Hướng dẫn chế độ ốm đau, thai sản với các đơn vị SDLĐ chưa đóng đủ BHXH
Dạ! cho em hỏi trường hợp này thì xử lý như thế nào để NLĐ k bị mất quyền lợi của mình ạ! - Tại thời điểm nghỉ sinh bé là ngày 7/5/2011- em đã tham gia bhxh tại DN đc 7 tháng. Theo số liệu của bảo hiểm cung cấp thì DN mới đóng tiền đc 2 tháng, còn lại là DN nợ chưa nộp tiền cho cơ quan bảo hiểm. Tại thời điểm này NLĐ cũng chưa có sổ bảo hiểm , chưa chốt quá trình tham gia BH nên là NLĐ chưa làm được chế độ hưởng thai sản - Vậy, trường hợp này thì cần những thủ tục gì để NLĐ được hưởng chế độ thai sản và chốt được quá trình tham gia bảo hiểm là 7 tháng trên ạ! Quá trình 7 tháng này, NLĐ chưa có số sổ BH chính thức mà mới chỉ có số sổ tạm thời thôi ạ Rất mong nhận đc sự tư vấn từ quý Dân Luật ạ! Trân trọng cảm ơn!
Tăng mức hưởng BHYT trái tuyến tại bệnh viện tỉnh từ năm 2021
Tăng mức hưởng BHYT Người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến (không đúng tuyến) kể từ ngày 01/01/2021 sẽ thực hiện chính sách mới về mức hưởng BHYT. Cụ thể là đối với trường hợp người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh. Mức hưởng BHYT trái tuyến tại bệnh viện tỉnh từ ngày 01/01/2020 Theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi tại Khoản 15 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định: "3.Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này: a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước; c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016." Như vậy, từ ngày 01/01/2021 người có thẻ BHYT (mức hưởng theo khoản 1 Điều 22) khi đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tỉnh được quỹ BHYT thanh toán theo tỷ lệ 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (hiện hành là 60%). Ví dụ: người lao động có thẻ BHYT đang hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến. Khi khám chữa bệnh vượt tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh sẽ được thanh toán như sau: Trước ngày 01/01/2021: 80% x 60% = 48% chi phí khám chữa bệnh Từ ngày 01/01/2021: 80% x 100% = 80% chi phí khám chữa bệnh Các trường hợp khám chữa bệnh không được hưởng BHYT Theo Điều 23 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bổ sung Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì các trường hợp khám chữa bệnh không được hưởng BHYT như sau: - Chi phí trong trường đã được ngân sách nhà nước chi trả. - Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng. - Khám sức khỏe. - Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị. - Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ. - Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ. - Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi. - Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. - Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa. - Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác. - Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. - Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
Thủ tục đăng ký BHXH, BHYT cho doanh nghiệp, người lao động mới nhất
Hiện nay, việc đăng ký tham gia, thu, nộp và quản lý sổ BHXH được thực hiện theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH và Quyết định 1018/QĐ-BHXH, tuy nhiên, vừa qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Quyết định 959/QĐ-BHXH thay thế Quyết định 1111 và thay thế Điều 1 Quyết định 1018 trên. Như vậy, từ ngày 01/12/2015, việc đăng ký tham gia BHYT, BHYT, BHTN sẽ thực hiện theo quy định mới. Dưới đây hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục đăng ký BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc cho doanh nghiệp và người lao động. I. Hồ sơ Tùy từng trường hợp mà người lao động, người sử dụng lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm: Trường hợp Người lao động Người sử dụng lao động - Đăng ký tham gia lần đầu. - Chuyển từ địa bàn khác đến. - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). - Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh. - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS). - Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS). - Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03). Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). - Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh. Trường hợp ngừng tham gia BHYT: thẻ BHYT còn hạn sử dụng. - Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS). - Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03). Trường hợp thay đổi thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS). - Cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH. - Điều chỉnh làm nghề hay công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995 - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). - Hồ sơ kèm theo (Phụ lục 01). - Sổ BHXH đối với người lao động đã được cấp sổ BHXH. Người lao động có thời hạn ở nước ngoài tự đăng ký đóng BHXH bắt buộc - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). - HĐLĐ có thời hạn ở nước ngoài (bản chính hoặc bản sao có chứng thực). Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). - Sổ BHXH đã cấp. - Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH. - Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). - Sổ BHXH. - Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03). Cấp lại, đổi thẻ BHYT - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). - Thẻ BHYT (trường hợp hỏng hoặc thay đổi thông tin). - Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT (Mục II, III Phụ lục 03 đối với trường hợp thay đổi thông tin). II. Thời hạn giải quyết 1. Cấp sổ BHXH: - Cấp mới: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nêu trên. Trường hợp cấp và ghi bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. - Cấp lại sổ BHXH do thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng hoặc gộp sổ: không quá 15 ngày làm việc. Nếu phức tạp cần phải xác minh: không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết. - Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 10 ngày làm việc. - Chốt sổ BHXH: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. 2. Cấp thẻ BHYT - Cấp mới: không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. - Cấp lại, đổi thẻ BHYT: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. III. Thủ tục thực hiện Trường hợp Người lao động Người sử dụng lao động - Đăng ký tham gia lần đầu. - Chuyển từ địa bàn khác đến. Bước 1: Kê khai, nộp hồ sơ. (nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc.) Bước 2: Nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN: - Hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng theo phương thức đóng của đơn vị, đơn vị trích từ tiền lương của người lao động theo mức quy định để chuyển đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. - Người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm, nếu còn thiếu tối đa không quá 6 tháng (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH) mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng theo quy định tại Điểm c Mục 5 Phần D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH thì thân nhân người lao động lập Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), kèm theo sổ BHXH của người lao động, để đóng tiền tại BHXH huyện nơi cư trú cho số tháng còn thiếu để được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (thực hiện hết 2015). Bước 3: Nhận kết quả - Người lao động nhận sổ BHXH, thẻ BHYT do cơ quan BHXH cấp khi đóng BHXH, BHYT, BHTN đúng quy định. - Hằng năm, nhận thông tin xác nhận về việc đóng BHXH do cơ quan BHXH cung cấp thông qua Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam hoặc thông qua đơn vị nơi làm việc. Bước 1: Lập hồ sơ theo quy định tại Văn bản này và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Bước 2: Nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định. Bước 3: Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động. Bước 4: Nhận thẻ BHYT từ cơ quan BHXH trả cho người lao động. - Hằng tháng, nhận thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C12-TS) qua dịch vụ bưu chính hoặc tra cứu tại Cổng thông tin của BHXH Việt Nam; kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết. - Định kỳ 6 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. - Hằng năm, nhận thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động (Mẫu C13-TS) do cơ quan BHXH cung cấp để niêm yết công khai tại đơn vị. Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng Bước 1: Kê khai, lập hồ sơ điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN; tăng, giảm lao động, mức đóng, số tiền phải đóng; truy thu, hoàn trả; thay đổi, điều chỉnh thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị, người lao động; nộp hồ sơ kịp thời cho cơ quan BHXH để xác định số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN; cấp, ghi, xác nhận, chốt sổ BHXH, thẻ BHYT đối với đơn vị, người tham gia và đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, đúng thời hạn. Bước 2: Phối hợp với cơ quan BHXH xác nhận, chốt sổ BHXH cho người lao động khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. - Hằng tháng, nhận thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C12-TS) qua dịch vụ bưu chính hoặc tra cứu tại Cổng thông tin của BHXH Việt Nam; kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết. - Định kỳ 6 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. - Hằng năm, nhận thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động (Mẫu C13-TS) do cơ quan BHXH cung cấp để niêm yết công khai tại đơn vị. - Cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH. - Điều chỉnh làm nghề hay công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995 Bước 1: Kê khai, nộp hồ sơ. - Người đang làm việc: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc. - Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Bước 2: Nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN: - Hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng theo phương thức đóng của đơn vị, đơn vị trích từ tiền lương của người lao động theo mức quy định để chuyển đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. - Người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm, nếu còn thiếu tối đa không quá 6 tháng (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH) mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng theo quy định tại Điểm c Mục 5 Phần D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH thì thân nhân người lao động lập Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), kèm theo sổ BHXH của người lao động, để đóng tiền tại BHXH huyện nơi cư trú cho số tháng còn thiếu để được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (thực hiện hết 2015). Bước 3: Nhận kết quả - Người lao động nhận sổ BHXH, thẻ BHYT do cơ quan BHXH cấp khi đóng BHXH, BHYT, BHTN đúng quy định. - Hằng năm, nhận thông tin xác nhận về việc đóng BHXH do cơ quan BHXH cung cấp thông qua Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam hoặc thông qua đơn vị nơi làm việc. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH Trường hợp người lao động nộp hồ sơ thông qua đơn vị: đơn vị nhận hồ sơ và nộp kịp thời cho cơ quan BHXH. Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH, thẻ BHYT cho người lao động. Xác nhận Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với các trường hợp điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh đã ghi trên sổ BHXH của người lao động. - Hằng tháng, nhận thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C12-TS) qua dịch vụ bưu chính hoặc tra cứu tại Cổng thông tin của BHXH Việt Nam; kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết. - Định kỳ 6 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. - Hằng năm, nhận thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động (Mẫu C13-TS) do cơ quan BHXH cung cấp để niêm yết công khai tại đơn vị. - Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH. - Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch Cấp lại, đổi thẻ BHYT Người lao động có thời hạn ở nước ngoài tự đăng ký đóng BHXH bắt buộc Bước 1: Kê khai, nộp hồ sơ. Sau khi về nước nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Nếu truy nộp thông qua đơn vị thì nộp cho đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bước 2: Nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN Đóng thông qua đơn vị: đơn vị thu tiền đóng BHXH của người lao động để nộp cho cơ quan BHXH theo phương thức đóng đã đăng ký. Trường hợp truy đóng sau khi về nước thì người lao động nộp tiền cho cơ quan BHXH hoặc đơn vị nơi nhận hồ sơ truy đóng. Bước 3: Nhận kết quả - Người lao động nhận sổ BHXH, thẻ BHYT do cơ quan BHXH cấp khi đóng BHXH, BHYT, BHTN đúng quy định. - Hằng năm, nhận thông tin xác nhận về việc đóng BHXH do cơ quan BHXH cung cấp thông qua Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam hoặc thông qua đơn vị nơi làm việc. IV. Các biểu mẫu thực hiện đăng ký BHXH, BHYT, BHTN - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT: Mẫu TK1-TS - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT: Mẫu TK3-TS - Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN: Mẫu D02-TS. - Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Mục II Phụ lục 03. - Hồ sơ kèm theo: Phụ lục 01. - Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT: Mục II, III Phụ lục 03 đối với trường hợp thay đổi thông tin. Tải các biểu mẫu này tại file đính kèm. * Lưu ý: trước đây, mình từng có bài viết Thủ tục đăng ký BHXH, BHYT, BHTN mới nhất 2015, tuy nhiên, đến thời điểm 01/12/2015, hướng dẫn thủ tục đó không còn được áp dụng nữa mà thay thế bằng hướng dẫn thủ tục đã đề cập ở trên.
BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM Y TẾ - BẠN ĐÃ BIẾT GÌ?
Ai phải tham gia BHXH? Mức đóng BHYT ra sao? Bài viết này sẽ tóm gọn những điều bạn cần biết về 2 loại bảo hiểm trên Xem chi tiết mức hưởng tại đây
Điểm tin văn bản nổi bật tuần qua (30/03 – 04/04)
Tuần qua, nhiều văn bản mới được ban hành, nổi bật các văn bản liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH – CĐ 2015, biểu thuế xuất nhập khẩu, các thủ tục hải quan…Cụ thể như sau: Thông tin Căn cứ Nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Nhật được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt Từ 01/04/2015, nhằm thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2015 – 2019, sẽ áp dụng biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ Nhật đối với nhiều mặt hàng. Nghị định 24/2015/NĐ-CP, 25/2015/NĐ-CP Trong thời gian tới, sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh Nhằm giảm quá tải bệnh viện, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, trong thời gian tới, Bộ Y tế phối hợp với UBND cấp tỉnh sẽ: - Phát triển hệ thống y tế tư nhân. - Tháo gỡ triệt để các rào cản hạn chế sự phát triển của các bệnh viện, phòng khám tư nhân. - Cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh: ứng dụng CNTT trong các khâu khám bệnh, quản lý bệnh viện. - Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho tuyến dưới . - Đẩy mạnh triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện (không phân biệt bệnh viện công, tư)… Thông báo 99/TB-CP năm 2015 Một số lưu ý về đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 - Nội dung thi: chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi gồm các câu hỏi cơ bản, nâng cao (tương tự đề thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH CĐ 2014) với tỷ lệ 60% cơ bản và 40% nâng cao. Ngoài ra, đề thi theo hướng đánh giá năng lực học sinh, tăng cường câu hỏi vận dụng kiến thức, giảm lượng câu hỏi mang tính thuộc lòng hay trả lời máy móc. Đối với các môn khoa học xã hội sẽ ra đề theo hướng mở. - Hình thức: Môn Văn: có 02 phần là đọc hiểu và làm văn, trong đó 30% đọc hiểu và 70% làm văn. Môn Anh: có 02 phần là viết và trắc nghiệm, trong đó 20% viết và 80% trắc nghiệm. Công văn 374/KTKĐCLGD-KT Bãi bỏ hàng loạt các Thông tư về Thuế và Hải quan Đồng thời, quy