Hướng dẫn 06/HD-VKSTC: Hướng dẫn kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội năm 2023
Ngày 05/01/2023, Viện KSNDTC có Hướng dẫn 06/HD-VKSTC năm 2023 về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội năm 2023. Theo đó, để công tác đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất khi giải quyết các vụ án hình sự về trật tự xã hội, Viện KSNN các cấp quan tâm tập trung thực hiện các nội dung cụ thể sau: (1) Đối với hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 05/CT-VKSTC năm 2020 về Tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó, thực hiện phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Đồng thời áp dụng đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác này bằng việc thực hiện tốt các nội dung sau: - Tăng cường kiểm sát chặt chẽ các hoạt động của Cơ quan điều tra ngay từ khi tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xác minh nguồn tin về tội phạm. - Nắm chắc các tố giác, tin báo tội phạm về trật tự xã hội. - Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ trực nghiệp vụ, tiếp công dân 24/24 giờ. - Thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội. Lưu ý các tố giác, tin báo về giết người, xâm hại trẻ em, mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc; tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm có tính chất “xã hội đen”; các vụ việc về trật tự xã hội mà dư luận xã hội quan tâm. Đảm bảo mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ và thụ lý giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật. - Kiểm sát viên được phân công thụ lý giải quyết phải chủ động, kịp thời đề ra các yêu cầu kiểm tra, xác minh đảm bảo chất lượng, sát thực; 100% vụ việc phải có yêu cầu xác minh. - Trước khi kết thúc việc xác minh ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự thì cần phối hợp Cơ quan điều tra rà soát để đảm bảo việc ban hành quyết định có căn cứ, đúng pháp luật, chống oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. - Kiểm sát chặt chẽ các căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thường xuyên phối hợp với Cơ quan điều tra rà soát, giải quyết dứt điểm các tố giác, tin báo hoặc kiến nghị khởi tố tạm đình chỉ còn tồn đọng, nếu thấy lý do tạm đình chỉ không còn, thì yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết ngay theo quy định của pháp luật. - Tăng cường hoạt động trực tiếp kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của các Cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra cùng cấp. Lưu ý, tập trung triển khai nghiêm túc, có hiệu quả công tác kiểm sát với lực lượng Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an. - Thường xuyên tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn công tác để báo cáo Viện kiểm sát cấp trên hướng dẫn, chỉ đạo. (2) Đối với hoạt động kiểm sát điều tra, truy tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Thực hiện nghiêm túc về chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm và các quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ của ngành. Quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, truy tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án trật tự xã hội, Viện kiểm sát các cấp quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau: - Trong giai đoạn điều tra vụ án: Kiểm sát viên phải xây dựng kế hoạch kiểm sát, nhật ký kiểm sát điều tra, thu thập chứng cứ phải đúng trình tự, thủ tục. Trong việc xét phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra, phải thận trọng, kiên quyết không phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định trái pháp luật. - Đối với vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các vụ án có tính chất phức tạp, việc thu thập chứng cứ có nhiều khó khăn, bị can không nhận tội, cần trực tiếp hỏi cung bị can, lấy lời khai những người tham gia tố tụng và trực tiếp xem xét đánh giá các chứng cứ, vật chứng thu thập được trước khi đề xuất phê chuẩn các quyết định tố tụng. - Trước khi kết thúc điều tra vụ án, phối hợp với Cơ quan điều tra đánh giá toàn bộ hệ thống chứng cứ buộc tội, gỡ tội, thống nhất đường lối xử lý vụ án bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội. Triển khai thực hiện nghiêm quy