bảo an ninh mạng và thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, cuối tháng 5/3023, Công an tỉnh Lâm Đồng phát hiện 2 nhóm đối tượng sử dụng không gian mạng để rao bán các thiết bị hỗ trợ gian lận thi cử. Các đối tượng này chủ yếu giao dịch qua ứng dụng Zalo hoặc Facebook mời chào mua bán các loại camera wifi siêu nhỏ, tai nghe siêu nhỏ, thiết bị định vị hỗ trợ gian lận thi cử cho các đối tượng trên địa bàn của tỉnh. Đến ngày 23/6/2023, lực lượng Công an triệu tập đối tượng để làm rõ hành vi sử dụng Facebook, đăng tải nhiều bài viết "bán, cho thuê thiết bị siêu nhỏ để gian lận thi cử". Ngoài ra, kiểm tra hành chính nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra phát hiện 10 bộ thiết bị tai nghe siêu nhỏ, 10 điện thoại Nokia có gắn micro nhỏ cùng nhiều linh kiện điện tử phục vụ cho gian lận thi cử. Vì nhu cầu ngày càng tăng của học sinh, sinh viên về các loại thiết bị gian lận công nghệ cao, đối tượng đã liên hệ đặt hàng từ nước ngoài, mang về Việt Nam bán kiếm lời. Trong những năm vừa qua, đối tượng đã bán hàng trăm bộ thiết bị như vậy. Các bộ thiết bị này được đối tượng rao bán trên mạng với giá 1-6 triệu đồng/ bộ. Đáng chú ý, đối tượng còn tổ chức đường dây gian lận, "bao đậu" trong các kỳ thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ cho nhiều người trên cả nước với giá giao động 5-14 triệu đồng/ chứng chỉ. Hành vi mua bán thiết bị gian lận trong thi cử bị xử lý thế nào? Theo cơ quan Công an khuyến cáo: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định 531/QĐ-TTg ngày 19/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ tối mật. Việc sử dụng các thiết bị ngụy trang, siêu nhỏ có tính năng ghi âm, ghi hình, đàm thoại 2 chiều gây lộ đề trong các kỳ thi nói trên là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước (Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015). Người thực hiện hành vi gian lận trong thi cử còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gian lận trong thi cử về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 10 năm đến 15 năm (Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015). Tham khảo: Đề thi THPT quốc gia có phải là bí mật nhà nước? Căn cứ Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT) có quy định khu vực ra đề thi, in sao đề thi và các yêu cầu bảo mật đề thi như sau: - Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật sau khi kết thúc công tác coi thi của kỳ thi. - Việc ra đề thi, in sao đề thi (gọi chung là làm đề thi) phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được lực lượng công an kiểm tra về an ninh, an toàn, bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi cho đến hết thời gian thi môn cuối cùng của kỳ thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng ngừa lộ lọt thông tin, PCCC. - Các thành viên tham gia làm đề thi đều phải cách ly triệt để với bên ngoài. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi thì các thành viên mới được phép liên hệ với bên ngoài bằng điện thoại cố định, có loa ngoài, có ghi âm dưới sự giám sát của bảo vệ, công an. - Danh sách những người tham gia làm đề thi phải được giữ bí mật trước, trong và sau kỳ thi. Người làm việc trong khu vực cách ly phải đeo phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép, chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. - Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép ra khỏi khu vực cách ly dưới sự giám sát của công an. - Phong bì (túi) chứa đề thi để vận chuyển và bàn giao đề thi từ nơi làm đề thi đến Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, các Hội đồng thi/ Điểm thi phải được làm bằng giấy đủ độ bền, kín, tối màu và được dán chặt, không bong mép, có đủ nhãn, dấu niêm phong; nội dung in trên túi phải theo đúng quy định của Bộ GDĐT. - Toàn bộ quá trình vận chuyển và bàn giao đề thi phải được công an giám sát; các túi chứa đề thi phải được đựng trong các thùng có khóa và được niêm phong; phải lập biên bản về quá trình giao nhận, vận chuyển. - Máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. Theo đó, đề thi THPT quốc gia được quy định là danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật sau khi kết thúc công tác coi thi của kỳ thi. Xem bài viết liên quan tại Làm lộ đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?
Làm lộ đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?
Trong những năm gần đây, lộ đề thi THPT quốc gia là chủ đề được bàn tán nhiều sau mỗi kỳ thi THPT quốc gia. Khi các con điểm cao ngất ngưởng của những thí sinh gian lận từ bài thi đã làm phẫn nộ nhiều người, làm mất đi tính công bằng của kỳ thi quan trọng này. Đặc biệt phải nói đến trách nhiệm của những người có nghĩa vụ phải bảo mật những bộ đề thi quan trọng này, vậy làm lộ đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao? 1. Đề thi THPT quốc gia có phải là bí mật nhà nước? Căn cứ Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT) có quy định khu vực ra đề thi, in sao đề thi và các yêu cầu bảo mật đề thi như sau: - Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật sau khi kết thúc công tác coi thi của kỳ thi. - Việc ra đề thi, in sao đề thi (gọi chung là làm đề thi) phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được lực lượng công an kiểm tra về an ninh, an toàn, bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi cho đến hết thời gian thi môn cuối cùng của kỳ thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng ngừa lộ lọt thông tin, PCCC. - Các thành viên tham gia làm đề thi đều phải cách ly triệt để với bên ngoài. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi thì các thành viên mới được phép liên hệ với bên ngoài bằng điện thoại cố định, có loa ngoài, có ghi âm dưới sự giám sát của bảo vệ, công an. - Danh sách những người tham gia làm đề thi phải được giữ bí mật trước, trong và sau kỳ thi. Người làm việc trong khu vực cách ly phải đeo phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép, chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. - Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép ra khỏi khu vực cách ly dưới sự giám sát của công an. - Phong bì (túi) chứa đề thi để vận chuyển và bàn giao đề thi từ nơi làm đề thi đến Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, các Hội đồng thi/ Điểm thi phải được làm bằng giấy đủ độ bền, kín, tối màu và được dán chặt, không bong mép, có đủ nhãn, dấu niêm phong; nội dung in trên túi phải theo đúng quy định của Bộ GDĐT. - Toàn bộ quá trình vận chuyển và bàn giao đề thi phải được công an giám sát; các túi chứa đề thi phải được đựng trong các thùng có khóa và được niêm phong; phải lập biên bản về quá trình giao nhận, vận chuyển. - Máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. Theo đó, đề thi THPT quốc gia được quy định là danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật sau khi kết thúc công tác coi thi của kỳ thi. 2. Trách nhiệm của người ra đề thi THPT quốc gia Căn cứ khoản 3 Điều 17 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định Hội đồng ra đề thi tuân thủ theo nguyên tắc làm việc như sau: - Các Tổ ra đề thi và các thành viên khác của Hội đồng ra đề thi làm việc độc lập và trực tiếp với lãnh đạo Hội đồng ra đề thi; người được giao nhiệm vụ nào, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó, không được tham gia các nhiệm vụ khác. - Mỗi thành viên của Hội đồng ra đề thi phải chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung của đề thi và bảo đảm bí mật, an toàn đề thi theo đúng chức trách của mình và theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. * Ngoài ra Hội đồng ra đề thi THPT quốc gia cũng có nhiệm vụ sau: - Tổ chức soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của đề chính thức và đề dự bị; - In sao đề thi đúng quy định, đủ số lượng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia; đóng gói, niêm phong, bảo quản đề thi và bàn giao đề thi gốc cho Tổ Vận chuyển và bàn giao đề thi của Ban chỉ đạo cấp quốc gia; - Bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm trong khu vực ra đề thi từ lúc bắt đầu soạn thảo đề thi cho đến hết thời gian thi của môn cuối cùng của kỳ thi; - Đề nghị Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên Hội đồng ra đề thi. * Chủ tịch Hội đồng ra đề thi điều hành toàn bộ hoạt động ra đề thi theo nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng ra đề thi; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GDĐT về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng ra đề thi theo quy định của Quy chế này. * Các thành viên của Hội đồng ra đề thi chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi. 3. Truy cứu hình sự tội làm lộ bí mật nhà nước (1) Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước Theo Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) vi phạm tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước bị xử lý như sau: - Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: + Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật. + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. + Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: + Có tổ chức; + Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. (2) Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước Căn cứ Điều 338 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước như sau: - Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật; + Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người ra đề thi THPT quốc gia có trách nhiệm phải bảo vệ đề thi cho đến khi bí mật được giải. Theo đó, đề thi THPT quốc gia được quy định là bí mật nhà nước có độ tối mật. Trường hợp người cố ý vi phạm tội làm lộ bí mật nhà nước có thể bị truy cứu hình sự lên đến 15 năm tù hoặc vô ý có thể đối mặt cao nhất là 7 năm tù.
Bí mật nhà nước là gì?. Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 được ban hành xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác bảo vệ bí mật nhà nước, trên cơ sở kế thừa những quy định còn nguyên giá trị của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 và bổ sung những quy định mới phù hợp với thực tiễn bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình hiện nay, vừa bảo đảm cho hoạt động giữ gìn an ninh, trật tự được thuận lợi, vừa bảo đảm quyền con người, quyền công dân; đồng thời bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Bí mật nhà nước là gì? Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định: Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước. Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật. (Điều 3 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018) Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước Tại Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước như sau: Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật. Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu. Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông. Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 19/5/2023 ban hành Theo đó, Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm: (1) Đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai. (2)Thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài cần được bảo vệ theo yêu cầu của bên cử đi đào tạo. Bí mật nhà nước độ Mật gồm: (1) Văn bản có nội dung phản ánh, nhận xét, đánh giá về thực trạng tư tưởng, đời sống của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên có tác động tiêu cực đến chính trị, an ninh, đối ngoại, trật tự an toàn xã hội. (2) Thông tin về địa điểm ra đề thi và in sao đề thi; thông tin về nhân sự của Hội đồng/Ban ra đề thi và in sao đề thi; phương án vận chuyển, bảo quản, lưu trữ và bảo vệ đề thi của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế, khu vực chưa công khai. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2023 và thay thế Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 10/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực Giáo dục Đào tạo.
