TAND Tối cao giải đáp vướng mắc về xác định tội danh
Ngày 10/9/2024, TAND Tối cao đã có Công văn 163/TANDTC-PC giải đáp một số vướng mắc trong xét xử. Cụ thể, TAND Tối cao đã giải đáp một số vướng mắc liên quan đến xác định tội danh. Cụ thể như sau. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/24/163-TANDTC-PC.pdf Công văn 163/TANDTC-PC (1) Con đuổi cha mẹ ra khỏi nhà là xâm phạm chỗ ở hay tội ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ? Cụ thể, tại Công văn 163/TANDTC-PC có thắc mắc như sau: Một người có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 158 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 trong thời gian bao lâu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Trường hợp con ở cùng nhà với cha mẹ (nhà thuộc quyền sở hữu của cha mẹ) mà đuổi cha mẹ ra khỏi nhà thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo Điều 158 Bộ Luật Hình sự 2015 không? Theo đó, TAND Tối cao đã giải đáp thắc mắc nêu trên như sau: - Điều 158 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 không quy định xâm phạm chỗ ở của người khác trong thời gian bao lâu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 158 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Trường hợp con ở chung với cha mẹ mà đuổi cha mẹ ra khỏi nhà thì hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ theo quy định tại Điều 185 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. (2) Làm giả giấy tờ là tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức hay tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức? Cụ thể, tại Công văn 163/TANDTC-PC có nêu vướng mắc liên quan đến tội làm giả con dấu như sau: Nguyễn Văn A vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn chết người. Trong quá trình điều tra phát hiện sử dụng GPLX hạng B2 giả (A cung cấp thông tin của mình cho đối tượng làm giả) để điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức hay Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức? Đối với vướng mắc nêu trên, TAND Tối cao giải đáp như sau: Đối với trường hợp này, Bên cạnh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm về quy định tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 thì A còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017. Bên cạnh đó, TAND địa phương còn gặp vướng mắc trong trường hợp như sau: Nguyễn Văn A nhờ người làm giả CCCD đứng tên người khác. Sau khi nhận được CCCD giả thì A dán ảnh của mình để lừa đảo chiếm đoạt 1,8 tỷ đồng. Theo đó, trong trường hợp này, A bị truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 hay bị truy cứu về 02 tội là làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017? Theo đó, TAND Tối cao giải đáp cho vướng mắc nêu trên như sau: Nguyễn Văn A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với tình tiết định khung là “Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 341 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017. (3) Tài sản trộm được có giá trị nhỏ hơn tài sản đã hủy hoại để trộm thì định tội thế nào Cụ thể, trường hợp Nguyễn Văn A có hành vi phá két sắt nhằm mục đích trộm cắp tài sản và đã lấy được số tiền 05 triệu đồng. Tuy nhiên, két sắt do A hủy hoại có giá trị 10 triệu đồng. Trường hợp này, A chỉ phạm 01 tội là tội trộm cắp tài sản hay phạm 02 tội là trộm cắp tài sản và hủy hoại tài sản. Giải đáp cho vướng mắc nêu trên, TAND Tối cao cho rằng mặc dù A chỉ có động cơ, mục đích là trộm cắp nhưng buộc A phải nhận thức hành vi phá két sắt là hủy hoại tài sản của người khác. Theo đó, hành vi của A đã cấu thành 02 tội là tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015 và tội hủy hoại tài sản quy định tại Điều 178 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017. Bên cạnh đó, TAND cũng có nêu thêm một tình huống khác như sau: Nguyễn Văn A là nhân viên của cửa hàng điện thoại di động MT do ông Trần Thanh B làm chủ, cửa hàng MT được đăng ký kinh doanh là hộ kinh doanh. Trong quá trình làm việc, A được giao nhiệm vụ thu tiền bán thẻ điện thoại, máy điện thoại và có trách nhiệm trực tiếp quản lý tiền thu được và nộp lại cho chủ cửa hàng. Tại đây, A đã lợi dụng nhiệm vụ được giao, sau khi thu tiền của khách hàng, A không nộp về cho cửa hàng mà chiếm đoạt số tiền 20 triệu đồng. Vậy hành vi của A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay tội tham ô tài sản? Cụ thể, TAND Tối cao giải đáp cho vướng mắc nêu trên như sau: Tại khoản 6 Điều 353 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 thì người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Tại khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có nêu rõ, Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Mà theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Như vậy, hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, hành vi nêu trên của A đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017.
