Quy định việc cư trú, đi vào và các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền
Việc cư trú ở khu vực biên giới đất liền, đi vào khu vực biên giới đất liền và các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền được quy định tại Nghị định 34/2014/NĐ-CP. 1. Quy định về cư trú ở khu vực biên giới đất liền Khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 34/2014/NĐ-CP bao gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền. Danh sách các xã, phường, thị trấn khu vực biên giới đất liền được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 34/2014/NĐ-CP. Đồng thời, tại Điều 5 Nghị định này quy định về việc cư trú ở khu vực biên giới đất liền như sau: - Những người được cư trú ở khu vực biên giới đất liền bao gồm: + Cư dân biên giới; + Người có giấy phép của cơ quan Công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới đất liền; + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân; sĩ quan, công nhân, viên chức, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân có đơn vị đóng quân ở khu vực biên giới đất liền. - Những người không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền bao gồm: + Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới đất liền, người chưa được phép xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh; + Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; + Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế; + Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành. * Lưu ý, các đối tượng không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền nêu trên không áp dụng đối với cư dân biên giới. + Người không thuộc diện được cư trú ở khu vực biên giới đất liền theo quy định trên. Như vậy, để được cư trú ở khu vực biên giới đất liền phải thuộc vào một trong những đối tượng nêu trên. Đồng thời, nếu thuộc vào một trong những đối tượng không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền nêu trên thì sẽ không được cư trú (không áp dụng đối với cư dân biên giới). 2. Quy định về việc đi vào khu vực biên giới đất liền Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 34/2014/NĐ-CP quy định đối với công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, đối với người nước ngoài đi vào khu vực biên giới đất liền phải đáp ứng điều kiện sau theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này: - Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền phải có giấy phép của cơ quan Công an cấp tỉnh nơi người đó thường trú, tạm trú hoặc Công an tỉnh biên giới đất liền nơi đến cấp; - Cơ quan, tổ chức Việt Nam đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức chủ quản; cán bộ đi cùng phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định, đồng thời cơ quan, tổ chức phải thông báo cho Công an và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết trước ít nhất 24 giờ; - Trường hợp người nước ngoài đi trong các đoàn đại biểu, đoàn cấp cao vào khu vực biên giới đất liền, cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan mời hoặc làm việc với Đoàn) phải thông báo bằng văn bản cho Công an và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết, đồng thời cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn. Như vậy, để đi vào khu vực biên giới đất liền thì người Việt Nam hoặc người nước ngoài phải đáp ứng và thuộc các trường hợp nêu trên. Nếu không thuộc trường hợp nêu trên hoặc thuộc vào một trong những đối tượng không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền nêu tại Mục 1 thì không được vào khu vực biên giới đất liền. 3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền Tại Điều 4 Nghị định 34/2014/NĐ-CP quy định các hành vi sau bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền bao gồm: - Làm hư hỏng, hủy hoại, xê dịch hoặc mất mốc quốc giới, dấu hiệu nhận biết đường biên giới, các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, công trình biên giới. - Làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, ô nhiễm môi trường của sông, suối biên giới. - Cư trú, khai thác lâm thổ sản, thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản trái phép. - Vượt biên giới làm ruộng, rẫy, săn bắn, chăn thả gia súc. - Chôn cất, chuyển dịch mồ mả, vận chuyển thi thể, hài cốt, động vật, thực vật và xác động vật qua biên giới không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. - Bắn súng qua biên giới, gây nổ, chặt phá và đốt cây khai hoang trong vành đai biên giới. - Quay phim, chụp ảnh, ghi âm, đo, vẽ cảnh vật ở những nơi có biển cấm trong khu vực biên giới đất liền. - Các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, gian lận thương mại. - Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hiệp định về quy chế biên giới mà CHXHCN Việt Nam đã ký với các nước láng giềng. Như vậy, thực hiện một trong các hành vi nêu trên thì được xem là bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