Trách nhiệm an toàn an ninh mạng của công chức làm việc tại Bộ Tài chính
Ngày 19/5/2023 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023 Ban hành Quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ Tài chính quy định trách nhiệm an toàn an ninh mạng của công chức làm việc tại Bộ Tài chính như sau: (1) Hướng dẫn xử lý khi lộ mật khẩu Đảm bảo an toàn mật khẩu các tài khoản thông tin mà người dùng được cấp, theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Quy chế kèm theo Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023. Nếu phát hiện có dấu hiệu lộ mật khẩu, thực hiện các việc sau: - Đổi mật khẩu tại máy tính làm việc tại cơ quan. - Quét mã độc trên các thiết bị của cá nhân đã lường được sử dụng để truy cập thư điện tử công vụ hoặc các ứng dụng của Bộ Tài chính trước đó. - Cung cấp thông tin về sự việc, hiện lượng cho bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của Cục Tin học và Thống kê tài chính. (2) Sử dụng tài khoản định danh cá nhân khi đăng nhập vào máy tính có kết nối vào mạng nội bộ. (3) Đăng nhập máy tính sử dụng mạng nội bộ Truy cập sử dụng Internet từ máy tính có kết nối mạng nội bộ phải thông qua hệ thống Internet an toàn do Cục Tin học và Thống kê tài chính thiết lập. (4) Không lưu thông tin ngoài phạm vi công việc trên ổ đĩa cơ quan Không lưu thông tin ngoài phạm vi công việc và hoạt động của cơ quan trên ô đĩa mạng. Chia sẻ thông tin trên ổ đĩa mạng đúng phạm vi cần chia sẻ. - F:cá nhân người dùng. - P: phòng/đơn vị cấp tương dương. - O: Vụ/Cục/Đơn vị cấp tương đương. - T: toàn bộ người dùng tại trụ sở Bộ. Xóa thông tin trên ổ đĩa mạng do bản thân tạo ra sau khi thông tin hết giá trị sử dụng. (5) Hướng dẫn xử lý khi nhận được thư rác, mã độc Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện thư điện tử nhận được là thư rác, thư giả mạo, người dùng chuyển tiếp thư này cho bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của Cục Tin học và Thống kê tài chính để áp dụng biện pháp ngăn chặn và thực hiện các nội dung sau: - Không mở các địa chỉ trong nội dung thư, mở tệp đính kèm hoặc thực hiện theo hướng dẫn của thư điện tử có địa chỉ nhận không rõ nguồn gốc. - Không mở thư điện tử công vụ và các phần mềm nội bộ của Bộ Tài chính trên máy tính công cộng hoặc máy tính không đáp ứng yêu cầu. - Không sử dụng địa chỉ thư điện tử công vụ để đăng kỷ sử dụng các ứng dụng, dịch vụ ngoài phạm vi công việc. Mã hóa (đặt mật khẩu) các tệp tin có nội dung nhạy cảm trước khi gửi qua thư điện tử và gửi mật khẩu cho người nhận bằng phương thức khác. (6) Mã hóa các tệp trước khi mở, không để lộ thông tin ra bên ngoài Thực hiện quét mã độc thiết bị lưu trữ ngoài (thẻ nhớ, 0 đĩa ngoài,...) trước khi sử dụng. Bảo vệ thiết bị lưu trữ ngoài, không để thất thoát thông tin, tài liệu của cơ quan. Mã hóa (đặt mật khẩu) các tệp tin có nội dung nhạy cảm khi lưu trữ trên thiết bị lưu trữ ngoài và xóa thông tin, tài liệu của cơ quan trên thiết bị lưu trữ ngoài sau khi hoàn thành xử lý công việc cần sử dụng thiết bị lưu trữ ngoài. (7) Soạn thảo văn bản chứa nội dung bí mật nhà nước phải thực hiện trên máy tính chuyên biệt Thực hiện soạn thảo văn bản chứa nội dung bí mật nhà nước, lưu trữ tài liệu mật tại máy tính được trang bị cho việc soạn thảo, lưu trữ văn bản mật theo quy định. Không sử dụng thiết bị lưu trữ ngoài để lưu thông tin, tài liệu mật, trừ trường hợp có áp dụng các biện pháp mã hóa do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp. (8) Phân công xử lý từng cá nhân quản lý dữ liệu Đối với bí mật công tác, bí mật kinh doanh, dữ liệu cá nhân do người dùng được phân công xử lý: - Áp dụng mã hóa dữ liệu trong trường hợp cần lưu trữ, truyền dựa trên môi trường mạng hoặc thiết bị lưu trữ ngoài. - Giới hạn phạm vi truy cập trong phạm vi các cá nhân có trách nhiệm tham gia xử lý. (9) Khóa máy tính khi rời khỏi nơi đặt máy tính; tắt máy tính khi rời khỏi cơ quan. (10) Quét mã độc thường xuyên máy tính người dùng tự trang bị Cập nhật bản vá hệ điều hành và quét mã độc thường xuyên máy tính xách tay hoặc máy do người dùng tự trang bị và sử dụng để truy cập ứng dụng của Bộ Tài chính từ Internet. (11) Phối hợp điều tra nguyên nhân gây mất an toàn an ninh mạng Phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính trong việc triển khai các biện pháp an toàn an ninh mạng trên máy tính của người dùng, gỡ mã độc, điều tra nguyên nhân mất an toàn an ninh mạng liên quan đến người dùng hoặc máy tính của người dùng. Xem thêm Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023 có hiệu lực ngày 19/5/2023 thay thế Quyết định 201/QĐ-BTC năm 2018
Chính phủ ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục năm 2023
Ngày 19/5/2023 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 531/QĐ-TTg năm 2023 ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Theo đó, Chính phủ ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục năm 2023 như sau: (1) Bí mật nhà nước độ Tối mật lĩnh vực giáo dục năm 2023 - Đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai. - Thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài cần được bảo vệ theo yêu cầu của bên cử đi đào tạo. (So với Quyết định 809/QĐ-TTg năm 2020 đã loại bỏ nội dung thuộc độ Tối mật về kế hoạch, chương trình hành động, báo cáo, tài liệu kèm theo báo cáo của Bộ GD&ĐT thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển GD&ĐT trực tiếp phục vụ chiến lược an ninh, quốc phòng chưa công khai). (2) Bí mật nhà nước độ Mật lĩnh vực giáo dục năm 2023 - Văn bản có nội dung phản ánh, nhận xét, đánh giá về thực trạng tư tưởng, đời sống của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên có tác động tiêu cực đến chính trị, an ninh, đối ngoại, trật tự xã hội. - Thông tin về địa điểm ra đề thi và in sao đề thi; thông tin về nhân sự của Hội đồng/Ban ra đề thi và in sao đề thi; phương án vận chuyển, bảo quản, lưu trữ và bảo vệ đề thi của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế, khu vực chưa công khai. So với trước đó, quy định hiện hành giảm bớt các chuyên mục sau đây ra khỏi bí mật nhà nước thuộc độ Mật: - Báo cáo về thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục của các tổ chức tôn giáo có ảnh hưởng đến chính trị, quốc phòng, an ninh chưa công khai. - Kế hoạch, công văn, báo cáo về công tác dân tộc, tôn giáo có liên quan đến đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo chưa công khai. - Báo cáo và các công văn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về an ninh chính trị đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên chưa công khai. - Hồ sơ về xét tuyển sinh viên tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị hằng năm chưa công khai. - Vũ khí bộ binh hoán cải phục vụ cho giáo dục quốc phòng và an ninh. - Chương trình, dự án, đề án của BG&ĐT trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chưa công khai. Xem thêm Quyết định 531/QĐ-TTg năm 2023 có hiệu lực từ ngày ban hành thay thế Quyết định 809/QĐ-TTg năm 2020
Quy định về phân loại độ mật, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Do đó việc bảo vệ bí mật nhà nước là hoạt động quan trọng trong việc phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước tránh việc lộ bí mật nhà nước gây ra những nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Phân loại độ mật của bí mật nhà nước Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật theo quy định tại Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bao gồm: - Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước - Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn tại Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018: + 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; + 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật; + 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật. - Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định trên và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật. - Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước. Ngoài ra thời hạn bảo vệ bí mật nhà được được gia hạn theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 như sau: - Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được gia hạn nếu việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. - Chậm nhất 60 ngày trước ngày hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước. Mỗi lần gia hạn không quá thời hạn quy định về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước nêu trên. - Bí mật nhà nước sau khi gia hạn phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn. - Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày gia hạn, cơ quan, tổ chức đã gia hạn phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc gia hạn có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
03 trường hợp Quốc hội sẽ thực hiện giải mật bí mật nhà nước
Ngày 28/3/2023 UBTVQH ban hành Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 Ban hành Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, UBTVQH, Tổng Thư ký Quốc hội, UBDT, các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH. Theo đó, 03 trường hợp sau đây UBTVQH sẽ quyết định giải mật bí mật nhà nước: (1) Bí mật nhà nước sẽ đương nhiên được giải mật - Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và thời gian gia hạn theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Đối với trường hợp này không thực hiện quy trình giải mật; không phải đóng dấu giải mật. - Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước. Trường hợp này, cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước có trách nhiệm đóng dấu “GIẢI MẬT” vào tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước lưu giữ tại cơ quan, đơn vị. - Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Quốc hội, UBTVQH, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu cơ quan ban hành văn bản giải mật, thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. (2) Giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn Trường hợp cần giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập, hợp tác quốc tế được quy định như sau: - Thành lập Hội đồng giải mật đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước. - Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch Quốc hội ủy quyền xem xét, quyết định. - Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quổc hội, các cơ quan thuộc ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu cơ quan xem xét, quyết định. - Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của đơn vị có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu đơn vị xem xét, quyết định. (3) Giải mật một phần bí mật nhà nước Trường hợp giải mật một phần thì nội dung giải mật được đưa vào quyết định giải mật. Trường hợp giải mật toàn bộ bí mật nhà nước thì sau khi quyết định giải mật phải đóng dấu giải mật trên tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày có quyết định giải mật, cơ quan, đơn vị tiến hành giải mật có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Đối với bí mật nhà nước của Quốc hội, UBTVQH, căn cứ quyết định giải mật của Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc, Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc được quy định như sau: - Định kỳ hằng năm hoặc trước khi kết thúc nhiệm kỳ hoặc khi thấy cần thiết cơ quan, đơn vị có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước để báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; - Người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; - Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm: Đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; người được phân công thực hiện nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị; các thành viên khác có liên quan; - Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này quyết định; - Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm: văn bản thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và các tài liệu khác có liên quan. Xem thêm Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 có hiệu lực ngày 28/3/2023.