Khi nào "phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn PVCĐ" được xem là tình tiết giảm nhẹ?
Em chào anh. Em có một thắc mắc rất mong được anh giải đáp ạ. Theo Luật Hình Sự 2015 thì "phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" là tình tiết giảm nhẹ TNHS. Nhưng nếu đây là dấu hiệu định tội thì không được xem là tình tiết giảm nhẹ". Ví dụ: A tấn công B. B giằng được con dao từ A và liên tục chém A nhiều nhát và A tử vong. B bị kết tội "giết ngưòi do vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng" theo điều 126, vậy nên không thể hưởng tình tiết giảm nhẹ là "phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" theo điểm c khoản 1 điều 51 nữa. Vậy em muốn hỏi, trong trường hợp như thế nào thì "phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn PVCĐ" được chấp nhận là tình tiết giảm nhẹ TNHS ạ? Em rất mong nhận được câu trả lời từ anh ạ. Em cảm ơn anh và chúc anh một ngày tốt lành ạ.
Xác định tội danh trong các vụ chiếm đoạt giấy tờ, hồ sơ
Cả nhà cho e hỏi: Việc một số đối tượng thực hiện hành vi chiếm các loại giấy tờ, hợp đồng mua bán thì phạm tội gì? Các loại giấy tờ đó có được coi là tài sản khồng?
Xác định tội danh và khung hình phạt
A do bị ban bè xấu lôi kéo , rủ rê đã cùng đồng bọn đột nhập vào nhà bà M trộm cắp .Khi bị phát hiện A đã chủ động tấn công và đâm chết cháu trai của bà M để tẩu thoát chứ không nhằm giữ lại tài sản trộm cắp nữa . 1.A phạm tội gì ? Vì sao? 2.Nếu A đâm chết cháu trai cuả bà M không phải để tẩu thoát mà là muốn cố gắng giữ bằng được tài sản lấy trộm khi đó , A phạm tội gì? 3.Nếu A chỉ làm thương cháu trai bà M thì hung hình phạt của A là như thế nào? 4.Xác định các tình tiết tang nặng trong vụ án?
Xác định tội danh của Trung trong trường hợp này
Do mâu thuẫn với mẹ ruột mình là bà Liêu, sau một hồi cãi vã với mẹ, Trung liền mang can nhựa đi mua 3 lít xăng đem về nhà. Lúc này cháu Thảo (con gái Trung) đang ngủ trên giường, chị Xuân là vợ Trung lúc này đang bế đứa con gái 2 tuổi tên Vy. Thấy Trung đang cầm can xăng với thái độ rất hung hăng, chị Xuân liền can ngăn, nhưng Trung gạt chị Xuân ra và quát “Tao đốt nhà rồi trả cho bà Liêu”, vừa nói Trung vừa tưới xăng lên nền nhà và vách nhà bằng gỗ. Chị xuân một tay bế con một tay giật can xăng trên tay Trung. Tức thì Trung bật quẹt, lửa bùng cháy. Sau đó hàng xóm đến can ngăn và dập lửa. Kết quả là cháu vi bị bỏng nặng và chết ngay sau đó. Chị Xuân và Trung cũng bị bỏng nhưng thoát chết (chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật 41%. Một phần vách nhà và tài sản trong nhà bị cháy, thiệt hại là 10 triệu đồng. Theo anh/chị hành vi của Trung phạm những tội gì, mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với Trung là bao nhiêu?
