Xóa khoản vay nước ngoài trung dài hạn có cần làm thủ tục gì với ngân hàng nhà nước không?
Doanh nghiệp có khoản vay trung dài hạn nước ngoài, nay được xóa khoản vay thì có cần làm thủ tục gì với ngân hàng nhà nước không? Xóa khoản vay nước ngoài trung dài hạn có cần làm thủ tục gì với ngân hàng nhà nước không? Khi xóa khoản vay trung dài hạn, đơn vị cần làm thủ tục sau: Thủ tục đăng ký thay đổi khoản vay Đơn vị thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay theo Điều 17, 18 Thông tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, cụ thể: Khi có thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản vay được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước, bên đi vay có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định Thông tư 12/2022/TT-NHNN, trừ các trường hợp sau, bên đi vay thực hiện thông báo nội dung thay đổi trên Trang điện tử, không cần thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài: - Thay đổi thời gian rút vốn, trả nợ gốc trong phạm vi 10 ngày làm việc so với kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận; - Thay đổi kế hoạch trả lãi, phí của khoản vay nước ngoài so với kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận tại văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài nhưng không thay đổi cách xác định lãi, phí quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài. Bên đi vay có trách nhiệm lập bảng tính lãi, phí phải trả để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở kiểm tra, theo dõi khi thực hiện việc chuyển tiền; - Thay đổi (tăng hoặc giảm) số tiền rút vốn, trả nợ gốc, lãi, phí trong phạm vi 100 đơn vị tiền tệ của đồng tiền vay nước ngoài so với số tiền đã nêu trong văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài; - Thay đổi số tiền rút vốn, trả nợ gốc thực tế của một kỳ cụ thể ít hơn số tiền được nêu tại kế hoạch rút vốn, trả nợ trên văn bản xác nhận đăng ký hoặc văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài. Việc nộp hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay thực hiện như sau: 1. Chuẩn bị Đơn đăng ký thay đổi khoản vay và hồ sơ đăng ký thay đổi - Trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin thay đổi khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ: bên đi vay in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu; - Trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin thay đổi khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ: bên đi vay hoàn thành mẫu Đơn đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-NHNN. Hồ sơ chuẩn bị theo Điều 19 Thông tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2. Thời hạn gửi hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày các bên ký thỏa thuận thay đổi hoặc trước thời điểm thực hiện nội dung thay đổi (đối với trường hợp nội dung thay đổi không cần ký thỏa thuận thay đổi song vẫn đảm bảo phù hợp với thỏa thuận vay nước ngoài). Gửi báo cáo khoản vay Đơn vị vẫn thực hiện báo cáo đến thời điểm chấm dứt hoản vay theo quy định tại Điều 41 Thông tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, cụ thể: Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo, bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử. Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay gửi báo cáo bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
DN bị phá sản được xem xét xóa nợ gốc từ Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa từ 25/02/2021
Xóa nợ gốc từ quỹ phát triển DNNVV Ngày 31/12/2020, Bộ KH&ĐT ban hành Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Theo đó, xóa nợ gốc là việc Quỹ không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc của DNNVV theo hợp đồng đã ký. 1. Đối tượng xem xét: DNNVV bị phá sản theo quy định của pháp hiện hành. 2. Điều kiện xem xét: DNNVV được xem xét xóa nợ gốc khi đáp ứng các điều kiện sau: - Thuộc đối tượng được xem xét xóa nợ gốc. - Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng. - Có đầy đủ hồ sơ theo quy định. - Khoản nợ của DNNVV đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro theo quy định để thu hồi nợ gốc, nhưng DNNVV vẫn còn phần nợ gốc còn lịa chưa được thu hồi. 3. Hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc Quỹ chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Thông tư này. 4. Hồ sơ xóa nợ gốc - Hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. - Báo cáo xử lý rủi ro của Quỹ: Ngoài các nội dung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7, Báo cáo xử lý rủi ro phải có thêm nội dụng kiến nghị mức xóa nợ gốc. 5. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc - Trường hợp xóa nợ gốc không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ: Quỹ có trách nhiệm xóa nợ gốc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị 39/2019/NĐ-CP. - Trường hợp xóa nợ gốc làm giảm vốn điều lệ của Quỹ: Quỹ có trách nhiệm trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 41 Nghị định Nghị 39/2019/NĐ-CP. 6. Nguyên tắc xóa nợ gốc - Mức xóa nợ gốc do người có thẩm quyền quyết định. - Một khoản nợ gốc chỉ được xóa một (01) lần. 7. Thực hiện xóa nợ gốc Quỹ thẩm đinh, đánh giá về rủi ro, xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với DNNVV, có Báo cáo xử lý rủi ro và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT có hiệu lực ngày 25/02/2021. Xem chi tiết tại:
Xóa nợ cho người được thông báo là đã chết?