8 cột mốc biên giới nổi tiếng nhất Việt Nam
Nước ta có đường biên giới trên đất liền dài 4510 km, giáp với 3 nước là Trung Quốc, Lào và Campuchia. Trong đó, có 8 cột mốc biên giới được xem là 8 cột mốc tiêu biểu nhất. 8 cột mốc biên giới nổi tiếng nhất Việt Nam (1) Cột mốc số 0 A Pa Chải Được đặt tại điểm cực tây của Tổ quốc, thuộc địa phận huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây cũng là cửa ngõ của 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Được mệnh danh là địa điểm "1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe". (2) Cột mốc số 1378 Được đặt tại cửa sông Bắc Luân trên hòn Dậu Gót, thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nếu cột mốc số 0 A Pa Chải là điểm khởi đầu thì cột mốc số 1378 chính là cột mốc cuối cùng của đường biên giới Việt – Trung. (3) Cột mốc 428 Đây là cột mốc nằm ở địa đầu Tổ quốc, nằm cách cột cờ Lũng Cú khoảng 5km về phía Bắc, thuộc địa phận xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột mốc 428 nằm rất gần nơi sông Nho Quế bắt đầu dòng chảy tuyệt đẹp khi vào Việt Nam. (4) Cột mốc 79 Được mệnh danh là “Nóc nhà biên cương”, đặt tại khu vực được xem là hiểm trở nhất trên đường biên giới Việt – Trung, thuộc địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây cũng là cột mốc biên giới cao nhất của Việt Nam với độ cao gần 3.000m. (5) Cột mốc số 42 Đây là cột mốc cao thứ 2 Việt Nam với độ cao trên 2.800m, nằm giữa biên giới Việt - Trung và thuộc địa phận huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Những ai muốn chinh phục đỉnh Pu Si Lung đều sẽ đi qua cột mốc 42 này. (6) Cột mốc số 92 Nằm trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc thuộc địa phận huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây cũng là cột mốc đánh dấu điểm đầu tiên của Việt Nam nhận được nguồn nước từ dòng sông Hồng. Và thường được gọi là “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. (7) Cột mốc Ngã ba Đông Dương Cột mốc không số tại ngã ba Đông Dương nằm gần cửa khẩu Bờ Y thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, đây vừa là điểm khởi đầu của biên giới Việt Nam – Campuchia, vừa là điểm kết thúc của biên giới Việt Nam – Lào. Đồng thời là một địa điểm du lịch không thể bỏ lỡ khi du khách có dịp ghé thăm Kon Tum. (8) Cột mốc 314 Được đặt tại thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Đây cũng chính là cột mốc có số thứ tự cuối cùng trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đồng thời là cột mốc cuối cùng trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, trên đây là 8 cột mốc biên giới có thể gọi là nổi tiếng nhất Việt Nam (thông tin mang tính chất tham khảo. Những ai được đi vào khu vực biên giới? Theo Điều 6 Nghị định 34/2014/NĐ-CP quy định về đi vào khu vực biên giới đất liền như sau: - Đối với công dân Việt Nam: Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định của pháp luật. - Đối với người nước ngoài: + Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền phải có giấy phép của cơ quan Công an cấp tỉnh nơi người đó thường trú, tạm trú hoặc Công an tỉnh biên giới đất liền nơi đến cấp; + Cơ quan, tổ chức Việt Nam đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức chủ quản; cán bộ đi cùng phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định, đồng thời cơ quan, tổ chức phải thông báo cho Công an và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết trước ít nhất 24 giờ; + Trường hợp người nước ngoài đi trong các đoàn đại biểu, đoàn cấp cao vào khu vực biên giới đất liền, cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan mời hoặc làm việc với Đoàn) phải thông báo bằng văn bản cho Công an và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết, đồng thời cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn. - Những người sau đây không được vào khu vực biên giới đất liền: Những người không thuộc trường hợp quy định trên và những người không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền. Như vậy, người Việt Nam muốn đi vào biên giới đất liền thì phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định, người nước ngoài thì phải có phải có giấy phép, giấy giới thiệu, có văn bản thông báo… theo quy định trên.
