Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát” năm 2024
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân. Trong đó quy định về tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát”. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát” là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 21 Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định: Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát” là hình thức ghi nhận, khen thưởng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho cá nhân đã và đang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, cá nhân ngoài hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có thành tích đóng góp vào quá trình phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân. Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát” năm 2024 Căn cứ khoản 3 Điều 21 Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát” như sau: (1) Đối với cá nhân công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân: - Công tác liên tục đủ 15 năm, có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì được tặng Kỷ niệm chương. Trường hợp được cử đi biệt phái, đi học hoặc tham gia nghĩa vụ quân sự, sau đó tiếp tục công tác thì thời gian đi biệt phái, đi học hoặc tham gia nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công tác trong Ngành để xét tặng Kỷ niệm chương. Trường hợp trong thời gian công tác, cá nhân bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì thời gian thi hành kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương; - Đã làm công tác pháp luật ở ngành khác chuyển sang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân thì thời gian làm công tác pháp luật trong ngành khác được tính vào thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương, nhưng phải có ít nhất 05 năm công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân; - Có 08 năm liên tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên thuộc các đơn vị trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân; - Các trường hợp không tính thâm niên công tác khi xét, tặng Kỷ niệm chương: Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao; cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, được tặng thưởng Huân chương Lao động các hạng. (2) Đối với cá nhân ngoài hệ thống Viện kiểm sát nhân dân: Có nhiều thành tích đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân, được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành đề nghị. Thẩm quyền quyết định tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp kiểm sát” Căn cứ khoản 1 Điều 25 Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng sau đây: - “Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao”; - “Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân”; - “Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”; - Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát”; - “Tập thể lao động xuất sắc” cho các đơn vị trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân; - “Tập thể lao động tiên tiến” cho các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; - “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” cho Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Như vậy Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan có thẩm quyền quyết định tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp kiểm sát”. Xem thêm thông tin chi tiết tại Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành kiểm sát nhân dân có hiệu lực ngày 10/10/2024.
Con đường từ Cử nhân luật trở thành Kiểm sát viên ở VKSND tối cao như thế nào?
Con đường từ cử nhân luật được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cần có các tiêu chuẩn gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nếu bạn có mong muốn trở thành Kiểm sát viên trong tương lai nhé (1) Cử nhân luật có thể làm Kiểm sát viên ở VKSND tối cao không? Tiêu chuẩn chung để trở thành Kiểm sát viên được quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 bao gồm: - Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Có trình độ cử nhân luật trở lên. - Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát. - Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này. - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Theo đó, công dân có trình độ cử nhân luật trở lên có đầy đủ các yếu tố trên thì đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên (2) Kiểm sát viên tại VKSND có mấy hạng ngạch? Theo Điều 76 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, ngạch Kiểm sát viên VKSND gồm có: - Kiểm sát viên sơ cấp - Kiểm sát viên trung cấp - Kiểm sát viên cao cấp - Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao (3) Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên theo các hạng ngạch Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp Người có đủ tiêu chuẩn chung tại mục (1) và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự: - Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên; - Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; - Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp. (Điều 77 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014) Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp Người có đủ tiêu chuẩn chung tại mục (1) và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự: - Đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm; - Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; - Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp; - Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn (1), các điểm b, c và d khoản 1 Điều 78 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự. (Điều 78 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014) Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp Người có đủ tiêu chuẩn chung tại mục (1) và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự: - Đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất 05 năm; - Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; - Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới; - Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại (1), các điểm b, c và d khoản 1 Điều 79 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự. (Điều 79 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014) Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người có đủ tiêu chuẩn chung tại mục (1) và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao: - Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm; - Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại (1), điểm b và điểm c khoản 1 Điều 80 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. (Điều 80 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014)
Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hình sự trong trường hợp nào?
Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hình sự trong trường hợp nào? Kiểm tra viên trong tố tụng hình sự có những quyền và nghĩa vụ gì? Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hình sự trong trường hợp nào? Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Căn cứ tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Trường hợp quy định tại Điều 49 của Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; - Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án. Và theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; - Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó; - Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Như vậy, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hình sự trong các trường hợp sau: - Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; - Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó; - Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. - Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án. Kiểm tra viên trong tố tụng hình sự có những quyền và nghĩa vụ gì? Kiểm tra viên trong tố tụng hình sự có những quyền và nghĩa vụ được nêu tại Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, cụ thể gồm: - Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên; - Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc; - Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng. Cũng theo quy định này thì nghạch Kiểm tra viên gồm các ngạch sau: - Kiểm tra viên; - Kiểm tra viên chính; - Kiểm tra viên cao cấp. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Lưu ý: Kiểm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nhiệm kỳ của Điều tra viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao?
Nhiệm kỳ của Điều tra viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao? Điều tra viên cao cấp thuộc VKSND cấp cao cần đáp ứng tiêu chuẩn nào? Nhiệm kỳ của Điều tra viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao? Theo Điều 45 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 ngạch Điều tra viên gồm: - Điều tra viên sơ cấp; - Điều tra viên trung cấp; - Điều tra viên cao cấp. Dẫn chiếu đến Điều 6 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định Điều tra viên khi được bổ nhiệm lần đầu là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu thời hạn còn lại không đủ 10 năm. Điều tra viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao cần đáp ứng tiêu chuẩn nào? Tại Điều 46 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định Điều tra viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao cần đáp ứng tiêu chuẩn chung sau: - Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. - Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này. - Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra. - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, Điều tra viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao cần đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể được nêu tại Điều 49 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, cụ thể gồm các tiêu chuẩn sau: - Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm; - Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp; - Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm; - Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp; - Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp. Lưu ý: Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 14 năm trở lên có đủ tiêu chuẩn sau thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp: - Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. - Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này. - Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra. - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp; - Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm; - Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp; - Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp. Tóm lại, nhiệm kỳ của Điều tra viên khi được bổ nhiệm lần đầu là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu thời hạn còn lại không đủ 10 năm.
Quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện?
Quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện? Viện trưởng do ai bổ nhiệm? Có những nhiệm vụ, quyền hạn nào? Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do ai bổ nhiệm? Có những nhiệm vụ, quyền hạn nào? Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được đề cập tại Điều 67 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, cụ thể như sau: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Cũng theo quy định này, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao khi có yêu cầu; - Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Về nhiệm kỳ của Viện nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. Quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện? Tại tiểu mục 4 Mục III Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 có nêu quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được thực hiện như sau: Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, báo cáo và đề xuất chủ trương, số lượng và nhân sự trình Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. - Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, thảo luận, thống nhất (Nghị quyết) về chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự để kiện toàn lãnh đạo đơn vị. Thành phần: Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ. Bước 2: Trên cơ sở kết quả của bước 1 Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội nghị. Thành phần: Lãnh đạo, Chi ủy viên và toàn thể công chức trong đơn vị (Hội nghị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập tham gia). Bước 3: Trên cơ sở kết quả của bước 1, 2 Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, nhận xét, đánh giá và giới thiệu nhân sự (Nghị quyết) về việc bổ nhiệm và có văn bản hiệp y với cấp ủy địa phương về việc bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1 Bước 4: Sau khi có văn bản hiệp y của cấp ủy địa phương về việc bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có tờ trình đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, bổ nhiệm. Đơn vị quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp huyện theo nhóm hoặc khối đơn vị thì khi thực hiện quy trình bổ nhiệm, nhân sự đưa ra hội nghị cũng theo nhóm hoặc khối đã quy hoạch. Ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nhận xét, đánh giá nhân sự nổi trội trong số quy hoạch để lựa chọn (có số dư) giới thiệu ra hội nghị để lấy phiếu tín nhiệm và chịu trách nhiệm về nhận xét, đánh giá nhân sự theo quy định. Lưu ý: Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì Ban cán sự đảng phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị. - Trình tự bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ có hướng dẫn thực hiện sau./. Như vậy, quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được thực hiện như trên.
Nguyên tắc bổ nhiệm lãnh đạo Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao?
Nguyên tắc bổ nhiệm lãnh đạo Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao? Căn cứ Điều 3 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định việc bổ nhiệm lãnh đạo Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phải đảm bảo công khai minh bạch, khách quan, công bằng, đúng quy định của Đảng, Nhà nước và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao? Theo tiểu mục 2 Mục II Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 có nêu quy trình bổ nhiệm lãnh đạo Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được tiến hành như sau: Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao rà soát, báo cáo, đề xuất chủ trương, số lượng, nhân sự trình lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thảo luận, thống nhất về chủ trương, số lượng và nguồn nhân sự. Thành phần: Lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, người đứng đầu cơ quan tham mưu về công tác cán bộ. Bước 2: Trên cơ sở kết quả bước 1, lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Viện kiểm sát nhân dân cấp cao mở hội nghị để thảo luận và thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự trong quy hoạch, đáp ứng được cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm bằng phiếu kín. Thành phần: Lãnh đạo, Ban Thường vụ, Đảng ủy viên cơ quan Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu tiếp. Đại diện lãnh đạo, Đảng ủy, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này). Bước 3: Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, người đứng đầu cơ quan tham mưu về công tác cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1 Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn; nếu không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt. Đại diện lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này). Bước 4: Trên cơ sở kết quả giới thiệu của bước 3, lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Viện kiểm sát nhân dân cấp cao mở hội nghị để tham gia ý kiến và lấy phiếu tín nhiệm. Thành phần: Lãnh đạo, Ban Thường vụ, Đảng ủy viên cơ quan, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương (hội nghị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập tham gia). - Trước khi lấy phiếu tín nhiệm, đại diện lãnh đạo và Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan thông báo danh sách nhân sự do hội nghị ở bước 3 giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác, nhận xét, đánh giá công tác, dự kiến phân công công tác. Người được giới thiệu lấy phiếu trình bày chương trình hành động, bản kê khai tài sản, thu nhập. Người đạt tín nhiệm giới thiệu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ của hội nghị thì mới tiến hành bước tiếp theo; nếu không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị tiếp theo. Đại diện lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này). Bước 5: Lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao họp thảo luận và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1. Nguyên tắc lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 4, người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ giới thiệu thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. - Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; xác minh, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có). - Nhân sự được tín nhiệm giới thiệu, lãnh đạo và Đảng ủy cơ quan xây dựng hồ sơ bổ nhiệm theo quy định. Sau khi thống nhất bổ nhiệm, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thẩm định để trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quyết định bổ nhiệm. Lưu ý: - Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị. - Đơn vị quy hoạch chức danh lãnh đạo theo nhóm hoặc khối đơn vị thì khi thực hiện quy trình bổ nhiệm, nhân sự đưa ra hội nghị cũng theo nhóm hoặc khối đã quy hoạch. Tập thể lãnh đạo đơn vị nhận xét, đánh giá nhân sự nổi trội trong số quy hoạch để lựa chọn (có số dư) giới thiệu ra hội nghị để lấy phiếu tín nhiệm và chịu trách nhiệm về nhận xét, đánh giá nhân sự theo quy định. Tóm lại, việc bổ nhiệm lãnh đạo Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phải đảm bảo các nguyên tắc trên.
Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh?
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có cơ cấu tổ chức ra sao? Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh? Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định thế nào? Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định tại tiểu mục 3 Mục III Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau: Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm rà soát, tham mưu trình Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, thảo luận và thống nhất (Nghị quyết) về chủ trương, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, nguồn nhân sự để kiện toàn lãnh đạo đơn vị. Bước 2: Trên cơ sở ý kiến của Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh về chủ trương, số lượng và dự nguồn nhân sự; Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh mở hội nghị để thảo luận, thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự trong quy hoạch, đáp ứng được cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm bằng phiếu kín. Bước 3: Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Bước 4: Trên cơ sở kết quả bước 3, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh mở hội nghị để tham gia ý kiến và lấy phiếu tín nhiệm. Bước 5: Trên cơ sở kết quả của bước 1, 2, 3, 4, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ họp nhận xét, đánh giá và giới thiệu nhân sự (Nghị quyết) về việc bổ nhiệm. Dự kiến phân công người được bổ nhiệm. Trước khi thảo luận phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc Đảng ủy cơ quan (những nơi không có Ban Thường vụ) đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm. Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị, xác minh, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có). Nhân sự được tín nhiệm, lãnh đạo đơn vị xây dựng hồ sơ bổ nhiệm theo quy định. Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự đảng, phòng Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ, tham mưu trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền. Đơn vị quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp phòng theo nhóm hoặc khối đơn vị thì khi thực hiện quy trình bổ nhiệm, nhân sự đưa ra hội nghị cũng theo nhóm hoặc khối đã quy hoạch. Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nhận xét, đánh giá nhân sự nổi trội trong số quy hoạch để lựa chọn (có số dư) giới thiệu ra hội nghị để lấy phiếu tín nhiệm và chịu trách nhiệm về nhận xét, đánh giá nhân sự theo quy định. Lưu ý: Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì Ban cán sự đảng phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có cơ cấu tổ chức ra sao? Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 46 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, cụ thể bộ máy tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có: - Ủy ban kiểm sát; - Văn phòng; - Các phòng và tương đương. Cũng theo quy định này, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác. Tóm lại, quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện như trên.
Quy trình bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện ra sao?
Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định thế nào? Quy trình bổ nhiệm chức danh này thực hiện ra sao? Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định thế nào? Theo Điều 68 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về chức danh Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh như sau: - Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. - Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và trước pháp luật. - Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. Như vậy, nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. Quy trình bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện ra sao? Quy trình bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 2 Mục III Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021, cụ thể như sau: Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp thảo luận và thống nhất (Nghị quyết) xin chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự để kiện toàn lãnh đạo đơn vị, có sự tham gia của Tỉnh ủy hoặc Thành ủy (cấp ủy địa phương) và có tờ trình đề nghị Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho ý kiến; đồng thời gửi báo cáo cấp ủy địa phương. Thành phần: Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ. Bước 2: Trên cơ sở ý kiến của Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về chủ trương, số lượng và dự nguồn nhân sự, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cấp ủy địa phương mở hội nghị để thảo luận, thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự trong quy hoạch, đáp ứng được cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm bằng phiếu kín. Thành phần: Ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Đảng ủy viên cơ quan, Trưởng phòng và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (đơn vị chưa có Viện trưởng thì Phó Viện trưởng được giao quyền hoặc phụ trách đơn vị). Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham gia. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu ở các bước tiếp theo. Vụ Tổ chức cán bộ, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp ủy địa phương kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu, không công bố tại hội nghị này). Bước 3: Trên cơ sở kết quả giới thiệu ở bước 2, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một vị trí trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ giới thiệu thì được lựa chọn; nếu không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt. Vụ Tổ chức cán bộ, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, đại diện cấp ủy địa phương kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị). Trường hợp nếu kết quả giới thiệu nhân sự ở hội nghị bước này khác với kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2 thì báo cáo, giải trình với Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Bước 4: Trên cơ sở kết quả giới thiệu ở bước 3, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, cấp ủy địa phương mở hội nghị cán bộ chủ chốt để lấy ý kiến tín nhiệm đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm bằng phiếu kín. Thành phần: Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Đảng ủy viên cơ quan, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; Trưởng các đoàn thể mà nhân sự là thành viên, Kiểm sát viên trung cấp ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (đơn vị chưa có Viện trưởng thì Phó Viện trưởng được giao quyền hoặc phụ trách đơn vị). Hội nghị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập tham gia). Việc lấy ý kiến được thực hiện theo trình tự sau: - Thay mặt Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thông báo danh sách nhân sự do Hội nghị tại bước 3 giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu trong 03 năm công tác gần nhất, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; - Người được giới thiệu lấy phiếu trình bày chương trình hành động, bản kê khai tài sản, thu nhập; - Hội nghị thảo luận tham gia ý kiến; Người đạt tín nhiệm giới thiệu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ của hội nghị thì mới tiến hành bước tiếp theo; nếu không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị tiếp theo. Vụ Tổ chức cán bộ, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp ủy địa phương kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này). Nhân sự được tín nhiệm, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh xây dựng hồ sơ bổ nhiệm theo quy định. Bước 5: Trên cơ sở kết quả các bước 1, 2, 3, 4, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần thực hiện như quy định tại bước 1. Nguyên tắc lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 4, người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ giới thiệu thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. - Nhân sự là lãnh đạo cấp phòng của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trước khi thảo luận phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc Đảng ủy cơ quan (những nơi không có Ban Thường vụ); nhân sự là lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là ý kiến của cấp ủy địa phương nơi công tác. - Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị, xác minh, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có). Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có tờ trình đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm. - Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp xem xét, quyết nghị về việc bổ nhiệm và có văn bản hiệp y với cấp ủy địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định bổ nhiệm. Lưu ý: Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì Ban cán sự đảng phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị. Tóm lại, quy trình bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện như quy định trên.
Miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân thực hiện trong trường hợp nào?
Miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân thực hiện trong trường hợp nào? Việc miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện ra sao? Miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân thực hiện trong trường hợp nào? Các trường hợp miễn nhiệm công chức Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021, cụ thể như sau: - Công chức đương nhiên được miễn nhiệm chức vụ, chức danh khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành. - Công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ, chức danh khi thuộc một trong các trường hợp sau: + Không đủ sức khỏe; vì hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao; + Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế; vi phạm quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của cơ quan có thẩm quyền; + Không đủ năng lực, uy tín để làm việc. + Trong thời hạn bổ nhiệm, bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần; Việc miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện ra sao? Việc miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021, cụ thể như sau: Bước 01: Đề nghị miễn nhiệm Công chức có đơn đề nghị được miễn nhiệm hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị chỉ đạo hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ nơi công chức đang công tác đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét việc miễn nhiệm; Theo đó, hồ sơ về việc miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân gồm các tài liệu sau: - Tờ trình về việc miễn nhiệm; - Các văn bản thể hiện công chức thuộc quy định tại khoản 2 Điều này; - Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu; - Các tài liệu khác có liên quan. Bước 02: Xin ý kiến cấp có thẩm quyền về việc miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chỉ đạo cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định, xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp theo quy định; Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định. Bước 03: Ra quyết định miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo và nghe ý kiến của công chức về việc miễn nhiệm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc trình cấp trên xem xét, quyết định việc miễn nhiệm. Bước 04: Bố trí công tác cho công chức bị miễn nhiệm Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức bố trí công tác phù hợp; công chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Lưu ý: Trường hợp công chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cơ quan có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
Công chức lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm khi đáp ứng điều kiện gì?
Công chức lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm khi đáp ứng điều kiện gì? Trình tự bổ nhiệm công chức lãnh đạo này được thực hiện ra sao? Công chức lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm khi đáp ứng điều kiện gì? Công chức lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm khi đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 5 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau: - Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. - Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức và tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. - Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận. - Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. Trình tự bổ nhiệm công chức lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện ra sao? Trình tự bổ nhiệm công chức lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 có nêu quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện như sau: Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, lãnh đạo và cấp ủy (Chi ủy, Đảng ủy) đơn vị cấp Vụ và tương đương mở hội nghị để thảo luận và đề xuất chủ trương, số lượng, nhân sự để kiện toàn lãnh đạo và có văn bản gửi Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định trình lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách xin ý kiến trước khi trình Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Bước 2: Trên cơ sở đồng ý của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về chủ trương, số lượng và dự nguồn nhân sự, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với lãnh đạo và Chi ủy đơn vị (Vụ hoặc tương đương) mở hội nghị để thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự trong quy hoạch, đáp ứng được cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm bằng phiếu kín. Bước 3: Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tập thể lãnh đạo và Chi ủy đơn vị, căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng yêu cầu của công chức tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Bước 4: Trên cơ sở kết quả giới thiệu của bước 3, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với lãnh đạo và Chi ủy đơn vị tổ chức hội nghị lấy ý kiến của công chức về nhân sự. Bước 5: Trên cơ sở kết quả của bước 1, 2, 3, 4, lãnh đạo và Chi ủy đơn vị thảo luận và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Lưu ý: Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì lãnh đạo và Chi ủy của đơn vị phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị. Tóm lại, công chức lãnh đạo cấp Vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm khi đáp ứng các điều kiện kể trên.
VKSND tối cao thông báo tuyển dụng công chức chuyên môn nghiệp vụ khác 2023
Ngày 22/6/2023, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao ban hành Thông báo 73/TB-VKSTC tuyển công chức chuyên môn nghiệp vụ khác tại Viện Kiểm sát nhân dân tối cao năm 2023. (1) Số lượng, vị trí cần tuyển - Tuyển dụng 09 công chức làm công tác chuyên môn nghiệp vụ khác tại Văn phòng VKSND tối cao: + Công tác Văn thư tại Phòng Hành chính: 03 công chức; + Công tác Lưu trữ tại Phòng Lưu trữ: 01 công chức; + Công tác Tài chính - Kế toán tại Phòng Quản trị và Nhà khách Đại diện Văn phòng VKSND tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh: 02 công chức; + Công tác Công nghệ thông tin tại Phòng Quản trị: 01 công chức; + Công tác Biên tập, Phóng viên tại Phòng Trang tin điện tử: 02 công chức. - Tuyển dụng 01 công chức làm công tác Kế toán tại Cơ quan điều tra VKSND tối cao. (2) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển Ngoài tiêu chuẩn, điều kiện chung tuyển dụng công chức, thì tuyển công chức chuyên môn nghiệp vụ tại Viện Kiểm sát yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ như sau: - Đối với vị trí làm công tác Văn thư: Có trình độ Trung cấp chuyên ngành Văn thư hành chính, Văn thư - Lưu trữ, Lưu trữ học, Lưu trữ và quản lý thông tin trở lên, hệ chính quy. - Đối với vị trí làm công tác Lưu trữ: Có trình độ Trung cấp chuyên ngành Lưu trữ học, Văn thư - Lưu trữ, Lưu trữ và quản lý thông tin trở lên, hệ chính quy. - Đối với vị trí làm công tác Tài chính - Kế toán: Có trình độ Cử nhân Tài chính hoặc Cử nhân Kế toán, hệ chính quy. - Đối với vị trí làm công tác Công nghệ thông tin: Có trình độ Cử nhân Công nghệ thông tin hoặc Kỹ sư Điện tử viễn thông, hệ chính quy. - Đối với vị trí làm công tác Biên tập, phóng viên: Có trình độ Cử nhân Báo chí hoặc tuyên truyền, hệ chính quy. Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng: Thực hiện theo Điều 8 Quy chế tuyển dụng công chức VKSND ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC ngày 17/11/2021 của VKSND tối cao. (3) Hình thức thi tuyển Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau: Vòng 1: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên giấy. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành Xem chi tiết nội dung thi https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/06/26/VKS.docx (4) Đăng ký dự tuyển - Hồ sơ dự tuyển: Người đăng ký dự tuyển nộp hồ sơ dự tuyển (đựng trong túi đựng hồ sơ) ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ và danh mục thành phần tài liệu gồm: + Phiếu đăng ký dự tuyển; Xem và tải phiếu đăng ký https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/06/26/M%E1%BA%ABu%20%C4%91ki.docx + Bản sao các văn bằng, bảng điểm kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực; + Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực; Người đăng ký dự tuyển công chức phải khai đầy đủ các nội dung yêu cầu trong Phiếu đăng ký dự tuyển tính đến thời điểm nộp phiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung kê khai trong phiếu. - Phí tuyển dụng: Mức thu là 500.000 đồng/người dự tuyển theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức. - Thời gian nộp hồ sơ: 30 ngày, kể từ ngày 22/6/2023 đến hết ngày 22/7/2023 (giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần). - Địa điểm nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến Phòng Tổ chức cán bộ trung ương, Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao, địa chỉ: Số 9 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội (Phòng 1110, điện thoại 024.38255058). Xem chi tiết tại Thông báo 73/TB-VKSTC ngày 22/6/2023.
