Vì sao Bộ trưởng ký ban hành Văn bản hợp nhất Nghị định Chính phủ?
Cho mình hỏi sao Văn bản hợp nhất 3/VBHN-BNV năm 2023 do Bộ Nội vụ ban hành ngày 03/8/2023 hợp nhất hai Nghị định mà lại do Bộ ban hành chứ không phải Chỉnh phủ? Văn bản hợp nhất là gì? Theo Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật quy định: - Hợp nhất văn bản là việc đưa nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó (sau đây gọi tắt là văn bản sửa đổi, bổ sung) vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp lệnh này. - Văn bản được hợp nhất là văn bản sửa đổi, bổ sung và văn bản được sửa đổi, bổ sung. - Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung. Văn bản hợp nhất 3/VBHN-BNV năm 2023 hợp nhất hai văn bản là Nghị định 48/2023/NĐ-CP và Nghị định 90/2020/NĐ-CP. Thẩm quyền và thời hạn hợp nhất văn bản của Chính phủ Căn cứ Điều 6 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật: Thẩm quyền và thời hạn hợp nhất văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội - Người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành, văn bản sửa đổi, bổ sung của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung để thực hiện việc hợp nhất văn bản. - Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung hoàn thành việc hợp nhất văn bản và ký xác thực văn bản hợp nhất." Nghị định 90/2020/NĐ-CP ban hành theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Mà theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 - Đề nghị xây dựng nghị định được áp dụng đối với việc xây dựng, ban hành nghị định để quy định: + Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ. + Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. - Bộ, cơ quan ngang bộ tự mình hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị đề nghị xây dựng nghị định thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này. Như vậy, nếu Bộ trưởng Bộ Nội vụ là người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản Nghị định 90/2020/NĐ-CP thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện hợp nhất và ký xác thực Văn bản hợp nhất 3/VBHN-BNV năm 2023 hợp nhất hai văn bản là Nghị định 48/2023/NĐ-CP và Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
Văn bản hợp nhất có thể làm căn cứ ban hành văn bản không?
Văn bản hợp nhất có được đưa vào phần căn cứ khi ra quyết định hay không? - Cụ thể đối với trường hợp Luật Năng lượng Nguyên tử 2008 (Luật số 18, ngày 3/6/2008) hiện nay vẫn còn hiệu lực; Ngày 10/12/2018 VPQH ban hành văn bản hợp nhất số 38. Trong VBHN này có chỉnh sửa một số điều của Luật Năng lượng Nguyên tử 2008. Như vậy khi ra quyết định thành lập Hội đồng An toàn bức xạ của Viện, phần Căn cứ, tôi phải ghi như thế nào cho đúng với Quy định của Nhà nước? Xin cảm ơn.
05 điều cần biết khi sử dụng văn bản hợp nhất
Văn bản hợp nhất - Ảnh minh họa Để tiện cho người dùng trong việc việc tra cứu điều luật, có thể tìm thấy ngay nội dung mình cần mà không cần phải so sánh nội dung 2 văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản hợp nhất ra đời. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là giá trị của văn bản hợp nhất như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cùng làm rõ vấn đề này. 1. Văn bản hợp nhất là gì? Căn cứ Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật 2012 thì: Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung. Một văn bản sau khi được thiết lập và ban hành bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền trong quá trình thi hành sẽ có những trường hợp mới phát sinh mà những quy định đã có không còn phù hợp hoặc chưa có điều khoản điều chỉnh vấn đề phát sinh đó do những biến động không ngừng trong đời sống xã hội. Thì cơ quan chức năng có liên quan sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản hiện hành. Những điều này không được thêm vào văn bản gốc mà cơ quan có thẩm quyền sẽ lập một văn bản sửa đổi bổ sung khác. Lúc này nếu tra luật thì phải tra cả hai hoặc cả 3 nếu sửa đổi bổ sung nhiều lần. Điều này gây ra bất tiện và khó khăn đối với người tra cứu sử dụng. Từ đó pháp lệnh quy định về việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật được ra đời. 2. Văn bản hợp nhất có giá trị pháp lý không? Theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh hợp nhất văn bản vi phạm pháp luật, văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật. Tuy nhiên, cũng tại Điều luật này quy định việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Bên cạnh đó, khác với văn bản hiện hành, văn bản hợp nhất không được thừa nhận là văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, có thể hiểu văn bản hợp nhất là một loại văn bản có giá trị sử dụng và tham khảo trong quá trình áp dụng, thi