Khi nào công dân không được chụp ảnh, quay phim
Chụp ảnh, quay phim có lẽ là một trong những thói quen muốn ghi lại khoảnh khắc, kỷ niệm của một người. Thói quen này có thể tốt hoặc cũng có thể để lại nhiều tác hại xấu. Tại một số nơi người dân cần lưu ý sẽ có thông báo cấm chụp ảnh, ghi hình hoặc nó đã trở thành luật bất thành văn mà người dân phải biết. Việc chụp ảnh, ghi hình có thể gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức hay an ninh quốc gia và nhiều hệ lụy khác. Để tránh bị xử phạt, vậy những địa điểm nào và khi nào thì công dân bị không được chụp ảnh, quay phim? 1. Nghiêm cấm chụp ảnh, quay phim ảnh hưởng đến bí mật đời tư Bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu sự kiện, hoàn cảnh về đời tư của cá nhân mà người khác không được loan truyền nếu không được người đó đồng ý hoặc pháp luật cho phép. Bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Chụp ảnh, quay phim là quyền của cá nhân và được nhà nước khuyến khích quảng bá hình ảnh văn hóa của đất nước tới cộng đồng trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, người có hành vi trên cũng cần lưu ý một số quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: (1) Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình - Trong trường hợp cá nhân chụp mà có sử dụng hình ảnh của người khác trong dữ liệu hình ảnh, video mà mình ghi được thì phải được người đó đồng ý. - Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. (2) Sử dụng hình ảnh không cần có sự đồng ý - Như đã nói ở trên, nhà nước luôn khuyến khích các cá nhân, tổ chức làm đẹp hình ảnh đất nước và truyền tải thông điệp tốt đẹp đến cộng đồng. Thì hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng không cần phải xin phép. - Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Lưu ý: Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm đến hình ảnh cá nhân thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc chụp hình, quay phim đối với cá nhân mà không cần phải có sự đồng ý đó chính là chụp hình, ghi hình cảnh sát đang làm nhiệm vụ. Theo khoản 3 Điều 4 Luật Công an nhân dân 2018 quy định nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân được thực hiện như sau: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Như vậy, việc công dân chụp hình, ghi hình cảnh sát cụ thể là cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ thì không bị xem là xâm phạm bí mật đời tư mà đang thực hiện quyền giám sát của nhân dân. 2. Nghiêm cấm chụp ảnh, quay phim ảnh hưởng đến bí mật nhà nước Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hiện nay, để bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh quốc gia nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 nhằm ngăn chặn việc hình ảnh, tư liệu, thông tin quốc gia bị lộ ra ngoài làm ảnh hưởng đến đất nước. Theo đó, Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định các hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm khi có liên quan đến bí mật nhà nước: Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông. Việc cấm chụp hình, ghi hình tại các cuộc họp, lưu lại tư liệu chưa được cơ quan nhà nước cho phép thì xem như vi phạm các quy định về bí mật nhà nước. Ngoài ra, một số địa điểm có đặt biển báo cấm ghi hình, chụp hình tại trụ sở cơ quan, tổ chức thì người dân phải nên tuân theo như cơ quan chính quyền, bảo tàng nghệ thuật, công trình chưa được công bố,... 3. Cấm chụp hình, quay phim tại cảng hàng không Cảng hàng không chắc hẳn trong thời gian qua đã làm chúng ta chú ý với những quyết định xử phạt nặng khi mà người dân đã vi phạm các quy định nghiêm cấm tại sân bay. Cụ thể, đó là chụp hình, ghi hình tại địa điểm sân bay. Căn cứ khoản 9 Điều 32 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT (sửa đổi bởi Thông tư 41/2020/TT-BGTVT) về việc ghi âm, ghi hình trong khu vực hạn chế quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hoặc tại các điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc trong nơi làm việc của cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng hàng không phải được đơn vị chủ quản cho phép bằng văn bản, trừ các trường hợp sau đây: Việc ghi âm, ghi hình thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước thực hiện theo các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước. - Ghi âm, ghi hình tại phòng chờ lên tàu bay, chờ lấy hành lý mà không phải điểm kiểm tra an ninh hàng không. - Cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không ghi âm, ghi hình phục vụ công vụ theo thẩm quyền, trách nhiệm được giao. *Những địa điểm cụ thể bao gồm: - Khu vực cách ly, khu vực từ điểm kiểm tra an ninh đối với nhân viên nội bộ trước khi vào khu vực hạn chế vào bên trong nhà ga. - Khu vực sân bay. - Khu vực phân loại hành lý. - Khu vực dành cho hành khách quá cảnh. - Khu vực phân loại, lưu giữ, chất xếp hàng hóa, bưu gửi. - Nhà khách phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay ưu tiên. - Khu vực giao nhận hành lý cho hành khách tại nhà ga đến. - Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt tàu bay. - Khu vực sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn. - Khu vực kho nhiên liệu cung cấp cho tàu bay. - Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không; Trung tâm khẩn nguy hàng không quốc gia. - Trung tâm kiểm soát đường dài, cơ sở kiểm soát tiếp cận, trung tâm quản lý luồng không lưu; - Đài kiểm soát tại sân bay, trạm ra-đa kiểm soát không lưu, trạm thông tin điều hành bay; - Trạm cấp điện, cấp nước của cảng hàng không, sân bay (nằm ngoài khu vực hạn chế nhà ga, sân bay); - Khu vực từ điểm soi chiếu hành lý ký gửi vào bên trong nhà ga; - Khu vực từ điểm soi chiếu hàng hóa, bưu gửi để vận chuyển bằng tàu bay vào bên trong nhà ga, nhà kho; - Khu vực lắp đặt các thiết bị điều khiển trung tâm của hệ thống kỹ thuật nhà ga, sân bay, kiểm soát cổng cửa ra vào nhà ga, sân bay, quản lý tòa nhà. Trên đây, là tổng hợp một số địa điểm, khu vực và đối tượng mà người dân bị hạn chế hoặc bị cấm hành vi chụp hình, ghi hình tư liệu mà chưa có sự cho phép của cá nhân, tổ chức đó. Ngoài những vấn đề đó ra thì người dân được nhà nước khuyến khích quảng bá hình ảnh đất nước thông qua hình ảnh, tư liệu.
Mua bán tài liệu bí mật của nhà nước bị xử lý thế nào?
Tội cố ý làm lộ bí mật công tác, chiếm đoạt, mua bán tài liệu bí mật nhà nước là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi cố ý này xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh, an toàn bí mật Nhà nước được quy định trong luật bảo vệ bí mật Nhà nước. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định như thế nào đucợ gọi là bí mật nhà nước, mua bán tài liệu bí mật nhà nước sẽ bị xử lý như thế nào? Bí mật nhà nước là gì? Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định: Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước. Mua bán tài liệu bí mật nhà nước là gì? Theo đó, mua bán tài liệu bí mật Nhà nước, được hiểu là hành vi dùng tiền của để trao đổi, sao chép, chụp lại… tài liệu được xác định là bí mật Nhà nước (hoặc ngược lại). Tội cố ý mua bán tài liệu bí mật nhà nước xử lý thế nào? Theo Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 125 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước như sau: Thứ nhất, người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của BLHS 2015, thì bị phạt tù từ 02-07 năm. Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05-10 năm: - Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa. Thứ ba, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10-15 năm: - Có tổ chức; - Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Ngoài việc áp dụng xử phạt trên thì người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm. Như vậy, đối với tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước thì mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm. Ngoài ra, khi xác định hành vi cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về bí mật nhà nước như: Luật Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 15/11/2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020, Nghị định 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và đặc biệt là các quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về danh mục bí mật nhà nước của từng cơ quan là tài liệu không thể thiếu khi xác định hành vi phạm tội… Vô ý làm lộ bí mật nhà nước có bị phạt tù không? Theo Điều 338 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm s, o Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định như sau: – Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. – Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật; + Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, chế độ chính trị; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm. Như vậy, cá nhân dù là vô ý làm lộ bí mật vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt khá cao. Do đó, cá nhân nên chú ý cẩn thận thực hiện công tác bảo quản thông tin; tài liệu là bí mật nhà nước thuộc thầm quyền của mình.
Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Công đoàn
Ngày 01/10/2024, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định 1818/QĐ-TLĐ năm 2024 về Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Theo đó, quy định thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Bí mật nhà nước của Công đoàn là gì? Theo Điều 3 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của tổ chức Công đoàn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1818/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định như sau: - Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. - Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, đơn vị, cá nhân sử dụng lực lượng phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước. - Lộ bí mật nhà nước là trường hợp người không có trách nhiệm biết được bí mật nhà nước. - Mất bí mật nhà nước là trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không còn thuộc sự quản lý của cơ quan, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm quản lý. Như vậy, Bí mật nhà nước của Công đoàn là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác định, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Công đoàn Theo Điều 7 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của tổ chức Công đoàn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1818/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định về sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau: (1) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm: - Chủ tịch Tổng Liên đoàn. - Trưởng các Ban, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Chánh Văn phòng Tổng Liên đoàn. (2) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm: - Những người quy định tại (1); - Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng Liên đoàn. - Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn. (3) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm: - Những người quy định tại (2); - Trưởng phòng và tương đương của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam. Ngoài ra, người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại (1) và (2) có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Như vậy, tùy theo độ mật mà người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Công đoàn sẽ được thực hiện theo quy định trên. Trong đó, thẩm quyền cao nhất là Chủ tịch Tổng Liên đoàn có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật. Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước của Công đoàn? Theo Điều 4 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của tổ chức Công đoàn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1818/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm: - Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật. - Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật. - Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, đơn vị, cá nhân. - Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. - Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu. - Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. - Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. - Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông. Như vậy, sẽ có 9 hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước của Công đoàn.
Các văn bản về công tác cán bộ có phải là văn bản mật không?
