Văn bản QPPL là gì? Hệ thống văn bản QPPL của nước ta?
Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Nước ta có những văn bản nào là văn bản quy phạm pháp luật? Văn bản nào có giá trị cao nhất? Văn bản QPPL là gì? Theo Khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Theo Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, văn bản QPPL là văn bản chứa đựng những quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản QPPL của nước ta gồm những văn bản nào? Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi 2020 quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: 1) Hiến pháp. 2) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội. 3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 5) Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 6) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 7) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. 8) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. 9) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 10) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh). 11) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 12) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. 13) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện). 14) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 15) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). 16) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã. Đồng thời, theo Điều 119 Hiến pháp 2013 quy định: - Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. - Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. - Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý. Như vậy, hệ thống văn bản QPPL của nước ta được sắp xếp như trên. Đồng thời, Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có hiệu lực pháp lý cao nhất. Khi nào văn bản QPPL sẽ hết hiệu lực? Theo Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi 2020, thời điểm văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: - Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản. - Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó. - Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực. Như vậy, văn bản QPPL có thể hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộ. Theo quy định, sẽ có 04 trường hợp văn bản QPPL sẽ hết hiệu lực như trên. Ngoài ra, Điều 153 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi 2020 quy định văn bản QPPL sẽ ngưng hiệu lực trong các trường hợp sau: Thời điểm văn bản quy phạm pháp luật ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau đây: - Bị đình chỉ việc thi hành theo quy định tại khoản 3 Điều 164, khoản 2 Điều 165, khoản 2 và khoản 3 Điều 166, khoản 2 và khoản 3 Điều 167 Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi 2020. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ thì văn bản hết hiệu lực; nếu không ra quyết định bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực; - Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định ngưng hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh. Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó, quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật theo Luật mới (sửa đổi) có hiệu lực từ 01/01/2021
Ảnh minh họa: Hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật Với 92,96% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, ngày 18/6, Quốc hội đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020. Theo đó Luật sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 4 về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau: *** Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau: Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. *** Sửa đổi, bổ sung khoản 8 và bổ sung khoản 8a vào sau khoản 8 như sau: 8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. 8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tống Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Căn cứ nội dung sửa đổi, thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2021 gồm: 1. Hiến pháp của Quốc hội; 2. Bộ luật của Quốc hội; 3. Luật của Quốc hội; 4. Nghị quyết của Quốc hội; 5. Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 6. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 7. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 8. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 9. Lệnh của Chủ tịch nước; 10. Quyết định của Chủ tịch nước; 11. Nghị định của Chính phủ; 12. Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 13. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 14. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. 15. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; 16. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 17. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; 18. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Không ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 19. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước; 20. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; 21. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; 22. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; 23. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện; 24. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện; 25. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã; 26. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. [INFOGRAPHIC]:
26 loại văn bản quy phạm pháp luật là Dân luật phải biết
Năm 2019: 04 thông tin cần biết về quy định cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học >>> Cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sẽ giải quyết ra sao khi thực hiện sáp nhập huyện, xã Tổng hợp từ Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 2015, Dân luật lưu về nội dung về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam được phát họa thông qua bảng dưới đây nhé!
Bí mật đằng sau những Luật ở Việt Nam
Dưới góc nhìn hài hước, học Luật, làm nghề Luật không hề khô khan như mọi người vẫn nghĩ. như cái tiêu đề, mình xin đểm danh một số bí mật thú vị của các văn bản Luật của Việt Nam. 1. Luật nào nhiều tiền nhất? => Luật ngân sách nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng Nghe tên thôi là biết Luật đẹp trai rồi. 2. Luật nào nghèo nhất? => Luật quản lý nợ công Nợ, nợ nợ, nghe thấy nợ nần là mệt rồi hà 3. Luật nào già nhất? => Luật người cao tuổi, điều này là hiển nhiên rồi 4. Luật nào trẻ nhất? => Ngược với Luật người cao, luật trẻ nhất chính là Luật trẻ em. 5. Luật nào “ướt át” nhất? => Luật tài nguyên nước. 6. Luật nào doanh nghiệp sợ nhất? => Luật phá sản. 7. Luật nào được yêu thích nhất? => Luật thi đua khen thưởng, chắc phải 99% mọi người ai cũng thích được khen thưởng cả nên chắc luật này được yêu thích nhất rồi 8. Luật nào đau thương nhất? => Không còn nghi ngờ gì nữa, đó chính là Luật hôn nhân và gia đình hỏi 10 người thì hết 9 người nói rằng… hôn nhân là nấm mồ của tình yêu rồi, nên chắc sự thật nó không thể sai được. Kakaka 9. Luật của các loại Luật: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 10. Luật “nổ” to nhất: Luật năng lượng, nguyên tử 11. Luật nào “nóng” nhất? -> Luật phòng, chống tham nhũng (Cụ Tổng đốt lò kiểu này không nóng cũng uổng lắm). Còn gì nữa không, mời các bạn bổ sung ạ.
