Đề xuất xe chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm
Bộ Công an đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, có quy định chi tiết về màu sơn xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh. Xem toàn văn Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Dự thảo 2): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/05/1.-du-thao-2-nghi-dinh-atgt.docx Dự thảo 2 quy định những nội dung nào của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ? Theo Điều 1 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Dự thảo 2), nội dung Dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ gồm: (1) Khoản 3 Điều 7 về cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; quy định việc thu thập, quản lý, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; (2) Khoản 6 Điều 27 về quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên và trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên; (3) Khoản 5 Điều 35 về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông; điều kiện hoạt động của phương tiện giao thông thông minh; điều kiện hoạt động của xe thô sơ; (4) Điểm a khoản 1 Điều 46 về màu sơn của xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh; (5) Điểm đ khoản 4 Điều 52 về trường hợp cần thiết phải có người, phương tiện hỗ trợ lái xe, cảnh báo cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đối với xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ; (6) Khoản 4 Điều 55 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam; xe cơ giới nước ngoài do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch; (7) Khoản 5 Điều 85 về nguồn hình thành, hoạt động chi, thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ. Theo đó, Dự thảo 2 đã quy định chi tiết các nội dung của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ như trên, trong đó có nội dung về màu sơn của xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh Đề xuất xe chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm Theo khoản 1 Điều 46 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải có màu sơn theo quy định của Chính phủ. Theo đó, Điều 27 Dự thảo 2 đã quy định về màu sơn của xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh như sau: - Xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh được quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ phải được sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe; mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chuyên dùng chở trẻ em mầm non, học sinh. - Xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh được quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chở trẻ em mầm non, học sinh đặt ở mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ. Như vậy, Dự thảo 2 đã đề xuất màu sắc xe chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm, phải có biển báo nhận biết xe chuyên dùng chở trẻ em mầm non, học sinh. Xem toàn văn Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Dự thảo 2): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/05/1.-du-thao-2-nghi-dinh-atgt.docx Xem thêm: Từ 2025, xe đưa đón trẻ em mầm non phải có thiết bị ghi hình
Ai có thẩm quyền đặt biển báo cấm dừng, đỗ xe?
Hiện nay, trên đường phố không khó để bắt gặp biển cấm đỗ xe đặt dưới lòng đường hay đặt trước nhà hàng, công ty,... Vậy ai là người có quyền được đặt biển báo cấm dừng, đỗ xe. Đỗ xe như thế nào cho đúng quy định và nếu không thực hiện đúng thì bị xử lý ra sao? 1. Quy định về đỗ xe, dừng xe trên đường bộ Theo Khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 thì việc dùng xe, đỗ xe trên đường được quy định như sau: - Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây: + Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; + Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình; + Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó; + Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết; + Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn; + Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái; + Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh. - Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: + Bên trái đường một chiều; + Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; + Trên cầu, gầm cầu vượt; + Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; + Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; + Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; + Nơi dừng của xe buýt; + Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; + Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; + Trong phạm vi an toàn của đường sắt; + Che khuất biển báo hiệu đường bộ. 2. Ai có thẩm quyền đặt biển báo cấm dừng, đỗ xe Thẩm quyền đặt biển báo cấm dừng, đỗ xe được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 37 Luật giao thông đường bộ 2008: - Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây: + Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; + Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ; + Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. - Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau: + Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ; + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý. 3. Dừng, đỗ xe sai quy định thì bị xử lý thế nào Căn cứ điểm a, đ, h Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường; + Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; + Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này; Như vậy, chỉ có cấp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trở lên mới có thẩm quyền tổ chức giao thông, trong đó có thẩm quyền về đặt các loại biển báo giao thông. Nếu dừng, đỗ xe không đúng quy định thì người điều khiển xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tùy theo vào hành vi vi phạm.