hành pháp luật, văn bản hợp nhất không làm thay đổi hiệu lực và giá trị pháp lý của các văn bản được hợp nhất. Ngoài ra, Văn bản hợp nhất (VBHN) không có ngày hiệu lực? Khoản 2 điều 3 Pháp lệnh quy định việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Tuy nhiên, không đề cập gì đến ngày hiệu lực của VBHN. Trong khi văn bản pháp luật lại được quy định ngày có hiệu lực rõ ràng, cụ thể để các đối tượng liên quan áp dụng. Đây là một điểm dễ thấy để nói rằng VBHN không phải là văn bản quy phạm pháp luật do đó cũng không có giá trị pháp luật. 3. Cách trích dẫn văn bản hợp nhất? Việc hợp nhất văn bản không làm thay đổi thứ tự điều khoản, nội dung cũng như hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Đến hiện tại, không có văn bản nào quy định về cách thức, thứ tự, câu từ khi dẫn chiếu văn bản nói chung hay văn bản hợp nhất nói riêng. Việc trích dẫn sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm trình bày nội dung của mỗi người. Tuy nhiên, để đảm bảo việc đưa ra các quy định pháp luật phải rõ ràng, cụ thể thì việc trích dẫn văn bản pháp luật cần ngắn gọn và dễ hiểu, để người đọc có thể tìm kiếm quy định đó. Ví dụ như: Nói đến VBHN thì người đọc sẽ hiểu được rằng đã có sự sửa đổi, bổ sung văn bản QPPL, nên không cần trích dẫn rõ "được sửa đổi, bổ sung...". Vì vậy, chỉ cần trích dẫn tên VBHN, không cần trích ra tên các văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung trước đó và sửa đổi, bổ sung lần thứ mấy, bởi có những văn bản quy phạm được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, trích dẫn ra thì rất dài dòng 4. Văn bản hợp nhất có sai sót thì xử lý như thế nào? Tại khoản 1 điều 9 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật 2012 quy định “Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của VBHN khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất”. Do đó mang đến nhiều rủi ro cho người dùng. Đây cũng chính là lí do nhiều người chọn sử dụng văn bản được hợp nhất hơn là VBHN. Chính vì vậy mà VBHN chưa có nhiều giá trị thực tiễn. 5. Có nên sử dụng VBHN không? Như đã trình bài ở mục (4) Văn bản hợp nhất có thể bị sai sót kỹ thuật nghĩa là nó vẫn có tồn tại nhiều rủi ro pháp lý cho người dùng. Khi mà quá tin tưởng văn bản hợp nhất đến khi có sai sót xảy ra lại phải tự mình gánh chịu rủi ro pháp lý. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cũng như tránh vướng phải những vấn đề pháp lý, người sử dụng nên ưu tiên áp dụng văn bản được hợp nhất.
Giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất
Thực chất văn bản hợp nhất chỉ là văn bản hợp nhất lại các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tiện cho việc sử dụng và áp dụng trên thực tế chứ không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản hợp nhất có thể là hợp nhất của luật, nghị định hoặc thông tư. Hiện không có văn bản nào ghi nhận về giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất nên khó có thể đưa ra nhận định giữa văn bản hợp nhất luật và luật thì cái nào có giá trị cao hơn. Thực tế thì tại khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật có quy định như sau: “Điều 9. Xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất 1. Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất. […]”. Căn cứ quy định này thì có thể suy luận một cách gián tiếp là văn bản được hợp nhất sẽ có giá trị cao hơn văn bản hợp nhất, nghĩa là nếu văn bản hợp nhất luật và luật có quy định trái nhau thì sẽ áp dụng luật anh nhé.
Giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất
Nhiều người vẫn thắc mắc giá trị pháp lý giữa văn bản hợp nhất và luật thì cái nào cao hơn, khi áp dụng thì phải căn cứ theo cái nào, có văn bản nào quy định về việc đó không? Thực chất văn bản hợp nhất chỉ là văn bản hợp nhất lại các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tiện cho việc sử dụng và áp dụng trên thực tế chứ không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản hợp nhất có thể là hợp nhất của luật, nghị định hoặc thông tư. Hiện không có văn bản nào ghi nhận về giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất nên khó có thể đưa ra nhận định giữa văn bản hợp nhất luật và luật thì cái nào có giá trị cao hơn. Thực tế thì tại khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật có quy định như sau: “Điều 9. Xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất 1. Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất. […]”. Căn cứ quy định này thì có thể suy luận một cách gián tiếp là văn bản được hợp nhất sẽ có giá trị cao hơn văn bản hợp nhất, nghĩa là nếu văn bản hợp nhất luật và luật có quy định trái nhau thì sẽ áp dụng luật .
Giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất?
