Sự khác biệt giữa vay tín chấp và vay thế chấp là gì? Điều kiện để được vay tín chấp?
Vay thế chấp là gì? Vay tín chấp là gì? Điều kiện để được vay tín chấp hiện nay ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Vay thế chấp là gì? Theo khoản 2 Điều 29 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định, thế chấp tài sản là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Tuy pháp luật không quy định vay thế chấp là gì nhưng ta có thể hiểu, vay thế chấp nghĩa là hoạt động vay tiền có tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ khoản vay đó. Tài sản bảo đảm đem đi thế chấp cho một khoản vay sẽ được gọi là tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp có thể là bất động sản hay động sản, thông thường là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, giấy tờ có giá, tài sản hình thành trong tương lai, xe cộ, thiết bị máy móc, vật tư,... tuy nhiên để được đem tài sản này ra thế chấp thì chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục đăng ký tài sản bảo đảm. Người thế chấp tài sản không cần phải giao tài sản cho bên nhận thế chấp, tuy nhiên nếu người thế chấp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tài sản thế chấp sẽ được xử lý để thực hiện nghĩa vụ, vì thế nên tài sản này mới được gọi là tài sản đảm bảo cho khoản vay. (2) Vay tín chấp là gì? Tương tự như vay thế chấp, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào nêu định nghĩa của việc vay tín chấp. Tuy nhiên ta có thể hiểu, vay tín chấp là một hình thức cho vay vốn tại ngân hàng hoặc công ty tài chính mà thay vì cần tài sản đảm bảo cho khoản vay như hình thức vay thế chấp, ngân hàng hoặc công ty tài chính sẽ dựa vào độ uy tín, mức thu nhập và lịch sử tín dụng của người vay để thực hiện cho vay. So với các hình thức vay khác, thủ tục vay tín chấp thường nhanh gọn hơn. Tiền vay có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như mua sắm, du lịch, sửa chữa nhà cửa… Do đó trong hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay thì đa phần đều áp dụng hình thức vay tín chấp. Tuy nhiên, vay tín chấp cũng có nhược điểm cố hữu là lãi suất vay tín chấp thường cao hơn so với các hình thức vay có tài sản đảm bảo, hạn mức vay tín chấp thường phụ thuộc vào khả năng trả nợ của người vay và nếu không trả nợ đúng hạn, bạn có thể bị liệt vào danh sách nợ xấu và gặp khó khăn trong việc vay vốn sau này. Tóm lại, vay tín chấp phù hợp cho những ai cần vốn nhanh mà không có tài sản, trong khi vay thế chấp thích hợp cho những ai có tài sản và cần số tiền lớn hơn. (3) Điều kiện để được vay tín chấp hiện nay ra sao? Điều kiện để được vay tín chấp hiện nay sẽ bao gồm các điều kiện chủ yếu sau: - Độ tuổi: Người vay thường phải từ 18 tuổi trở lên. - Có thu nhập ổn định: Cần có nguồn thu nhập ổn định từ lương, kinh doanh hoặc các nguồn khác để chứng minh khả năng trả nợ. - Thời gian làm việc: Thường yêu cầu có thời gian làm việc tối thiểu từ 6 tháng đến 1 năm tại công ty hiện tại. - Tín dụng tốt: Không có nợ xấu trong lịch sử tín dụng. Ngân hàng sẽ kiểm tra điểm tín dụng của người vay. - Giấy tờ cần thiết: Cần cung cấp các giấy tờ như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, hợp đồng lao động, bảng lương hoặc giấy tờ chứng minh thu nhập. - Khả năng trả nợ: Ngân hàng sẽ đánh giá khả năng trả nợ dựa trên thu nhập và chi tiêu hàng tháng của người vay. Tuy nhiên, đây chỉ là những yêu câu cơ bản, mỗi ngân hàng, tổ chức tín dụng và công ty tài chính khi cho vay tín chấp sẽ có những quy định về điều kiện và hạn mức được vay khác nhau, tùy vào độ uy tín và khả năng trả nợ của người vay. Trường hợp áp dụng hình thức vay tín chấp để thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận giữa công ty tài chính và người vay thay vì bắt buộc phải chứng minh thu nhập. Cụ thể theo Điều 5 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định như sau: - Hoạt động cho vay tiêu dùng được thực hiện theo thỏa thuận giữa công ty tài chính và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan. - Công ty tài chính phải thực hiện quản lý, giám sát, thống kê hoạt động cho vay tiêu dùng tách bạch với các hoạt động cho vay khác của công ty tài chính, tách bạch cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng với phương thức giải ngân cho vay tiêu dùng khác. - Khách hàng vay vốn công ty tài chính phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với công ty tài chính. Cùng với đó, theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định thì vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng. Mức tổng dư nợ nêu trên không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật. Do đó, nếu thực hiện cho vay tín chấp tại công ty tài chính mà không chứng minh thu nhập thì tổng dư nợ tối đa đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không được vượt quá 100 triệu đồng.