Chào Luật sư, vào tầm 4 năm trước, tôi đã ra Tòa và xin Tòa án thông báo vợ tôi mất tích do đã biệt tích sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay vợ tôi vẫn chưa trở lại và xác nhận còn sống, vì vậy tôi có thể xin Tòa án thông báo là đã chết hay không? Những thủ tục xóa nợ thuế liên quan đến vợ tôi như thế nào?
Thêm nhiều trường hợp được xóa nợ vay từ ngân hàng chính sách (dự kiến)
Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 50/2010/QĐ-TTg Để phù hợp với các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro, dự thảo đã sửa đổi, bổ sung cụ thể hồ sơ xem xét xử lý nợ tương ứng với từng biện pháp xử lý nợ. Điều kiện xóa nợ: Khách hàng không có khả năng trả nợ, không có người có nghĩa vụ liên đới trả nợ hoặc người có nghĩa vụ liên đới trả nợ không có khả năng trả nợ và thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xóa nợ (gốc, lãi): - Khách hàng bị rủi ro do các nguyên nhân quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 7, 10 Điều 5 Quy chế này nhưng sau khi hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp được khoanh nợ bổ sung theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 6 Quy chế này) mà vẫn không có khả năng trả nợ và Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi nhưng không thu được nợ. - Khách hàng bị rủi ro do một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 8, 9, 11 Điều 5 Quy chế này và Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi nhưng không thu được nợ.” Tại điều 5 Quy chế quy định về nguyên nhân khách quan gồm: 1. Các loại thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung (nếu có); địch họa, hỏa hoạn; các dịch bệnh liên quan tới gia súc, gia cầm, thủy hải sản, động vật nuôi khác và cây trồng xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của khoản vay Ngân hàng Chính sách xã hội của khách hàng. 2. Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng: Không còn nguồn cung cấp nguyên vật liệu; mặt hàng sản xuất kinh doanh bị cấm, bị hạn chế theo quy định của pháp luật, khách hàng phải thực hiện việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Người đi lao động ở nước ngoài về nước trước hạn do: Biến động chính trị, kinh tế - xã hội ở nước nhận lao động của Việt Nam làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài; doanh nghiệp tiếp nhận lao động bị phá sản, giải thể; doanh nghiệp tiếp nhận lao động bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. 4. Người đi lao động ở nước ngoài về nước trước hạn do: Không đủ sức khỏe để làm việc; không đảm bảo tay nghề; không được làm đúng công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã ký. 5. Khách hàng vay vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, mất vốn do các nguyên nhân khách quan khác. 6. Hộ gia đình vay vốn hoặc học sinh sinh viên và người đi lao động ở nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình bỏ đi khỏi địa phương không có thông tin gì từ 2 năm trở lên. Học sinh sinh viên vay vốn trực tiếp hoặc vay vốn thông qua hộ gia đình: Bị bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế; sau khi ra trường chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập hàng tháng dưới mức thu nhập bình quân đầu người của hộ có mức sống trung bình. 7. Hộ gia đình vay vốn trong quá trình sử dụng vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội có thành viên trong hộ gia đình (bao gồm khách hàng đứng tên vay vốn, vợ, chồng, cha, mẹ, con đẻ, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể của khách hàng): Bị tuyên án tù giam từ 12 tháng trở lên; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; mất năng lực hành vi dân sự; mắc bệnh tâm thần; mắc bệnh hiểm nghèo; có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; chết hoặc bị tuyên bố là đã chết; bị tuyên bố mất tích. 8. Các khoản nợ phải thu hồi theo phán quyết của Tòa án nhưng không có khả năng thi hành án; các khoản nợ bị chiếm dụng mà người chiếm dụng chết, mất tích, bị tuyên án tù giam từ 12 tháng trở lên không còn tài sản để trả nợ. 9. Khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã có quyết định phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội. 10. Khách hàng vay vốn bị rủi ro trước thời điểm năm 2014 do các nguyên nhân khách quan quy định tại khoản 1, 2 Điều này nhưng không thực hiện xử lý rủi ro kịp thời. 11. Các khoản nợ nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Kho bạc Nhà nước mà Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi nhưng không thể thu hồi được.” Thông tư 161/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 50/2010/QĐ-TTg hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Xóa khoản vay nước ngoài trung dài hạn có cần làm thủ tục gì với ngân hàng nhà nước không?
