Báo điện tử Chính phủ có chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Để người dân hiểu rõ hơn về Báo điện tử Chính phủ, một câu hỏi đặt ra là Báo điện tử Chính phủ có chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn gì? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Báo điện tử Chính phủ có chức năng gì? Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 268/QĐ-VPCP năm 2013 có quy định về vị trí và chức năng như sau: - Báo điện tử Chính phủ là cơ quan thông tin, truyền thông đa phương tiện, tiếng nói của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, diễn đàn của các cơ quan hành chính nhà nước và nhân dân trên internet, do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức quản lý và vận hành. - Báo điện tử Chính phủ thực hiện chức năng về báo chí, thông tin, truyền thông của cổng Thông tin điện tử Chính phủ được quy định tại Quyết định số 06/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. - Báo điện tử Chính phủ là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước bảo đảm, tổng hợp chung trong ngân sách của cổng Thông tin điện tử Chính phủ; tổ chức và hoạt động theo mô hình cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật. Báo điện tử Chính phủ có chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet) Báo điện tử Chính phủ có cơ cấu tổ chức như thế nào? Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 268/QĐ-VPCP năm 2013 có quy định về cơ cấu tổ chức như sau: - Phòng Thư ký Tòa soạn; - Phòng Thời sự; - Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân; - Phòng Tiếng nước ngoài; - Phòng các Trang tin thành phần; - Phòng Trị sự; - Cơ quan thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh; - Cơ quan thường trú tại thành phố Đà Nẵng; - Cơ quan thường trú tại thành phố Cần Thơ. Báo điện tử Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn nào? Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 268/QĐ-VPCP năm 2013 có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: - Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ quy định trong giấy phép hoạt động; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và các hoạt động khác của Báo theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển của cổng Thông tin điện tử Chính phủ và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Cung cấp thông tin chính thống về chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức thông tin, tuyên tuyền và thực hiện công khai, minh bạch (trừ những nội dung thuộc bí mật Nhà nước) các chủ trương, chính sách, giải pháp trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan hành chính nhà nước các cấp. - Thông tin về các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Phát hiện, biểu dương, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, tấm gương người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua yêu nước, trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Phân tích, bình luận theo quan điểm chính thống của Đảng và Chính phủ đối với những sự kiện, vấn đề trong nước và quốc tế được dư luận quan tâm. Chủ động đấu tranh với các thông tin sai trái, luận điệu thù địch chống phá công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước; đấu tranh chống tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác, theo quy định của pháp luật. - Đáp ứng nhu cầu thông tin truyền thông về các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần của nhân dân. - Tổ chức thông tin truyền thông bằng một số tiếng nước ngoài, góp phần thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại của Đảng, Chính phủ. - Phối hợp với Trung tâm Công nghệ và Truyền thông đa phương tiện tổ chức thực hiện và xuất bản trên Báo Điện tử Chính phủ những sản phẩm truyền thông đa phương tiện: giao lưu, đối thoại trực tuyến và các hình thức giao tiếp khác, bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan với nhân dân, doanh nghiệp. - Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân trên internet gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước, chuyển đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và đề nghị giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật. - Tổ chức quản lý, vận hành Trang tin điện tử Văn phòng Chính phủ và các Trang tin điện tử thành phần khác theo quy định của pháp luật. - Phối hợp với các Ban, đơn vị thuộc cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cổng Thông tin điện tử Chính phủ liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của Báo; phối hợp với các Trang tin/cổng thông tin điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước, tập đoàn kinh tế và cơ quan báo chí trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam để tổ chức thực hiện nhiệm vụ thông tin, truyền thông theo quy định. - Phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên và các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ khác của Báo nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. - Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hoạt động của Báo theo quy định của pháp luật và sự phân công của Tổng Giám đốc cổng Thông tin điện tử Chính phủ. - Thực hiện các hoạt động dịch vụ và gia tăng giá trị theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính, bảo đảm không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị được giao. - Tổ chức bộ máy kế toán, thực hiện quản lý tài chính, tài sản và biên chế được giao theo quy định của pháp luật, của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) và Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (sau đây gọi tắt là Tổng Giám đốc). - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Tổng Giám đốc giao.
Tạp chí điện tử thay đổi mục đích, tôn chỉ thì thay đổi giấy phép hoạt động thế nào?