Kiểm tra viên là ai? Nhiệm vụ của kiểm tra viên là gì?
Kiểm tra viên là một chức danh tố tụng có nhiệm vụ ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và một số biên bản khác cùng với Kiểm sát viên tham gia hoạt động giám sát trong các vụ án, vụ việc được giao. Đây là một chức danh quan trọng trong hoạt động tố tụng, vậy kiểm tra viên được quy định thế nào và nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra viên được quy định ra sao? 1. Kiểm tra viên là ai? Kiểm tra viên là một trong những chức danh được quy định trong hệ thống tư pháp và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến tố tụng của Viện Kiểm sát. Theo khoản 1 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định kiểm tra viên là: Người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng VKSND. 2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm và ngạch của Kiểm tra viên Để trở thành Kiểm tra viên thì người đó cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng VKSNDTC. Trong đó, kiểm tra viên chia phân thành 03 ngạch sau đây: (1) Kiểm tra viên. (2) Kiểm tra viên chính. (3) Kiểm tra viên cao cấp. Theo đó, kiểm tra viên bao gồm 03 cấp là Kiểm tra viên mới được bổ nhiệm, Kiểm tra viên chính và cuối cùng là Kiểm tra viên cao cấp. Mỗi lần nâng ngạch phải đặt được tiêu chuẩn 3. Nhiệm vụ của Kiểm tra viên Căn cứ khoản 4, 5 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định kiểm tra viên sẽ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên. - Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc. - Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng VKSND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời tại Điều 59 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm tra viên trong quá trình hoạt động tố tụng của mình bao gồm: - Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên. - Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng VKS. - Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. 4. Khi nào thay đổi kiểm tra viên trong quá trình tố tụng? Nhằm đảm bảo hoạt động tố tụng được hoạt động đúng tinh thần pháp luật và mang tính trung dung và đảm bảo hoạt động tố tụng công bằng thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: Thứ nhất: Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như: - Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự. - Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó. - Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Thứ hai: Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Quyết định 401: Điều kiện đăng ký thi công chức Viện kiểm sát nhân dân
Ngày 17/11/2021, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) đã ký Quyết định 401/QĐ-VKSTC về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân được thông tin dưới đây. Quyết định 401: Điều kiện đăng ký Thi công chức Viện kiểm sát nhân dân - Minh họa Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân như sau: Người dự tuyển công chức phải đáp ứng được những điều kiện quy định tại Luật cán bộ, công chức như là: - Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. - Đủ 18 tuổi trở lên. - Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng - Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp. - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. - Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ. - Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Ngoài ra, người dự tuyển đảm bảo một số tiêu chí, điều kiện sau: - Về chính trị hiện tại, lịch sử chính trị bản thân và gia đình: Không vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ của VKSNDTC. - Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: + Có trình độ đại học trở lên đúng chuyên môn cần tuyển. + Nếu vị trí cần tuyển không yêu cầu trình độ đại học hoặc nếu địa phương khó khăn về nguồn tuyển dụng thì đơn vị báo cáo cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét, quyết định. - Về sức khỏe: + Có đủ sức khỏe để công tác + Không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật + Nam cao từ 1m60 và nặng 50kg trở lên. + Nữ cao từ 1m55 và nặng 45kg trở lên. - Về tuổi: + Nam không quá 35 tuổi, nữ không quá 30 tuổi. + Đối với trường hợp tuyển dụng theo khoản 3 Điều 21 của Quy chế hoặc cán bộ, công chức, viên chức từ ngành khác chuyển đến ngành kiểm sát nhân dân thì không quá 50 tuổi đối với nam và 45 tuổi đối với nữ. Đảm bảo đóng đủ số năm đóng BHXH bắt buộc khi đến tuổi nghỉ hưu. - Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng tuyển dụng có thể quy định thêm tiêu chuẩn, điều kiện nhưng phải được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đồng ý. Quyết định 401/QĐ-VKSTC có hiệu lực kể từ ngày ký. Để xem chi tiết toàn bộ văn bản, mời mọi người tải tại file đính kèm.
Quyết định 401: Điều kiện đăng ký thi công chức Viện kiểm sát nhân dân
Ngày 17/11/2021, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) đã ký Quyết định 401/QĐ-VKSTC về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân được thông tin dưới đây. Quyết định 401: Điều kiện đăng ký Thi công chức Viện kiểm sát nhân dân - Minh họa Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân như sau: Người dự tuyển công chức phải đáp ứng được những điều kiện quy định tại Luật cán bộ, công chức như là: - Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. - Đủ 18 tuổi trở lên. - Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng - Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp. - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. - Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ. - Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Ngoài ra, người dự tuyển đảm bảo một số tiêu chí, điều kiện sau: - Về chính trị hiện tại, lịch sử chính trị bản thân và gia đình: Không vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ của VKSNDTC. - Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: + Có trình độ đại học trở lên đúng chuyên môn cần tuyển. + Nếu vị trí cần tuyển không yêu cầu trình độ đại học hoặc nếu địa phương khó khăn về nguồn tuyển dụng thì đơn vị báo cáo cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét, quyết định. - Về sức khỏe: + Có đủ sức khỏe để công tác + Không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật + Nam cao từ 1m60 và nặng 50kg trở lên. + Nữ cao từ 1m55 và nặng 45kg trở lên. - Về tuổi: + Nam không quá 35 tuổi, nữ không quá 30 tuổi. + Đối với trường hợp tuyển dụng theo khoản 3 Điều 21 của Quy chế hoặc cán bộ, công chức, viên chức từ ngành khác chuyển đến ngành kiểm sát nhân dân thì không quá 50 tuổi đối với nam và 45 tuổi đối với nữ. Đảm bảo đóng đủ số năm đóng BHXH bắt buộc khi đến tuổi nghỉ hưu. - Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng tuyển dụng có thể quy định thêm tiêu chuẩn, điều kiện nhưng phải được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đồng ý. Quyết định 401/QĐ-VKSTC có hiệu lực kể từ ngày ký. Để xem chi tiết toàn bộ văn bản, mời mọi người tải tại file đính kèm.
Thông báo về kết quả điểm thi tuyển công chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020 (Vòng 1)
Ngày 23/12/2020 Hội đồng tuyển dụng công chức VKSNDTC ban hành Thông báo 1975/TB-HĐTD về kết quả điểm thi tuyển công chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020 (Vòng 1). Theo đó, kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi. Những thí sinh dự thi tuyển trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi được thi tiếp vòng 2. Kết quả điểm thi cụ thể như sau: ... Xem toàn bộ danh sách và thông báo tại file đính kèm:
Xem xét thành lập TAND, VKSND Thành phố Thủ Đức
Thành lập TAND, VKSND thành phố Thủ Đức Tại phiên họp thứ 51 Quốc hội khóa XIV, UBTVQH xem xét, quyết định việc thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có việc thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức. Kế hoạch Thành lập TAND Thành phố Thủ Đức Tại Tờ trình 751/TTr-TANDTC, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nêu rõ: 1. Về thẩm quyền: Thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ của Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức bao gồm các vụ, việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Quận 2, Tòa án nhân dân Quận 9 và Tòa án nhân dân quận Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 2. Về tổ chức bộ máy: - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền quyết định đối với Tòa Hình sự; Tòa Dân sự; Tòa Gia đình và người chưa thành niên; Tòa xử lý hành chính, Văn phòng TAND - Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập thêm Tòa kinh tế của Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức. 3. Về biên chế, số lượng Thẩm phán: Căn cứ vào tình hình các năm qua và định mức xét xử, Chánh án đề xuất: - Giao bổ sung cho Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức 180 biên chế (nằm ngoài tổng số biên chế đã giao cho Tòa án nhân dân 3 quận từ năm 2012 là 15.237 người), trong đó có 85 Thẩm phán (gồm 25 Thẩm phán trung cấp và 60 Thẩm phán sơ cấp). - Số lượng Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức không quá 04 người; - Số lượng Phó Chánh tòa các Tòa chuyên trách và Phó Chánh Văn phòng không quá 03 người. Tờ trình kèm theo Dự thảo Nghị quyết. *Ý kiến của Ủy ban Tư pháp Quốc hội Qua nghiên cứu nội dung Tờ trình số 751/TTr-TANDTC của TANDTC, Thường trực UBTP có ý kiến như sau: 1. Đồng ý thành lập TAND Thành phố Thủ Đức 2. Đồng ý về thẩm quyền theo lãnh thổ của Thành phố, tuy nhiên đề nghị không quy định TAND Thành phố Thủ Đức: “…có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả các vụ việc, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của TAND cấp huyện và cấp tỉnh” 3. Đồng ý về tổ chức bộ máy TAND Thành phố 4. Đề nghị xem xét lại việc xin bổ sung thẩm phán vì không đúng thẩm quyền của UBTVQH quy định tại Điều 95 Luật Tổ chức TAND Kế hoạch lập VKSND Thành phố Thủ Đức Tại tờ trình 48/TTr-VKSTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự thảo Tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, trong đó: 1. Thành lập Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức trên cơ sở Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Giải thể Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Tổ chức, biên chế, số lượng kiểm sát viên, công chức và người lao động khác của các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thuộc Thành phố nêu trên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định. (Xem các văn kiện của cuộc họp tại file đính kèm cuối bài.)
Chỉ đạo của Viện Kiểm sát tối cao về phòng, chống Covid-19
Ngày 28/7/2020, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có Công văn 3238/VKSTC-VP về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống Covid-19. Công văn 3238/VKSTC-VP được ban hành ngày 28/7/2020.
Quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong TTHS thuộc trách nhiệm của VKSND
Tố tụng hình sự (TTHS) là một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN), và trước đó, pháp luật TNBTCNN cũng đã điều chỉnh TNBTCNN đối với lĩnh vực hoạt động này (Nghị định số 47/CP ngày 3/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra - Nghị định số 47/CP; Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gây ra - Nghị quyết số 388). Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 20/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về Công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2018, Kế hoạch, Chương trình công tác năm 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018, triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017; ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ thực thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự đã Dự thảo Quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân (sau đây viết tắt là Quy trình). Để đảm bảo việc triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn công tác bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, đề nghị thủ trưởng các đơn vị, viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai góp ý dự thảo Quy trình. Quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự gồm những bước như sau: I. Bước tiếp nhận, thụ lý và cử người yêu cầu bồi thường 1. Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường (Điều 41, 42 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước) Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bồi thường phân công kiểm sát viên, kiểm tra viên chuyên trách tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường của người yêu cầu bồi thường. Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, kiểm sát viên, kiểm tra viên kiểm tra căn cứ, thời hiệu yêu cầu bồi thường, các tài liệu, giấy tờ chứng minh thiệt hại về vật chất và tinh thần và các giấy tờ khác liên quan (nếu có) và ghi vào Sổ nhận hồ sơ (theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ và sau khi kiểm tra thấy có đủ các giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu, kiểm sát viên, kiểm tra viên đề nghị Lãnh đạo viện cấp Giấy xác nhận đã nộp hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường. Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, kiểm sát viên, kiểm tra viên đề nghị Lãnh đạo viện thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường. Trường hợp hồ sơ yêu cầu bồi thường chưa đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ/vào Sổ nhận hồ sơ, kiểm sát viên, kiểm tra viên đề nghị Lãnh đạo viện ra bản yêu cầu bổ sung hồ sơ. Lưu ý: Nếu các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ yêu cầu bồi thường là bản sao thì phải có bản chính để đối chiếu hoặc bản sao phải có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Đối với các bản án, quyết định có trước năm 2005 mà người yêu cầu bồi thường không cung cấp được bản chính hoặc bản sao có chứng thực thì kiểm sát viên, kiểm tra viên phải tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp của bản án, quyết định đó khi có yêu cầu. 2. Thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường (Điều 43 khoản 1, khoản 2 và khoản 4) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường hợp lệ, kiểm sát viên, kiểm tra viên thụ lý hồ sơ và vào Sổ thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường (theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao) để theo dõi quá trình tiếp nhận và giải quyết yêu cầu bồi thường. Lưu ý: Trường hợp sau khi kiểm tra thấy hồ sơ yêu cầu bồi thường không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát viên, kiểm tra viên phải báo cáo Lãnh đạo viện không thụ lý hồ sơ, trả lại hồ sơ và hướng dẫn người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường. Trường hợp hồ sơ có một trong các căn cứ quy định tại Điều 43 khoản 2 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, kiểm sát viên, kiểm tra viên báo cáo lãnh đạo viện không thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường và nêu rõ lý do bằng văn bản. 3. Cử người giải quyết yêu cầu bồi thường (Điều 43 khoản 3) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bồi thường ra Quyết định cử người giải quyết bồi thường. Quyết định cử người giải quyết bồi thường ghi rõ số quyết định, ngày tháng năm; họ tên, chức vụ, chức danh của người được phân công giải quyết bồi thường; phạm vi, trách nhiệm của người giải quyết bồi thường và hiệu lực của Quyết định. Lưu ý: Ngoài yếu tố kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực phát sinh yêu cầu bồi thường nhà nước, người giải quyết bồi thường phải là người không có quyền và lợi ích liên quan tới người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại hoặc người có đơn yêu cầu; và không phải là người thân thích của người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại hoặc người có đơn yêu cầu.