định về hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Triển khai hiệu quả số hoá hồ sơ vụ án, xây dựng hồ sơ vụ án, hồ sơ kiểm sát có chứa phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử. - Trong giai đoạn truy tố: Trước khi quyết định việc truy tố, phải phúc tra, kiểm tra thận trọng các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án, nghiên cứu, đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, Trong trường hợp nếu thấy cần thiết thì Kiểm sát viên trực tiếp hỏi cung bị can, ghi lời khai người làm chứng, người bị hại, trực tiếp xem xét các dấu vết, vật chứng. - Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm: Kiểm sát viên phải nghiên cứu, kiểm tra lại các chứng cứ tài liệu đã thu thập có trong hồ sơ vụ án, thống kê và nắm chắc các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, nội dung vụ án. Xây dựng kế hoạch tranh luận, đối đáp tại phiên tòa và dự thảo bản luận tội ngay từ giai đoạn chuẩn bị xét xử, chuẩn bị thực hiện có hiệu quả việc tranh tụng tại phiên toà bảo vệ quan điểm truy tố của Viện kiểm sát. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện “Số hóa hồ sơ vụ án” và công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa để phục vụ tích cực, hiệu quả cho việc giải quyết vụ án. - Quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, phải kịp thời phát hiện các trường hợp bức cung, nhục hình để xử lý nghiêm theo pháp luật. - Tăng cường phối hợp với Cơ quan điều tra, Toà án cùng cấp đảm bảo việc giải quyết án kịp thời, đúng pháp luật. - Chú trọng nâng cao chất lượng giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền, không để tồn đọng kéo dài, quá thời hạn, đặc biệt là các khiếu nại, tố cáo. - Thực hiện nghiêm quy định về đóng dấu bút lục tài liệu điều tra theo khoản 5 Điều 88 Bộ luật TTHS 2015 quy định về lập hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát theo Quyết định 590/QĐ-VKSTC và 190/QĐ-VKSTC . - Quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh Hướng dẫn 33/HD-VKSTC về công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá, báo cáo án đình chỉ do không phạm tội và đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 Bộ luật hình sự 2015. Xem thêm Hướng dẫn 06/HD-VKSTC ban hành ngày 05/01/2023.
Kết quả xét xử sơ thẩm vụ hoa hậu Phương Nga và "hợp đồng tình cảm"
>>> Sự thật đằng sau vụ hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ là gì? Hôm nay, bắt đầu phiên xét xử sơ thẩm lần 2 vụ hoa hậu Phương Ngalừa đảo chiếm đoạt 16.5 tỷ đồng của ông Cao Toàn Mỹ. Về phía người bào chữa của các bên: Bị cáo Nga có 5 Luật sư tham gia bào chữa: - LS Phạm Công Hùng, - LS Trần Đình Danh, - LS Nguyễn Văn Dũ (cùng Đoàn LS TP.HCM), - LS Nguyễn Văn Quynh, - LS Phạm Văn Cương (Đoàn LS TP.Hà Nội); Bị cáo Dung có 2 Luật sư tham gia bào chữa: - Trần Thị Hồng Việt, - LS Phan Hồng Việt (Đoàn LS TP.HCM) Bị hại Cao Toàn Mỹ có 3 Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: - Vương Công Đức, - Vũ Ngọc Tường (Đoàn LS TP.HCM), - LS Trần Thu Nam (Đoàn LS TP.Hà Nội) Tóm tắt vụ việc: Ông Cao Toàn Mỹ từng có quan hệ tình cảm với bà Nga trong thời gian đang ly thân vợ, trong khoảng thời gian đó, cả 2 đã thực hiện “hợp đồng tình cảm” (chính đây là yếu tố làm cho vụ án chuyển sang một hướng mới), ông Mỹ có trách nhiệm chu cấp một khoản tiền và 16.5 tỷ đồng là giá trị căn nhà, còn Nga thì có nghĩa vụ phải duy trì tình cảm với ông Mỹ. Rồi cả 2 đã phát sinh mâu thuẫn, bà Nga nghi ngờ ông Mỹ có người yêu khác, còn ông này không cho hoa hậu đi đóng phim. Sau đó, ông Mỹ đã khởi kiện bà Nga với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại phiên tòa sơ thẩm lần 1: Ông Mỹ đã phủ nhận quan hệ tình cảm với bà Nga, cho rằng bà Nga thuê người đóng giả chủ căn nhà trên đường Nguyễn Trãi Quận 1 để làm giả giấy tờ mua bán nhà nhằm lừa đảo đại gia. Tại phiên tòa sơ thẩm lần 2: Đang cập nhật… Nhiều câu hỏi đặt ra rằng: 1. Liệu có hợp đồng tình cảm giữa ông Mỹ và bà Nga không? 2. Nếu hợp đồng tình cảm được xác lập bằng lời nói (hợp đồng miệng) thì đâu là cơ sở để chứng minh tại Tòa? 3. Trong phiên tòa xét xử lần này, liệu bà Nga có thắng? Tất cả các câu hỏi đó, có lẽ đang chờ sau phán quyết của Tòa, các bạn đón xem nhé!