1. Tạp chí điện tử thay đổi mục đích, tôn chỉ thì thay đổi giấy phép hoạt động thế nào? Theo khoản 2 Điều 20 Luật Báo chí 2016 có quy định về việc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo chí thì: “Khi thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí, tên gọi cơ quan báo chí; tôn chỉ, Mục đích; tên gọi ấn phẩm báo chí, phụ trương, chuyên trang của báo điện tử, kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa Điểm phát sóng, địa Điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng; thời lượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; tên miền của chuyên trang và báo điện tử, cơ quan chủ quản phải có hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung giấy phép. Hồ sơ, thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động báo chí do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.” Theo đó, khi thay đổi tôn chỉ, mục đích của báo điện tử (có bao gồm cả tạp chí điện tử) thì cơ quan chủ quản phải có hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi giấy phép hoạt động. Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 41/2020/TT-BTTTT có quy định về việc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo điện tử, tạp chí điện tử. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi giấy phép. Hồ sơ gồm có: Báo cáo đánh giá việc thực hiện tôn chỉ, mục đích theo giấy phép của cơ quan báo chí. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xem xét giải quyết việc cấp giấy phép; trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. 2. Tạp chí điện tử đăng tải các bài viết không đúng mục đích, tôn chỉ ghi trong giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ theo điểm e khoản 4, điểm d khoản 5 Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c, d khoản 10 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định: “Vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san … 4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: … e) Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí, không đúng giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng. 5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: … d) Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí, không đúng giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng.” Cũng theo điểm b khoản 9 Điều 8 Nghị định 119, được sửa đổi bởi điểm k khoản 10 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP, điểm c khoản 10 Điều 8 Nghị định 119: “9. Hình thức xử phạt bổ sung: … b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 05 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 5, các khoản 6 và 7 Điều này; 10. Biện pháp khắc phục hậu quả: … c) Buộc gỡ bỏ tin, bài trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình có nội dung không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 5 Điều này;” Như vậy, tạp chí điện tử đăng tải các bài viết có nội dung không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Trường hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 05 tháng, buộc gỡ bỏ tin, bài trên tạp chí điện tử có nội dung không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo.
Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép chuyên trang của báo điện tử như thế nào
Theo Điều 3 Luật Báo chí 2016: Chuyên trang của báo điện tử là trang thông tin về một chủ đề nhất định, phù hợp với tôn chỉ, Mục đích của báo điện tử, có tên miền cấp dưới của tên miền đã được quy định tại giấy phép hoạt động báo điện tử. Cơ quan báo chí có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 30 Luật Báo chí có nhu cầu mở chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử, cơ quan chủ quản báo chí lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử đến Cục Báo chí. “- Có tôn chỉ, mục đích phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; đối tượng phục vụ; nơi đặt máy chủ và đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối. - Có phương án về tổ chức và nhân sự bảo đảm hoạt động chuyên trang của báo điện tử. - Có tên và giao diện trang chủ chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử. - Có các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; phương án tài chính; có các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; có tên miền cấp dưới phù hợp với tên miền đã đăng ký.” Thành phần hồ sơ bao gồm - Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí; - Tờ khai đề nghị cấp giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử (Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2020/TT-BTTTT) - Đề án hoạt động chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử gồm các nội dung sau: + Sự cần thiết và cơ sở pháp lý; trình bày việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 30 Luật Báo chí; + Kết cấu và nội dung chính của các chuyên mục (đối với chuyên trang của tạp chí điện tử, thể hiện rõ về nội dung thông tin chuyên sâu, chuyên ngành, giới thiệu, đăng tải kết quả nghiên cứu khoa học, tham gia tư vấn, phản biện chính sách về lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí); + Quy trình xuất bản và quản lý nội dung; - Mẫu trình bày giao diện trang chủ của chuyên trang có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí. Trang chủ của chuyên trang phải hiển thị các thông tin theo quy định tại Điều 46 Luật Báo chí, trong đó: Tên gọi chuyên trang thể hiện rõ cụm từ “chuyên trang” có cỡ chữ tối thiểu bằng 1/2 cỡ chữ của tên chuyên trang và tên gọi báo điện tử, tạp chí điện tử có cỡ chữ tối thiểu bằng 1/2 cỡ chữ của tên chuyên trang. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí sẽ có trách nhiệm cấp giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử. Trong trường hợp từ chối cấp, Cục Báo chí sẽ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Tại điểm a, Khoản 7, Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 60-100 triệu đồng đối với mở chuyên trang đối với báo điện tử, tạp chí điện tử mà không có giấy phép. “Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương, mở chuyên trang đối với báo điện tử, tạp chí điện tử; sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình mà không có giấy phép.” Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là: tịch thu tang vật vi phạm hành chính là ấn phẩm báo chí, phụ trương.
