Bãi giữ xe tự phát ngày Tết có thể bị xử phạt hàng chục triệu đồng
Nhiều người lợi dụng nhu cầu mua sắm, vui chơi,... của người dân tăng mạnh dịp Tết để lập bãi giữ xe tự phát. Vậy bãi giữ xe tự phát là gì? Bị xử phạt ra sao? Làm sao để đăng ký kinh doanh bãi giữ xe? (1) Bãi giữ xe tự phát là gì? Bãi giữ xe tự phát là những điểm trông giữ phương tiện được lập ra và hoạt động mà không có giấy phép do cơ quan nhà nước cấp. Hình thức trông giữ xe này thường xuất hiện ở khu vực trung tâm thành phố hay các khu vực có tập trung nhiều nhà hàng, quán ăn và địa điểm tổ chức sự kiện. Chính vì không được cấp phép lẫn không bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan nào cho nên các bãi giữ xe tự phát thường xuất hiện tình trạng thiếu thốn về mặt cơ sở vật chất, giá cả không niêm yết và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy. (2) Tự ý lập bãi giữ xe ngày Tết bị xử phạt như thế nào? Theo quy định về việc xử phạt vi phạm về xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ được nêu tại Điều 14 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì các hành vi như: - Xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý theo quy định có thể bị xử phạt từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với trường hợp là cá nhân, từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với tổ chức. - Ngoài mức phạt tiền nêu trên, cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu là tháo dỡ công trình xây dựng trái phép và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Như vậy, việc kinh doanh bãi giữ xe tự phát là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt theo quy định, tùy thuộc vào đối tượng bị xử phạt mà mức phạt sẽ khác nhau. Ngoài ra, đối tượng bị xử phạt còn bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục. (3) Kinh doanh bãi giữ xe cần đáp ứng được nhiều điều kiện gì? Trường hợp cá nhân hoặc tổ chức muốn kinh doanh bãi giữ xe thì phải đáp ứng được những điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 55 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT như sau: “- Đảm bảo an ninh, trật tự; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường; - Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được bố trí đảm bảo an toàn và không gây ùn tắc giao thông.” Như vậy, để được phép kinh doanh bãi giữ xe, cá nhân hoặc tổ chức bắt buộc phải có giấy phép an ninh trật tự và giấy phép phòng cháy chữa cháy. Cũng theo quy định tại Điều 55 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì trong quá trình kinh doanh, cá nhân hoặc tổ chức còn buộc phải đáp ứng được những điều kiện như sau: - Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy, nổ tại bãi đỗ xe. - Niêm yết công khai nội quy, giá các dịch vụ đang kinh doanh, tên và số điện thoại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chủ xe phản ánh, khiếu nại khi cần thiết. - Bồi thường thiệt hại cho người gửi xe nếu xảy ra trường hợp mất mát, hư hỏng phương tiện nhận gửi. - Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Kinh doanh các loại dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này. - Thu tiền trông giữ phương tiện. - Không được để các chủ phương tiện kinh doanh vận tải sử dụng bãi đỗ xe để đón, trả khách hoặc xếp dỡ hàng hóa, đóng gói, sang tải và bảo quản hàng hóa. Để tổng kết lại, bãi giữ xe tự phát thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh trật tự và an toàn phòng cháy chữa cháy. Vì thế, hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt theo quy định. Trong trường hợp muốn kinh doanh điểm trông giữ xe thì cá nhân, tổ chức buộc phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện được quy định và thực hiện đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Gửi xe ở bãi giữ tự phát sẽ bị tịch thu
