Công dân được ưu tiên tuyển chọn vào Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự khi nào?
Từ ngày 01/07/2024 theo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở năm 2023 quy định công dân được ưu tiên tuyển chọn vào Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự khi nào? Tổ bảo vệ an ninh, trật tự là gì? Công dân được ưu tiên khi tuyển chọn vào Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự khi nào? Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 định nghĩa tổ bảo vệ an ninh, trật tự là hình thức tổ chức của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí ở thôn, tổ dân phố. Đồng thời căn cứ tại Điều 15 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định về tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự như sau: - Căn cứ yêu cầu về bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023. - Việc tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật. - Ưu tiên tuyển chọn công dân đã có thời gian phục vụ trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an xã bán chuyên trách đã kết thúc nhiệm vụ, công dân am hiểu về phong tục, tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư hoặc đã từng tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. - Bộ trưởng Bộ Công an quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. => Theo đó công dân được ưu tiên tuyển chọn vào Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự khi đã có thời gian phục vụ trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an xã bán chuyên trách đã kết thúc nhiệm vụ, công dân am hiểu về phong tục, tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư hoặc đã từng tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Hồ sơ tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự gồm những gì? Có phải xây dựng kế hoạch, thông báo công khai kế hoạch tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự không? Căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư 14/2024/TT-BCA quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự như sau: - Hồ sơ tuyển chọn gồm: Đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BCA); chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về việc có đủ sức khoẻ; bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên hoặc đã học xong chương trình giáo dục tiểu học theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023. - Xây dựng kế hoạch, thông báo công khai kế hoạch tuyển chọn: + Căn cứ yêu cầu thực tiễn, Công an cấp xã xây dựng kế hoạch tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt kế hoạch; Nội dung kế hoạch gồm: Mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện, thành phần hồ sơ, số lượng Tổ viên cần tuyển chọn, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ; dự kiến thời gian tổ chức họp xét tuyển; các nội dung khác có liên quan. + Ngay sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành kế hoạch tuyển chọn, Công an cấp xã niêm yết công khai kế hoạch tuyển chọn tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố. => Theo đó hồ sơ tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự bao gồm: - Đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BCA); - Bản khai sơ yếu lý lịch; - Chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về việc có đủ sức khoẻ; - Bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên hoặc đã học xong chương trình giáo dục tiểu học theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023. Đồng thời căn cứ yêu cầu thực tiễn, Công an cấp xã xây dựng kế hoạch tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt kế hoạch với nội dung bao gồm: Mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện, thành phần hồ sơ, số lượng Tổ viên cần tuyển chọn, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ; dự kiến thời gian tổ chức họp xét tuyển; các nội dung khác có liên quan. Ngay sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành kế hoạch tuyển chọn, Công an cấp xã niêm yết công khai kế hoạch tuyển chọn tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố.
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí như thế nào?
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí như thế nào? Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí như thế nào? Căn cứ theo Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định về việc bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở như sau: - Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023. - Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Địa bàn phụ trách của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự là một hoặc một số thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc tại huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã. - Căn cứ tình hình, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô dân số, diện tích tự nhiên của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố thuộc phạm vi quản lý đến từng đơn vị hành chính cấp xã. - Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo đề nghị của Công an cấp xã quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và từng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Như vậy, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là gì? Căn cứ theo Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định thì công dân Việt Nam có nguyện vọng và có các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: (1) Từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi; trường hợp trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công an cấp xã; (2) Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính. Trường hợp đã chấp hành xong bản án của Tòa án thì phải được xóa án tích; đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì phải hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật; (3) Có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên. Đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học; (4) Đang thường trú hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi công dân nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 thì phải đang thường trú hoặc tạm trú tại nơi nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; (5) Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật. Tóm lại: Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Theo đó, công dân muốn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên.
Thủ tục tuyển chọn tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự mới nhất năm 2024
Thủ tục tuyển chọn tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự được quy định tại Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 4768/QĐ-BCA năm 2024 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an. 1. Thủ tục tuyển chọn tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự Thủ tục tuyển chọn tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự được quy định tại tiểu mục 1 Mục I Phần II Thủ tục hành chính mới liên quan đến lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thuộc phạm vi, chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Công an ban hành kèm theo Quyết định 4768/QĐ-BCA năm 2024 như sau: - Bước 1: Công dân nghiên cứu Kế hoạch tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành được niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố; chuẩn bị hồ sơ theo quy định. - Bước 2: Nộp hồ sơ về Công an cấp xã theo thời gian, địa điểm đã thông báo. - Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ, thông báo công khai danh sách công dân dự tuyển: + Công an cấp xã tổ chức tiếp nhận hồ sơ dự tuyển. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay khi tiếp nhận và hướng dẫn để hoàn thiện hồ sơ theo quy định; + Kết thúc thời hạn nhận hồ sơ, Công an cấp xã lập danh sách công dân dự tuyển, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt và niêm yết công khai danh sách công dân dự tuyển tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố trong thời hạn 15 ngày làm việc trước ngày tổ chức họp xét tuyển. - Bước 4: Thành lập Hội đồng xét tuyển: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Hội đồng xét tuyển. Thành phần Hội đồng xét tuyển gồm Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng Công an cấp xã hoặc Phó trưởng Công an cấp xã, các thành viên là đại diện: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã, Hội Nông dân Việt Nam cấp xã, công chức cấp xã và đại diện thôn, tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thành viên Hội đồng xét tuyển). Số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định. - Bước 5: Tổ chức họp xét tuyển: + Thời gian tổ chức họp xét tuyển được thực hiện sau khi kết thúc thời hạn niêm yết công khai danh sách công dân dự tuyển và do Chủ tịch Hội đồng xét tuyển quyết định về thời gian; Hội đồng xét tuyển tổ chức họp khi có quá nửa tổng số thành viên Hội đồng xét tuyển tham dự và phải có mặt dự họp của Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền để điều hành cuộc họp. + Nội dung xét tuyển căn cứ trên cơ sở tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và hồ sơ tuyển chọn theo quy định tại Thông tư này. - Bước 6: Trình tự thực hiện tại cuộc họp: + Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền điều hành cuộc họp tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp và thông báo: Danh sách, lý lịch của công dân dự tuyển; tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định; danh sách thành viên Hội đồng xét tuyển; hình thức xét tuyển; thư ký cuộc họp và các nội dung khác có liên quan; + Trường hợp xét tuyển bằng hình thức giơ tay biểu quyết công khai, thư ký cuộc họp đếm số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp biểu quyết và lập Biên bản kết quả xét tuyển có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền điều hành cuộc họp, thư ký cuộc họp và thông báo công khai tại cuộc họp. Trường hợp xét tuyển bằng hình thức bỏ phiếu kín thì mẫu phiếu có đóng dấu treo của Ủy ban nhân dân cấp xã. Hội đồng xét tuyển giới thiệu Tổ kiểm phiếu gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Ủy viên, Thư ký Tổ kiểm phiếu. Tổ kiểm phiếu kiểm phiếu ngay sau khi kết thúc bỏ phiếu và lập Biên bản kết quả xét tuyển có xác nhận của Tổ trưởng, Thư ký Tổ kiểm phiếu và thông báo công khai tại cuộc họp. - Bước 7: Kết quả xét tuyển và niêm yết công khai kết quả xét tuyển: + Công dân được xét tuyển để đề nghị công nhận là Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín nhất trí; Trường hợp công dân tham gia xét tuyển được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp nhất trí nhưng nhiều hơn số lượng Tổ viên cần tuyển chọn thì căn cứ số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp nhất trí đề nghị công nhận Tổ viên để lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng Tổ viên cần tuyển chọn. Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín ngang nhau thì Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền điều hành cuộc họp quyết định. + Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập Biên bản kết quả xét tuyển, Công an cấp xã niêm yết công khai Biên bản kết quả xét tuyển tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố và thông báo kết quả xét tuyển đến địa chỉ của công dân dự tuyển, thông báo thời gian đến nhận nhiệm vụ trong trường hợp được tuyển chọn. 2. Hồ sơ đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự Hồ sơ đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự được quy định tại tiểu mục 3 Mục I Phần II Thủ tục hành chính mới liên quan đến lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thuộc phạm vi, chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Công an ban hành kèm theo Quyết định 4768/QĐ-BCA năm 2024 như sau: (1) Thành phần hồ sơ: - Đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở TẢi VỀ - Bản khai sơ yếu lý lịch; - Chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về việc có đủ sức khoẻ; - Bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên hoặc đã học xong chương trình giáo dục tiểu học theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. (2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Tóm lại, thủ tục tuyển chọn tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự bao gồm 7 bước, cá nhân có nguyện vọng tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nộp hồ sơ trực tiếp cho Công an cấp xã (thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ theo thông báo tại kế hoạch tuyển chọn).
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị công cụ hỗ trợ như thế nào?