Xác định tội danh và khung hình phạt của hành vi trong trường hợp sau
Các vị tiền bối cho ý kiến ạ: Nhân lúc B quên khóa cổng, A đã lẻn vào sân nhà B để trộm xe máy của B khi B đang ở trong nhà, khi A dắt xe máy ra đến giữa sân thì bị B phát hiện, B kéo lại chiếc xe máy thì bị A dùng chân đạp liên tục vào bụng B khiến B ngã gục xuống sân. sau đó A tẩu thoát cùng chiếc xe máy. B được mọi người phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu, và B bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 25%. Vậy các tiền bối cho e hỏi là tội danh của A là gì ạ? Theo điều băn khoăn của em hiện giờ là A phạm tội trộm cắp tài sản và tội cố ý gây thương tích. Hay là tội trộm cắp tài sản với tình tiết là hành hung để tẩu thoát được quy định tại điểm đ khoản 2 điều 173 BLHS 2015. Nhờ các vị tiền bối giúp e giải đáp thắc mắc với ạ?
Ngày 30/7/2018 tại đoạn đường liên xã anh nguyễn văn A điều khiển máy xúc đào hiệu komassu lên thùng xe ô tô bks xx loại xe tải 2,5 tấn không phải xe chuyên dùng chở máy do anh nguyễn văn B điều khiển để di chuyển địa điểm thi công. Khi anh A điều khiển máy xúc chống gầu để trèo lên thùng thì anh C điều khiển xe máy đi qua. Đúng thời điểm này máy xúc mất thăng bằng đổ nghiêng đè vào anh C làm anh C bị thương tích 80%. kết quả xác minh sơ bộ thời điểm xảy ra tai nạn tại hiện trường không có cảnh báo hướng dẫn, anh A không có chứng chỉ lái máy, anh B có bằng lái xe phù hợp. Trường hợp nêu trên ai phạm tội?tội gì?căn cứ pháp lý? Đây là tình huống thực tế rất mong các bạn đã nghiên cứu sâu góp ý tư vấn. Xin cảm ơn mọi người
Mọi người cho em hỏi: B đến nhà A, hai bêncãi vã nên A dùng tay đấm mặt B, B cũng tháo mũ bảo hiểm đánh lại.Sau đó A, B vật nhau thì cả 2 té xuống hàng rào kẽm gai làm người B trầy xước nhiều nơi. Khi Công an trưng cầu giám định thương tích B là 13%. Vậy cho em hỏi khởi tố A hành vi cố ý gây thương tích được không? (tại em nghĩ A và B vật nhau, việc té ngã vào hàng rào kẽm gai gây phần lớn % thương tích cho B là ngoài ý muốn của A.Vậy có lấy % thương tích chủ yếu do kẽm gai gây ra để kết tội A cố ý gây thương tích được không)
VƯỚNG MẮC TRONG XÁC ĐỊNH TỘI DANH
Chào mọi người. Em có thắc mắc mong mọi người giải đáp giúp em với ạ. Đối với tội hủy hoại tài sản và tội cố ý làm hư hỏng tài sản thì tùy vào tinh chất thiệt hại của tài sản và giá trị để định tội danh. Tuy nhiên trong trường hợp người thực hiện hành vi khi tấn công gây thiệt hại tài sản cho người khác mà người bị thiệt hại có nhiều tài sản bị gây thiệt hại nhưng có tài sản chỉ bị hư hỏng, có tài sản thì bị tiêu huỷ hoàn toàn’ cũng có trường hợp nhiều tài sản mà giá trị tài sản bị thiệt hại lại khác nhau có tài sản giá trị bị thiệt hại ít hơn hai triệu đồng nhưng có tài sản lại có giá trị lớn hơn hai triệu đồng. Vậy trong trường hợp này việc định tội danh sẽ như thế nào. Ví dụ: Một người đập phá tài sản của người khác, tổng thiệt hại xác định chung là 2.500.000 đồng nhưng phần tài sản bị huỷ hoại là 2.150.000 đồng và phần tài sản bị hư hỏng 450.000 đồng. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự vể tội hủy hoại tài sản với giá trị thiệt hại là 2150000 đồng còn phần còn lại không đủ cấu thành tội phạm riêng lẻ khác. Em cảm ơn mọi người rất nhiều.