Năm nào cũng vậy, cứ hễ sau Tết là báo chí lại rộ lên loạt tin chặt chém từ quán ăn, thức uống đến các loại hình dịch vụ…Trong đó có dịch vụ gửi giữ xe. Nhu cầu ăn chơi, hưởng thụ dịp Tết là khó tránh khỏi, những món ăn, thức uống, bông trái...hay cả dịch vụ giữ xe vào dịp Tết tăng lên thì dân mình thường vin vào lý do: “Tết mà”. Câu này nghe quen nhỉ, nhưng nếu đã thông cảm như cái câu “Tết mà” vậy sao còn than thở chuyện chặt chém ?! Có cầu thì tức có cung, nhu cầu đi chợ hoa, đường sách hay chùa chiềng mùa Tết cũng tăng lên đáng kể, nhiều khi gấp chục lần ngày thường, tất yếu phải xuất hiện các bãi giữ xe tự phát. Theo quy luật kinh tế, cầu > cung thì giá cả phải tăng lên. Đó là điều hiển nhiên. Tại sao lại phải xử lý như nhiều báo chí đưa tin? Có chăng thì nên xử lý những người gửi giữ xe, bởi họ là nguyên nhân của tình trạng xuất hiện các bãi giữ xe tự phát, nếu họ không có nhu cầu gửi xe thì những bãi giữ tự phát này không mọc lên. Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm giao thông đường bộ cũng quy định rất rõ tại Điều 12, chỉ xử phạt vi phạm đối với các tổ chức chiếm lòng đừơng, vỉa hè làm nơi trông giữ xe. Còn phía người gửi giữ xe tại các bãi tự phát này thì bị phạt tiền hoặc tịch thu xe với lỗi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè theo Nghị định 171 và Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Đây là vấn đề dân mình nên lưu ý! Tết này gần hết nửa mùa rồi, thôi rút kinh nghiệm cho những dịp lễ, Tết sau. Nếu có đi viếng chùa, lễ hội hay đi chợ hoa thì nên tìm bãi giữ xe đàng hoàng (thường là giữ xe trong các khuôn viên nhà ở, trường học) chứ đừng gửi tại các bãi tự phát, lấn chiếm lòng đường, không khéo lại bị tịch thu xe thì Tết mất vui. Chúc các bạn tận hưởng những ngày còn lại của tháng ăn chơi (tháng Giêng) thật ý nghĩa nhé!
Bãi giữ xe tự phát ngày Tết có thể bị xử phạt hàng chục triệu đồng
Nhiều người lợi dụng nhu cầu mua sắm, vui chơi,... của người dân tăng mạnh dịp Tết để lập bãi giữ xe tự phát. Vậy bãi giữ xe tự phát là gì? Bị xử phạt ra sao? Làm sao để đăng ký kinh doanh bãi giữ xe? (1) Bãi giữ xe tự phát là gì? Bãi giữ xe tự phát là những điểm trông giữ phương tiện được lập ra và hoạt động mà không có giấy phép do cơ quan nhà nước cấp. Hình thức trông giữ xe này thường xuất hiện ở khu vực trung tâm thành phố hay các khu vực có tập trung nhiều nhà hàng, quán ăn và địa điểm tổ chức sự kiện. Chính vì không được cấp phép lẫn không bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan nào cho nên các bãi giữ xe tự phát thường xuất hiện tình trạng thiếu thốn về mặt cơ sở vật chất, giá cả không niêm yết và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy. (2) Tự ý lập bãi giữ xe ngày Tết bị xử phạt như thế nào? Theo quy định về việc xử phạt vi phạm về xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ được nêu tại Điều 14 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì các hành vi như: - Xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý theo quy định có thể bị xử phạt từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với trường hợp là cá nhân, từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với tổ chức. - Ngoài mức phạt tiền nêu trên, cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu là tháo dỡ công trình xây dựng trái phép và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Như vậy, việc kinh doanh bãi giữ xe tự phát là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt theo quy định, tùy thuộc vào đối tượng bị xử phạt mà mức phạt sẽ khác nhau. Ngoài ra, đối tượng bị xử phạt còn bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục. (3) Kinh doanh bãi giữ xe cần đáp ứng được nhiều điều