Từ 1/7/2024, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 có hiệu lực thi hành quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác, xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Vậy, theo quy định lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị công cụ hỗ trợ như thế nào? Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị công cụ hỗ trợ như thế nào? Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở năm 2023 có quy định lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Theo đó, Điều 8 Thông tư 14/2024/TT-BCA có hướng dẫn cụ thể như sau: - Bộ Công an trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; cụ thể như sau: STT TÊN CÔNG CỤ ĐƠN VỊ TÍNH TRANG BỊ CHO 01 TỔ BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ NIÊN HẠN SỬ DỤNG 1. Dùi cui cao su Chiếc 80% quân số Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất 2. Dùi cui kim loại Chiếc 50% quân số 3. Áo giáp chống đâm Cái 30% quân số 4. Găng tay bắt dao Đôi 30% quân số - Hằng năm, Công an cấp xã tổng hợp nhu cầu số lượng, loại công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gửi Công an cấp huyện tổng hợp, gửi Công an cấp tỉnh lập dự trù kinh phí và gửi Cục Kế hoạch và tài chính thẩm định, tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an xem xét, quyết định. - Căn cứ số lượng, loại công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định tại Thông tư này, Công an cấp xã tổ chức quản lý công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, quy định của pháp luật có liên quan và xem xét, quyết định loại, số lượng công cụ hỗ trợ trang bị cho từng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, loại công cụ hỗ trợ sử dụng chung của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự khi thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ được trang bị công cụ hỗ trợ theo ngân sách trung ương cụ thể theo quy định nêu trên. Bảo đảm kinh phí hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 19 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở năm 2023 có quy định về bảo đảm kinh phí hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: - Kinh phí bảo đảm hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do ngân sách nhà nước bảo đảm và các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. - Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Hằng năm, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Theo đó, kinh phí hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được đảm bảo theo ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được cử đi bồi dưỡng thì được hưởng chế độ gì? Căn cứ khoản 2 Điều 23 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở năm 2023 có quy định người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng hỗ trợ, bồi dưỡng khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ. Mức hỗ trợ, bồi dưỡng được quy định như sau: - Khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện được hưởng bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ nghĩa vụ Công an nhân dân; - Khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động được hưởng mức tiền bồi dưỡng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; - Khi làm nhiệm vụ tại những nơi thuộc khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoặc tại đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm về quốc phòng được hưởng mức tiền bồi dưỡng ngày công lao động tăng thêm do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; - Khi được điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ ngoài địa bàn phụ trách thì được cơ quan điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phương tiện đi lại, hỗ trợ ăn, nghỉ trong thời gian làm nhiệm vụ. Như vậy, người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được cử đi bồi dưỡng thì được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định nêu trên.
Bảo vệ dân phố là như thế nào? Bảo vệ dân phố hiện nay có nhiệm vụ gì?
Với tình hình xã hội ngày càng phức tạp thì lực lượng bảo vệ dân phố là một trong những lực lượng quan trọng nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Vậy thì bảo vệ dân phố là như thế nào? Có quy định trong pháp luật hay không? Bên cạnh đó thì bảo vệ dân phố hiện nay có nhiệm vụ gì? Bảo vệ dân phố là như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2006/NĐ-CP về vị trí, chức năng của Bảo vệ dân phố như sau: - Bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được thành lập ở các phường, thị trấn nơi bố trí lực lượng Công an chính quy, do Ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập. Như vậy, bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Do Ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập. Bảo vệ dân phố hiện nay có nhiệm vụ gì? Tại Điều 5 Nghị định 38/2006/NĐ-CP thì Bảo vệ dân phố hiện nay sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây: -Nắm tình hình an ninh, trật tự, phát hiện các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, các vụ vi phạm hành chính, vi phạm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường; phản ánh cho cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân phường, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn; tham gia hoà giải, giải quyết kịp thời không để những hậu quả xấu xảy ra. - Phổ biến, tuyên truyền nâng cao cảnh giác, ý thức phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự nhằm vận động nhân dân trong phường tự giác chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy tắc, quy ước, nội quy về bảo vệ an ninh, trật tự; tham gia xây dựng phường, cụm dân cư, hộ gia đình an toàn về an ninh, trật tự, không có tội phạm, tệ nạn xã hội. - Đôn đốc, nhắc nhở nhân dân trong phường chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; sử dụng, quản lý chứng minh nhân dân và giấy tờ tùy thân khác; quy định về đăng ký hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tham gia giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, an toàn phòng cháy, chữa cháy. - Vận động nhân dân tham gia cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ và quản lý những người đã chấp hành xong hình phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trung tâm cai nghiện, người chưa thành niên phạm tội, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng đang trong diện quản lý, giáo dục tại phường. Vận động thuyết phục người thân của các đối tượng đang bị truy nã, trốn thi hành án, đối tượng phạm tội đang lẩn trốn để tác động họ ra đầu thú. - Khi có vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự xảy ra trong địa bàn, phải kịp thời có mặt và tìm mọi cách báo ngay cho Công an phường; bảo vệ hiện trường, tham gia sơ cứu người bị nạn, giải cứu con tin, bắt, giữ người phạm tội quả tang, tham gia chữa cháy, cứu tài sản và thực hiện các công việc khác theo sự phân công, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân và Công an phường. - Phối hợp với lực lượng dân phòng và bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để bảo vệ an ninh, trật tự theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và Công an phường. Tổ chức tuần tra kiểm soát và tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Như vậy bảo vệ dân phố sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên. Bảo vệ dân phố hoạt động theo nguyên tắc nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2006/NĐ-CP thì nguyên tắc hoạt động của Bảo vệ dân phố như sau: - Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ phường, sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường, sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân phường và sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác của Công an phường. - Mọi hoạt động của Bảo vệ dân phố được thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa của Bảo vệ dân phố để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Như vậy, bảo vệ dân phố hoạt động theo nguyên tắc chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ phường, sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường, sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân phường và sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác của Công an phường.
Thủ tục hỗ trợ lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm 2024
Nghị định 40/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2024. Trong đó nêu rõ trình tự, thủ tục hỗ trợ đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội mà bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ. Thủ tục hỗ trợ lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở chưa tham gia BHYT 2024 Theo Điều 5 Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện, mức hỗ trợ, trình tự, thủ tục và trách nhiệm bảo đảm kinh phí để chi trả chế độ, chính sách cho người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ như sau: 1) Về điều kiện và mức hỗ trợ - Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định. - Mức hỗ trợ trong trường hợp này: Được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày trong thời gian điều trị nội trú đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. 2) Về hồ sơ Hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người được hỗ trợ chế độ bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương hoặc người đại diện hợp pháp. Mẫu số 01 Phụ lục III: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/04/24/mau-so-1-phu-luc-III.docx - Bản sao hóa đơn thu tiền, giấy ra viện. Khi các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin có trong thành phần hồ sơ quy định tại khoản này thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục phải khai thác trực tuyến để giải quyết mà không được yêu cầu người đề nghị cung cấp hồ sơ giấy. 3) Về thủ tục Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Người đề nghị được hỗ trợ chế độ bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương hoặc người đại diện hợp pháp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định Bước 2: Nộp hồ sơ Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, người đề nghị nộp Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện một trong các hình thức sau: - Nộp trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính; thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân; - Nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh; Bước 3: Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ phải có trách nhiệm hướng dẫn ngay để hoàn thiện. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã tiếp nhận chuyển hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để thẩm định; Bước 4: Thẩm định hồ sơ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì cơ quan thẩm định phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do; Bước 5: Báo cáo hồ sơ và ra quyết định chi trả kinh phí - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện báo cáo hồ sơ đủ điều kiện giải quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chi trả kinh phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh cho người bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương; - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chi trả kinh phí, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương; Nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã do Công an huyện thực hiện chi trả; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận tại cơ quan chi trả. - Kinh phí để thực hiện chi trả chế độ, chính sách quy định tại Điều này do ngân sách địa phương bảo đảm. Thủ tục hỗ trợ lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở chưa tham gia BHXH 2024 Theo Điều 6 Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện, mức hưởng, trình tự, thủ tục và trách nhiệm bảo đảm kinh phí để chi trả chế độ, chính sách cho người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn, chết khi thực hiện nhiệm vụ như sau: 1) Về điều kiện và mức hỗ trợ - Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội: + Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ; + Trong khoảng thời gian và tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi thực hiện nhiệm vụ. Mà bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. - Mức hỗ trợ trong trường hợp này: + Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày, kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; + Trường hợp tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. 2) Về hồ sơ - Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tai nạn gồm: + Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn (Mẫu số 02 Phụ lục III: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/04/24/mau-so-2-phu-luc-III.docx) kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị cấp; + Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên; trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản của cơ quan Công an; - Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí gồm: + Đơn đề nghị trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí (Mẫu số 02 Phụ lục III: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/04/24/mau-so-2-phu-luc-III.docx) kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú, bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử; + Trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến chết thì có thêm biên bản của cơ quan Công an. Khi các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin có trong thành phần hồ sơ quy định tại khoản này thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục phải khai thác trực tuyến để giải quyết mà không được yêu cầu người đề nghị cung cấp hồ sơ giấy. 3) Về thủ tục Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Người đề nghị được hưởng chế độ hoặc người đại diện hợp pháp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định. Bước 2: Nộp hồ sơ Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, người đề nghị nộp Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện một trong các hình thức sau: - Nộp trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính; thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân; - Nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh; Bước 3: Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ phải có trách nhiệm hướng dẫn ngay để hoàn thiện. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã tiếp nhận chuyển hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để thẩm định; Bước 4: Thẩm định hồ sơ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì cơ quan thẩm định phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do; Bước 5: Báo cáo hồ sơ và ra quyết định chi trả kinh phí - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện báo cáo hồ sơ đủ điều kiện giải quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chi trả trợ cấp cho người bị tai nạn, thân nhân người đã chết; - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chi trả trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho người bị tai nạn, thân nhân người đã chết; nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã do Công an huyện thực hiện chi trả; Việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận tại cơ quan chi trả. - Kinh phí để thực hiện chi trả chế độ, chính sách quy định tại Điều này do ngân sách địa phương bảo đảm. Như vậy: Đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ sẽ được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định. Đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn, chết khi thực hiện nhiệm vụ thì sẽ được hỗ trợ chi phí hoặc thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí theo quy định. Xem thêm: Nghị định 40/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2024.