Re:Ngày 30 tháng 08 năm 2012 xử lưu động sát thủ cài mìn xe máy tại Bắc Ninh đối với Nguyễn Đức Tiềm
Diễn biến phiên tòa Sáng nay, trong lúc chờ HĐXX ra làm việc, mẹ của thai phụ bị chết thảm trong vụ nổ xe máy đã lao lên phía vành móng ngựa đánh thủ phạm gài thuốc nổ, nhiều người dân bên ngoài ùa vào khiến cảnh sát khá vất vả để ngăn chặn. Bị cáo Tiềm tại phiên xử. Ảnh: Hà Anh Hơn 7h, mới sáng sớm nhưng thời tiết đã oi bức, hội trường của UBND xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh (nơi TAND Bắc Ninh mở phiên xử) chật kín người. Phía ngoài, hàng trăm đứng theo dõi qua lao phóng thanh, nhiều thanh niên còn leo lên cây để nhìn vào phòng xử. Trong chiếc áo sơmi trắng rộng, quần áo âu đen, Nguyễn Đức Tiềm (kẻ gài chất nổ vào xe máy hại chết thai phụ 30 tuổi và con gái 4 tuổi) trông nhỏ thó. Tiềm bước vào phòng xử với vẻ mặt lạnh lùng; không chút sợ sệt, hối lỗi khi đối diện những người trong gia đình nạn nhân. Lúc đợi khai mạc phiên xử, mẹ bị hại do quá căm phẫn đã lao lên đánh hung thủ, nhiều người dân bên ngoài ùa vào trong khiến cảnh sát khá vất vả để ngăn chặn. Trong phòng xử chật kín người. Ảnh: Hà Anh 8h, sau gần một tiếng HĐXX làm thủ tục, ông Nguyễn Công Hoan, đại diện VKS tỉnh đã đọc cáo trạng truy tố truy tố Tiềm về 3 tội Giết người, Hủy hoại tài sản và Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức. Ngoài đại diện gia đình thai phụ Nguyễn Thị Quỳnh, anh Lê Đức Trung (nạn nhân bị Tiềm gài chất nổ vào xe máy trong một vụ án khác) cũng có mặt. 8h30', trong lúc VKS đọc nội dung buộc tội bị cáo, trăm người dân tập trung xung quanh phòng xử, chăm chú lắng nghe. Sau vành móng ngựa, Tiềm không biểu lộ cảm xúc khi nghe buộc tội, đôi bàn tay luôn vân vê vào nhau. 8h45', chủ tọa Phạm Minh Tuyên, Phó chánh án TAND tỉnh, hỏi Tiềm phần truy tố của VKS có đúng không? Bị cáo đáp gọn lỏn: "Hoàn toàn đúng". 8h50', vụ Tiềm đặt chất nổ vào xe máy của cậu bạn thân được HĐXX thẩm vấn trước. Bị cáo khai phát hiện vợ và anh Trung có nhiều tin nhắn lén lút, hoặc nội dung trao đổi khá lạ. Là người sống nội tâm, do suy nghĩ nhiều về việc này Tiềm bị tràn dịch màng phổi và bị lao lực. Lúc đó, Trung lại nhắc "cẩn thận vợ" nên anh ta càng suy nghĩ. "Tôi nghi ngờ anh Trung quan hệ không trong sáng với vợ mình. Tôi rất chán số phận của tôi về vợ như thế, bạn như thế. Tôi bị dồn nén đỉnh điểm và đã không kiểm soát việc làm với ý nghĩ dạy Trung một bài học", Tiềm