Re:Tất cả điểm mới Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
70. Quy định lại việc lấy ý kiến với dự thảo nghị định Trong quá trình soạn thảo nghị định, cơ quan chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định như đối với việc lấy ý kiến dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết (trừ quy định phải lấy ý kiến trực tiếp, tổ chức buổi tọa đàm và thông qua phương tiện thông tin đại chúng) (Căn cứ Điều 91 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 71. Sửa đổi nội dung hồ sơ gửi thẩm định dự thảo Nghị định - Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm: + Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định. + Dự thảo nghị định. + Báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; bản chụp ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. + Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định, thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. + Tài liệu khác (nếu có). Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định, dự thảo nghị định được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử. Ngoài ra, bổ sung quy định sau: - Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề: + Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo nghị định với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. + Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị định với văn bản được quy định chi tiết đối với nghị định quy định; sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị định với các chính sách đã được thông qua trong đề nghị xây dựng nghị định đối với nghị định quy định. + Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo nghị định, nếu trong dự thảo nghị định có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo nghị định, nếu trong dự thảo nghị định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. + Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành nghị định. + Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản. - Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định tại trên và ý kiến về việc dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Chính phủ. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định. - Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến cơ quan thẩm định khi trình Chính phủ dự thảo nghị định. (Căn cứ Điều 92 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 72. Bổ sung nhiều tài liệu trong hồ sơ dự thảo nghị định trình Chính phủ - Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định. - Dự thảo nghị định. - Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định. - Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị định. - Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. - Nghị quyết của Chính phủ thông qua các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định đối với nghị định (trừ Nghị định quy định chi tiết Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết). - Tài liệu khác (nếu có). Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định, dự thảo nghị định, báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử. (Căn cứ Điều 93 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 73. Xin ý kiến UBTVQH về việc ban hành nghị định Đây là nội dung mới được bổ sung vào Luật ban hành VBQPPL 2015. - Đối với nghị định về vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, UBTVQH nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội, trước khi ban hành, Chính phủ trình UBTVQH cho ý kiến. - Hồ sơ trình UBTVQH bao gồm: + Tờ trình của Chính phủ về việc ban hành nghị định, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành; các chính sách cơ bản và nội dung chính của dự thảo; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản; những vấn đề cần xin ý kiến và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. + Dự thảo nghị định. + Báo cáo đánh giá tác động của văn bản. + Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo. + Báo cáo thẩm định, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định. + Tài liệu khác (nếu có). - Dự thảo nghị định phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi UBTVQH xem xét, cho ý kiến. - UBTVQH xem xét, cho ý kiến, quyết định việc cho phép ban hành nghị định. - Chính phủ có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của UBTVQH. (Căn cứ Điều 95 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 74. Thay đổi trình tự xem xét, thông qua dự thảo Nghị định Chính phủ xem xét, thông qua dự thảo nghị định theo trình tự: - Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự thảo nghị định. - Đại diện Bộ Tư pháp phát biểu về việc giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định. - Đại diện Văn phòng Chính phủ nêu những vấn đề cần thảo luận. - Đại diện cơ quan, tổ chức tham dự phiên họp phát biểu ý kiến. - Chính phủ thảo luận. Cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan chỉnh lý dự thảo nghị định theo ý kiến của Chính phủ. - Chính phủ biểu quyết thông qua dự thảo nghị định. Trong trường hợp dự thảo nghị định chưa được thông qua thì Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề cần phải chỉnh lý và ấn định thời gian trình lại dự thảo, đồng thời giao cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ xem xét, thông qua. - Thủ tướng Chính phủ ký nghị định. (Căn cứ Điều 96 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 75. Phân định rõ nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ - Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ. - Cơ quan được giao chủ trì soạn thảo có nhiệm vụ: + Tổ chức tổng kết việc thi hành pháp luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. + Đánh giá tác động của từng chính sách trong dự thảo quyết định, trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết; mục tiêu của chính sách; giải pháp để thực hiện chính sách; tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động thủ tục hành chính, tác động về giới (nếu có). + Tổ chức soạn thảo dự thảo quyết định với sự tham gia của đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan; có thể huy động sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học có đủ điều kiện và năng lực vào quá trình soạn thảo. + Lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách trong dự thảo quyết định và cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo quyết định trong thời hạn ít nhất là 60 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến. Đối với trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, tùy theo tính chất, nội dung của dự thảo quyết định, cơ quan chủ trì soạn thảo gửi văn bản lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến. Bộ Tài chính có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn nhân lực, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm góp ý kiến về tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ Tư pháp có trách nhiệm góp ý kiến về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật. + Tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định. (Căn cứ Điều 97 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 76. Thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Hiện nay, việc ban hành dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ chỉ được quy định một cách chung chung, không cụ thể các giai đoạn, quy trình. - Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Đối với dự thảo quyết định có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. - Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm: + Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo quyết định. + Dự thảo quyết định. + Báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; bản chụp ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. + Bản đánh giá thủ tục hành chính, nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. + Tài liệu khác (nếu có). Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo quyết định, dự thảo quyết định được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử. - Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề: + Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định; sự cần thiết ban hành quyết định, đối với quyết định theo quy định. + Sự phù hợp của nội dung dự thảo quyết định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. + Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. + Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. + Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành quyết định. + Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản. - Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung dự thảo quyết định; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo quyết định. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo quyết định. - Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định trên và ý kiến về việc dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định. - Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến cơ quan thẩm định khi trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định. (Căn cứ Điều 98 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 77. Hồ sơ dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ - Tờ trình về dự thảo quyết định. - Dự thảo quyết định đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định. - Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định. - Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo quyết định. - Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Tài liệu khác (nếu có). Tờ trình về dự thảo quyết định, Dự thảo quyết định đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định, Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử. (Căn cứ Điều 99 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 78. Kiểm tra, xử lý hồ sơ, trình ký ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ Đây là nội dung mới được bổ sung vào Luật ban hành VBQPPL 2015. - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự thảo quyết định, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ dự thảo quyết định. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về những vấn đề lớn thuộc nội dung của dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo của cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, lãnh đạo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để giải quyết trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ có ý kiến về dự thảo quyết định thì cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định và trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định. Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành quyết định. (Căn cứ Điều 100 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 79. Cụ thể hóa quy định về việc ban hành Thông tư Hiện nay, Luật ban hành VBQPPL 2008 chỉ quy định việc ban hành Thông tư của Bộ, cơ quan ngang Bộ một cách chung chung, không cụ thể chi tiết như Luật ban hành VBQPPL. - Mở đầu là việc soạn thảo thông tư Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo việc xây dựng, ban hành thông tư; phân công đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì phối hợp với tổ chức pháp chế trong trường hợp tổ chức pháp chế không chủ trì soạn thảo và các đơn vị có liên quan tổ chức soạn thảo thông tư. Trong quá trình soạn thảo thông tư, bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ trong thời gian ít nhất là 60 ngày. Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo thông tư, bộ, cơ quan ngang bộ có thể lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ, HĐND, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức khác, các chuyên gia, nhà khoa học. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến. Đơn vị được phân công soạn thảo chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo thông tư. (Căn cứ Điều 101 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) - Tiếp theo là việc thẩm định dự thảo thông tư Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Đối với thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do tổ chức pháp chế chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm: + Tờ trình về dự thảo thông tư. + Dự thảo thông tư. + Bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo; bản chụp ý kiến góp ý. + Báo cáo đánh giá tác động; bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có). + Tài liệu khác (nếu có). Tờ trình về dự thảo thông tư, Dự thảo thông tư được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử. Nội dung thẩm định tập trung vào những vấn đề: + Sự cần thiết ban hành thông tư; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của thông tư. + Sự phù hợp của nội dung dự thảo thông tư với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. + Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo thông tư với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. + Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo thông tư, nếu trong dự thảo thông tư có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo thông tư, nếu trong dự thảo thông tư có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. + Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để thi hành thông tư. + Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của tổ chức pháp chế về nội dung thẩm định quy định. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến đơn vị chủ trì soạn thảo chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định. Đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý dự thảo. (Căn cứ Điều 102 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) - Sau khi thẩm định dự thảo thông tư, thì hồ sơ dự thảo thông tư trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bao gồm: + Tờ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về dự thảo thông tư. + Dự thảo thông tư. + Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định. + Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo. + Báo cáo đánh giá tác động; bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có). + Tài liệu khác (nếu có). Tờ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về dự thảo thông tư, Dự thảo thông tư, Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử. (Căn cứ Điều 103 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) - Cuối cùng, sau khi chuẩn bị hồ sơ dự thảo, sẽ trình để xem xét, ký ban hành thông tư Đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về dự thảo thông tư. Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các đơn vị thì tổ chức pháp chế chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thống nhất ý kiến trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với tổ chức pháp chế, các đơn vị có liên quan chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo thông tư trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét ký ban hành thông tư. (Căn cứ Điều 104 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) (Còn nữa)
