Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục là dữ liệu nhạy cảm của cá nhân
Bộ Công an hiện đang dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, dự kiến thời gian trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó có đề xuất thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục là dữ liệu nhạy cảm của cá nhân. Xem toàn văn dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/24/dt-luat-du-lieu-ca-nhan.docx Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục là dữ liệu nhạy cảm của cá nhân Theo khoản 4 Điều 2 dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định dữ liệu cá nhân nhạy cảm là thông tin khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân, gồm: - Quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo; - Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu; - Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, thông tin liên quan đến nguồn gốc dân tộc, - Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân; - Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân; - Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân; - Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật; - Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; - Thông tin về người sử dụng đất, dữ liệu đất đai có chứa thông tin về người sử dụng đất; - Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị; - Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết. Như vậy, dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đã đề xuất thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục là dữ liệu nhạy cảm của cá nhân và khi bị xâm phạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Đề xuất quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm Theo đó, bên cạnh quy định về dữ liệu cá nhân nhạy cảm thì Bộ Công an cũng đề xuất các quy định để bảo vệ các dữ liệu cá nhân nhạy cảm này, cụ thể tại Điều 49 dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau: - Áp dụng các biện pháp sau đây: + Các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm: ++ Biện pháp quản lý do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện; ++ Biện pháp kỹ thuật do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện; ++ Biện pháp do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; ++ Biện pháp điều tra, tố tụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện; ++ Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. + Các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân cơ bản, bao gồm: ++ Xây dựng, ban hành các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nêu rõ những việc cần thực hiện theo quy định của Luật này. ++ Chỉ định Tổ chức bảo vệ dữ liệu cá nhân, Chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân và trao đổi thông tin với Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trường hợp Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu, Bên thứ ba là cá nhân thì trao đổi thông tin của cá nhân thực hiện. ++ Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống và phương tiện, thiết bị phục vụ xử lý dữ liệu cá nhân trước khi xử lý, xoá không thể khôi phục được hoặc huỷ các thiết bị chứa dữ liệu cá nhân. - Chỉ định Tổ chức bảo vệ dữ liệu cá nhân, Chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân và trao đổi thông tin với Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trường hợp Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu, Bên thứ ba là cá nhân thì trao đổi thông tin của cá nhân thực hiện. - Khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề, hoạt động có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân. - Thông báo cho chủ thể dữ liệu biết việc dữ liệu cá nhân nhạy cảm của chủ thể dữ liệu được xử lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13, Điều 17 và Điều 18 Luật này. - Đánh giá tín nhiệm về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Như vậy, nếu dự thảo được thông qua thì sẽ có các biện pháp để bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm như trên. Xem toàn văn dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/24/dt-luat-du-lieu-ca-nhan.docx Xem thêm: Đã có Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Người dưới 14 tuổi có bị xử phạt hành chính không?
Người dưới 14 tuổi là đối tượng được pháp luật bảo vệ đặc biệt. Vậy, nếu một người dưới 14 tuổi vi phạm hành chính thì có phải chịu trách nhiệm pháp lý và bị xử phạt hành chính không? (1) Xử phạt hành chính là gì? Theo khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, có thể hiểu xử phạt hành chính là một biện pháp xử lý khi một người có hành vi vi phạm những điều pháp luật nghiêm cấm mà chưa phải là tội phạm và theo pháp luật hình sự. Việc xử phạt vi phạm hành chính nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương trong xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân và tổ chức, đồng thời khuyến khích việc tuân thủ pháp luật. (2) Người dưới 14 tuổi có bị xử phạt hành chính không? Theo Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, đối tượng bị xử phạt hành chính bao gồm: - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. - Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý; - Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra; - Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Như vậy, đối tượng bị xử phạt hành chính có thể là cá nhân, tổ chức. Trong đó, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên, cụ thể: - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý. - Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. Do đó, người chưa đủ 14 tuổi thì không thuộc đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính. (3) Người dưới 14 tuổi vi phạm pháp luật thì xử lý thế nào? Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 và khoản 1 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020), người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi mà thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ áp dụng biện pháp xử lý hành chính tương ứng như sau: - Nếu thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý thì áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. - Nếu thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015: - Tội phạm rất nghiêm trọng: là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù. - Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi mà phạm các tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như giáo dục tại xã, phường hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. Việc áp dụng các biện pháp này nhằm bảo đảm giáo dục và cải tạo cho trẻ em, đồng thời ngăn chặn tái phạm các hành vi vi phạm pháp luật.
Nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo
Trước vấn nạn lừa đảo bằng việc phát tán tin nhắn SMS Brandname giả mạo, Bộ Công an đã có cẩm nang hướng dẫn người dân cách nhận biết và phòng tránh bị lừa đảo theo thủ đoạn này (1) SMS Brandname là gì? SMS Brandname là dịch vụ hỗ trợ các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ sử dụng kênh thông tin di động để quảng bá cho nhãn hàng, sản phẩm, dịch vụ hoặc chăm sóc khách hàng của mình. SMS Brandname bao gồm 2 dịch vụ: SMS quảng cáo & SMS Chăm sóc khách hàng. Theo đó, thay vì hiển thị số điện thoại của người gửi tin nhắn, tên thương hiệu của doanh nghiệp sẽ hiển thị khi gửi tin nhắn cho khách hàng. Ví dụ: khi nhận tin nhắn từ nhà mạng điện thoại, bạn sẽ thấy phần tên người gửi sẽ hiển thị là VIETTEL_DATA hay Mobifone thay vì là số điện thoại của tổng đài như 999 hay 901,... Việc sử dụng SMS Brandname sẽ tạo ấn tượng cho người dùng, giúp người dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp. Khi người dùng đã quen với việc nhận tin nhắn thương hiệu thường sẽ có xu hướng tin tưởng khi thấy thương hiệu quen xuất hiện. Lợi dụng điều này, nhiều kẻ gian đã giả mạo SMS Brandname (ví dụ như tin nhắn có tên ngân hàng) để lừa đảo người dân. (2) Cẩm nang nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo Theo đó, trước vấn nạn lừa đảo trên, Bộ Công an đã đưa ra cẩm nang để người dân biết cách nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo. Theo đó, cẩm nang có 03 phần chính là: Dấu hiệu nhận biết, Biện pháp phòng tránh và Cần làm gì sau khi bị lừa đảo trực tuyến. Nội dung cụ thể như sau: Dấu hiệu nhận biết - Nhận được tin nhắn mang tên các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp chính thống (như: Bo Cong an, Bo Thong tin va Truyen thong, Vietcombank, Techcombank...), bên trong chứa nội dung như tin nhắn thông thường của các cơ quan, tổ chức, kèm theo đường dẫn giả mạo, đề nghị người dân truy cập, nhập thông tin tài khoản để chiếm đoạt hoặc cài đặt ứng dụng chứa mã độc để chiếm quyền điều khiển thiết bị. - Các trang web giả mạo thường chứa mã độc hoặc giả mạo trang web chính thống của cơ quan, tổ chức, yêu cầu đăng nhập tài khoản, nhập mã OTP nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Biện pháp phòng tránh - Kiểm tra kỹ nội dung khi nhận được tin nhắn từ các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các tin nhắn gây chú ý (trúng thưởng, cảnh báo, khuyến mãi...). Không click vào các đường dẫn có dấu hiệu đáng ngờ, kiểm tra kỹ tên miền trang web trước khi đăng nhập thông tin tài khoản. - Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP với bất kỳ ai. - Khi nhận được các tin nhắn có dấu hiệu bất thường phải liên lạc ngay với đơn vị chủ quản của brandname thông qua hotline. Gọi điện thoại đến cơ quan, tổ chức liên quan để xác thực xem có phải trang web, ứng dụng là của họ hay không. Cần làm gì sau khi bị lừa đảo trực tuyến - Khi nghi ngờ bản thân có biểu hiện đang bị lừa đảo qua mạng, hãy tìm kiếm thông tin về các hình thức lừa đảo trên mạng internet hoặc xin sự tư vấn từ bạn bè, người thân. Đừng ngại ngùng chia sẻ câu chuyện mình đang gặp phải, người bên ngoài sẽ luôn có tâm lý bình tĩnh, tỉnh táo hơn. - Trình báo ngay sự việc đến cơ quan Công an nơi gần nhất để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. - Liên hệ với Ngân hàng chủ quản để báo cáo sự việc và đề nghị hỗ trợ. - Lưu lại tất cả thông tin như lịch sử trò chuyện, các số điện thoại, tài khoản mạng xã hội liên quan, sao kê giao dịch ngân hàng và cung cấp cho cơ quan Công an khi trình báo. - Cài đặt lại mật khẩu các tài khoản cá nhân trong trường hợp bị đánh cắp thông tin cá nhân hoặc bị tấn công chiếm quyền điều khiển thiết bị điện tử. - Cảnh báo cho bạn bè, người thân về hình thức lừa đảo mình đã hoặc đang gặp phải nhằm chủ động phòng ngừa. Trên đây là cẩm nang: Nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo được Bộ Công an công bố. Lừa đảo qua SMS Brandname đang ngày càng trở nên tinh vi và gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Kẻ gian lợi dụng uy tín của các thương hiệu uy tín để gửi tin nhắn giả mạo, dụ dỗ người dùng cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc thực hiện giao dịch chuyển tiền. Do đó, hãy luôn cảnh giác và nâng cao ý thức đề phòng để bảo vệ bản thân khỏi những thủ đoạn lừa đảo tinh vi qua SMS Brandname. (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an)
Tháng Bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão: có các biện pháp nào để ứng phó bão?
Thiên tai bao gồm những hiện tượng nào? Nhà nước ta quy định các biện pháp ứng phó thiên tai thế nào? Người dân có nghĩa vụ gì trong phòng, chống bão? “Tháng Bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão” Trong đó, có thể hiểu các từ ngữ như sau: - Heo may: gió heo may, se se lạnh. - Chuồn chuồn: côn trùng có đuôi dài, hai đôi cánh dạng màng mỏng, bay giỏi, ăn sâu bọ. - Bão: gió xoáy trong phạm vi rộng trong một vùng có áp suất không khí giảm xuống rất thấp, thường phát sinh từ biển khơi, có sức phá hoại dữ dội do gió lớn, mưa to. Theo đó, đây là một câu tục ngữ truyền kinh nghiệm về khoảng thời gian biến động thời tiết của nhân dân ta. Thông thường, Miền Bắc nước ta sẽ có bão từ tháng 6 đến tháng 8, từ tháng 6 bão mạnh dần lên, đến tháng 7 âm lịch có gió heo may, nghĩa là có độ ẩm cao kết hợp với hiện tượng chuồn chuồn bay hàng đàn ra khỏi tổ thì theo kinh nghiệm dân gian là điềm dự báo có bão. Bão có phải là thiên tai không? Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về thiên tai như sau: Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: - Bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; - Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; - Nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. Như vậy, bão là một trong những hiện tượng thiên tai. Ở nước ta, bão thường di chuyển lên phía Bắc. Có các biện pháp nào để ứng phó với bão? Theo khoản 1 Điều 26 Luật Phòng chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm d khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định: Căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ; ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp. Đối với biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được quy định như sau: - Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp; - Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn; - Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng; - Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất; - Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng; - Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác; - Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; - Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán; - Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai; - Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai. Như vậy, khi bão xảy ra thì nhà nước sẽ có các biện pháp ứng phó như trên. Cơ quan thực hiện là Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ; ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương. Người dân có nghĩa vụ gì trong phòng, chống bão? Theo khoản 2 Điều 34 Luật Phòng chống thiên tai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ sau đây: - Chủ động xây dựng, nâng cấp, bảo vệ công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình bảo đảm an toàn trước thiên tai hoặc di dời đến nơi an toàn; không xây dựng nhà ở hoặc cư trú tại khu vực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai; - Thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai tại địa phương; - Tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với đặc điểm thiên tai tại địa phương; - Chủ động trang bị thiết bị theo khả năng để tiếp nhận bản tin dự báo, cảnh báo và sự chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống thiên tai; - Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện theo khả năng để phòng, chống thiên tai; - Chủ động dự trữ lương thực, nước uống, vật tư và thiết bị xử lý nước, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng dịch theo khả năng để bảo đảm đời sống khi thiên tai xảy ra phù hợp với đặc thù thiên tai tại địa phương; - Chủ phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, trên sông phải trang bị đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị thông tin, tín hiệu phù hợp; Phải cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về vị trí, tình trạng của