TAND Tối cao giải đáp vướng mắc về xác định tội danh
Ngày 10/9/2024, TAND Tối cao đã có Công văn 163/TANDTC-PC giải đáp một số vướng mắc trong xét xử. Cụ thể, TAND Tối cao đã giải đáp một số vướng mắc liên quan đến xác định tội danh. Cụ thể như sau. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/24/163-TANDTC-PC.pdf Công văn 163/TANDTC-PC (1) Con đuổi cha mẹ ra khỏi nhà là xâm phạm chỗ ở hay tội ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ? Cụ thể, tại Công văn 163/TANDTC-PC có thắc mắc như sau: Một người có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 158 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 trong thời gian bao lâu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Trường hợp con ở cùng nhà với cha mẹ (nhà thuộc quyền sở hữu của cha mẹ) mà đuổi cha mẹ ra khỏi nhà thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo Điều 158 Bộ Luật Hình sự 2015 không? Theo đó, TAND Tối cao đã giải đáp thắc mắc nêu trên như sau: - Điều 158 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 không quy định xâm phạm chỗ ở của người khác trong thời gian bao lâu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 158 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Trường hợp con ở chung với cha mẹ mà đuổi cha mẹ ra khỏi nhà thì hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ theo quy định tại Điều 185 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. (2) Làm giả giấy tờ là tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức hay tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức? Cụ thể, tại Công văn 163/TANDTC-PC có nêu vướng mắc liên quan đến tội làm giả con dấu như sau: Nguyễn Văn A vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn chết người. Trong quá trình điều tra phát hiện sử dụng GPLX hạng B2 giả (A cung cấp thông tin của mình cho đối tượng làm giả) để điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức hay Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức? Đối với vướng mắc nêu trên, TAND Tối cao giải đáp như sau: Đối với trường hợp này, Bên cạnh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm về quy định tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 thì A còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017. Bên cạnh đó, TAND địa phương còn gặp vướng mắc trong trường hợp như sau: Nguyễn Văn A nhờ người làm giả CCCD đứng tên người khác. Sau khi nhận được CCCD giả thì A dán ảnh của mình để lừa đảo chiếm đoạt 1,8 tỷ đồng. Theo đó, trong trường hợp này, A bị truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 hay bị truy cứu về 02 tội là làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017? Theo đó, TAND Tối cao giải đáp cho vướng mắc nêu trên như sau: Nguyễn Văn A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với tình tiết định khung là “Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 341 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017. (3) Tài sản trộm được có giá trị nhỏ hơn tài sản đã hủy hoại để trộm thì định tội thế nào Cụ thể, trường hợp Nguyễn Văn A có hành vi phá két sắt nhằm mục đích trộm cắp tài sản và đã lấy được số tiền 05 triệu đồng. Tuy nhiên, két sắt do A hủy hoại có giá trị 10 triệu đồng. Trường hợp này, A chỉ phạm 01 tội là tội trộm cắp tài sản hay phạm 02 tội là trộm cắp tài sản và hủy hoại tài sản. Giải đáp cho vướng mắc nêu trên, TAND Tối cao cho rằng mặc dù A chỉ có động cơ, mục đích là trộm cắp nhưng buộc A phải nhận thức hành vi phá két sắt là hủy hoại tài sản của người khác. Theo đó, hành vi của A đã cấu thành 02 tội là tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015 và tội hủy hoại tài sản quy định tại Điều 178 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017. Bên cạnh đó, TAND cũng có nêu thêm một tình huống khác như sau: Nguyễn Văn A là nhân viên của cửa hàng điện thoại di động MT do ông Trần Thanh B làm chủ, cửa hàng MT được đăng ký kinh doanh là hộ kinh doanh. Trong quá trình làm việc, A được giao nhiệm vụ thu tiền bán thẻ điện thoại, máy điện thoại và có trách nhiệm trực tiếp quản lý tiền thu được và nộp lại cho chủ cửa hàng. Tại đây, A đã lợi dụng nhiệm vụ được giao, sau khi thu tiền của khách hàng, A không nộp về cho cửa hàng mà chiếm đoạt số tiền 20 triệu đồng. Vậy hành vi của A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay tội tham ô tài sản? Cụ thể, TAND Tối cao giải đáp cho vướng mắc nêu trên như sau: Tại khoản 6 Điều 353 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 thì người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Tại khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có nêu rõ, Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Mà theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Như vậy, hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, hành vi nêu trên của A đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017.