định các thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Bên cạnh đó, để hướng dẫn cụ thể các thủ tục hải quan này xem chi tiết tại Công văn 2733/TCHQ-GSQL. Thông tư 38/2015/TT-BTC Lệ phí tuyển sinh ĐH CĐ 2015 Đối với thí sinh thi THPT quốc gia và dùng kết quả xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ và trung cấp : - Lệ phí dự thi: 35.000 đồng/môn thi. - Lệ phí dự tuyển: 30.000 đồng/hồ sơ. Riêng đối với các trường khối quốc phòng, an ninh, ngoài các lệ phí trên còn phải nộp 50.000 đồng/hồ sơ phí đăng ký sơ tuyển. Đối với thí sinh thuộc diện xét tuyển hay tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ, trung cấp: 30.000 đồng/hồ sơ. Thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các ngành năng khiếu hoặc vào các trường tuyển sinh riêng: - Xét tuyển: 30.000 đồng/hồ sơ. - Thi tuyển: 35.000 đồng/môn thi với môn văn hóa chuyên ngành và 300.000 đồng/hồ sơ bao gồm tất cả các môn năng khiếu. Thông tư liên tịch 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT Thủ tục hải quan đối với xe gắn máy qua lại biên giới Từ 01/04/2015, thủ tục hải quan đối với xe gắn máy của tổ chức, cá nhân Việt Nam qua lại biên giới để giao hàng, nhận hàng hoặc do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày được thực hiện như sau: - Người khai hải quan phải xuất trình tờ khai hàng hóa xuất/nhập khẩu trong trường hợp vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, giấy tờ tùy thân (giấy phép lái xe hoặc CMND hoặc hộ chiếu hoặc giấy thông hành, ngày cấp của giấy tờ này), giấy tờ phương tiện. - Chi cục hải quan cửa khẩu phải ghi sổ hoặc nhập máy tính các thông tin của xe gắn máy, giấy tờ tùy thân, ngày giờ ra, vào cửa khẩu và giám sát theo quy định. Thông tư 42/2015/TT-BTC Tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT Trong thời gian qua, số người tham gia BHXH, BHYT còn thấp, tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều, Quỹ BHXH mất cân đối, thủ tục tham gia và hưởng BHXH còn rườm rà…nhằm khắc phục tình trạng trên, yêu cầu UBND cấp tỉnh: - Hỗ trợ 30% mức đóng BHYT còn lại cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo, vận động để học sinh, sinh viên, hộ gia đình có mức sống trung bình mua BHYT. - Các tỉnh có tỷ lệ bao phủ BHXH thấp (dưới 20%), BHYT thấp (dưới 60%) cần tập trung xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện để nâng cao số người tham gia. - Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT tại địa phương, bảo đảm sự hài lòng của người bệnh…. Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2015 Điều kiện áp dụng phương pháp mới trong khám, chữa bệnh Cơ sở khám, chữa bệnh phải có giấy phép hoạt động theo quy định pháp luật về khám, chữa bệnh. Về nhân lực: - Có đủ bác sỹ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và nhân viên khác để thực hiện kỹ thuật và phương pháp mới theo quy trình kỹ thuật đã được phê duyệt. - Người thực hiện kỹ thuật, phương pháp mới phải: + Có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh mà phạm vi chuyên môn hành nghề phù hợp với kỹ thuật, phương pháp mới. + Có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật, phương pháp mới do cơ sở có chức năng đào tạo cấp hoặc giấy chứng nhận về việc chuyển giao kỹ thuật do cơ sở khám, chữa bệnh trong nước hoặc nước ngoài cấp. + Là người làm việc hợp pháp tại cơ sở khám, chữa bệnh. Ngoài ra, còn phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc và vật tư y tế, quy trình kỹ thuật. Thông tư 07/2015/TT-BYT
Kính gửi Quý luật sư, Bà Ngoại tôi hiện nay là 83 tuổi, theo hội người cao tuổi thì không phải mua BHYT tự nguyện mà được cấp miễn phí. Tuy nhiên Bà tôi đang hưởng trợ cấp của Ông Ngoại tôi [tuất từ trần, ông hoạt động cách mạng nhưng mất năm 1976 sau giải phóng nên không được tính là liệt sĩ] Hiện tại Xã tôi giải quyết trường hợp Bà tôi như sau: Nếu Bà đồng ý không nhận trợ cấp của ông [400k/tháng], thì hội người cao tuổi cấp miễn phí BHYT cho Bà. Nhưng Bà tôi không đồng ý, vẫn tiếp tục nhận trợ cấp của Ông và khi đi mua BHYT tự nguyện thì Xã tôi không bán. Cũng phải 6 tháng gần đây Bà tôi không có BHYT mà vì tuổi cao nên cũng khó khăn mỗi khi khám chữa bệnh [bệnh viện khăng khăng là trên 80 tuổi là có BHYT nhà nước cấp nên Bà tôi đi khám gặp khó khăn] Vậy nhờ Quý luật sư tư vấn giúp trường hợp như Bà tôi tiếp tục lãnh trợ cấp của ông, thì BHYT sẽ được cấp miễn phí hay phải mua? Và nếu mua, thì chúng tôi phải làm sao để mua được, vì hiện tại UBND xã không chịu bán? Cám ơn tư vấn của Quý luật sư. Trân trọng,
Hướng dẫn chế độ ốm đau, thai sản với các đơn vị SDLĐ chưa đóng đủ BHXH
Dạ! cho em hỏi trường hợp này thì xử lý như thế nào để NLĐ k bị mất quyền lợi của mình ạ! - Tại thời điểm nghỉ sinh bé là ngày 7/5/2011- em đã tham gia bhxh tại DN đc 7 tháng. Theo số liệu của bảo hiểm cung cấp thì DN mới đóng tiền đc 2 tháng, còn lại là DN nợ chưa nộp tiền cho cơ quan bảo hiểm. Tại thời điểm này NLĐ cũng chưa có sổ bảo hiểm , chưa chốt quá trình tham gia BH nên là NLĐ chưa làm được chế độ hưởng thai sản - Vậy, trường hợp này thì cần những thủ tục gì để NLĐ được hưởng chế độ thai sản và chốt được quá trình tham gia bảo hiểm là 7 tháng trên ạ! Quá trình 7 tháng này, NLĐ chưa có số sổ BH chính thức mà mới chỉ có số sổ tạm thời thôi ạ Rất mong nhận đc sự tư vấn từ quý Dân Luật ạ! Trân trọng cảm ơn!
Tăng mức hưởng BHYT trái tuyến tại bệnh viện tỉnh từ năm 2021
Tăng mức hưởng BHYT Người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến (không đúng tuyến) kể từ ngày 01/01/2021 sẽ thực hiện chính sách mới về mức hưởng BHYT. Cụ thể là đối với trường hợp người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh. Mức hưởng BHYT trái tuyến tại bệnh viện tỉnh từ ngày 01/01/2020 Theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi tại Khoản 15 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định: "3.Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này: a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước; c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016." Như vậy, từ ngày 01/01/2021 người có thẻ BHYT (mức hưởng theo khoản 1 Điều 22) khi đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tỉnh được quỹ BHYT thanh toán theo tỷ lệ 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (hiện hành là 60%). Ví dụ: người lao động có thẻ BHYT đang hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến. Khi khám chữa bệnh vượt tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh sẽ được thanh toán như sau: Trước ngày 01/01/2021: 80% x 60% = 48% chi phí khám chữa bệnh Từ ngày 01/01/2021: 80% x 100% = 80% chi phí khám chữa bệnh Các trường hợp khám chữa bệnh không được hưởng BHYT Theo Điều 23 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bổ sung Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì các trường hợp khám chữa bệnh không được hưởng BHYT như sau: - Chi phí trong trường đã được ngân sách nhà nước chi trả. - Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng. - Khám sức khỏe. - Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị. - Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ. - Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ. - Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi. - Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. - Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa. - Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác. - Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. - Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
Thủ tục đăng ký BHXH, BHYT cho doanh nghiệp, người lao động mới nhất
Hiện nay, việc đăng ký tham gia, thu, nộp và quản lý sổ BHXH được thực hiện theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH và Quyết định 1018/QĐ-BHXH, tuy nhiên, vừa qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Quyết định 959/QĐ-BHXH thay thế Quyết định 1111 và thay thế Điều 1 Quyết định 1018 trên. Như vậy, từ ngày 01/12/2015, việc đăng ký tham gia BHYT, BHYT, BHTN sẽ thực hiện theo quy định mới. Dưới đây hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục đăng ký BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc cho doanh nghiệp và người lao động. I. Hồ sơ Tùy từng trường hợp mà người lao động, người sử dụng lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm: Trường hợp Người lao động Người sử dụng lao động - Đăng ký tham gia lần đầu. - Chuyển từ địa bàn khác đến. - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). - Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh. - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS). - Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS). - Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03). Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). - Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh. Trường hợp ngừng tham gia BHYT: thẻ BHYT còn hạn sử dụng. - Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS). - Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03). Trường hợp thay đổi thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS). - Cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH. - Điều chỉnh làm nghề hay công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995 - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). - Hồ sơ kèm theo (Phụ lục 01). - Sổ BHXH đối với người lao động đã được cấp sổ BHXH. Người lao động có thời hạn ở nước ngoài tự đăng ký đóng BHXH bắt buộc - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). - HĐLĐ có thời hạn ở nước ngoài (bản chính hoặc bản sao có chứng thực). Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). - Sổ BHXH đã cấp. - Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH. - Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). - Sổ BHXH. - Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03). Cấp lại, đổi thẻ BHYT - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). - Thẻ BHYT (trường hợp hỏng hoặc thay đổi thông tin). - Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT (Mục II, III Phụ lục 03 đối với trường hợp thay đổi thông tin). II. Thời hạn giải quyết 1. Cấp sổ BHXH: - Cấp mới: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nêu trên. Trường hợp cấp và ghi bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. - Cấp lại sổ BHXH do thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng hoặc gộp sổ: không quá 15 ngày làm việc. Nếu phức tạp cần phải xác minh: không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết. - Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 10 ngày làm việc. - Chốt sổ BHXH: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. 