Bình đẳng giới cần được cân bằng và hiểu đúng
Nam và nữ đã bình đẳng giới chưa? Đây là câu chuyện muôn thuở từ trước đến nay, luôn đặt lên bàn cân xã hội bàn luận. Trước đây, việc trọng nam khinh nữ luôn xảy ra trong xã hội. Khi mà nữ không có trọng lượng trong lời nói, giá trị trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Mọi chuyện lớn nhỏ từ trong nhà ra xã hội đều là đàn ông lo và quản hết, trong khi đó, phụ nữ chỉ có thể quản vài việc nhỏ trong nhà như bếp núc, chi tiêu ở mức độ nào đó chưa kể có thời phải nạp thiếp cho chồng. Rõ nhất là ở xã hội họ không có một quyền cơ bản nào như nam giới. Thời điểm hiện tại với xã hội phát triển qua từng giờ, thì việc trọng nam khinh nữ này đã trở thành thiểu số trong xã hội. Đồng thời, phụ nữ ngày một càng khẳng định vị trí, giá trị của mình trên mọi phương diện lĩnh vực và có những thành công nhất định của mỗi người. Đồng thời trên phương diện pháp luật đang có những quy định về vấn đề này như Điều 13 Hiến pháp 2013: 1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội Tuy nhiên, nhìn rõ vào hiện thực việc bình đẳng giới nữ có vẻ như đang quay về quá khứ, khi mà có những người quá bám vào việc này mà gây mất bình đẳng giới của nam. Cụ thể, những việc mà nam giới làm được thì thời nay phụ nữ có thể nói là làm được hết như kiếm tiền, hưởng quyền lợi ngang nhau từ công việc xã hội đến gia đình, ngược lại nam giới cũng thế những việc trước đây họ cho là tự hạ thấp mình cũng làm được hết như nội trợ,… Nhưng có việc như chỉ phụ nữ mới được đánh đàn ông còn ngược lại, đàn ông không được hạ cẳng chân thượng cẳng tay với phụ nữ dù trong bất kỳ lý đó nào đi chăng nữa, hay có người còn tỏ vẻ khinh những người đàn ông ở nhà nội trợ là không đáng mặt đàn ông, hoặc có ý kiến cho rằng đàn ông phải nhường phụ nữ và còn rất nhiều vấn đề. Và nhìn nhận nó như việc “bình đẳng giới là đấu tranh cho phụ nữ, chống lại đàn ông”. Cần hiểu đúng vấn đề. Có thể mỗi cá nhân chúng ta, mỗi ngày có thể thấy các vấn đề trên có người lên tiếng nói tiếng công bằng có người lại cho nó là dĩ nhiên, có người tham gia theo phòng trào. Vậy vấn đề ở đây cần phân biệt là rõ bình đẳng giới và sứ mệnh của mỗi giới. Khi nữ giới đang được công nhận và bình đẳng ở mọi khía cạnh, thì nam giới đang bị bất công ở khía cạnh nào đó. Có người bảo rằng không có phụ nữ thì “ai duy trì dân số “ nhưng đây là sứ mệnh là thiên chức của họ và ai cũng rất tôn trọng, nếu nhìn rộng ra nam giới cũng có đóng góp trong đó. Ngoài ra cũng nên nhìn rõ đâu là bình đẳng đâu là lịch sự, ví dụ như việc nhường phụ nữ việc gì đó hay phụ việc nào đó thì đây là phép lịch sự ga lăng chứ không phải là trách nhiệm của họ phải làm. Trong Điều 4 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về Mục tiêu bình đẳng giới: Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Đây là mục tiêu không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới cũng rất quan tâm Vậy chúng ta cần hiểu rõ hơn về bình đẳng giới để xóa bỏ rào cản, cùng hoàn thiện và phát triển.
Đến năm 2025, cứ 10 giám đốc doanh nghiệp ở VN thì sẽ có 3 người là nữ?
Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới - Minh họa Đây là một trong những mục tiêu của Chính phủ được đề ra tại Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, ban hành kèm theo Nghị quyết 28/NQ-CP ngày 3/3/2021. Mục tiêu thứ 2 của Chiến lược nằm trong lĩnh vực kinh tế, lao động, cụ thể có 3 chỉ tiêu: - Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên đạt 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030. - Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030. - Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Như vậy, Việt Nam sẽ phấn đấu để đến 2025, cứ 10 nữ giám đốc thì có khoảng 3 người là nữ Ngoài ra, một điểm đáng chú ý nữa trong Nghị quyết là Mục tiêu trong đời sống gia đình, và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Trong đó có những chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu 1: Giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ còn 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm 2030 so với nam giới. - Chỉ tiêu 2: Đến năm 2025 đạt 80% và đến 2030 đạt 90% người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản; Đến năm 2025 đạt 50% và đến năm 2030 đạt 70% người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn. - Chỉ tiêu 3: Từ năm 2025 trở đi, 100% số nạn nhân bị mua bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng. - Chỉ tiêu 4: Đến năm 2025 có 70% và năm 2030 có 100% cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Điều này có nghĩa, nếu một ngày nam giới bỏ ra 2 tiếng/1 ngày làm việc nhà không công thì phụ nữ chỉ phải bỏ ra 3,4 tiếng cho công việc tương tự! Tất nhiên, đây chỉ là kế hoạch, hoàn thành hay không phụ thuộc phần lớn vào ý thức của tất cả chúng ta! Xem chi tiết Nghị quyết tại file đính kèm dưới đây.