phương tiện đang hoạt động cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi thiên tai xảy ra; Khi gặp tàu thuyền khác bị nạn phải kịp thời cứu hộ, tìm kiếm, cứu nạn, trường hợp vượt quá khả năng phải bằng mọi cách thông báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn; - Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi thiên tai xảy ra; tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống thiên tai; - Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền về sơ tán người, phương tiện ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm; - Chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền; - Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong khu vực sinh sống và làm việc sau khi bị tác động của thiên tai; - Thông báo đến cơ quan, người có thẩm quyền khi phát hiện sự cố hoặc hành vi gây mất an toàn cho công trình phòng, chống thiên tai và tham gia xử lý sự cố công trình trong khả năng của mình; - Cung cấp thông tin về diễn biến thiên tai, thiệt hại do thiên tai cho cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi nhận biết của mình; - Cá nhân có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của Chính phủ; chủ động giúp đỡ người bị thiệt hại do thiên tai tại địa phương. Như vậy, người dân sẽ có những nghĩa vụ như trên trong hoạt động phòng, chống bão tại địa phương. Có thể thấy, nhà nước ta đề cao tinh thần “tương thân, tương ái”, thể hiện bằng việc ngoài quy định những nghĩa vụ của người dân đối với gia đình mình mà còn hỗ trợ khi gặp tàu thuyền gặp nạn, đóng góp vào quỹ phòng, chống thiên tai, chủ động giúp đỡ người bị thiệt hại…
Đề xuất hai biện pháp ngăn chặn mới trong Dự thảo Luật chưa thành niên
Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên được chủ trì, phối hợp soạn thảo bởi Tòa án nhân dân tối cao đang được rất nhiều người quan tâm. Trong dự thảo có đề cập đến hai hình thức giám sát điện tử và giám sát tại nhà dành cho người chưa thành niên đây là vấn đề đáng chú ý trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh các nội dung về hình phạt thì các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội là vấn đề đáng quan tâm. Việc đề xuất áp dụng biện pháp giám sát điện tử và giám sát tại nhà đang được nghiên cứu một cách cẩn trọng bởi lẽ khi áp dụng hai biện pháp này cần phải cân nhắc kĩ nguy cơ về sự kỳ thị có thể gây tâm lý mặc cảm, tác động xấu cũng như đi ngược với tinh thần giáo dục, tạo cơ hội sửa chữa lỗi lầm của họ. (1) Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên Theo khuyến cáo của Liên hợp quốc, hiện các quốc gia đều xây dựng Bộ Luật Tư pháp dành riêng cho người chưa thành niên. Việt Nam tuy đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về bảo vệ quyền trẻ em từ rất sớm nhưng lại chưa có bộ luật chuyên biệt về người chưa thành niên. Do đó, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan thuộc nhiều bộ, ngành soạn thảo và lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Đây là lần đầu tiên một đạo luật riêng biệt về tư pháp cho người chưa thành niên được xây dựng với mục tiêu hướng đến công tác bảo vệ, giáo dục, hỗ trợ, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội tự sửa chữa lỗi lầm; xây dựng quy trình thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với độ tuổi, tâm lý và vì lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Dự thảo Luật bao gồm 168 điều, quy định về xử lý chuyển hướng, hình phạt và thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội; thủ tục tố tụng đối với bị hại và người làm chứng; thi hành án; tái hòa nhập cộng đồng và hỗ trợ bị hại; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên. Theo dự thảo sẽ có ít nhất là 06 biện pháp ngăn chặn và 03 biện pháp cưỡng chế đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định trong Điều 114 Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên như sau: Các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm: - Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; - Bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị truy nã, để tạm giam; - Tạm giữ; - Tạm giam; - Giám sát điện tử; - Giám sát tại nhà. Biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm: - Áp giải, dẫn giải; - Kê biên tài sản; - Phong tỏa tài khoản. Như vậy, so với các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015), dự thảo về Luật Tư pháp người chưa thành niên có sự khác biệt nhất định, không áp dụng biện pháp ngăn chặn là bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh đối với người chưa thành niên mà thay vào đó là bổ sung hai biện pháp mới là giám sát điện tử và giám sát tại nhà. Xem đầy đủ Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên ngày 17/04/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/du%20thao%20Luat%20chua%20thanh%20nien.pdf Xem cập nhật mới nhất tại: Luật Tư pháp người chưa thành niên (2) Biện pháp giám sát điện tử Giám sát điện tử được hiểu là sử dụng công nghệ để xác định, theo dõi, ghi lại, hoặc giám sát vị trí của người chưa thành niên thông qua các phương tiện điện tử, được áp dụng kèm theo các biện pháp khác, ví dụ như giám sát tại nhà. Đối với biện pháp giám sát điện tử tại Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định tại Điều 117 như sau: - Việc giám sát điện tử nhằm ngăn chặn người chưa thành niên thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và giám sát sự tuân thủ của người chưa thành niên với yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. - Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định gắn 01 thiết bị điện tử có chức năng giám sát đối với người chưa thành niên là người bị buộc tội. - Thời hạn giám sát điện tử không quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Luật này và Bộ luật Tố tụng hình sự. (3) Biện pháp giám sát tại nhà Theo PGS-TS Lê Huỳnh Tấn Duy, giám sát điện tử không phải là một biện pháp ngăn chặn độc lập, được áp dụng kèm theo các biện pháp khác, ví dụ như giám sát tại nhà. Giám sát tại nhà là một trong hai biện pháp mới được bổ sung tại Điều 114 Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giám sát tại nhà đối với người bị buộc tội. Đối với biện pháp giám sát tại nhà được thực hiện bằng cách cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giao người bị buộc tội cho người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên cư trú có trách nhiệm quản lý, giám sát, hỗ trợ, theo dõi (theo quy định tại Điều 118 Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên) Xem đầy đủ Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên ngày 17/04/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/du%20thao%20Luat%20chua%20thanh%20nien.pdf Xem cập nhật mới nhất tại: Luật Tư pháp người chưa thành niên Như vậy, Dự thảo Luật chưa thành niên đã đề xuất hai biện pháp ngăn chặn mới là biện pháp giám sát điện tử và biện pháp giám sát tại nhà. Để phát huy hiệu quả của hai biện pháp ngăn chặn giám sát điện tử và giám sát tại nhà, cần xem xét bối cảnh hiện nay về điều kiện giáo dục, phát triển của người chưa thành niên. Tóm lại, hai biện pháp ngăn chặn trên chỉ mới là đề xuất, với rất nhiều sự khác biệt về truyền thống pháp luật, điều kiện kinh tế-xã hội, điều kiện giáo dục và yếu tố tâm lý,.. Ban soạn thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên vẫn cần có sự nghiên cứu, đánh giá một cách cẩn trọng về tính khả thi khi áp dụng biện pháp giám sát điện tử và biện pháp giám sát tại nhà.
Các biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay? Phá thai trong trường hợp nào là hợp pháp?
Để hạn chế thấp nhất tình trạng nạo phá thai gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người mẹ cũng như ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, cần sử dụng những biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả nhất. Vậy, hiện nay có những biện pháp tránh thai nào là an toàn? Nếu phá thai sẽ bị xử lý như thế nào? Các biện pháp tránh thai hiện nay? Hiện nay có 05 biện pháp tránh thai phổ biến nhất là: 1) Tính thời kỳ an toàn Đây là biện pháp được xem là lành tính nhất, không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường rơi vào 28 - 32 ngày. Trong đó, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 - 15 của chu kỳ. Tổng thời gian rụng trứng là 10 ngày, bao gồm 5 ngày đầu và 4 ngày tiếp theo sau khi rụng trứng. Nếu không quan hệ vào thời gian này thì có thể tránh khả năng mang thai. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này chỉ tầm 75% bởi không phải người phụ nữ nào cũng có chu kỳ đều như nhau. 2) Sử dụng bao cao su Đây có lẽ là biện pháp phổ biến nhất, hạn chế việc lây nhiễm các bệnh tình dục và khả năng tránh thai cao nếu dùng đúng cách. Tuy nhiên, cần lưu ý mua bao cao su chất lượng cao, đúng size để tránh việc thủng, rách, tuột trong quá trình quan hệ và có hiệu quả cao nhất. 3) Đặt vòng tránh thai Hiện nay vòng tránh thai có 2 loại thông dụng là vòng hình chữ T và vòng hình cánh cung, được đặt vào bên trong tử cung của phụ nữ. Ngoài hình dạng thì vòng tránh thai còn được chia làm 2 loại là loại chứa thuốc và không chứa thuốc (được cho thêm progestin để cải thiện hiệu quả tránh thai cao hơn). Vật liệu làm vòng tránh thai rất đa dạng như từ silicone, nhựa, đồng, thép không gỉ. Đồng thời, nếu muốn mang thai thì có thể tháo vòng ra là được. Tuy nhiên, nó có nhiều tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dưới, viêm phụ khoa… Hơn nữa, nếu rơi ra mà không phát hiện có thể dẫn tới mang thai ngoài tử cung hoặc tụt vào sâu bên trong có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của người phụ nữ. 4) Dùng thuốc tránh thai Hiện nay có 02 loại thuốc tránh thai là thuốc uống và thuốc tiêm. Trong đó thuốc uống bao gồm tránh thai khẩn cấp và tránh thai hằng ngày. Thuốc tránh thai hằng ngày có hiệu quả tránh thai tốt, tỷ lệ thành công 99%, thuận tiện. Khi sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày còn có tác dụng điều chỉnh rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt (do có chứa estrogen), giảm tỷ lệ mắc bệnh tăng sản vú và ung thư buồng trứng. So với thuốc tránh thai hàng ngày, hàm lượng hormone trong thuốc khẩn cấp cao hơn nhiều lần. Do đó, người dùng không nên lạm dụng vì có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy yếu gan thận, teo niêm mạc tử cung, ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản, thậm chí gây ung thư và tử vong. Đồng thời, thuốc không giúp hạn chế các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, mụn rộp sinh dục, chlamydia, lậu… Thuốc uống và thuốc tiêm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ giống nhau, như căng ngực, thay đổi tâm trạng, đau đầu, trễ kinh, tăng cân… Bên cạnh đó, sử dụng mũi tiêm lâu dài có thể dẫn đến mất xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. 5) Thắt ống dẫn tinh đối với nam giới Đây là phương pháp thuận tiện, an toàn, tránh thai lâu dài với tỷ lệ thành công là 99,9% và không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của nam giới. Tỷ lệ thắt ống dẫn tinh thành công là 80% ~ 90%. Nếu muốn có con, có thể tiến hành phẫu thuật nối ống dẫn tinh. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, nam giới cần có thời gian chăm sóc hậu phẫu để ngăn ngừa một số biến chứng hoặc nhiễm trùng. Ngoài các biện pháp trên, hiện nay còn nhiều biện pháp tránh thai như cấy que, miếng dán tránh thai, xuất tinh ngoài, bao cao su nữ,... Biện pháp nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cần tuỳ thuộc theo nhu cầu, tình trạng sức khoẻ của mình mà lựa chọn phương pháp tránh thai hiệu quả nhất. Phá thai bị xử lý như thế nào? Phá thai có vi phạm pháp luật không? Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe 1989, phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khỏe trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế. Ngoài ra hiện nay không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể việc nạo phá thai là hành vi vi phạm pháp luật và bị cấm. Tuy nhiên, việc phá thai vẫn phải tuân thủ theo quy định và phải không được rơi vào điều cấm của pháp luật. Các trường hợp phá thai hợp pháp Trong hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT 2020 đã quy định việc nạo phá thai tại Phần 8 của văn bản. Theo đó, phụ nữ mang thai chỉ được phép nạo, phá thai cho đến khi thai đủ 22 tuần tuổi. Trong đó, có các trường hợp phá thai hợp pháp như: - Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 9 tuần - Phá thai to từ 13 tuần đến 22 tuần bằng phương pháp đặt túi nước - Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 8 tuần - Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai từ 13 tuần đến hết tuần 22 - Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần thứ 13 đến hết tuần thứ 18 - Phá thai bệnh lý (bệnh lý mẹ, bệnh lý thai) - Phá thai người bệnh có sẹo mổ lấy thai cũ - Hút thai có kiểm soát bằng nội soi - Hút thai dưới siêu âm - Phá thai từ tuần thứ 6 đến hết 12 tuần bằng phương pháp hút chân không - Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 7 tuần - Hút thai + Triệt sản qua đường rạch nhỏ - Phá thai đến hết 7 tuần bằng phương pháp hút chân không Như vậy, những phương pháp phá thai trên là hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trừ các trường hợp bất khả kháng, phụ nữ không nên lạm dụng để phá thai, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản. Có hành vi phá thai nào bị cấm không? Hành vi nạo phá thai nếu vì mục đích lựa chọn giới tính sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. - Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính; + Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. - Ngoài ra còn các hình thức xử phạt bổ sung như: + Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này; + Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này; + Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này. Tóm lại, không có biện pháp tránh thai nào là an toàn và hiệu quả 100%. Vì vậy, cần lựa chọn phương pháp phù hợp và an toàn với bản thân nhất, có trách nhiệm với bản thân cũng là có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Không nên để xảy ra tình huống tiêu cực dẫn đến nạo phá thai tràn lan, vi phạm pháp luật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức xã hội.
Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện các biện pháp để phòng chống bệnh vi khuẩn “ăn thịt người”
Ngày 22/9/2023, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo cộng đồng phòng chống bệnh Whitmore (tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh của Mỹ, người nhiễm vi khuẩn bệnh Whitmore nếu không được điều trị thì cứ 10 người nhiễm sẽ có 9 người tử vong. Tuy nhiên, khi người bệnh được điều trị đúng kháng sinh thì con số tỷ vong vẫn ở mức 4 người trên 10 người. Tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống chỉ còn 2/ 10 người khi bệnh nhân được điều trị trong điều kiện y tế tốt, chăm sóc tích cực, điều trị kịp thời và hiệu quả. Cụ thể, tại Việt Nam, bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore xuất hiện rải rác. Vừa qua, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thông tin về bệnh nhi 15 tuổi mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là bệnh “vi khuẩn ăn thịt người”) ở xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, đã tử vong ngày 19/9 dù đã được tích cực điều trị. Bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” là bệnh gì? Theo Bộ Y tế, bệnh Whitmore (hay tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn B. pseudomallei tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Bệnh có biểu hiện gì và biện pháp phòng tránh? Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch ...) có nguy cơ cao mắc bệnh. Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh Whitmore. Để chủ động phòng bệnh Whitmore, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp dự phòng chủ yếu như sau: - Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh. - Vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn. - Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng. - Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết. - Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh. - Người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. - Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời. Theo Chính phủ
Những trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Bị đơn là doanh nghiệp chỉ có một tài khoản ngân hàng duy nhất. Bị đơn đang nợ khoản tiền chưa thanh toán với nguyên đơn. Vậy nguyên đơn có được quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản ngân hàng của bị đơn hay không?
Khi thay đổi nội dung trong biện pháp ứng phó sự cố hóa chất, doanh nghiệp có cần làm gì?
Theo khoản 3 điểm c điều 21 Nghị định 113/2017/NĐ-CP: "Điều 21. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất ... 3. Trách nhiệm thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân a) Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xây dựng; b) Biện pháp phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất; c) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp, tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp." Biện pháp thì theo quy định sẽ gửi sở công thương quản lý theo Điều 5 Thông tư 32/2017/TT-BCT: "Điều 5. Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp 1. Thể thức trình bày, bố cục, nội dung Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo hướng dẫn tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này. 2. Đối với đối tượng phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định ban hành Biện pháp, chủ đầu tư gửi 01 bản Quyết định và 01 quyển Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi xây dựng dự án hoạt động hóa chất để giám sát, quản lý." Tuy quy định không có nói rõ, tuy nhiên thì chỉnh sửa vẫn nên gửi lại cho Sở công thương Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất để họ quản lý nội dung.
Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục là dữ liệu nhạy cảm của cá nhân
Bộ Công an hiện đang dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, dự kiến thời gian trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó có đề xuất thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục là dữ liệu nhạy cảm của cá nhân. Xem toàn văn dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/24/dt-luat-du-lieu-ca-nhan.docx Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục là dữ liệu nhạy cảm của cá nhân Theo khoản 4 Điều 2 dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định dữ liệu cá nhân nhạy cảm là thông tin khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân, gồm: - Quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo; - Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu; - Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, thông tin liên quan đến nguồn gốc dân tộc, - Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân; - Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân; - Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân; - Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật; - Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; - Thông tin về người sử dụng đất, dữ liệu đất đai có chứa thông tin về người sử dụng đất; - Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị; - Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết. Như vậy, dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đã đề xuất thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục là dữ liệu nhạy cảm của cá nhân và khi bị xâm phạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Đề xuất quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm Theo đó, bên cạnh quy định về dữ liệu cá nhân nhạy cảm thì Bộ Công an cũng đề xuất các quy định để bảo vệ các dữ liệu cá nhân nhạy cảm này, cụ thể tại Điều 49 dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau: - Áp dụng các biện pháp sau đây: + Các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm: ++ Biện pháp quản lý do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện; ++ Biện pháp kỹ thuật do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện; ++ Biện pháp do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; ++ Biện pháp điều tra, tố tụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện; ++ Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. + Các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân cơ bản, bao gồm: ++ Xây dựng, ban hành các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nêu rõ những việc cần thực hiện theo quy định của Luật này. ++ Chỉ định Tổ chức bảo vệ dữ liệu cá nhân, Chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân và trao đổi thông tin với Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trường hợp Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu, Bên thứ ba là cá nhân thì trao đổi thông tin của cá nhân thực hiện. ++ Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống và phương tiện, thiết bị phục vụ xử lý dữ liệu cá nhân trước khi xử lý, xoá không thể khôi phục được hoặc huỷ các thiết bị chứa dữ liệu cá nhân. - Chỉ định Tổ chức bảo vệ dữ liệu cá nhân, Chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân và trao đổi thông tin với Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trường hợp Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu, Bên thứ ba là cá nhân thì trao đổi thông tin của cá nhân thực hiện. - Khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề, hoạt động có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân. - Thông báo cho chủ thể dữ liệu biết việc dữ liệu cá nhân nhạy cảm của chủ thể dữ liệu được xử lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13, Điều 17 và Điều 18 Luật này. - Đánh giá tín nhiệm về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Như vậy, nếu dự thảo được thông qua thì sẽ có các biện pháp để bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm như trên. Xem toàn văn dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/24/dt-luat-du-lieu-ca-nhan.docx Xem thêm: Đã có Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Người dưới 14 tuổi có bị xử phạt hành chính không?
Người dưới 14 tuổi là đối tượng được pháp luật bảo vệ đặc biệt. Vậy, nếu một người dưới 14 tuổi vi phạm hành chính thì có phải chịu trách nhiệm pháp lý và bị xử phạt hành chính không? (1) Xử phạt hành chính là gì? Theo khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, có thể hiểu xử phạt hành chính là một biện pháp xử lý khi một người có hành vi vi phạm những điều pháp luật nghiêm cấm mà chưa phải là tội phạm và theo pháp luật hình sự. Việc xử phạt vi phạm hành chính nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương trong xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân và tổ chức, đồng thời khuyến khích việc tuân thủ pháp luật. (2) Người dưới 14 tuổi có bị xử phạt hành chính không? Theo Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, đối tượng bị xử phạt hành chính bao gồm: - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. - Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý; - Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra; - Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Như vậy, đối tượng bị xử phạt hành chính có thể là cá nhân, tổ chức. Trong đó, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên, cụ thể: - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý. - Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. Do đó, người chưa đủ 14 tuổi thì không thuộc đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính. (3) Người dưới 14 tuổi vi phạm pháp luật thì xử lý thế nào? Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 và khoản 1 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020), người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi mà thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ áp dụng biện pháp xử lý hành chính tương ứng như sau: - Nếu thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý thì áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. - Nếu thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015: - Tội phạm rất nghiêm trọng: là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù. - Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi mà phạm các tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như giáo dục tại xã, phường hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. Việc áp dụng các biện pháp này nhằm bảo đảm giáo dục và cải tạo cho trẻ em, đồng thời ngăn chặn tái phạm các hành vi vi phạm pháp luật.
Nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo
Trước vấn nạn lừa đảo bằng việc phát tán tin nhắn SMS Brandname giả mạo, Bộ Công an đã có cẩm nang hướng dẫn người dân cách nhận biết và phòng tránh bị lừa đảo theo thủ đoạn này (1) SMS Brandname là gì? SMS Brandname là dịch vụ hỗ trợ các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ sử dụng kênh thông tin di động để quảng bá cho nhãn hàng, sản phẩm, dịch vụ hoặc chăm sóc khách hàng của mình. SMS Brandname bao gồm 2 dịch vụ: SMS quảng cáo & SMS Chăm sóc khách hàng. Theo đó, thay vì hiển thị số điện thoại của người gửi tin nhắn, tên thương hiệu của doanh nghiệp sẽ hiển thị khi gửi tin nhắn cho khách hàng. Ví dụ: khi nhận tin nhắn từ nhà mạng điện thoại, bạn sẽ thấy phần tên người gửi sẽ hiển thị là VIETTEL_DATA hay Mobifone thay vì là số điện thoại của tổng đài như 999 hay 901,... Việc sử dụng SMS Brandname sẽ tạo ấn tượng cho người dùng, giúp người dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp. Khi người dùng đã quen với việc nhận tin nhắn thương hiệu thường sẽ có xu hướng tin tưởng khi thấy thương hiệu quen xuất hiện. Lợi dụng điều này, nhiều kẻ gian đã giả mạo SMS Brandname (ví dụ như tin nhắn có tên ngân hàng) để lừa đảo người dân. (2) Cẩm nang nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo Theo đó, trước vấn nạn lừa đảo trên, Bộ Công an đã đưa ra cẩm nang để người dân biết cách nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo. Theo đó, cẩm nang có 03 phần chính là: Dấu hiệu nhận biết, Biện pháp phòng tránh và Cần làm gì sau khi bị lừa đảo trực tuyến. Nội dung cụ thể như sau: Dấu hiệu nhận biết - Nhận được tin nhắn mang tên các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp chính thống (như: Bo Cong an, Bo Thong tin va Truyen thong, Vietcombank, Techcombank...), bên trong chứa nội dung như tin nhắn thông thường của các cơ quan, tổ chức, kèm theo đường dẫn giả mạo, đề nghị người dân truy cập, nhập thông tin tài khoản để chiếm đoạt hoặc cài đặt ứng dụng chứa mã độc để chiếm quyền điều khiển thiết bị. - Các trang web giả mạo thường chứa mã độc hoặc giả mạo trang web chính thống của cơ quan, tổ chức, yêu cầu đăng nhập tài khoản, nhập mã OTP nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Biện pháp phòng tránh - Kiểm tra kỹ nội dung khi nhận được tin nhắn từ các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các tin nhắn gây chú ý (trúng thưởng, cảnh báo, khuyến mãi...). Không click vào các đường dẫn có dấu hiệu đáng ngờ, kiểm tra kỹ tên miền trang web trước khi đăng nhập thông tin tài khoản. - Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP với bất kỳ ai. - Khi nhận được các tin nhắn có dấu hiệu bất thường phải liên lạc ngay với đơn vị chủ quản của brandname thông qua hotline. Gọi điện thoại đến cơ quan, tổ chức liên quan để xác thực xem có phải trang web, ứng dụng là của họ hay không. Cần làm gì sau khi bị lừa đảo trực tuyến - Khi nghi ngờ bản thân có biểu hiện đang bị lừa đảo qua mạng, hãy tìm kiếm thông tin về các hình thức lừa đảo trên mạng internet hoặc xin sự tư vấn từ bạn bè, người thân. Đừng ngại ngùng chia sẻ câu chuyện mình đang gặp phải, người bên ngoài sẽ luôn có tâm lý bình tĩnh, tỉnh táo hơn. - Trình báo ngay sự việc đến cơ quan Công an nơi gần nhất để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. - Liên hệ với Ngân hàng chủ quản để báo cáo sự việc và đề nghị hỗ trợ. - Lưu lại tất cả thông tin như lịch sử trò chuyện, các số điện thoại, tài khoản mạng xã hội liên quan, sao kê giao dịch ngân hàng và cung cấp cho cơ quan Công an khi trình báo. - Cài đặt lại mật khẩu các tài khoản cá nhân trong trường hợp bị đánh cắp thông tin cá nhân hoặc bị tấn công chiếm quyền điều khiển thiết bị điện tử. - Cảnh báo cho bạn bè, người thân về hình thức lừa đảo mình đã hoặc đang gặp phải nhằm chủ động phòng ngừa. Trên đây là cẩm nang: Nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo được Bộ Công an công bố. Lừa đảo qua SMS Brandname đang ngày càng trở nên tinh vi và gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Kẻ gian lợi dụng uy tín của các thương hiệu uy tín để gửi tin nhắn giả mạo, dụ dỗ người dùng cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc thực hiện giao dịch chuyển tiền. Do đó, hãy luôn cảnh giác và nâng cao ý thức đề phòng để bảo vệ bản thân khỏi những thủ đoạn lừa đảo tinh vi qua SMS Brandname. (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an)
Tháng Bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão: có các biện pháp nào để ứng phó bão?
Thiên tai bao gồm những hiện tượng nào? Nhà nước ta quy định các biện pháp ứng phó thiên tai thế nào? Người dân có nghĩa vụ gì trong phòng, chống bão? “Tháng Bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão” Trong đó, có thể hiểu các từ ngữ như sau: - Heo may: gió heo may, se se lạnh. - Chuồn chuồn: côn trùng có đuôi dài, hai đôi cánh dạng màng mỏng, bay giỏi, ăn sâu bọ. - Bão: gió xoáy trong phạm vi rộng trong một vùng có áp suất không khí giảm xuống rất thấp, thường phát sinh từ biển khơi, có sức phá hoại dữ dội do gió lớn, mưa to. Theo đó, đây là một câu tục ngữ truyền kinh nghiệm về khoảng thời gian biến động thời tiết của nhân dân ta. Thông thường, Miền Bắc nước ta sẽ có bão từ tháng 6 đến tháng 8, từ tháng 6 bão mạnh dần lên, đến tháng 7 âm lịch có gió heo may, nghĩa là có độ ẩm cao kết hợp với hiện tượng chuồn chuồn bay hàng đàn ra khỏi tổ thì theo kinh nghiệm dân gian là điềm dự báo có bão. Bão có phải là thiên tai không? Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về thiên tai như sau: Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: - Bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; - Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; - Nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. Như vậy, bão là một trong những hiện tượng thiên tai. Ở nước ta, bão thường di chuyển lên phía Bắc. Có các biện pháp nào để ứng phó với bão? Theo khoản 1 Điều 26 Luật Phòng chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm d khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định: Căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ; ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp. Đối với biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được quy định như sau: - Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp; - Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn; - Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng; - Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất; - Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng; - Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác; - Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; - Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán; - Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai; - Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai. Như vậy, khi bão xảy ra thì nhà nước sẽ có các biện pháp ứng phó như trên. Cơ quan thực hiện là Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ; ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương. Người dân có nghĩa vụ gì trong phòng, chống bão? Theo khoản 2 Điều 34 Luật Phòng chống thiên tai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ sau đây: - Chủ động xây dựng, nâng cấp, bảo vệ công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình bảo đảm an toàn trước thiên tai hoặc di dời đến nơi an toàn; không xây dựng nhà ở hoặc cư trú tại khu vực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai; - Thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai tại địa phương; - Tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với đặc điểm thiên tai tại địa phương; - Chủ động trang bị thiết bị theo khả năng để tiếp nhận bản tin dự báo, cảnh báo và sự chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống thiên tai; - Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện theo khả năng để phòng, chống thiên tai; - Chủ động dự trữ lương thực, nước uống, vật tư và thiết bị xử lý nước, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng dịch theo khả năng để bảo đảm đời sống khi thiên tai xảy ra phù hợp với đặc thù thiên tai tại địa phương; - Chủ phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, trên sông phải trang bị đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị thông tin, tín hiệu phù hợp; Phải cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về vị trí, tình trạng của