QUY ĐỊNH QUAN TRỌNG VỀ HIỆU LỰC VĂN BẢN QPPL
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, có 03 trường hợp văn bản hết hiệu lực là: - Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; - Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; - Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Theo Luật Ban hành văn bản quy phạp pháp luật sẽ được thông qua tại kì họp Quốc hội thứ 9 sáng nay, Luật còn bổ sung một quy định quan trọng là: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới.” Như vậy, khi những văn bản QPPL hết hiệu lực sẽ kéo theo văn bản hướng dẫn cũng hết hiệu lực. Quy định này giúp giảm bớt những vướng mắc khi áp dụng văn bản hướng dẫn mà văn bản còn hiệu lực nhưng không còn phù hợp. Tuy nhiên, nếu văn bản QPPL mới ban hành mà chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời thì sẽ áp dụng thế nào? Xem toàn văn văn bản tại file đính kèm:
Văn bản QPPL là gì? Hệ thống văn bản QPPL của nước ta?
Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Nước ta có những văn bản nào là văn bản quy phạm pháp luật? Văn bản nào có giá trị cao nhất? Văn bản QPPL là gì? Theo Khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Theo Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, văn bản QPPL là văn bản chứa đựng những quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản QPPL của nước ta gồm những văn bản nào? Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi 2020 quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: 1) Hiến pháp. 2) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội. 3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 5) Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 6) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 7) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. 8) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. 9) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 10) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh). 11) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 12) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. 13) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện). 14) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 15) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). 16) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã. Đồng thời, theo Điều 119 Hiến pháp 2013 quy định: - Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. - Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. - Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý. Như vậy, hệ thống văn bản QPPL của nước ta được sắp xếp như trên. Đồng thời, Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có hiệu lực pháp lý cao nhất. Khi nào văn bản QPPL sẽ hết hiệu lực? Theo Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi 2020, thời điểm văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: - Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản. - Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó. - Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực. Như vậy, văn bản QPPL có thể hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộ. Theo quy định, sẽ có 04 trường hợp văn bản QPPL sẽ hết hiệu lực như trên. Ngoài ra, Điều 153 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi 2020 quy định văn bản QPPL sẽ ngưng hiệu lực trong các trường hợp sau: Thời điểm văn bản quy phạm pháp luật ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau đây: - Bị đình chỉ việc thi hành theo quy định tại khoản 3 Điều 164, khoản 2 Điều 165, khoản 2 và khoản 3 Điều 166, khoản 2 và khoản 3 Điều 167 Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi 2020. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ thì văn bản hết hiệu lực; nếu không ra quyết định bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực; - Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định ngưng hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh. Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó, quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật theo Luật mới (sửa đổi) có hiệu lực từ 01/01/2021
Ảnh minh họa: Hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật Với 92,96% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, ngày 18/6, Quốc hội đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020. Theo đó Luật sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 4 về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau: *** Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau: Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. *** Sửa đổi, bổ sung khoản 8 và bổ sung khoản 8a vào sau khoản 8 như sau: 8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. 8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tống Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Căn cứ nội dung sửa đổi, thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2021 gồm: 1. Hiến pháp của Quốc hội; 2. Bộ luật của Quốc hội; 3. Luật của Quốc hội; 4. Nghị quyết của Quốc hội; 5. Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 6. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 7. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 8. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 9. Lệnh của Chủ tịch nước; 10. Quyết định của Chủ tịch nước; 11. Nghị định của Chính phủ; 12. Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 13. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 14. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. 15. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; 16. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 17. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; 18. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Không ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 19. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước; 20. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; 21. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; 22. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; 23. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện; 24. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện; 25. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã; 26. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. [INFOGRAPHIC]:
26 loại văn bản quy phạm pháp luật là Dân luật phải biết
Năm 2019: 04 thông tin cần biết về quy định cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học >>> Cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sẽ giải quyết ra sao khi thực hiện sáp nhập huyện, xã Tổng hợp từ Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 2015, Dân luật lưu về nội dung về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam được phát họa thông qua bảng dưới đây nhé!