Khi nào "phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn PVCĐ" được xem là tình tiết giảm nhẹ?
Em chào anh. Em có một thắc mắc rất mong được anh giải đáp ạ. Theo Luật Hình Sự 2015 thì "phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" là tình tiết giảm nhẹ TNHS. Nhưng nếu đây là dấu hiệu định tội thì không được xem là tình tiết giảm nhẹ". Ví dụ: A tấn công B. B giằng được con dao từ A và liên tục chém A nhiều nhát và A tử vong. B bị kết tội "giết ngưòi do vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng" theo điều 126, vậy nên không thể hưởng tình tiết giảm nhẹ là "phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" theo điểm c khoản 1 điều 51 nữa. Vậy em muốn hỏi, trong trường hợp như thế nào thì "phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn PVCĐ" được chấp nhận là tình tiết giảm nhẹ TNHS ạ? Em rất mong nhận được câu trả lời từ anh ạ. Em cảm ơn anh và chúc anh một ngày tốt lành ạ.
Xác định tội danh trong các vụ chiếm đoạt giấy tờ, hồ sơ
Cả nhà cho e hỏi: Việc một số đối tượng thực hiện hành vi chiếm các loại giấy tờ, hợp đồng mua bán thì phạm tội gì? Các loại giấy tờ đó có được coi là tài sản khồng?
Xác định tội danh và khung hình phạt
A do bị ban bè xấu lôi kéo , rủ rê đã cùng đồng bọn đột nhập vào nhà bà M trộm cắp .Khi bị phát hiện A đã chủ động tấn công và đâm chết cháu trai của bà M để tẩu thoát chứ không nhằm giữ lại tài sản trộm cắp nữa . 1.A phạm tội gì ? Vì sao? 2.Nếu A đâm chết cháu trai cuả bà M không phải để tẩu thoát mà là muốn cố gắng giữ bằng được tài sản lấy trộm khi đó , A phạm tội gì? 3.Nếu A chỉ làm thương cháu trai bà M thì hung hình phạt của A là như thế nào? 4.Xác định các tình tiết tang nặng trong vụ án?
Xác định tội danh của Trung trong trường hợp này
Do mâu thuẫn với mẹ ruột mình là bà Liêu, sau một hồi cãi vã với mẹ, Trung liền mang can nhựa đi mua 3 lít xăng đem về nhà. Lúc này cháu Thảo (con gái Trung) đang ngủ trên giường, chị Xuân là vợ Trung lúc này đang bế đứa con gái 2 tuổi tên Vy. Thấy Trung đang cầm can xăng với thái độ rất hung hăng, chị Xuân liền can ngăn, nhưng Trung gạt chị Xuân ra và quát “Tao đốt nhà rồi trả cho bà Liêu”, vừa nói Trung vừa tưới xăng lên nền nhà và vách nhà bằng gỗ. Chị xuân một tay bế con một tay giật can xăng trên tay Trung. Tức thì Trung bật quẹt, lửa bùng cháy. Sau đó hàng xóm đến can ngăn và dập lửa. Kết quả là cháu vi bị bỏng nặng và chết ngay sau đó. Chị Xuân và Trung cũng bị bỏng nhưng thoát chết (chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật 41%. Một phần vách nhà và tài sản trong nhà bị cháy, thiệt hại là 10 triệu đồng. Theo anh/chị hành vi của Trung phạm những tội gì, mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với Trung là bao nhiêu?
