Công ty cổ phần có phải lập và công bố thông tin về báo cáo thường niên không?
Công ty cổ phần có phải lập và công bố thông tin về báo cáo thường niên? Công ty cổ phần được xem là công ty đại chúng trong trường hợp nào? Mẫu báo cáo thường niên của công ty đại chúng là mẫu nào? (1) Công ty cổ phần có phải lập và công bố thông tin về báo cáo thường niên không? Căn cứ Khoản 4 Điều 176 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định công ty đại chúng thực hiện công bố, công khai thông tin theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 công bố, công khai thông tin theo quy định tại các điểm a, c, đ và g khoản 1 Điều 109 và Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, dẫn chiếu đến các điểm a, c, đ và g khoản 1 Điều 109 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định Công ty phải công bố định kỳ trên trang thông tin điện tử của công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu những thông tin sau đây: - Thông tin cơ bản về công ty và Điều lệ công ty. - Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trong thời hạn 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trong đó bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có). - Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm. - Báo cáo về thực trạng quản trị, cơ cấu tổ chức công ty. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, chỉ công ty đại chúng và công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết mới phải lập và công bố thông tin về báo cáo thường niên theo quy định như đã nêu trên. (2) Công ty cổ phần được xem là công ty đại chúng trong trường hợp nào? Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019 có quy định công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc 01 trong 02 trường hợp sau đây: “1. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây: a) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ; b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.” Theo đó, công ty cổ phần được là công ty đại chúng khi thuộc một trong các trường hợp: - Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ; - Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. (3) Mẫu báo cáo thường niên của công ty đại chúng hiện nay là mẫu nào? Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 96/2020/TT-BTC có quy định như sau: “2. Công ty đại chúng phải lập báo cáo thường niên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và công bố báo cáo này trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày công bố báo cáo tài chính năm được kiểm toán nhưng không vượt quá 110 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Thông tin tài chính trong báo cáo thường niên phải phù hợp với báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán.” Theo đó, hiện nay, báo cáo thường niên của công ty đại chúng được lập theo mẫu quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 96/2020/TT-BTC. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/31/bao-cao-thuong-nien.doc Mẫu báo cáo thường niên của công ty đại chúng
Từ 19/7/2024, các trường phải công khai thông tin, tình hình tài chính tối thiểu 05 năm
Ngày 03/6/2024, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT quy định về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/07/tt-09-2024.pdf Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT Cụ thể, Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT sẽ thay thế Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó, Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT đã bố cục lại rõ và gọn hơn, với nội dung công khai bao gồm 02 phần chính như sau: - Phần thông tin công khai chung đối với các cơ sở giáo dục, trong đó bao gồm: + Các thông tin chung về cơ sở giáo dục như tên, địa chỉ, loại hình, sứ mạng, tầm nhìn,... + Thu, chi tài chính của cơ sở giáo dục. - Phần công khai riêng đối với từng cấp bậc học, trong đó bao gồm: + Giáo dục mầm non. + Giáo dục phổ thông. + Giáo dục thường xuyên. + Giáo dục đại học và trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non (1) Quy định mới về Báo cáo thường niên đối với những thông tin công khai trong hoạt động giáo dục Bên cạnh đó, tại Điều 14 Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được ban hành kèm theo Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT đã bổ sung thêm quy định về nội dung Báo cáo thường niên như sau: Các cơ sở giáo dục (trừ cơ sở giáo dục mầm non, trường, lớp dành cho người khuyết tật chưa có cổng thông tin điện tử), thực hiện công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục, bao gồm: - Báo cáo thường niên để công khai cho các bên liên quan tổng quan về kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục tính đến ngày 31/12 hằng năm theo định dạng file PDF với các nội dung tối thiểu theo quy định tại các phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT. Cụ thể + Phụ lục I: Mẫu báo cáo thường niên của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên. + Phụ lục II: Mẫu báo cáo thường niên của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục đại học và chương trình giáo dục ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng. - Việc bố trí đối các nội dung công khai nêu trên tại Cổng thông tin điện tử sẽ do cơ sở giáo dục quyết định, bảo