Quy định mới về thực hiện lắp đặt biển báo hạn chế trọng lượng xe
Ngày 12/5/2023 Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 06/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ. Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 84/2014/TT-BGTVT về tổ chức giao thông và đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu đường bộ như sau: (1) Thay đổi tên gọi giải thích Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cầu Sửa đổi, bổ sung khoản 15 Điều 3 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định về giải thích Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cầu như sau: Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cầu (viết tắt là Cơ quan trực tiếp quản lý cầu) gồm: Cục Đường cao tốc Việt Nam, các Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Nhà đầu tư đối với các dự án PPP và cơ quan, đơn vị khác được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ. (So với hiện hành đã bổ sung Cục Đường cao tốc Việt Nam, các Khu Quản lý đường bộ, Nhà đầu tư đối với các dự án PPP). (2) Thẩm quyền thực hiện lắp đặt biển báo hạn chế trọng lượng xe - Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT về thực hiện lắp đặt biển báo hạn chế trọng lượng xe như sau: + Khu Quản lý đường bộ thực hiện trên hệ thống quốc lộ được giao quản lý. + Sở GTVT thực hiện trên hệ thống quốc lộ được giao quản lý, các hệ thống đường địa phương được giao quản lý. + UBND cấp huyện, UBND cấp xã và cơ quan, đơn vị khác (được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ) thực hiện trên các hệ thống đường địa phương được giao quản lý. + Nhà đầu tư thực hiện trên các dự án PPP hoặc đường chuyên dùng. + Cục Đường cao tốc Việt Nam đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền. (Thay đổi thẩm quyền thực hiện lắp đặt biển báo hạn chế trọng lượng xe Cục Quản lý đường bộ thành Khu Quản lý đường bộ thực hiện trên hệ thống quốc lộ, loại bỏ nhà đầu tư BOT, bổ sung Cục Đường cao tốc Việt Nam). (3) Thẩm quyền quyết định trị số ghi trên biển báo hiệu hạn chế Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 8 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT về thẩm quyền quyết định trị số ghi trên biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe như sau: Theo đó, Cục Đường bộ Việt Nam quyết định đối với cầu trên hệ thống quốc lộ (bao gồm cả dự án PPP), Cục Đường cao tốc Việt Nam đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền (bao gồm cả dự án PPP). (Hiện hành quy định Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định đối với cầu trên hệ thống quốc lộ bao gồm cả dự án PPP, BOT). (4) Tổ chức thực các nội dung biển báo hạn chế trọng lượng xe Sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT tổ chức thực hiện như sau: - Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo công tác lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện trên hệ thống quốc lộ. - Cục Đường cao tốc Việt Nam chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe trên các tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền. - Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, kiểm tra công tác lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe trên các hệ thống đường địa phương, đường chuyên dùng trong địa bàn quản lý. - Khu Quản lý đường bộ (đối với hệ thống quốc lộ), Cục Đường cao tốc Việt Nam (đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền), Sở Giao thông vận tải (đối với các hệ thống đường địa phương) chịu trách nhiệm cập nhật các cầu phải hạn chế trọng lượng xe, khổ giới hạn, công bố trên Trang tin điện tử của cơ quan và báo cáo ngay về Cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật kịp thời và công bố trong phạm vi toàn quốc. - Hàng năm, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam tổng hợp tình hình rà soát, điều chỉnh và công bố tải trọng cầu, đường; báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước ngày 31 tháng 3 năm sau. Xem thêm Thông tư 06/2023/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/7/2023 sửa đổi Thông tư 84/2014/TT-BGTVT.
Ôtô dừng quá 5 phút ở trạm BOT sẽ bị phạt
Phương tiện dừng đỗ tại các trạm thu phí có gắn biển "Cấm dừng xe quá 5 phút" sẽ phạt từ 800.000 đến 2.000.000 đồng, thậm chí xử lý hình sự. Tổng cục Đường bộ vừa có văn bản đốc thúc các chủ đầu tư BOT khẩn trương lắp biển báo phân làn đường, biển báo cấm dừng, cấm đỗ xe tại trạm thu phí trước 25/1. Các Cục Quản lý đường bộ khu vực, Sở Giao thông trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra thực hiện. Từ khi có biển cấm, mọi hành vi cản trở giao thông tại trạm thu phí sẽ bị phạt tiền với mức thấp nhất 800.000 đồng và cao nhất 2.000.000, thậm chí bị xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng, căn cứ nghị định 46. Thời gian qua, ở nhiều trạm BOT đã diễn ra việc lái xe trả tiền lẻ để phản đối việc vị trí trạm không hợp lý hoặc mức phí quá cao... dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông. Việc trả tiền lẻ tại trạm thu phí không vi phạm pháp luật song người lái xe cần chuẩn bị tiền lẻ trước, trạm thu phí cũng có tiền lẻ để trả lại; nếu việc trao đổi quá lâu (quá 5 phút) thì sẽ cơ quan chức năng sẽ can thiệp và lái xe sẽ phải đi ra ngoài trạm thu phí để giao dịch Theo Nghị định 46 quy định về "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”. Tại Ðiều 5, người điều khiển xe ôtô có hành vi “Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông” bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 đồng. Người điều khiển xe ôtô có hành vi “Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông” bị phạt tiền từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng. Trường hợp người điều khiển xe ôtô cố ý không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát, cố ý dừng, đỗ phương tiện cản trở, gây ách tắc giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” tại Ðiều 260, Bộ Luật hình sự năm 2015, có thể bị phạt tù 3 đến 10 năm.