Bí mật đằng sau những Luật ở Việt Nam
Dưới góc nhìn hài hước, học Luật, làm nghề Luật không hề khô khan như mọi người vẫn nghĩ. như cái tiêu đề, mình xin đểm danh một số bí mật thú vị của các văn bản Luật của Việt Nam. 1. Luật nào nhiều tiền nhất? => Luật ngân sách nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng Nghe tên thôi là biết Luật đẹp trai rồi. 2. Luật nào nghèo nhất? => Luật quản lý nợ công Nợ, nợ nợ, nghe thấy nợ nần là mệt rồi hà 3. Luật nào già nhất? => Luật người cao tuổi, điều này là hiển nhiên rồi 4. Luật nào trẻ nhất? => Ngược với Luật người cao, luật trẻ nhất chính là Luật trẻ em. 5. Luật nào “ướt át” nhất? => Luật tài nguyên nước. 6. Luật nào doanh nghiệp sợ nhất? => Luật phá sản. 7. Luật nào được yêu thích nhất? => Luật thi đua khen thưởng, chắc phải 99% mọi người ai cũng thích được khen thưởng cả nên chắc luật này được yêu thích nhất rồi 8. Luật nào đau thương nhất? => Không còn nghi ngờ gì nữa, đó chính là Luật hôn nhân và gia đình hỏi 10 người thì hết 9 người nói rằng… hôn nhân là nấm mồ của tình yêu rồi, nên chắc sự thật nó không thể sai được. Kakaka 9. Luật của các loại Luật: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 10. Luật “nổ” to nhất: Luật năng lượng, nguyên tử 11. Luật nào “nóng” nhất? -> Luật phòng, chống tham nhũng (Cụ Tổng đốt lò kiểu này không nóng cũng uổng lắm). Còn gì nữa không, mời các bạn bổ sung ạ.
Re:Tất cả điểm mới Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
70. Quy định lại việc lấy ý kiến với dự thảo nghị định Trong quá trình soạn thảo nghị định, cơ quan chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định như đối với việc lấy ý kiến dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết (trừ quy định phải lấy ý kiến trực tiếp, tổ chức buổi tọa đàm và thông qua phương tiện thông tin đại chúng) (Căn cứ Điều 91 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 71. Sửa đổi nội dung hồ sơ gửi thẩm định dự thảo Nghị định - Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm: + Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định. + Dự thảo nghị định. + Báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; bản chụp ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. + Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định, thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. + Tài liệu khác (nếu có). Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định, dự thảo nghị định được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử. Ngoài ra, bổ sung quy định sau: - Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề: + Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo nghị định với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. + Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị định với văn bản được quy định chi tiết đối với nghị định quy định; sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị định với các chính sách đã được thông qua trong đề nghị xây dựng nghị định đối với nghị định quy định. + Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo nghị định, nếu trong dự thảo nghị định có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo nghị định, nếu trong dự thảo nghị định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. + Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành nghị định. + Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản. - Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định tại trên và ý kiến về việc dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Chính phủ. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định. - Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến cơ quan thẩm định khi trình Chính phủ dự thảo nghị định. (Căn cứ Điều 92 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 72. Bổ sung nhiều tài liệu trong hồ sơ dự thảo nghị định trình Chính phủ - Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định. - Dự thảo nghị định. - Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định. - Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị định. - Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. - Nghị quyết của Chính phủ thông qua các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định đối với nghị định (trừ Nghị định quy định chi tiết Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết). - Tài liệu khác (nếu có). Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định, dự thảo nghị định, báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử. (Căn cứ Điều 93 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 73. Xin ý kiến UBTVQH về việc ban hành nghị định Đây là nội dung mới được bổ sung vào Luật ban hành VBQPPL 2015. - Đối với nghị định về vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, UBTVQH nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội, trước khi ban hành, Chính phủ trình UBTVQH cho ý kiến. - Hồ sơ trình UBTVQH bao gồm: + Tờ trình của Chính phủ về việc ban hành nghị định, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành; các chính sách cơ bản và nội dung chính của dự thảo; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản; những vấn đề cần xin ý kiến và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. + Dự thảo nghị định. + Báo cáo đánh giá tác động của văn bản. + Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo. + Báo cáo thẩm định, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định. + Tài liệu khác (nếu có). - Dự thảo nghị định phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi UBTVQH xem xét, cho ý kiến. - UBTVQH xem xét, cho ý kiến, quyết định việc cho phép ban hành nghị định. - Chính phủ có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của UBTVQH. (Căn cứ Điều 95 