So sánh Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân
Tòa án và Viện kiểm sát là hai cơ quan đại diện cho nhân quyền, nhân danh Nhà nước thực hành quyền xét xử, quyền công tố, cân bằng cán cân công lý trong xã hội. Vậy, hai cơ quan này được tổ chức như thế nào? Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định cụ thể cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của hai cơ quan này. Tiêu chí so sánh Tòa án nhân dân Viện Kiểm sát nhân dân Chức năng Là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nhiệm vụ Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Người đứng đầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân tối cao Tòa án nhân dân cấp cao Tòa án nhân dân cấp tỉnh Tòa án nhân dân cấp huyện Tòa án quân sự các cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện Viện Kiểm sát quân sự các cấp Cơ cấu tổ chức của cơ quan cao nhất Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Bộ máy giúp việc Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Nhân sự Tòa án nhân dân tối cao gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên, thư ký Tòa án, các công chức, viên chức và người lao động. Ủy ban kiểm sát Văn phòng Cơ quan điều tra Các cục, vụ, viện tương đương Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác Viện Kiểm sát quân sự trung ương Nhân sự Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động Tòa án được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn của luật tố tụng Tòa án xét xử đảm bảo kịp thời, công bằng, công khai và chỉ tuân theo pháp luật. Tòa án xét xử đảm bảo chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, đảm bảo quyền bình đẳng và quyền tranh tụng. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới. Ngày truyền thống 13/9 26/7 Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao Chủ tọa phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ. Chỉ đạo việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết ban hành hoặc phối hợp ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo Luật ban hành văn bản pháp luật Trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án TANDTC, Thẩm phán Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh trong Tòa án Quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân các cấp dưới Quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách Quyết định phân bổ biên chế, tổ chức quản lý biên chế, cán bộ, tài sản công của ngành Tòa án Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm teo đề nghị của Chủ tịch nước có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội Các chức danh tư pháp Chánh án; Phó Chánh án; Thẩm phán; Hội thẩm; Thư ký Tòa án; Thẩm tra viên. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp; Kiểm sát viên; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Điều tra viên; Kiểm tra viên.
Re:Tổng hợp điểm mới Luật tổ chức VKSND 2014
Phần 3: Nhiệm vụ, quyền hạn trong việc kiểm sát các hoạt động tạm giữ, tạm giam, giải quyết các vụ án hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình…Giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát các hoạt động này. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp… Các nội dung nêu trên sẽ được đề cập tại phần này. 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam Không thay đổi so với trước, tuy nhiên, cụ thể 02 nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam tự kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam và thông báo kết quả cho VKSND; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc tạm giữ, tạm giam; thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam. - Quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật. Đồng thời, bổ sung thêm: Nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam theo quy định pháp luật. (Căn cứ Điều 22 Luật tổ chức VKSND 2014) 15. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tạm giữ, tạm giam Bổ sung thêm các nội dung sau: - Viện trưởng VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện trưởng VKS quân sự khu vực, Viện trưởng VKS quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình. Viện trưởng VKS cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với việc giải quyết khiếu nại của Viện trưởng VKS cấp dưới; quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng VKS cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật. - Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình. Trường hợp hết thời hạn pháp luật quy định mà tố cáo không được giải quyết thì Viện trưởng VKS cấp trên có thẩm quyền giải quyết tố cáo; kết luận nội dung tố cáo của Viện trưởng VKS cấp trên là kết luận cuối cùng. (Căn cứ Điều 23 Luật tổ chức VKSND 2014) 16. Cụ thể hóa trách nhiệm yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, quyết định của VKSND trong việc tạm giữ, tạm giam So với Luật tổ chức VKSND 2002, nội dung này được cụ thể hóa trong Luật tổ chức VKSND 2014. - Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, quyết định sau đây của VKSND trong việc tạm giữ, tạm giam: + Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc tạm giữ, tạm giam phải được thực hiện ngay; yêu cầu thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam, yêu cầu trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam được thực hiện trong thời hạn 15 ngày; yêu cầu tự kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam và thông báo kết quả cho VKSND được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. + Quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật phải được thi hành ngay; nếu không nhất trí với quyết định đó thì vẫn phải thi hành, nhưng có quyền khiếu nại lên VKS cấp trên có thẩm quyền. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng VKS cấp trên phải giải quyết. + Kháng nghị trong việc đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hay bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong tạm giữ, tạm giam phải được giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị; nếu không nhất trí với kháng nghị thì có quyền khiếu nại lên VKS cấp trên có thẩm quyền; VKS cấp trên phải giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; quyết định của VKS cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật. Đối với kiến nghị về việc đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hay bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong tạm giữ, tạm giam và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết, trả lời theo quy định pháp luật về tạm giữ, tạm giam. (Căn cứ Điều 24 Luật tổ chức VKSND 2014) 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát việc thi hành án hình sự Bổ sung thêm các nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật. - Đề nghị hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; tham gia việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp, rút ngắn thời gian thử thách. - Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chấm dứt, khắc phục vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự; xử lý nghiêm minh người vi phạm. - Nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát thi hành án hình sự theo quy định pháp luật về thi hành án hình sự. (Căn cứ Điều 25 Luật tổ chức VKSND 2014) 18. Cụ thể trách nhiệm yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, quyết định của VKSND trong việc thi hành án hình sự Không quy định nội dung một cách chung chung như trước, mà tại Luật tổ chức VKSND 2014 cụ thể hơn nội dung này. - Đối với yêu cầu ra quyết định thi hành án hình sự đúng quy định pháp luật, yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải thực hiện ngay. - Đối với yêu cầu tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và thông báo kết quả cho VKSND thì Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự phải thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. - Đối với kiến nghị, kháng nghị, quyết định, yêu cầu khác của VKSND trong việc thi hành án hình sự thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết, trả lời hoặc thi hành theo quy định của Luật thi hành án hình sự. (Căn cứ Điều 26 Luật tổ chức VKSND 2014) 19. Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những vụ việc khác Vẫn các nhiệm vụ, quyền hạn như trước, bổ sung thêm: - Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. - Thu thập tài liệu, chứng cứ trong trường hợp pháp luật quy định. - Yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật. - Nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định pháp luật. (Căn cứ Điều 27 Luật tổ chức VKSND 2014) 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính Thay vì quy định rải rác tại các Điều như trước thì tại Luật tổ chức VKSND 2014 tích hợp lại thành 1 Điều và bổ sung thêm nhiều nội dung. - Kiểm sát việc cấp, chuyển giao, giải thích, đính chính bản án, quyết định của Tòa án. - Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. - Kiểm sát hồ sơ về thi hành án. - Tham gia phiên họp, phát biểu quan điểm của VKSND về việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước. - Kiểm sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án. - Yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thi hành án thực hiện các việc: + Ra quyết định thi hành án đúng quy định pháp luật. + Thi hành bản án, quyết định theo quy định pháp luật. + Tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả cho VKSND. + Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án. Yêu cầu ra quyết định thi hành án, thi hành án, cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng liên quan đến thi hành án phải được thực hiện ngay; yêu cầu tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả cho VKSND phải được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. - Kiến nghị Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc thi hành án. - Kháng nghị quyết định của Tòa án, quyết định, hành vi của Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới theo quy định pháp luật; yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật. - Nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo quy định pháp luật. (Căn cứ Điều 28 Luật tổ chức VKSND 2014) Các nội dung nêu bên dưới từ mục 21 đến 25 là nội dung mới tại Luật tổ chức VKSND 2014. Trước đây, không có quy định nội dung này. 21. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của VKSND Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của VKSND Thẩm quyền giải quyết tố cáo của VKSND - Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền của VKSND trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; - Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra; kết quả giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan điều tra đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra. - Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. - Khiếu nại trong hoạt động tạm giữ, tạm giam. - Khiếu nại hành vi, quyết định quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân. - Khiếu nại khác theo quy định của pháp luật. - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của VKSND trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra. - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam. - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân. - Tố cáo khác theo quy định pháp luật. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi giải quyết khiếu nại, tố cáo - Tiếp nhận, phân loại, thụ lý, kiểm tra, xác minh khiếu nại, tố cáo. - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan. - Áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra. - Ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo. - Thông báo quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo cho người đã khiếu nại, tố cáo. (Căn cứ Điều 29 Luật tổ chức VKSND 2014) 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp - Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật. - Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo; kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của cấp mình và cấp dưới, thông báo kết quả cho VKSND; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan cho VKSND. - Ban hành kết luận kiểm sát, thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị theo quy định pháp luật. (Căn cứ Điều 30 Luật tổ chức VKSND 2014) 23. Trách nhiệm báo cáo giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của VKSND tối cao - Viện trưởng VKSND tối cao phải báo cáo Quốc hội công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. - Định kỳ 06 tháng và hằng năm, TAND tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản cho VKSND tối cao về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. VKSND tối cao chủ trì, phối hợp với TAND tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện quy định này. (Căn cứ Điều 31 Luật tổ chức VKSND 2014) 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi thực hành quyền công tố và kiểm sát trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự Khi thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trự tư pháp Khi kiểm sát trong hoạt động tương trợ tư pháp - Quyết định việc chuyển yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền của Việt Nam để khởi tố, điều tra. - Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ, tài liệu; truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. - Thực hành quyền công tố khi điều tra vụ án hình sự, truy tố và xét xử vụ án hình sự trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự theo yêu cầu của nước ngoài. - Nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong tương trợ tư pháp về hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật tương trợ tư pháp. - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, người tiến hành và người tham gia hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, dân sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. - Tham gia phiên họp của Tòa án về việc dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và phát biểu quan điểm của VKSND. - Kháng nghị quyết định có vi phạm pháp luật của Tòa án về việc dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. - Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị và nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định pháp luật. (Căn cứ Điều 32, 33 Luật tổ chức VKSND 2014) Còn tiếp
Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát” năm 2024
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân. Trong đó quy định về tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát”. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát” là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 21 Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định: Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát” là hình thức ghi nhận, khen thưởng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho cá nhân đã và đang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, cá nhân ngoài hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có thành tích đóng góp vào quá trình phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân. Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát” năm 2024 Căn cứ khoản 3 Điều 21 Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát” như sau: (1) Đối với cá nhân công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân: - Công tác liên tục đủ 15 năm, có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì được tặng Kỷ niệm chương. Trường hợp được cử đi biệt phái, đi học hoặc tham gia nghĩa vụ quân sự, sau đó tiếp tục công tác thì thời gian đi biệt phái, đi học hoặc tham gia nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công tác trong Ngành để xét tặng Kỷ niệm chương. Trường hợp trong thời gian công tác, cá nhân bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì thời gian thi hành kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương; - Đã làm công tác pháp luật ở ngành khác chuyển sang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân thì thời gian làm công tác pháp luật trong ngành khác được tính vào thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương, nhưng phải có ít nhất 05 năm công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân; - Có 08 năm liên tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên thuộc các đơn vị trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân; - Các trường hợp không tính thâm niên công tác khi xét, tặng Kỷ niệm chương: Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao; cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, được tặng thưởng Huân chương Lao động các hạng. (2) Đối với cá nhân ngoài hệ thống Viện kiểm sát nhân dân: Có nhiều thành tích đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân, được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành đề nghị. Thẩm quyền quyết định tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp kiểm sát” Căn cứ khoản 1 Điều 25 Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng sau đây: - “Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao”; - “Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân”; - “Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”; - Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát”; - “Tập thể lao động xuất sắc” cho các đơn vị trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân; - “Tập thể lao động tiên tiến” cho các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; - “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” cho Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Như vậy Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan có thẩm quyền quyết định tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp kiểm sát”. Xem thêm thông tin chi tiết tại Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành kiểm sát nhân dân có hiệu lực ngày 10/10/2024.