Đề xuất xe chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm
Bộ Công an đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, có quy định chi tiết về màu sơn xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh. Xem toàn văn Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Dự thảo 2): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/05/1.-du-thao-2-nghi-dinh-atgt.docx Dự thảo 2 quy định những nội dung nào của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ? Theo Điều 1 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Dự thảo 2), nội dung Dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ gồm: (1) Khoản 3 Điều 7 về cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; quy định việc thu thập, quản lý, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; (2) Khoản 6 Điều 27 về quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên và trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên; (3) Khoản 5 Điều 35 về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông; điều kiện hoạt động của phương tiện giao thông thông minh; điều kiện hoạt động của xe thô sơ; (4) Điểm a khoản 1 Điều 46 về màu sơn của xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh; (5) Điểm đ khoản 4 Điều 52 về trường hợp cần thiết phải có người, phương tiện hỗ trợ lái xe, cảnh báo cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đối với xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ; (6) Khoản 4 Điều 55 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam; xe cơ giới nước ngoài do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch; (7) Khoản 5 Điều 85 về nguồn hình thành, hoạt động chi, thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ. Theo đó, Dự thảo 2 đã quy định chi tiết các nội dung của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ như trên, trong đó có nội dung về màu sơn của xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh Đề xuất xe chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm Theo khoản 1 Điều 46 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải có màu sơn theo quy định của Chính phủ. Theo đó, Điều 27 Dự thảo 2 đã quy định về màu sơn của xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh như sau: - Xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh được quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ phải được sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe; mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chuyên dùng chở trẻ em mầm non, học sinh. - Xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh được quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chở trẻ em mầm non, học sinh đặt ở mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ. Như vậy, Dự thảo 2 đã đề xuất màu sắc xe chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm, phải có biển báo nhận biết xe chuyên dùng chở trẻ em mầm non, học sinh. Xem toàn văn Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Dự thảo 2): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/05/1.-du-thao-2-nghi-dinh-atgt.docx Xem thêm: Từ 2025, xe đưa đón trẻ em mầm non phải có thiết bị ghi hình
Ai có thẩm quyền đặt biển báo cấm dừng, đỗ xe?
Hiện nay, trên đường phố không khó để bắt gặp biển cấm đỗ xe đặt dưới lòng đường hay đặt trước nhà hàng, công ty,... Vậy ai là người có quyền được đặt biển báo cấm dừng, đỗ xe. Đỗ xe như thế nào cho đúng quy định và nếu không thực hiện đúng thì bị xử lý ra sao? 1. Quy định về đỗ xe, dừng xe trên đường bộ Theo Khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 thì việc dùng xe, đỗ xe trên đường được quy định như sau: - Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây: + Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; + Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình; + Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó; + Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết; + Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn; + Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái; + Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh. - Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: + Bên trái đường một chiều; + Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; + Trên cầu, gầm cầu vượt; + Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; + Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; + Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; + Nơi dừng của xe buýt; + Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; + Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; + Trong phạm vi an toàn của đường sắt; + Che khuất biển báo hiệu đường bộ. 2. Ai có thẩm quyền đặt biển báo cấm dừng, đỗ xe Thẩm quyền đặt biển báo cấm dừng, đỗ xe được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 37 Luật giao thông đường bộ 2008: - Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây: + Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; + Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ; + Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. - Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau: + Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ; + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý. 3. Dừng, đỗ xe sai quy định thì bị xử lý thế nào Căn cứ điểm a, đ, h Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường; + Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; + Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này; Như vậy, chỉ có cấp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trở lên mới có thẩm quyền tổ chức giao thông, trong đó có thẩm quyền về đặt các loại biển báo giao thông. Nếu dừng, đỗ xe không đúng quy định thì người điều khiển xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tùy theo vào hành vi vi phạm.