Doanh nghiệp có khoản vay trung dài hạn nước ngoài, nay được xóa khoản vay thì có cần làm thủ tục gì với ngân hàng nhà nước không? Xóa khoản vay nước ngoài trung dài hạn có cần làm thủ tục gì với ngân hàng nhà nước không? Khi xóa khoản vay trung dài hạn, đơn vị cần làm thủ tục sau: Thủ tục đăng ký thay đổi khoản vay Đơn vị thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay theo Điều 17, 18 Thông tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, cụ thể: Khi có thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản vay được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước, bên đi vay có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định Thông tư 12/2022/TT-NHNN, trừ các trường hợp sau, bên đi vay thực hiện thông báo nội dung thay đổi trên Trang điện tử, không cần thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài: - Thay đổi thời gian rút vốn, trả nợ gốc trong phạm vi 10 ngày làm việc so với kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận; - Thay đổi kế hoạch trả lãi, phí của khoản vay nước ngoài so với kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận tại văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài nhưng không thay đổi cách xác định lãi, phí quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài. Bên đi vay có trách nhiệm lập bảng tính lãi, phí phải trả để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở kiểm tra, theo dõi khi thực hiện việc chuyển tiền; - Thay đổi (tăng hoặc giảm) số tiền rút vốn, trả nợ gốc, lãi, phí trong phạm vi 100 đơn vị tiền tệ của đồng tiền vay nước ngoài so với số tiền đã nêu trong văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài; - Thay đổi số tiền rút vốn, trả nợ gốc thực tế của một kỳ cụ thể ít hơn số tiền được nêu tại kế hoạch rút vốn, trả nợ trên văn bản xác nhận đăng ký hoặc văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài. Việc nộp hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay thực hiện như sau: 1. Chuẩn bị Đơn đăng ký thay đổi khoản vay và hồ sơ đăng ký thay đổi - Trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin thay đổi khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ: bên đi vay in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu; - Trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin thay đổi khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ: bên đi vay hoàn thành mẫu Đơn đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-NHNN. Hồ sơ chuẩn bị theo Điều 19 Thông tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2. Thời hạn gửi hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày các bên ký thỏa thuận thay đổi hoặc trước thời điểm thực hiện nội dung thay đổi (đối với trường hợp nội dung thay đổi không cần ký thỏa thuận thay đổi song vẫn đảm bảo phù hợp với thỏa thuận vay nước ngoài). Gửi báo cáo khoản vay Đơn vị vẫn thực hiện báo cáo đến thời điểm chấm dứt hoản vay theo quy định tại Điều 41 Thông tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, cụ thể: Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo, bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử. Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay gửi báo cáo bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này. Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
DN bị phá sản được xem xét xóa nợ gốc từ Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa từ 25/02/2021
Xóa nợ gốc từ quỹ phát triển DNNVV Ngày 31/12/2020, Bộ KH&ĐT ban hành Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Theo đó, xóa nợ gốc là việc Quỹ không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc của DNNVV theo hợp đồng đã ký. 1. Đối tượng xem xét: DNNVV bị phá sản theo quy định của pháp hiện hành. 2. Điều kiện xem xét: DNNVV được xem xét xóa nợ gốc khi đáp ứng các điều kiện sau: - Thuộc đối tượng được xem xét xóa nợ gốc. - Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng. - Có đầy đủ hồ sơ theo quy định. - Khoản nợ của DNNVV đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro theo quy định để thu hồi nợ gốc, nhưng DNNVV vẫn còn phần nợ gốc còn lịa chưa được thu hồi. 3. Hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc Quỹ chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Thông tư này. 4. Hồ sơ xóa nợ gốc - Hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. - Báo cáo xử lý rủi ro của Quỹ: Ngoài các nội dung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7, Báo cáo xử lý rủi ro phải có thêm nội dụng kiến nghị mức xóa nợ gốc. 5. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc - Trường hợp xóa nợ gốc không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ: Quỹ có trách nhiệm xóa nợ gốc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị 39/2019/NĐ-CP. - Trường hợp xóa nợ gốc làm giảm vốn điều lệ của Quỹ: Quỹ có trách nhiệm trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 41 Nghị định Nghị 39/2019/NĐ-CP. 6. Nguyên tắc xóa nợ gốc - Mức xóa nợ gốc do người có thẩm quyền quyết định. - Một khoản nợ gốc chỉ được xóa một (01) lần. 7. Thực hiện xóa nợ gốc Quỹ thẩm đinh, đánh giá về rủi ro, xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với DNNVV, có Báo cáo xử lý rủi ro và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT có hiệu lực ngày 25/02/2021. Xem chi tiết tại:
Xóa nợ cho người được thông báo là đã chết?