Ban hành Thông tư 41/2020/TT_BTTT quy định điều kiện cấp phép báo in và báo điện tử
Theo đó, Bộ Thông tin Truyền thông vừa ban hành Thông tư 41/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in và báo điện tử, tạp chí điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên trang của báo điện tử và tạp chí điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san. >>> Xem chi tiết tại file đính kèm
Bộ TT&TT: Công bố mẫu thẻ nhà báo kỳ hạn 2021-2025
Thẻ nhà báo Ngày 23/12/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 2279/QĐ-BTTTT công bố mẫu thẻ nhà báo kỳ hạn 2021-2025. Theo Quyết định này thì mẫu thẻ nhà báo có kích thước, chất liệu và hình thức như sau: Thẻ nhà báo có kích thước chiều dài 85,725mm, chiều rộng 53,975mm, độ dày 0.76 mm, theo chuẩn ISO CR80. Chất liệu thẻ bằng nhựa PVC, cán mờ 2 mặt, in lớp chống bay màu, chống xước. Hình thức: nền trằng vàng, ở giữa in hình quốc huy và họa tiết trống đồng xung quanh, nền sau màu đỏ. thẻ nhà báo có 02 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. - Mặt trước của thẻ nhà báo a) Tiếp giúp với lề trái của thẻ nhà báo: - Giữa là để in ảnh của người được cấp thẻ có khuôn khổ 20 mm x 30 mm. - Phía dưới ảnh là các dòng chữ: Số thẻ (có 6 chữ số bắt đầu từ số 000001); ngày cấp; có giá trị đến. - Góc dưới cùng là 2 vạch chéo màu đỏ. b) Giữa thẻ: - Phía trên in dòng chữ viết hoa “THẺ NHÀ BÁO”. - Phía dưới là các dòng chữ: Họ và tên; bút danh; năm sinh; cơ quan. - Dưới cùng ghi chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền ký thẻ nhà báo và dấu của Bộ Thông tin và Truyền thông. c) Tiếp giáp với lề phải của thẻ nhà báo: - Phía trên là vị trí mã QR code nhận diện hồ sơ nhà báo. - Trong thẻ có Chíp mã hóa điện tử để chống làm giả. Mặt sau của thẻ nhà báo: - Trên cùng in dòng chữ viết hoa “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”. - Giữa là hình quốc huy. - Góc bên trái phía dưới là 2 vạch chéo màu đỏ nhạt; phía dưới quốc huy là dòng chữ viết hoa “THẺ NHÀ BÁO”. Tại Mục II Quyết định 2279/QĐ-BTTTT cũng quy định về thông tin trên thẻ nhà báo: 1. Số thẻ nhà báo 2021-2025 ghi theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. 2. Họ và tên: Ghi họ và tên của nhà báo bằng chữ in hoa, theo hồ sơ đăng ký cấp, đổi thẻ. 3. Năm sinh: Ghi năm sinh theo hồ sơ đăng ký cấp, đổi thẻ. 4. Cơ quan: Ghi cơ quan công tác của người đề nghị cấp thẻ theo hồ sơ đăng ký cấp, đổi thẻ. 5. Có giá trị đến 31.12.2025. Mẫu thẻ nhà báo kỳ hạn 2021-2025 Xem chi tiết tại
Kiến nghị đọc báo điện tử phải trả phí
Dịch Covid-19 khiến nhiều cơ quan báo chí giảm nguồn thu trầm trọng. Để duy trì hoạt động, tới đây rất có thể các cơ quan báo chí sẽ thu phí từ các nhà mạng và thu phí người đọc báo. Đây là ý kiến của nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí tại Diễn đàn “Báo chí và Bài toán phát triển nguồn thu”, tổ chức ngày 11.6. Suy giảm nguồn thu trầm trọng Ông Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, cho biết việc phát triển kinh tế báo chí, bảo đảm nguồn thu từ lâu đã là bài toán nan giải của các tòa soạn, đặc biệt với những cơ quan báo chí tự chủ về tài chính. Đại dịch Covid-19 khiến các cơ quan báo chí giảm nguồn thu trầm trọng. Phần lớn các tòa soạn sụt giảm doanh thu từ 30-50%, thậm chí có nơi giảm tới 60%. Ông Lợi bày tỏ: “Do giảm nguồn thu, dẫn tới khó khăn, có những cơ quan báo chí không đủ nguồn lực để duy trì hoạt động ở mức cần thiết. Nhiều nơi không có tiền để trả lương, trả nhuận bút cho phóng viên. Từ khó khăn đó đã nảy sinh các vấn đề tiêu cực như: hoạt động vi phạm luật báo chí, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm suy giảm uy tín của báo chí với xã hội, đánh vào lòng tự trọng của báo chí. Đây là điều rất đau lòng”. Theo ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT-TT), hiện nay, các kênh quảng cáo số, đặc biệt là Facebook, Google,... đã chiếm đa số chi phí quảng cáo của doanh nghiệp. Vì vậy, nguồn thu của báo chí nói chung sẽ ngày một thu nhỏ lại, đến mức các báo không còn nguồn thu. Ông Phúc cho hay: “Nhiều tờ báo, đặc biệt là các tờ báo không có bao cấp, có nguy cơ phải tự giải thể hoặc thu hẹp; số khác buộc phải xoay xở bằng các nguồn thu khác như: các hoạt động ngoài mặt báo như tổ chức sự kiện, sản xuất nội dung cho Google, Facebook... và vì thế, dẫn đến không ít cơ quan báo chí lại coi câu view với việc triệt để khai thác, tăng tần suất các thông tin tầm phào, vô bổ, rẻ tiền như một giải pháp kinh tế, cùng với những hành vi tiêu cực khác. Thậm chí, có tình trạng "thúc ép" doanh nghiệp quảng cáo, khiến môi trường kinh doanh, đầu tư trở nên méo mó, cản trở hoạt động của nhiều doanh nghiệp lành mạnh”. Thu phí người đọc báo online để đảm bảo nguồn thu Tại diễn đàn, ngoài các kiến nghị giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí; hỗ trợ báo chí thông qua hình thức đặt hàng khi cần mở các đợt truyền thông, tuyên truyền lớn…nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí còn đề xuất thu tiền nhà mạng và thu tiền đối với người đọc báo online để đa dạng hóa nguồn thu. Ông Lưu Đình Phúc cho rằng: “Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc về hình thức thu phí. Mọi người dân được xem các kênh truyền hình thiết yếu không bị thu phí, nhưng các kênh giải trí khác có chất lượng thì đều có thu phí" Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng biên tập báo Tiền Phong, kiến nghị: “Nên có chính sách bắt buộc hoặc thuyết phục các nhà mạng chia sẻ cho các báo một phần lợi nhuận từ dịch vụ cung cấp internet cho bạn đọc báo điện tử. Bên cạnh đó, có những chính sách hỗ trợ báo chí thông qua hình thức đặt hàng khi mở các đợt truyền thông, tuyên truyền lớn về những chương trình quốc gia mang tính dài hơi”. Theo nhà báo Trần Tiến Duẩn, Tổng biên tập báo điện tử Vietnamplus, không ít tờ báo trên thế giới như Wall Street Journal, New York Times, Washington Post (Mỹ), Financial Times, The Economist (Anh)…sớm thành công với mô hình thu phí trên các nền tảng kỹ thuật số, trước khi mức tăng trưởng doanh thu quảng cáo trực tuyến chậm lại, thậm chí có xu hướng đi xuống trong những năm gần đây. Là đơn vị báo chí đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện thu phí đọc nội dung trên nền tảng kỹ thuật số, ông Duẩn chia sẻ: “Việc thu tiền từ bạn đọc trực tuyến tại Việt Nam hiện nay rất khó, muốn thay đổi cơ cấu doanh thu thì các cơ quan báo chí phải bắt tay vào làm. Quan trọng nhất là bảo vệ được bản quyền, không để xảy ra tình trạng một bài báo hay bị hàng chục trang khác cắt về, dán lên trang của mình một cách thoải mái. Việc khóa bài, mời mua báo trực tuyến cần phải được tiến hành đồng thời ở nhiều báo mới tạo được hiệu ứng tích cực”. Liên quan đến vấn đề chia sẻ phí, ông Hồ Quang Lợi đồng tình cho rằng, các cơ quan báo chí sản xuất ra tác phẩm báo chí thì có quyền có nguồn thu từ các nhà mạng, các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Goolge… Tới đây, cần có chính sách cụ thể hơn nữa để các nhà mạng phải có chính sách chia sẻ nguồn thu với các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, theo ông Lợi, các cơ quan báo chí cũng phải chuyển động, đổi mới, thậm chí phải lột xác thì mới tồn tại được. “Dù có làm biện pháp gì đi nữa mà không cải tiến, không nâng cao chất lượng thì khó có thể tồn tại. Chúng ta phải nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí, đặc biệt là phải có bản sắc riêng thì mới có nguồn thu. Bên cạnh đó, không ngừng ứng dụng công nghệ truyền thông để nâng cao năng lực truyền thông của các cơ quan báo chí”, ông Lợi nhấn mạnh. Theo Thanh niên
Phân biệt Báo điện tử, Trang thông tin điện tử tổng hợp và Mạng xã hội
Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, nhu cầu con người cũng thay đổi theo thời đại công nghệ, vì vậy nhiều cách tiếp cận thông tin đến với người dùng ngày càng phong phú, trong đó có Báo điện tử, Trang thông tin điện tử tổng hợp, Mạng xã hội cũng được phát triển. Dưới đây là nội dung so sánh các hình thức nêu trên. Trang Báo điện tử Trang thông tin điện tử tổng hợp Mạng xã hội Khái niệm Là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử. Là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Là nơi kết nối, chia sẻ trên nền tảng Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Nội dung truyển tải Sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình. Các sản phẩm thông tin có tính báo chí với nội dung cụ thể Cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh Nguyên tắc khi hoạt động - Phải có Giấy phép hoạt động báo chí - Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập - Phải trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí và ghi rõ tên tác giả, tên cơ quan báo chí, thời gian đã đăng, phát thông tin đó. - Khi trích dẫn lại thông tin phải tuân theo quy định về nguồn tin được quy định tại khoản 18 Điều 3, khoản 2 Điều 20 Nghị định 72/2013/NĐ-CP; không đăng tải ý kiến nhận xét, bình luận của độc giả về nội dung tin, bài được trích dẫn (trừ trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí). - Cơ quan, tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp phải gỡ bỏ ngay nội dung thông tin đã tổng hợp khi nguồn thông tin được trích dẫn gỡ bỏ nội dung thông tin đó. - Phải xin giấy phép hoạt động mạng xã hội. - Cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Luật an ninh mạng 2018 Cơ quan chủ quản Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí. Cơ quan, tổ chức Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài Căn cứ Luật báo chí 2016 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử Còn những điểm khác nhau nào nữa các bạn cùng chia sẻ nhé!
