Điều lệ công ty là gì? Ai có quyền thay đổi Điều lệ công ty?
Điều lệ công ty được ví như “Hiến pháp” của một doanh nghiệp, quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh và các vấn đề pháp lý khác của công ty. (1) Điều lệ công ty là gì? Theo khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động. Theo đó, các nội dung chủ yếu có trong Điều lệ công ty bao gồm: - Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có); - Ngành, nghề kinh doanh; - Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần; - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; - Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần; - Cơ cấu tổ chức quản lý; - Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật; - Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; - Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên; - Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần; - Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh; - Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; - Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Như vậy, có thể thấy, Điều lệ công ty là một văn bản pháp lý quan trọng, không chỉ là cơ sở để đăng ký doanh nghiệp mà còn là khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của công ty trong suốt quá trình hoạt động. Ngoài ra, Điều lệ công ty còn có vai trò như có vai trò như xương sống của một công ty, nó giúp xác định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên, cổ đông, từ đó tạo ra sự minh bạch và ổn định trong quản lý và vận hành công ty. (2) Ai có quyền thay đổi Điều lệ công ty? Tùy theo loại hình công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, hai thành viên hay công ty cổ phần, công ty hợp danh mà quyền thay đổi, bổ sung Điều lệ công ty cũng có sự khác nhau. Cụ thể: Công ty TNHH một thành viên Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty là người có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Công ty TNHH hai thành viên Theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Công ty cổ phần Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Công ty hợp danh Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng thành viên của công ty hợp danh có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Ngoài ra, khi Điều lệ công ty được thay đổi, bổ sung thì phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây: - Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh; - Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; - Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Bởi vì mỗi loại hình công ty có cơ chế và chủ thể khác nhau nên quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ cũng được quy định khác nhau, điều này góp phần đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp với cấu trúc tổ chức của từng loại hình doanh nghiệp.
Ai có quyền tham gia bào chữa trong TTHS?
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự thì khái niệm về "Người bào chữa" được hiểu là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Vậy những ai có quyền tham gia bào chữa? mời các bạn tham khảo bài viết sau. 1. Ai có quyền tham gia bào chữa trong TTHS? Căn cứ Khoản 2 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người bào chữa có thể là: a) Luật sư; b) Người đại diện của người bị buộc tội; c) Bào chữa viên nhân dân; d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Trong đó, - Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư 2006, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng). - Người đại diện của người bị buộc tội có thể là người tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho người bị buộc tội, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự hoặc cũng có thể với tư cách là người đại diện của người tham gia tố tụng khác. - Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình. Người đại diện của người bị buộc tội có thể là người từ đủ 18 tuổi trở lên mà không cần bằng cấp về luật (căn cứ khoản 3 Điều 72 Luật TTHS). - Trợ giúp viên pháp lý là những người được Sở Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề để trợ giúp cho những người thuộc các trường hợp tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017. Theo đó, tại Khoản 5 Điều 72 Luật TTHS quy định: “Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.” 2. Người phạm tội có thể tự mình bào chữa không? Căn cứ quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự như sau: - Điểm e Khoản 1 Điều 57: Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình” - Điểm g Khoản 1 Điều 58: Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa” - Điểm d Khoản 1 Điều 59: Người bị tạm giữ có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa - Điểm h Khoản 2 Điều 60: Bị can có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa - Điểm g Khoản 2 Điều 61: Bị cáo có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa” - Điểm i Khoản 2 Điều 62: Bị hại có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình” - Điểm i Khoản 2 Điều 63, 64: Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình” - Điểm đ Khoản 2 Điều 65: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình” Theo đó nếu người phạm tội là người có kiến thức về pháp luật cũng như có một khả năng hùng biện và thuyết phục người khác thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn việc tự bào chữa, tự bảo vệ quyền lợi cho mình. Như vậy, pháp luật cho phép các cá nhân được tự do lựa chọn người để bào chữa, để bảo vệ quyền và lợi ích liên quan cho mình nhưng vì tính chất vụ án hình sự phức tạp, cần có kiến thức chuyên môn để thu thập chứng cứ, lập luận bào chữa và do các hình phạt mang tính răn đe cao nên cách tốt nhất bạn hãy tìm đến những người có chứng chỉ chuyên môn như Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý. Xem thêm: >>> Ai có quyền nhờ luật sư bào chữa? >>> Thủ tục đăng ký bào chữa của Luật sư khi tham gia tố tụng
Điều lệ công ty là gì? Ai có quyền thay đổi Điều lệ công ty?
Điều lệ công ty được ví như “Hiến pháp” của một doanh nghiệp, quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh và các vấn đề pháp lý khác của công ty. (1) Điều lệ công ty là gì? Theo khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động. Theo đó, các nội dung chủ yếu có trong Điều lệ công ty bao gồm: - Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có); - Ngành, nghề kinh doanh; - Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần; - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; - Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần; - Cơ cấu tổ chức quản lý; - Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật; - Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; - Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên; - Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần; - Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh; - Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; - Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Như vậy, có thể thấy, Điều lệ công ty là một văn bản pháp lý quan trọng, không chỉ là cơ sở để đăng ký doanh nghiệp mà còn là khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của công ty trong suốt quá trình hoạt động. Ngoài ra, Điều lệ công ty còn có vai trò như có vai trò như xương sống của một công ty, nó giúp xác định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên, cổ đông, từ đó tạo ra sự minh bạch và ổn định trong quản lý và vận hành công ty. (2) Ai có quyền thay đổi Điều lệ công ty? Tùy theo loại hình công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, hai thành viên hay công ty cổ phần, công ty hợp danh mà quyền thay đổi, bổ sung Điều lệ công ty cũng có sự khác nhau. Cụ thể: Công ty TNHH một thành viên Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty là người có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Công ty TNHH hai thành viên Theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Công ty cổ phần Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Công ty hợp danh Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng thành viên của công ty hợp danh có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Ngoài ra, khi Điều lệ công ty được thay đổi, bổ sung thì phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây: - Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh; - Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; - Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Bởi vì mỗi loại hình công ty có cơ chế và chủ thể khác nhau nên quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ cũng được quy định khác nhau, điều này góp phần đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp với cấu trúc tổ chức của từng loại hình doanh nghiệp.
Ai có quyền tham gia bào chữa trong TTHS?
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự thì khái niệm về "Người bào chữa" được hiểu là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Vậy những ai có quyền tham gia bào chữa? mời các bạn tham khảo bài viết sau. 1. Ai có quyền tham gia bào chữa trong TTHS? Căn cứ Khoản 2 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người bào chữa có thể là: a) Luật sư; b) Người đại diện của người bị buộc tội; c) Bào chữa viên nhân dân; d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Trong đó, - Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư 2006, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng). - Người đại diện của người bị buộc tội có thể là người tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho người bị buộc tội, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự hoặc cũng có thể với tư cách là người đại diện của người tham gia tố tụng khác. - Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình. Người đại diện của người bị buộc tội có thể là người từ đủ 18 tuổi trở lên mà không cần bằng cấp về luật (căn cứ khoản 3 Điều 72 Luật TTHS). - Trợ giúp viên pháp lý là những người được Sở Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề để trợ giúp cho những người thuộc các trường hợp tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017. Theo đó, tại Khoản 5 Điều 72 Luật TTHS quy định: “Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.” 2. Người phạm tội có thể tự mình bào chữa không? Căn cứ quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự như sau: - Điểm e Khoản 1 Điều 57: Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình” - Điểm g Khoản 1 Điều 58: Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa” - Điểm d Khoản 1 Điều 59: Người bị tạm giữ có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa - Điểm h Khoản 2 Điều 60: Bị can có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa - Điểm g Khoản 2 Điều 61: Bị cáo có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa” - Điểm i Khoản 2 Điều 62: Bị hại có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình” - Điểm i Khoản 2 Điều 63, 64: Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình” - Điểm đ Khoản 2 Điều 65: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình” Theo đó nếu người phạm tội là người có kiến thức về pháp luật cũng như có một khả năng hùng biện và thuyết phục người khác thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn việc tự bào chữa, tự bảo vệ quyền lợi cho mình. Như vậy, pháp luật cho phép các cá nhân được tự do lựa chọn người để bào chữa, để bảo vệ quyền và lợi ích liên quan cho mình nhưng vì tính chất vụ án hình sự phức tạp, cần có kiến thức chuyên môn để thu thập chứng cứ, lập luận bào chữa và do các hình phạt mang tính răn đe cao nên cách tốt nhất bạn hãy tìm đến những người có chứng chỉ chuyên môn như Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý. Xem thêm: >>> Ai có quyền nhờ luật sư bào chữa? >>> Thủ tục đăng ký bào chữa của Luật sư khi tham gia tố tụng