Con đường từ Cử nhân luật trở thành Kiểm sát viên ở VKSND tối cao như thế nào?
Con đường từ cử nhân luật được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cần có các tiêu chuẩn gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nếu bạn có mong muốn trở thành Kiểm sát viên trong tương lai nhé (1) Cử nhân luật có thể làm Kiểm sát viên ở VKSND tối cao không? Tiêu chuẩn chung để trở thành Kiểm sát viên được quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 bao gồm: - Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Có trình độ cử nhân luật trở lên. - Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát. - Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này. - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Theo đó, công dân có trình độ cử nhân luật trở lên có đầy đủ các yếu tố trên thì đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên (2) Kiểm sát viên tại VKSND có mấy hạng ngạch? Theo Điều 76 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, ngạch Kiểm sát viên VKSND gồm có: - Kiểm sát viên sơ cấp - Kiểm sát viên trung cấp - Kiểm sát viên cao cấp - Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao (3) Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên theo các hạng ngạch Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp Người có đủ tiêu chuẩn chung tại mục (1) và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự: - Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên; - Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; - Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp. (Điều 77 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014) Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp Người có đủ tiêu chuẩn chung tại mục (1) và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự: - Đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm; - Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; - Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp; - Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn (1), các điểm b, c và d khoản 1 Điều 78 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự. (Điều 78 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014) Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp Người có đủ tiêu chuẩn chung tại mục (1) và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự: - Đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất 05 năm; - Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; - Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới; - Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại (1), các điểm b, c và d khoản 1 Điều 79 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự. (Điều 79 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014) Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người có đủ tiêu chuẩn chung tại mục (1) và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao: - Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm; - Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại (1), điểm b và điểm c khoản 1 Điều 80 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. (Điều 80 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014)
Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hình sự trong trường hợp nào?
Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hình sự trong trường hợp nào? Kiểm tra viên trong tố tụng hình sự có những quyền và nghĩa vụ gì? Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hình sự trong trường hợp nào? Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Căn cứ tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Trường hợp quy định tại Điều 49 của Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; - Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án. Và theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; - Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó; - Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Như vậy, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hình sự trong các trường hợp sau: - Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; - Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó; - Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. - Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án. Kiểm tra viên trong tố tụng hình sự có những quyền và nghĩa vụ gì? Kiểm tra viên trong tố tụng hình sự có những quyền và nghĩa vụ được nêu tại Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, cụ thể gồm: - Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên; - Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc; - Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng. Cũng theo quy định này thì nghạch Kiểm tra viên gồm các ngạch sau: - Kiểm tra viên; - Kiểm tra viên chính; - Kiểm tra viên cao cấp. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Lưu ý: Kiểm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nhiệm kỳ của Điều tra viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao?
Nhiệm kỳ của Điều tra viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao? Điều tra viên cao cấp thuộc VKSND cấp cao cần đáp ứng tiêu chuẩn nào? Nhiệm kỳ của Điều tra viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao? Theo Điều 45 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 ngạch Điều tra viên gồm: - Điều tra viên sơ cấp; - Điều tra viên trung cấp; - Điều tra viên cao cấp. Dẫn chiếu đến Điều 6 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định Điều tra viên khi được bổ nhiệm lần đầu là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu thời hạn còn lại không đủ 10 năm. Điều tra viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao cần đáp ứng tiêu chuẩn nào? Tại Điều 46 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định Điều tra viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao cần đáp ứng tiêu chuẩn chung sau: - Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. - Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này. - Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra. - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, Điều tra viên cao cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao cần đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể được nêu tại Điều 49 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, cụ thể gồm các tiêu chuẩn sau: - Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm; - Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp; - Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm; - Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp; - Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp. Lưu ý: Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 14 năm trở lên có đủ tiêu chuẩn sau thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp: - Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. - Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này. - Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra. - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp; - Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm; - Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp; - Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp. Tóm lại, nhiệm kỳ của Điều tra viên khi được bổ nhiệm lần đầu là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu thời hạn còn lại không đủ 10 năm.
Quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện?
Quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện? Viện trưởng do ai bổ nhiệm? Có những nhiệm vụ, quyền hạn nào? Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do ai bổ nhiệm? Có những nhiệm vụ, quyền hạn nào? Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được đề cập tại Điều 67 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, cụ thể như sau: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Cũng theo quy định này, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao khi có yêu cầu; - Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Về nhiệm kỳ của Viện nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. Quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện? Tại tiểu mục 4 Mục III Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 có nêu quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được thực hiện như sau: Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, báo cáo và đề xuất chủ trương, số lượng và nhân sự trình Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. - Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, thảo luận, thống nhất (Nghị quyết) về chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự để kiện toàn lãnh đạo đơn vị. Thành phần: Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ. Bước 2: Trên cơ sở kết quả của bước 1 Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội nghị. Thành phần: Lãnh đạo, Chi ủy viên và toàn thể công chức trong đơn vị (Hội nghị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập tham gia). Bước 3: Trên cơ sở kết quả của bước 1, 2 Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, nhận xét, đánh giá và giới thiệu nhân sự (Nghị quyết) về việc bổ nhiệm và có văn bản hiệp y với cấp ủy địa phương về việc bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1 Bước 4: Sau khi có văn bản hiệp y của cấp ủy địa phương về việc bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có tờ trình đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, bổ nhiệm. Đơn vị quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp huyện theo nhóm hoặc khối đơn vị thì khi thực hiện quy trình bổ nhiệm, nhân sự đưa ra hội nghị cũng theo nhóm hoặc khối đã quy hoạch. Ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nhận xét, đánh giá nhân sự nổi trội trong số quy hoạch để lựa chọn (có số dư) giới thiệu ra hội nghị để lấy phiếu tín nhiệm và chịu trách nhiệm về nhận xét, đánh giá nhân sự theo quy định. Lưu ý: Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì Ban cán sự đảng phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị. - Trình tự bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ có hướng dẫn thực hiện sau./. Như vậy, quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được thực hiện như trên.
Nguyên tắc bổ nhiệm lãnh đạo Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao?
Nguyên tắc bổ nhiệm lãnh đạo Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao? Căn cứ Điều 3 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định việc bổ nhiệm lãnh đạo Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phải đảm bảo công khai minh bạch, khách quan, công bằng, đúng quy định của Đảng, Nhà nước và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao? Theo tiểu mục 2 Mục II Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 có nêu quy trình bổ nhiệm lãnh đạo Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được tiến hành như sau: Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao rà soát, báo cáo, đề xuất chủ trương, số lượng, nhân sự trình lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thảo luận, thống nhất về chủ trương, số lượng và nguồn nhân sự. Thành phần: Lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, người đứng đầu cơ quan tham mưu về công tác cán bộ. Bước 2: Trên cơ sở kết quả bước 1, lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Viện kiểm sát nhân dân cấp cao mở hội nghị để thảo luận và thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự trong quy hoạch, đáp ứng được cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm bằng phiếu kín. Thành phần: Lãnh đạo, Ban Thường vụ, Đảng ủy viên cơ quan Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu tiếp. Đại diện lãnh đạo, Đảng ủy, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này). Bước 3: Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, người đứng đầu cơ quan tham mưu về công tác cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1 Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn; nếu không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt. Đại diện lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này). Bước 4: Trên cơ sở kết quả giới thiệu của bước 3, lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Viện kiểm sát nhân dân cấp cao mở hội nghị để tham gia ý kiến và lấy phiếu tín nhiệm. Thành phần: Lãnh đạo, Ban Thường vụ, Đảng ủy viên cơ quan, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương (hội nghị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập tham gia). - Trước khi lấy phiếu tín nhiệm, đại diện lãnh đạo và Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan thông báo danh sách nhân sự do hội nghị ở bước 3 giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác, nhận xét, đánh giá công tác, dự kiến phân công công tác. Người được giới thiệu lấy phiếu trình bày chương trình hành động, bản kê khai tài sản, thu nhập. Người đạt tín nhiệm giới thiệu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ của hội nghị thì mới tiến hành bước tiếp theo; nếu không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị tiếp theo. Đại diện lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này). Bước 5: Lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao họp thảo luận và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1. Nguyên tắc lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 4, người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ giới thiệu thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. - Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; xác minh, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có). - Nhân sự được tín nhiệm giới thiệu, lãnh đạo và Đảng ủy cơ quan xây dựng hồ sơ bổ nhiệm theo quy định. Sau khi thống nhất bổ nhiệm, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thẩm định để trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quyết định bổ nhiệm. Lưu ý: - Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị. - Đơn vị quy hoạch chức danh lãnh đạo theo nhóm hoặc khối đơn vị thì khi thực hiện quy trình bổ nhiệm, nhân sự đưa ra hội nghị cũng theo nhóm hoặc khối đã quy hoạch. Tập thể lãnh đạo đơn vị nhận xét, đánh giá nhân sự nổi trội trong số quy hoạch để lựa chọn (có số dư) giới thiệu ra hội nghị để lấy phiếu tín nhiệm và chịu trách nhiệm về nhận xét, đánh giá nhân sự theo quy định. Tóm lại, việc bổ nhiệm lãnh đạo Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phải đảm bảo các nguyên tắc trên.
Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh?