Văn bản hợp nhất là gì? Văn bản hợp nhất có giá trị pháp lý không? Khi xét xử hay trong thực tiễn có thể viện dẫn Văn bản hợp nhất để áp dụng hay không?...Là những câu hỏi mình thắc mắc khi bắt đầu có việc cần dùng tới Luật hình sự. Chắc mọi người vẫn còn nhớ Bộ luật đình đám, có nhiều sai sót nhất thế kỷ, chưa có hiệu lực áp dụng đã phát hiện ra rất nhiều lỗ hỏng của Bộ luật nay, sau mới có Bộ luật sửa đổi, rồi sau nữa mới có Văn bản hợp nhất Bộ luật này. Hồi xưa đi học môn Luật hình sự, chỉ cần mang mỗi Bộ luật hình sự 1999 là đủ, còn nay, phải mang cả Bộ luật hình sự 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2017, thầy/cô nhắc đến điều nào là giở giở, lật lật ra xem điều đấy rồi đối chiếu qua Luật sửa đổi xem có bị sửa gì không…thôi mắc công quá…mua đại Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự 2017 mang theo đi học cho lành, khỏi tốn thời gian đối chiếu. Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung. (Trích Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật 2012) Quả thật, bản chất của Văn bản hợp nhất là để tiện cho người cần áp dụng, có thể tìm thấy ngay nội dung mình cần mà không cần phải so sánh nội dung 2 văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung. Nhưng thực tế thì Văn bản hợp nhất không được thừa nhận đó là văn bản quy phạm pháp luật theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và quá trình sử dụng có nhiều bất cập: 1. Văn bản hợp nhất sẽ không làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất, thế nhưng văn bản hợp nhất có hiệu lực khi nào? Là ngày của văn bản được hợp nhất đầu tiên hay văn bản được hợp nhất cuối cùng hay là ngày ký xác thực, ngày ban hành của văn bản hợp nhất, đến nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn hay nói rõ cụ thể, thống nhất về vấn đề này, cho nên nếu được hỏi thì cách xác định hiệu lực của văn bản hợp nhất của mỗi người sẽ khác nhau. 2. Sử dụng Văn bản hợp nhất tồn tại nhiều rủi ro pháp lý cho người dùng khi nếu có sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của Văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất. (trích Khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật 2012) Nếu vậy thì ai sẽ dám sử dụng văn bản hợp nhất khi áp dụng? Vì không có giá trị pháp lý khi không được thừa nhận đó là văn bản quy phạm pháp luật và tồn tại nhiều rủi ro pháp lý tiềm ẩn.
Văn bản hợp nhất Luật các tổ chức tín dụng 2017 (tạm thời)
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, sử dụng và áp dụng Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017. Sau đây, mình xin tặng các bạn Văn bản hợp nhất Luật các tổ chức tín dụng 2017 (bản tạm thời), trong khi chờ Quốc hội thông qua bản chính thức. Văn bản hợp nhất tạm thời này được chia thành các phần tương ứng với 10 Chương của Luật này.
Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự mới nhất 2017 (bản tạm thời)
Có lẽ ở thời điểm hiện tại, việc áp dụng Bộ luật hình sự hơi khó khăn, bởi phải cùng lúc cầm trong tay Bộ luật hình sự 2015, Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2017, văn bản đính chính. Trong khi chờ có bản chính thức Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự sửa đổi 2017, mình tạm thực hiện việc này để các bạn sử dụng trong khi chờ, rất mong tài liệu này hữu ích với các bạn: Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện sai sót, các bạn vui lòng comment để điều chỉnh phù hợp nhé! Cám ơn các bạn. Phần thứ nhất NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Chương I ĐIỀU KHOẢN CƠ BẢN Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt. Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự 1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. 2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 3. Nguyên tắc xử lý 1. Đối với người phạm tội: a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội; c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra; đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục; e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện; g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích. 2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội: a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra. Điều 4. Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm 1. Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng. 2. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình. 3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm. Chương II HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. 2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao. Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này. Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam. 2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định. Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian 1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện. 2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. 3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. Chương III TỘI PHẠM Điều 8. Khái niệm tội phạm 1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. 2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. Điều 9. Phân loại tội phạm 1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây: a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù; c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù; d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này. Điều 10. Cố ý phạm tội Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; 2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Điều 11. Vô ý phạm tội Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. 2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này. Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 14. Chuẩn bị phạm tội 1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này. 2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. 3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 15. Phạm tội chưa đạt Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Điều 17. Đồng phạm 1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. 2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. 3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Điều 18. Che giấu tội phạm 1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. 2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. Điều 19. Không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này. 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Như chủ đề, các Nghị định số 110/2013/NĐ-CP đến sdbs bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP, khiến cho việc áp dụng các quy định của 2 NĐ này trở nên vô cùng khập khiểng trong việc trích dẫn, hiểu đúng. Để đưa một quy định của NĐ 67/2015/NĐ-CP vào trong biên bản vi phạm hành chính, làm căn cứ để có thể đưa ra Quyết định xử phạt làm cho người có thẩm quyền phải đọc kỷ, suy luận thấu đáo mới dám đưa nó vào. Quy định sdbs nhiều nhưng chỉ tóm gọn có 2 Điều Khoản, trích dẫn nó cụ thể lại là cả một vấn đề, không biết ý của mọi người thế nào. Rất mừng vì các quy định tại Nghị định này được hợp nhất lại thành một VBHN số 462, tuy nhiên, e có nghe một số luồng ý kiến của các a chị lớn rằng là nó chỉ để làm văn bản tham khảo thôi rồi, còn gì là trông đợi của e nữa. mà ở đây có bác nào cao kiến về các quy định tại các Nghị định XPVPHC trong lĩnh vực tư pháp này cho e thọ giáo với ạ, chứ quy định toàn đụng tới các đối tượng trong trang của mình không, đúng sai gì thì cũng được tờ tống đạt thì khổ lắm ạ!mà e thắc mắc lắm luôn, biên bản VPHC mình không lập lúc phát hiện mà lập sau đó, thì có giá trị không nhĩ?Luật XVPHC hành e hổm rày nên mong được các bác gở rối giúp!