Vay tín chấp là gì? Hộ nghèo có được vay tín chấp không?
Thế nào là vay tín chấp? Hộ gia đình nghèo có được vay tín chấp? Hình thức, nội dung bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội cần đảm bảo những gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Vay tín chấp là gì? Pháp luật hiện hành không có định nghĩa cụ thể về vay tín chấp, đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ hình thức cho vay vốn mà không cần tài sản đảm bảo. Ngân hàng cho vay tại đây sẽ xét duyệt khoản vay dựa trên uy tín và mức thu nhập cũng như lịch sử tín dụng của người vay vốn. Dễ thấy, hình thức cho vay tín chấp nêu trên thường xuất hiện trong hoạt động cho vay tiêu dùng được quy định tại Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN. Cụ thể, cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100 triệu đồng. Tuy nhiên, mức tổng dư nợ đã nêu trên không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật. (2) Hộ nghèo có được vay tín chấp không? Căn cứ Điều 344 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội như sau: Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật. Cạnh đó, tại Điều 45 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp thì tổ chức ở xã, phường, thị trấn của Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở là bên bảo đảm bằng tín chấp, ngoại trừ trường hợp Điều lệ của tổ chức này quy định khác. Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 8 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định về điều kiện để được vay vốn như sau: “Người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã.” Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp hộ gia đình nghèo đáp ứng được đầy đủ những điều kiện đã kể trên thì vẫn có thể được vay vốn bằng hình thức tín chấp. (3) Hình thức, nội dung bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội cần đảm bảo gồm những gì? Căn cứ Điều 345 Bộ Luật Dân sự 2015 về hình thức, nội dung tín chấp như sau: “Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn. Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp.” Theo đó, trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tín chấp thì buộc phải được lập thành văn bản và có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn. Đối với thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp thì phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất cũng như quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội.
Ngân hàng có cho vay tín chấp không? Cách tính lãi suất vay tín chấp?
Vay tín chấp là một phương thức cho vay của các công ty tài chính, không yêu cầu dùng tài sản bảo đảm. Công ty tài chính sẽ xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập, lịch sử tín dụng của người vay. Như vậy, ngân hàng có cho vay tín chấp không? Cách tính lãi suất vay tín chấp? Ngân hàng có cho vay tín chấp không? Hiện nay pháp luật không có quy định định nghĩa về vay tín chấp. Tuy nhiên, ta có thể hiểu vay tín chấp là hình thức cho vay của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính không yêu cầu tài sản thế chấp (vay không thế chấp). Thay vào đó, khoản vay được đảm bảo bằng độ uy tín, thu nhập, lịch sử tín dụng,... của cá nhân hoặc doanh nghiệp vay. Vay tín chấp chủ yếu được áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng. Trong đó, tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định: - Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng. - Mức tổng dư nợ quy định tại khoản này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật. Vậy, ngân hàng có hoạt động cho vay tín chấp. Có thể kể đến một số ngân hàng với các hạn mức vay tín chấp như sau: - Agribank: Hạn mức vay cao lên đến 30 triệu đồng tương đương 12 lần thu nhập hàng tháng đối với gói vay tiêu dùng tín chấp và hạn mức vay 100 triệu đồng đối với gói vay thấu chi. - BIDV: + Đối với gói vay tiêu dùng tín chấp BIDV: Hạn mức vay hỗ trợ rất cao lên tới 500 triệu đồng với lãi suất khoảng 11,9%/năm. Để được vay với gói vay này, khách hàng phải có thu nhập từ 7 triệu đồng/tháng trở lên. + Gói thấu chi tín chấp BIDV: Hạn mức thấp, lên tới 100 triệu đồng lãi suất 11,9%/năm dành cho khách hàng có thu nhập kiều hối trên 7 triệu đồng/tháng. - Vietcombank: Hạn mức lớn lên đến 1 tỷ đồng. - MB Bank: Hạn mức đa dạng, lên đến 500 triệu đồng. Lưu ý: các thông tin được ghi nhận trên website của ngân hàng, tùy từng thời điểm và chính sách mà các ngân hàng sẽ có thay đổi. Người đọc có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng để có thông tin chính xác và cụ thể nhất cho trường hợp của mình. Cách tính lãi suất vay tín chấp? Hiện nay, có 2 cách tính lãi suất vay ngân hàng phổ biến là tính trên dư nợ gốc và tính trên dư nợ giảm dần. Tính lãi vay tín chấp dựa trên dư nợ gốc Lãi suất trên dư nợ gốc được tính trên khoản tiền gốc mà quý khách vay ban đầu cho suốt quá trình vay. Như vậy, mỗi tháng khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản tiền được tính như sau: Tiền trả ngân hàng hàng tháng = tiền gốc cố định hàng tháng + tiền lãi cố định hàng tháng Ví dụ: Khách hàng vay tín chấp 50.000.000 đồng, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất cho vay 14%/năm, lãi suất tính trên dư nợ gốc. Như vậy: - Tiền gốc cố định hàng tháng: 50.000.000/12 = 4.167.000 (đồng) - Tiền lãi cố định hàng tháng: 50.000.000 x (14%/12) = 583.000 (đồng) - Tiền trả ngân hàng hàng tháng: 4.167.000 + 583.000 = 4.750.000 (đồng) Tính lãi vay tín chấp dựa trên dư nợ giảm dần Ở hình thức này, tiễn lãi hàng tháng được tính dựa trên dư nợ còn lại. Như vậy, mỗi tháng khách hàng phải trả ngân hàng một khoản được tính như sau: Tiền trả ngân hàng hàng tháng = tiền gốc cố định hàng tháng + tiền lãi tính trên dư nợ còn lại Ví dụ: Khách hàng vay tín chấp 50.000.000 đồng, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất cho vay 14%/năm, lãi suất tính trên dư nợ giảm dần. Như vậy, tiền gốc cố định hàng tháng phải trả là 50.000.000/12 = 4.167.000 (đồng). - Tháng thứ nhất, khách hàng phải trả thêm số tiền lãi là: 50.000.000 x (14%/12) = 583.000 (đồng) - Tháng thứ hai, khách hàng phải trả thêm số tiền lãi là: (50.000.000 - 4.167.000) x (14%/12) = 535.000 (đồng) - Tháng thứ ba, khách hàng phải trả thêm số tiền lãi là: (50.000.000 - 4.167.000 - 4.167.000) x (14%/12) = 486.000 (đồng) Ưu, nhược điểm của vay tín chấp? Ưu điểm - Không yêu cầu tài sản thế chấp: Do đó, dù không có tài sản khách hàng vẫn có thể làm thủ tục vay. - Hồ sơ và thủ tục đơn giản: Chỉ gồm hồ sơ nhân thân và chứng minh thu nhập cá nhân. - Giải ngân nhanh: Chỉ cần hoàn thiện và nộp đầy đủ hồ sơ vay ngay từ ban đầu là trong vòng 1-2 ngày sau khách hàng đã có thể nhận được tiền vay. - Khoản tiền vay được hỗ trợ hình thức trả góp và lãi suất được tính giảm dần theo số dư nợ hàng tháng, điều này không tạo nhiều áp lực cho khách hàng. Nhược điểm - Lãi suất vay tín chấp cao hơn rất nhiều so với lãi suất vay các sản phẩm khác. - Do tính đơn giản và nhanh chóng dẫn tới nảy sinh tâm lý vay dễ, tiêu dùng nhiều hơn và dẫn tới không có khả năng chi trả. - Nếu như khách hàng vay không trả nợ đúng hạn hoặc mất khả năng chi trả sẽ làm xấu lịch sử tín dụng, điểm tín dụng thấp và có thể bị ngân hàng kiện. - Khách hàng muốn thanh toán khoản vay trước hạn cũng sẽ phải chịu mức phí phạt từ vài % tùy theo chính sách ngân hàng đối với số tiền trả trước thời hạn thanh lý hợp đồng. Chính vì vậy, người dùng cần tìm hiểu kỹ các hình thức vay, cân đối tài chính, lựa chọn ngân hàng phù hợp, khả năng trả nợ của bản thân cũng như cẩn trọng với các điều khoản trong hợp đồng trước khi vay tín chấp.