phương tiện đang hoạt động cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi thiên tai xảy ra; Khi gặp tàu thuyền khác bị nạn phải kịp thời cứu hộ, tìm kiếm, cứu nạn, trường hợp vượt quá khả năng phải bằng mọi cách thông báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn; - Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi thiên tai xảy ra; tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống thiên tai; - Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền về sơ tán người, phương tiện ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm; - Chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền; - Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong khu vực sinh sống và làm việc sau khi bị tác động của thiên tai; - Thông báo đến cơ quan, người có thẩm quyền khi phát hiện sự cố hoặc hành vi gây mất an toàn cho công trình phòng, chống thiên tai và tham gia xử lý sự cố công trình trong khả năng của mình; - Cung cấp thông tin về diễn biến thiên tai, thiệt hại do thiên tai cho cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi nhận biết của mình; - Cá nhân có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của Chính phủ; chủ động giúp đỡ người bị thiệt hại do thiên tai tại địa phương. Như vậy, người dân sẽ có những nghĩa vụ như trên trong hoạt động phòng, chống bão tại địa phương. Có thể thấy, nhà nước ta đề cao tinh thần “tương thân, tương ái”, thể hiện bằng việc ngoài quy định những nghĩa vụ của người dân đối với gia đình mình mà còn hỗ trợ khi gặp tàu thuyền gặp nạn, đóng góp vào quỹ phòng, chống thiên tai, chủ động giúp đỡ người bị thiệt hại…
Đề xuất hai biện pháp ngăn chặn mới trong Dự thảo Luật chưa thành niên
Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên được chủ trì, phối hợp soạn thảo bởi Tòa án nhân dân tối cao đang được rất nhiều người quan tâm. Trong dự thảo có đề cập đến hai hình thức giám sát điện tử và giám sát tại nhà dành cho người chưa thành niên đây là vấn đề đáng chú ý trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh các nội dung về hình phạt thì các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội là vấn đề đáng quan tâm. Việc đề xuất áp dụng biện pháp giám sát điện tử và giám sát tại nhà đang được nghiên cứu một cách cẩn trọng bởi lẽ khi áp dụng hai biện pháp này cần phải cân nhắc kĩ nguy cơ về sự kỳ thị có thể gây tâm lý mặc cảm, tác động xấu cũng như đi ngược với tinh thần giáo dục, tạo cơ hội sửa chữa lỗi lầm của họ. (1) Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên Theo khuyến cáo của Liên hợp quốc, hiện các quốc gia đều xây dựng Bộ Luật Tư pháp dành riêng cho người chưa thành niên. Việt Nam tuy đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về bảo vệ quyền trẻ em từ rất sớm nhưng lại chưa có bộ luật chuyên biệt về người chưa thành niên. Do đó, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan thuộc nhiều bộ, ngành soạn thảo và lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Đây là lần đầu tiên một đạo luật riêng biệt về tư pháp cho người chưa thành niên được xây dựng với mục tiêu hướng đến công tác bảo vệ, giáo dục, hỗ trợ, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội tự sửa chữa lỗi lầm; xây dựng quy trình thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với độ tuổi, tâm lý và vì lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Dự thảo Luật bao gồm 168 điều, quy định về xử lý chuyển hướng, hình phạt và thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội; thủ tục tố tụng đối với bị hại và người làm chứng; thi hành án; tái hòa nhập cộng đồng và hỗ trợ bị hại; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên. Theo dự thảo sẽ có ít nhất là 06 biện pháp ngăn chặn và 03 biện pháp cưỡng chế đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định trong Điều 114 Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên như sau: Các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm: - Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; - Bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị truy nã, để tạm giam; - Tạm giữ; - Tạm giam; - Giám sát điện tử; - Giám sát tại nhà. Biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm: - Áp giải, dẫn giải; - Kê biên tài sản; - Phong tỏa tài khoản. Như vậy, so với các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015), dự thảo về Luật Tư pháp người chưa thành niên có sự khác biệt nhất định, không áp dụng biện pháp ngăn chặn là bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh đối với người chưa thành niên mà thay vào đó là bổ sung hai biện pháp mới là giám sát điện tử và giám sát tại nhà. Xem đầy đủ Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên ngày 17/04/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/du%20thao%20Luat%20chua%20thanh%20nien.pdf Xem cập nhật mới nhất tại: Luật Tư pháp người chưa thành niên (2) Biện pháp giám sát điện tử Giám sát điện tử được hiểu là sử dụng công nghệ để xác định, theo dõi, ghi lại, hoặc giám sát vị trí của người chưa thành niên thông qua các phương tiện điện tử, được áp dụng kèm theo các biện pháp khác, ví dụ như giám sát tại nhà. Đối với biện pháp giám sát điện tử tại Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định tại Điều 117 như sau: - Việc giám sát điện tử nhằm ngăn chặn người chưa thành niên thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và giám sát sự tuân thủ của người chưa thành niên với yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. - Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định gắn 01 thiết bị điện tử có chức năng giám sát đối với người chưa thành niên là người bị buộc tội. - Thời hạn giám sát điện tử không quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Luật này và Bộ luật Tố tụng hình sự. (3) Biện pháp giám sát tại nhà Theo PGS-TS Lê Huỳnh Tấn Duy, giám sát điện tử không phải là một biện pháp ngăn chặn độc lập, được áp dụng kèm theo các biện pháp khác, ví dụ như giám sát tại nhà. Giám sát tại nhà là một trong hai biện pháp mới được bổ sung tại Điều 114 Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giám sát tại nhà đối với người bị buộc tội. Đối với biện pháp giám sát tại nhà được thực hiện bằng cách cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giao người bị buộc tội cho người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên cư trú có trách nhiệm quản lý, giám sát, hỗ trợ, theo dõi (theo quy định tại Điều 118 Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên) Xem đầy đủ Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên ngày 17/04/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/du%20thao%20Luat%20chua%20thanh%20nien.pdf Xem cập nhật mới nhất tại: Luật Tư pháp người chưa thành niên Như vậy, Dự thảo Luật chưa thành niên đã đề xuất hai biện pháp ngăn chặn mới là biện pháp giám sát điện tử và biện pháp giám sát tại nhà. Để phát huy hiệu quả của hai biện pháp ngăn chặn giám sát điện tử và giám sát tại nhà, cần xem xét bối cảnh hiện nay về điều kiện giáo dục, phát triển của người chưa thành niên. Tóm lại, hai biện pháp ngăn chặn trên chỉ mới là đề xuất, với rất nhiều sự khác biệt về truyền thống pháp luật, điều kiện kinh tế-xã hội, điều kiện giáo dục và yếu tố tâm lý,.. Ban soạn thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên vẫn cần có sự nghiên cứu, đánh giá một cách cẩn trọng về tính khả thi khi áp dụng biện pháp giám sát điện tử và biện pháp giám sát tại nhà.
Các biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay? Phá thai trong trường hợp nào là hợp pháp?
Để hạn chế thấp nhất tình trạng nạo phá thai gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người mẹ cũng như ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, cần sử dụng những biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả nhất. Vậy, hiện nay có những biện pháp tránh thai nào là an toàn? Nếu phá thai sẽ bị xử lý như thế nào? Các biện pháp tránh thai hiện nay? Hiện nay có 05 biện pháp tránh thai phổ biến nhất là: 1) Tính thời kỳ an toàn Đây là biện pháp được xem là lành tính nhất, không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường rơi vào 28 - 32 ngày. Trong đó, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 - 15 của chu kỳ. Tổng thời gian rụng trứng là 10 ngày, bao gồm 5 ngày đầu và 4 ngày tiếp theo sau khi rụng trứng. Nếu không quan hệ vào thời gian này thì có thể tránh khả năng mang thai. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này chỉ tầm 75% bởi không phải người phụ nữ nào cũng có chu kỳ đều như nhau. 2) Sử dụng bao cao su Đây có lẽ là biện pháp phổ biến nhất, hạn chế việc lây nhiễm các bệnh tình dục và khả năng tránh thai cao nếu dùng đúng cách. Tuy nhiên, cần lưu ý mua bao cao su chất lượng cao, đúng size để tránh việc thủng, rách, tuột trong quá trình quan hệ và có hiệu quả cao nhất. 3) Đặt vòng tránh thai Hiện nay vòng tránh thai có 2 loại thông dụng là vòng hình chữ T và vòng hình cánh cung, được đặt vào bên trong tử cung của phụ nữ. Ngoài hình dạng thì vòng tránh thai còn được chia làm 2 loại là loại chứa thuốc và không chứa thuốc (được cho thêm progestin để cải thiện hiệu quả tránh thai cao hơn). Vật liệu làm vòng tránh thai rất đa dạng như từ silicone, nhựa, đồng, thép không gỉ. Đồng thời, nếu muốn mang thai thì có thể tháo vòng ra là được. Tuy nhiên, nó có nhiều tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dưới, viêm phụ khoa… Hơn nữa, nếu rơi ra mà không phát hiện có thể dẫn tới mang thai ngoài tử cung hoặc tụt vào sâu bên trong có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của người phụ nữ. 4) Dùng thuốc tránh thai Hiện nay có 02 loại thuốc tránh thai là thuốc uống và thuốc tiêm. Trong đó thuốc uống bao gồm tránh thai khẩn cấp và tránh thai hằng ngày. Thuốc tránh thai hằng ngày có hiệu quả tránh thai tốt, tỷ lệ thành công 99%, thuận tiện. Khi sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày còn có tác dụng điều chỉnh rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt (do có chứa estrogen), giảm tỷ lệ mắc bệnh tăng sản vú và ung thư buồng trứng. So với thuốc tránh thai hàng ngày, hàm lượng hormone trong thuốc khẩn cấp cao hơn nhiều lần. Do đó, người dùng không nên lạm dụng vì có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy yếu gan thận, teo niêm mạc tử cung, ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản, thậm chí gây ung thư và tử vong. Đồng thời, thuốc không giúp hạn chế các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, mụn rộp sinh dục, chlamydia, lậu… Thuốc uống và thuốc tiêm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ giống nhau, như căng ngực, thay đổi tâm trạng, đau đầu, trễ kinh, tăng cân… Bên cạnh đó, sử dụng mũi tiêm lâu dài có thể dẫn đến mất xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. 5) Thắt ống dẫn tinh đối với nam giới Đây là phương pháp thuận tiện, an toàn, tránh thai lâu dài với tỷ lệ thành công là 99,9% và không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của nam giới. Tỷ lệ thắt ống dẫn tinh thành công là 80% ~ 90%. Nếu muốn có con, có thể tiến hành phẫu thuật nối ống dẫn tinh. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, nam giới cần có thời gian chăm sóc hậu phẫu để ngăn ngừa một số biến chứng hoặc nhiễm trùng. Ngoài các biện pháp trên, hiện nay còn nhiều biện pháp tránh thai như cấy que, miếng dán tránh thai, xuất tinh ngoài, bao cao su nữ,... Biện pháp nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cần tuỳ thuộc theo nhu cầu, tình trạng sức khoẻ của mình mà lựa chọn phương pháp tránh thai hiệu quả nhất. Phá thai bị xử lý như thế nào? Phá thai có vi phạm pháp luật không? Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe 1989, phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khỏe trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế. Ngoài ra hiện nay không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể việc nạo phá thai là hành vi vi phạm pháp luật và bị cấm. Tuy nhiên, việc phá thai vẫn phải tuân thủ theo quy định và phải không được rơi vào điều cấm của pháp luật. Các trường hợp phá thai hợp pháp Trong hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT 2020 đã quy định việc nạo phá thai tại Phần 8 của văn bản. Theo đó, phụ nữ mang thai chỉ được phép nạo, phá thai cho đến khi thai đủ 22 tuần tuổi. Trong đó, có các trường hợp phá thai hợp pháp như: - Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 9 tuần - Phá thai to từ 13 tuần đến 22 tuần bằng phương pháp đặt túi nước - Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 8 tuần - Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai từ 13 tuần đến hết tuần 22 - Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần thứ 13 đến hết tuần thứ 18 - Phá thai bệnh lý (bệnh lý mẹ, bệnh lý thai) - Phá thai người bệnh có sẹo mổ lấy thai cũ - Hút thai có kiểm soát bằng nội soi - Hút thai dưới siêu âm - Phá thai từ tuần thứ 6 đến hết 12 tuần bằng phương pháp hút chân không - Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 7 tuần - Hút thai + Triệt sản qua đường rạch nhỏ - Phá thai đến hết 7 tuần bằng phương pháp hút chân không Như vậy, những phương pháp phá thai trên là hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trừ các trường hợp bất khả kháng, phụ nữ không nên lạm dụng để phá thai, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản. Có hành vi phá thai nào bị cấm không? Hành vi nạo phá thai nếu vì mục đích lựa chọn giới tính sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. - Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính; + Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. - Ngoài ra còn các hình thức xử phạt bổ sung như: + Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này; + Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này; + Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này. Tóm lại, không có biện pháp tránh thai nào là an toàn và hiệu quả 100%. Vì vậy, cần lựa chọn phương pháp phù hợp và an toàn với bản thân nhất, có trách nhiệm với bản thân cũng là có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Không nên để xảy ra tình huống tiêu cực dẫn đến nạo phá thai tràn lan, vi phạm pháp luật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức xã hội.
Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện các biện pháp để phòng chống bệnh vi khuẩn “ăn thịt người”
Ngày 22/9/2023, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo cộng đồng phòng chống bệnh Whitmore (tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh của Mỹ, người nhiễm vi khuẩn bệnh Whitmore nếu không được điều trị thì cứ 10 người nhiễm sẽ có 9 người tử vong. Tuy nhiên, khi người bệnh được điều trị đúng kháng sinh thì con số tỷ vong vẫn ở mức 4 người trên 10 người. Tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống chỉ còn 2/ 10 người khi bệnh nhân được điều trị trong điều kiện y tế tốt, chăm sóc tích cực, điều trị kịp thời và hiệu quả. Cụ thể, tại Việt Nam, bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore xuất hiện rải rác. Vừa qua, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thông tin về bệnh nhi 15 tuổi mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là bệnh “vi khuẩn ăn thịt người”) ở xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, đã tử vong ngày 19/9 dù đã được tích cực điều trị. Bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” là bệnh gì? Theo Bộ Y tế, bệnh Whitmore (hay tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn B. pseudomallei tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Bệnh có biểu hiện gì và biện pháp phòng tránh? Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch ...) có nguy cơ cao mắc bệnh. Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh Whitmore. Để chủ động phòng bệnh Whitmore, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp dự phòng chủ yếu như sau: - Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh. - Vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn. - Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng. - Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết. - Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh. - Người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. - Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời. Theo Chính phủ
Những trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Bị đơn là doanh nghiệp chỉ có một tài khoản ngân hàng duy nhất. Bị đơn đang nợ khoản tiền chưa thanh toán với nguyên đơn. Vậy nguyên đơn có được quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản ngân hàng của bị đơn hay không?
Khi thay đổi nội dung trong biện pháp ứng phó sự cố hóa chất, doanh nghiệp có cần làm gì?
Theo khoản 3 điểm c điều 21 Nghị định 113/2017/NĐ-CP: "Điều 21. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất ... 3. Trách nhiệm thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân a) Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xây dựng; b) Biện pháp phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất; c) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp, tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp." Biện pháp thì theo quy định sẽ gửi sở công thương quản lý theo Điều 5 Thông tư 32/2017/TT-BCT: "Điều 5. Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp 1. Thể thức trình bày, bố cục, nội dung Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo hướng dẫn tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này. 2. Đối với đối tượng phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định ban hành Biện pháp, chủ đầu tư gửi 01 bản Quyết định và 01 quyển Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi xây dựng dự án hoạt động hóa chất để giám sát, quản lý." Tuy quy định không có nói rõ, tuy nhiên thì chỉnh sửa vẫn nên gửi lại cho Sở công thương Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất để họ quản lý nội dung.