"Sinh viên Luật làm nóng hội trường Quốc hội"
Đây là những câu chất vấn của Sinh viên Luật làm nóng hội trường Quốc hội, mời quý thành viên Dân Luật cùng xem qua và cho ý kiến: Ảnh minh họa - Nguồn Internet - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Văn bản hợp nhất có giá trị pháp lý hay không? - Đại biểu Quốc hội N (mỉm cười): Điều 4 của Pháp lệnh số 01/2012/UBTVQH13 ngày 22/3/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định rằng “Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật”; như vậy, văn bản hợp nhất có giá trị pháp lý. - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Nếu văn bản hợp nhất có sai sót thì sao? - Đại biểu Quốc hội N (mỉm cười): Khoản 1 Điều 9 của Pháp lệnh số 01 quy định rõ như sau: “Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất”. - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Nếu vậy thì áp dụng văn bản hợp nhất sẽ dễ gặp phải rủi ro pháp lý, nó mà bị sai sót thì người dân phải gánh hậu quả… - Đại biểu Quốc hội N: Thưa đồng chí! Về vấn đề này tương đối dài dòng, tôi sẽ trả lời đồng chí bằng văn bản sau. - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Khoản 4 Điều 154 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”. Vậy giả sử Nghị định X hết hiệu lực, Thông tư Y hướng dẫn thi hành Nghị định X có hết hiệu lực hay không? Nếu Thông tư Y hết hiệu lực thì hết vào lúc nào? - Đại biểu Quốc hội M: Thông tư Y đương nhiên hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định X hết hiệu lực. - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Nhưng hiện nay chưa có Thông tư nào thay thế Thông tư Y (Chưa ban hành kịp Thông tư), thì chúng ta lấy cái gì để điều chỉnh quan hệ xã hội? Reng…reng…reng… Thì ra mình (Sinh viên Luật) đang mơ, giá như đồng hồ chưa báo thức thì biết đâu đã có câu trả lời. Nhưng nếu có cơ hội thì mình vẫn sẽ hỏi như trong mơ. Ai biết thì trả lời giúp em. P/s: Chuyện có thật từ một Sinh viên Luật.
VĂN BẢN HỢP NHẤT sẽ làm hệ thống pháp luật đơn giản hơn hay rắc rối thêm?
Hợp nhất văn bản là việc đưa nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật số 01/2012/UBTVQH13 (Sau đây gọi gọn là Pháp lệnh Hợp nhất). Nhằm góp phần bảo đảm cho hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Tuy nhiên, Văn bản hợp nhất chưa thực hiện được sứ mệnh tốt đẹp của nó thì lại gây ra nhiều khó khăn cho nhân dân. 1.Ngày có hiệu lực của văn bản hợp nhất là ngày nào? Pháp lệnh Hợp nhất có quy định: Việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật. Nhưng không đề cập gì đến ngày hiệu lực của văn bản hợp nhất. Nếu không có ngày hiệu lực thì ai sẽ dám áp dụng văn bản hợp nhất? 2.Tình trạng của văn bản hợp nhất là sao đây? Rõ ràng theo quy định của Pháp lệnh Hợp nhất thì Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật. Nhưng không thể để tình trạng của nó là “Có hiệu lực” được. Bởi không xác định được ngày hiệu lực của nó là bao nhiêu thì làm sao xác định được nó có hiệu lực. Vậy tình trạng của Văn bản hợp nhất là gì đây? Lại một lần nữa phải đặt lên câu hỏi mà không có lời đáp, ai sẽ dám áp dụng văn bản hợp nhất khi không biết tình trạng nó như thế nào? 3.Áp dụng văn bản hợp nhất đầy rủi ro Như chúng ta đã biết, Pháp luật sẽ định hướng hành vi của con người, nếu ai đó tin tưởng và áp dụng theo văn bản hợp nhất một cách tuyệt đối thì điều gì sẽ xảy ra với họ. Nếu văn bản hợp nhất không có gì sai sót thì chẳng có vấn đề gì. Nhưng trong truờng hợp Văn bản hợp nhất bị sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất. Thì khi đó rủi ro pháp lý cho những ai áp dụng văn bản hợp nhất là điều không thể lường trước được. Lần thứ ba phải đặt lên câu hỏi: Ai sẽ dám áp dụng văn bản hợp nhất?