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có cơ cấu tổ chức ra sao? Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh? Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định thế nào? Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định tại tiểu mục 3 Mục III Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau: Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm rà soát, tham mưu trình Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, thảo luận và thống nhất (Nghị quyết) về chủ trương, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, nguồn nhân sự để kiện toàn lãnh đạo đơn vị. Bước 2: Trên cơ sở ý kiến của Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh về chủ trương, số lượng và dự nguồn nhân sự; Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh mở hội nghị để thảo luận, thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự trong quy hoạch, đáp ứng được cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm bằng phiếu kín. Bước 3: Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Bước 4: Trên cơ sở kết quả bước 3, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh mở hội nghị để tham gia ý kiến và lấy phiếu tín nhiệm. Bước 5: Trên cơ sở kết quả của bước 1, 2, 3, 4, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ họp nhận xét, đánh giá và giới thiệu nhân sự (Nghị quyết) về việc bổ nhiệm. Dự kiến phân công người được bổ nhiệm. Trước khi thảo luận phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc Đảng ủy cơ quan (những nơi không có Ban Thường vụ) đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm. Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị, xác minh, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có). Nhân sự được tín nhiệm, lãnh đạo đơn vị xây dựng hồ sơ bổ nhiệm theo quy định. Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự đảng, phòng Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ, tham mưu trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền. Đơn vị quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp phòng theo nhóm hoặc khối đơn vị thì khi thực hiện quy trình bổ nhiệm, nhân sự đưa ra hội nghị cũng theo nhóm hoặc khối đã quy hoạch. Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nhận xét, đánh giá nhân sự nổi trội trong số quy hoạch để lựa chọn (có số dư) giới thiệu ra hội nghị để lấy phiếu tín nhiệm và chịu trách nhiệm về nhận xét, đánh giá nhân sự theo quy định. Lưu ý: Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì Ban cán sự đảng phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có cơ cấu tổ chức ra sao? Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 46 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, cụ thể bộ máy tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có: - Ủy ban kiểm sát; - Văn phòng; - Các phòng và tương đương. Cũng theo quy định này, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác. Tóm lại, quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện như trên.
Quy trình bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện ra sao?
Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định thế nào? Quy trình bổ nhiệm chức danh này thực hiện ra sao? Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định thế nào? Theo Điều 68 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về chức danh Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh như sau: - Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. - Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và trước pháp luật. - Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. Như vậy, nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. Quy trình bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện ra sao? Quy trình bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 2 Mục III Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021, cụ thể như sau: Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp thảo luận và thống nhất (Nghị quyết) xin chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự để kiện toàn lãnh đạo đơn vị, có sự tham gia của Tỉnh ủy hoặc Thành ủy (cấp ủy địa phương) và có tờ trình đề nghị Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho ý kiến; đồng thời gửi báo cáo cấp ủy địa phương. Thành phần: Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ. Bước 2: Trên cơ sở ý kiến của Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về chủ trương, số lượng và dự nguồn nhân sự, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cấp ủy địa phương mở hội nghị để thảo luận, thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự trong quy hoạch, đáp ứng được cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm bằng phiếu kín. Thành phần: Ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Đảng ủy viên cơ quan, Trưởng phòng và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (đơn vị chưa có Viện trưởng thì Phó Viện trưởng được giao quyền hoặc phụ trách đơn vị). Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham gia. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu ở các bước tiếp theo. Vụ Tổ chức cán bộ, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp ủy địa phương kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu, không công bố tại hội nghị này). Bước 3: Trên cơ sở kết quả giới thiệu ở bước 2, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một vị trí trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ giới thiệu thì được lựa chọn; nếu không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt. Vụ Tổ chức cán bộ, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, đại diện cấp ủy địa phương kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị). Trường hợp nếu kết quả giới thiệu nhân sự ở hội nghị bước này khác với kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2 thì báo cáo, giải trình với Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Bước 4: Trên cơ sở kết quả giới thiệu ở bước 3, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, cấp ủy địa phương mở hội nghị cán bộ chủ chốt để lấy ý kiến tín nhiệm đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm bằng phiếu kín. Thành phần: Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Đảng ủy viên cơ quan, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; Trưởng các đoàn thể mà nhân sự là thành viên, Kiểm sát viên trung cấp ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (đơn vị chưa có Viện trưởng thì Phó Viện trưởng được giao quyền hoặc phụ trách đơn vị). Hội nghị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập tham gia). Việc lấy ý kiến được thực hiện theo trình tự sau: - Thay mặt Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thông báo danh sách nhân sự do Hội nghị tại bước 3 giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu trong 03 năm công tác gần nhất, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; - Người được giới thiệu lấy phiếu trình bày chương trình hành động, bản kê khai tài sản, thu nhập; - Hội nghị thảo luận tham gia ý kiến; Người đạt tín nhiệm giới thiệu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ của hội nghị thì mới tiến hành bước tiếp theo; nếu không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị tiếp theo. Vụ Tổ chức cán bộ, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp ủy địa phương kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này). Nhân sự được tín nhiệm, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh xây dựng hồ sơ bổ nhiệm theo quy định. Bước 5: Trên cơ sở kết quả các bước 1, 2, 3, 4, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần thực hiện như quy định tại bước 1. Nguyên tắc lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 4, người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ giới thiệu thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. - Nhân sự là lãnh đạo cấp phòng của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trước khi thảo luận phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc Đảng ủy cơ quan (những nơi không có Ban Thường vụ); nhân sự là lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là ý kiến của cấp ủy địa phương nơi công tác. - Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị, xác minh, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có). Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có tờ trình đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm. - Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp xem xét, quyết nghị về việc bổ nhiệm và có văn bản hiệp y với cấp ủy địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định bổ nhiệm. Lưu ý: Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì Ban cán sự đảng phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị. Tóm lại, quy trình bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện như quy định trên.
Miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân thực hiện trong trường hợp nào?
Miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân thực hiện trong trường hợp nào? Việc miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện ra sao? Miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân thực hiện trong trường hợp nào? Các trường hợp miễn nhiệm công chức Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021, cụ thể như sau: - Công chức đương nhiên được miễn nhiệm chức vụ, chức danh khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành. - Công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ, chức danh khi thuộc một trong các trường hợp sau: + Không đủ sức khỏe; vì hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao; + Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế; vi phạm quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của cơ quan có thẩm quyền; + Không đủ năng lực, uy tín để làm việc. + Trong thời hạn bổ nhiệm, bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần; Việc miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện ra sao? Việc miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021, cụ thể như sau: Bước 01: Đề nghị miễn nhiệm Công chức có đơn đề nghị được miễn nhiệm hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị chỉ đạo hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ nơi công chức đang công tác đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét việc miễn nhiệm; Theo đó, hồ sơ về việc miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân gồm các tài liệu sau: - Tờ trình về việc miễn nhiệm; - Các văn bản thể hiện công chức thuộc quy định tại khoản 2 Điều này; - Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu; - Các tài liệu khác có liên quan. Bước 02: Xin ý kiến cấp có thẩm quyền về việc miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chỉ đạo cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định, xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp theo quy định; Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định. Bước 03: Ra quyết định miễn nhiệm công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo và nghe ý kiến của công chức về việc miễn nhiệm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc trình cấp trên xem xét, quyết định việc miễn nhiệm. Bước 04: Bố trí công tác cho công chức bị miễn nhiệm Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức bố trí công tác phù hợp; công chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Lưu ý: Trường hợp công chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cơ quan có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
Công chức lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm khi đáp ứng điều kiện gì?
Công chức lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm khi đáp ứng điều kiện gì? Trình tự bổ nhiệm công chức lãnh đạo này được thực hiện ra sao? Công chức lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm khi đáp ứng điều kiện gì? Công chức lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm khi đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 5 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau: - Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. - Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức và tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. - Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận. - Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. Trình tự bổ nhiệm công chức lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện ra sao? Trình tự bổ nhiệm công chức lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 có nêu quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện như sau: Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, lãnh đạo và cấp ủy (Chi ủy, Đảng ủy) đơn vị cấp Vụ và tương đương mở hội nghị để thảo luận và đề xuất chủ trương, số lượng, nhân sự để kiện toàn lãnh đạo và có văn bản gửi Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định trình lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách xin ý kiến trước khi trình Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Bước 2: Trên cơ sở đồng ý của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về chủ trương, số lượng và dự nguồn nhân sự, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với lãnh đạo và Chi ủy đơn vị (Vụ hoặc tương đương) mở hội nghị để thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự trong quy hoạch, đáp ứng được cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm bằng phiếu kín. Bước 3: Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tập thể lãnh đạo và Chi ủy đơn vị, căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng yêu cầu của công chức tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Bước 4: Trên cơ sở kết quả giới thiệu của bước 3, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với lãnh đạo và Chi ủy đơn vị tổ chức hội nghị lấy ý kiến của công chức về nhân sự. Bước 5: Trên cơ sở kết quả của bước 1, 2, 3, 4, lãnh đạo và Chi ủy đơn vị thảo luận và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Lưu ý: Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì lãnh đạo và Chi ủy của đơn vị phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị. Tóm lại, công chức lãnh đạo cấp Vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm khi đáp ứng các điều kiện kể trên.
VKSND tối cao thông báo tuyển dụng công chức chuyên môn nghiệp vụ khác 2023
Ngày 22/6/2023, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao ban hành Thông báo 73/TB-VKSTC tuyển công chức chuyên môn nghiệp vụ khác tại Viện Kiểm sát nhân dân tối cao năm 2023. (1) Số lượng, vị trí cần tuyển - Tuyển dụng 09 công chức làm công tác chuyên môn nghiệp vụ khác tại Văn phòng VKSND tối cao: + Công tác Văn thư tại Phòng Hành chính: 03 công chức; + Công tác Lưu trữ tại Phòng Lưu trữ: 01 công chức; + Công tác Tài chính - Kế toán tại Phòng Quản trị và Nhà khách Đại diện Văn phòng VKSND tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh: 02 công chức; + Công tác Công nghệ thông tin tại Phòng Quản trị: 01 công chức; + Công tác Biên tập, Phóng viên tại Phòng Trang tin điện tử: 02 công chức. - Tuyển dụng 01 công chức làm công tác Kế toán tại Cơ quan điều tra VKSND tối cao. (2) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển Ngoài tiêu chuẩn, điều kiện chung tuyển dụng công chức, thì tuyển công chức chuyên môn nghiệp vụ tại Viện Kiểm sát yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ như sau: - Đối với vị trí làm công tác Văn thư: Có trình độ Trung cấp chuyên ngành Văn thư hành chính, Văn thư - Lưu trữ, Lưu trữ học, Lưu trữ và quản lý thông tin trở lên, hệ chính quy. - Đối với vị trí làm công tác Lưu trữ: Có trình độ Trung cấp chuyên ngành Lưu trữ học, Văn thư - Lưu trữ, Lưu trữ và quản lý thông tin trở lên, hệ chính quy. - Đối với vị trí làm công tác Tài chính - Kế toán: Có trình độ Cử nhân Tài chính hoặc Cử nhân Kế toán, hệ chính quy. - Đối với vị trí làm công tác Công nghệ thông tin: Có trình độ Cử nhân Công nghệ thông tin hoặc Kỹ sư Điện tử viễn thông, hệ chính quy. - Đối với vị trí làm công tác Biên tập, phóng viên: Có trình độ Cử nhân Báo chí hoặc tuyên truyền, hệ chính quy. Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng: Thực hiện theo Điều 8 Quy chế tuyển dụng công chức VKSND ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC ngày 17/11/2021 của VKSND tối cao. (3) Hình thức thi tuyển Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau: Vòng 1: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên giấy. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành Xem chi tiết nội dung thi https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/06/26/VKS.docx (4) Đăng ký dự tuyển - Hồ sơ dự tuyển: Người đăng ký dự tuyển nộp hồ sơ dự tuyển (đựng trong túi đựng hồ sơ) ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ và danh mục thành phần tài liệu gồm: + Phiếu đăng ký dự tuyển; Xem và tải phiếu đăng ký https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/06/26/M%E1%BA%ABu%20%C4%91ki.docx + Bản sao các văn bằng, bảng điểm kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực; + Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực; Người đăng ký dự tuyển công chức phải khai đầy đủ các nội dung yêu cầu trong Phiếu đăng ký dự tuyển tính đến thời điểm nộp phiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung kê khai trong phiếu. - Phí tuyển dụng: Mức thu là 500.000 đồng/người dự tuyển theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức. - Thời gian nộp hồ sơ: 30 ngày, kể từ ngày 22/6/2023 đến hết ngày 22/7/2023 (giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần). - Địa điểm nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến Phòng Tổ chức cán bộ trung ương, Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao, địa chỉ: Số 9 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội (Phòng 1110, điện thoại 024.38255058). Xem chi tiết tại Thông báo 73/TB-VKSTC ngày 22/6/2023.