Đề xuất người tham gia tổ bảo vệ ANTT cơ sở hy sinh được công nhận là liệt sĩ
Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tải hiện đang được Quốc hội cho ý kiến với nhiều nội dung quan trọng trong thời gian tới. Dự thảo Luật gồm 5 chương, 34 điều, dự kiến được xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 này. Trong đó, nhiệm vụ và chế độ của người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được đề xuất như sau: Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT hỗ trợ nắm tình hình an ninh, trật tự Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hỗ trợ Công an cấp xã nắm tình hình vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình trên địa bàn phụ trách thông qua nguồn tin của Nhân dân, phương tiện thông tin đại chúng theo hướng dẫn của Công an cấp xã. Trường hợp phát hiện, tiếp nhận thông tin vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình trên địa bàn phụ trách phải báo ngay và kịp thời có mặt tại nơi xảy ra vụ việc để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, hướng dẫn của Công an cấp xã. Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT hỗ trợ quản lý hành chính về trật tự xã hội - Hỗ trợ cùng Công an cấp xã nắm thông tin nhân khẩu, kiểm tra nhân khẩu, tạm trú, tạm vắng, giấy tờ tuỳ thân của người đến làm ăn, sinh sống trên địa bàn phụ trách. - Hỗ trợ cùng Công an cấp xã tuyên truyền, vận động cơ quan, tổ chức và Nhân dân trên địa bàn phụ trách chủ động thực hiện khai báo, giao, nộp pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định; phát hiện, ngăn chặn các trường hợp vi phạm quy định về quản lý, sử dụng pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. - Theo hướng dẫn, phân công của Công an cấp xã nắm tình hình hoạt động của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn phụ trách. Trường hợp trực tiếp phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn phụ trách phải kịp thời báo ngay Công an cấp xã trực tiếp quản lý. Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT hỗ trợ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Hỗ trợ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tuần tra bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự khi được điều động: - Hỗ trợ Công an cấp xã hướng dẫn, phân luồng, giải quyết ùn tắc giao thông khi được huy động; hỗ trợ tuần tra, phòng ngừa, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trên địa bàn phụ trách. - Khi thực hiện nhiệm vụ tại khoản 1 Điều này mà phát hiện vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở hỗ trợ Công an cấp xã bảo vệ hiện trường, bảo vệ an ninh, trật tự. Trường hợp xảy ra tình huống phức tạp về an ninh, trật tự ngoài địa bàn phụ trách, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có thể được cấp có thẩm quyền điều động để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Việc sử dụng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong trường hợp điều động được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. - Trường hợp xảy ra tình huống phức tạp về an ninh, trật tự ngoài địa bàn phụ trách, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có thể được cấp có thẩm quyền điều động để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Việc sử dụng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong trường hợp điều động được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Tiêu chuẩn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và có các tiêu chuẩn sau đây được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: - Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự tại cộng đồng, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính. Trường hợp đã chấp hành xong bản án, quyết định của Tòa án thì phải được xóa án tích; đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì phải hết thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật. - Có bằng tốt nghiệp hoặc có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục trung học phổ thông trở lên. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình trung học cơ sở trở lên; trường hợp không đủ người thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình tiểu học. - Đã đăng ký thường trú hoặc có thời hạn tạm trú từ 01 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi công dân nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. - Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật. Ưu tiên tuyển chọn công dân đã có thời gian phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, công dân am hiểu về phong tục, tập quán, pháp luật, có uy tín trong cộng đồng dân cư tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở hy sinh được xét công nhận liệt sỹ Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở khi thực hiện nhiệm vụ mà bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương, hy sinh thì được giải quyết như sau: - Trường hợp không tham gia bảo hiểm y tế, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh; - Trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí; - Trường hợp bị thương thì được xét hưởng chính sách như thương binh, nếu hy sinh thì được xét công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật. tải Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Thủ tướng ra Công điện đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ Giỗ Tổ, lễ 30/4 và 1/5
Ngày 20/4/2023 Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 281/CĐ-TTg năm 2023 về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2023. Theo đó, để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: (1) Tăng cường tuần tra, xử lý các vi phạm giao thông trong dịp lễ Giỗ Tổ, lễ 30/4 và 1/5 Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, như người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn, ma túy, chở quá tải trọng, quá số người quy định. Bên cạnh đó, phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường… Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép và cương quyết xử lý, trấn áp những đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ. Có phương án điều tiết, phân luồng hợp lý, hướng dẫn lưu thông an toàn, thông suốt, nhất là trên các tuyến đường, các khu vực được dự báo sẽ có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4-01/5 và nghỉ hè 2023. (2) Tổ chức các điểm dừng nghỉ tạm thời trên cao tốc Xây dựng phương án tổ chức vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, bảo đảm an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông và thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch Covid-19. Chỉnh trang, bảo đảm điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến giao thông chính, các đầu mối giao thông quan trọng tại các đô thị lớn và địa bàn thu hút đông khách du lịch. Khẩn trương xử lý các điểm đen tai nạn giao thông mới phát sinh; rà soát, bổ sung hệ thống báo hiệu, biển chỉ dẫn bảo đảm dễ nhận biết, tạo thuận lợi cho người tham gia giao thông. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tổ chức các điểm dừng nghỉ tạm thời dọc các tuyến cao tốc mới đưa vào khai thác. (3) Xây dựng phương án dự báo các điểm có nguy cơ cao xảy ra tai nạn Xây dựng phương án dự báo những khu vực và thời điểm có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông theo kinh nghiệm những năm trước đây để có phương án bố trí lực lượng (đặc biệt là các trung tâm cấp cứu 115 trên toàn quốc), phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh và máu. Qua đó để bảo đảm khả năng cao nhất trong việc cứu chữa nạn nhân tai nạn giao thông, giảm thiểu thiệt hại về người trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông. (4) Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đúng quy định pháp luật tại địa phương UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các sở, ngành, lực lượng chức năng tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân, du khách chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông gắn với phòng, chống dịch Covid-19. Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông; tổ chức hoạt động vận tải và bảo đảm kết cấu hạ tầng giao thông, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông. Công bố số điện thoại đường dây nóng về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm tiếp nhận, kịp thời xử lý các phản ánh của người dân về tình hình trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ trên địa bàn. Xem thêm Công điện 281/CĐ-TTg năm 2023 ngày 20/4/2023.
Trường hợp nào hoạt động tôn giáo được coi là xâm hại tới an ninh, trật tự, ATXH?
Người dân thắc mắc rằng nhiều năm trở lại đây, một số lễ hội văn hoá, tôn giáo đã bị lợi dụng, “biến tướng” thành những hoạt động mê tín, dị đoan, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự. những hành vi cụ thể nào được coi là xâm hại tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội? Pháp luật đã có quy định cụ thể chế tài xử lý đối với các hành vi này chưa? Theo đó, Bộ Công an có câu trả lời như sau: An ninh là trạng thái bình yên của xã hội, của Nhà nước, sự ổn định vững chắc của chế độ chính trị, xã hội, còn trật tự, an toàn xã hội được quan niệm như một trạng thái xã hội ổn định, bền vững có trật tự, kỷ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở của các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Trên thực tế, trong các lễ hội văn hóa đã xảy ra một số hành vi cụ thể xâm hại tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội như: tham gia, tổ chức đánh bạc; xem bói; phát tán tài liệu, vật phẩm liên quan tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật, chống Đảng, Nhà nước; tụ tập, gây rối trật tự công cộng… - Tại Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, có một số điều, khoản liên quan đến vấn đề an ninh, trật tự, an toàn xã hội lễ hội như sau: + Khoản 2 Điều 6: Người tham gia lễ hội có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự, an ninh; không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác... + Khoản 2 Điều 7: Ban tổ chức lễ hội có trách nhiệm thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội; xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội... theo quy định pháp luật. + Khoản 1 Điều 8: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo được quyền tạm ngừng tổ chức lễ hội trong trường hợp tổ chức lễ hội gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội. + Điều 21: Đối với hành vi vi phạm quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính (đối với tổ chức); xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (đối với cá nhân); nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định pháp luật. Do đó, việc xử lý hành vi xâm hại tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong các lễ hội còn căn cứ vào các quy định pháp luật khác tại Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình; Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản; Bộ luật Hình sự (Điều 318: Tội gây rối trật tự công cộng; Điều 320: Tội hành nghề mê tín, dị đoan; Điều 321: Tội đánh bạc)... Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an về nội dung hoạt động tôn giáo như thế nào thì xâm hại tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Nguồn Cổng TTĐT Bộ Công an
Có thể báo chính quyền khi hàng xóm chăn nuôi gây mất vệ sinh hay không?
Việc chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định tại Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 như sau: - Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người; - Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; - Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường. Để xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ thì chủ chăn nuôi nông hộ phải thực hiện các yêu cầu theo quy định tại Điều 60 Luật chăn nuôi 2018 như sau: - Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh; - Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường. Như vậy, các hộ gia đình khi chăn nuôi lợn thì phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên. Trường hợp, hộ gia đình không tuân thủ các yêu cầu về chăn nuôi mà gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư thì bị xử lý theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, cá nhân có hành vi nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm quy định trên còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Như vậy, nhà hàng xóm nuôi gà gây ô nhiễm môi trường là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Do đó, có thể khiếu nại việc này tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn để yêu cầu xử lý.
Mua bán, sử dụng còng số 8 có hợp pháp?