Vì sao Bộ trưởng ký ban hành Văn bản hợp nhất Nghị định Chính phủ?
Cho mình hỏi sao Văn bản hợp nhất 3/VBHN-BNV năm 2023 do Bộ Nội vụ ban hành ngày 03/8/2023 hợp nhất hai Nghị định mà lại do Bộ ban hành chứ không phải Chỉnh phủ? Văn bản hợp nhất là gì? Theo Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật quy định: - Hợp nhất văn bản là việc đưa nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó (sau đây gọi tắt là văn bản sửa đổi, bổ sung) vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp lệnh này. - Văn bản được hợp nhất là văn bản sửa đổi, bổ sung và văn bản được sửa đổi, bổ sung. - Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung. Văn bản hợp nhất 3/VBHN-BNV năm 2023 hợp nhất hai văn bản là Nghị định 48/2023/NĐ-CP và Nghị định 90/2020/NĐ-CP. Thẩm quyền và thời hạn hợp nhất văn bản của Chính phủ Căn cứ Điều 6 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật: Thẩm quyền và thời hạn hợp nhất văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội - Người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất đối với văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành, văn bản sửa đổi, bổ sung của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung để thực hiện việc hợp nhất văn bản. - Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung hoàn thành việc hợp nhất văn bản và ký xác thực văn bản hợp nhất." Nghị định 90/2020/NĐ-CP ban hành theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Mà theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 - Đề nghị xây dựng nghị định được áp dụng đối với việc xây dựng, ban hành nghị định để quy định: + Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ. + Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. - Bộ, cơ quan ngang bộ tự mình hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị đề nghị xây dựng nghị định thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này. Như vậy, nếu Bộ trưởng Bộ Nội vụ là người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản Nghị định 90/2020/NĐ-CP thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện hợp nhất và ký xác thực Văn bản hợp nhất 3/VBHN-BNV năm 2023 hợp nhất hai văn bản là Nghị định 48/2023/NĐ-CP và Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
Văn bản hợp nhất có thể làm căn cứ ban hành văn bản không?
Văn bản hợp nhất có được đưa vào phần căn cứ khi ra quyết định hay không? - Cụ thể đối với trường hợp Luật Năng lượng Nguyên tử 2008 (Luật số 18, ngày 3/6/2008) hiện nay vẫn còn hiệu lực; Ngày 10/12/2018 VPQH ban hành văn bản hợp nhất số 38. Trong VBHN này có chỉnh sửa một số điều của Luật Năng lượng Nguyên tử 2008. Như vậy khi ra quyết định thành lập Hội đồng An toàn bức xạ của Viện, phần Căn cứ, tôi phải ghi như thế nào cho đúng với Quy định của Nhà nước? Xin cảm ơn.
05 điều cần biết khi sử dụng văn bản hợp nhất
Văn bản hợp nhất - Ảnh minh họa Để tiện cho người dùng trong việc việc tra cứu điều luật, có thể tìm thấy ngay nội dung mình cần mà không cần phải so sánh nội dung 2 văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản hợp nhất ra đời. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là giá trị của văn bản hợp nhất như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cùng làm rõ vấn đề này. 1. Văn bản hợp nhất là gì? Căn cứ Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật 2012 thì: Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung. Một văn bản sau khi được thiết lập và ban hành bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền trong quá trình thi hành sẽ có những trường hợp mới phát sinh mà những quy định đã có không còn phù hợp hoặc chưa có điều khoản điều chỉnh vấn đề phát sinh đó do những biến động không ngừng trong đời sống xã hội. Thì cơ quan chức năng có liên quan sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản hiện hành. Những điều này không được thêm vào văn bản gốc mà cơ quan có thẩm quyền sẽ lập một văn bản sửa đổi bổ sung khác. Lúc này nếu tra luật thì phải tra cả hai hoặc cả 3 nếu sửa đổi bổ sung nhiều lần. Điều này gây ra bất tiện và khó khăn đối với người tra cứu sử dụng. Từ đó pháp lệnh quy định về việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật được ra đời. 2. Văn bản hợp nhất có giá trị pháp lý không? Theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh hợp nhất văn bản vi phạm pháp luật, văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật. Tuy nhiên, cũng tại Điều luật này quy định việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Bên cạnh đó, khác với văn bản hiện hành, văn bản hợp nhất không được thừa nhận là văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, có thể hiểu văn bản hợp nhất là một loại văn bản có giá trị sử dụng và