đảm thuận lợi cho việc truy cập, tiếp cận thông tin. Ngoài ra, về thời điểm công khai của báo cáo Thường niên sẽ được thực hiện như sau: Báo cáo thường niên của năm trước liền kề theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2, Điều 14 Quy chế được ban hành kèm theo Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT phải được công bố trước ngày 10/6 hàng năm. Đối với các số liệu có liên quan đến báo cáo tài chính cả năm trước thì phải cập nhật tính đến hết thời gian quyết toán của cơ quan có thẩm quyền. Thời gian công khai trên cổng thông tin điện tử tối thiểu là 05 năm kể từ ngày công bố công khai. Thời gian niêm yết công khai (đối với cơ sở giáo dục mầm non; trường, lớp dành cho người khuyết tật chưa có Cổng thông tin điện tử tối thiểu là 90 ngày và sau khi niêm yết phải lưu giữ tài liệu công khai để bảo đảm cho việc tiếp cận thông tin tối thiểu là 05 năm kể từ ngày niêm yết). (2) Những thông tin phải công khai đối với cơ sở giáo dục phổ thông Căn cứ Mục 3 Quy chế được ban hành kèm theo Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT có quy định về những thông tin phải thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục phổ thông như sau: Điều kiện bảo đảm chất lượng: Trong đó bao gồm: - Thông tin về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên: + Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên chia theo nhóm vị trí việc làm và trình độ được đào tạo. + Số lượng, tỷ lệ giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định. + Số lượng, tỷ lệ giáo viên cán bộ quản lý và nhân viên hoàn thành bồi dưỡng hằng năm theo quy định. - Thông tin về cơ sở vật chất và tài liệu học tập sử dụng chung: + Diện tích khu đất xây dựng trường, điểm trường, diện tích bình quân tối thiểu cho một học sinh; đối sánh với yêu cầu tối thiểu theo quy định. + Số lượng, hạng mục khối phòng hành chính quản trị; khối phòng học tập; khối phòng hỗ trợ học tập; khối phụ trợ; khu sân chơi, thể dục thể thao; khối phục vụ sinh hoạt; hạ tầng kỹ thuật; đối sánh với yêu cầu tối thiểu theo quy định. + Số thiết bị dạy học hiện có; đối sánh với yêu cầu tối thiếu theo quy định; + Danh mục sách giáo khoa sử dụng trong cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; danh mục, số lượng xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu đã được cơ sở giáo dục lựa chọn, sử dụng theo quy định. - Thông tin về kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục: + Kết quả tự đánh giá chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục; kế hoạch cải tiến chất lượng sau tự đánh giá; + Kết quả đánh giá ngoài và công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục, đạt chuẩn quốc gia của cơ sở giáo dục qua các mốc thời gian; kế hoạch và kết quả thực hiện cải tiến chất lượng sau đánh giá ngoài trong 05 năm và hằng năm. - Cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục của nước ngoài hoặc chương trình giáo dục tích hợp thực hiện công khai thêm các nội dung sau đây: + Tên chương trình, quốc gia cung cấp chương trình, thông tin chi tiết về đối tác thực hiện liên kết giáo dục để dạy chương trình giáo dục tích hợp; + Tên cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục; + Ngôn ngữ thực hiện các hoạt động giáo dục. Kế hoạch và kết quả hoạt động giáo dục phổ thông: - Thông tin về kế hoạch hoạt động giáo dục của năm học: + Kế hoạch tuyển sinh của cơ sở giáo dục, trong đó thể hiện rõ các nội dung như: Đối tượng, chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh, các mốc thời gian thực hiện tuyển sinh và các thông tin liên quan. + Kế hoạch giáo dục. + Quy chế phối hợp giữa cơ sở giáo dục với gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh. + Các chương trình, hoạt động hỗ trợ học tập, rèn luyện, sinh hoạt cho học sinh ở cơ sở giáo dục. + Thực đơn hằng ngày của học sinh (nếu có). - Thông tin về kết quả giáo dục thực tế của năm học trước: + Kết quả tuyển sinh; tổng số học sinh theo từng khối; số học sinh bình quân/lớp theo từng khối; số lượng học sinh học 02 buổi/ngày; số lượng học sinh nam/học sinh nữ, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật; số lượng học sinh chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại trường. + Thống kê kết quả đánh giá học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT, thống kê số lượng học sinh được lên lớp, học sinh không được lên lớp;. + Số lượng học sinh được công nhận hoàn thành chương trình, học sinh được cấp bằng tốt nghiệp; số lượng học sinh trúng tuyển vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với cấp THCS và THPT, số lượng học sinh trúng tuyển đại học đối với cấp THPT. Trường hợp là cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục của nước ngoài hoặc chương trình giáo dục tích hợp thì thực hiện công khai thêm nội dung về số lượng học sinh đang học (chia theo số lượng học sinh là người Việt Nam, số lượng học sinh là người nước ngoài). Xem chi tiết tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 19/7/2024.
Thời gian công bố thông tin điều chỉnh Báo Cáo thường niên?
Kính chào Luật sư! Tôi muốn hỏi quy định về thời gian công bố điều chỉnh báo cáo thường niên, và các quy định xử phạt. Xin chân thành cảm ơn
Công ty cổ phần có phải lập và công bố thông tin về báo cáo thường niên không?