Mua bán, sử dụng còng số 8 - Ảnh minh họa Đa số người dân đều biết các loại vũ khí như súng, roi điện, bình xịt hơi cay là những vật liên quan đến các lực lượng chức năng mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Vậy còng số 8 có phải là vũ khí và có bị cấm, bị xử phạt khi sử dụng hay không? Còng số 8 có phải vũ khí? Tại Điều 3 Luật quản lý, sử dụng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có các định nghĩa: “1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.” Có thể nhận ra đặc tính của vũ khí là có khả năng gây sát thương, nguy hại và phá hủy kết cấu vật chất. “11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm: … d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh; …” Khóa số 8 (tức còng số 8) được xếp vào nhóm các công cụ hỗ trợ cho lực lượng chức năng để kiểm soát, ngăn chặn người vi phạm. Tàng trữ, sử dụng công cụ hỗ trợ cũng bị xử phạt như đối với vũ khí Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt đối với vi phạm về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm, trong đó có 1 số quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: - Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ” (Điểm a Khoản 3) - Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép (Điểm Đ Khoản 3) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: - Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép - Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép *Lưu ý: Những mẫu còng số 8 được đưa vào danh sách công cụ hỗ trợ tại Thông tư 15/2018/TT-BCA (sửa đổi bổ sung tại Thông tư 21/2019/TT-BCA) là những mẫu còng được cơ quan chức năng sử dụng. Từ đó có thể thấy, nếu chưa được cấp phép, việc sản xuất, mua bán, sử dụng các công cụ hỗ trợ trong đó bao gồm còng số 8 cũng sẽ bị xử phạt hành chính. Nghiêm trọng hơn, hành vi này còn có thể phải chịu trách nhiệm về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự theo quy định tại Điều 306 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Vi phạm giao thông, nhưng lại bị Cảnh sát cơ động xử phạt?
Nhiều khi đi trên đường, chúng ta có thể bắt gặp lực lượng Cảnh sát cơ động cùng lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra và xử phạt những người vi phạm giao thông, có khi thì chỉ có mỗi lực lượng Cảnh sát cơ động mà thôi. Vậy tại sao Cảnh sát cơ động lại được xử phạt lỗi vi phạm giao thông? Về nhiệm vụ và quyền hạn của Cảnh sát cơ động được quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013, trong đó có một số nhiệm vụ, quyền hạn về xử lý vi phạm hành chính là “Tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.” Như vậy, lực lượng Cảnh sát cơ động có nhiệm vụ là đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cũng chính vì thế lực lượng này được quyền xử phạt những hành vi vi phạm giao thông mà làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội nhưng bị hạn chế hơn lực lượng Cảnh sát giao thông. Cụ thể, Cảnh sát cơ động được xử phạt những lỗi vi phạm giao thông quy định tại Khoản 3 Điều 74 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trên thực tế, chúng ta bắt gặp lực lượng Cảnh sát cơ động nhiều hơn và ban đêm bỏi vì lúc này là thời điểm cần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội nhất. Và cũng khoảng thời gian này thì có nhiều người vi phạm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong đó có vi phạm về an toàn giao thông.
Công điện 82/CĐ-TTg về đảm bảo an ninh tại các trạm BOT
Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thu hút đầu tư theo hình thức PPP, trong đó có hợp đồng BOT, hệ thống hạ tầng giao thông đã có nhiều thay đổi tích cực, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới, được nhân dân ủng hộ. Việc thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT là chủ trương nhất quán cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới để phát triển hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông vận tải. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả nhiều mặt, quá trình triển khai thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đầu tư BOT đã có một số tồn tại, bất cập cần tập trung khắc phục để bảo đảm các mục tiêu phát triển, hiệu quả kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hình thức đầu tư này. Các bất cập này đang bị các đối tượng xấu lợi dụng kích động, chống phá... làm mất an ninh trật tự và an toàn giao thông, gây ảnh hưởng xấu đến việc thu hút xã hội hóa đầu tư. Đặc biệt, sự việc xảy ra tại Trạm thu giá Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và một số trạm thu giá BOT đang có diễn biến hết sức phức tạp, nhưng chưa có sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương. Một số địa phương chưa thấy tính nghiêm trọng của vấn đề kẻ xấu lợi dụng việc này và chỉ coi là nhiệm vụ của ngành Giao thông vận tải. Tình hình phức tạp tại các trạm thu giá xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, nếu không được cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cấp chính quyền ở các địa phương tập trung phối hợp xử lý thì có thể các đối tượng xấu càng lợi dụng, lấn tới, tiềm ẩn những hành vi gây mất an ninh trật tự, kể cả các tổ chức phản động lợi dụng phá hoại chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thông qua việc phá hoại hình thức đầu tư BOT. Ngày 18 tháng 01 năm 2018 Thủ tướng Chính phủ đã có công điện số 82/CĐ-TTg về đảm bảo an ninh trật tự tại các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức BOT Theo đó để các cấp các , các ngành có sự phối hợp chặt trẽ, tập chung các giải pháp giải quyết các bất cập đang diễn ra tại các dự án BOT giao thông, nhằm sớm lập lại an ninh, trật tự tại các trạm thu giá BOT trên toàn quốc, Thủ tướng chính phủ yêu cầu Cấp ủy, chính quyền địa phương, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các địa phương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Công an các địa phương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt trẽ với nhau, phát huy hết chức năng nhiệm vụ của mình, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. Bộ Giao thông vận tải cung cấp ngay cho Bộ Công an các hồ sơ, tài liệu chuyên ngành có liên quan đến đối tượng kích động, chống phá, quấy rối tại các trạm thu giá (kể cả các đối với các hành vi đưa tin sai sự thật, làm phức tạp tình hình) để có biện pháp xử lý nghiêm đối với các phần tử gây rối làm mất an ninh trật tự, nhất là các đối tượng đứng đầu, lặp đi lặp lại, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Giao Bộ Công an chủ trì, cùng với Bộ Quốc phòng, Công an các địa phương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, xử lý ngay những đối tượng cố tình vi phạm; nhất là những thành phần lái xe có hành vi cản trở giao thông (như quay đầu xe nhiều lần, cố tình dừng xe trước trạm thu giá rồi bỏ đi làm việc khác...), phá hoại trang thiết bị tại trạm thu giá; các tổ chức, cá nhân có hành vi gây rối, chống phá, phản động. Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì khởi tố để điều tra, xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Giám đốc Công an địa phương giải quyết kịp thời an ninh trật tự tại các trạm thu giá, xử lý nghiêm các trường hợp không nghiêm túc thực hiện; đồng thời chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông họp trực tuyến với Cảnh sát giao thông các địa phương quán triệt các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.
Đã chấp nhận cho kinh doanh cá độ bóng đá?
Trong Nghị định 96/2016/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 1/7/2016 quy định về những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, có quy định về ngành kinh doanh dịch vụ đặc cược. Cụ thể tại Điều 35 có quy định cụ thể về ngành này như sau: Tuy nhiên Nghị định lại không nêu rõ đặt cược này là đặt cược gì? Nếu vậy thì chắc là được đặt cược, cá độ bóng đá từ bây giờ rồi nhỉ?
Những quy định "củ chuối" khi xử phạt hành chính
Tiếp tục lạm bàn về những quy định tại Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, xin nêu một vài quy định có lẽ là lạ lẫm để mọi người cùng góp ý cho Dự thảo được hoàn thiện hơn. 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung. Nhiều ý kiến cho rằng quy định này không khả thi vì có một số bãi rác tự phát trong khu dân cư do nhiều người thiếu ý thức gây ra, vậy căn cứ nào để phạt? Rác đó đâu phải nằm trên đất của họ và cũng không phải do họ gây nên. 2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư. Nếu theo quy định như thấ này thì hành vi tiểu tiện , đại tiện trong các khu vực không được xem là đường hoặc lối đi thì sẽ không bị xử phạt như lên các bồn cây, chậu hoa trong công viên. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác đăng ký, nhập hộ khẩu vào sổ hộ khẩu, chỗ ở nhưng thực tế không cư trú tại chỗ ở đó. Thượng tá Cao Văn Đen - Phó trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội Công an TP.HCM, nêu ý kiến: “Luật Cư trú cho phép công dân được cư trú hợp pháp trên đất nước, không bó hẹp cư trú nơi thường trú, nơi có hộ khẩu. Do đó, có người tuy hộ khẩu ở Q.1, TP.HCM nhưng do đi công tác, làm ăn xa hoặc công việc đòi hỏi phải di chuyển thường xuyên nên họ không ở tại địa chỉ cư trú, thỉnh thoảng mới về. Như vậy, lấy mốc nào để định nghĩa là cư trú thực tế hay không? Do đó, quy định này theo tôi là không khả thi”. 4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi cho nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở nhưng không bảo đảm diện tích sàn tối thiểu trên đầu người theo quy định. Thượng tá Cao Văn Đen góp ý: Hiện nay, UBND TP.HCM đã có quy định diện tích sàn khi nhập hộ khẩu, theo đó, phải đảm bảo diện tích sàn 5 m2/nhân khẩu. Khi xét nhập khẩu, cán bộ phải xem giấy chủ quyền nhà của hộ đó để tính toán việc này. Do đó, quy định này không khả thi ở chỗ “đầu vào” không có thì lấy gì để xử phạt? Nếu có xảy ra thì cũng là do cán bộ cho phép nhập khẩu làm sai, lúc đó phải xử phạt cán bộ đó theo nội quy của ngành. 5. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi bỏ lại chứng minh nhân dân sau khi bị kiểm tra, tạm giữ. Không hiểu ý bỏ lại CMND ở đây hiểu là sao, khi người ta đưa CMND cho ai đó kiểm tra rồi lại quên hặoc lên lấy trễ cũng bị phạt hay sao? Có lẽ điều này cần phải làm rõ hơn nữa. 6. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Quy định này thọat nhìn có vẻ đúng nhưng nghĩ lại thì có điều không hợp lý, vì dân ta thường có câu "đèn nhà ai nấy sáng", nhiều lúc thấy gia đình kế bên vợ chồng quýnh nhau, chọi đồ um sùm mà chả ai dám qua can vì sợ bị kêu là nhiều chuyện và thêm nữa là nhiều khi lại bị đánh trúng, không phải là tự rước họa vào thân ah? Tham khảo thanhnien.com.vn
Công dân được ưu tiên tuyển chọn vào Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự khi nào?