tham khảo trong quá trình áp dụng, thi hành pháp luật, văn bản hợp nhất không làm thay đổi hiệu lực và giá trị pháp lý của các văn bản được hợp nhất. Ngoài ra, Văn bản hợp nhất (VBHN) không có ngày hiệu lực? Khoản 2 điều 3 Pháp lệnh quy định việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Tuy nhiên, không đề cập gì đến ngày hiệu lực của VBHN. Trong khi văn bản pháp luật lại được quy định ngày có hiệu lực rõ ràng, cụ thể để các đối tượng liên quan áp dụng. Đây là một điểm dễ thấy để nói rằng VBHN không phải là văn bản quy phạm pháp luật do đó cũng không có giá trị pháp luật. 3. Cách trích dẫn văn bản hợp nhất? Việc hợp nhất văn bản không làm thay đổi thứ tự điều khoản, nội dung cũng như hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Đến hiện tại, không có văn bản nào quy định về cách thức, thứ tự, câu từ khi dẫn chiếu văn bản nói chung hay văn bản hợp nhất nói riêng. Việc trích dẫn sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm trình bày nội dung của mỗi người. Tuy nhiên, để đảm bảo việc đưa ra các quy định pháp luật phải rõ ràng, cụ thể thì việc trích dẫn văn bản pháp luật cần ngắn gọn và dễ hiểu, để người đọc có thể tìm kiếm quy định đó. Ví dụ như: Nói đến VBHN thì người đọc sẽ hiểu được rằng đã có sự sửa đổi, bổ sung văn bản QPPL, nên không cần trích dẫn rõ "được sửa đổi, bổ sung...". Vì vậy, chỉ cần trích dẫn tên VBHN, không cần trích ra tên các văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung trước đó và sửa đổi, bổ sung lần thứ mấy, bởi có những văn bản quy phạm được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, trích dẫn ra thì rất dài dòng 4. Văn bản hợp nhất có sai sót thì xử lý như thế nào? Tại khoản 1 điều 9 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật 2012 quy định “Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của VBHN khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất”. Do đó mang đến nhiều rủi ro cho người dùng. Đây cũng chính là lí do nhiều người chọn sử dụng văn bản được hợp nhất hơn là VBHN. Chính vì vậy mà VBHN chưa có nhiều giá trị thực tiễn. 5. Có nên sử dụng VBHN không? Như đã trình bài ở mục (4) Văn bản hợp nhất có thể bị sai sót kỹ thuật nghĩa là nó vẫn có tồn tại nhiều rủi ro pháp lý cho người dùng. Khi mà quá tin tưởng văn bản hợp nhất đến khi có sai sót xảy ra lại phải tự mình gánh chịu rủi ro pháp lý. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cũng như tránh vướng phải những vấn đề pháp lý, người sử dụng nên ưu tiên áp dụng văn bản được hợp nhất.
Giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất
Thực chất văn bản hợp nhất chỉ là văn bản hợp nhất lại các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tiện cho việc sử dụng và áp dụng trên thực tế chứ không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản hợp nhất có thể là hợp nhất của luật, nghị định hoặc thông tư. Hiện không có văn bản nào ghi nhận về giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất nên khó có thể đưa ra nhận định giữa văn bản hợp nhất luật và luật thì cái nào có giá trị cao hơn. Thực tế thì tại khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật có quy định như sau: “Điều 9. Xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất 1. Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất. […]”. Căn cứ quy định này thì có thể suy luận một cách gián tiếp là văn bản được hợp nhất sẽ có giá trị cao hơn văn bản hợp nhất, nghĩa là nếu văn bản hợp nhất luật và luật có quy định trái nhau thì sẽ áp dụng luật anh nhé.
Giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất
Nhiều người vẫn thắc mắc giá trị pháp lý giữa văn bản hợp nhất và luật thì cái nào cao hơn, khi áp dụng thì phải căn cứ theo cái nào, có văn bản nào quy định về việc đó không? Thực chất văn bản hợp nhất chỉ là văn bản hợp nhất lại các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tiện cho việc sử dụng và áp dụng trên thực tế chứ không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản hợp nhất có thể là hợp nhất của luật, nghị định hoặc thông tư. Hiện không có văn bản nào ghi nhận về giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất nên khó có thể đưa ra nhận định giữa văn bản hợp nhất luật và luật thì cái nào có giá trị cao hơn. Thực tế thì tại khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật có quy định như sau: “Điều 9. Xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất 1. Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất. […]”. Căn cứ quy định này thì có thể suy luận một cách gián tiếp là văn bản được hợp nhất sẽ có giá trị cao hơn văn bản hợp nhất, nghĩa là nếu văn bản hợp nhất luật và luật có quy định trái nhau thì sẽ áp dụng luật .
Giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất?