Nghị định 34/2023/NĐ-CP: Sửa đổi quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý tại cửa khẩu biên giới
Ngày 16/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 34/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. (1) Sửa đổi Điều 4 Nghị định 34/2023/NĐ-CP Theo đó, Nghị định 34/2023/NĐ-CP đã sửa đổi Điều 4 Nghị định 112/2014/NĐ-CP. Cụ thể về quy định loại hình của khẩu biên giới, lối mở biên giới; lỗi thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) như sau: - Có 03 loại hình cửa khẩu biên giới, bao gồm: + Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu; + Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu; + Cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng thuộc tỉnh biên giới nơi có cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu. - Lối mở biên giới (đường qua lại chợ biên giới, cặp chợ biên giới; điểm thông quan hàng hóa biên giới; đường qua lại tạm thời): Lối mở biên giới được mở cho cư dân biên giới hai bên, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của cư dân biên giới hai bên và phương tiện, hàng hóa của thương nhân qua lại theo quy định tại Nghị định 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới; hoặc được mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đặc biệt của hai bên biên giới. - Lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) Được mở để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, vật phẩm hoặc cho các trường hợp qua lại biên giới khác theo thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước láng giềng có chung cửa khẩu. Theo đó, các loại hình cửa khẩu; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và đối tượng xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua từng loại hình cửa khẩu biên giới; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận tải hàng hóa quy định trên được thực hiện trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia theo quy định của các điều ước, thỏa thuận giữa Việt Nam với nước láng giềng. (2) Sửa đổi quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước Ngoài ra, Nghị định 34/2023/NĐ-CP còn sửa đổi quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu biên giới. Cụ thể, bộ đội Biên phòng cửa khẩu tham mưu cho Bộ Quốc phòng thực hiện nội dung quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng. Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới trong khu vực cửa khẩu, công trình cửa khẩu; chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực cửa khẩu theo quy định pháp luật. Kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý; thực hiện thủ tục biên phòng, cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú theo quy định pháp luật về xuất nhập cảnh; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý; kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xử lý phương tiện vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu biên giới theo quy định pháp luật. Đồng thời, phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới, đảm bảo an ninh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng-chống buôn lậu và gian lận thương mại. Giao Bộ này chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu xây dựng quy chế phối hợp hoạt động trong thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu. Cơ quan Hải quan cửa khẩu chủ trì thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; phòng-chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Phối hợp kiểm soát phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Hải quan. Bên cạnh đó, Nghị định 34/2023/NĐ-CP cũng bổ sung quy định: Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu có trách nhiệm thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu có thể thiết lập cơ chế trao đổi, hội đàm với cơ quan hữu quan cửa khẩu phía đối diện để phối hợp giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu. Xem chi tiết tại Nghị định 34/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31/7/2023.
Bổ sung lối thông quan trở thành 1 loại cửa khẩu biên giới đất liền
Chính phủ ban hành Nghị định 34/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. Theo đó, theo quy định mới Chính phủ quy định lại loại hình cửa khẩu biên giới đất liền như sau: 03 loại hình chính cửa khẩu biên giới đất liền Sửa đổi Điều 4 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định loại hình cửa khẩu biên giới; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) như sau: - Loại hình cửa khẩu biên giới + Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu; + Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu; + Cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng thuộc tỉnh biên giới nơi có cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu. - Lối mở biên giới (đường qua lại chợ biên giới, cặp chợ biên giới; điểm thông quan hàng hóa biên giới; đường qua lại tạm thời) được mở cho cư dân biên giới hai bên, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của cư dân biên giới hai bên và phương tiện, hàng hóa của thương nhân qua lại theo quy định tại Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới; hoặc được mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đặc biệt của hai bên biên giới. - Lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, vật phẩm hoặc cho các trường hợp qua lại biên giới khác theo thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước láng giềng có chung cửa khẩu. Ngoài ra, các loại hình cửa khẩu; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và đối tượng xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua từng loại hình cửa khẩu biên giới; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận tải hàng hóa được thực hiện trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia theo quy định của các điều ước, thỏa thuận giữa Việt Nam với nước láng giềng. (So với quy định hiện hành, Nghị định 34/2023/NĐ-CP chỉ còn quy định 03 loại hình cửa khẩu biên giới đất liền, bên cạnh đó đưa lối mở biên giới và lối thông quan thành các loại cửa khẩu biên giới khác). Chính phủ quyết định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế Sửa đổi Điều 12 Nghị định 112/2014/NĐ-CP thẩm quyền xác định phạm vi khu vực cửa khẩu; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới. - Chính phủ quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa. - Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới + Quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới. + Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Y tế, TN&MT, NN&PTNT, Xây dựng xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và báo cáo Chính phủ quyết định. + Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, GTVT, KH&ĐT, TN&MT để lập, thẩm định quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. + Lập, thẩm định, phê duyệt đối với quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng tại khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính . + Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới. - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh, gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an, Ngoại vụ, Công Thương, Y tế, Hải quan, NN&PTNT, KH&ĐT, Xây dựng, Tài chính, GTVT, TN&MT và UBND cấp huyện có cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới xác định phạm vi khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới và báo cáo UBND tỉnh quyết định. (Quy định mới bổ sung thẩm quyền của Chính phủ trong việc quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa). Chi tiết Nghị định 34/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31/7/2023 sửa đổi Nghị định 112/2014/NĐ-CP.