Công tác cán bộ là công việc của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ. Vậy, các văn bản về công tác cán bộ có phải là văn bản mật không? Chẳng hạn như giấy mời họp? Công tác cán bộ gồm những hoạt động gì? Theo khoản 1 Điều 2 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 có định nghĩa về Quyền lực trong công tác cán bộ như sau: Quyền lực trong công tác cán bộ là thẩm quyền của tổ chức, cá nhân trong các khâu liên quan đến công tác cán bộ, gồm: Tuyển dụng, đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; cho thôi giữ chức vụ, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ. Như vậy, công tác cán bộ bao gồm các hoạt động về xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ theo quy định trên. Các văn bản về công tác cán bộ có bắt buộc phải là văn bản mật không? Theo khoản 4 Điều 3 Quyết định 960/QĐ-TTg năm 2020 về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực nội vụ quy định thông tin, tài liệu về cán bộ, công chức, viên chức nhà nước gồm: - Văn bản xin chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác cán bộ chưa công khai; - Văn bản nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian công tác, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ thuộc diện Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ quản lý chưa công khai; - Văn bản thẩm định, trình phê chuẩn hồ sơ kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã chưa công khai; - Văn bản thẩm định về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục và hồ sơ nhân sự đối với chức danh cán bộ, công chức, viên chức và các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê chuẩn chưa công khai; - Văn bản, tài liệu về công tác cán bộ trong quá trình chuẩn bị, triển khai công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức cấp phòng, cấp Vụ và tương đương thuộc bộ, ngành trung ương; cấp phòng, cấp sở và tương đương thuộc cấp tỉnh; cấp phòng và tương đương thuộc cấp huyện; - Đề án, dự án, kế hoạch phát triển đối với cán bộ, công chức, viên chức có tác động đến kinh tế - xã hội chưa công khai. Như vậy, văn bản, tài liệu về công tác cán bộ trong quá trình chuẩn bị, triển khai công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức các cấp Bộ, tỉnh, huyện là văn bản mật. Trong đó có cả các tài liệu như giấy mời họp,... Những hành vi nào bị cấm trong bảo vệ bí mật Nhà nước? Theo Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm: - Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật. - Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật. - Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. - Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu. - Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. - Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. - Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông. Như vậy, các hành vi quy định trên là hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước.
Quy định về việc sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản bí mật Nhà nước
Nội dung cần lưu ý khi sử dụng máy tính được dùng để soạn thảo văn bản bí mật Nhà nước? Xử phạt hành vi sử dụng máy tính dùng để soạn thảo văn bản bí mật Nhà nước không đúng quy định? 1/ Các quy định khi sử dụng máy tính dùng để soạn thảo văn bản bí mật Nhà nước - Căn cứ Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước thì hành vi liên quan đến máy tính sau bị cấm: + Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. + Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. - Căn cứ Điều 12 Quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc được ban hành kèm theo Quyết định 650/QĐ-UBDT năm 2023 quy định về việc đảm bảo an toàn sử dụng máy tính độc lập lưu giữ bí mật nhà nước và sử dụng thiết bị ngoại vi thì máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau: + Máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước phải bảo đảm không được kết nối mạng nội bộ, mạng Internet. + Máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước chỉ cung cấp và bàn giao cho cán bộ được giao nhiệm vụ soạn thảo bí mật nhà nước. + Máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước phải được đặt mật khẩu có độ dài 8 ký tự trở lên và gồm các ký tự hoa, thường, số và ký tự đặc biệt (!,@,#,$,%...), sau 03 tháng phải thay đổi mật khẩu nhằm đảm bảo an toàn. + Không được sử dụng các trang thiết bị di động như ổ cứng di động, USB vào máy tính soạn thảo văn bản bí mật nhà nước; trong trường hợp phải sử dụng thiết bị di động (USB, ổ cứng di động) cần phải bảo quản chặt chẽ không được mang ra khỏi phòng làm việc, không được cắm vào các máy tính khác để sao lưu dữ liệu; đặc biệt sau khi dùng để sao lưu dữ liệu thì có thể xóa trắng usb di động ổ cứng di động nhằm đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu mật. + Đối với các máy tính không phải thực hiện nhiệm vụ soạn thảo văn bản bí mật nhà nước khi kết nối với USB, ổ cứng di động phải được quét mã độc trước khi sử dụng. - Cũng tại Điều 7 Quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc được ban hành kèm theo Quyết định 650/QĐ-UBDT năm 2023 quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trong ứng dụng công nghệ thông tin thì: + Không được sử dụng máy tính nối mạng (Internet và nội bộ) để soạn thảo văn bản, chuyển giao, lưu trữ thông tin có nội dung bí mật nhà nước; không được cung cấp tin, bài, tài liệu và đưa thông tin bí mật nhà nước lên Trang tin điện tử/Cổng Thông tin điện tử (gọi tắt là Cổng Thông tin). Nghiêm cấm cài đặt, lắp đặt các thiết bị lưu trữ tài liệu có nội dung bí mật nhà nước vào máy tính nối mạng Internet. + Khi sửa chữa, khắc phục các sự cố của máy tính dùng để soạn thảo văn bản mật, các cơ quan phải chuyển cho Trung tâm Chuyển đổi số xử lý. Không được cho phép bất kỳ các công ty tư nhân hoặc người không có trách nhiệm trực tiếp sửa chữa, xử lý và khắc phục các sự cố của máy tính dùng để soạn thảo văn bản mật. + Trước khi thanh lý các máy tính trong cơ quan, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin phải dùng các chương trình phần mềm xóa bỏ vĩnh viễn dữ liệu trong ổ cứng máy tính. Không được thanh lý ổ cứng máy tính dùng soạn thảo và chứa các nội dung mật. 2/ Xử phạt vi phạm về việc sử dụng máy tính dùng để soạn thảo văn bản bí mật Nhà nước Căn cứ quy định tại Điều 19 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước thì việc sử dụng máy tính dùng để soạn thảo văn bản bí mật Nhà nước sẽ bị xử phạt như sau: - Hành vi không loại bỏ bí mật nhà nước khi chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước và hành vi tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt VPHC với mức phạt: + Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; + Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức. - Hành vi soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật sẽ xử phạt VPHC với mức phạt: + Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; + Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức. Lưu ý: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền tại Điều 19 chỉ áp dụng cho cá nhân vi phạm, trường hợp là tổ chức mức phạt hành chính sẽ nhân hai cho cùng hành vi. Trên đây là một số quy định đối với máy tính được dùng để soạn thảo văn bản bí mật Nhà nước.
Đề thi tốt nghiệp THPT được bảo mật nghiêm ngặt như thế nào?
Kỳ thi tốt nghiệp THPT là một kỳ thi quan trọng trong 12 năm đi học của mỗi học sinh. Chính vì vậy công tác bảo mật đề thi tốt nghiệp THPT được thực hiện rất chặt chẽ, nghiêm ngặt (1) Đề thi tốt nghiệp THPT có độ mật là “Tối mật” Theo khoản 1 Điều 16 Quy chế thi tốt nghiệp THPT được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGĐT và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT, cấp độ mật của đề thi tốt nghiệp THPT được quy định như sau: "Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật ngay khi hết giờ làm bài của bài thi/môn thi cuối cùng của Kỳ thi. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “Tối mật” đối với đề thi của các bài thi/môn thi chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của bài thi/môn thi trắc nghiệm và hết hai phần ba (2/3) thời gian làm bài của bài thi tự luận." Theo đó, đề thi tốt nghiệp THPT thuộc cấp độ “Tối mật” trong 03 cấp độ mật của Nhà nước quy định, do đó đề thi tốt nghiệp THPT sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước. Việc tiết lộ trái phép đề thi, đáp án chưa công khai có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đề thi sẽ được giải mật sau khi hết thời gian làm bài đối với đề thi trắc nghiệm, sau 2/3 thời gian làm bài đối với bài thi tự luận. Do đó, sau thời gian này thì các thí sinh có thể công khai đề thi, còn trước thời gian này, việc công khai đề thi sẽ là vi phạm quy định về bảo mật đề thi và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. (2) Quá trình làm đề thi tốt nghiệp THPT được bảo mật thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Quy chế thi tốt nghiệp THPT được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGĐT, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT, việc làm đề thi sẽ được bảo mật như sau: Về địa điểm Khu vực làm đề thi - Là địa điểm an toàn, biệt lập - Được lực lượng công an kiểm tra về an ninh, an toàn, bảo vệ nghiêm ngặt - Có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng ngừa lộ lọt thông tin, phòng cháy, chữa cháy Việc cách ly 03 vòng độc lập của Khu vực làm đề thi được thực hiện như sau: Vòng 1: Cách ly tuyệt đối với bên ngoài - Giám sát chặt chẽ từ khi bắt đầu làm đề thi đến khi thi xong môn cuối cùng - Kiểm tra an ninh, niêm phong cửa sổ Vòng 2: Tiếp giáp vòng 1 và vòng 3, cách ly tuyệt đối với bên ngoài - Giám sát liên lạc bằng điện thoại cố định - Kiểm soát người, đồ vật ra vào Vòng 3: Tiếp giáp vòng 2 và bên ngoài - Đảm bảo an ninh trật tự 24/24h - Kiểm soát người, đồ vật ra vào - Cấp thẻ cho người có nhiệm vụ Việc làm đề thi được bảo vệ tới 3 vòng an ninh để đảm bảo tuyệt đối tính nghiêm minh, công bằng cho kỳ thi. Đề thi tốt nghiệp THPT phải bảo mật tuyệt đối như vậy nhằm ngăn chặn mọi hành vi gian lận, lộ lọt đề thi. (3) Thành viên tham gia làm đề thi THPT phải tuân theo các quy chế nào? Ngoài việc đảm bảo bảo mật tuyệt đối cho đề thi và khu vực làm đề thi, các thành viên làm đề thi và túi đựng đề thi cũng phải tuân theo các quy định về bảo mật hết sức nghiêm ngặt. Cụ thể, căn cứ theo khoản 3, 4 và 5 Điều 16 Quy chế thi tốt nghiệp THPT được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGĐT, các thành viên tham gia làm đề thi và túi đựng đề thi phải tuân thủ theo các quy chế sau đây: Cách ly triệt để: - Các thành viên tham gia làm đề thi phải cách ly hoàn toàn với bên ngoài. - Chỉ được liên lạc bằng điện thoại cố định có loa ngoài khi được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, cuộc điện thoại được ghi âm và đặt dưới sự giám sát của bảo vệ, công an. - Danh sách thành viên tham gia làm đề thi phải được giữ bí mật. Hoạt động trong khu vực cách ly: - Phải đeo phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép. - Chỉ được ra khỏi khu vực sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng, trừ trường hợp đặc biệt được phép. - Khi ra ngoài phải có sự giám sát của công an. Bảo mật phong bì (túi) chứa đề thi: - Làm bằng giấy bền, kín, tối màu, dán chặt, không bong mép. - Có đủ nhãn, dấu niêm phong theo quy định của Bộ GDĐT. - Nội dung in trên túi phải chính xác. Vận chuyển và bàn giao đề thi: - Được giám sát bởi công an. - Túi đề thi được đựng trong thùng có khóa và niêm phong. - Lập biên bản về quá trình giao nhận, vận chuyển. Ngoài ra, để nâng tính bảo mật thành tuyệt đối, máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi dù bị hư hỏng hay không dùng đến thì cũng chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. Có thể thấy, quy trình bảo mật đề thi tốt nghiệp THPT được quy định cụ thể trong văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được đảm bảo an toàn, bảo mật từ khâu làm đề thi, vận chuyển, lưu giữ đến khi sử dụng trong kỳ thi. Do đó, mỗi cá nhân, tổ chức cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện tốt các quy định về bảo mật đề thi, góp phần đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm minh, công bằng, đúng quy trình.