khai. Bị cáo cho biết khi làm ruộng ở gần nhà tình cờ được thuốc nổ trong khe đá liền mang về nhà. Chủ tọa ngắt lời, anh thừa biết với thuốc nổ thì đá cũng nổ tung, vậy mà còn đang tâm gài vào xe máy của anh Trung. Tiềm cúi mặt thừa nhận: "Bị cáo biết ảnh hưởng thế nào đến con người. Anh Trung bị thương chỉ là may mắn". Sau khi anh Trung bị thương, Tiềm bảo từng có ý định giúp bạn tiền để đi "thay chân" nhưng thời điểm đó kinh tế eo hẹp nên không làm được. Tiềm khai do "không hiểu biết pháp luật nên đã không đến công an đầu thú" về tội ác đã gây ra với người bạn thân. 9h, chuyển sang tội ác của Tiềm với gia đình nạn nhân Quỳnh, chủ tọa hỏi bị cáo về mối quan hệ khi cả hai sống chung trong một nhà. Tiềm cho rằng chị Quỳnh có thái độ coi thường bị cáo cùng vợ con nên đã nảy sinh ý định trả thù. Ở dưới phòng xét xử, bất ngờ có tiếng hét lớn: "Nói láo". Vợ Tiềm gục đầu, không nhìn bất cứ ai. Chủ tọa yêu cầu khai quá trình gài thuốc nổ vào xe Dream, bị cáo nói "việc này đã có trong cáo trạng". Chủ tọa giải thích, đây là yêu cầu của HĐXX và bị cáo 34 tuổi trả lời lưu loát về việc đấu nối cài thuốc nổ vào xe của chị Quỳnh. Tiềm bảo khi nghe tiếng nổ đã chạy ra hiện trường, thấy hai mẹ con chị Quỳnh như ngọn đuốc sống, kêu cứu thảm thiết. Chủ tọa hỏi: "Lúc đó thấy bé Vân nói: "Chú Tiềm ơi cứu con với", lương tâm của bị cáo thế nào?". Tiềm nói: "Tôi rất ân hận". Nói đến đây, anh ta bật khóc, nghẹn giọng. 9h15', sau khi "thanh minh" việc cài mìn vào xe của chị Quỳnh và anh Trung là do bị dồn nén, Tiềm khai: "Bị cáo ân hận vì đã sử dụng thuốc nổ vô thức, không suy nghĩ nên gây tổn thương cho nhiều người". Theo vnexpress
Ngày 30 tháng 08 năm 2012 xử lưu động sát thủ cài mìn xe máy tại Bắc Ninh đối với Nguyễn Đức Tiềm
Theo kế hoạch xét xử số52/2012/HSST-QĐ ngày 10 tháng 08 năm 2012 của Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Bắc Ninh Theo kế hoạch trên thì nghi phạm nguyễn Đức Tiềm sẽ bị xét xử với các tội danh 1)Giết người- điều 93 bộ luật Hình sự 2)hủy hoại tài sản- điều 143 3)làm giả tài liệu cơ quan tổ chức- điều 267, Bộ Luật Hình sự Phiên tòa này sẽ do Ông phó chánh án tòa án nhân Tỉnh Bắc Ninh và ông Chánh Tòa Hình sự Tòa án Nhân Dân Tỉnh Bắc Ninh ngồi ghế thẩm phán Vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm, sẽ đưa ra xét xử lưu động tại địa phương xảy ra vụ án ! Bản án nào dành cho Nghi phạm Tiềm, trách nhiệm khác ra sao, mời các anh chị em bình luận!