Quy định việc cư trú, đi vào và các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền
Việc cư trú ở khu vực biên giới đất liền, đi vào khu vực biên giới đất liền và các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền được quy định tại Nghị định 34/2014/NĐ-CP. 1. Quy định về cư trú ở khu vực biên giới đất liền Khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 34/2014/NĐ-CP bao gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền. Danh sách các xã, phường, thị trấn khu vực biên giới đất liền được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 34/2014/NĐ-CP. Đồng thời, tại Điều 5 Nghị định này quy định về việc cư trú ở khu vực biên giới đất liền như sau: - Những người được cư trú ở khu vực biên giới đất liền bao gồm: + Cư dân biên giới; + Người có giấy phép của cơ quan Công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới đất liền; + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân; sĩ quan, công nhân, viên chức, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân có đơn vị đóng quân ở khu vực biên giới đất liền. - Những người không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền bao gồm: + Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới đất liền, người chưa được phép xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh; + Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; + Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế; + Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành. * Lưu ý, các đối tượng không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền nêu trên không áp dụng đối với cư dân biên giới. + Người không thuộc diện được cư trú ở khu vực biên giới đất liền theo quy định trên. Như vậy, để được cư trú ở khu vực biên giới đất liền phải thuộc vào một trong những đối tượng nêu trên. Đồng thời, nếu thuộc vào một trong những đối tượng không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền nêu trên thì sẽ không được cư trú (không áp dụng đối với cư dân biên giới). 2. Quy định về việc đi vào khu vực biên giới đất liền Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 34/2014/NĐ-CP quy định đối với công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, đối với người nước ngoài đi vào khu vực biên giới đất liền phải đáp ứng điều kiện sau theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này: - Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền phải có giấy phép của cơ quan Công an cấp tỉnh nơi người đó thường trú, tạm trú hoặc Công an tỉnh biên giới đất liền nơi đến cấp; - Cơ quan, tổ chức Việt Nam đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức chủ quản; cán bộ đi cùng phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định, đồng thời cơ quan, tổ chức phải thông báo cho Công an và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết trước ít nhất 24 giờ; - Trường hợp người nước ngoài đi trong các đoàn đại biểu, đoàn cấp cao vào khu vực biên giới đất liền, cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan mời hoặc làm việc với Đoàn) phải thông báo bằng văn bản cho Công an và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết, đồng thời cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn. Như vậy, để đi vào khu vực biên giới đất liền thì người Việt Nam hoặc người nước ngoài phải đáp ứng và thuộc các trường hợp nêu trên. Nếu không thuộc trường hợp nêu trên hoặc thuộc vào một trong những đối tượng không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền nêu tại Mục 1 thì không được vào khu vực biên giới đất liền. 3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền Tại Điều 4 Nghị định 34/2014/NĐ-CP quy định các hành vi sau bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền bao gồm: - Làm hư hỏng, hủy hoại, xê dịch hoặc mất mốc quốc giới, dấu hiệu nhận biết đường biên giới, các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, công trình biên giới. - Làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, ô nhiễm môi trường của sông, suối biên giới. - Cư trú, khai thác lâm thổ sản, thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản trái phép. - Vượt biên giới làm ruộng, rẫy, săn bắn, chăn thả gia súc. - Chôn cất, chuyển dịch mồ mả, vận chuyển thi thể, hài cốt, động vật, thực vật và xác động vật qua biên giới không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. - Bắn súng qua biên giới, gây nổ, chặt phá và đốt cây khai hoang trong vành đai biên giới. - Quay phim, chụp ảnh, ghi âm, đo, vẽ cảnh vật ở những nơi có biển cấm trong khu vực biên giới đất liền. - Các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, gian lận thương mại. - Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hiệp định về quy chế biên giới mà CHXHCN Việt Nam đã ký với các nước láng giềng. Như vậy, thực hiện một trong các hành vi nêu trên thì được xem là bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