Tài liệu cấp độ Tối mật của TAND là những tài liệu nào?
Các tài liệu trong hoạt động xét xử của TAND là một trong những bí mật của nhà nước. Vậy tài liệu cấp độ Tối mật của TAND là những tài liệu nào? (1) Bí mật của nhà nước có mấy cấp độ? Bí mật của nhà nước là những thông tin quan trọng, không được công khai vì có thể sẽ gây nguy hại cho nhà nước. Theo Điều 8 Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bí mật của nhà nước được chia thành 03 cấp độ bao gồm: - Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật: là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Tối mật: là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Mật: là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Như vậy, dựa trên tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất bí mật nhà nước được phân loại thành 03 cấp độ mật như trên. (2) Tài liệu cấp độ Tối mật của TAND là những tài liệu nào? Các tài liệu trong quá trình xét xử các vụ án của TAND cũng được xem là tài liệu mật. Theo Điều 1 Quyết định 970/QĐ-TTg, bí mật nhà nước cấp độ Tối mật thuộc TAND bao gồm các kế hoạch xét xử, văn bản xin ý kiến, trao đổi của Tòa án nhân dân với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền về việc: - Xử lý, xét xử các vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia - Các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội - Các vụ án tham nhũng nghiêm trọng - Vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. (3) Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ Tối mật là bao nhiêu năm? Theo khoản 1 Điều 19 Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định: Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây: - 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; - 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật; - 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật. Như vậy, với bí mật nhà nước độ Tối mật sẽ có thời hạn bảo vệ là 20 năm, tuy nhiên thời hạn này có thể ngắn hơn và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật (khoản 2 Điều 19 Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018)
Quy định về sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc quản lý Bộ Kế hoạch đầu tư
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hiện nay các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tuân thủ quy chế quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành tại Thông tư 16/2023/TT-BKHĐT. Trong đó việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 16/2023/TT-BKHĐT như sau: Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước - Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm: Sao y bản chính, sao lục và trích sao. Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước - Đối với bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” bao gồm: + Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; + Người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. - Đối với bí mật nhà nước độ “Tối mật” bao gồm: + Những người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước cấp độ "Tuyệt mật"; + Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; + Người đứng đầu Cục, Vụ và tương đương thuộc Tổng cục Thống kê. - Đối với bí mật nhà nước độ "Mật” bao gồm: + Những người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước cấp độ "Tuyệt mật", "Tối mật"; + Người đứng đầu đơn vị cấp phòng các đơn vị thuộc Bộ. Ngoài ra đối với bí mật nhà nước cấp độ "Tuyệt mật", "Tối mật" thì những người có thẩm quyền có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền. - Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác. Quy định về thực hiện sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước - Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải là cán bộ, công chức, viên chức hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước. - Sau khi được người có thẩm quyền cho phép, người được giao nhiệm vụ tiến hành việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Bản sao tài liệu bí mật nhà nước đóng dấu “bản sao số” ở góc trên bên phải tại trang đầu và dấu “bản sao bí mật nhà nước” ở trang cuối của tài liệu sau khi sao, trong đó phải thể hiện số thứ tự bản sao, hình thức sao y bản chính hoặc sao lục, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền cho phép sao và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có). - Bản trích sao tài liệu bí mật nhà nước phải thực hiện theo mẫu “Văn bản trích sao”, trong đó thể hiện đầy đủ nội dung trích sao, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền cho phép sao và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có). Bản trích sao phải đóng dấu độ mật tương ứng với tài liệu trích sao. - Bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có “văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước”, trong đó phải thể hiện tên, loại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, độ mật, thời gian, số lượng, nơi nhận, người thực hiện chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, thẩm quyền cho phép chụp và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có). - Việc sao, chụp phải ghi nhận vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước” để quản lý và theo dõi. - Người được giao nhiệm vụ tiến hành việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước theo đúng số lượng được cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng. - Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu. =>> Như vậy việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc quản lý Bộ Kế hoạch đầu tư quản lý hiện nay được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quy định mới về vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội?
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước, người làm công tác giao liên hoặc văn thư của cơ quan, đơn vị thực hiện; phải thực hiện theo nguyên tắc giữ kín, niêm phong; vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước qua dịch vụ bưu chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bưu chính. Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện như sau Theo khoản 4 Điều 8 Quyết định 1769/QĐ-BHXH 2023 việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau + Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được quản lý bằng “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước” theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA. Bên giao có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin trên sổ. Bên nhận có trách nhiệm ký nhận khi nhận được tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. + Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng theo độ mật. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc. + Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp bì văn bản: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên cơ quan, đơn vị, người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, đơn vị ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A” theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA. + Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” và chữ “C” theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA, tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong. Việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện như sau Theo khoản 5 Điều 8 Quyết định 1769/QĐ-BHXH 2023 văn thư tiếp nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải kiểm tra, đóng dấu “Đến”, ghi số đến, thời gian đến trên bì văn bản, đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến” theo Mẫu số 15 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA và chuyển người có thẩm quyền giải quyết. -Văn thư không bóc bì, chuyển nguyên trạng bì văn bản trong các trường hợp sau: + Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có độ Tuyệt mật (A), chuyển Tổng Giám đốc xử lý. + Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có độ Tối mật (B), chuyển Chánh Văn phòng xử lý. + Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đích danh cá nhân, tổ chức, đơn vị, chuyển theo nơi nhận ghi trên bì văn bản. - Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có độ Mật (C), Văn thư bóc bì, đăng ký và trình Chánh Văn phòng xử lý. - Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà bì văn bản có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên bì văn bản. Nếu người có tên trên bì văn bản đi vắng và trên bì văn bản có dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người được thủ trưởng cơ quan, đơn vị ủy quyền giải quyết. - Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyển đến thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên bì văn bản (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay thủ trưởng cơ quan, đơn vị để có biện pháp xử lý. - Khi thực hiện giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, nơi gửi và nơi nhận phải đối chiếu về số lượng, kiểm tra việc đóng bì, đóng gói tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp phát hiện thiếu số lượng, sai sót trong đóng bì, đóng gói thì nơi nhận yêu cầu nơi gửi bổ sung, xử lý trước khi vào sổ theo dõi và ký nhận. - Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, đơn vị hoặc cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải gửi lại đúng thời hạn ghi trên văn bản. Trên đây là một số quy định về về vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội theo Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1769/QĐ-BHXH 2023 có hiệu lực từ ngày 06/12/2023 .
Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. 1. Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Căn cứ Điều 3 Quyết định 1769/QĐ-BHXH năm 2023 về Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành: - Công tác bảo vệ bí mật nhà nước của ngành BHXH Việt Nam được thực hiện đảm bảo theo các nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước, quy định tại Điều 3 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, các quy định có liên quan và theo các nội dung quy định tại Quy chế này. - Việc soạn thảo, ban hành, quản lý văn bản, tài liệu có nội dung bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước, Quy chế công tác văn thư ngành BHXH Việt Nam và các quy định khác liên quan. - Các thiết bị có liên quan đến việc soạn thảo, lưu trữ, in ấn tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước cần đảm bảo nguyên tắc sau: + Đối với thiết bị do cơ quan BHXH các cấp tự trang bị, trước khi đưa vào sử dụng phải được cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá an ninh mạng, an toàn thông tin,.... + Đối với thiết bị do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp và thiết bị quy định tại điểm a khoản này, khi sử dụng không được kết nối mạng internet, mạng máy tính và mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu. 2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Căn cứ Điều 4 Quyết định 1769/QĐ-BHXH năm 2023 về Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành: - Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật. - Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu trữ trái pháp luật. - Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Soạn thảo, lưu trữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu trữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. - Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu. Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông. - Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. - Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. 3. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Căn cứ Điều 5 Quyết định 1769/QĐ-BHXH năm 2023 về Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành: - Tổng Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh, Giám đốc BHXH huyện (hoặc cấp Phó được ủy quyền) (gọi chung là người có thẩm quyền) có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước. - Việc ủy quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền. - Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác. - Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất. - Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức khác phải xác định độ mật tương ứng. - Trường hợp văn bản có tính chất lặp lại có cùng độ mật thì người có thẩm quyền ban hành văn bản xác định độ mật một lần cho loại văn bản đó. - Các trường hợp ký thừa lệnh, thừa ủy quyền hoặc ký thay mặt phải theo yêu cầu của người có thẩm quyền hoặc có văn bản đề xuất và được sự đồng ý của người có thẩm quyền quyết định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước. - Người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị và chuyển đến đơn vị có chức năng xử lý. Người được giao xử lý phải có văn bản đề xuất người đứng đầu cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ trong quá trình tiếp nhận và xử lý. - Mẫu dấu chỉ độ mật, mẫu văn bản xác định độ mật của bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an (Thông tư số 24/2020/TT-BCA). Như vậy, Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định tại Quyết định 1769/QĐ-BHXH năm 2023. Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
Ai là người có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật Nhà nước?
Việc bảo vệ bí mật nhà nước được quy định chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật và nó đóng vai trò quan trọng đối với lợi ích quốc gia, dân tộc. Vậy ai là người có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật Nhà nước? 1. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước Căn cứ Điều 10 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước được quy định như sau: - Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước và quy định của Luật này. - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước, độ mật, phạm vi lưu hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức khác thì phải xác định độ mật tương ứng. Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất. - Độ mật của bí mật nhà nước được thể hiện bằng dấu chỉ độ mật, văn bản xác định độ mật hoặc hình thức khác phù hợp với hình thức chứa bí mật nhà nước. - Chính phủ quy định chi tiết Điều này. 2. Ban hành danh mục bí mật nhà nước Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước bao gồm: - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý; - Chánh Văn phòng Trung ương Đảng lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng; - Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội lập danh mục bí mật nhà nước của tổ chức chính trị - xã hội; - Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lập danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội; - Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước; - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý. 3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước Căn cứ Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm: - Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật. - Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật. - Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. - Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu. - Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. - Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. - Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông. Như vậy, người có thẩm quyền lập danh mục bí mật nhà nước được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018. Việc bảo vệ bí mật nhà nước được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước.