Hướng dẫn 06/HD-VKSTC: Hướng dẫn kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội năm 2023
Ngày 05/01/2023, Viện KSNDTC có Hướng dẫn 06/HD-VKSTC năm 2023 về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội năm 2023. Theo đó, để công tác đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất khi giải quyết các vụ án hình sự về trật tự xã hội, Viện KSNN các cấp quan tâm tập trung thực hiện các nội dung cụ thể sau: (1) Đối với hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 05/CT-VKSTC năm 2020 về Tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó, thực hiện phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Đồng thời áp dụng đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác này bằng việc thực hiện tốt các nội dung sau: - Tăng cường kiểm sát chặt chẽ các hoạt động của Cơ quan điều tra ngay từ khi tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xác minh nguồn tin về tội phạm. - Nắm chắc các tố giác, tin báo tội phạm về trật tự xã hội. - Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ trực nghiệp vụ, tiếp công dân 24/24 giờ. - Thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội. Lưu ý các tố giác, tin báo về giết người, xâm hại trẻ em, mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc; tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm có tính chất “xã hội đen”; các vụ việc về trật tự xã hội mà dư luận xã hội quan tâm. Đảm bảo mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ và thụ lý giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật. - Kiểm sát viên được phân công thụ lý giải quyết phải chủ động, kịp thời đề ra các yêu cầu kiểm tra, xác minh đảm bảo chất lượng, sát thực; 100% vụ việc phải có yêu cầu xác minh. - Trước khi kết thúc việc xác minh ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự thì cần phối hợp Cơ quan điều tra rà soát để đảm bảo việc ban hành quyết định có căn cứ, đúng pháp luật, chống oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. - Kiểm sát chặt chẽ các căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thường xuyên phối hợp với Cơ quan điều tra rà soát, giải quyết dứt điểm các tố giác, tin báo hoặc kiến nghị khởi tố tạm đình chỉ còn tồn đọng, nếu thấy lý do tạm đình chỉ không còn, thì yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết ngay theo quy định của pháp luật. - Tăng cường hoạt động trực tiếp kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của các Cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra cùng cấp. Lưu ý, tập trung triển khai nghiêm túc, có hiệu quả công tác kiểm sát với lực lượng Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an. - Thường xuyên tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn công tác để báo cáo Viện kiểm sát cấp trên hướng dẫn, chỉ đạo. (2) Đối với hoạt động kiểm sát điều tra, truy tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Thực hiện nghiêm túc về chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm và các quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ của ngành. Quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, truy tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án trật tự xã hội, Viện kiểm sát các cấp quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau: - Trong giai đoạn điều tra vụ án: Kiểm sát viên phải xây dựng kế hoạch kiểm sát, nhật ký kiểm sát điều tra, thu thập chứng cứ phải đúng trình tự, thủ tục. Trong việc xét phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra, phải thận trọng, kiên quyết không phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định trái pháp luật. - Đối với vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các vụ án có tính chất phức tạp, việc thu thập chứng cứ có nhiều khó khăn, bị can không nhận tội, cần trực tiếp hỏi cung bị can, lấy lời khai những người tham gia tố tụng và trực tiếp xem xét đánh giá các chứng cứ, vật chứng thu thập được trước khi đề xuất phê chuẩn các quyết định tố tụng. - Trước khi kết thúc điều tra vụ án, phối hợp với Cơ quan điều tra đánh giá toàn bộ hệ thống chứng cứ buộc tội, gỡ tội, thống nhất đường lối xử lý vụ án bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội. Triển khai thực hiện nghiêm quy