Từ ngày 01/07/2024 theo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở năm 2023 quy định công dân được ưu tiên tuyển chọn vào Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự khi nào? Tổ bảo vệ an ninh, trật tự là gì? Công dân được ưu tiên khi tuyển chọn vào Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự khi nào? Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 định nghĩa tổ bảo vệ an ninh, trật tự là hình thức tổ chức của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí ở thôn, tổ dân phố. Đồng thời căn cứ tại Điều 15 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định về tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự như sau: - Căn cứ yêu cầu về bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023. - Việc tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật. - Ưu tiên tuyển chọn công dân đã có thời gian phục vụ trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an xã bán chuyên trách đã kết thúc nhiệm vụ, công dân am hiểu về phong tục, tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư hoặc đã từng tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. - Bộ trưởng Bộ Công an quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. => Theo đó công dân được ưu tiên tuyển chọn vào Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự khi đã có thời gian phục vụ trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an xã bán chuyên trách đã kết thúc nhiệm vụ, công dân am hiểu về phong tục, tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư hoặc đã từng tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Hồ sơ tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự gồm những gì? Có phải xây dựng kế hoạch, thông báo công khai kế hoạch tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự không? Căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư 14/2024/TT-BCA quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự như sau: - Hồ sơ tuyển chọn gồm: Đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BCA); chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về việc có đủ sức khoẻ; bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên hoặc đã học xong chương trình giáo dục tiểu học theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023. - Xây dựng kế hoạch, thông báo công khai kế hoạch tuyển chọn: + Căn cứ yêu cầu thực tiễn, Công an cấp xã xây dựng kế hoạch tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt kế hoạch; Nội dung kế hoạch gồm: Mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện, thành phần hồ sơ, số lượng Tổ viên cần tuyển chọn, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ; dự kiến thời gian tổ chức họp xét tuyển; các nội dung khác có liên quan. + Ngay sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành kế hoạch tuyển chọn, Công an cấp xã niêm yết công khai kế hoạch tuyển chọn tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố. => Theo đó hồ sơ tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự bao gồm: - Đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BCA); - Bản khai sơ yếu lý lịch; - Chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về việc có đủ sức khoẻ; - Bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên hoặc đã học xong chương trình giáo dục tiểu học theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023. Đồng thời căn cứ yêu cầu thực tiễn, Công an cấp xã xây dựng kế hoạch tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt kế hoạch với nội dung bao gồm: Mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện, thành phần hồ sơ, số lượng Tổ viên cần tuyển chọn, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ; dự kiến thời gian tổ chức họp xét tuyển; các nội dung khác có liên quan. Ngay sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành kế hoạch tuyển chọn, Công an cấp xã niêm yết công khai kế hoạch tuyển chọn tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố.
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí như thế nào?
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí như thế nào? Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí như thế nào? Căn cứ theo Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định về việc bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở như sau: - Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023. - Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Địa bàn phụ trách của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự là một hoặc một số thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc tại huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã. - Căn cứ tình hình, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô dân số, diện tích tự nhiên của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố thuộc phạm vi quản lý đến từng đơn vị hành chính cấp xã. - Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo đề nghị của Công an cấp xã quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và từng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Như vậy, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là gì? Căn cứ theo Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định thì công dân Việt Nam có nguyện vọng và có các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: (1) Từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi; trường hợp trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công an cấp xã; (2) Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính. Trường hợp đã chấp hành xong bản án của Tòa án thì phải được xóa án tích; đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì phải hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật; (3) Có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên. Đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học; (4) Đang thường trú hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi công dân nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 thì phải đang thường trú hoặc tạm trú tại nơi nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; (5) Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật. Tóm lại: Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Theo đó, công dân muốn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên.
Thủ tục tuyển chọn tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự mới nhất năm 2024
Thủ tục tuyển chọn tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự được quy định tại Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 4768/QĐ-BCA năm 2024 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an. 1. Thủ tục tuyển chọn tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự Thủ tục tuyển chọn tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự được quy định tại tiểu mục 1 Mục I Phần II Thủ tục hành chính mới liên quan đến lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thuộc phạm vi, chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Công an ban hành kèm theo Quyết định 4768/QĐ-BCA năm 2024 như sau: - Bước 1: Công dân nghiên cứu Kế hoạch tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành được niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố; chuẩn bị hồ sơ theo quy định. - Bước 2: Nộp hồ sơ về Công an cấp xã theo thời gian, địa điểm đã thông báo. - Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ, thông báo công khai danh sách công dân dự tuyển: + Công an cấp xã tổ chức tiếp nhận hồ sơ dự tuyển. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay khi tiếp nhận và hướng dẫn để hoàn thiện hồ sơ theo quy định; + Kết thúc thời hạn nhận hồ sơ, Công an cấp xã lập danh sách công dân dự tuyển, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt và niêm yết công khai danh sách công dân dự tuyển tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố trong thời hạn 15 ngày làm việc trước ngày tổ chức họp xét tuyển. - Bước 4: Thành lập Hội đồng xét tuyển: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Hội đồng xét tuyển. Thành phần Hội đồng xét tuyển gồm Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng Công an cấp xã hoặc Phó trưởng Công an cấp xã, các thành viên là đại diện: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã, Hội Nông dân Việt Nam cấp xã, công chức cấp xã và đại diện thôn, tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thành viên Hội đồng xét tuyển). Số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định. - Bước 5: Tổ chức họp xét tuyển: + Thời gian tổ chức họp xét tuyển được thực hiện sau khi kết thúc thời hạn niêm yết công khai danh sách công dân dự tuyển và do Chủ tịch Hội đồng xét tuyển quyết định về thời gian; Hội đồng xét tuyển tổ chức họp khi có quá nửa tổng số thành viên Hội đồng xét tuyển tham dự và phải có mặt dự họp của Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền để điều hành cuộc họp. + Nội dung xét tuyển căn cứ trên cơ sở tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và hồ sơ tuyển chọn theo quy định tại Thông tư này. - Bước 6: Trình tự thực hiện tại cuộc họp: + Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền điều hành cuộc họp tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp và thông báo: Danh sách, lý lịch của công dân dự tuyển; tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định; danh sách thành viên Hội đồng xét tuyển; hình thức xét tuyển; thư ký cuộc họp và các nội dung khác có liên quan; + Trường hợp xét tuyển bằng hình thức giơ tay biểu quyết công khai, thư ký cuộc họp đếm số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp biểu quyết và lập Biên bản kết quả xét tuyển có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền điều hành cuộc họp, thư ký cuộc họp và thông báo công khai tại cuộc họp. Trường hợp xét tuyển bằng hình thức bỏ phiếu kín thì mẫu phiếu có đóng dấu treo của Ủy ban nhân dân cấp xã. Hội đồng xét tuyển giới thiệu Tổ kiểm phiếu gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Ủy viên, Thư ký Tổ kiểm phiếu. Tổ kiểm phiếu kiểm phiếu ngay sau khi kết thúc bỏ phiếu và lập Biên bản kết quả xét tuyển có xác nhận của Tổ trưởng, Thư ký Tổ kiểm phiếu và thông báo công khai tại cuộc họp. - Bước 7: Kết quả xét tuyển và niêm yết công khai kết quả xét tuyển: + Công dân được xét tuyển để đề nghị công nhận là Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín nhất trí; Trường hợp công dân tham gia xét tuyển được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp nhất trí nhưng nhiều hơn số lượng Tổ viên cần tuyển chọn thì căn cứ số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp nhất trí đề nghị công nhận Tổ viên để lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng Tổ viên cần tuyển chọn. Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín ngang nhau thì Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền điều hành cuộc họp quyết định. + Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập Biên bản kết quả xét tuyển, Công an cấp xã niêm yết công khai Biên bản kết quả xét tuyển tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố và thông báo kết quả xét tuyển đến địa chỉ của công dân dự tuyển, thông báo thời gian đến nhận nhiệm vụ trong trường hợp được tuyển chọn. 2. Hồ sơ đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự Hồ sơ đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự được quy định tại tiểu mục 3 Mục I Phần II Thủ tục hành chính mới liên quan đến lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thuộc phạm vi, chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Công an ban hành kèm theo Quyết định 4768/QĐ-BCA năm 2024 như sau: (1) Thành phần hồ sơ: - Đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở TẢi VỀ - Bản khai sơ yếu lý lịch; - Chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về việc có đủ sức khoẻ; - Bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên hoặc đã học xong chương trình giáo dục tiểu học theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. (2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Tóm lại, thủ tục tuyển chọn tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự bao gồm 7 bước, cá nhân có nguyện vọng tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nộp hồ sơ trực tiếp cho Công an cấp xã (thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ theo thông báo tại kế hoạch tuyển chọn).
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị công cụ hỗ trợ như thế nào?