Bí mật Nhà nước được phân thành mấy cấp độ?
Việc bảo vệ bí mật Nhà nước hiện nay đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của nước ta. Thực tế cho thấy tình trạng để lộ bí mật nhà nước không chỉ gây ra thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Vậy bí mật Nhà nước được phân thành mấy cấp độ? 1. Bí mật Nhà nước là gì? Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bí mật Nhà nước được định nghĩa như sau: - Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. - Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. 2. Phân loại bí mật Nhà nước Theo Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm: - Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. 3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước Căn cứ Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm: - Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. - Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật. - Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật. - Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. - Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu. - Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. - Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. - Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông. Như vậy, bảo vệ bí mật nhà nước cần được chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật và được chia thành 3 cấp độ. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc do đó mỗi cá nhân, mỗi tổ chức cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ bí mật Nhà nước.
Quy định về việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Bảo vệ bí mật nhà nước là hoạt động quan trọng trong việc phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước tránh việc lộ bí mật nhà nước gây ra những nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hiện nay căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm: Tuyệt mật, Tối Mật và Mật. Và trong quá trình bảo vệ bí mật nhà nước sẽ phát sinh hoạt động mà cần phải tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, cụ thể được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018. Những trường hợp tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước: - Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc . Yêu cầu khi thực hiện tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước: - Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước; - Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng; - Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước: - Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nướcquy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý; - Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc được thực hiện như sau: - Người có thẩm quyền tiêu hủy quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; - Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan; - Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền; - Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác có liên quan. =>> Theo đó việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định nêu trên.
Phá đường dây mua bán thiết bị gian lận thi cử cận kề kỳ thi THPT năm 2023
Vừa qua, trên các trang báo điện tử đưa tin về việt lực lượng công an vừa triệt phá 2 đường dây mua bán thiết bị gian lận thi cử siêu nhỏ với quy mô lớn cận kề kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Theo báo điện tử VTV đưa tin, hôm qua, ngày 26/6/2023, lực lượng công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an và Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội triệt phá đường dây mua bán thiết bị gian lận thi cử với quy mô lớn trên phạm vi cả nước. Cụ thể, qua công tác đảm bảo an ninh mạng và thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, cuối tháng 5/3023, Công an tỉnh Lâm Đồng phát hiện 2 nhóm đối tượng sử dụng không gian mạng để rao bán các thiết bị hỗ trợ gian lận thi cử. Các đối tượng này chủ yếu giao dịch qua ứng dụng Zalo hoặc Facebook mời chào mua bán các loại camera wifi siêu nhỏ, tai nghe siêu nhỏ, thiết bị định vị hỗ trợ gian lận thi cử cho các đối tượng trên địa bàn của tỉnh. Đến ngày 23/6/2023, lực lượng Công an triệu tập đối tượng để làm rõ hành vi sử dụng Facebook, đăng tải nhiều bài viết "bán, cho thuê thiết bị siêu nhỏ để gian lận thi cử". Ngoài ra, kiểm tra hành chính nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra phát hiện 10 bộ thiết bị tai nghe siêu nhỏ, 10 điện thoại Nokia có gắn micro nhỏ cùng nhiều linh kiện điện tử phục vụ cho gian lận thi cử. Vì nhu cầu ngày càng tăng của học sinh, sinh viên về các loại thiết bị gian lận công nghệ cao, đối tượng đã liên hệ đặt hàng từ nước ngoài, mang về Việt Nam bán kiếm lời. Trong những năm vừa qua, đối tượng đã bán hàng trăm bộ thiết bị như vậy. Các bộ thiết bị này được đối tượng rao bán trên mạng với giá 1-6 triệu đồng/ bộ. Đáng chú ý, đối tượng còn tổ chức đường dây gian lận, "bao đậu" trong các kỳ thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ cho nhiều người trên cả nước với giá giao động 5-14 triệu đồng/ chứng chỉ. Hành vi mua bán thiết bị gian lận trong thi cử bị xử lý thế nào? Theo cơ quan Công an khuyến cáo: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định 531/QĐ-TTg ngày 19/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ tối mật. Việc sử dụng các thiết bị ngụy trang, siêu nhỏ có tính năng ghi âm, ghi hình, đàm thoại 2 chiều gây lộ đề trong các kỳ thi nói trên là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước (Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015). Người thực hiện hành vi gian lận trong thi cử còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gian lận trong thi cử về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 10 năm đến 15 năm (Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015). Tham khảo: Đề thi THPT quốc gia có phải là bí mật nhà nước? Căn cứ Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT) có quy định khu vực ra đề thi, in sao đề thi và các yêu cầu bảo mật đề thi như sau: - Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật sau khi kết thúc công tác coi thi của kỳ thi. - Việc ra đề thi, in sao đề thi (gọi chung là làm đề thi) phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được lực lượng công an kiểm tra về an ninh, an toàn, bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi cho đến hết thời gian thi môn cuối cùng của kỳ thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng ngừa lộ lọt thông tin, PCCC. - Các thành viên tham gia làm đề thi đều phải cách ly triệt để với bên ngoài. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi thì các thành viên mới được phép liên hệ với bên ngoài bằng điện thoại cố định, có loa ngoài, có ghi âm dưới sự giám sát của bảo vệ, công an. - Danh sách những người tham gia làm đề thi phải được giữ bí mật trước, trong và sau kỳ thi. Người làm việc trong khu vực cách ly phải đeo phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép, chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. - Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép ra khỏi khu vực cách ly dưới sự giám sát của công an. - Phong bì (túi) chứa đề thi để vận chuyển và bàn giao đề thi từ nơi làm đề thi đến Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, các Hội đồng thi/ Điểm thi phải được làm bằng giấy đủ độ bền, kín, tối màu và được dán chặt, không bong mép, có đủ nhãn, dấu niêm phong; nội dung in trên túi phải theo đúng quy định của Bộ GDĐT. - Toàn bộ quá trình vận chuyển và bàn giao đề thi phải được công an giám sát; các túi chứa đề thi phải được đựng trong các thùng có khóa và được niêm phong; phải lập biên bản về quá trình giao nhận, vận chuyển. - Máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. Theo đó, đề thi THPT quốc gia được quy định là danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật sau khi kết thúc công tác coi thi của kỳ thi. Xem bài viết liên quan tại Làm lộ đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?
Làm lộ đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?
Trong những năm gần đây, lộ đề thi THPT quốc gia là chủ đề được bàn tán nhiều sau mỗi kỳ thi THPT quốc gia. Khi các con điểm cao ngất ngưởng của những thí sinh gian lận từ bài thi đã làm phẫn nộ nhiều người, làm mất đi tính công bằng của kỳ thi quan trọng này. Đặc biệt phải nói đến trách nhiệm của những người có nghĩa vụ phải bảo mật những bộ đề thi quan trọng này, vậy làm lộ đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao? 1. Đề thi THPT quốc gia có phải là bí mật nhà nước? Căn cứ Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT) có quy định khu vực ra đề thi, in sao đề thi và các yêu cầu bảo mật đề thi như sau: - Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật sau khi kết thúc công tác coi thi của kỳ thi. - Việc ra đề thi, in sao đề thi (gọi chung là làm đề thi) phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được lực lượng công an kiểm tra về an ninh, an toàn, bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi cho đến hết thời gian thi môn cuối cùng của kỳ thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng ngừa lộ lọt thông tin, PCCC. - Các thành viên tham gia làm đề thi đều phải cách ly triệt để với bên ngoài. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi thì các thành viên mới được phép liên hệ với bên ngoài bằng điện thoại cố định, có loa ngoài, có ghi âm dưới sự giám sát của bảo vệ, công an. - Danh sách những người tham gia làm đề thi phải được giữ bí mật trước, trong và sau kỳ thi. Người làm việc trong khu vực cách ly phải đeo phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép, chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. - Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép ra khỏi khu vực cách ly dưới sự giám sát của công an. - Phong bì (túi) chứa đề thi để vận chuyển và bàn giao đề thi từ nơi làm đề thi đến Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, các Hội đồng thi/ Điểm thi phải được làm bằng giấy đủ độ bền, kín, tối màu và được dán chặt, không bong mép, có đủ nhãn, dấu niêm phong; nội dung in trên túi phải theo đúng quy định của Bộ GDĐT. - Toàn bộ quá trình vận chuyển và bàn giao đề thi phải được công an giám sát; các túi chứa đề thi phải được đựng trong các thùng có khóa và được niêm phong; phải lập biên bản về quá trình giao nhận, vận chuyển. - Máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. Theo đó, đề thi THPT quốc gia được quy định là danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật sau khi kết thúc công tác coi thi của kỳ thi. 2. Trách nhiệm của người ra đề thi THPT quốc gia Căn cứ khoản 3 Điều 17 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định Hội đồng ra đề thi tuân thủ theo nguyên tắc làm việc như sau: - Các Tổ ra đề thi và các thành viên khác của Hội đồng ra đề thi làm việc độc lập và trực tiếp với lãnh đạo Hội đồng ra đề thi; người được giao nhiệm vụ nào, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó, không được tham gia các nhiệm vụ khác. - Mỗi thành viên của Hội đồng ra đề thi phải chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung của đề thi và bảo đảm bí mật, an toàn đề thi theo đúng chức trách của mình và theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. * Ngoài ra Hội đồng ra đề thi THPT quốc gia cũng có nhiệm vụ sau: - Tổ chức soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của đề chính thức và đề dự bị; - In sao đề thi đúng quy định, đủ số lượng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia; đóng gói, niêm phong, bảo quản đề thi và bàn giao đề thi gốc cho Tổ Vận chuyển và bàn giao đề thi của Ban chỉ đạo cấp quốc gia; - Bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm trong khu vực ra đề thi từ lúc bắt đầu soạn thảo đề thi cho đến hết thời gian thi của môn cuối cùng của kỳ thi; - Đề nghị Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên Hội đồng ra đề thi. * Chủ tịch Hội đồng ra đề thi điều hành toàn bộ hoạt động ra đề thi theo nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng ra đề thi; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GDĐT về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng ra đề thi theo quy định của Quy chế này. * Các thành viên của Hội đồng ra đề thi chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi. 3. Truy cứu hình sự tội làm lộ bí mật nhà nước (1) Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước Theo Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) vi phạm tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước bị xử lý như sau: - Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: + Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật. + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. + Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: + Có tổ chức; + Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. (2) Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước Căn cứ Điều 338 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước như sau: - Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật; + Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người ra đề thi THPT quốc gia có trách nhiệm phải bảo vệ đề thi cho đến khi bí mật được giải. Theo đó, đề thi THPT quốc gia được quy định là bí mật nhà nước có độ tối mật. Trường hợp người cố ý vi phạm tội làm lộ bí mật nhà nước có thể bị truy cứu hình sự lên đến 15 năm tù hoặc vô ý có thể đối mặt cao nhất là 7 năm tù.