Lừa đảo trong vay vốn ngân hàng chiếm đoạt tài sản lên cả tỷ đồng.
Hiện nay, nhiều chiêu trò lừa đảo tinh vi của các đối tượng xấu nhằm trục lợi. Không chỉ thực hiện riêng rẻ, mà các đối tượng xấu có hẳn một tổ chức tự lập, nhằm câu kết với nhau lừa đảo trong vay vốn ngân hàng chiếm đoạt tài sản lên cả tỷ đồng. Cụ thể, nhóm đối tượng câu kết với người có nhu cầu tín chấp vay tiền ngân hàng, nhưng không đủ điều kiện làm. Sau đó, các đối tượng đứng ra làm giả giấy tờ, chứng minh nhân dân, hộ khẩu và hợp đồng lao động, rồi sử dụng các loại giấy tờ giả làm thủ tục vay tín chấp, thẻ tín dụng… tại các ngân hàng thương mại cổ phần, rồi rút tiền để chiếm đoạt. Thấy được sơ hở của một số ngân hàng trong việc cho làm thẻ tín chấp, đối tượng tự đứng ra câu kết với một số người khác để làm giả các giấy tờ như hộ khẩu, chứng minh nhân dân và hợp đồng lao động... Để có được thông tin của người có nhu cầu vay tiền, đối tượng tung lên mạng xã hội mình làm được việc đó và cũng thông qua mạng tìm kiếm người có nhu cầu làm thẻ tín chấp. Để thực hiện hành vi, các đối tượng này làm giả nhiều chứng minh nhân dân mang nhiều tên khác nhau. Với số tài liệu, giấy tờ làm giả gồm chứng minh nhân dân và hộ khẩu các đối tượng có thể kiếm từ 30-50 triệu đồng/1 bộ hồ sơ. Đối với mỗi bộ hồ sơ làm giả cho người làm thủ tục vay tín chấp, thẻ tín dụng... sẽ rút được từ 600 đến 800 triệu đồng từ ngân hàng. Với thủ đoạn tinh vi này, ngân hàng không thể thu lãi cũng như đòi lại tiền được do giấy tờ, hồ sơ được làm giả. Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào? Theo khoản 10 Mục I Công văn 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Tòa án nhân dân tối cao thì hành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xâm phạm vào 02 khách thể khác nhau được Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) bảo vệ (quy định tại Điều 174 và Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) Nên nếu hành vi đó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự cả về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341). Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào? Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể: Khung 1: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02-07 năm: - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50-200 triệu đồng; - Tái phạm nguy hiểm; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07-15 năm: - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; - Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12-20 năm hoặc tù chung thân: - Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; - Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với khung hình phạt như sau: Khung 1: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật. Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: - Có tổ chức; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; - Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; - Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; - Tái phạm nguy hiểm. Khung 3: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: - Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; - Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; - Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra còn áp dụng hình phạt bổ sung: Người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Như vậy, người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.
Em vay 30tr bên vp e có trả được tầm 1 năm. 2 năm nay e có bị chậm trễ ko đóng tiền vì ko đủ khả năng đợt này e có gd lên thì tiền gốc và phạt e bên ngân hàng họ tính lên thành 60 mấy triệu nếu ki trả họ kiện e và đòi bồi thường 200% số tiền đã vay. Em hỏi luật sư có điều phạt ấy ko ạ hay chỉ trả đủ số tiền 60 mấy triệu và e muốn xin ngân hàng chủ đóng trả tiền gốc và số phạt e xin thì có được không ạ.
Vay tín chấp chưa trả xong, bị ngân hàng khóa tài khoản?
Chào luật sư. Rất mong được sự tư vấn của LS . Tôi có 1 khoản vay tín chấp 150tr theo bảng lương với ngân hàng BIDV nhưng do 1 số lý do cá nhân và khách quan nên tôi đã xin thôi việc ( lực lượng VTND). Sau khi thôi việc đơn vị đã đã khấu trừ chế độ 80tr để trả cho ngân hàng. Hàng tháng tôi vẫn trả đủ gốc và lãi theo hợp đồng. Hiện nay còn nợ 40tr. Trong hợp đồng vay tín chấp có vợ tôi bảo lãnh thanh toán nếu tôi không có đủ khả năng trả nợ. Hiện tại ngân hàng đã khoá tài khoản của tôi mà không thông báo lý do .hai bên có trao đổi tôi yêu cầu duy trì việc nộp tiền gốc và lãi hàng tháng nhưng bên ngân hàng không đồng ý. Muốn tất toán toàn bộ khoản vay. Theo tôi được biết thì trường hợp của tôi thuộc về giao dịch dân sự. Vậy ls cho hỏi ngân hàng có quyền khoá tài khoản của tôi như vậy hay không. Đồng thời nếu tôi vẫn trả tiền ngân hàng theo phương thức hàng tháng như vậy phía ngân hàng có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu vợ tôi tất toán toàn bộ khoản vay hay không? Xin cảm ơn !
Vay tín chấp không có khả năng thanh toán, ngân hàng có quyền phát tờ rơi về em?
Thưa luật sư Năm 2017 em có vay tín chấp ngân hàng vpbank số tiền 150 triệu đồng em đã trả góp cho ngân hàng Đóng được một thời gian thì ngân hàng tiếp tục mời vay một gói 30 triệu và mơi mở thẻ tín dụng 12 tr tất cả các khoản vay sau khi vay đều đóng nhưng đến đầu năm nay tức năm 2020 vì dịch bệnh ảnh hưởng đến thu nhập và em lại mới sinh em bé nên không còn khả năng thanh toán tiếp cho ngân hàng . Cán bộ ngân hàng nhiều lần gọi điện em cũng đã trình bày sau đó vì ngân hàng khủng bố gọi quá nhiều lần liên tiếp bằng các số lạ có ngày đến 30 cuộc gọi em bận con nhỏ nên không nghe được máy . Hiện nay ngân hàng doạ sẽ phát tờ rơi và đến tận nhà gặp em giải quyết vì cho rằng em chống đối không hợp tác. Vậy luật sư cho em hỏi ngân hàng có quyền làm như vậy không và sự việc của em mang tính chất như thế nào ạ ? Em xin cám ơn luật sư.
Thắc mắc về dư nợ gốc của vay tín chấp
Em có vay Fe 15 triệu hợp đồng 24 tháng lịch thanh toán của họ đưa ra 11 tháng đầu đóng 578 ngàn là tiền lãi 13 tháng kế 1 triệu 780 ngàn tiền gốc lẫn lãi. Với lãi suất 3,6%/tháng 12 tháng đầu 4.9%/ tháng 12 tháng cuối, a đóng đúng hẹn được 11 tháng 578 ngàn 2 tháng 1 triệu 780 ngàn và tháng thứ 14 e thanh toán 13 triệu 950 ngàn (trong đó có Phi 5% tiền thanh lí hợp đồng) để thanh li hợp đồng mà e không để ý chỉ tính lãi xuất tháng 13 và 14 3,6%/tháng nên con thiếu lại Fe khoản 400 ngàn. Đáng lẽ tới tháng 15 là tháng kế tiếp họ phải thông báo mình còn nợ bao nhiêu theo lịch thanh toán, mà họ không nt hay gọi điện thông báo cho đến 7 tháng Sau là tháng thứ 20 của lịch thanh toán họ mới thông báo mình còn nợ 4 triệu 800 ngàn. Tôi có giải thích cho họ hiểu muốn thương lượng với họ rằng tôi sẽ thanh lí dư nợ gốc còn lại của tháng thứ 15 là tháng kế tiếp của tháng đóng 13 triệu 950 ngàn cộng thêm 735 ngàn tiền lãi suất của tháng đó 4.9%/tháng nhưng họ không chiu. Mình có thể nhờ bên ngân hàng việt nam giải dùm được không, nếu như họ có thông bao ngày tháng thứ 15 tôi còn nợ bao nhiêu thì tôi đã trả rồi đằng này họ không nói gi hết đến tháng thứ 20 mới thông báo. Nhờ luật sư chỉ e cách giải quyết chứ như vậy e không còn khả năng Thanh toán theo yêu cầu của Fe, chân thành cảm ơn
Chào luật sư! luật sư cho em hỏi em có vay tín chấp của ngân hàng vpbank số tiền là 50 triệu với thời hạn là 5 năm. em đã trả trong vòng 3 năm với số tiền hàng tháng phải trả là 1.850.000. Đến thời điểm này ngân hàng thông báo vẫn còn nợ gốc 32 triệu. Em thấy ko hợp lý nên ba tháng nay em ko đóng và ngân hàng gọi rất nhiều họ nói kiện ra toà. Luật sư cho em hỏi như thế em có bị làm sao không a. em cảm ơn!