Từ 1/7/2024, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 có hiệu lực thi hành quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác, xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Vậy, theo quy định lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị công cụ hỗ trợ như thế nào? Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị công cụ hỗ trợ như thế nào? Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở năm 2023 có quy định lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Theo đó, Điều 8 Thông tư 14/2024/TT-BCA có hướng dẫn cụ thể như sau: - Bộ Công an trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; cụ thể như sau: STT TÊN CÔNG CỤ ĐƠN VỊ TÍNH TRANG BỊ CHO 01 TỔ BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ NIÊN HẠN SỬ DỤNG 1. Dùi cui cao su Chiếc 80% quân số Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất 2. Dùi cui kim loại Chiếc 50% quân số 3. Áo giáp chống đâm Cái 30% quân số 4. Găng tay bắt dao Đôi 30% quân số - Hằng năm, Công an cấp xã tổng hợp nhu cầu số lượng, loại công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gửi Công an cấp huyện tổng hợp, gửi Công an cấp tỉnh lập dự trù kinh phí và gửi Cục Kế hoạch và tài chính thẩm định, tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an xem xét, quyết định. - Căn cứ số lượng, loại công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định tại Thông tư này, Công an cấp xã tổ chức quản lý công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, quy định của pháp luật có liên quan và xem xét, quyết định loại, số lượng công cụ hỗ trợ trang bị cho từng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, loại công cụ hỗ trợ sử dụng chung của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự khi thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ được trang bị công cụ hỗ trợ theo ngân sách trung ương cụ thể theo quy định nêu trên. Bảo đảm kinh phí hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 19 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở năm 2023 có quy định về bảo đảm kinh phí hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: - Kinh phí bảo đảm hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do ngân sách nhà nước bảo đảm và các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. - Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Hằng năm, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Theo đó, kinh phí hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được đảm bảo theo ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được cử đi bồi dưỡng thì được hưởng chế độ gì? Căn cứ khoản 2 Điều 23 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở năm 2023 có quy định người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng hỗ trợ, bồi dưỡng khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ. Mức hỗ trợ, bồi dưỡng được quy định như sau: - Khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện được hưởng bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ nghĩa vụ Công an nhân dân; - Khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động được hưởng mức tiền bồi dưỡng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; - Khi làm nhiệm vụ tại những nơi thuộc khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoặc tại đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm về quốc phòng được hưởng mức tiền bồi dưỡng ngày công lao động tăng thêm do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; - Khi được điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ ngoài địa bàn phụ trách thì được cơ quan điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phương tiện đi lại, hỗ trợ ăn, nghỉ trong thời gian làm nhiệm vụ. Như vậy, người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được cử đi bồi dưỡng thì được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định nêu trên.
Bảo vệ dân phố là như thế nào? Bảo vệ dân phố hiện nay có nhiệm vụ gì?
Với tình hình xã hội ngày càng phức tạp thì lực lượng bảo vệ dân phố là một trong những lực lượng quan trọng nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Vậy thì bảo vệ dân phố là như thế nào? Có quy định trong pháp luật hay không? Bên cạnh đó thì bảo vệ dân phố hiện nay có nhiệm vụ gì? Bảo vệ dân phố là như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2006/NĐ-CP về vị trí, chức năng của Bảo vệ dân phố như sau: - Bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được thành lập ở các phường, thị trấn nơi bố trí lực lượng Công an chính quy, do Ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập. Như vậy, bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Do Ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập. Bảo vệ dân phố hiện nay có nhiệm vụ gì? Tại Điều 5 Nghị định 38/2006/NĐ-CP thì Bảo vệ dân phố hiện nay sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây: -Nắm tình hình an ninh, trật tự, phát hiện các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, các vụ vi phạm hành chính, vi phạm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường; phản ánh cho cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân phường, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn; tham gia hoà giải, giải quyết kịp thời không để những hậu quả xấu xảy ra. - Phổ biến, tuyên truyền nâng cao cảnh giác, ý thức phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự nhằm vận động nhân dân trong phường tự giác chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy tắc, quy ước, nội quy về bảo vệ an ninh, trật tự; tham gia xây dựng phường, cụm dân cư, hộ gia đình an toàn về an ninh, trật tự, không có tội phạm, tệ nạn xã hội. - Đôn đốc, nhắc nhở nhân dân trong phường chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; sử dụng, quản lý chứng minh nhân dân và giấy tờ tùy thân khác; quy định về đăng ký hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tham gia giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, an toàn phòng cháy, chữa cháy. - Vận động nhân dân tham gia cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ và quản lý những người đã chấp hành xong hình phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trung tâm cai nghiện, người chưa thành niên phạm tội, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng đang trong diện quản lý, giáo dục tại phường. Vận động thuyết phục người thân của các đối tượng đang bị truy nã, trốn thi hành án, đối tượng phạm tội đang lẩn trốn để tác động họ ra đầu thú. - Khi có vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự xảy ra trong địa bàn, phải kịp thời có mặt và tìm mọi cách báo ngay cho Công an phường; bảo vệ hiện trường, tham gia sơ cứu người bị nạn, giải cứu con tin, bắt, giữ người phạm tội quả tang, tham gia chữa cháy, cứu tài sản và thực hiện các công việc khác theo sự phân công, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân và Công an phường. - Phối hợp với lực lượng dân phòng và bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để bảo vệ an ninh, trật tự theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và Công an phường. Tổ chức tuần tra kiểm soát và tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Như vậy bảo vệ dân phố sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên. Bảo vệ dân phố hoạt động theo nguyên tắc nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2006/NĐ-CP thì nguyên tắc hoạt động của Bảo vệ dân phố như sau: - Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ phường, sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường, sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân phường và sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác của Công an phường. - Mọi hoạt động của Bảo vệ dân phố được thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa của Bảo vệ dân phố để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Như vậy, bảo vệ dân phố hoạt động theo nguyên tắc chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ phường, sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường, sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân phường và sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác của Công an phường.
Thủ tục hỗ trợ lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm 2024
Nghị định 40/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2024. Trong đó nêu rõ trình tự, thủ tục hỗ trợ đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội mà bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ. Thủ tục hỗ trợ lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở chưa tham gia BHYT 2024 Theo Điều 5 Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện, mức hỗ trợ, trình tự, thủ tục và trách nhiệm bảo đảm kinh phí để chi trả chế độ, chính sách cho người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ như sau: 1) Về điều kiện và mức hỗ trợ - Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định. - Mức hỗ trợ trong trường hợp này: Được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày trong thời gian điều trị nội trú đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. 2) Về hồ sơ Hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người được hỗ trợ chế độ bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương hoặc người đại diện hợp pháp. Mẫu số 01 Phụ lục III: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/04/24/mau-so-1-phu-luc-III.docx - Bản sao hóa đơn thu tiền, giấy ra viện. Khi các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin có trong thành phần hồ sơ quy định tại khoản này thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục phải khai thác trực tuyến để giải quyết mà không được yêu cầu người đề nghị cung cấp hồ sơ giấy. 3) Về thủ tục Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Người đề nghị được hỗ trợ chế độ bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương hoặc người đại diện hợp pháp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định Bước 2: Nộp hồ sơ Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, người đề nghị nộp Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện một trong các hình thức sau: - Nộp trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính; thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân; - Nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh; Bước 3: Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ phải có trách nhiệm hướng dẫn ngay để hoàn thiện. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã tiếp nhận chuyển hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để thẩm định; Bước 4: Thẩm định hồ sơ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì cơ quan thẩm định phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do; Bước 5: Báo cáo hồ sơ và ra quyết định chi trả kinh phí - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện báo cáo hồ sơ đủ điều kiện giải quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chi trả kinh phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh cho người bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương; - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chi trả kinh phí, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương; Nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã do Công an huyện thực hiện chi trả; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận tại cơ quan chi trả. - Kinh phí để thực hiện chi trả chế độ, chính sách quy định tại Điều này do ngân sách địa phương bảo đảm. Thủ tục hỗ trợ lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở chưa tham gia BHXH 2024 Theo Điều 6 Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện, mức hưởng, trình tự, thủ tục và trách nhiệm bảo đảm kinh phí để chi trả chế độ, chính sách cho người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn, chết khi thực hiện nhiệm vụ như sau: 1) Về điều kiện và mức hỗ trợ - Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội: + Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ; + Trong khoảng thời gian và tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi thực hiện nhiệm vụ. Mà bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. - Mức hỗ trợ trong trường hợp này: + Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày, kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; + Trường hợp tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. 2) Về hồ sơ - Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tai nạn gồm: + Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn (Mẫu số 02 Phụ lục III: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/04/24/mau-so-2-phu-luc-III.docx) kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị cấp; + Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên; trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản của cơ quan Công an; - Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí gồm: + Đơn đề nghị trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí (Mẫu số 02 Phụ lục III: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2024/04/24/mau-so-2-phu-luc-III.docx) kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú, bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử; + Trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến chết thì có thêm biên bản của cơ quan Công an. Khi các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin có trong thành phần hồ sơ quy định tại khoản này thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục phải khai thác trực tuyến để giải quyết mà không được yêu cầu người đề nghị cung cấp hồ sơ giấy. 3) Về thủ tục Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Người đề nghị được hưởng chế độ hoặc người đại diện hợp pháp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định. Bước 2: Nộp hồ sơ Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, người đề nghị nộp Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện một trong các hình thức sau: - Nộp trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính; thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân; - Nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh; Bước 3: Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ phải có trách nhiệm hướng dẫn ngay để hoàn thiện. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã tiếp nhận chuyển hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để thẩm định; Bước 4: Thẩm định hồ sơ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì cơ quan thẩm định phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do; Bước 5: Báo cáo hồ sơ và ra quyết định chi trả kinh phí - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện báo cáo hồ sơ đủ điều kiện giải quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chi trả trợ cấp cho người bị tai nạn, thân nhân người đã chết; - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chi trả trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho người bị tai nạn, thân nhân người đã chết; nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã do Công an huyện thực hiện chi trả; Việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận tại cơ quan chi trả. - Kinh phí để thực hiện chi trả chế độ, chính sách quy định tại Điều này do ngân sách địa phương bảo đảm. Như vậy: Đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ sẽ được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định. Đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn, chết khi thực hiện nhiệm vụ thì sẽ được hỗ trợ chi phí hoặc thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí theo quy định. Xem thêm: Nghị định 40/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2024.