Bí mật nhà nước là gì?. Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 được ban hành xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác bảo vệ bí mật nhà nước, trên cơ sở kế thừa những quy định còn nguyên giá trị của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 và bổ sung những quy định mới phù hợp với thực tiễn bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình hiện nay, vừa bảo đảm cho hoạt động giữ gìn an ninh, trật tự được thuận lợi, vừa bảo đảm quyền con người, quyền công dân; đồng thời bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Bí mật nhà nước là gì? Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định: Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước. Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật. (Điều 3 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018) Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước Tại Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước như sau: Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật. Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu. Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu. Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông. Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 19/5/2023 ban hành Theo đó, Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm: (1) Đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai. (2)Thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài cần được bảo vệ theo yêu cầu của bên cử đi đào tạo. Bí mật nhà nước độ Mật gồm: (1) Văn bản có nội dung phản ánh, nhận xét, đánh giá về thực trạng tư tưởng, đời sống của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên có tác động tiêu cực đến chính trị, an ninh, đối ngoại, trật tự an toàn xã hội. (2) Thông tin về địa điểm ra đề thi và in sao đề thi; thông tin về nhân sự của Hội đồng/Ban ra đề thi và in sao đề thi; phương án vận chuyển, bảo quản, lưu trữ và bảo vệ đề thi của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế, khu vực chưa công khai. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2023 và thay thế Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 10/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực Giáo dục Đào tạo.
Trách nhiệm an toàn an ninh mạng của công chức làm việc tại Bộ Tài chính
Ngày 19/5/2023 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023 Ban hành Quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ Tài chính quy định trách nhiệm an toàn an ninh mạng của công chức làm việc tại Bộ Tài chính như sau: (1) Hướng dẫn xử lý khi lộ mật khẩu Đảm bảo an toàn mật khẩu các tài khoản thông tin mà người dùng được cấp, theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Quy chế kèm theo Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023. Nếu phát hiện có dấu hiệu lộ mật khẩu, thực hiện các việc sau: - Đổi mật khẩu tại máy tính làm việc tại cơ quan. - Quét mã độc trên các thiết bị của cá nhân đã lường được sử dụng để truy cập thư điện tử công vụ hoặc các ứng dụng của Bộ Tài chính trước đó. - Cung cấp thông tin về sự việc, hiện lượng cho bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của Cục Tin học và Thống kê tài chính. (2) Sử dụng tài khoản định danh cá nhân khi đăng nhập vào máy tính có kết nối vào mạng nội bộ. (3) Đăng nhập máy tính sử dụng mạng nội bộ Truy cập sử dụng Internet từ máy tính có kết nối mạng nội bộ phải thông qua hệ thống Internet an toàn do Cục Tin học và Thống kê tài chính thiết lập. (4) Không lưu thông tin ngoài phạm vi công việc trên ổ đĩa cơ quan Không lưu thông tin ngoài phạm vi công việc và hoạt động của cơ quan trên ô đĩa mạng. Chia sẻ thông tin trên ổ đĩa mạng đúng phạm vi cần chia sẻ. - F:cá nhân người dùng. - P: phòng/đơn vị cấp tương dương. - O: Vụ/Cục/Đơn vị cấp tương đương. - T: toàn bộ người dùng tại trụ sở Bộ. Xóa thông tin trên ổ đĩa mạng do bản thân tạo ra sau khi thông tin hết giá trị sử dụng. (5) Hướng dẫn xử lý khi nhận được thư rác, mã độc Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện thư điện tử nhận được là thư rác, thư giả mạo, người dùng chuyển tiếp thư này cho bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của Cục Tin học và Thống kê tài chính để áp dụng biện pháp ngăn chặn và thực hiện các nội dung sau: - Không mở các địa chỉ trong nội dung thư, mở tệp đính kèm hoặc thực hiện theo hướng dẫn của thư điện tử có địa chỉ nhận không rõ nguồn gốc. - Không mở thư điện tử công vụ và các phần mềm nội bộ của Bộ Tài chính trên máy tính công cộng hoặc máy tính không đáp ứng yêu cầu. - Không sử dụng địa chỉ thư điện tử công vụ để đăng kỷ sử dụng các ứng dụng, dịch vụ ngoài phạm vi công việc. Mã hóa (đặt mật khẩu) các tệp tin có nội dung nhạy cảm trước khi gửi qua thư điện tử và gửi mật khẩu cho người nhận bằng phương thức khác. (6) Mã hóa các tệp trước khi mở, không để lộ thông tin ra bên ngoài Thực hiện quét mã độc thiết bị lưu trữ ngoài (thẻ nhớ, 0 đĩa ngoài,...) trước khi sử dụng. Bảo vệ thiết bị lưu trữ ngoài, không để thất thoát thông tin, tài liệu của cơ quan. Mã hóa (đặt mật khẩu) các tệp tin có nội dung nhạy cảm khi lưu trữ trên thiết bị lưu trữ ngoài và xóa thông tin, tài liệu của cơ quan trên thiết bị lưu trữ ngoài sau khi hoàn thành xử lý công việc cần sử dụng thiết bị lưu trữ ngoài. (7) Soạn thảo văn bản chứa nội dung bí mật nhà nước phải thực hiện trên máy tính chuyên biệt Thực hiện soạn thảo văn bản chứa nội dung bí mật nhà nước, lưu trữ tài liệu mật tại máy tính được trang bị cho việc soạn thảo, lưu trữ văn bản mật theo quy định. Không sử dụng thiết bị lưu trữ ngoài để lưu thông tin, tài liệu mật, trừ trường hợp có áp dụng các biện pháp mã hóa do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp. (8) Phân công xử lý từng cá nhân quản lý dữ liệu Đối với bí mật công tác, bí mật kinh doanh, dữ liệu cá nhân do người dùng được phân công xử lý: - Áp dụng mã hóa dữ liệu trong trường hợp cần lưu trữ, truyền dựa trên môi trường mạng hoặc thiết bị lưu trữ ngoài. - Giới hạn phạm vi truy cập trong phạm vi các cá nhân có trách nhiệm tham gia xử lý. (9) Khóa máy tính khi rời khỏi nơi đặt máy tính; tắt máy tính khi rời khỏi cơ quan. (10) Quét mã độc thường xuyên máy tính người dùng tự trang bị Cập nhật bản vá hệ điều hành và quét mã độc thường xuyên máy tính xách tay hoặc máy do người dùng tự trang bị và sử dụng để truy cập ứng dụng của Bộ Tài chính từ Internet. (11) Phối hợp điều tra nguyên nhân gây mất an toàn an ninh mạng Phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính trong việc triển khai các biện pháp an toàn an ninh mạng trên máy tính của người dùng, gỡ mã độc, điều tra nguyên nhân mất an toàn an ninh mạng liên quan đến người dùng hoặc máy tính của người dùng. Xem thêm Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023 có hiệu lực ngày 19/5/2023 thay thế Quyết định 201/QĐ-BTC năm 2018
Chính phủ ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục năm 2023
Ngày 19/5/2023 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 531/QĐ-TTg năm 2023 ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Theo đó, Chính phủ ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục năm 2023 như sau: (1) Bí mật nhà nước độ Tối mật lĩnh vực giáo dục năm 2023 - Đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai. - Thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài cần được bảo vệ theo yêu cầu của bên cử đi đào tạo. (So với Quyết định 809/QĐ-TTg năm 2020 đã loại bỏ nội dung thuộc độ Tối mật về kế hoạch, chương trình hành động, báo cáo, tài liệu kèm theo báo cáo của Bộ GD&ĐT thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển GD&ĐT trực tiếp phục vụ chiến lược an ninh, quốc phòng chưa công khai). (2) Bí mật nhà nước độ Mật lĩnh vực giáo dục năm 2023 - Văn bản có nội dung phản ánh, nhận xét, đánh giá về thực trạng tư tưởng, đời sống của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên có tác động tiêu cực đến chính trị, an ninh, đối ngoại, trật tự xã hội. - Thông tin về địa điểm ra đề thi và in sao đề thi; thông tin về nhân sự của Hội đồng/Ban ra đề thi và in sao đề thi; phương án vận chuyển, bảo quản, lưu trữ và bảo vệ đề thi của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế, khu vực chưa công khai. So với trước đó, quy định hiện hành giảm bớt các chuyên mục sau đây ra khỏi bí mật nhà nước thuộc độ Mật: - Báo cáo về thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục của các tổ chức tôn giáo có ảnh hưởng đến chính trị, quốc phòng, an ninh chưa công khai. - Kế hoạch, công văn, báo cáo về công tác dân tộc, tôn giáo có liên quan đến đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo chưa công khai. - Báo cáo và các công văn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về an ninh chính trị đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên chưa công khai. - Hồ sơ về xét tuyển sinh viên tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị hằng năm chưa công khai. - Vũ khí bộ binh hoán cải phục vụ cho giáo dục quốc phòng và an ninh. - Chương trình, dự án, đề án của BG&ĐT trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chưa công khai. Xem thêm Quyết định 531/QĐ-TTg năm 2023 có hiệu lực từ ngày ban hành thay thế Quyết định 809/QĐ-TTg năm 2020
Quy định về phân loại độ mật, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Do đó việc bảo vệ bí mật nhà nước là hoạt động quan trọng trong việc phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước tránh việc lộ bí mật nhà nước gây ra những nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Phân loại độ mật của bí mật nhà nước Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật theo quy định tại Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bao gồm: - Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc; - Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước - Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn tại Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018: + 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; + 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật; + 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật. - Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định trên và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật. - Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước. Ngoài ra thời hạn bảo vệ bí mật nhà được được gia hạn theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 như sau: - Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được gia hạn nếu việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. - Chậm nhất 60 ngày trước ngày hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước. Mỗi lần gia hạn không quá thời hạn quy định về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước nêu trên. - Bí mật nhà nước sau khi gia hạn phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn. - Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày gia hạn, cơ quan, tổ chức đã gia hạn phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc gia hạn có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
03 trường hợp Quốc hội sẽ thực hiện giải mật bí mật nhà nước
Ngày 28/3/2023 UBTVQH ban hành Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 Ban hành Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, UBTVQH, Tổng Thư ký Quốc hội, UBDT, các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH. Theo đó, 03 trường hợp sau đây UBTVQH sẽ quyết định giải mật bí mật nhà nước: (1) Bí mật nhà nước sẽ đương nhiên được giải mật - Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và thời gian gia hạn theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Đối với trường hợp này không thực hiện quy trình giải mật; không phải đóng dấu giải mật. - Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước. Trường hợp này, cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước có trách nhiệm đóng dấu “GIẢI MẬT” vào tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước lưu giữ tại cơ quan, đơn vị. - Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Quốc hội, UBTVQH, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu cơ quan ban hành văn bản giải mật, thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. (2) Giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn Trường hợp cần giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập, hợp tác quốc tế được quy định như sau: - Thành lập Hội đồng giải mật đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước. - Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch Quốc hội ủy quyền xem xét, quyết định. - Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quổc hội, các cơ quan thuộc ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu cơ quan xem xét, quyết định. - Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của đơn vị có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu đơn vị xem xét, quyết định. (3) Giải mật một phần bí mật nhà nước Trường hợp giải mật một phần thì nội dung giải mật được đưa vào quyết định giải mật. Trường hợp giải mật toàn bộ bí mật nhà nước thì sau khi quyết định giải mật phải đóng dấu giải mật trên tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày có quyết định giải mật, cơ quan, đơn vị tiến hành giải mật có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Đối với bí mật nhà nước của Quốc hội, UBTVQH, căn cứ quyết định giải mật của Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc, Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc được quy định như sau: - Định kỳ hằng năm hoặc trước khi kết thúc nhiệm kỳ hoặc khi thấy cần thiết cơ quan, đơn vị có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước để báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; - Người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; - Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm: Đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; người được phân công thực hiện nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị; các thành viên khác có liên quan; - Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này quyết định; - Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm: văn bản thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và các tài liệu khác có liên quan. Xem thêm Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 có hiệu lực ngày 28/3/2023.