Văn bản hợp nhất là gì? Văn bản hợp nhất có giá trị pháp lý không? Khi xét xử hay trong thực tiễn có thể viện dẫn Văn bản hợp nhất để áp dụng hay không?...Là những câu hỏi mình thắc mắc khi bắt đầu có việc cần dùng tới Luật hình sự. Chắc mọi người vẫn còn nhớ Bộ luật đình đám, có nhiều sai sót nhất thế kỷ, chưa có hiệu lực áp dụng đã phát hiện ra rất nhiều lỗ hỏng của Bộ luật nay, sau mới có Bộ luật sửa đổi, rồi sau nữa mới có Văn bản hợp nhất Bộ luật này. Hồi xưa đi học môn Luật hình sự, chỉ cần mang mỗi Bộ luật hình sự 1999 là đủ, còn nay, phải mang cả Bộ luật hình sự 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2017, thầy/cô nhắc đến điều nào là giở giở, lật lật ra xem điều đấy rồi đối chiếu qua Luật sửa đổi xem có bị sửa gì không…thôi mắc công quá…mua đại Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự 2017 mang theo đi học cho lành, khỏi tốn thời gian đối chiếu. Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung. (Trích Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật 2012) Quả thật, bản chất của Văn bản hợp nhất là để tiện cho người cần áp dụng, có thể tìm thấy ngay nội dung mình cần mà không cần phải so sánh nội dung 2 văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung. Nhưng thực tế thì Văn bản hợp nhất không được thừa nhận đó là văn bản quy phạm pháp luật theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và quá trình sử dụng có nhiều bất cập: 1. Văn bản hợp nhất sẽ không làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất, thế nhưng văn bản hợp nhất có hiệu lực khi nào? Là ngày của văn bản được hợp nhất đầu tiên hay văn bản được hợp nhất cuối cùng hay là ngày ký xác thực, ngày ban hành của văn bản hợp nhất, đến nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn hay nói rõ cụ thể, thống nhất về vấn đề này, cho nên nếu được hỏi thì cách xác định hiệu lực của văn bản hợp nhất của mỗi người sẽ khác nhau. 2. Sử dụng Văn bản hợp nhất tồn tại nhiều rủi ro pháp lý cho người dùng khi nếu có sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của Văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất. (trích Khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật 2012) Nếu vậy thì ai sẽ dám sử dụng văn bản hợp nhất khi áp dụng? Vì không có giá trị pháp lý khi không được thừa nhận đó là văn bản quy phạm pháp luật và tồn tại nhiều rủi ro pháp lý tiềm ẩn.
Văn bản hợp nhất Luật các tổ chức tín dụng 2017 (tạm thời)
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, sử dụng và áp dụng Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017. Sau đây, mình xin tặng các bạn Văn bản hợp nhất Luật các tổ chức tín dụng 2017 (bản tạm thời), trong khi chờ Quốc hội thông qua bản chính thức. Văn bản hợp nhất tạm thời này được chia thành các phần tương ứng với 10 Chương của Luật này.
Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự mới nhất 2017 (bản tạm thời)
Có lẽ ở thời điểm hiện tại, việc áp dụng Bộ luật hình sự hơi khó khăn, bởi phải cùng lúc cầm trong tay Bộ luật hình sự 2015, Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2017, văn bản đính chính. Trong khi chờ có bản chính thức Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự sửa đổi 2017, mình tạm thực hiện việc này để các bạn sử dụng trong khi chờ, rất mong tài liệu này hữu ích với các bạn: Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện sai sót, các bạn vui lòng comment để điều chỉnh phù hợp nhé! Cám ơn các bạn. Phần thứ nhất NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Chương I ĐIỀU KHOẢN CƠ BẢN Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt. Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự 1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. 2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 3. Nguyên tắc xử lý 1. Đối với người phạm tội: a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội; c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra; đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục; e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện; g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích. 2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội: a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra. Điều 4. Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm 1. Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng. 2. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình. 3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm. Chương II HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. 2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao. Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này. Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam. 2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định. Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian 1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện. 2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. 3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. Chương III TỘI PHẠM Điều 8. Khái niệm tội phạm 1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. 2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. Điều 9. Phân loại tội phạm 1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây: a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù; c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù; d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này. Điều 10. Cố ý phạm tội Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; 2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Điều 11. Vô ý phạm tội Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. 2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này. Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 14. Chuẩn bị phạm tội 1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này. 2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. 3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 15. Phạm tội chưa đạt Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Điều 17. Đồng phạm 1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. 2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. 3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Điều 18. Che giấu tội phạm 1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. 2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. Điều 19. Không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này. 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Như chủ đề, các Nghị định số 110/2013/NĐ-CP đến sdbs bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP, khiến cho việc áp dụng các quy định của 2 NĐ này trở nên vô cùng khập khiểng trong việc trích dẫn, hiểu đúng. Để đưa một quy định của NĐ 67/2015/NĐ-CP vào trong biên bản vi phạm hành chính, làm căn cứ để có thể đưa ra Quyết định xử phạt làm cho người có thẩm quyền phải đọc kỷ, suy luận thấu đáo mới dám đưa nó vào. Quy định sdbs nhiều nhưng chỉ tóm gọn có 2 Điều Khoản, trích dẫn nó cụ thể lại là cả một vấn đề, không biết ý của mọi người thế nào. Rất mừng vì các quy định tại Nghị định này được hợp nhất lại thành một VBHN số 462, tuy nhiên, e có nghe một số luồng ý kiến của các a chị lớn rằng là nó chỉ để làm văn bản tham khảo thôi rồi, còn gì là trông đợi của e nữa. mà ở đây có bác nào cao kiến về các quy định tại các Nghị định XPVPHC trong lĩnh vực tư pháp này cho e thọ giáo với ạ, chứ quy định toàn đụng tới các đối tượng trong trang của mình không, đúng sai gì thì cũng được tờ tống đạt thì khổ lắm ạ!mà e thắc mắc lắm luôn, biên bản VPHC mình không lập lúc phát hiện mà lập sau đó, thì có giá trị không nhĩ?Luật XVPHC hành e hổm rày nên mong được các bác gở rối giúp!