kiện gì? Trường hợp cá nhân hoặc tổ chức muốn kinh doanh bãi giữ xe thì phải đáp ứng được những điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 55 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT như sau: “- Đảm bảo an ninh, trật tự; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường; - Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được bố trí đảm bảo an toàn và không gây ùn tắc giao thông.” Như vậy, để được phép kinh doanh bãi giữ xe, cá nhân hoặc tổ chức bắt buộc phải có giấy phép an ninh trật tự và giấy phép phòng cháy chữa cháy. Cũng theo quy định tại Điều 55 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì trong quá trình kinh doanh, cá nhân hoặc tổ chức còn buộc phải đáp ứng được những điều kiện như sau: - Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy, nổ tại bãi đỗ xe. - Niêm yết công khai nội quy, giá các dịch vụ đang kinh doanh, tên và số điện thoại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chủ xe phản ánh, khiếu nại khi cần thiết. - Bồi thường thiệt hại cho người gửi xe nếu xảy ra trường hợp mất mát, hư hỏng phương tiện nhận gửi. - Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Kinh doanh các loại dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này. - Thu tiền trông giữ phương tiện. - Không được để các chủ phương tiện kinh doanh vận tải sử dụng bãi đỗ xe để đón, trả khách hoặc xếp dỡ hàng hóa, đóng gói, sang tải và bảo quản hàng hóa. Để tổng kết lại, bãi giữ xe tự phát thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh trật tự và an toàn phòng cháy chữa cháy. Vì thế, hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt theo quy định. Trong trường hợp muốn kinh doanh điểm trông giữ xe thì cá nhân, tổ chức buộc phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện được quy định và thực hiện đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Gửi xe ở bãi giữ tự phát sẽ bị tịch thu
Năm nào cũng vậy, cứ hễ sau Tết là báo chí lại rộ lên loạt tin chặt chém từ quán ăn, thức uống đến các loại hình dịch vụ…Trong đó có dịch vụ gửi giữ xe. Nhu cầu ăn chơi, hưởng thụ dịp Tết là khó tránh khỏi, những món ăn, thức uống, bông trái...hay cả dịch vụ giữ xe vào dịp Tết tăng lên thì dân mình thường vin vào lý do: “Tết mà”. Câu này nghe quen nhỉ, nhưng nếu đã thông cảm như cái câu “Tết mà” vậy sao còn than thở chuyện chặt chém ?! Có cầu thì tức có cung, nhu cầu đi chợ hoa, đường sách hay chùa chiềng mùa Tết cũng tăng lên đáng kể, nhiều khi gấp chục lần ngày thường, tất yếu phải xuất hiện các bãi giữ xe tự phát. Theo quy luật kinh tế, cầu > cung thì giá cả phải tăng lên. Đó là điều hiển nhiên. Tại sao lại phải xử lý như nhiều báo chí đưa tin? Có chăng thì nên xử lý những người gửi giữ xe, bởi họ là nguyên nhân của tình trạng xuất hiện các bãi giữ xe tự phát, nếu họ không có nhu cầu gửi xe thì những bãi giữ tự phát này không mọc lên. Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm giao thông đường bộ cũng quy định rất rõ tại Điều 12, chỉ xử phạt vi phạm đối với các tổ chức chiếm lòng đừơng, vỉa hè làm nơi trông giữ xe. Còn phía người gửi giữ xe tại các bãi tự phát này thì bị phạt tiền hoặc tịch thu xe với lỗi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè theo Nghị định 171 và Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Đây là vấn đề dân mình nên lưu ý! Tết này gần hết nửa mùa rồi, thôi rút kinh nghiệm cho những dịp lễ, Tết sau. Nếu có đi viếng chùa, lễ hội hay đi chợ hoa thì nên tìm bãi giữ xe đàng hoàng (thường là giữ xe trong các khuôn viên nhà ở, trường học) chứ đừng gửi tại các bãi tự phát, lấn chiếm lòng đường, không khéo lại bị tịch thu xe thì Tết mất vui. Chúc các bạn tận hưởng những ngày còn lại của tháng ăn chơi (tháng Giêng) thật ý nghĩa nhé!