Khi nào công dân không được chụp ảnh, quay phim
Chụp ảnh, quay phim có lẽ là một trong những thói quen muốn ghi lại khoảnh khắc, kỷ niệm của một người. Thói quen này có thể tốt hoặc cũng có thể để lại nhiều tác hại xấu. Tại một số nơi người dân cần lưu ý sẽ có thông báo cấm chụp ảnh, ghi hình hoặc nó đã trở thành luật bất thành văn mà người dân phải biết. Việc chụp ảnh, ghi hình có thể gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức hay an ninh quốc gia và nhiều hệ lụy khác. Để tránh bị xử phạt, vậy những địa điểm nào và khi nào thì công dân bị không được chụp ảnh, quay phim? 1. Nghiêm cấm chụp ảnh, quay phim ảnh hưởng đến bí mật đời tư Bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu sự kiện, hoàn cảnh về đời tư của cá nhân mà người khác không được loan truyền nếu không được người đó đồng ý hoặc pháp luật cho phép. Bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Chụp ảnh, quay phim là quyền của cá nhân và được nhà nước khuyến khích quảng bá hình ảnh văn hóa của đất nước tới cộng đồng trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, người có hành vi trên cũng cần lưu ý một số quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: (1) Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình - Trong trường hợp cá nhân chụp mà có sử dụng hình ảnh của người khác trong dữ liệu hình ảnh, video mà mình ghi được thì phải được người đó đồng ý. - Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. (2) Sử dụng hình ảnh không cần có sự đồng ý - Như đã nói ở trên, nhà nước luôn khuyến khích các cá nhân, tổ chức làm đẹp hình ảnh đất nước và truyền tải thông điệp tốt đẹp đến cộng đồng. Thì hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng không cần phải xin phép. - Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Lưu ý: Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm đến hình ảnh cá nhân thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc chụp hình, quay phim đối với cá nhân mà không cần phải có sự đồng ý đó chính là chụp hình, ghi hình cảnh sát đang làm nhiệm vụ. Theo khoản 3 Điều 4 Luật Công an nhân dân 2018 quy định nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân được thực hiện như sau: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Như vậy, việc công dân chụp hình, ghi hình cảnh sát cụ thể là cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ thì không bị xem là xâm phạm bí mật đời tư mà đang thực hiện quyền giám sát của nhân dân. 2. Nghiêm cấm chụp ảnh, quay phim ảnh hưởng đến bí mật nhà nước Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hiện nay, để bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh quốc gia nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 nhằm ngăn chặn việc hình ảnh, tư liệu, thông tin quốc gia bị lộ ra ngoài làm ảnh hưởng đến đất nước. Theo đó, Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định các hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm khi có liên quan đến bí mật nhà nước: Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước. Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông. Việc cấm chụp hình, ghi hình tại các cuộc họp, lưu lại tư liệu chưa được cơ quan nhà nước cho phép thì xem như vi phạm các quy định về bí mật nhà nước. Ngoài ra, một số địa điểm có đặt biển báo cấm ghi hình, chụp hình tại trụ sở cơ quan, tổ chức thì người dân phải nên tuân theo như cơ quan chính quyền, bảo tàng nghệ thuật, công trình chưa được công bố,... 3. Cấm chụp hình, quay phim tại cảng hàng không Cảng hàng không chắc hẳn trong thời gian qua đã làm chúng ta chú ý với những quyết định xử phạt nặng khi mà người dân đã vi phạm các quy định nghiêm cấm tại sân bay. Cụ thể, đó là chụp hình, ghi hình tại địa điểm sân bay. Căn cứ khoản 9 Điều 32 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT (sửa đổi bởi Thông tư 41/2020/TT-BGTVT) về việc ghi âm, ghi hình trong khu vực hạn chế quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hoặc tại các điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc trong nơi làm việc của cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng hàng không phải được đơn vị chủ quản cho phép bằng văn bản, trừ các trường hợp sau đây: Việc ghi âm, ghi hình thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước thực hiện theo các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước. - Ghi âm, ghi hình tại phòng chờ lên tàu bay, chờ lấy hành lý mà không phải điểm kiểm tra an ninh hàng không. - Cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không ghi âm, ghi hình phục vụ công vụ theo thẩm quyền, trách nhiệm được giao. *Những địa điểm cụ thể bao gồm: - Khu vực cách ly, khu vực từ điểm kiểm tra an ninh đối với nhân viên nội bộ trước khi vào khu vực hạn chế vào bên trong nhà ga. - Khu vực sân bay. - Khu vực phân loại hành lý. - Khu vực dành cho hành khách quá cảnh. - Khu vực phân loại, lưu giữ, chất xếp hàng hóa, bưu gửi. - Nhà khách phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay ưu tiên. - Khu vực giao nhận hành lý cho hành khách tại nhà ga đến. - Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt tàu bay. - Khu vực sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn. - Khu vực kho nhiên liệu cung cấp cho tàu bay. - Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không; Trung tâm khẩn nguy hàng không quốc gia. - Trung tâm kiểm soát đường dài, cơ sở kiểm soát tiếp cận, trung tâm quản lý luồng không lưu; - Đài kiểm soát tại sân bay, trạm ra-đa kiểm soát không lưu, trạm thông tin điều hành bay; - Trạm cấp điện, cấp nước của cảng hàng không, sân bay (nằm ngoài khu vực hạn chế nhà ga, sân bay); - Khu vực từ điểm soi chiếu hành lý ký gửi vào bên trong nhà ga; - Khu vực từ điểm soi chiếu hàng hóa, bưu gửi để vận chuyển bằng tàu bay vào bên trong nhà ga, nhà kho; - Khu vực lắp đặt các thiết bị điều khiển trung tâm của hệ thống kỹ thuật nhà ga, sân bay, kiểm soát cổng cửa ra vào nhà ga, sân bay, quản lý tòa nhà. Trên đây, là tổng hợp một số địa điểm, khu vực và đối tượng mà người dân bị hạn chế hoặc bị cấm hành vi chụp hình, ghi hình tư liệu mà chưa có sự cho phép của cá nhân, tổ chức đó. Ngoài những vấn đề đó ra thì người dân được nhà nước khuyến khích quảng bá hình ảnh đất nước thông qua hình ảnh, tư liệu.
Mua bán tài liệu bí mật của nhà nước bị xử lý thế nào?
Tội cố ý làm lộ bí mật công tác, chiếm đoạt, mua bán tài liệu bí mật nhà nước là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi cố ý này xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh, an toàn bí mật Nhà nước được quy định trong luật bảo vệ bí mật Nhà nước. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định như thế nào đucợ gọi là bí mật nhà nước, mua bán tài liệu bí mật nhà nước sẽ bị xử lý như thế nào? Bí mật nhà nước là gì? Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định: Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước. Mua bán tài liệu bí mật nhà nước là gì? Theo đó, mua bán tài liệu bí mật Nhà nước, được hiểu là hành vi dùng tiền của để trao đổi, sao chép, chụp lại… tài liệu được xác định là bí mật Nhà nước (hoặc ngược lại). Tội cố ý mua bán tài liệu bí mật nhà nước xử lý thế nào? Theo Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 125 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước như sau: Thứ nhất, người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của BLHS 2015, thì bị phạt tù từ 02-07 năm. Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05-10 năm: - Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa. Thứ ba, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10-15 năm: - Có tổ chức; - Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Ngoài việc áp dụng xử phạt trên thì người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm. Như vậy, đối với tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước thì mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm. Ngoài ra, khi xác định hành vi cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về bí mật nhà nước như: Luật Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 15/11/2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020, Nghị định 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và đặc biệt là các quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về danh mục bí mật nhà nước của từng cơ quan là tài liệu không thể thiếu khi xác định hành vi phạm tội… Vô ý làm lộ bí mật nhà nước có bị phạt tù không? Theo Điều 338 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm s, o Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định như sau: – Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. – Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật; + Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, chế độ chính trị; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm. Như vậy, cá nhân dù là vô ý làm lộ bí mật vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt khá cao. Do đó, cá nhân nên chú ý cẩn thận thực hiện công tác bảo quản thông tin; tài liệu là bí mật nhà nước thuộc thầm quyền của mình.