Cho tôi hỏi thư viện pháp luật! Một cá nhân có thể nhận tối đa bao nhiêu mét vuông đất thổ cư tại 1 phường của thành phố thuộc Tỉnh để xây dựng nhà ở? Cụ thể điều khoản của văn bản pháp luật nào quy định?
Đất trồng cây hằng năm mà xây dựng nhà trên đất thì xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Luật đất đai 2013 về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất: “Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Việc xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích là vi pham pháp luật . Về nguyên tắc các loại đất nông nghiệp thì sẽ không được xây dựng nhà ở, công trình kiên cố nên trong trường hợp này Uỷ ban nhân dân xã ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi xây dựng trái phép này. Nếu như người vi phạm vẫn cố tình tiếp tục thực việc xây dưng trái phép mặc dù đã bị xử phạt hành chính thì có thể bị buộc phá dỡ công trình hoặc bị thu hồi đất và có thể bị xử lý theo điểm a khoản 7 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP: "Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng 7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng;" Trong trường hợp này, nếu như muốn tiếp tục xây dựng nhà ở trên diện tích đất nông nghiệp này thì phải thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật hiện hành việc chuyển mục đích sử dụng đất ở đây phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ – CP quy định về trình tự, thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất. Về hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất. Bên cạnh đó, ngoài việc phải nộp xử phạt hành chính thì còn phải nộp lại 40% giá trị công trình sai phép mới có căn cứ được công nhận công trình trên đất.
Tư vấn thu hồi nợ hợp đồng xây dựng nhà cửa?
Chào luật sư, Tháng 10/2019 vừa qua em nhận hoàn thiện xây dựng cho 3 căn nhà ở Biên Hòa, có hợp đồng báo giá rõ ràng. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, khách hàng nhiều lần đòi đổi kiểu mẫu, vì là khách hàng đã làm việc qua 1 lần nên công ty em đồng ý thay đổi để kịp tiến độ giao trước Tết. Công ty em đã bàn giao vào ngày 23/12 Âm Lịch. Thời điểm đó quyết toán hợp đồng, khách còn nợ 487.000.000đ. Tuy nhiên, sau đó, khách hàng viện mọi lý do giá cao, bắt bẻ từng chi tiết về giá (mặc dù đúng với đơn giá ban đầu, vì thay đổi nên khối lượng tăng, và phải đập ra sửa lại). Khách hàng muốn thương lượng giảm bớt nợ, tuy niên em không đồng ý. Sau đó khách hàng đồng ý trả 487.000.000 nhưng chia làm hai đợt, em cũng vì muốn giải quyết theo hướng tích cực nên đồng ý cho trả làm hai. Tuy nhiên, khách chỉ chuyển cho em 160.000.000 đ, còn lại 327.000.000đ khách chây lỳ không trả. Khách cho một thanh niên ra nói chuyện với em để thương lượng, vì nói là bị lỗi này lỗi nọ, và hẹn em hết lần này đến lần khác nhưng không liên lạc thương lượng. Em liên lạc thì không được. Đến thời điểm này là 9 tháng sau khi bàn giao công trình, và quá 4 tháng em đồng ý cho trả đợt cuối. Tuy nhiên vẫn không nhận được số tiền thanh toán. Em xin nhờ luật sư tư vấn giùm em thủ tục khởi kiện hoặc hướng giải quyết ạ! Em cám ơn rất nhiều.
Thương binh có được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở?
Hiện nay, có rất nhiều gia đình thương binh không hiểu luật quy định về chính sách hỗ trợ nhà ở nên không nhận được hỗ trợ từ Nhà nước. Từ đó dẫn đến việc mất quyền lợi của họn. Theo điều 2 Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 26/4/2013, người có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở khi có đủ các điều kiện sau: là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận (thương binh, người hưởng chính sách như thương binh); hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây) phải phá dỡ để xây mới nhà ở, phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở. Mức hỗ trợ từ 20 đến 40 triệu đồng, tuỳ trường hợp nhà hỏng hoặc nhà phải xây mới. Ví dụ: Thương binh thuộc đối tượng được hỗ trợ và nhà thương binh đang bị hư hỏng nên gia đình thương binh được hỗ trợ 40 triệu đồng nếu xây nhà mới hoặc hỗ trợ 20 triệu đồng nếu sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở. Nếu muốn thực hiện thì cần làm đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở, đơn đề nghị tạm ứng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở và các giấy tờ chứng minh thương binh thuộc đối tượng được hỗ trợ gửi tại bộ phận một cửa UBND cấp xã nơi đang cư trú để được giải quyết.