Bình đẳng giới cần được cân bằng và hiểu đúng
Nam và nữ đã bình đẳng giới chưa? Đây là câu chuyện muôn thuở từ trước đến nay, luôn đặt lên bàn cân xã hội bàn luận. Trước đây, việc trọng nam khinh nữ luôn xảy ra trong xã hội. Khi mà nữ không có trọng lượng trong lời nói, giá trị trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Mọi chuyện lớn nhỏ từ trong nhà ra xã hội đều là đàn ông lo và quản hết, trong khi đó, phụ nữ chỉ có thể quản vài việc nhỏ trong nhà như bếp núc, chi tiêu ở mức độ nào đó chưa kể có thời phải nạp thiếp cho chồng. Rõ nhất là ở xã hội họ không có một quyền cơ bản nào như nam giới. Thời điểm hiện tại với xã hội phát triển qua từng giờ, thì việc trọng nam khinh nữ này đã trở thành thiểu số trong xã hội. Đồng thời, phụ nữ ngày một càng khẳng định vị trí, giá trị của mình trên mọi phương diện lĩnh vực và có những thành công nhất định của mỗi người. Đồng thời trên phương diện pháp luật đang có những quy định về vấn đề này như Điều 13 Hiến pháp 2013: 1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội Tuy nhiên, nhìn rõ vào hiện thực việc bình đẳng giới nữ có vẻ như đang quay về quá khứ, khi mà có những người quá bám vào việc này mà gây mất bình đẳng giới của nam. Cụ thể, những việc mà nam giới làm được thì thời nay phụ nữ có thể nói là làm được hết như kiếm tiền, hưởng quyền lợi ngang nhau từ công việc xã hội đến gia đình, ngược lại nam giới cũng thế những việc trước đây họ cho là tự hạ thấp mình cũng làm được hết như nội trợ,… Nhưng có việc như chỉ phụ nữ mới được đánh đàn ông còn ngược lại, đàn ông không được hạ cẳng chân thượng cẳng tay với phụ nữ dù trong bất kỳ lý đó nào đi chăng nữa, hay có người còn tỏ vẻ khinh những người đàn ông ở nhà nội trợ là không đáng mặt đàn ông, hoặc có ý kiến cho rằng đàn ông phải nhường phụ nữ và còn rất nhiều vấn đề. Và nhìn nhận nó như việc “bình đẳng giới là đấu tranh cho phụ nữ, chống lại đàn ông”. Cần hiểu đúng vấn đề. Có thể mỗi cá nhân chúng ta, mỗi ngày có thể thấy các vấn đề trên có người lên tiếng nói tiếng công bằng có người lại cho nó là dĩ nhiên, có người tham gia theo phòng trào. Vậy vấn đề ở đây cần phân biệt là rõ bình đẳng giới và sứ mệnh của mỗi giới. Khi nữ giới đang được công nhận và bình đẳng ở mọi khía cạnh, thì nam giới đang bị bất công ở khía cạnh nào đó. Có người bảo rằng không có phụ nữ thì “ai duy trì dân số “ nhưng đây là sứ mệnh là thiên chức của họ và ai cũng rất tôn trọng, nếu nhìn rộng ra nam giới cũng có đóng góp trong đó. Ngoài ra cũng nên nhìn rõ đâu là bình đẳng đâu là lịch sự, ví dụ như việc nhường phụ nữ việc gì đó hay phụ việc nào đó thì đây là phép lịch sự ga lăng chứ không phải là trách nhiệm của họ phải làm. Trong Điều 4 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về Mục tiêu bình đẳng giới: Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Đây là mục tiêu không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới cũng rất quan tâm Vậy chúng ta cần hiểu rõ hơn về bình đẳng giới để xóa bỏ rào cản, cùng hoàn thiện và phát triển.
Đến năm 2025, cứ 10 giám đốc doanh nghiệp ở VN thì sẽ có 3 người là nữ?
Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới - Minh họa Đây là một trong những mục tiêu của Chính phủ được đề ra tại Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, ban hành kèm theo Nghị quyết 28/NQ-CP ngày 3/3/2021. Mục tiêu thứ 2 của Chiến lược nằm trong lĩnh vực kinh tế, lao động, cụ thể có 3 chỉ tiêu: - Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên đạt 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030. - Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030. - Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Như vậy, Việt Nam sẽ phấn đấu để đến 2025, cứ 10 nữ giám đốc thì có khoảng 3 người là nữ Ngoài ra, một điểm đáng chú ý nữa trong Nghị quyết là Mục tiêu trong đời sống gia đình, và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Trong đó có những chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu 1: Giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ còn 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm 2030 so với nam giới. - Chỉ tiêu 2: Đến năm 2025 đạt 80% và đến 2030 đạt 90% người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản; Đến năm 2025 đạt 50% và đến năm 2030 đạt 70% người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn. - Chỉ tiêu 3: Từ năm 2025 trở đi, 100% số nạn nhân bị mua bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng. - Chỉ tiêu 4: Đến năm 2025 có 70% và năm 2030 có 100% cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Điều này có nghĩa, nếu một ngày nam giới bỏ ra 2 tiếng/1 ngày làm việc nhà không công thì phụ nữ chỉ phải bỏ ra 3,4 tiếng cho công việc tương tự! Tất nhiên, đây chỉ là kế hoạch, hoàn thành hay không phụ thuộc phần lớn vào ý thức của tất cả chúng ta! Xem chi tiết Nghị quyết tại file đính kèm dưới đây.