Báo điện tử Chính phủ có chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Để người dân hiểu rõ hơn về Báo điện tử Chính phủ, một câu hỏi đặt ra là Báo điện tử Chính phủ có chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn gì? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Báo điện tử Chính phủ có chức năng gì? Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 268/QĐ-VPCP năm 2013 có quy định về vị trí và chức năng như sau: - Báo điện tử Chính phủ là cơ quan thông tin, truyền thông đa phương tiện, tiếng nói của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, diễn đàn của các cơ quan hành chính nhà nước và nhân dân trên internet, do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức quản lý và vận hành. - Báo điện tử Chính phủ thực hiện chức năng về báo chí, thông tin, truyền thông của cổng Thông tin điện tử Chính phủ được quy định tại Quyết định số 06/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. - Báo điện tử Chính phủ là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước bảo đảm, tổng hợp chung trong ngân sách của cổng Thông tin điện tử Chính phủ; tổ chức và hoạt động theo mô hình cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật. Báo điện tử Chính phủ có chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet) Báo điện tử Chính phủ có cơ cấu tổ chức như thế nào? Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 268/QĐ-VPCP năm 2013 có quy định về cơ cấu tổ chức như sau: - Phòng Thư ký Tòa soạn; - Phòng Thời sự; - Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân; - Phòng Tiếng nước ngoài; - Phòng các Trang tin thành phần; - Phòng Trị sự; - Cơ quan thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh; - Cơ quan thường trú tại thành phố Đà Nẵng; - Cơ quan thường trú tại thành phố Cần Thơ. Báo điện tử Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn nào? Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 268/QĐ-VPCP năm 2013 có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: - Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ quy định trong giấy phép hoạt động; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và các hoạt động khác của Báo theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển của cổng Thông tin điện tử Chính phủ và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Cung cấp thông tin chính thống về chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức thông tin, tuyên tuyền và thực hiện công khai, minh bạch (trừ những nội dung thuộc bí mật Nhà nước) các chủ trương, chính sách, giải pháp trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan hành chính nhà nước các cấp. - Thông tin về các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Phát hiện, biểu dương, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, tấm gương người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua yêu nước, trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Phân tích, bình luận theo quan điểm chính thống của Đảng và Chính phủ đối với những sự kiện, vấn đề trong nước và quốc tế được dư luận quan tâm. Chủ động đấu tranh với các thông tin sai trái, luận điệu thù địch chống phá công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước; đấu tranh chống tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác, theo quy định của pháp luật. - Đáp ứng nhu cầu thông tin truyền thông về các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần của nhân dân. - Tổ chức thông tin truyền thông bằng một số tiếng nước ngoài, góp phần thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại của Đảng, Chính phủ. - Phối hợp với Trung tâm Công nghệ và Truyền thông đa phương tiện tổ chức thực hiện và xuất bản trên Báo Điện tử Chính phủ những sản phẩm truyền thông đa phương tiện: giao lưu, đối thoại trực tuyến và các hình thức giao tiếp khác, bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan với nhân dân, doanh nghiệp. - Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân trên internet gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước, chuyển đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và đề nghị giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật. - Tổ chức quản lý, vận hành Trang tin điện tử Văn phòng Chính phủ và các Trang tin điện tử thành phần khác theo quy định của pháp luật. - Phối hợp với các Ban, đơn vị thuộc cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cổng Thông tin điện tử Chính phủ liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của Báo; phối hợp với các Trang tin/cổng thông tin điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước, tập đoàn kinh tế và cơ quan báo chí trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam để tổ chức thực hiện nhiệm vụ thông tin, truyền thông theo quy định. - Phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên và các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ khác của Báo nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. - Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hoạt động của Báo theo quy định của pháp luật và sự phân công của Tổng Giám đốc cổng Thông tin điện tử Chính phủ. - Thực hiện các hoạt động dịch vụ và gia tăng giá trị theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính, bảo đảm không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị được giao. - Tổ chức bộ máy kế toán, thực hiện quản lý tài chính, tài sản và biên chế được giao theo quy định của pháp luật, của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) và Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (sau đây gọi tắt là Tổng Giám đốc). - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Tổng Giám đốc giao.
Tạp chí điện tử thay đổi mục đích, tôn chỉ thì thay đổi giấy phép hoạt động thế nào?