Xây dựng nhà không đúng thiết kế từ năm 1995
Nhà tôi xây dựng năm 1995 có thiết kế một trệt một lững , tôi xây dựng không đúng thiết kế mà xây thêm 2 lầu nữa. Nay tôi xin cấp giấy chủ quyền nhà có bị buộc tháo dỡ hay không. Có VBPL nào quy định việc xây dựng trái phép trước thời điểm nào thì được phép tồn tại?
THUẾ PHẢI NỘP KHI XIN XÂY DỰNG NHÀ
Mình đang gặp một tình huống rất khó khăn mong các bạn hỗ trợ giúp mình. Nếu mình có một căn nhà cấp 4 diện tích 50m2 đang muốn xin giấy phép xây dựng thì mình cần phải đóng 2 loại thuế là: 1. Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT 2. Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN Nhưng các bạn cho mình hỏi là doanh thu thuế ở cả mục 1 và 2 là gì ạ, và tính như thế nào? Các bạn tốt bụng có thể giúp mình tính cụ thể số thuế mà mình cần phải nộp không? Cảm ơn các bạn rất nhiều!
Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng
Vi phạm và mức phạt vi phạm về tổ chức thi công xây dựng được pháp luật quy định tại Điều 13 - Nghị định 121/2013/NĐ-CP. Cụ thể: Trường hợp 1: Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định. Cụ thể: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ. Trường hợp 2. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, cụ thể: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; Khoản này còn được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BXD Trường hợp 3. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, cụ thể: a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 02/2014/TT-BXD Trường hợp 4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm công tác quản lý chất lượng công trình gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận mà không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác, cụ thể: a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BXD Trường hợp 5. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới, cụ thể: a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 02/2014/TT-BXD Trường hợp 6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau: a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; Trường hợp 7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng; b) Xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng. Lưu ý: - Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới, không có giấy phép xây dựng, xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng, sau khi có biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có). Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 7, 9 Thông tư 02/2014/TT-BXD; Nguyên tắc xử lý tái phạm đối với hành vi tại Khoản này được hướng dẫn bởi Công văn 1214/BXD-TTr - Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới, không có giấy phép xây dựng, và xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư 02/2014/TT-BXD, Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm 3, 4 Công văn 2316/BXD-TTr năm 2014 - Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới, không có giấy phép xây dựng, xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng mà không thuộc trường hợp xử lý theo quy định trên thì bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
Thủ tục cần thiết để xây dựng 01 căn nhà hoàn chỉnh
Luật nhà ở 2014 sắp có hiệu lực, mọi cánh cửa đều mở cho các cá nhân, hộ gia đình mua nhà, xây dựng nhà. Tuy nhiên, để hoàn thiện việc xây dựng và hợp pháp hóa 01 căn nhà không phải là điều dễ dàng. Sau đây là hướng dẫn thủ tục cần thiết dành cho những ai đang có ý định sở hữu nhà cho riêng mình. I. Thủ tục xin cấp giấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ 1/ Hồ sơ * Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở đô thị (file đính kèm). - Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. - Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: + Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình. + Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200. + Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200. * Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở nông thôn (file đính kèm) - Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. - Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: + Sơ đồ mặt bằng xây dựng tỷ lệ 1/50 - 1/500 (file đính kèm). + Bản vẽ các mặt đứng chính của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200. + Bản vẽ sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin, tỷ lệ 1/50 - 1/200. * Các công trình nhà ở có tầng hầm, ngoài các hồ sơ yêu cầu trên, còn phải bổ sung văn bản phê duyệt biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận. 2/ Nơi nộp hồ sơ: UBND cấp huyện. (Căn cứ theo Luật Xây dựng 2014) 3/ Thủ tục - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ và kiểm tra thực địa. - Trong thời gian 10 ngày làm việc với nhà ở đô thị và 07 ngày làm việc với nhà ở nông thôn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan được hỏi ý kiến phải trả lời bằng văn bản các nội dung thuộc thẩm quyền của mình. Sau thời hạn trên, không có ý kiến coi như các cơ quan này đồng ý và chịu trách nhiệm về những nội dung này. - Kề từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc với nhà ở đô thị và không quá 10 ngày làm việc với nhà ở nông thôn. (Căn cứ Nghị định 64/2012/NĐ-CP) II. Thủ tục hoàn công Đây không phải là một thủ tục hành chính, mà là sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư (chủ nhà) với đơn vị thi công mang mục đích chính là thanh lý hợp đồng thi công. Vì vậy, hoàn công không phải là thủ tục bắt buộc với chủ nhà, tuy nhiên đây là bước đệm để đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. 1/ Chủ nhà phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo danh mục hồ sơ quy định (file đính kèm). 2/ Quy cách và số lượng hồ sơ hoàn công - Các bản vẽ thiết kế phải được lập theo quy định và phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của chủ đầu tư xác nhận. - Các bản vẽ hoàn công phải được lập theo mẫu (file đính kèm). - Hồ sơ hoàn công trình được bảo quản trong hộp theo khổ A4 hoặc bằng các phương pháp khác phù hợp, bìa hộp ghi các thông tin liên quan tới nội dung hồ sơ lưu trữ trong hộp. - Thuyết minh và bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng có thể được lưu trữ dưới dạng băng từ, đĩa từ hoặc vật mang tin phù hợp. - Các văn bản quan trọng trong hồ sơ hoàn công trình như quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật (trường hợp chỉ phải lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật), quyết định phê duyệt thiết kế, biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, biên bản bàn giao công trình ... được lưu trữ bằng bản chính. Trường hợp không còn bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp. - Số lượng bộ hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư và các nhà thầu thỏa thuận nêu trong hợp đồng. (Căn cứ Thông tư 10/2013/TT-BXD) III. Các khoản phí, lệ phí cần nộp - Phí cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: tối đa 75.000 đồng/giấy phép. - Phí cấp biển số nhà: tối đa 45.000 đồng/1 biển số nhà đối với trường hợp cấp mới và 30.000 đồng/1 biển số nhà đối với trường hợp cấp lại. (Căn cứ Thông tư 02/2014/TT-BTC) - Phí hoàn công: khoản phí này là sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư với đơn vị thi công nên sẽ không có mức quy định cụ thể. - Lệ phí trước bạ xây dựng nhà mới = giá tính lệ phí trước bạ do Sở Tài Chính phối hợp với Sở Xây dựng ban hành x 0.05% (Căn cứ Thông tư 124/2011/TT-BTC và Thông tư 34/2013/TT-BTC)
Cho tôi hỏi thư viện pháp luật! Một cá nhân có thể nhận tối đa bao nhiêu mét vuông đất thổ cư tại 1 phường của thành phố thuộc Tỉnh để xây dựng nhà ở? Cụ thể điều khoản của văn bản pháp luật nào quy định?
Đất trồng cây hằng năm mà xây dựng nhà trên đất thì xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Luật đất đai 2013 về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất: “Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Việc xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích là vi pham pháp luật . Về nguyên tắc các loại đất nông nghiệp thì sẽ không được xây dựng nhà ở, công trình kiên cố nên trong trường hợp này Uỷ ban nhân dân xã ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi xây dựng trái phép này. Nếu như người vi phạm vẫn cố tình tiếp tục thực việc xây dưng trái phép mặc dù đã bị xử phạt hành chính thì có thể bị buộc phá dỡ công trình hoặc bị thu hồi đất và có thể bị xử lý theo điểm a khoản 7 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP: "Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng 7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng;" Trong trường hợp này, nếu như muốn tiếp tục xây dựng nhà ở trên diện tích đất nông nghiệp này thì phải thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật hiện hành việc chuyển mục đích sử dụng đất ở đây phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ – CP quy định về trình tự, thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất. Về hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất. Bên cạnh đó, ngoài việc phải nộp xử phạt hành chính thì còn phải nộp lại 40% giá trị công trình sai phép mới có căn cứ được công nhận công trình trên đất.
Tư vấn thu hồi nợ hợp đồng xây dựng nhà cửa?