Công ty cổ phần có phải lập và công bố thông tin về báo cáo thường niên? Công ty cổ phần được xem là công ty đại chúng trong trường hợp nào? Mẫu báo cáo thường niên của công ty đại chúng là mẫu nào? (1) Công ty cổ phần có phải lập và công bố thông tin về báo cáo thường niên không? Căn cứ Khoản 4 Điều 176 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định công ty đại chúng thực hiện công bố, công khai thông tin theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 công bố, công khai thông tin theo quy định tại các điểm a, c, đ và g khoản 1 Điều 109 và Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, dẫn chiếu đến các điểm a, c, đ và g khoản 1 Điều 109 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định Công ty phải công bố định kỳ trên trang thông tin điện tử của công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu những thông tin sau đây: - Thông tin cơ bản về công ty và Điều lệ công ty. - Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trong thời hạn 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trong đó bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có). - Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm. - Báo cáo về thực trạng quản trị, cơ cấu tổ chức công ty. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, chỉ công ty đại chúng và công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết mới phải lập và công bố thông tin về báo cáo thường niên theo quy định như đã nêu trên. (2) Công ty cổ phần được xem là công ty đại chúng trong trường hợp nào? Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019 có quy định công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc 01 trong 02 trường hợp sau đây: “1. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây: a) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ; b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.” Theo đó, công ty cổ phần được là công ty đại chúng khi thuộc một trong các trường hợp: - Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ; - Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. (3) Mẫu báo cáo thường niên của công ty đại chúng hiện nay là mẫu nào? Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 96/2020/TT-BTC có quy định như sau: “2. Công ty đại chúng phải lập báo cáo thường niên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và công bố báo cáo này trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày công bố báo cáo tài chính năm được kiểm toán nhưng không vượt quá 110 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Thông tin tài chính trong báo cáo thường niên phải phù hợp với báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán.” Theo đó, hiện nay, báo cáo thường niên của công ty đại chúng được lập theo mẫu quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 96/2020/TT-BTC. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/31/bao-cao-thuong-nien.doc Mẫu báo cáo thường niên của công ty đại chúng
Từ 19/7/2024, các trường phải công khai thông tin, tình hình tài chính tối thiểu 05 năm
Ngày 03/6/2024, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT quy định về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/07/tt-09-2024.pdf Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT Cụ thể, Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT sẽ thay thế Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó, Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT đã bố cục lại rõ và gọn hơn, với nội dung công khai bao gồm 02 phần chính như sau: - Phần thông tin công khai chung đối với các cơ sở giáo dục, trong đó bao gồm: + Các thông tin chung về cơ sở giáo dục như tên, địa chỉ, loại hình, sứ mạng, tầm nhìn,... + Thu, chi tài chính của cơ sở giáo dục. - Phần công khai riêng đối với từng cấp bậc học, trong đó bao gồm: + Giáo dục mầm non. + Giáo dục phổ thông. + Giáo dục thường xuyên. + Giáo dục đại học và trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non (1) Quy định mới về Báo cáo thường niên đối với những thông tin công khai trong hoạt động giáo dục Bên cạnh đó, tại Điều 14 Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được ban hành kèm theo Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT đã bổ sung thêm quy định về nội dung Báo cáo thường niên như sau: Các cơ sở giáo dục (trừ cơ sở giáo dục mầm non, trường, lớp dành cho người khuyết tật chưa có cổng thông tin điện tử), thực hiện công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục, bao gồm: - Báo cáo thường niên để công khai cho các bên liên quan tổng quan về kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục tính đến ngày 31/12 hằng năm theo định dạng file PDF với các nội dung tối thiểu theo quy định tại các phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT. Cụ thể + Phụ lục I: Mẫu báo cáo thường niên của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên. + Phụ lục II: Mẫu báo cáo thường niên của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục đại học và chương trình giáo dục ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng. - Việc bố trí đối các nội dung công khai nêu trên tại Cổng thông tin điện tử sẽ do cơ sở giáo dục quyết định, bảo