"Sinh viên Luật làm nóng hội trường Quốc hội"
Đây là những câu chất vấn của Sinh viên Luật làm nóng hội trường Quốc hội, mời quý thành viên Dân Luật cùng xem qua và cho ý kiến: Ảnh minh họa - Nguồn Internet - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Văn bản hợp nhất có giá trị pháp lý hay không? - Đại biểu Quốc hội N (mỉm cười): Điều 4 của Pháp lệnh số 01/2012/UBTVQH13 ngày 22/3/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định rằng “Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật”; như vậy, văn bản hợp nhất có giá trị pháp lý. - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Nếu văn bản hợp nhất có sai sót thì sao? - Đại biểu Quốc hội N (mỉm cười): Khoản 1 Điều 9 của Pháp lệnh số 01 quy định rõ như sau: “Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất”. - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Nếu vậy thì áp dụng văn bản hợp nhất sẽ dễ gặp phải rủi ro pháp lý, nó mà bị sai sót thì người dân phải gánh hậu quả… - Đại biểu Quốc hội N: Thưa đồng chí! Về vấn đề này tương đối dài dòng, tôi sẽ trả lời đồng chí bằng văn bản sau. - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Khoản 4 Điều 154 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”. Vậy giả sử Nghị định X hết hiệu lực, Thông tư Y hướng dẫn thi hành Nghị định X có hết hiệu lực hay không? Nếu Thông tư Y hết hiệu lực thì hết vào lúc nào? - Đại biểu Quốc hội M: Thông tư Y đương nhiên hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định X hết hiệu lực. - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Nhưng hiện nay chưa có Thông tư nào thay thế Thông tư Y (Chưa ban hành kịp Thông tư), thì chúng ta lấy cái gì để điều chỉnh quan hệ xã hội? Reng…reng…reng… Thì ra mình (Sinh viên Luật) đang mơ, giá như đồng hồ chưa báo thức thì biết đâu đã có câu trả lời. Nhưng nếu có cơ hội thì mình vẫn sẽ hỏi như trong mơ. Ai biết thì trả lời giúp em. P/s: Chuyện có thật từ một Sinh viên Luật.
VĂN BẢN HỢP NHẤT sẽ làm hệ thống pháp luật đơn giản hơn hay rắc rối thêm?
Hợp nhất văn bản là việc đưa nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật số 01/2012/UBTVQH13 (Sau đây gọi gọn là Pháp lệnh Hợp nhất). Nhằm góp phần bảo đảm cho hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Tuy nhiên, Văn bản hợp nhất chưa thực hiện được sứ mệnh tốt đẹp của nó thì lại gây ra nhiều khó khăn cho nhân dân. 1.Ngày có hiệu lực của văn bản hợp nhất là ngày nào? Pháp lệnh Hợp nhất có quy định: Việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật. Nhưng không đề cập gì đến ngày hiệu lực của văn bản hợp nhất. Nếu không có ngày hiệu lực thì ai sẽ dám áp dụng văn bản hợp nhất? 2.Tình trạng của văn bản hợp nhất là sao đây? Rõ ràng theo quy định của Pháp lệnh Hợp nhất thì Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật. Nhưng không thể để tình trạng của nó là “Có hiệu lực” được. Bởi không xác định được ngày hiệu lực của nó là bao nhiêu thì làm sao xác định được nó có hiệu lực. Vậy tình trạng của Văn bản hợp nhất là gì đây? Lại một lần nữa phải đặt lên câu hỏi mà không có lời đáp, ai sẽ dám áp dụng văn bản hợp nhất khi không biết tình trạng nó như thế nào? 3.Áp dụng văn bản hợp nhất đầy rủi ro Như chúng ta đã biết, Pháp luật sẽ định hướng hành vi của con người, nếu ai đó tin tưởng và áp dụng theo văn bản hợp nhất một cách tuyệt đối thì điều gì sẽ xảy ra với họ. Nếu văn bản hợp nhất không có gì sai sót thì chẳng có vấn đề gì. Nhưng trong truờng hợp Văn bản hợp nhất bị sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất. Thì khi đó rủi ro pháp lý cho những ai áp dụng văn bản hợp nhất là điều không thể lường trước được. Lần thứ ba phải đặt lên câu hỏi: Ai sẽ dám áp dụng văn bản hợp nhất?