Đề xuất người tham gia tổ bảo vệ ANTT cơ sở hy sinh được công nhận là liệt sĩ
Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tải hiện đang được Quốc hội cho ý kiến với nhiều nội dung quan trọng trong thời gian tới. Dự thảo Luật gồm 5 chương, 34 điều, dự kiến được xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 này. Trong đó, nhiệm vụ và chế độ của người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được đề xuất như sau: Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT hỗ trợ nắm tình hình an ninh, trật tự Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hỗ trợ Công an cấp xã nắm tình hình vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình trên địa bàn phụ trách thông qua nguồn tin của Nhân dân, phương tiện thông tin đại chúng theo hướng dẫn của Công an cấp xã. Trường hợp phát hiện, tiếp nhận thông tin vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình trên địa bàn phụ trách phải báo ngay và kịp thời có mặt tại nơi xảy ra vụ việc để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, hướng dẫn của Công an cấp xã. Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT hỗ trợ quản lý hành chính về trật tự xã hội - Hỗ trợ cùng Công an cấp xã nắm thông tin nhân khẩu, kiểm tra nhân khẩu, tạm trú, tạm vắng, giấy tờ tuỳ thân của người đến làm ăn, sinh sống trên địa bàn phụ trách. - Hỗ trợ cùng Công an cấp xã tuyên truyền, vận động cơ quan, tổ chức và Nhân dân trên địa bàn phụ trách chủ động thực hiện khai báo, giao, nộp pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định; phát hiện, ngăn chặn các trường hợp vi phạm quy định về quản lý, sử dụng pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. - Theo hướng dẫn, phân công của Công an cấp xã nắm tình hình hoạt động của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn phụ trách. Trường hợp trực tiếp phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn phụ trách phải kịp thời báo ngay Công an cấp xã trực tiếp quản lý. Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT hỗ trợ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Hỗ trợ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tuần tra bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự khi được điều động: - Hỗ trợ Công an cấp xã hướng dẫn, phân luồng, giải quyết ùn tắc giao thông khi được huy động; hỗ trợ tuần tra, phòng ngừa, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trên địa bàn phụ trách. - Khi thực hiện nhiệm vụ tại khoản 1 Điều này mà phát hiện vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở hỗ trợ Công an cấp xã bảo vệ hiện trường, bảo vệ an ninh, trật tự. Trường hợp xảy ra tình huống phức tạp về an ninh, trật tự ngoài địa bàn phụ trách, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có thể được cấp có thẩm quyền điều động để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Việc sử dụng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong trường hợp điều động được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. - Trường hợp xảy ra tình huống phức tạp về an ninh, trật tự ngoài địa bàn phụ trách, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có thể được cấp có thẩm quyền điều động để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Việc sử dụng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong trường hợp điều động được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Tiêu chuẩn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và có các tiêu chuẩn sau đây được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: - Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự tại cộng đồng, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính. Trường hợp đã chấp hành xong bản án, quyết định của Tòa án thì phải được xóa án tích; đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì phải hết thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật. - Có bằng tốt nghiệp hoặc có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục trung học phổ thông trở lên. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình trung học cơ sở trở lên; trường hợp không đủ người thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình tiểu học. - Đã đăng ký thường trú hoặc có thời hạn tạm trú từ 01 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi công dân nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. - Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật. Ưu tiên tuyển chọn công dân đã có thời gian phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, công dân am hiểu về phong tục, tập quán, pháp luật, có uy tín trong cộng đồng dân cư tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở hy sinh được xét công nhận liệt sỹ Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở khi thực hiện nhiệm vụ mà bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương, hy sinh thì được giải quyết như sau: - Trường hợp không tham gia bảo hiểm y tế, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh; - Trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí; - Trường hợp bị thương thì được xét hưởng chính sách như thương binh, nếu hy sinh thì được xét công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật. tải Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Thủ tướng ra Công điện đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ Giỗ Tổ, lễ 30/4 và 1/5
Ngày 20/4/2023 Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 281/CĐ-TTg năm 2023 về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2023. Theo đó, để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: (1) Tăng cường tuần tra, xử lý các vi phạm giao thông trong dịp lễ Giỗ Tổ, lễ 30/4 và 1/5 Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, như người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn, ma túy, chở quá tải trọng, quá số người quy định. Bên cạnh đó, phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường… Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép và cương quyết xử lý, trấn áp những đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ. Có phương án điều tiết, phân luồng hợp lý, hướng dẫn lưu thông an toàn, thông suốt, nhất là trên các tuyến đường, các khu vực được dự báo sẽ có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4-01/5 và nghỉ hè 2023. (2) Tổ chức các điểm dừng nghỉ tạm thời trên cao tốc Xây dựng phương án tổ chức vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, bảo đảm an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông và thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch Covid-19. Chỉnh trang, bảo đảm điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến giao thông chính, các đầu mối giao thông quan trọng tại các đô thị lớn và địa bàn thu hút đông khách du lịch. Khẩn trương xử lý các điểm đen tai nạn giao thông mới phát sinh; rà soát, bổ sung hệ thống báo hiệu, biển chỉ dẫn bảo đảm dễ nhận biết, tạo thuận lợi cho người tham gia giao thông. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tổ chức các điểm dừng nghỉ tạm thời dọc các tuyến cao tốc mới đưa vào khai thác. (3) Xây dựng phương án dự báo các điểm có nguy cơ cao xảy ra tai nạn Xây dựng phương án dự báo những khu vực và thời điểm có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông theo kinh nghiệm những năm trước đây để có phương án bố trí lực lượng (đặc biệt là các trung tâm cấp cứu 115 trên toàn quốc), phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh và máu. Qua đó để bảo đảm khả năng cao nhất trong việc cứu chữa nạn nhân tai nạn giao thông, giảm thiểu thiệt hại về người trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông. (4) Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đúng quy định pháp luật tại địa phương UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các sở, ngành, lực lượng chức năng tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân, du khách chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông gắn với phòng, chống dịch Covid-19. Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông; tổ chức hoạt động vận tải và bảo đảm kết cấu hạ tầng giao thông, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông. Công bố số điện thoại đường dây nóng về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm tiếp nhận, kịp thời xử lý các phản ánh của người dân về tình hình trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ trên địa bàn. Xem thêm Công điện 281/CĐ-TTg năm 2023 ngày 20/4/2023.
Trường hợp nào hoạt động tôn giáo được coi là xâm hại tới an ninh, trật tự, ATXH?
Người dân thắc mắc rằng nhiều năm trở lại đây, một số lễ hội văn hoá, tôn giáo đã bị lợi dụng, “biến tướng” thành những hoạt động mê tín, dị đoan, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự. những hành vi cụ thể nào được coi là xâm hại tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội? Pháp luật đã có quy định cụ thể chế tài xử lý đối với các hành vi này chưa? Theo đó, Bộ Công an có câu trả lời như sau: An ninh là trạng thái bình yên của xã hội, của Nhà nước, sự ổn định vững chắc của chế độ chính trị, xã hội, còn trật tự, an toàn xã hội được quan niệm như một trạng thái xã hội ổn định, bền vững có trật tự, kỷ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở của các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Trên thực tế, trong các lễ hội văn hóa đã xảy ra một số hành vi cụ thể xâm hại tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội như: tham gia, tổ chức đánh bạc; xem bói; phát tán tài liệu, vật phẩm liên quan tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật, chống Đảng, Nhà nước; tụ tập, gây rối trật tự công cộng… - Tại Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, có một số điều, khoản liên quan đến vấn đề an ninh, trật tự, an toàn xã hội lễ hội như sau: + Khoản 2 Điều 6: Người tham gia lễ hội có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự, an ninh; không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác... + Khoản 2 Điều 7: Ban tổ chức lễ hội có trách nhiệm thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội; xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội... theo quy định pháp luật. + Khoản 1 Điều 8: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo được quyền tạm ngừng tổ chức lễ hội trong trường hợp tổ chức lễ hội gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội. + Điều 21: Đối với hành vi vi phạm quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính (đối với tổ chức); xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (đối với cá nhân); nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định pháp luật. Do đó, việc xử lý hành vi xâm hại tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong các lễ hội còn căn cứ vào các quy định pháp luật khác tại Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình; Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản; Bộ luật Hình sự (Điều 318: Tội gây rối trật tự công cộng; Điều 320: Tội hành nghề mê tín, dị đoan; Điều 321: Tội đánh bạc)... Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an về nội dung hoạt động tôn giáo như thế nào thì xâm hại tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Nguồn Cổng TTĐT Bộ Công an
Có thể báo chính quyền khi hàng xóm chăn nuôi gây mất vệ sinh hay không?
Việc chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định tại Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 như sau: - Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người; - Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; - Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường. Để xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ thì chủ chăn nuôi nông hộ phải thực hiện các yêu cầu theo quy định tại Điều 60 Luật chăn nuôi 2018 như sau: - Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh; - Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường. Như vậy, các hộ gia đình khi chăn nuôi lợn thì phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên. Trường hợp, hộ gia đình không tuân thủ các yêu cầu về chăn nuôi mà gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư thì bị xử lý theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, cá nhân có hành vi nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm quy định trên còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Như vậy, nhà hàng xóm nuôi gà gây ô nhiễm môi trường là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Do đó, có thể khiếu nại việc này tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn để yêu cầu xử lý.
Mua bán, sử dụng còng số 8 có hợp pháp?