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 74. Thay đổi trình tự xem xét, thông qua dự thảo Nghị định Chính phủ xem xét, thông qua dự thảo nghị định theo trình tự: - Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự thảo nghị định. - Đại diện Bộ Tư pháp phát biểu về việc giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định. - Đại diện Văn phòng Chính phủ nêu những vấn đề cần thảo luận. - Đại diện cơ quan, tổ chức tham dự phiên họp phát biểu ý kiến. - Chính phủ thảo luận. Cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan chỉnh lý dự thảo nghị định theo ý kiến của Chính phủ. - Chính phủ biểu quyết thông qua dự thảo nghị định. Trong trường hợp dự thảo nghị định chưa được thông qua thì Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề cần phải chỉnh lý và ấn định thời gian trình lại dự thảo, đồng thời giao cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ xem xét, thông qua. - Thủ tướng Chính phủ ký nghị định. (Căn cứ Điều 96 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 75. Phân định rõ nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ - Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ. - Cơ quan được giao chủ trì soạn thảo có nhiệm vụ: + Tổ chức tổng kết việc thi hành pháp luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. + Đánh giá tác động của từng chính sách trong dự thảo quyết định, trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết; mục tiêu của chính sách; giải pháp để thực hiện chính sách; tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động thủ tục hành chính, tác động về giới (nếu có). + Tổ chức soạn thảo dự thảo quyết định với sự tham gia của đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan; có thể huy động sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học có đủ điều kiện và năng lực vào quá trình soạn thảo. + Lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách trong dự thảo quyết định và cơ quan, tổ chức có liên quan; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo quyết định trong thời hạn ít nhất là 60 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến. Đối với trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, tùy theo tính chất, nội dung của dự thảo quyết định, cơ quan chủ trì soạn thảo gửi văn bản lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến. Bộ Tài chính có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn nhân lực, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm góp ý kiến về tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ Tư pháp có trách nhiệm góp ý kiến về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật. + Tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định. (Căn cứ Điều 97 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 76. Thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Hiện nay, việc ban hành dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ chỉ được quy định một cách chung chung, không cụ thể các giai đoạn, quy trình. - Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Đối với dự thảo quyết định có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. - Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm: + Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo quyết định. + Dự thảo quyết định. + Báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; bản chụp ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. + Bản đánh giá thủ tục hành chính, nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. + Tài liệu khác (nếu có). Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo quyết định, dự thảo quyết định được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử. - Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề: + Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định; sự cần thiết ban hành quyết định, đối với quyết định theo quy định. + Sự phù hợp của nội dung dự thảo quyết định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. + Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. + Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. + Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành quyết định. + Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản. - Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung dự thảo quyết định; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo quyết định. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo quyết định. - Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định trên và ý kiến về việc dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định. - Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến cơ quan thẩm định khi trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định. (Căn cứ Điều 98 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 77. Hồ sơ dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ - Tờ trình về dự thảo quyết định. - Dự thảo quyết định đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định. - Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định. - Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo quyết định. - Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Tài liệu khác (nếu có). Tờ trình về dự thảo quyết định, Dự thảo quyết định đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định, Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử. (Căn cứ Điều 99 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 78. Kiểm tra, xử lý hồ sơ, trình ký ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ Đây là nội dung mới được bổ sung vào Luật ban hành VBQPPL 2015. - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự thảo quyết định, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ dự thảo quyết định. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về những vấn đề lớn thuộc nội dung của dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo của cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, lãnh đạo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để giải quyết trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ có ý kiến về dự thảo quyết định thì cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định và trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định. Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành quyết định. (Căn cứ Điều 100 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) 79. Cụ thể hóa quy định về việc ban hành Thông tư Hiện nay, Luật ban hành VBQPPL 2008 chỉ quy định việc ban hành Thông tư của Bộ, cơ quan ngang Bộ một cách chung chung, không cụ thể chi tiết như Luật ban hành VBQPPL. - Mở đầu là việc soạn thảo thông tư Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo việc xây dựng, ban hành thông tư; phân công đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì phối hợp với tổ chức pháp chế trong trường hợp tổ chức pháp chế không chủ trì soạn thảo và các đơn vị có liên quan tổ chức soạn thảo thông tư. Trong quá trình soạn thảo thông tư, bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ trong thời gian ít nhất là 60 ngày. Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo thông tư, bộ, cơ quan ngang bộ có thể lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ, HĐND, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức khác, các chuyên gia, nhà khoa học. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến. Đơn vị được phân công soạn thảo chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo thông tư. (Căn cứ Điều 101 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) - Tiếp theo là việc thẩm định dự thảo thông tư Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Đối với thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do tổ chức pháp chế chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm: + Tờ trình về dự thảo thông tư. + Dự thảo thông tư. + Bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo; bản chụp ý kiến góp ý. + Báo cáo đánh giá tác động; bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có). + Tài liệu khác (nếu có). Tờ trình về dự thảo thông tư, Dự thảo thông tư được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử. Nội dung thẩm định tập trung vào những vấn đề: + Sự cần thiết ban hành thông tư; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của thông tư. + Sự phù hợp của nội dung dự thảo thông tư với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. + Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo thông tư với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. + Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo thông tư, nếu trong dự thảo thông tư có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo thông tư, nếu trong dự thảo thông tư có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. + Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để thi hành thông tư. + Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của tổ chức pháp chế về nội dung thẩm định quy định. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến đơn vị chủ trì soạn thảo chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định. Đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý dự thảo. (Căn cứ Điều 102 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) - Sau khi thẩm định dự thảo thông tư, thì hồ sơ dự thảo thông tư trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bao gồm: + Tờ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về dự thảo thông tư. + Dự thảo thông tư. + Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định. + Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo. + Báo cáo đánh giá tác động; bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có). + Tài liệu khác (nếu có). Tờ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về dự thảo thông tư, Dự thảo thông tư, Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử. (Căn cứ Điều 103 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) - Cuối cùng, sau khi chuẩn bị hồ sơ dự thảo, sẽ trình để xem xét, ký ban hành thông tư Đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về dự thảo thông tư. Trong trường hợp dự thảo còn vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các đơn vị thì tổ chức pháp chế chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thống nhất ý kiến trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với tổ chức pháp chế, các đơn vị có liên quan chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo thông tư trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét ký ban hành thông tư. (Căn cứ Điều 104 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) (Còn nữa)
QUY ĐỊNH QUAN TRỌNG VỀ HIỆU LỰC VĂN BẢN QPPL
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, có 03 trường hợp văn bản hết hiệu lực là: - Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; - Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; - Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Theo Luật Ban hành văn bản quy phạp pháp luật sẽ được thông qua tại kì họp Quốc hội thứ 9 sáng nay, Luật còn bổ sung một quy định quan trọng là: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới.” Như vậy, khi những văn bản QPPL hết hiệu lực sẽ kéo theo văn bản hướng dẫn cũng hết hiệu lực. Quy định này giúp giảm bớt những vướng mắc khi áp dụng văn bản hướng dẫn mà văn bản còn hiệu lực nhưng không còn phù hợp. Tuy nhiên, nếu văn bản QPPL mới ban hành mà chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời thì sẽ áp dụng thế nào? Xem toàn văn văn bản tại file đính kèm: