Việc vi phạm luật giao thông của học sinh cấp 3!!!
Năm học 2019 – 2020 mới chỉ bắt đầu được khoảng hơn 1 tháng thôi nhưng nổi lên hình ảnh những bạn học sinh cấp 3 đang còn mặc đồng phục của trường đi học và điều khiển xe máy trên 50 phân khối. Vậy, chúng ta hãy cũng điểm qua những vi phạm xoay quanh vấn đề này. Đầu tiên, quy định tại Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 “Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe 1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự;…” Theo đó, 16 tuổi thì tương ứng với lớp 11. Nếu vậy, khi tuân thủ đúng quy định thì khoảng lớp 11 tới hết lớp 12 các em vẫn chỉ mới đủ tuổi để điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. Thế nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại, số lượng các bạn học sinh trung học phổ thông được điều khiển xe máy tới trường ngày càng nhiều và đặc biệt là điều khiển những chiếc xe máy có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên. Rõ ràng điều này bắt nguồn từ việc các bậc phụ huynh đã tiếp tay, giao xe không phù hợp cho con em mình điều khiển tới trường. Điều này vi phạm nghiêm trọng quy định về Luật Giao thông cũng như gây nguy hiểm khi các em tham gia giao thông mà điều khiển xe không đúng quy định. Hiện nay, có những nơi sẽ có cảnh sát giao thông đứng ở khu vực gần công trường để xử lý những hành vi nếu trên nhưng thật sự chưa nhiều so vơi số lượng trường cấp 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật cũng như kiểm tra, xử lý đối với những hành vi vi phạm để hướng tới tương lai hạn chế những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Mình có thắc mắc xin hỏi luật sư là nếu tham gia giao thông mà đường có kẻ vạch liền mình đi xe máy chạy sang đường ô tô thì bị xử phạt theo lỗi sai làn hay lấn vạch? Và mức xử phạt là bao nhiêu vậy ạ?
Công chức vi phạm luật giao thông xử lí như thế nào?
Chào Luật sư, tôi có thắc mắc xin giải đáp: Ngày 20/1/2019, người có thẩm quyền phát hiện công chức A của bộ B điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định. Ai là người có thẩm quyền xử phạt A? Hình thức và mức độ xử phạt như thế nào? Anh A có thể bị xử lí kỉ luật không?
Pháp luật, Bóng đá và Tình yêu!
Quả thật là kỳ tích, lịch sử tái diễn. Đêm qua chắc có lẽ lại một lần nữa con người Việt Nam hòa chung nhịp đập, cảm xúc của nhân dân từ Bắc chí Nam đều vỡ òa khi đội tuyển Olympic Việt Nam đánh bại tuyển Syria để có mặt tại vòng bốn đội mạnh nhất ( tức vòng Bán kết ) giải Asiad 2018 với sự góp mặt của những " ông trùm" Châu Á. Cách đây vài tháng trước thì Mùa xuân đến sớm với nhân dân cả nứơc khi U23 VN chúng ta lọt vào đến trận Chung kết duy chỉ khuất phục trước người Uzabekistan quá mạnh nhưng lần này có thể Ngày lễ Quốc Khánh sẽ lại một lần nữa đến sớm hơn với chúng ta. Đêm ngày 27/08/2018 khi tiếng còi mãn cuộc của trọng tài vang lên thì đó cũng là lúc dòng người đổ về các con phố trung tâm lớn để ăn mừng, chia vui cùng thầy trò người Hàn Quốc. Thấy nhừng hình ảnh đó thật sự khiến bạn phải nổi cả da gà... có đủ kiểu ăn mừng từ người già đến trẻ em, tất cả đều hò hét, nào là trống, kèn, loa, chão, nồi,... tất cả những gì có thể kích động được thì đều được dùng. Nhưng điều đáng nói ở đây là còn có một số thành phần thanh niên quá kích động đã tổ chức đua xe, lạng lách đánh võng gây tai nạn giao thông cho những người đi bão, theo quy định của pháp luật thì những hành vi trên là hoàn toàn nghiêm cấm và xử phạt rất nặng. Ngoài ra đêm hôm ấy có những người lái cả xe kéo, máy cày, xe lu,.... ra các tuyến phố lớn để hòa chung mọi người. Theo quy định của Luật giao thông đường bộ và Luật xử lý vi phạm hành chính thì các phương tiện hoàn toàn bị nghiêm cấm lưu thông trên phố. Hôm ấy lực lượng cảnh sát giao thông, dân quân tự vệ đều hoàn toàn bất lực đứng nhìn Nhưng suy cho cùng thì lâu lâu nhân dân, bà con cả nước mới có được một ngày sống trong niềm hạnh phúc thì nhiệm vụ chính là phân làn đường, giữ trật tự, nhắc nhở thành phần quá khích thôi. Mục đích chủ yếu của những người hành động như thế không phải để chống lại luật pháp mà chỉ là muốn có được một kỉ niệm đẹp, muốn ghi lại thời khắc lịch sử nước nhà. Nhưng mọi người tham gia cổ vũ hay đi bão thì an toàn vẫn trên hết đừng để xảy ra những sự cố đáng tiếc mà làm cho niềm vui không trọn vẹn nhé Trước mắt chúng ta còn cả trận Bán kết đối đầu U23 Hàn quốc nếu may mắn thay được đi bão một lần nữa thi sao. Nên mọi người cần giữ tinh thần và tôn trọng pháp luật. VUi thôi đừng vui quá
Vi phạm Luật giao thông sẽ không được bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”
Mới đây, Chính phủ hoàn tất Dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn, quy trình công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” để lấy ý kiến đóng góp và thông qua. Theo đó, Dự thảo Nghị định này bổ sung 13 trường hợp không bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa” tại Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL, nghĩa là nếu gia đình có thành viên thuộc một trong các trường hợp sau sẽ không được xét danh hiệu "Gia đình văn hóa": 1. Có thành viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Có thành viên hành nghề mê tín dị đoan, tàng trữ hoặc sử dụng ma túy, hoạt động hoặc tổ chức hoạt động mại dâm, đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc. 3. Không tố giác các loại tội phạm. 4. Có thành viên sử dụng hoặc phổ biến, phát tán, lưu hành văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành. 5. Lấn chiếm lòng đường, hè phố gây cản trở hành lang an toàn giao thông 6. Tổ chức ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây ngộ độc tập thể 7. Mở nhạc quá độ ồn theo quy định và trước 06 giờ sáng, sau 22 giờ đêm. 8. Rắc vàng mã, rải tiền trên đường đưa tang. 9. Chôn, cất người qua đời không đúng khu vực nghĩa trang đã được quy định. 10. Để thi hài quá 48 giờ trong điều kiện không bảo quản lạnh gây ô nhiễm môi trường 11. Có bạo lực gia đình đến mức độ chính quyền và các tổ chức xã hội tại địa phương phải can thiệp hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính. 12. Mất đoàn kết gây hậu quả nghiêm trọng trong làng xóm, khu phố 13. Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông. Ngoài ra, Dự thảo Nghị định này cũng thắt chặt tiêu chuẩn chấm điểm của danh hiệu này. Mời các bạn xem chi tiết Dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn, quy trình công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và Tờ trình Dự thảo.
Việc vi phạm luật giao thông của học sinh cấp 3!!!
Năm học 2019 – 2020 mới chỉ bắt đầu được khoảng hơn 1 tháng thôi nhưng nổi lên hình ảnh những bạn học sinh cấp 3 đang còn mặc đồng phục của trường đi học và điều khiển xe máy trên 50 phân khối. Vậy, chúng ta hãy cũng điểm qua những vi phạm xoay quanh vấn đề này. Đầu tiên, quy định tại Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 “Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe 1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự;…” Theo đó, 16 tuổi thì tương ứng với lớp 11. Nếu vậy, khi tuân thủ đúng quy định thì khoảng lớp 11 tới hết lớp 12 các em vẫn chỉ mới đủ tuổi để điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. Thế nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại, số lượng các bạn học sinh trung học phổ thông được điều khiển xe máy tới trường ngày càng nhiều và đặc biệt là điều khiển những chiếc xe máy có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên. Rõ ràng điều này bắt nguồn từ việc các bậc phụ huynh đã tiếp tay, giao xe không phù hợp cho con em mình điều khiển tới trường. Điều này vi phạm nghiêm trọng quy định về Luật Giao thông cũng như gây nguy hiểm khi các em tham gia giao thông mà điều khiển xe không đúng quy định. Hiện nay, có những nơi sẽ có cảnh sát giao thông đứng ở khu vực gần công trường để xử lý những hành vi nếu trên nhưng thật sự chưa nhiều so vơi số lượng trường cấp 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật cũng như kiểm tra, xử lý đối với những hành vi vi phạm để hướng tới tương lai hạn chế những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Mình có thắc mắc xin hỏi luật sư là nếu tham gia giao thông mà đường có kẻ vạch liền mình đi xe máy chạy sang đường ô tô thì bị xử phạt theo lỗi sai làn hay lấn vạch? Và mức xử phạt là bao nhiêu vậy ạ?
Công chức vi phạm luật giao thông xử lí như thế nào?
Chào Luật sư, tôi có thắc mắc xin giải đáp: Ngày 20/1/2019, người có thẩm quyền phát hiện công chức A của bộ B điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định. Ai là người có thẩm quyền xử phạt A? Hình thức và mức độ xử phạt như thế nào? Anh A có thể bị xử lí kỉ luật không?
Pháp luật, Bóng đá và Tình yêu!
Quả thật là kỳ tích, lịch sử tái diễn. Đêm qua chắc có lẽ lại một lần nữa con người Việt Nam hòa chung nhịp đập, cảm xúc của nhân dân từ Bắc chí Nam đều vỡ òa khi đội tuyển Olympic Việt Nam đánh bại tuyển Syria để có mặt tại vòng bốn đội mạnh nhất ( tức vòng Bán kết ) giải Asiad 2018 với sự góp mặt của những " ông trùm" Châu Á. Cách đây vài tháng trước thì Mùa xuân đến sớm với nhân dân cả nứơc khi U23 VN chúng ta lọt vào đến trận Chung kết duy chỉ khuất phục trước người Uzabekistan quá mạnh nhưng lần này có thể Ngày lễ Quốc Khánh sẽ lại một lần nữa đến sớm hơn với chúng ta. Đêm ngày 27/08/2018 khi tiếng còi mãn cuộc của trọng tài vang lên thì đó cũng là lúc dòng người đổ về các con phố trung tâm lớn để ăn mừng, chia vui cùng thầy trò người Hàn Quốc. Thấy nhừng hình ảnh đó thật sự khiến bạn phải nổi cả da gà... có đủ kiểu ăn mừng từ người già đến trẻ em, tất cả đều hò hét, nào là trống, kèn, loa, chão, nồi,... tất cả những gì có thể kích động được thì đều được dùng. Nhưng điều đáng nói ở đây là còn có một số thành phần thanh niên quá kích động đã tổ chức đua xe, lạng lách đánh võng gây tai nạn giao thông cho những người đi bão, theo quy định của pháp luật thì những hành vi trên là hoàn toàn nghiêm cấm và xử phạt rất nặng. Ngoài ra đêm hôm ấy có những người lái cả xe kéo, máy cày, xe lu,.... ra các tuyến phố lớn để hòa chung mọi người. Theo quy định của Luật giao thông đường bộ và Luật xử lý vi phạm hành chính thì các phương tiện hoàn toàn bị nghiêm cấm lưu thông trên phố. Hôm ấy lực lượng cảnh sát giao thông, dân quân tự vệ đều hoàn toàn bất lực đứng nhìn Nhưng suy cho cùng thì lâu lâu nhân dân, bà con cả nước mới có được một ngày sống trong niềm hạnh phúc thì nhiệm vụ chính là phân làn đường, giữ trật tự, nhắc nhở thành phần quá khích thôi. Mục đích chủ yếu của những người hành động như thế không phải để chống lại luật pháp mà chỉ là muốn có được một kỉ niệm đẹp, muốn ghi lại thời khắc lịch sử nước nhà. Nhưng mọi người tham gia cổ vũ hay đi bão thì an toàn vẫn trên hết đừng để xảy ra những sự cố đáng tiếc mà làm cho niềm vui không trọn vẹn nhé Trước mắt chúng ta còn cả trận Bán kết đối đầu U23 Hàn quốc nếu may mắn thay được đi bão một lần nữa thi sao. Nên mọi người cần giữ tinh thần và tôn trọng pháp luật. VUi thôi đừng vui quá
Vi phạm Luật giao thông sẽ không được bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”
Mới đây, Chính phủ hoàn tất Dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn, quy trình công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” để lấy ý kiến đóng góp và thông qua. Theo đó, Dự thảo Nghị định này bổ sung 13 trường hợp không bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa” tại Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL, nghĩa là nếu gia đình có thành viên thuộc một trong các trường hợp sau sẽ không được xét danh hiệu "Gia đình văn hóa": 1. Có thành viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Có thành viên hành nghề mê tín dị đoan, tàng trữ hoặc sử dụng ma túy, hoạt động hoặc tổ chức hoạt động mại dâm, đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc. 3. Không tố giác các loại tội phạm. 4. Có thành viên sử dụng hoặc phổ biến, phát tán, lưu hành văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành. 5. Lấn chiếm lòng đường, hè phố gây cản trở hành lang an toàn giao thông 6. Tổ chức ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây ngộ độc tập thể 7. Mở nhạc quá độ ồn theo quy định và trước 06 giờ sáng, sau 22 giờ đêm. 8. Rắc vàng mã, rải tiền trên đường đưa tang. 9. Chôn, cất người qua đời không đúng khu vực nghĩa trang đã được quy định. 10. Để thi hài quá 48 giờ trong điều kiện không bảo quản lạnh gây ô nhiễm môi trường 11. Có bạo lực gia đình đến mức độ chính quyền và các tổ chức xã hội tại địa phương phải can thiệp hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính. 12. Mất đoàn kết gây hậu quả nghiêm trọng trong làng xóm, khu phố 13. Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông. Ngoài ra, Dự thảo Nghị định này cũng thắt chặt tiêu chuẩn chấm điểm của danh hiệu này. Mời các bạn xem chi tiết Dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn, quy trình công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và Tờ trình Dự thảo.