Mua bán, sử dụng còng số 8 - Ảnh minh họa Đa số người dân đều biết các loại vũ khí như súng, roi điện, bình xịt hơi cay là những vật liên quan đến các lực lượng chức năng mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Vậy còng số 8 có phải là vũ khí và có bị cấm, bị xử phạt khi sử dụng hay không? Còng số 8 có phải vũ khí? Tại Điều 3 Luật quản lý, sử dụng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có các định nghĩa: “1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.” Có thể nhận ra đặc tính của vũ khí là có khả năng gây sát thương, nguy hại và phá hủy kết cấu vật chất. “11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm: … d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh; …” Khóa số 8 (tức còng số 8) được xếp vào nhóm các công cụ hỗ trợ cho lực lượng chức năng để kiểm soát, ngăn chặn người vi phạm. Tàng trữ, sử dụng công cụ hỗ trợ cũng bị xử phạt như đối với vũ khí Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt đối với vi phạm về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm, trong đó có 1 số quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: - Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ” (Điểm a Khoản 3) - Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép (Điểm Đ Khoản 3) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: - Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép - Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép *Lưu ý: Những mẫu còng số 8 được đưa vào danh sách công cụ hỗ trợ tại Thông tư 15/2018/TT-BCA (sửa đổi bổ sung tại Thông tư 21/2019/TT-BCA) là những mẫu còng được cơ quan chức năng sử dụng. Từ đó có thể thấy, nếu chưa được cấp phép, việc sản xuất, mua bán, sử dụng các công cụ hỗ trợ trong đó bao gồm còng số 8 cũng sẽ bị xử phạt hành chính. Nghiêm trọng hơn, hành vi này còn có thể phải chịu trách nhiệm về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự theo quy định tại Điều 306 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Vi phạm giao thông, nhưng lại bị Cảnh sát cơ động xử phạt?
Nhiều khi đi trên đường, chúng ta có thể bắt gặp lực lượng Cảnh sát cơ động cùng lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra và xử phạt những người vi phạm giao thông, có khi thì chỉ có mỗi lực lượng Cảnh sát cơ động mà thôi. Vậy tại sao Cảnh sát cơ động lại được xử phạt lỗi vi phạm giao thông? Về nhiệm vụ và quyền hạn của Cảnh sát cơ động được quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013, trong đó có một số nhiệm vụ, quyền hạn về xử lý vi phạm hành chính là “Tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.” Như vậy, lực lượng Cảnh sát cơ động có nhiệm vụ là đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cũng chính vì thế lực lượng này được quyền xử phạt những hành vi vi phạm giao thông mà làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội nhưng bị hạn chế hơn lực lượng Cảnh sát giao thông. Cụ thể, Cảnh sát cơ động được xử phạt những lỗi vi phạm giao thông quy định tại Khoản 3 Điều 74 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trên thực tế, chúng ta bắt gặp lực lượng Cảnh sát cơ động nhiều hơn và ban đêm bỏi vì lúc này là thời điểm cần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội nhất. Và cũng khoảng thời gian này thì có nhiều người vi phạm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong đó có vi phạm về an toàn giao thông.
Công điện 82/CĐ-TTg về đảm bảo an ninh tại các trạm BOT
Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thu hút đầu tư theo hình thức PPP, trong đó có hợp đồng BOT, hệ thống hạ tầng giao thông đã có nhiều thay đổi tích cực, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới, được nhân dân ủng hộ. Việc thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT là chủ trương nhất quán cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới để phát triển hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông vận tải. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả nhiều mặt, quá trình triển khai thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đầu tư BOT đã có một số tồn tại, bất cập cần tập trung khắc phục để bảo đảm các mục tiêu phát triển, hiệu quả kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hình thức đầu tư này. Các bất cập này đang bị các đối tượng xấu lợi dụng kích động, chống phá... làm mất an ninh trật tự và an toàn giao thông, gây ảnh hưởng xấu đến việc thu hút xã hội hóa đầu tư. Đặc biệt, sự việc xảy ra tại Trạm thu giá Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và một số trạm thu giá BOT đang có diễn biến hết sức phức tạp, nhưng chưa có sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương. Một số địa phương chưa thấy tính nghiêm trọng của vấn đề kẻ xấu lợi dụng việc này và chỉ coi là nhiệm vụ của ngành Giao thông vận tải. Tình hình phức tạp tại các trạm thu giá xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, nếu không được cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cấp chính quyền ở các địa phương tập trung phối hợp xử lý thì có thể các đối tượng xấu càng lợi dụng, lấn tới, tiềm ẩn những hành vi gây mất an ninh trật tự, kể cả các tổ chức phản động lợi dụng phá hoại chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thông qua việc phá hoại hình thức đầu tư BOT. Ngày 18 tháng 01 năm 2018 Thủ tướng Chính phủ đã có công điện số 82/CĐ-TTg về đảm bảo an ninh trật tự tại các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức BOT Theo đó để các cấp các , các ngành có sự phối hợp chặt trẽ, tập chung các giải pháp giải quyết các bất cập đang diễn ra tại các dự án BOT giao thông, nhằm sớm lập lại an ninh, trật tự tại các trạm thu giá BOT trên toàn quốc, Thủ tướng chính phủ yêu cầu Cấp ủy, chính quyền địa phương, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các địa phương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Công an các địa phương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt trẽ với nhau, phát huy hết chức năng nhiệm vụ của mình, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. Bộ Giao thông vận tải cung cấp ngay cho Bộ Công an các hồ sơ, tài liệu chuyên ngành có liên quan đến đối tượng kích động, chống phá, quấy rối tại các trạm thu giá (kể cả các đối với các hành vi đưa tin sai sự thật, làm phức tạp tình hình) để có biện pháp xử lý nghiêm đối với các phần tử gây rối làm mất an ninh trật tự, nhất là các đối tượng đứng đầu, lặp đi lặp lại, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Giao Bộ Công an chủ trì, cùng với Bộ Quốc phòng, Công an các địa phương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, xử lý ngay những đối tượng cố tình vi phạm; nhất là những thành phần lái xe có hành vi cản trở giao thông (như quay đầu xe nhiều lần, cố tình dừng xe trước trạm thu giá rồi bỏ đi làm việc khác...), phá hoại trang thiết bị tại trạm thu giá; các tổ chức, cá nhân có hành vi gây rối, chống phá, phản động. Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì khởi tố để điều tra, xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Giám đốc Công an địa phương giải quyết kịp thời an ninh trật tự tại các trạm thu giá, xử lý nghiêm các trường hợp không nghiêm túc thực hiện; đồng thời chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông họp trực tuyến với Cảnh sát giao thông các địa phương quán triệt các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.
Đã chấp nhận cho kinh doanh cá độ bóng đá?
Trong Nghị định 96/2016/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 1/7/2016 quy định về những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, có quy định về ngành kinh doanh dịch vụ đặc cược. Cụ thể tại Điều 35 có quy định cụ thể về ngành này như sau: Tuy nhiên Nghị định lại không nêu rõ đặt cược này là đặt cược gì? Nếu vậy thì chắc là được đặt cược, cá độ bóng đá từ bây giờ rồi nhỉ?
Những quy định "củ chuối" khi xử phạt hành chính
Tiếp tục lạm bàn về những quy định tại Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, xin nêu một vài quy định có lẽ là lạ lẫm để mọi người cùng góp ý cho Dự thảo được hoàn thiện hơn. 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung. Nhiều ý kiến cho rằng quy định này không khả thi vì có một số bãi rác tự phát trong khu dân cư do nhiều người thiếu ý thức gây ra, vậy căn cứ nào để phạt? Rác đó đâu phải nằm trên đất của họ và cũng không phải do họ gây nên. 2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư. Nếu theo quy định như thấ này thì hành vi tiểu tiện , đại tiện trong các khu vực không được xem là đường hoặc lối đi thì sẽ không bị xử phạt như lên các bồn cây, chậu hoa trong công viên. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác đăng ký, nhập hộ khẩu vào sổ hộ khẩu, chỗ ở nhưng thực tế không cư trú tại chỗ ở đó. Thượng tá Cao Văn Đen - Phó trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội Công an TP.HCM, nêu ý kiến: “Luật Cư trú cho phép công dân được cư trú hợp pháp trên đất nước, không bó hẹp cư trú nơi thường trú, nơi có hộ khẩu. Do đó, có người tuy hộ khẩu ở Q.1, TP.HCM nhưng do đi công tác, làm ăn xa hoặc công việc đòi hỏi phải di chuyển thường xuyên nên họ không ở tại địa chỉ cư trú, thỉnh thoảng mới về. Như vậy, lấy mốc nào để định nghĩa là cư trú thực tế hay không? Do đó, quy định này theo tôi là không khả thi”. 4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi cho nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở nhưng không bảo đảm diện tích sàn tối thiểu trên đầu người theo quy định. Thượng tá Cao Văn Đen góp ý: Hiện nay, UBND TP.HCM đã có quy định diện tích sàn khi nhập hộ khẩu, theo đó, phải đảm bảo diện tích sàn 5 m2/nhân khẩu. Khi xét nhập khẩu, cán bộ phải xem giấy chủ quyền nhà của hộ đó để tính toán việc này. Do đó, quy định này không khả thi ở chỗ “đầu vào” không có thì lấy gì để xử phạt? Nếu có xảy ra thì cũng là do cán bộ cho phép nhập khẩu làm sai, lúc đó phải xử phạt cán bộ đó theo nội quy của ngành. 5. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi bỏ lại chứng minh nhân dân sau khi bị kiểm tra, tạm giữ. Không hiểu ý bỏ lại CMND ở đây hiểu là sao, khi người ta đưa CMND cho ai đó kiểm tra rồi lại quên hặoc lên lấy trễ cũng bị phạt hay sao? Có lẽ điều này cần phải làm rõ hơn nữa. 6. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Quy định này thọat nhìn có vẻ đúng nhưng nghĩ lại thì có điều không hợp lý, vì dân ta thường có câu "đèn nhà ai nấy sáng", nhiều lúc thấy gia đình kế bên vợ chồng quýnh nhau, chọi đồ um sùm mà chả ai dám qua can vì sợ bị kêu là nhiều chuyện và thêm nữa là nhiều khi lại bị đánh trúng, không phải là tự rước họa vào thân ah? Tham khảo thanhnien.com.vn