Chào luật sư, Tháng 10/2019 vừa qua em nhận hoàn thiện xây dựng cho 3 căn nhà ở Biên Hòa, có hợp đồng báo giá rõ ràng. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, khách hàng nhiều lần đòi đổi kiểu mẫu, vì là khách hàng đã làm việc qua 1 lần nên công ty em đồng ý thay đổi để kịp tiến độ giao trước Tết. Công ty em đã bàn giao vào ngày 23/12 Âm Lịch. Thời điểm đó quyết toán hợp đồng, khách còn nợ 487.000.000đ. Tuy nhiên, sau đó, khách hàng viện mọi lý do giá cao, bắt bẻ từng chi tiết về giá (mặc dù đúng với đơn giá ban đầu, vì thay đổi nên khối lượng tăng, và phải đập ra sửa lại). Khách hàng muốn thương lượng giảm bớt nợ, tuy niên em không đồng ý. Sau đó khách hàng đồng ý trả 487.000.000 nhưng chia làm hai đợt, em cũng vì muốn giải quyết theo hướng tích cực nên đồng ý cho trả làm hai. Tuy nhiên, khách chỉ chuyển cho em 160.000.000 đ, còn lại 327.000.000đ khách chây lỳ không trả. Khách cho một thanh niên ra nói chuyện với em để thương lượng, vì nói là bị lỗi này lỗi nọ, và hẹn em hết lần này đến lần khác nhưng không liên lạc thương lượng. Em liên lạc thì không được. Đến thời điểm này là 9 tháng sau khi bàn giao công trình, và quá 4 tháng em đồng ý cho trả đợt cuối. Tuy nhiên vẫn không nhận được số tiền thanh toán. Em xin nhờ luật sư tư vấn giùm em thủ tục khởi kiện hoặc hướng giải quyết ạ! Em cám ơn rất nhiều.
Thương binh có được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở?
Hiện nay, có rất nhiều gia đình thương binh không hiểu luật quy định về chính sách hỗ trợ nhà ở nên không nhận được hỗ trợ từ Nhà nước. Từ đó dẫn đến việc mất quyền lợi của họn. Theo điều 2 Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 26/4/2013, người có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở khi có đủ các điều kiện sau: là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận (thương binh, người hưởng chính sách như thương binh); hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây) phải phá dỡ để xây mới nhà ở, phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở. Mức hỗ trợ từ 20 đến 40 triệu đồng, tuỳ trường hợp nhà hỏng hoặc nhà phải xây mới. Ví dụ: Thương binh thuộc đối tượng được hỗ trợ và nhà thương binh đang bị hư hỏng nên gia đình thương binh được hỗ trợ 40 triệu đồng nếu xây nhà mới hoặc hỗ trợ 20 triệu đồng nếu sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở. Nếu muốn thực hiện thì cần làm đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở, đơn đề nghị tạm ứng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở và các giấy tờ chứng minh thương binh thuộc đối tượng được hỗ trợ gửi tại bộ phận một cửa UBND cấp xã nơi đang cư trú để được giải quyết.
Xây dựng nhà không đúng thiết kế từ năm 1995
Nhà tôi xây dựng năm 1995 có thiết kế một trệt một lững , tôi xây dựng không đúng thiết kế mà xây thêm 2 lầu nữa. Nay tôi xin cấp giấy chủ quyền nhà có bị buộc tháo dỡ hay không. Có VBPL nào quy định việc xây dựng trái phép trước thời điểm nào thì được phép tồn tại?
THUẾ PHẢI NỘP KHI XIN XÂY DỰNG NHÀ
Mình đang gặp một tình huống rất khó khăn mong các bạn hỗ trợ giúp mình. Nếu mình có một căn nhà cấp 4 diện tích 50m2 đang muốn xin giấy phép xây dựng thì mình cần phải đóng 2 loại thuế là: 1. Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT 2. Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN Nhưng các bạn cho mình hỏi là doanh thu thuế ở cả mục 1 và 2 là gì ạ, và tính như thế nào? Các bạn tốt bụng có thể giúp mình tính cụ thể số thuế mà mình cần phải nộp không? Cảm ơn các bạn rất nhiều!
Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng
Vi phạm và mức phạt vi phạm về tổ chức thi công xây dựng được pháp luật quy định tại Điều 13 - Nghị định 121/2013/NĐ-CP. Cụ thể: Trường hợp 1: Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định. Cụ thể: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ. Trường hợp 2. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, cụ thể: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; Khoản này còn được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BXD Trường hợp 3. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, cụ thể: a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 02/2014/TT-BXD Trường hợp 4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm công tác quản lý chất lượng công trình gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận mà không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác, cụ thể: a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BXD Trường hợp 5. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới, cụ thể: a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 02/2014/TT-BXD Trường hợp 6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau: a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; Trường hợp 7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng; b) Xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng. Lưu ý: - Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới, không có giấy phép xây dựng, xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng, sau khi có biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có). Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 7, 9 Thông tư 02/2014/TT-BXD; Nguyên tắc xử lý tái phạm đối với hành vi tại Khoản này được hướng dẫn bởi Công văn 1214/BXD-TTr - Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới, không có giấy phép xây dựng, và xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư 02/2014/TT-BXD, Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm 3, 4 Công văn 2316/BXD-TTr năm 2014 - Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới, không có giấy phép xây dựng, xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng mà không thuộc trường hợp xử lý theo quy định trên thì bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
Thủ tục cần thiết để xây dựng 01 căn nhà hoàn chỉnh
Luật nhà ở 2014 sắp có hiệu lực, mọi cánh cửa đều mở cho các cá nhân, hộ gia đình mua nhà, xây dựng nhà. Tuy nhiên, để hoàn thiện việc xây dựng và hợp pháp hóa 01 căn nhà không phải là điều dễ dàng. Sau đây là hướng dẫn thủ tục cần thiết dành cho những ai đang có ý định sở hữu nhà cho riêng mình. I. Thủ tục xin cấp giấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ 1/ Hồ sơ * Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở đô thị (file đính kèm). - Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. - Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: + Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình. + Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200. + Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200. * Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở nông thôn (file đính kèm) - Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. - Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: + Sơ đồ mặt bằng xây dựng tỷ lệ 1/50 - 1/500 (file đính kèm). + Bản vẽ các mặt đứng chính của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200. + Bản vẽ sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin, tỷ lệ 1/50 - 1/200. * Các công trình nhà ở có tầng hầm, ngoài các hồ sơ yêu cầu trên, còn phải bổ sung văn bản phê duyệt biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận. 2/ Nơi nộp hồ sơ: UBND cấp huyện. (Căn cứ theo Luật Xây dựng 2014) 3/ Thủ tục - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ và kiểm tra thực địa. - Trong thời gian 10 ngày làm việc với nhà ở đô thị và 07 ngày làm việc với nhà ở nông thôn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan được hỏi ý kiến phải trả lời bằng văn bản các nội dung thuộc thẩm quyền của mình. Sau thời hạn trên, không có ý kiến coi như các cơ quan này đồng ý và chịu trách nhiệm về những nội dung này. - Kề từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc với nhà ở đô thị và không quá 10 ngày làm việc với nhà ở nông thôn. (Căn cứ Nghị định 64/2012/NĐ-CP) II. Thủ tục hoàn công Đây không phải là một thủ tục hành chính, mà là sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư (chủ nhà) với đơn vị thi công mang mục đích chính là thanh lý hợp đồng thi công. Vì vậy, hoàn công không phải là thủ tục bắt buộc với chủ nhà, tuy nhiên đây là bước đệm để đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. 1/ Chủ nhà phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo danh mục hồ sơ quy định (file đính kèm). 2/ Quy cách và số lượng hồ sơ hoàn công - Các bản vẽ thiết kế phải được lập theo quy định và phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của chủ đầu tư xác nhận. - Các bản vẽ hoàn công phải được lập theo mẫu (file đính kèm). - Hồ sơ hoàn công trình được bảo quản trong hộp theo khổ A4 hoặc bằng các phương pháp khác phù hợp, bìa hộp ghi các thông tin liên quan tới nội dung hồ sơ lưu trữ trong hộp. - Thuyết minh và bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng có thể được lưu trữ dưới dạng băng từ, đĩa từ hoặc vật mang tin phù hợp. - Các văn bản quan trọng trong hồ sơ hoàn công trình như quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật (trường hợp chỉ phải lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật), quyết định phê duyệt thiết kế, biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, biên bản bàn giao công trình ... được lưu trữ bằng bản chính. Trường hợp không còn bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp. - Số lượng bộ hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư và các nhà thầu thỏa thuận nêu trong hợp đồng. (Căn cứ Thông tư 10/2013/TT-BXD) III. Các khoản phí, lệ phí cần nộp - Phí cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: tối đa 75.000 đồng/giấy phép. - Phí cấp biển số nhà: tối đa 45.000 đồng/1 biển số nhà đối với trường hợp cấp mới và 30.000 đồng/1 biển số nhà đối với trường hợp cấp lại. (Căn cứ Thông tư 02/2014/TT-BTC) - Phí hoàn công: khoản phí này là sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư với đơn vị thi công nên sẽ không có mức quy định cụ thể. - Lệ phí trước bạ xây dựng nhà mới = giá tính lệ phí trước bạ do Sở Tài Chính phối hợp với Sở Xây dựng ban hành x 0.05% (Căn cứ Thông tư 124/2011/TT-BTC và Thông tư 34/2013/TT-BTC)