Xác định tội danh và khung hình phạt của hành vi trong trường hợp sau
Các vị tiền bối cho ý kiến ạ: Nhân lúc B quên khóa cổng, A đã lẻn vào sân nhà B để trộm xe máy của B khi B đang ở trong nhà, khi A dắt xe máy ra đến giữa sân thì bị B phát hiện, B kéo lại chiếc xe máy thì bị A dùng chân đạp liên tục vào bụng B khiến B ngã gục xuống sân. sau đó A tẩu thoát cùng chiếc xe máy. B được mọi người phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu, và B bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 25%. Vậy các tiền bối cho e hỏi là tội danh của A là gì ạ? Theo điều băn khoăn của em hiện giờ là A phạm tội trộm cắp tài sản và tội cố ý gây thương tích. Hay là tội trộm cắp tài sản với tình tiết là hành hung để tẩu thoát được quy định tại điểm đ khoản 2 điều 173 BLHS 2015. Nhờ các vị tiền bối giúp e giải đáp thắc mắc với ạ?
Ngày 30/7/2018 tại đoạn đường liên xã anh nguyễn văn A điều khiển máy xúc đào hiệu komassu lên thùng xe ô tô bks xx loại xe tải 2,5 tấn không phải xe chuyên dùng chở máy do anh nguyễn văn B điều khiển để di chuyển địa điểm thi công. Khi anh A điều khiển máy xúc chống gầu để trèo lên thùng thì anh C điều khiển xe máy đi qua. Đúng thời điểm này máy xúc mất thăng bằng đổ nghiêng đè vào anh C làm anh C bị thương tích 80%. kết quả xác minh sơ bộ thời điểm xảy ra tai nạn tại hiện trường không có cảnh báo hướng dẫn, anh A không có chứng chỉ lái máy, anh B có bằng lái xe phù hợp. Trường hợp nêu trên ai phạm tội?tội gì?căn cứ pháp lý? Đây là tình huống thực tế rất mong các bạn đã nghiên cứu sâu góp ý tư vấn. Xin cảm ơn mọi người
Mọi người cho em hỏi: B đến nhà A, hai bêncãi vã nên A dùng tay đấm mặt B, B cũng tháo mũ bảo hiểm đánh lại.Sau đó A, B vật nhau thì cả 2 té xuống hàng rào kẽm gai làm người B trầy xước nhiều nơi. Khi Công an trưng cầu giám định thương tích B là 13%. Vậy cho em hỏi khởi tố A hành vi cố ý gây thương tích được không? (tại em nghĩ A và B vật nhau, việc té ngã vào hàng rào kẽm gai gây phần lớn % thương tích cho B là ngoài ý muốn của A.Vậy có lấy % thương tích chủ yếu do kẽm gai gây ra để kết tội A cố ý gây thương tích được không)
VƯỚNG MẮC TRONG XÁC ĐỊNH TỘI DANH
Chào mọi người. Em có thắc mắc mong mọi người giải đáp giúp em với ạ. Đối với tội hủy hoại tài sản và tội cố ý làm hư hỏng tài sản thì tùy vào tinh chất thiệt hại của tài sản và giá trị để định tội danh. Tuy nhiên trong trường hợp người thực hiện hành vi khi tấn công gây thiệt hại tài sản cho người khác mà người bị thiệt hại có nhiều tài sản bị gây thiệt hại nhưng có tài sản chỉ bị hư hỏng, có tài sản thì bị tiêu huỷ hoàn toàn’ cũng có trường hợp nhiều tài sản mà giá trị tài sản bị thiệt hại lại khác nhau có tài sản giá trị bị thiệt hại ít hơn hai triệu đồng nhưng có tài sản lại có giá trị lớn hơn hai triệu đồng. Vậy trong trường hợp này việc định tội danh sẽ như thế nào. Ví dụ: Một người đập phá tài sản của người khác, tổng thiệt hại xác định chung là 2.500.000 đồng nhưng phần tài sản bị huỷ hoại là 2.150.000 đồng và phần tài sản bị hư hỏng 450.000 đồng. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự vể tội hủy hoại tài sản với giá trị thiệt hại là 2150000 đồng còn phần còn lại không đủ cấu thành tội phạm riêng lẻ khác. Em cảm ơn mọi người rất nhiều.