Quy định mới về thực hiện lắp đặt biển báo hạn chế trọng lượng xe
Ngày 12/5/2023 Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 06/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ. Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 84/2014/TT-BGTVT về tổ chức giao thông và đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu đường bộ như sau: (1) Thay đổi tên gọi giải thích Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cầu Sửa đổi, bổ sung khoản 15 Điều 3 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định về giải thích Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cầu như sau: Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cầu (viết tắt là Cơ quan trực tiếp quản lý cầu) gồm: Cục Đường cao tốc Việt Nam, các Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Nhà đầu tư đối với các dự án PPP và cơ quan, đơn vị khác được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ. (So với hiện hành đã bổ sung Cục Đường cao tốc Việt Nam, các Khu Quản lý đường bộ, Nhà đầu tư đối với các dự án PPP). (2) Thẩm quyền thực hiện lắp đặt biển báo hạn chế trọng lượng xe - Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT về thực hiện lắp đặt biển báo hạn chế trọng lượng xe như sau: + Khu Quản lý đường bộ thực hiện trên hệ thống quốc lộ được giao quản lý. + Sở GTVT thực hiện trên hệ thống quốc lộ được giao quản lý, các hệ thống đường địa phương được giao quản lý. + UBND cấp huyện, UBND cấp xã và cơ quan, đơn vị khác (được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ) thực hiện trên các hệ thống đường địa phương được giao quản lý. + Nhà đầu tư thực hiện trên các dự án PPP hoặc đường chuyên dùng. + Cục Đường cao tốc Việt Nam đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền. (Thay đổi thẩm quyền thực hiện lắp đặt biển báo hạn chế trọng lượng xe Cục Quản lý đường bộ thành Khu Quản lý đường bộ thực hiện trên hệ thống quốc lộ, loại bỏ nhà đầu tư BOT, bổ sung Cục Đường cao tốc Việt Nam). (3) Thẩm quyền quyết định trị số ghi trên biển báo hiệu hạn chế Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 8 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT về thẩm quyền quyết định trị số ghi trên biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe như sau: Theo đó, Cục Đường bộ Việt Nam quyết định đối với cầu trên hệ thống quốc lộ (bao gồm cả dự án PPP), Cục Đường cao tốc Việt Nam đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền (bao gồm cả dự án PPP). (Hiện hành quy định Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định đối với cầu trên hệ thống quốc lộ bao gồm cả dự án PPP, BOT). (4) Tổ chức thực các nội dung biển báo hạn chế trọng lượng xe Sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT tổ chức thực hiện như sau: - Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo công tác lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện trên hệ thống quốc lộ. - Cục Đường cao tốc Việt Nam chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe trên các tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền. - Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, kiểm tra công tác lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe trên các hệ thống đường địa phương, đường chuyên dùng trong địa bàn quản lý. - Khu Quản lý đường bộ (đối với hệ thống quốc lộ), Cục Đường cao tốc Việt Nam (đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền), Sở Giao thông vận tải (đối với các hệ thống đường địa phương) chịu trách nhiệm cập nhật các cầu phải hạn chế trọng lượng xe, khổ giới hạn, công bố trên Trang tin điện tử của cơ quan và báo cáo ngay về Cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật kịp thời và công bố trong phạm vi toàn quốc. - Hàng năm, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam tổng hợp tình hình rà soát, điều chỉnh và công bố tải trọng cầu, đường; báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước ngày 31 tháng 3 năm sau. Xem thêm Thông tư 06/2023/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/7/2023 sửa đổi Thông tư 84/2014/TT-BGTVT.
Ôtô dừng quá 5 phút ở trạm BOT sẽ bị phạt
Phương tiện dừng đỗ tại các trạm thu phí có gắn biển "Cấm dừng xe quá 5 phút" sẽ phạt từ 800.000 đến 2.000.000 đồng, thậm chí xử lý hình sự. Tổng cục Đường bộ vừa có văn bản đốc thúc các chủ đầu tư BOT khẩn trương lắp biển báo phân làn đường, biển báo cấm dừng, cấm đỗ xe tại trạm thu phí trước 25/1. Các Cục Quản lý đường bộ khu vực, Sở Giao thông trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra thực hiện. Từ khi có biển cấm, mọi hành vi cản trở giao thông tại trạm thu phí sẽ bị phạt tiền với mức thấp nhất 800.000 đồng và cao nhất 2.000.000, thậm chí bị xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng, căn cứ nghị định 46. Thời gian qua, ở nhiều trạm BOT đã diễn ra việc lái xe trả tiền lẻ để phản đối việc vị trí trạm không hợp lý hoặc mức phí quá cao... dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông. Việc trả tiền lẻ tại trạm thu phí không vi phạm pháp luật song người lái xe cần chuẩn bị tiền lẻ trước, trạm thu phí cũng có tiền lẻ để trả lại; nếu việc trao đổi quá lâu (quá 5 phút) thì sẽ cơ quan chức năng sẽ can thiệp và lái xe sẽ phải đi ra ngoài trạm thu phí để giao dịch Theo Nghị định 46 quy định về "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”. Tại Ðiều 5, người điều khiển xe ôtô có hành vi “Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông” bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 đồng. Người điều khiển xe ôtô có hành vi “Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông” bị phạt tiền từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng. Trường hợp người điều khiển xe ôtô cố ý không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát, cố ý dừng, đỗ phương tiện cản trở, gây ách tắc giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” tại Ðiều 260, Bộ Luật hình sự năm 2015, có thể bị phạt tù 3 đến 10 năm.