đảm thuận lợi cho việc truy cập, tiếp cận thông tin. Ngoài ra, về thời điểm công khai của báo cáo Thường niên sẽ được thực hiện như sau: Báo cáo thường niên của năm trước liền kề theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2, Điều 14 Quy chế được ban hành kèm theo Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT phải được công bố trước ngày 10/6 hàng năm. Đối với các số liệu có liên quan đến báo cáo tài chính cả năm trước thì phải cập nhật tính đến hết thời gian quyết toán của cơ quan có thẩm quyền. Thời gian công khai trên cổng thông tin điện tử tối thiểu là 05 năm kể từ ngày công bố công khai. Thời gian niêm yết công khai (đối với cơ sở giáo dục mầm non; trường, lớp dành cho người khuyết tật chưa có Cổng thông tin điện tử tối thiểu là 90 ngày và sau khi niêm yết phải lưu giữ tài liệu công khai để bảo đảm cho việc tiếp cận thông tin tối thiểu là 05 năm kể từ ngày niêm yết). (2) Những thông tin phải công khai đối với cơ sở giáo dục phổ thông Căn cứ Mục 3 Quy chế được ban hành kèm theo Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT có quy định về những thông tin phải thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục phổ thông như sau: Điều kiện bảo đảm chất lượng: Trong đó bao gồm: - Thông tin về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên: + Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên chia theo nhóm vị trí việc làm và trình độ được đào tạo. + Số lượng, tỷ lệ giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định. + Số lượng, tỷ lệ giáo viên cán bộ quản lý và nhân viên hoàn thành bồi dưỡng hằng năm theo quy định. - Thông tin về cơ sở vật chất và tài liệu học tập sử dụng chung: + Diện tích khu đất xây dựng trường, điểm trường, diện tích bình quân tối thiểu cho một học sinh; đối sánh với yêu cầu tối thiểu theo quy định. + Số lượng, hạng mục khối phòng hành chính quản trị; khối phòng học tập; khối phòng hỗ trợ học tập; khối phụ trợ; khu sân chơi, thể dục thể thao; khối phục vụ sinh hoạt; hạ tầng kỹ thuật; đối sánh với yêu cầu tối thiểu theo quy định. + Số thiết bị dạy học hiện có; đối sánh với yêu cầu tối thiếu theo quy định; + Danh mục sách giáo khoa sử dụng trong cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; danh mục, số lượng xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu đã được cơ sở giáo dục lựa chọn, sử dụng theo quy định. - Thông tin về kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục: + Kết quả tự đánh giá chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục; kế hoạch cải tiến chất lượng sau tự đánh giá; + Kết quả đánh giá ngoài và công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục, đạt chuẩn quốc gia của cơ sở giáo dục qua các mốc thời gian; kế hoạch và kết quả thực hiện cải tiến chất lượng sau đánh giá ngoài trong 05 năm và hằng năm. - Cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục của nước ngoài hoặc chương trình giáo dục tích hợp thực hiện công khai thêm các nội dung sau đây: + Tên chương trình, quốc gia cung cấp chương trình, thông tin chi tiết về đối tác thực hiện liên kết giáo dục để dạy chương trình giáo dục tích hợp; + Tên cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục; + Ngôn ngữ thực hiện các hoạt động giáo dục. Kế hoạch và kết quả hoạt động giáo dục phổ thông: - Thông tin về kế hoạch hoạt động giáo dục của năm học: + Kế hoạch tuyển sinh của cơ sở giáo dục, trong đó thể hiện rõ các nội dung như: Đối tượng, chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh, các mốc thời gian thực hiện tuyển sinh và các thông tin liên quan. + Kế hoạch giáo dục. + Quy chế phối hợp giữa cơ sở giáo dục với gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh. + Các chương trình, hoạt động hỗ trợ học tập, rèn luyện, sinh hoạt cho học sinh ở cơ sở giáo dục. + Thực đơn hằng ngày của học sinh (nếu có). - Thông tin về kết quả giáo dục thực tế của năm học trước: + Kết quả tuyển sinh; tổng số học sinh theo từng khối; số học sinh bình quân/lớp theo từng khối; số lượng học sinh học 02 buổi/ngày; số lượng học sinh nam/học sinh nữ, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật; số lượng học sinh chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại trường. + Thống kê kết quả đánh giá học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT, thống kê số lượng học sinh được lên lớp, học sinh không được lên lớp;. + Số lượng học sinh được công nhận hoàn thành chương trình, học sinh được cấp bằng tốt nghiệp; số lượng học sinh trúng tuyển vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với cấp THCS và THPT, số lượng học sinh trúng tuyển đại học đối với cấp THPT. Trường hợp là cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục của nước ngoài hoặc chương trình giáo dục tích hợp thì thực hiện công khai thêm nội dung về số lượng học sinh đang học (chia theo số lượng học sinh là người Việt Nam, số lượng học sinh là người nước ngoài). Xem chi tiết tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 19/7/2024.
Thời gian công bố thông tin điều chỉnh Báo Cáo thường niên?
Kính chào Luật sư! Tôi muốn hỏi quy định về thời gian công bố điều chỉnh báo cáo thường niên, và các quy định xử phạt. Xin chân thành cảm ơn