2. Cấp thẻ BHYT - Cấp mới: không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. - Cấp lại, đổi thẻ BHYT: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. III. Thủ tục thực hiện Trường hợp Người lao động Người sử dụng lao động - Đăng ký tham gia lần đầu. - Chuyển từ địa bàn khác đến. Bước 1: Kê khai, nộp hồ sơ. (nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc.) Bước 2: Nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN: - Hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng theo phương thức đóng của đơn vị, đơn vị trích từ tiền lương của người lao động theo mức quy định để chuyển đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. - Người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm, nếu còn thiếu tối đa không quá 6 tháng (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH) mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng theo quy định tại Điểm c Mục 5 Phần D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH thì thân nhân người lao động lập Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), kèm theo sổ BHXH của người lao động, để đóng tiền tại BHXH huyện nơi cư trú cho số tháng còn thiếu để được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (thực hiện hết 2015). Bước 3: Nhận kết quả - Người lao động nhận sổ BHXH, thẻ BHYT do cơ quan BHXH cấp khi đóng BHXH, BHYT, BHTN đúng quy định. - Hằng năm, nhận thông tin xác nhận về việc đóng BHXH do cơ quan BHXH cung cấp thông qua Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam hoặc thông qua đơn vị nơi làm việc. Bước 1: Lập hồ sơ theo quy định tại Văn bản này và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Bước 2: Nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định. Bước 3: Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động. Bước 4: Nhận thẻ BHYT từ cơ quan BHXH trả cho người lao động. - Hằng tháng, nhận thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C12-TS) qua dịch vụ bưu chính hoặc tra cứu tại Cổng thông tin của BHXH Việt Nam; kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết. - Định kỳ 6 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. - Hằng năm, nhận thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động (Mẫu C13-TS) do cơ quan BHXH cung cấp để niêm yết công khai tại đơn vị. Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng Bước 1: Kê khai, lập hồ sơ điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN; tăng, giảm lao động, mức đóng, số tiền phải đóng; truy thu, hoàn trả; thay đổi, điều chỉnh thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị, người lao động; nộp hồ sơ kịp thời cho cơ quan BHXH để xác định số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN; cấp, ghi, xác nhận, chốt sổ BHXH, thẻ BHYT đối với đơn vị, người tham gia và đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, đúng thời hạn. Bước 2: Phối hợp với cơ quan BHXH xác nhận, chốt sổ BHXH cho người lao động khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. - Hằng tháng, nhận thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C12-TS) qua dịch vụ bưu chính hoặc tra cứu tại Cổng thông tin của BHXH Việt Nam; kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết. - Định kỳ 6 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. - Hằng năm, nhận thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động (Mẫu C13-TS) do cơ quan BHXH cung cấp để niêm yết công khai tại đơn vị. - Cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH. - Điều chỉnh làm nghề hay công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995 Bước 1: Kê khai, nộp hồ sơ. - Người đang làm việc: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc. - Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Bước 2: Nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN: - Hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng theo phương thức đóng của đơn vị, đơn vị trích từ tiền lương của người lao động theo mức quy định để chuyển đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. - Người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm, nếu còn thiếu tối đa không quá 6 tháng (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH) mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng theo quy định tại Điểm c Mục 5 Phần D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH thì thân nhân người lao động lập Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), kèm theo sổ BHXH của người lao động, để đóng tiền tại BHXH huyện nơi cư trú cho số tháng còn thiếu để được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (thực hiện hết 2015). Bước 3: Nhận kết quả - Người lao động nhận sổ BHXH, thẻ BHYT do cơ quan BHXH cấp khi đóng BHXH, BHYT, BHTN đúng quy định. - Hằng năm, nhận thông tin xác nhận về việc đóng BHXH do cơ quan BHXH cung cấp thông qua Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam hoặc thông qua đơn vị nơi làm việc. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH Trường hợp người lao động nộp hồ sơ thông qua đơn vị: đơn vị nhận hồ sơ và nộp kịp thời cho cơ quan BHXH. Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH, thẻ BHYT cho người lao động. Xác nhận Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với các trường hợp điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh đã ghi trên sổ BHXH của người lao động. - Hằng tháng, nhận thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C12-TS) qua dịch vụ bưu chính hoặc tra cứu tại Cổng thông tin của BHXH Việt Nam; kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết. - Định kỳ 6 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. - Hằng năm, nhận thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động (Mẫu C13-TS) do cơ quan BHXH cung cấp để niêm yết công khai tại đơn vị. - Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH. - Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch Cấp lại, đổi thẻ BHYT Người lao động có thời hạn ở nước ngoài tự đăng ký đóng BHXH bắt buộc Bước 1: Kê khai, nộp hồ sơ. Sau khi về nước nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Nếu truy nộp thông qua đơn vị thì nộp cho đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bước 2: Nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN Đóng thông qua đơn vị: đơn vị thu tiền đóng BHXH của người lao động để nộp cho cơ quan BHXH theo phương thức đóng đã đăng ký. Trường hợp truy đóng sau khi về nước thì người lao động nộp tiền cho cơ quan BHXH hoặc đơn vị nơi nhận hồ sơ truy đóng. Bước 3: Nhận kết quả - Người lao động nhận sổ BHXH, thẻ BHYT do cơ quan BHXH cấp khi đóng BHXH, BHYT, BHTN đúng quy định. - Hằng năm, nhận thông tin xác nhận về việc đóng BHXH do cơ quan BHXH cung cấp thông qua Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam hoặc thông qua đơn vị nơi làm việc. IV. Các biểu mẫu thực hiện đăng ký BHXH, BHYT, BHTN - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT: Mẫu TK1-TS - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT: Mẫu TK3-TS - Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN: Mẫu D02-TS. - Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Mục II Phụ lục 03. - Hồ sơ kèm theo: Phụ lục 01. - Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT: Mục II, III Phụ lục 03 đối với trường hợp thay đổi thông tin. Tải các biểu mẫu này tại file đính kèm. * Lưu ý: trước đây, mình từng có bài viết Thủ tục đăng ký BHXH, BHYT, BHTN mới nhất 2015, tuy nhiên, đến thời điểm 01/12/2015, hướng dẫn thủ tục đó không còn được áp dụng nữa mà thay thế bằng hướng dẫn thủ tục đã đề cập ở trên.
BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM Y TẾ - BẠN ĐÃ BIẾT GÌ?
Ai phải tham gia BHXH? Mức đóng BHYT ra sao? Bài viết này sẽ tóm gọn những điều bạn cần biết về 2 loại bảo hiểm trên Xem chi tiết mức hưởng tại đây
Điểm tin văn bản nổi bật tuần qua (30/03 – 04/04)
Tuần qua, nhiều văn bản mới được ban hành, nổi bật các văn bản liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH – CĐ 2015, biểu thuế xuất nhập khẩu, các thủ tục hải quan…Cụ thể như sau: Thông tin Căn cứ Nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Nhật được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt Từ 01/04/2015, nhằm thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2015 – 2019, sẽ áp dụng biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ Nhật đối với nhiều mặt hàng. Nghị định 24/2015/NĐ-CP, 25/2015/NĐ-CP Trong thời gian tới, sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh Nhằm giảm quá tải bệnh viện, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, trong thời gian tới, Bộ Y tế phối hợp với UBND cấp tỉnh sẽ: - Phát triển hệ thống y tế tư nhân. - Tháo gỡ triệt để các rào cản hạn chế sự phát triển của các bệnh viện, phòng khám tư nhân. - Cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh: ứng dụng CNTT trong các khâu khám bệnh, quản lý bệnh viện. - Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho tuyến dưới . - Đẩy mạnh triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện (không phân biệt bệnh viện công, tư)… Thông báo 99/TB-CP năm 2015 Một số lưu ý về đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015 - Nội dung thi: chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi gồm các câu hỏi cơ bản, nâng cao (tương tự đề thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH CĐ 2014) với tỷ lệ 60% cơ bản và 40% nâng cao. Ngoài ra, đề thi theo hướng đánh giá năng lực học sinh, tăng cường câu hỏi vận dụng kiến thức, giảm lượng câu hỏi mang tính thuộc lòng hay trả lời máy móc. Đối với các môn khoa học xã hội sẽ ra đề theo hướng mở. - Hình thức: Môn Văn: có 02 phần là đọc hiểu và làm văn, trong đó 30% đọc hiểu và 70% làm văn. Môn Anh: có 02 phần là viết và trắc nghiệm, trong đó 20% viết và 80% trắc nghiệm. Công văn 374/KTKĐCLGD-KT Bãi bỏ hàng loạt các Thông tư về Thuế và Hải quan Đồng thời, quy định các thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Bên cạnh đó, để hướng dẫn cụ thể các thủ tục hải quan này xem chi tiết tại Công văn 2733/TCHQ-GSQL. Thông tư 38/2015/TT-BTC Lệ phí tuyển sinh ĐH CĐ 2015 Đối với thí sinh thi THPT quốc gia và dùng kết quả xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ và trung cấp : - Lệ phí dự thi: 35.000 đồng/môn thi. - Lệ phí dự tuyển: 30.000 đồng/hồ sơ. Riêng đối với các trường khối quốc phòng, an ninh, ngoài các lệ phí trên còn phải nộp 50.000 đồng/hồ sơ phí đăng ký sơ tuyển. Đối với thí sinh thuộc diện xét tuyển hay tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ, trung cấp: 30.000 đồng/hồ sơ. Thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các ngành năng khiếu hoặc vào các trường tuyển sinh riêng: - Xét tuyển: 30.000 đồng/hồ sơ. - Thi tuyển: 35.000 đồng/môn thi với môn văn hóa chuyên ngành và 300.000 đồng/hồ sơ bao gồm tất cả các môn năng khiếu. Thông tư liên tịch 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT Thủ tục hải quan đối với xe gắn máy qua lại biên giới Từ 01/04/2015, thủ tục hải quan đối với xe gắn máy của tổ chức, cá nhân Việt Nam qua lại biên giới để giao hàng, nhận hàng hoặc do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày được thực hiện như sau: - Người khai hải quan phải xuất trình tờ khai hàng hóa xuất/nhập khẩu trong trường hợp vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, giấy tờ tùy thân (giấy phép lái xe hoặc CMND hoặc hộ chiếu hoặc giấy thông hành, ngày cấp của giấy tờ này), giấy tờ phương tiện. - Chi cục hải quan cửa khẩu phải ghi sổ hoặc nhập máy tính các thông tin của xe gắn máy, giấy tờ tùy thân, ngày giờ ra, vào cửa khẩu và giám sát theo quy định. Thông tư 42/2015/TT-BTC Tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT Trong thời gian qua, số người tham gia BHXH, BHYT còn thấp, tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều, Quỹ BHXH mất cân đối, thủ tục tham gia và hưởng BHXH còn rườm rà…nhằm khắc phục tình trạng trên, yêu cầu UBND cấp tỉnh: - Hỗ trợ 30% mức đóng BHYT còn lại cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo, vận động để học sinh, sinh viên, hộ gia đình có mức sống trung bình mua BHYT. - Các tỉnh có tỷ lệ bao phủ BHXH thấp (dưới 20%), BHYT thấp (dưới 60%) cần tập trung xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện để nâng cao số người tham gia. - Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT tại địa phương, bảo đảm sự hài lòng của người bệnh…. Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2015 Điều kiện áp dụng phương pháp mới trong khám, chữa bệnh Cơ sở khám, chữa bệnh phải có giấy phép hoạt động theo quy định pháp luật về khám, chữa bệnh. Về nhân lực: - Có đủ bác sỹ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và nhân viên khác để thực hiện kỹ thuật và phương pháp mới theo quy trình kỹ thuật đã được phê duyệt. - Người thực hiện kỹ thuật, phương pháp mới phải: + Có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh mà phạm vi chuyên môn hành nghề phù hợp với kỹ thuật, phương pháp mới. + Có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật, phương pháp mới do cơ sở có chức năng đào tạo cấp hoặc giấy chứng nhận về việc chuyển giao kỹ thuật do cơ sở khám, chữa bệnh trong nước hoặc nước ngoài cấp. + Là người làm việc hợp pháp tại cơ sở khám, chữa bệnh. Ngoài ra, còn phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc và vật tư y tế, quy trình kỹ thuật. Thông tư 07/2015/TT-BYT
Kính gửi Quý luật sư, Bà Ngoại tôi hiện nay là 83 tuổi, theo hội người cao tuổi thì không phải mua BHYT tự nguyện mà được cấp miễn phí. Tuy nhiên Bà tôi đang hưởng trợ cấp của Ông Ngoại tôi [tuất từ trần, ông hoạt động cách mạng nhưng mất năm 1976 sau giải phóng nên không được tính là liệt sĩ] Hiện tại Xã tôi giải quyết trường hợp Bà tôi như sau: Nếu Bà đồng ý không nhận trợ cấp của ông [400k/tháng], thì hội người cao tuổi cấp miễn phí BHYT cho Bà. Nhưng Bà tôi không đồng ý, vẫn tiếp tục nhận trợ cấp của Ông và khi đi mua BHYT tự nguyện thì Xã tôi không bán. Cũng phải 6 tháng gần đây Bà tôi không có BHYT mà vì tuổi cao nên cũng khó khăn mỗi khi khám chữa bệnh [bệnh viện khăng khăng là trên 80 tuổi là có BHYT nhà nước cấp nên Bà tôi đi khám gặp khó khăn] Vậy nhờ Quý luật sư tư vấn giúp trường hợp như Bà tôi tiếp tục lãnh trợ cấp của ông, thì BHYT sẽ được cấp miễn phí hay phải mua? Và nếu mua, thì chúng tôi phải làm sao để mua được, vì hiện tại UBND xã không chịu bán? Cám ơn tư vấn của Quý luật sư. Trân trọng,