1. Tạp chí điện tử thay đổi mục đích, tôn chỉ thì thay đổi giấy phép hoạt động thế nào? Theo khoản 2 Điều 20 Luật Báo chí 2016 có quy định về việc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo chí thì: “Khi thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí, tên gọi cơ quan báo chí; tôn chỉ, Mục đích; tên gọi ấn phẩm báo chí, phụ trương, chuyên trang của báo điện tử, kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa Điểm phát sóng, địa Điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng; thời lượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; tên miền của chuyên trang và báo điện tử, cơ quan chủ quản phải có hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung giấy phép. Hồ sơ, thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động báo chí do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.” Theo đó, khi thay đổi tôn chỉ, mục đích của báo điện tử (có bao gồm cả tạp chí điện tử) thì cơ quan chủ quản phải có hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi giấy phép hoạt động. Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 41/2020/TT-BTTTT có quy định về việc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo điện tử, tạp chí điện tử. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi giấy phép. Hồ sơ gồm có: Báo cáo đánh giá việc thực hiện tôn chỉ, mục đích theo giấy phép của cơ quan báo chí. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xem xét giải quyết việc cấp giấy phép; trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. 2. Tạp chí điện tử đăng tải các bài viết không đúng mục đích, tôn chỉ ghi trong giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ theo điểm e khoản 4, điểm d khoản 5 Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c, d khoản 10 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định: “Vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san … 4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: … e) Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí, không đúng giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng. 5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: … d) Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí, không đúng giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng.” Cũng theo điểm b khoản 9 Điều 8 Nghị định 119, được sửa đổi bởi điểm k khoản 10 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP, điểm c khoản 10 Điều 8 Nghị định 119: “9. Hình thức xử phạt bổ sung: … b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 05 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 5, các khoản 6 và 7 Điều này; 10. Biện pháp khắc phục hậu quả: … c) Buộc gỡ bỏ tin, bài trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình có nội dung không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 5 Điều này;” Như vậy, tạp chí điện tử đăng tải các bài viết có nội dung không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Trường hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 05 tháng, buộc gỡ bỏ tin, bài trên tạp chí điện tử có nội dung không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo.
Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép chuyên trang của báo điện tử như thế nào
Theo Điều 3 Luật Báo chí 2016: Chuyên trang của báo điện tử là trang thông tin về một chủ đề nhất định, phù hợp với tôn chỉ, Mục đích của báo điện tử, có tên miền cấp dưới của tên miền đã được quy định tại giấy phép hoạt động báo điện tử. Cơ quan báo chí có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 30 Luật Báo chí có nhu cầu mở chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử, cơ quan chủ quản báo chí lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử đến Cục Báo chí. “- Có tôn chỉ, mục đích phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; đối tượng phục vụ; nơi đặt máy chủ và đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối. - Có phương án về tổ chức và nhân sự bảo đảm hoạt động chuyên trang của báo điện tử. - Có tên và giao diện trang chủ chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử. - Có các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; phương án tài chính; có các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; có tên miền cấp dưới phù hợp với tên miền đã đăng ký.” Thành phần hồ sơ bao gồm - Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí; - Tờ khai đề nghị cấp giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử (Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2020/TT-BTTTT) - Đề án hoạt động chuyên trang của báo điện tử, tạp chí điện tử gồm các nội dung sau: + Sự cần thiết và cơ sở pháp lý; trình bày việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 30 Luật Báo chí; + Kết cấu và nội dung chính của các chuyên mục (đối với chuyên trang của tạp chí điện tử, thể hiện rõ về nội dung thông tin chuyên sâu, chuyên ngành, giới thiệu, đăng tải kết quả nghiên cứu khoa học, tham gia tư vấn, phản biện chính sách về lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí); + Quy trình xuất bản và quản lý nội dung; - Mẫu trình bày giao diện trang chủ của chuyên trang có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí. Trang chủ của chuyên trang phải hiển thị các thông tin theo quy định tại Điều 46 Luật Báo chí, trong đó: Tên gọi chuyên trang thể hiện rõ cụm từ “chuyên trang” có cỡ chữ tối thiểu bằng 1/2 cỡ chữ của tên chuyên trang và tên gọi báo điện tử, tạp chí điện tử có cỡ chữ tối thiểu bằng 1/2 cỡ chữ của tên chuyên trang. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí sẽ có trách nhiệm cấp giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử. Trong trường hợp từ chối cấp, Cục Báo chí sẽ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Tại điểm a, Khoản 7, Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 60-100 triệu đồng đối với mở chuyên trang đối với báo điện tử, tạp chí điện tử mà không có giấy phép. “Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương, mở chuyên trang đối với báo điện tử, tạp chí điện tử; sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình mà không có giấy phép.” Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là: tịch thu tang vật vi phạm hành chính là ấn phẩm báo chí, phụ trương.