8 cột mốc biên giới nổi tiếng nhất Việt Nam
Nước ta có đường biên giới trên đất liền dài 4510 km, giáp với 3 nước là Trung Quốc, Lào và Campuchia. Trong đó, có 8 cột mốc biên giới được xem là 8 cột mốc tiêu biểu nhất. 8 cột mốc biên giới nổi tiếng nhất Việt Nam (1) Cột mốc số 0 A Pa Chải Được đặt tại điểm cực tây của Tổ quốc, thuộc địa phận huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây cũng là cửa ngõ của 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Được mệnh danh là địa điểm "1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe". (2) Cột mốc số 1378 Được đặt tại cửa sông Bắc Luân trên hòn Dậu Gót, thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nếu cột mốc số 0 A Pa Chải là điểm khởi đầu thì cột mốc số 1378 chính là cột mốc cuối cùng của đường biên giới Việt – Trung. (3) Cột mốc 428 Đây là cột mốc nằm ở địa đầu Tổ quốc, nằm cách cột cờ Lũng Cú khoảng 5km về phía Bắc, thuộc địa phận xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột mốc 428 nằm rất gần nơi sông Nho Quế bắt đầu dòng chảy tuyệt đẹp khi vào Việt Nam. (4) Cột mốc 79 Được mệnh danh là “Nóc nhà biên cương”, đặt tại khu vực được xem là hiểm trở nhất trên đường biên giới Việt – Trung, thuộc địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây cũng là cột mốc biên giới cao nhất của Việt Nam với độ cao gần 3.000m. (5) Cột mốc số 42 Đây là cột mốc cao thứ 2 Việt Nam với độ cao trên 2.800m, nằm giữa biên giới Việt - Trung và thuộc địa phận huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Những ai muốn chinh phục đỉnh Pu Si Lung đều sẽ đi qua cột mốc 42 này. (6) Cột mốc số 92 Nằm trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc thuộc địa phận huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây cũng là cột mốc đánh dấu điểm đầu tiên của Việt Nam nhận được nguồn nước từ dòng sông Hồng. Và thường được gọi là “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. (7) Cột mốc Ngã ba Đông Dương Cột mốc không số tại ngã ba Đông Dương nằm gần cửa khẩu Bờ Y thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, đây vừa là điểm khởi đầu của biên giới Việt Nam – Campuchia, vừa là điểm kết thúc của biên giới Việt Nam – Lào. Đồng thời là một địa điểm du lịch không thể bỏ lỡ khi du khách có dịp ghé thăm Kon Tum. (8) Cột mốc 314 Được đặt tại thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Đây cũng chính là cột mốc có số thứ tự cuối cùng trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đồng thời là cột mốc cuối cùng trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, trên đây là 8 cột mốc biên giới có thể gọi là nổi tiếng nhất Việt Nam (thông tin mang tính chất tham khảo. Những ai được đi vào khu vực biên giới? Theo Điều 6 Nghị định 34/2014/NĐ-CP quy định về đi vào khu vực biên giới đất liền như sau: - Đối với công dân Việt Nam: Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định của pháp luật. - Đối với người nước ngoài: + Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền phải có giấy phép của cơ quan Công an cấp tỉnh nơi người đó thường trú, tạm trú hoặc Công an tỉnh biên giới đất liền nơi đến cấp; + Cơ quan, tổ chức Việt Nam đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức chủ quản; cán bộ đi cùng phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định, đồng thời cơ quan, tổ chức phải thông báo cho Công an và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết trước ít nhất 24 giờ; + Trường hợp người nước ngoài đi trong các đoàn đại biểu, đoàn cấp cao vào khu vực biên giới đất liền, cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan mời hoặc làm việc với Đoàn) phải thông báo bằng văn bản cho Công an và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết, đồng thời cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn. - Những người sau đây không được vào khu vực biên giới đất liền: Những người không thuộc trường hợp quy định trên và những người không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền. Như vậy, người Việt Nam muốn đi vào biên giới đất liền thì phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định, người nước ngoài thì phải có phải có giấy phép, giấy giới thiệu, có văn bản thông báo… theo quy định trên.
Nghị định 34/2023/NĐ-CP: Sửa đổi quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý tại cửa khẩu biên giới
Ngày 16/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 34/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. (1) Sửa đổi Điều 4 Nghị định 34/2023/NĐ-CP Theo đó, Nghị định 34/2023/NĐ-CP đã sửa đổi Điều 4 Nghị định 112/2014/NĐ-CP. Cụ thể về quy định loại hình của khẩu biên giới, lối mở biên giới; lỗi thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) như sau: - Có 03 loại hình cửa khẩu biên giới, bao gồm: + Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu; + Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu; + Cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng thuộc tỉnh biên giới nơi có cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu. - Lối mở biên giới (đường qua lại chợ biên giới, cặp chợ biên giới; điểm thông quan hàng hóa biên giới; đường qua lại tạm thời): Lối mở biên giới được mở cho cư dân biên giới hai bên, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của cư dân biên giới hai bên và phương tiện, hàng hóa của thương nhân qua lại theo quy định tại Nghị định 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới; hoặc được mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đặc biệt của hai bên biên giới. - Lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) Được mở để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, vật phẩm hoặc cho các trường hợp qua lại biên giới khác theo thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước láng giềng có chung cửa khẩu. Theo đó, các loại hình cửa khẩu; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và đối tượng xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua từng loại hình cửa khẩu biên giới; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận tải hàng hóa quy định trên được thực hiện trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia theo quy định của các điều ước, thỏa thuận giữa Việt Nam với nước láng giềng. (2) Sửa đổi quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước Ngoài ra, Nghị định 34/2023/NĐ-CP còn sửa đổi quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu biên giới. Cụ thể, bộ đội Biên phòng cửa khẩu tham mưu cho Bộ Quốc phòng thực hiện nội dung quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng. Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới trong khu vực cửa khẩu, công trình cửa khẩu; chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực cửa khẩu theo quy định pháp luật. Kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý; thực hiện thủ tục biên phòng, cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú theo quy định pháp luật về xuất nhập cảnh; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý; kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xử lý phương tiện vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu biên giới theo quy định pháp luật. Đồng thời, phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới, đảm bảo an ninh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng-chống buôn lậu và gian lận thương mại. Giao Bộ này chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu xây dựng quy chế phối hợp hoạt động trong thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu. Cơ quan Hải quan cửa khẩu chủ trì thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; phòng-chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Phối hợp kiểm soát phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Hải quan. Bên cạnh đó, Nghị định 34/2023/NĐ-CP cũng bổ sung quy định: Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu có trách nhiệm thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu có thể thiết lập cơ chế trao đổi, hội đàm với cơ quan hữu quan cửa khẩu phía đối diện để phối hợp giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu. Xem chi tiết tại Nghị định 34/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31/7/2023.
Bổ sung lối thông quan trở thành 1 loại cửa khẩu biên giới đất liền
Chính phủ ban hành Nghị định 34/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. Theo đó, theo quy định mới Chính phủ quy định lại loại hình cửa khẩu biên giới đất liền như sau: 03 loại hình chính cửa khẩu biên giới đất liền Sửa đổi Điều 4 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định loại hình cửa khẩu biên giới; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) như sau: - Loại hình cửa khẩu biên giới + Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu; + Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu; + Cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng thuộc tỉnh biên giới nơi có cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu. - Lối mở biên giới (đường qua lại chợ biên giới, cặp chợ biên giới; điểm thông quan hàng hóa biên giới; đường qua lại tạm thời) được mở cho cư dân biên giới hai bên, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của cư dân biên giới hai bên và phương tiện, hàng hóa của thương nhân qua lại theo quy định tại Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới; hoặc được mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đặc biệt của hai bên biên giới. - Lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, vật phẩm hoặc cho các trường hợp qua lại biên giới khác theo thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước láng giềng có chung cửa khẩu. Ngoài ra, các loại hình cửa khẩu; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và đối tượng xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua từng loại hình cửa khẩu biên giới; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận tải hàng hóa được thực hiện trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia theo quy định của các điều ước, thỏa thuận giữa Việt Nam với nước láng giềng. (So với quy định hiện hành, Nghị định 34/2023/NĐ-CP chỉ còn quy định 03 loại hình cửa khẩu biên giới đất liền, bên cạnh đó đưa lối mở biên giới và lối thông quan thành các loại cửa khẩu biên giới khác). Chính phủ quyết định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế Sửa đổi Điều 12 Nghị định 112/2014/NĐ-CP thẩm quyền xác định phạm vi khu vực cửa khẩu; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới. - Chính phủ quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa. - Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới + Quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới. + Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Y tế, TN&MT, NN&PTNT, Xây dựng xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và báo cáo Chính phủ quyết định. + Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, GTVT, KH&ĐT, TN&MT để lập, thẩm định quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. + Lập, thẩm định, phê duyệt đối với quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng tại khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính . + Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới. - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh, gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an, Ngoại vụ, Công Thương, Y tế, Hải quan, NN&PTNT, KH&ĐT, Xây dựng, Tài chính, GTVT, TN&MT và UBND cấp huyện có cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới xác định phạm vi khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới và báo cáo UBND tỉnh quyết định. (Quy định mới bổ sung thẩm quyền của Chính phủ trong việc quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa). Chi tiết Nghị định 34/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31/7/2023 sửa đổi Nghị định 112/2014/NĐ-CP.