Kiểm tra viên là ai? Nhiệm vụ của kiểm tra viên là gì?
Kiểm tra viên là một chức danh tố tụng có nhiệm vụ ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và một số biên bản khác cùng với Kiểm sát viên tham gia hoạt động giám sát trong các vụ án, vụ việc được giao. Đây là một chức danh quan trọng trong hoạt động tố tụng, vậy kiểm tra viên được quy định thế nào và nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra viên được quy định ra sao? 1. Kiểm tra viên là ai? Kiểm tra viên là một trong những chức danh được quy định trong hệ thống tư pháp và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến tố tụng của Viện Kiểm sát. Theo khoản 1 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định kiểm tra viên là: Người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng VKSND. 2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm và ngạch của Kiểm tra viên Để trở thành Kiểm tra viên thì người đó cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng VKSNDTC. Trong đó, kiểm tra viên chia phân thành 03 ngạch sau đây: (1) Kiểm tra viên. (2) Kiểm tra viên chính. (3) Kiểm tra viên cao cấp. Theo đó, kiểm tra viên bao gồm 03 cấp là Kiểm tra viên mới được bổ nhiệm, Kiểm tra viên chính và cuối cùng là Kiểm tra viên cao cấp. Mỗi lần nâng ngạch phải đặt được tiêu chuẩn 3. Nhiệm vụ của Kiểm tra viên Căn cứ khoản 4, 5 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định kiểm tra viên sẽ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên. - Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc. - Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng VKSND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời tại Điều 59 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm tra viên trong quá trình hoạt động tố tụng của mình bao gồm: - Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên. - Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng VKS. - Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. 4. Khi nào thay đổi kiểm tra viên trong quá trình tố tụng? Nhằm đảm bảo hoạt động tố tụng được hoạt động đúng tinh thần pháp luật và mang tính trung dung và đảm bảo hoạt động tố tụng công bằng thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: Thứ nhất: Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như: - Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự. - Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó. - Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Thứ hai: Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Quyết định 401: Điều kiện đăng ký thi công chức Viện kiểm sát nhân dân
Ngày 17/11/2021, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) đã ký Quyết định 401/QĐ-VKSTC về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân được thông tin dưới đây. Quyết định 401: Điều kiện đăng ký Thi công chức Viện kiểm sát nhân dân - Minh họa Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân như sau: Người dự tuyển công chức phải đáp ứng được những điều kiện quy định tại Luật cán bộ, công chức như là: - Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. - Đủ 18 tuổi trở lên. - Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng - Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp. - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. - Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ. - Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Ngoài ra, người dự tuyển đảm bảo một số tiêu chí, điều kiện sau: - Về chính trị hiện tại, lịch sử chính trị bản thân và gia đình: Không vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ của VKSNDTC. - Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: + Có trình độ đại học trở lên đúng chuyên môn cần tuyển. + Nếu vị trí cần tuyển không yêu cầu trình độ đại học hoặc nếu địa phương khó khăn về nguồn tuyển dụng thì đơn vị báo cáo cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét, quyết định. - Về sức khỏe: + Có đủ sức khỏe để công tác + Không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật + Nam cao từ 1m60 và nặng 50kg trở lên. + Nữ cao từ 1m55 và nặng 45kg trở lên. - Về tuổi: + Nam không quá 35 tuổi, nữ không quá 30 tuổi. + Đối với trường hợp tuyển dụng theo khoản 3 Điều 21 của Quy chế hoặc cán bộ, công chức, viên chức từ ngành khác chuyển đến ngành kiểm sát nhân dân thì không quá 50 tuổi đối với nam và 45 tuổi đối với nữ. Đảm bảo đóng đủ số năm đóng BHXH bắt buộc khi đến tuổi nghỉ hưu. - Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng tuyển dụng có thể quy định thêm tiêu chuẩn, điều kiện nhưng phải được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đồng ý. Quyết định 401/QĐ-VKSTC có hiệu lực kể từ ngày ký. Để xem chi tiết toàn bộ văn bản, mời mọi người tải tại file đính kèm.
Quyết định 401: Điều kiện đăng ký thi công chức Viện kiểm sát nhân dân
Ngày 17/11/2021, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) đã ký Quyết định 401/QĐ-VKSTC về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân được thông tin dưới đây. Quyết định 401: Điều kiện đăng ký Thi công chức Viện kiểm sát nhân dân - Minh họa Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân như sau: Người dự tuyển công chức phải đáp ứng được những điều kiện quy định tại Luật cán bộ, công chức như là: - Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. - Đủ 18 tuổi trở lên. - Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng - Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp. - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. - Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ. - Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Ngoài ra, người dự tuyển đảm bảo một số tiêu chí, điều kiện sau: - Về chính trị hiện tại, lịch sử chính trị bản thân và gia đình: Không vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ của VKSNDTC. - Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: + Có trình độ đại học trở lên đúng chuyên môn cần tuyển. + Nếu vị trí cần tuyển không yêu cầu trình độ đại học hoặc nếu địa phương khó khăn về nguồn tuyển dụng thì đơn vị báo cáo cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét, quyết định. - Về sức khỏe: + Có đủ sức khỏe để công tác + Không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật + Nam cao từ 1m60 và nặng 50kg trở lên. + Nữ cao từ 1m55 và nặng 45kg trở lên. - Về tuổi: + Nam không quá 35 tuổi, nữ không quá 30 tuổi. + Đối với trường hợp tuyển dụng theo khoản 3 Điều 21 của Quy chế hoặc cán bộ, công chức, viên chức từ ngành khác chuyển đến ngành kiểm sát nhân dân thì không quá 50 tuổi đối với nam và 45 tuổi đối với nữ. Đảm bảo đóng đủ số năm đóng BHXH bắt buộc khi đến tuổi nghỉ hưu. - Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng tuyển dụng có thể quy định thêm tiêu chuẩn, điều kiện nhưng phải được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đồng ý. Quyết định 401/QĐ-VKSTC có hiệu lực kể từ ngày ký. Để xem chi tiết toàn bộ văn bản, mời mọi người tải tại file đính kèm.
Thông báo về kết quả điểm thi tuyển công chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020 (Vòng 1)
Ngày 23/12/2020 Hội đồng tuyển dụng công chức VKSNDTC ban hành Thông báo 1975/TB-HĐTD về kết quả điểm thi tuyển công chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020 (Vòng 1). Theo đó, kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi. Những thí sinh dự thi tuyển trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi được thi tiếp vòng 2. Kết quả điểm thi cụ thể như sau: ... Xem toàn bộ danh sách và thông báo tại file đính kèm:
Xem xét thành lập TAND, VKSND Thành phố Thủ Đức
Thành lập TAND, VKSND thành phố Thủ Đức Tại phiên họp thứ 51 Quốc hội khóa XIV, UBTVQH xem xét, quyết định việc thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có việc thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức. Kế hoạch Thành lập TAND Thành phố Thủ Đức Tại Tờ trình 751/TTr-TANDTC, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nêu rõ: 1. Về thẩm quyền: Thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ của Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức bao gồm các vụ, việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Quận 2, Tòa án nhân dân Quận 9 và Tòa án nhân dân quận Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 2. Về tổ chức bộ máy: - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền quyết định đối với Tòa Hình sự; Tòa Dân sự; Tòa Gia đình và người chưa thành niên; Tòa xử lý hành chính, Văn phòng TAND - Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập thêm Tòa kinh tế của Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức. 3. Về biên chế, số lượng Thẩm phán: Căn cứ vào tình hình các năm qua và định mức xét xử, Chánh án đề xuất: - Giao bổ sung cho Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức 180 biên chế (nằm ngoài tổng số biên chế đã giao cho Tòa án nhân dân 3 quận từ năm 2012 là 15.237 người), trong đó có 85 Thẩm phán (gồm 25 Thẩm phán trung cấp và 60 Thẩm phán sơ cấp). - Số lượng Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức không quá 04 người; - Số lượng Phó Chánh tòa các Tòa chuyên trách và Phó Chánh Văn phòng không quá 03 người. Tờ trình kèm theo Dự thảo Nghị quyết. *Ý kiến của Ủy ban Tư pháp Quốc hội Qua nghiên cứu nội dung Tờ trình số 751/TTr-TANDTC của TANDTC, Thường trực UBTP có ý kiến như sau: 1. Đồng ý thành lập TAND Thành phố Thủ Đức 2. Đồng ý về thẩm quyền theo lãnh thổ của Thành phố, tuy nhiên đề nghị không quy định TAND Thành phố Thủ Đức: “…có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả các vụ việc, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của TAND cấp huyện và cấp tỉnh” 3. Đồng ý về tổ chức bộ máy TAND Thành phố 4. Đề nghị xem xét lại việc xin bổ sung thẩm phán vì không đúng thẩm quyền của UBTVQH quy định tại Điều 95 Luật Tổ chức TAND Kế hoạch lập VKSND Thành phố Thủ Đức Tại tờ trình 48/TTr-VKSTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự thảo Tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, trong đó: 1. Thành lập Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức trên cơ sở Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Giải thể Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Tổ chức, biên chế, số lượng kiểm sát viên, công chức và người lao động khác của các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thuộc Thành phố nêu trên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định. (Xem các văn kiện của cuộc họp tại file đính kèm cuối bài.)
Chỉ đạo của Viện Kiểm sát tối cao về phòng, chống Covid-19
Ngày 28/7/2020, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có Công văn 3238/VKSTC-VP về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống Covid-19. Công văn 3238/VKSTC-VP được ban hành ngày 28/7/2020.
Quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong TTHS thuộc trách nhiệm của VKSND
Tố tụng hình sự (TTHS) là một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN), và trước đó, pháp luật TNBTCNN cũng đã điều chỉnh TNBTCNN đối với lĩnh vực hoạt động này (Nghị định số 47/CP ngày 3/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra - Nghị định số 47/CP; Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gây ra - Nghị quyết số 388). Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 20/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về Công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2018, Kế hoạch, Chương trình công tác năm 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018, triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017; ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ thực thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự đã Dự thảo Quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân (sau đây viết tắt là Quy trình). Để đảm bảo việc triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn công tác bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, đề nghị thủ trưởng các đơn vị, viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai góp ý dự thảo Quy trình. Quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự gồm những bước như sau: I. Bước tiếp nhận, thụ lý và cử người yêu cầu bồi thường 1. Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường (Điều 41, 42 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước) Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bồi thường phân công kiểm sát viên, kiểm tra viên chuyên trách tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường của người yêu cầu bồi thường. Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, kiểm sát viên, kiểm tra viên kiểm tra căn cứ, thời hiệu yêu cầu bồi thường, các tài liệu, giấy tờ chứng minh thiệt hại về vật chất và tinh thần và các giấy tờ khác liên quan (nếu có) và ghi vào Sổ nhận hồ sơ (theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ và sau khi kiểm tra thấy có đủ các giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu, kiểm sát viên, kiểm tra viên đề nghị Lãnh đạo viện cấp Giấy xác nhận đã nộp hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường. Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, kiểm sát viên, kiểm tra viên đề nghị Lãnh đạo viện thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường. Trường hợp hồ sơ yêu cầu bồi thường chưa đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ/vào Sổ nhận hồ sơ, kiểm sát viên, kiểm tra viên đề nghị Lãnh đạo viện ra bản yêu cầu bổ sung hồ sơ. Lưu ý: Nếu các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ yêu cầu bồi thường là bản sao thì phải có bản chính để đối chiếu hoặc bản sao phải có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Đối với các bản án, quyết định có trước năm 2005 mà người yêu cầu bồi thường không cung cấp được bản chính hoặc bản sao có chứng thực thì kiểm sát viên, kiểm tra viên phải tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp của bản án, quyết định đó khi có yêu cầu. 2. Thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường (Điều 43 khoản 1, khoản 2 và khoản 4) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường hợp lệ, kiểm sát viên, kiểm tra viên thụ lý hồ sơ và vào Sổ thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường (theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao) để theo dõi quá trình tiếp nhận và giải quyết yêu cầu bồi thường. Lưu ý: Trường hợp sau khi kiểm tra thấy hồ sơ yêu cầu bồi thường không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát viên, kiểm tra viên phải báo cáo Lãnh đạo viện không thụ lý hồ sơ, trả lại hồ sơ và hướng dẫn người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường. Trường hợp hồ sơ có một trong các căn cứ quy định tại Điều 43 khoản 2 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, kiểm sát viên, kiểm tra viên báo cáo lãnh đạo viện không thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường và nêu rõ lý do bằng văn bản. 3. Cử người giải quyết yêu cầu bồi thường (Điều 43 khoản 3) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bồi thường ra Quyết định cử người giải quyết bồi thường. Quyết định cử người giải quyết bồi thường ghi rõ số quyết định, ngày tháng năm; họ tên, chức vụ, chức danh của người được phân công giải quyết bồi thường; phạm vi, trách nhiệm của người giải quyết bồi thường và hiệu lực của Quyết định. Lưu ý: Ngoài yếu tố kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực phát sinh yêu cầu bồi thường nhà nước, người giải quyết bồi thường phải là người không có quyền và lợi ích liên quan tới người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại hoặc người có đơn yêu cầu; và không phải là người thân thích của người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại hoặc người có đơn yêu cầu.
So sánh Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân
Tòa án và Viện kiểm sát là hai cơ quan đại diện cho nhân quyền, nhân danh Nhà nước thực hành quyền xét xử, quyền công tố, cân bằng cán cân công lý trong xã hội. Vậy, hai cơ quan này được tổ chức như thế nào? Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định cụ thể cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của hai cơ quan này. Tiêu chí so sánh Tòa án nhân dân Viện Kiểm sát nhân dân Chức năng Là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nhiệm vụ Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Người đứng đầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân tối cao Tòa án nhân dân cấp cao Tòa án nhân dân cấp tỉnh Tòa án nhân dân cấp huyện Tòa án quân sự các cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện Viện Kiểm sát quân sự các cấp Cơ cấu tổ chức của cơ quan cao nhất Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Bộ máy giúp việc Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Nhân sự Tòa án nhân dân tối cao gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên, thư ký Tòa án, các công chức, viên chức và người lao động. Ủy ban kiểm sát Văn phòng Cơ quan điều tra Các cục, vụ, viện tương đương Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác Viện Kiểm sát quân sự trung ương Nhân sự Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động Tòa án được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn của luật tố tụng Tòa án xét xử đảm bảo kịp thời, công bằng, công khai và chỉ tuân theo pháp luật. Tòa án xét xử đảm bảo chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, đảm bảo quyền bình đẳng và quyền tranh tụng. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới. Ngày truyền thống 13/9 26/7 Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao Chủ tọa phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ. Chỉ đạo việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết ban hành hoặc phối hợp ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo Luật ban hành văn bản pháp luật Trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án TANDTC, Thẩm phán Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh trong Tòa án Quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân các cấp dưới Quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách Quyết định phân bổ biên chế, tổ chức quản lý biên chế, cán bộ, tài sản công của ngành Tòa án Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm teo đề nghị của Chủ tịch nước có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội Các chức danh tư pháp Chánh án; Phó Chánh án; Thẩm phán; Hội thẩm; Thư ký Tòa án; Thẩm tra viên. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp; Kiểm sát viên; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Điều tra viên; Kiểm tra viên.
Re:Tổng hợp điểm mới Luật tổ chức VKSND 2014
Phần 3: Nhiệm vụ, quyền hạn trong việc kiểm sát các hoạt động tạm giữ, tạm giam, giải quyết các vụ án hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình…Giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát các hoạt động này. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp… Các nội dung nêu trên sẽ được đề cập tại phần này. 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam Không thay đổi so với trước, tuy nhiên, cụ thể 02 nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam tự kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam và thông báo kết quả cho VKSND; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc tạm giữ, tạm giam; thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam. - Quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật. Đồng thời, bổ sung thêm: Nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam theo quy định pháp luật. (Căn cứ Điều 22 Luật tổ chức VKSND 2014) 15. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tạm giữ, tạm giam Bổ sung thêm các nội dung sau: - Viện trưởng VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện trưởng VKS quân sự khu vực, Viện trưởng VKS quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình. Viện trưởng VKS cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với việc giải quyết khiếu nại của Viện trưởng VKS cấp dưới; quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng VKS cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật. - Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình. Trường hợp hết thời hạn pháp luật quy định mà tố cáo không được giải quyết thì Viện trưởng VKS cấp trên có thẩm quyền giải quyết tố cáo; kết luận nội dung tố cáo của Viện trưởng VKS cấp trên là kết luận cuối cùng. (Căn cứ Điều 23 Luật tổ chức VKSND 2014) 16. Cụ thể hóa trách nhiệm yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, quyết định của VKSND trong việc tạm giữ, tạm giam So với Luật tổ chức VKSND 2002, nội dung này được cụ thể hóa trong Luật tổ chức VKSND 2014. - Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, quyết định sau đây của VKSND trong việc tạm giữ, tạm giam: + Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc tạm giữ, tạm giam phải được thực hiện ngay; yêu cầu thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam, yêu cầu trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam được thực hiện trong thời hạn 15 ngày; yêu cầu tự kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam và thông báo kết quả cho VKSND được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. + Quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật phải được thi hành ngay; nếu không nhất trí với quyết định đó thì vẫn phải thi hành, nhưng có quyền khiếu nại lên VKS cấp trên có thẩm quyền. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng VKS cấp trên phải giải quyết. + Kháng nghị trong việc đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hay bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong tạm giữ, tạm giam phải được giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị; nếu không nhất trí với kháng nghị thì có quyền khiếu nại lên VKS cấp trên có thẩm quyền; VKS cấp trên phải giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; quyết định của VKS cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật. Đối với kiến nghị về việc đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hay bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong tạm giữ, tạm giam và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết, trả lời theo quy định pháp luật về tạm giữ, tạm giam. (Căn cứ Điều 24 Luật tổ chức VKSND 2014) 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát việc thi hành án hình sự Bổ sung thêm các nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật. - Đề nghị hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; tham gia việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp, rút ngắn thời gian thử thách. - Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chấm dứt, khắc phục vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự; xử lý nghiêm minh người vi phạm. - Nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát thi hành án hình sự theo quy định pháp luật về thi hành án hình sự. (Căn cứ Điều 25 Luật tổ chức VKSND 2014) 18. Cụ thể trách nhiệm yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, quyết định của VKSND trong việc thi hành án hình sự Không quy định nội dung một cách chung chung như trước, mà tại Luật tổ chức VKSND 2014 cụ thể hơn nội dung này. - Đối với yêu cầu ra quyết định thi hành án hình sự đúng quy định pháp luật, yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải thực hiện ngay. - Đối với yêu cầu tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và thông báo kết quả cho VKSND thì Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự phải thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. - Đối với kiến nghị, kháng nghị, quyết định, yêu cầu khác của VKSND trong việc thi hành án hình sự thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết, trả lời hoặc thi hành theo quy định của Luật thi hành án hình sự. (Căn cứ Điều 26 Luật tổ chức VKSND 2014) 19. Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những vụ việc khác Vẫn các nhiệm vụ, quyền hạn như trước, bổ sung thêm: - Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. - Thu thập tài liệu, chứng cứ trong trường hợp pháp luật quy định. - Yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật. - Nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định pháp luật. (Căn cứ Điều 27 Luật tổ chức VKSND 2014) 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính Thay vì quy định rải rác tại các Điều như trước thì tại Luật tổ chức VKSND 2014 tích hợp lại thành 1 Điều và bổ sung thêm nhiều nội dung. - Kiểm sát việc cấp, chuyển giao, giải thích, đính chính bản án, quyết định của Tòa án. - Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. - Kiểm sát hồ sơ về thi hành án. - Tham gia phiên họp, phát biểu quan điểm của VKSND về việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước. - Kiểm sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án. - Yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thi hành án thực hiện các việc: + Ra quyết định thi hành án đúng quy định pháp luật. + Thi hành bản án, quyết định theo quy định pháp luật. + Tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả cho VKSND. + Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án. Yêu cầu ra quyết định thi hành án, thi hành án, cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng liên quan đến thi hành án phải được thực hiện ngay; yêu cầu tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả cho VKSND phải được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. - Kiến nghị Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc thi hành án. - Kháng nghị quyết định của Tòa án, quyết định, hành vi của Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới theo quy định pháp luật; yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật. - Nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo quy định pháp luật. (Căn cứ Điều 28 Luật tổ chức VKSND 2014) Các nội dung nêu bên dưới từ mục 21 đến 25 là nội dung mới tại Luật tổ chức VKSND 2014. Trước đây, không có quy định nội dung này. 21. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của VKSND Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của VKSND Thẩm quyền giải quyết tố cáo của VKSND - Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền của VKSND trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; - Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra; kết quả giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan điều tra đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra. - Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. - Khiếu nại trong hoạt động tạm giữ, tạm giam. - Khiếu nại hành vi, quyết định quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân. - Khiếu nại khác theo quy định của pháp luật. - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của VKSND trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra. - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam. - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân. - Tố cáo khác theo quy định pháp luật. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi giải quyết khiếu nại, tố cáo - Tiếp nhận, phân loại, thụ lý, kiểm tra, xác minh khiếu nại, tố cáo. - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan. - Áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra. - Ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo. - Thông báo quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo cho người đã khiếu nại, tố cáo. (Căn cứ Điều 29 Luật tổ chức VKSND 2014) 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp - Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật. - Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo; kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của cấp mình và cấp dưới, thông báo kết quả cho VKSND; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan cho VKSND. - Ban hành kết luận kiểm sát, thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị theo quy định pháp luật. (Căn cứ Điều 30 Luật tổ chức VKSND 2014) 23. Trách nhiệm báo cáo giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của VKSND tối cao - Viện trưởng VKSND tối cao phải báo cáo Quốc hội công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. - Định kỳ 06 tháng và hằng năm, TAND tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản cho VKSND tối cao về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. VKSND tối cao chủ trì, phối hợp với TAND tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện quy định này. (Căn cứ Điều 31 Luật tổ chức VKSND 2014) 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi thực hành quyền công tố và kiểm sát trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự Khi thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trự tư pháp Khi kiểm sát trong hoạt động tương trợ tư pháp - Quyết định việc chuyển yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền của Việt Nam để khởi tố, điều tra. - Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ, tài liệu; truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. - Thực hành quyền công tố khi điều tra vụ án hình sự, truy tố và xét xử vụ án hình sự trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự theo yêu cầu của nước ngoài. - Nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong tương trợ tư pháp về hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật tương trợ tư pháp. - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, người tiến hành và người tham gia hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, dân sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. - Tham gia phiên họp của Tòa án về việc dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và phát biểu quan điểm của VKSND. - Kháng nghị quyết định có vi phạm pháp luật của Tòa án về việc dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. - Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị và nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định pháp luật. (Căn cứ Điều 32, 33 Luật tổ chức VKSND 2014) Còn tiếp