định về hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Triển khai hiệu quả số hoá hồ sơ vụ án, xây dựng hồ sơ vụ án, hồ sơ kiểm sát có chứa phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử. - Trong giai đoạn truy tố: Trước khi quyết định việc truy tố, phải phúc tra, kiểm tra thận trọng các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án, nghiên cứu, đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, Trong trường hợp nếu thấy cần thiết thì Kiểm sát viên trực tiếp hỏi cung bị can, ghi lời khai người làm chứng, người bị hại, trực tiếp xem xét các dấu vết, vật chứng. - Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm: Kiểm sát viên phải nghiên cứu, kiểm tra lại các chứng cứ tài liệu đã thu thập có trong hồ sơ vụ án, thống kê và nắm chắc các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, nội dung vụ án. Xây dựng kế hoạch tranh luận, đối đáp tại phiên tòa và dự thảo bản luận tội ngay từ giai đoạn chuẩn bị xét xử, chuẩn bị thực hiện có hiệu quả việc tranh tụng tại phiên toà bảo vệ quan điểm truy tố của Viện kiểm sát. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện “Số hóa hồ sơ vụ án” và công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa để phục vụ tích cực, hiệu quả cho việc giải quyết vụ án. - Quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, phải kịp thời phát hiện các trường hợp bức cung, nhục hình để xử lý nghiêm theo pháp luật. - Tăng cường phối hợp với Cơ quan điều tra, Toà án cùng cấp đảm bảo việc giải quyết án kịp thời, đúng pháp luật. - Chú trọng nâng cao chất lượng giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền, không để tồn đọng kéo dài, quá thời hạn, đặc biệt là các khiếu nại, tố cáo. - Thực hiện nghiêm quy định về đóng dấu bút lục tài liệu điều tra theo khoản 5 Điều 88 Bộ luật TTHS 2015 quy định về lập hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát theo Quyết định 590/QĐ-VKSTC và 190/QĐ-VKSTC . - Quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh Hướng dẫn 33/HD-VKSTC về công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá, báo cáo án đình chỉ do không phạm tội và đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 Bộ luật hình sự 2015. Xem thêm Hướng dẫn 06/HD-VKSTC ban hành ngày 05/01/2023.
Kết quả xét xử sơ thẩm vụ hoa hậu Phương Nga và "hợp đồng tình cảm"
>>> Sự thật đằng sau vụ hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ là gì? Hôm nay, bắt đầu phiên xét xử sơ thẩm lần 2 vụ hoa hậu Phương Ngalừa đảo chiếm đoạt 16.5 tỷ đồng của ông Cao Toàn Mỹ. Về phía người bào chữa của các bên: Bị cáo Nga có 5 Luật sư tham gia bào chữa: - LS Phạm Công Hùng, - LS Trần Đình Danh, - LS Nguyễn Văn Dũ (cùng Đoàn LS TP.HCM), - LS Nguyễn Văn Quynh, - LS Phạm Văn Cương (Đoàn LS TP.Hà Nội); Bị cáo Dung có 2 Luật sư tham gia bào chữa: - Trần Thị Hồng Việt, - LS Phan Hồng Việt (Đoàn LS TP.HCM) Bị hại Cao Toàn Mỹ có 3 Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: - Vương Công Đức, - Vũ Ngọc Tường (Đoàn LS TP.HCM), - LS Trần Thu Nam (Đoàn LS TP.Hà Nội) Tóm tắt vụ việc: Ông Cao Toàn Mỹ từng có quan hệ tình cảm với bà Nga trong thời gian đang ly thân vợ, trong khoảng thời gian đó, cả 2 đã thực hiện “hợp đồng tình cảm” (chính đây là yếu tố làm cho vụ án chuyển sang một hướng mới), ông Mỹ có trách nhiệm chu cấp một khoản tiền và 16.5 tỷ đồng là giá trị căn nhà, còn Nga thì có nghĩa vụ phải duy trì tình cảm với ông Mỹ. Rồi cả 2 đã phát sinh mâu thuẫn, bà Nga nghi ngờ ông Mỹ có người yêu khác, còn ông này không cho hoa hậu đi đóng phim. Sau đó, ông Mỹ đã khởi kiện bà Nga với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại phiên tòa sơ thẩm lần 1: Ông Mỹ đã phủ nhận quan hệ tình cảm với bà Nga, cho rằng bà Nga thuê người đóng giả chủ căn nhà trên đường Nguyễn Trãi Quận 1 để làm giả giấy tờ mua bán nhà nhằm lừa đảo đại gia. Tại phiên tòa sơ thẩm lần 2: Đang cập nhật… Nhiều câu hỏi đặt ra rằng: 1. Liệu có hợp đồng tình cảm giữa ông Mỹ và bà Nga không? 2. Nếu hợp đồng tình cảm được xác lập bằng lời nói (hợp đồng miệng) thì đâu là cơ sở để chứng minh tại Tòa? 3. Trong phiên tòa xét xử lần này, liệu bà Nga có thắng? Tất cả các câu hỏi đó, có lẽ đang chờ sau phán quyết của Tòa, các bạn đón xem nhé!