Chào Luật sư, vào tầm 4 năm trước, tôi đã ra Tòa và xin Tòa án thông báo vợ tôi mất tích do đã biệt tích sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay vợ tôi vẫn chưa trở lại và xác nhận còn sống, vì vậy tôi có thể xin Tòa án thông báo là đã chết hay không? Những thủ tục xóa nợ thuế liên quan đến vợ tôi như thế nào?
Thêm nhiều trường hợp được xóa nợ vay từ ngân hàng chính sách (dự kiến)
Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 50/2010/QĐ-TTg Để phù hợp với các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro, dự thảo đã sửa đổi, bổ sung cụ thể hồ sơ xem xét xử lý nợ tương ứng với từng biện pháp xử lý nợ. Điều kiện xóa nợ: Khách hàng không có khả năng trả nợ, không có người có nghĩa vụ liên đới trả nợ hoặc người có nghĩa vụ liên đới trả nợ không có khả năng trả nợ và thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xóa nợ (gốc, lãi): - Khách hàng bị rủi ro do các nguyên nhân quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 7, 10 Điều 5 Quy chế này nhưng sau khi hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp được khoanh nợ bổ sung theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 6 Quy chế này) mà vẫn không có khả năng trả nợ và Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi nhưng không thu được nợ. - Khách hàng bị rủi ro do một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 8, 9, 11 Điều 5 Quy chế này và Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi nhưng không thu được nợ.” Tại điều 5 Quy chế quy định về nguyên nhân khách quan gồm: 1. Các loại thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung (nếu có); địch họa, hỏa hoạn; các dịch bệnh liên quan tới gia súc, gia cầm, thủy hải sản, động vật nuôi khác và cây trồng xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của khoản vay Ngân hàng Chính sách xã hội của khách hàng. 2. Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng: Không còn nguồn cung cấp nguyên vật liệu; mặt hàng sản xuất kinh doanh bị cấm, bị hạn chế theo quy định của pháp luật, khách hàng phải thực hiện việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Người đi lao động ở nước ngoài về nước trước hạn do: Biến động chính trị, kinh tế - xã hội ở nước nhận lao động của Việt Nam làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài; doanh nghiệp tiếp nhận lao động bị phá sản, giải thể; doanh nghiệp tiếp nhận lao động bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. 4. Người đi lao động ở nước ngoài về nước trước hạn do: Không đủ sức khỏe để làm việc; không đảm bảo tay nghề; không được làm đúng công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã ký. 5. Khách hàng vay vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, mất vốn do các nguyên nhân khách quan khác. 6. Hộ gia đình vay vốn hoặc học sinh sinh viên và người đi lao động ở nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình bỏ đi khỏi địa phương không có thông tin gì từ 2 năm trở lên. Học sinh sinh viên vay vốn trực tiếp hoặc vay vốn thông qua hộ gia đình: Bị bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế; sau khi ra trường chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập hàng tháng dưới mức thu nhập bình quân đầu người của hộ có mức sống trung bình. 7. Hộ gia đình vay vốn trong quá trình sử dụng vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội có thành viên trong hộ gia đình (bao gồm khách hàng đứng tên vay vốn, vợ, chồng, cha, mẹ, con đẻ, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể của khách hàng): Bị tuyên án tù giam từ 12 tháng trở lên; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; mất năng lực hành vi dân sự; mắc bệnh tâm thần; mắc bệnh hiểm nghèo; có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; chết hoặc bị tuyên bố là đã chết; bị tuyên bố mất tích. 8. Các khoản nợ phải thu hồi theo phán quyết của Tòa án nhưng không có khả năng thi hành án; các khoản nợ bị chiếm dụng mà người chiếm dụng chết, mất tích, bị tuyên án tù giam từ 12 tháng trở lên không còn tài sản để trả nợ. 9. Khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã có quyết định phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội. 10. Khách hàng vay vốn bị rủi ro trước thời điểm năm 2014 do các nguyên nhân khách quan quy định tại khoản 1, 2 Điều này nhưng không thực hiện xử lý rủi ro kịp thời. 11. Các khoản nợ nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Kho bạc Nhà nước mà Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi nhưng không thể thu hồi được.” Thông tư 161/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 50/2010/QĐ-TTg hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm: