Các yêu cầu đặt ra khi kinh doanh bánh trung thu tự làm
1. Đáp ứng được chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu Theo Quyết định số 2169/QĐ-BKHCN thì bánh trung phải đáp ứng các chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào TCVN 12940:2020 đối với bánh nướng và TCVN 12941:2020 đối với bánh dẻo. Các tiêu chí cơ bản gồm: - Yêu cầu kỹ thuật: Thành phần nguyên liệu; yêu cầu cảm quan; yêu cầu về lý – hóa; - Phụ gia thực phẩm; - Yêu cầu về an toàn thực phẩm: Giới hạn tối đa kim loại nặng; giới hạn tối đa độc tố vi nấm; giới hạn vi sinh vật; - Phương pháp thử; - Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản. 2. Thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định: Điều 4. Tự công bố sản phẩm 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này. Như vậy, cơ sở kinh doanh bánh trung thu tự làm phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm đối với bánh trung thu đã qua chế biến. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bánh trung thu: - Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP; - Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm bánh trung thu trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Trình tự công bố sản phẩm bánh trung thu: Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) thì việc tự công bố sản phẩm bánh trung thu được thực hiện theo trình tự sau: - Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm bánh trung thu trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm; - Nếu chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm bánh trung thu tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận; - Ngay sau khi tự công bố sản phẩm bánh trung thu, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó. Lưu ý: - Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một loại bánh trung thu thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn; - Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó; - Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố; - Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Cẩn thận với bánh Trung thu mang "nhãn hiệu handmade"
Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là đến Tết Trung thu và đây cũng là thời điểm thị trường bánh trung thu bắt đầu sôi động với các loại sản phẩm của nhiều thương hiệu khác nhau. Trong đó có sự xuất hiện của nhiều loại bánh “handmade”, được sản xuất tại nhà, giá rẻ nên thu hút nhiều người tiêu dùng. Việc bán bánh Trung thu vào thời điểm này trên các trang mạng xã hội khá nhiều. Với lời quảng cáo “đặt tiêu chí sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu, bánh không chất phụ gia, không chất bảo quản, giá cực rẻ,…” nên nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm cũng như nguồn gốc, xuất xứ những sản phẩm này khó có thể kiểm soát được. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì ngoại trừ những hàng hóa như: Bất động sản; hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển; hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng; hàng hóa đã qua sử dụng; hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa;... còn lại thì tất cả hàng hóa còn lại bắt buộc phải có nhãn hàng hóa. Bánh Trung thu không nhãn mác có thể bị phạt căn cứ Điều 30 Nghị định 119/2017/NĐ-CP: “Điều 30. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng: a) Hàng hóa có nhãn hàng hóa nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa; b) Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ và số, ngôn ngữ sử dụng, định lượng và đơn vị đo theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. 2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng được quy định như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng; e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đối với vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.” Trường hợp hàng hóa theo quy định phải có nhãn nhưng lại không ghi nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi thì mức phạt đối với hành vi này 1-3 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5 triệu đồng. Trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100 triệu đồng thì mức phạt 50-60 triệu đồng (Khoản 4 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP).
Tặng bánh trung thu có bị xem là hối lộ không?
1 tháng nữa là đến Trung thu, các cửa hàng bánh Trung thu mọc lên như nấm, thế là dân chúng ầm ầm đổ xô đi mua bánh Trung thu, người thì mua để biếu ông bà, cha mẹ, người thì biếu cho sếp của mình…Và có cả những người mua bánh để tặng cho người mà mình sắp nhờ vả. Nhưng việc tặng bánh trung thu này cho người mình sắp nhờ vả (ở đây mình ví dụ là 1 cán bộ cấp cao) để làm 1 việc trái quy định pháp luật thì có bị xem là đưa hối lộ theo Bộ luật hình sư không? Vì theo Điều 289 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội đưa hối lộ: Điều 289. Tội đưa hối lộ 1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm. … Hiện nay, bánh trung thu trên thị trường có rất nhiều giá, nhưng thông thường, biếu quà cáp cho cán bộ cấp cao và đặc biệt là có nhờ vả, nhiều người thường chọn loại bánh đắt tiền, mình thấy có hộp lên đến 3.000.000 đồng. Vậy trường hợp này có bị xem là đưa hối lộ không? Mấy bạn Dân Luật giúp mình vụ này với…
Dân ăn phải đồ độc, lỗi do dân?
Sáng nay tình cờ lên mạng đọc báo, thấy được một bài viết nói về vụ Sở Y Tế Hà nội, kiểm tra tại một cửa hàng bán bánh trung thu đã phát hiện nhiều loại bánh đã hết hạn từ năm 2010, 2011 được bày bán., tuy nhiên kết quả của đoàn kiểm tra lại được lưa quên quá chậm trễ, dẫn đến việc cửa hàng bán hết bánh rồi mới có kết quả kiểm tra, Cùng với việc hàng hóa, đồ chơi kém chất lương được bày bán tràn lan có nguồn gốc từ Trung Quốc, ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội, cho biết: "Việt Nam đang ở cạnh một người hàng xóm quá mạnh là Trung Quốc, mặt hàng của họ chủ yếu tập trung sản xuất để xuất khẩu, trong khi dân trí, trình độ của mình thấp thì việc kiểm soát, quản lý được hết là rất khó" Ông Lộc còn cho biết, hàng năm, Chi cục quản lý luôn triển khai nhiều chuyên đề kiểm tra mặt hàng này, nhiều kế hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nhưng rất khó quản lý vì đồ chơi trẻ em đa số được đưa vào thị trường Việt Nam dưới hình thức hàng lậu. Thịt giả làm từ cactông Sau khi bài báo này được đăng, đã có tác giả trên báo Trái và Phải đưa ý kiến như sau: Với cách trả lời của ông Chi cục Phó trên người dân sẽ tự đặt câu hỏi rằng phải chăng để tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ của thực phẩm bẩn, hàng hóa kém an toàn trong mọi điều kiện, tốt nhất người dân nên tự mình đi học và phải học thật giỏi để có thể tự cứu lấy mình còn cán bộ quản lý chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra nếu có thì phạt và không có thì thôi. Cái lý của ông Lộc cũng đúng vì cán bộ cũng chỉ là người trần mắt thịt, từ người dân mà ra. Họ chỉ khác dân là được Nhà nước cấp ngân sách cho việc làm còn người dân phải tự bươn chải kiếm tiền và đóng thuế. Gạo giả làm từ khoai lang, khoai tây và nhựa Từ trước tới nay, bất kể nói đến hàng hóa kém an toàn thì các “quan” đều cho rằng người dân nên tự trách mình nghèo bởi chỉ người nghèo mới khổ, mới phải dùng hàng kém chất lượng. Còn người giàu họ có dịch vụ riêng, có những hàng hóa riêng dành cho họ rồi. Vậy người giàu không cần phải quá thông minh, trình độ không cần quá cao mà người nghèo mới cần phải giỏi, cần phải biết nhiều và thông thái, thông thái hơn nữa. Mình đồng tình với tác giả của bài viết này, không biết mọi người nghĩ sao?
Các yêu cầu đặt ra khi kinh doanh bánh trung thu tự làm
1. Đáp ứng được chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu Theo Quyết định số 2169/QĐ-BKHCN thì bánh trung phải đáp ứng các chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào TCVN 12940:2020 đối với bánh nướng và TCVN 12941:2020 đối với bánh dẻo. Các tiêu chí cơ bản gồm: - Yêu cầu kỹ thuật: Thành phần nguyên liệu; yêu cầu cảm quan; yêu cầu về lý – hóa; - Phụ gia thực phẩm; - Yêu cầu về an toàn thực phẩm: Giới hạn tối đa kim loại nặng; giới hạn tối đa độc tố vi nấm; giới hạn vi sinh vật; - Phương pháp thử; - Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản. 2. Thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định: Điều 4. Tự công bố sản phẩm 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này. Như vậy, cơ sở kinh doanh bánh trung thu tự làm phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm đối với bánh trung thu đã qua chế biến. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bánh trung thu: - Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP; - Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm bánh trung thu trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Trình tự công bố sản phẩm bánh trung thu: Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) thì việc tự công bố sản phẩm bánh trung thu được thực hiện theo trình tự sau: - Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm bánh trung thu trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm; - Nếu chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm bánh trung thu tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận; - Ngay sau khi tự công bố sản phẩm bánh trung thu, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó. Lưu ý: - Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một loại bánh trung thu thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn; - Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó; - Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố; - Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Cẩn thận với bánh Trung thu mang "nhãn hiệu handmade"
Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là đến Tết Trung thu và đây cũng là thời điểm thị trường bánh trung thu bắt đầu sôi động với các loại sản phẩm của nhiều thương hiệu khác nhau. Trong đó có sự xuất hiện của nhiều loại bánh “handmade”, được sản xuất tại nhà, giá rẻ nên thu hút nhiều người tiêu dùng. Việc bán bánh Trung thu vào thời điểm này trên các trang mạng xã hội khá nhiều. Với lời quảng cáo “đặt tiêu chí sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu, bánh không chất phụ gia, không chất bảo quản, giá cực rẻ,…” nên nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm cũng như nguồn gốc, xuất xứ những sản phẩm này khó có thể kiểm soát được. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì ngoại trừ những hàng hóa như: Bất động sản; hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển; hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng; hàng hóa đã qua sử dụng; hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa;... còn lại thì tất cả hàng hóa còn lại bắt buộc phải có nhãn hàng hóa. Bánh Trung thu không nhãn mác có thể bị phạt căn cứ Điều 30 Nghị định 119/2017/NĐ-CP: “Điều 30. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng: a) Hàng hóa có nhãn hàng hóa nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa; b) Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ và số, ngôn ngữ sử dụng, định lượng và đơn vị đo theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. 2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng được quy định như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng; e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đối với vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.” Trường hợp hàng hóa theo quy định phải có nhãn nhưng lại không ghi nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi thì mức phạt đối với hành vi này 1-3 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5 triệu đồng. Trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100 triệu đồng thì mức phạt 50-60 triệu đồng (Khoản 4 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP).
Tặng bánh trung thu có bị xem là hối lộ không?
1 tháng nữa là đến Trung thu, các cửa hàng bánh Trung thu mọc lên như nấm, thế là dân chúng ầm ầm đổ xô đi mua bánh Trung thu, người thì mua để biếu ông bà, cha mẹ, người thì biếu cho sếp của mình…Và có cả những người mua bánh để tặng cho người mà mình sắp nhờ vả. Nhưng việc tặng bánh trung thu này cho người mình sắp nhờ vả (ở đây mình ví dụ là 1 cán bộ cấp cao) để làm 1 việc trái quy định pháp luật thì có bị xem là đưa hối lộ theo Bộ luật hình sư không? Vì theo Điều 289 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội đưa hối lộ: Điều 289. Tội đưa hối lộ 1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm. … Hiện nay, bánh trung thu trên thị trường có rất nhiều giá, nhưng thông thường, biếu quà cáp cho cán bộ cấp cao và đặc biệt là có nhờ vả, nhiều người thường chọn loại bánh đắt tiền, mình thấy có hộp lên đến 3.000.000 đồng. Vậy trường hợp này có bị xem là đưa hối lộ không? Mấy bạn Dân Luật giúp mình vụ này với…
Dân ăn phải đồ độc, lỗi do dân?
Sáng nay tình cờ lên mạng đọc báo, thấy được một bài viết nói về vụ Sở Y Tế Hà nội, kiểm tra tại một cửa hàng bán bánh trung thu đã phát hiện nhiều loại bánh đã hết hạn từ năm 2010, 2011 được bày bán., tuy nhiên kết quả của đoàn kiểm tra lại được lưa quên quá chậm trễ, dẫn đến việc cửa hàng bán hết bánh rồi mới có kết quả kiểm tra, Cùng với việc hàng hóa, đồ chơi kém chất lương được bày bán tràn lan có nguồn gốc từ Trung Quốc, ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội, cho biết: "Việt Nam đang ở cạnh một người hàng xóm quá mạnh là Trung Quốc, mặt hàng của họ chủ yếu tập trung sản xuất để xuất khẩu, trong khi dân trí, trình độ của mình thấp thì việc kiểm soát, quản lý được hết là rất khó" Ông Lộc còn cho biết, hàng năm, Chi cục quản lý luôn triển khai nhiều chuyên đề kiểm tra mặt hàng này, nhiều kế hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nhưng rất khó quản lý vì đồ chơi trẻ em đa số được đưa vào thị trường Việt Nam dưới hình thức hàng lậu. Thịt giả làm từ cactông Sau khi bài báo này được đăng, đã có tác giả trên báo Trái và Phải đưa ý kiến như sau: Với cách trả lời của ông Chi cục Phó trên người dân sẽ tự đặt câu hỏi rằng phải chăng để tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ của thực phẩm bẩn, hàng hóa kém an toàn trong mọi điều kiện, tốt nhất người dân nên tự mình đi học và phải học thật giỏi để có thể tự cứu lấy mình còn cán bộ quản lý chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra nếu có thì phạt và không có thì thôi. Cái lý của ông Lộc cũng đúng vì cán bộ cũng chỉ là người trần mắt thịt, từ người dân mà ra. Họ chỉ khác dân là được Nhà nước cấp ngân sách cho việc làm còn người dân phải tự bươn chải kiếm tiền và đóng thuế. Gạo giả làm từ khoai lang, khoai tây và nhựa Từ trước tới nay, bất kể nói đến hàng hóa kém an toàn thì các “quan” đều cho rằng người dân nên tự trách mình nghèo bởi chỉ người nghèo mới khổ, mới phải dùng hàng kém chất lượng. Còn người giàu họ có dịch vụ riêng, có những hàng hóa riêng dành cho họ rồi. Vậy người giàu không cần phải quá thông minh, trình độ không cần quá cao mà người nghèo mới cần phải giỏi, cần phải biết nhiều và thông thái, thông thái hơn nữa. Mình đồng tình với tác giả của bài viết này, không biết mọi người nghĩ sao?