Re:Ngày 30 tháng 08 năm 2012 xử lưu động sát thủ cài mìn xe máy tại Bắc Ninh đối với Nguyễn Đức Tiềm
Diễn biến phiên tòa Sáng nay, trong lúc chờ HĐXX ra làm việc, mẹ của thai phụ bị chết thảm trong vụ nổ xe máy đã lao lên phía vành móng ngựa đánh thủ phạm gài thuốc nổ, nhiều người dân bên ngoài ùa vào khiến cảnh sát khá vất vả để ngăn chặn. Bị cáo Tiềm tại phiên xử. Ảnh: Hà Anh Hơn 7h, mới sáng sớm nhưng thời tiết đã oi bức, hội trường của UBND xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh (nơi TAND Bắc Ninh mở phiên xử) chật kín người. Phía ngoài, hàng trăm đứng theo dõi qua lao phóng thanh, nhiều thanh niên còn leo lên cây để nhìn vào phòng xử. Trong chiếc áo sơmi trắng rộng, quần áo âu đen, Nguyễn Đức Tiềm (kẻ gài chất nổ vào xe máy hại chết thai phụ 30 tuổi và con gái 4 tuổi) trông nhỏ thó. Tiềm bước vào phòng xử với vẻ mặt lạnh lùng; không chút sợ sệt, hối lỗi khi đối diện những người trong gia đình nạn nhân. Lúc đợi khai mạc phiên xử, mẹ bị hại do quá căm phẫn đã lao lên đánh hung thủ, nhiều người dân bên ngoài ùa vào trong khiến cảnh sát khá vất vả để ngăn chặn. Trong phòng xử chật kín người. Ảnh: Hà Anh 8h, sau gần một tiếng HĐXX làm thủ tục, ông Nguyễn Công Hoan, đại diện VKS tỉnh đã đọc cáo trạng truy tố truy tố Tiềm về 3 tội Giết người, Hủy hoại tài sản và Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức. Ngoài đại diện gia đình thai phụ Nguyễn Thị Quỳnh, anh Lê Đức Trung (nạn nhân bị Tiềm gài chất nổ vào xe máy trong một vụ án khác) cũng có mặt. 8h30', trong lúc VKS đọc nội dung buộc tội bị cáo, trăm người dân tập trung xung quanh phòng xử, chăm chú lắng nghe. Sau vành móng ngựa, Tiềm không biểu lộ cảm xúc khi nghe buộc tội, đôi bàn tay luôn vân vê vào nhau. 8h45', chủ tọa Phạm Minh Tuyên, Phó chánh án TAND tỉnh, hỏi Tiềm phần truy tố của VKS có đúng không? Bị cáo đáp gọn lỏn: "Hoàn toàn đúng". 8h50', vụ Tiềm đặt chất nổ vào xe máy của cậu bạn thân được HĐXX thẩm vấn trước. Bị cáo khai phát hiện vợ và anh Trung có nhiều tin nhắn lén lút, hoặc nội dung trao đổi khá lạ. Là người sống nội tâm, do suy nghĩ nhiều về việc này Tiềm bị tràn dịch màng phổi và bị lao lực. Lúc đó, Trung lại nhắc "cẩn thận vợ" nên anh ta càng suy nghĩ. "Tôi nghi ngờ anh Trung quan hệ không trong sáng với vợ mình. Tôi rất chán số phận của tôi về vợ như thế, bạn như thế. Tôi bị dồn nén đỉnh điểm và đã không kiểm soát việc làm với ý nghĩ dạy Trung một bài học", Tiềm khai. Bị cáo cho biết khi làm ruộng ở gần nhà tình cờ được thuốc nổ trong khe đá liền mang về nhà. Chủ tọa ngắt lời, anh thừa biết với thuốc nổ thì đá cũng nổ tung, vậy mà còn đang tâm gài vào xe máy của anh Trung. Tiềm cúi mặt thừa nhận: "Bị cáo biết ảnh hưởng thế nào đến con người. Anh Trung bị thương chỉ là may mắn". Sau khi anh Trung bị thương, Tiềm bảo từng có ý định giúp bạn tiền để đi "thay chân" nhưng thời điểm đó kinh tế eo hẹp nên không làm được. Tiềm khai do "không hiểu biết pháp luật nên đã không đến công an đầu thú" về tội ác đã gây ra với người bạn thân. 9h, chuyển sang tội ác của Tiềm với gia đình nạn nhân Quỳnh, chủ tọa hỏi bị cáo về mối quan hệ khi cả hai sống chung trong một nhà. Tiềm cho rằng chị Quỳnh có thái độ coi thường bị cáo cùng vợ con nên đã nảy sinh ý định trả thù. Ở dưới phòng xét xử, bất ngờ có tiếng hét lớn: "Nói láo". Vợ Tiềm gục đầu, không nhìn bất cứ ai. Chủ tọa yêu cầu khai quá trình gài thuốc nổ vào xe Dream, bị cáo nói "việc này đã có trong cáo trạng". Chủ tọa giải thích, đây là yêu cầu của HĐXX và bị cáo 34 tuổi trả lời lưu loát về việc đấu nối cài thuốc nổ vào xe của chị Quỳnh. Tiềm bảo khi nghe tiếng nổ đã chạy ra hiện trường, thấy hai mẹ con chị Quỳnh như ngọn đuốc sống, kêu cứu thảm thiết. Chủ tọa hỏi: "Lúc đó thấy bé Vân nói: "Chú Tiềm ơi cứu con với", lương tâm của bị cáo thế nào?". Tiềm nói: "Tôi rất ân hận". Nói đến đây, anh ta bật khóc, nghẹn giọng. 9h15', sau khi "thanh minh" việc cài mìn vào xe của chị Quỳnh và anh Trung là do bị dồn nén, Tiềm khai: "Bị cáo ân hận vì đã sử dụng thuốc nổ vô thức, không suy nghĩ nên gây tổn thương cho nhiều người". Theo vnexpress
Ngày 30 tháng 08 năm 2012 xử lưu động sát thủ cài mìn xe máy tại Bắc Ninh đối với Nguyễn Đức Tiềm
Theo kế hoạch xét xử số52/2012/HSST-QĐ ngày 10 tháng 08 năm 2012 của Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Bắc Ninh Theo kế hoạch trên thì nghi phạm nguyễn Đức Tiềm sẽ bị xét xử với các tội danh 1)Giết người- điều 93 bộ luật Hình sự 2)hủy hoại tài sản- điều 143 3)làm giả tài liệu cơ quan tổ chức- điều 267, Bộ Luật Hình sự Phiên tòa này sẽ do Ông phó chánh án tòa án nhân Tỉnh Bắc Ninh và ông Chánh Tòa Hình sự Tòa án Nhân Dân Tỉnh Bắc Ninh ngồi ghế thẩm phán Vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm, sẽ đưa ra xét xử lưu động tại địa phương xảy ra vụ án ! Bản án nào dành cho Nghi phạm Tiềm, trách nhiệm khác ra sao, mời các anh chị em bình luận!