Ban hành Thông tư 41/2020/TT_BTTT quy định điều kiện cấp phép báo in và báo điện tử
Theo đó, Bộ Thông tin Truyền thông vừa ban hành Thông tư 41/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in và báo điện tử, tạp chí điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên trang của báo điện tử và tạp chí điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san. >>> Xem chi tiết tại file đính kèm
Bộ TT&TT: Công bố mẫu thẻ nhà báo kỳ hạn 2021-2025
Thẻ nhà báo Ngày 23/12/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 2279/QĐ-BTTTT công bố mẫu thẻ nhà báo kỳ hạn 2021-2025. Theo Quyết định này thì mẫu thẻ nhà báo có kích thước, chất liệu và hình thức như sau: Thẻ nhà báo có kích thước chiều dài 85,725mm, chiều rộng 53,975mm, độ dày 0.76 mm, theo chuẩn ISO CR80. Chất liệu thẻ bằng nhựa PVC, cán mờ 2 mặt, in lớp chống bay màu, chống xước. Hình thức: nền trằng vàng, ở giữa in hình quốc huy và họa tiết trống đồng xung quanh, nền sau màu đỏ. thẻ nhà báo có 02 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. - Mặt trước của thẻ nhà báo a) Tiếp giúp với lề trái của thẻ nhà báo: - Giữa là để in ảnh của người được cấp thẻ có khuôn khổ 20 mm x 30 mm. - Phía dưới ảnh là các dòng chữ: Số thẻ (có 6 chữ số bắt đầu từ số 000001); ngày cấp; có giá trị đến. - Góc dưới cùng là 2 vạch chéo màu đỏ. b) Giữa thẻ: - Phía trên in dòng chữ viết hoa “THẺ NHÀ BÁO”. - Phía dưới là các dòng chữ: Họ và tên; bút danh; năm sinh; cơ quan. - Dưới cùng ghi chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền ký thẻ nhà báo và dấu của Bộ Thông tin và Truyền thông. c) Tiếp giáp với lề phải của thẻ nhà báo: - Phía trên là vị trí mã QR code nhận diện hồ sơ nhà báo. - Trong thẻ có Chíp mã hóa điện tử để chống làm giả. Mặt sau của thẻ nhà báo: - Trên cùng in dòng chữ viết hoa “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”. - Giữa là hình quốc huy. - Góc bên trái phía dưới là 2 vạch chéo màu đỏ nhạt; phía dưới quốc huy là dòng chữ viết hoa “THẺ NHÀ BÁO”. Tại Mục II Quyết định 2279/QĐ-BTTTT cũng quy định về thông tin trên thẻ nhà báo: 1. Số thẻ nhà báo 2021-2025 ghi theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. 2. Họ và tên: Ghi họ và tên của nhà báo bằng chữ in hoa, theo hồ sơ đăng ký cấp, đổi thẻ. 3. Năm sinh: Ghi năm sinh theo hồ sơ đăng ký cấp, đổi thẻ. 4. Cơ quan: Ghi cơ quan công tác của người đề nghị cấp thẻ theo hồ sơ đăng ký cấp, đổi thẻ. 5. Có giá trị đến 31.12.2025. Mẫu thẻ nhà báo kỳ hạn 2021-2025 Xem chi tiết tại
Kiến nghị đọc báo điện tử phải trả phí
Dịch Covid-19 khiến nhiều cơ quan báo chí giảm nguồn thu trầm trọng. Để duy trì hoạt động, tới đây rất có thể các cơ quan báo chí sẽ thu phí từ các nhà mạng và thu phí người đọc báo. Đây là ý kiến của nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí tại Diễn đàn “Báo chí và Bài toán phát triển nguồn thu”, tổ chức ngày 11.6. Suy giảm nguồn thu trầm trọng Ông Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, cho biết việc phát triển kinh tế báo chí, bảo đảm nguồn thu từ lâu đã là bài toán nan giải của các tòa soạn, đặc biệt với những cơ quan báo chí tự chủ về tài chính. Đại dịch Covid-19 khiến các cơ quan báo chí giảm nguồn thu trầm trọng. Phần lớn các tòa soạn sụt giảm doanh thu từ 30-50%, thậm chí có nơi giảm tới 60%. Ông Lợi bày tỏ: “Do giảm nguồn thu, dẫn tới khó khăn, có những cơ quan báo chí không đủ nguồn lực để duy trì hoạt động ở mức cần thiết. Nhiều nơi không có tiền để trả lương, trả nhuận bút cho phóng viên. Từ khó khăn đó đã nảy sinh các vấn đề tiêu cực như: hoạt động vi phạm luật báo chí, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm suy giảm uy tín của báo chí với xã hội, đánh vào lòng tự trọng của báo chí. Đây là điều rất đau lòng”. Theo ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT-TT), hiện nay, các kênh quảng cáo số, đặc biệt là Facebook, Google,... đã chiếm đa số chi phí quảng cáo của doanh nghiệp. Vì vậy, nguồn thu của báo chí nói chung sẽ ngày một thu nhỏ lại, đến mức các báo không còn nguồn thu. Ông Phúc cho hay: “Nhiều tờ báo, đặc biệt là các tờ báo không có bao cấp, có nguy cơ phải tự giải thể hoặc thu hẹp; số khác buộc phải xoay xở bằng các nguồn thu khác như: các hoạt động ngoài mặt báo như tổ chức sự kiện, sản xuất nội dung cho Google, Facebook... và vì thế, dẫn đến không ít cơ quan báo chí lại coi câu view với việc triệt để khai thác, tăng tần suất các thông tin tầm phào, vô bổ, rẻ tiền như một giải pháp kinh tế, cùng với những hành vi tiêu cực khác. Thậm chí, có tình trạng "thúc ép" doanh nghiệp quảng cáo, khiến môi trường kinh doanh, đầu tư trở nên méo mó, cản trở hoạt động của nhiều doanh nghiệp lành mạnh”. Thu phí người đọc báo online để đảm bảo nguồn thu Tại diễn đàn, ngoài các kiến nghị giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí; hỗ trợ báo chí thông qua hình thức đặt hàng khi cần mở các đợt truyền thông, tuyên truyền lớn…nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí còn đề xuất thu tiền nhà mạng và thu tiền đối với người đọc báo online để đa dạng hóa nguồn thu. Ông Lưu Đình Phúc cho rằng: “Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc về hình thức thu phí. Mọi người dân được xem các kênh truyền hình thiết yếu không bị thu phí, nhưng các kênh giải trí khác có chất lượng thì đều có thu phí" Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng biên tập báo Tiền Phong, kiến nghị: “Nên có chính sách bắt buộc hoặc thuyết phục các nhà mạng chia sẻ cho các báo một phần lợi nhuận từ dịch vụ cung cấp internet cho bạn đọc báo điện tử. Bên cạnh đó, có những chính sách hỗ trợ báo chí thông qua hình thức đặt hàng khi mở các đợt truyền thông, tuyên truyền lớn về những chương trình quốc gia mang tính dài hơi”. Theo nhà báo Trần Tiến Duẩn, Tổng biên tập báo điện tử Vietnamplus, không ít tờ báo trên thế giới như Wall Street Journal, New York Times, Washington Post (Mỹ), Financial Times, The Economist (Anh)…sớm thành công với mô hình thu phí trên các nền tảng kỹ thuật số, trước khi mức tăng trưởng doanh thu quảng cáo trực tuyến chậm lại, thậm chí có xu hướng đi xuống trong những năm gần đây. Là đơn vị báo chí đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện thu phí đọc nội dung trên nền tảng kỹ thuật số, ông Duẩn chia sẻ: “Việc thu tiền từ bạn đọc trực tuyến tại Việt Nam hiện nay rất khó, muốn thay đổi cơ cấu doanh thu thì các cơ quan báo chí phải bắt tay vào làm. Quan trọng nhất là bảo vệ được bản quyền, không để xảy ra tình trạng một bài báo hay bị hàng chục trang khác cắt về, dán lên trang của mình một cách thoải mái. Việc khóa bài, mời mua báo trực tuyến cần phải được tiến hành đồng thời ở nhiều báo mới tạo được hiệu ứng tích cực”. Liên quan đến vấn đề chia sẻ phí, ông Hồ Quang Lợi đồng tình cho rằng, các cơ quan báo chí sản xuất ra tác phẩm báo chí thì có quyền có nguồn thu từ các nhà mạng, các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Goolge… Tới đây, cần có chính sách cụ thể hơn nữa để các nhà mạng phải có chính sách chia sẻ nguồn thu với các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, theo ông Lợi, các cơ quan báo chí cũng phải chuyển động, đổi mới, thậm chí phải lột xác thì mới tồn tại được. “Dù có làm biện pháp gì đi nữa mà không cải tiến, không nâng cao chất lượng thì khó có thể tồn tại. Chúng ta phải nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí, đặc biệt là phải có bản sắc riêng thì mới có nguồn thu. Bên cạnh đó, không ngừng ứng dụng công nghệ truyền thông để nâng cao năng lực truyền thông của các cơ quan báo chí”, ông Lợi nhấn mạnh. Theo Thanh niên
Phân biệt Báo điện tử, Trang thông tin điện tử tổng hợp và Mạng xã hội
Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, nhu cầu con người cũng thay đổi theo thời đại công nghệ, vì vậy nhiều cách tiếp cận thông tin đến với người dùng ngày càng phong phú, trong đó có Báo điện tử, Trang thông tin điện tử tổng hợp, Mạng xã hội cũng được phát triển. Dưới đây là nội dung so sánh các hình thức nêu trên. Trang Báo điện tử Trang thông tin điện tử tổng hợp Mạng xã hội Khái niệm Là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử. Là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Là nơi kết nối, chia sẻ trên nền tảng Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Nội dung truyển tải Sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình. Các sản phẩm thông tin có tính báo chí với nội dung cụ thể Cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh Nguyên tắc khi hoạt động - Phải có Giấy phép hoạt động báo chí - Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập - Phải trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí và ghi rõ tên tác giả, tên cơ quan báo chí, thời gian đã đăng, phát thông tin đó. - Khi trích dẫn lại thông tin phải tuân theo quy định về nguồn tin được quy định tại khoản 18 Điều 3, khoản 2 Điều 20 Nghị định 72/2013/NĐ-CP; không đăng tải ý kiến nhận xét, bình luận của độc giả về nội dung tin, bài được trích dẫn (trừ trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí). - Cơ quan, tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp phải gỡ bỏ ngay nội dung thông tin đã tổng hợp khi nguồn thông tin được trích dẫn gỡ bỏ nội dung thông tin đó. - Phải xin giấy phép hoạt động mạng xã hội. - Cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Luật an ninh mạng 2018 Cơ quan chủ quản Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí. Cơ quan, tổ chức Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài Căn cứ Luật báo chí 2016 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử Còn những điểm khác nhau nào nữa các bạn cùng chia sẻ nhé!