Có ảnh 2 mặt cmnd, ảnh chân dung, số tk ngân hàng và sđt có vay được tín chấp không?
Trong quá trình tìm việc mình đã bị một đối tượng lừa đảo lừa gửi cho họ một số hình ảnh: 2 mặt cmnd, ảnh chân dung, số tài khoản và sđt cá nhân . Mọi ng cho mình hỏi với những hình ảnh trên họ có thể sử dụng đi vay tín chấp, vay tiền online được không?
Vay tín chấp không có khả năng thanh toán
Dạ xin chào luật sư, cho tôi hỏi vấn đề về vay tín chấp tổ chức tín dụng: Tôi có vay qua app TAMO trên điện thoại số tiền là 8tr đồng, tôi đã thanh toán 2 tháng tiền lãi mỗi lần là 2tr và lần thứ 2 là 2tr900k, giờ tôi bị quá hạn 3 ngày, số tiền bên app báo về tổng tôi phải thnah toán là hơn 13tr, rồi mấy hôm sau lại báo về là hơn 15tr. Giờ với tôi số tiền đấy thực sự là quá lớn, mà lãi suất và nợ gốc càng ngày càng tăng, bên app nói là sẽ khởi kiện tôi và gửi giấy báo về địa phương. Vậy xin luậ sư cho tôi hỏi bên app đấy làm như thế là có đúng không và tôi phải xử lý như thế nào ạ. Tôi xin chân thành cám ơn
Thắc mắc về lãi suất vay tín chấp tại ngân hàng?
Xin hỏi luật sư: Lúc trước tôi có vay tín chấp ngân hàng 20.000.000 đồng, vay thấu chi 15.000.000 đồng vậy tổng cộng là 35.000.000 đồng (Thời điểm năm 2010). Trong năm 2010 tôi có sự cố trong công việc nên đã đi nước ngoài cho đến hiện nay và mất liên lạc với ngân hàng. Ngày 15 tháng 07 năm 2020 có giấy thống báo của tòa án ghi tổng nợ là 281.000.000 đồng (Không rõ vốn, lãi và lãi quá hạn), tôi nhận được thông tin từ người nhà nên chủ động liên lạc với ngân hàng nhưng ngân hàng từ chối cung cấp thông tin liên quan đến khoảng nợ. Xin hỏi luật sư nợ gốc 35.000.000 đồng trong vòng 10 năm cả vốn gốc và lãi lên 281.000.000 đồng có hợp lý theo qui định của pháp luật chưa?
Quy định về hợp đồng "Vay Tín Chấp"
Hợp đồng vay tín chấp giữa KH và ngân hàng được coi là Hợp đồng vay tài sản có lãi theo quy định tại Điều 463 BLDS 2015 về hợp đồng vay tài sản: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” Vì vậy khi hợp đồng vay đến hạn thì KH có nghĩa vụ phải trả nợ theo quy định tại Điều 466 BLDS 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay: “1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. 3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác…” Trong trường hợp KH vay tín chấp đã trả đầy đủ nhưng KH mất khả năng thanh toán, do vậy ở đây chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với KH đó. Sự việc KH không thể trả được nợ khi đến hạn phát sinh từ nguyên nhân khách quan (gia đình quý khách gặp khó khăn). Nếu quý khách không có dấu hiệu bỏ trốn, việc sử dụng khoản vay của quý khách đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng, quý khách không lừa dối để chiếm đoạt số tiền còn lại phải trả cho công ty tài chính thì quý khách chưa có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khi đến hạn mà KH không trả nợ thì bên Ngân hàng có quyền khởi kiện lên cơ quan Tòa án để yêu cầu bạn hoàn trả nghĩa vụ tài sản và cả khoản lãi chậm trả. Khi có quyết định của Tòa án tuyên bạn phải trả lại tài sản cho ngân hàng mà KH không thực hiện nghĩa vụ của mình thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc KH phải trả nợ trong trường hợp này theo quy định tại Khoản 1 Điều 7a Luật thi hành án dân sự 2014.
Vay tín chấp, đã thanh toán nhưng bên cho vay nói không nhận được tiền, em phải làm sao ạ
Anh chị luật sư trên diễn đàn. Em tên là thông, vào ngày 30/12/2019, e có hợp đồng vay bên công ty Fe là 50trieu, trả trong vòng 24 tháng, 1 tháng phải thanh toán là 2.962.000, e đã trả được 4 kỳ, mỗi kỳ đóng vào ngày mùng 5 của tháng, kỳ thứ 4, vào ngày 5/5/2020 e đã đóng rồi, do dịch covid 19, công ty không có hàng làm, nên thường cho công nhân nghỉ, e sợ kỳ sau không có tiền để đóng cho bên Fe, nên e đã vay mượn người thân của mình, để thanh lý hợp đồng sớm, vào ngày 13/5/2020, do e đã làm Theo tổng đài trả lời tự động, vào mục Zalo bấm chữ tìm kiếm FE có hiện lên rất nhiều mục FE, e đã vào mục "E hỗ trợ", và có nhắn tin tôi muốn thanh lý hợp đồng, bên Zalo "FE hỗ trợ" có hướng dẫn em, thanh toán bằng zalopay, e cứ nghĩ trang đó là trang chính thống của Fe, Zalo hỗ trợ đó có trả lời tin nhắn e là, thanh toán qua Zalopay sẽ được giảm 5%, nên e đã làm theo hướng dẫn, e có kiểm tra zalo "Fe hỗ trợ" là cái official account có gắn rất nhiều đường link của bên Fe, nên e đã làm theo hướng dẫn và đã chuyển khoản vào ví zalopay số điện thoại trên trang đó đã hướng dẫn, 19/5/2020 e đã chuyển vào ví zalopay của người đó là 43.000.000 xong một tiếng sau Zalo "Fe hỗ trợ" có gửi lịch đã tất toán cho em, đến ngày 28/5/2020 e đã gọi lên tổng đài để kiểm tra tình trạng hợp đồng, bên công ty Fe nói là không nhận được số tiền trên, và e đã trình bày sự việc, có nhờ bên Fe điều tra giúp em xem có nhân viên nào lừa khách hàng không, và bên fe đã nói chứng từ e cung cấp không đủ xác minh, là nhân viên bên fe, hoặc là đối tác bên fe, và yêu cầu em tiếp tục đóng tiền hàng tháng, và bây giờ kênh Zalo "FE hỗ trợ " cũng đã xóa hết đường link, Zalo đó cũng đã xóa, hôm nay ngày 5/6/2020 bên Fe có gọi xuống để nhắc e đóng tiền, do e không biết số tiền mình thanh lý hợp đồng đã đi đâu, em không biết bên fe có giở trò với e không, nên e không muốn tiếp tục đóng tiền nữa,e có kể hoàg cảnh của em cho bên fe, và mong bên fe thông cảm cho e, vì dịch cơ id 19, nên tài chính e rất khó khăn, nhưng bên fe trả lời là không giúp gì được, e đã trình báo cơ quan chức năng, anh chị luật sư cho e hỏi, nếu e không đóng tiền bên FE nữa, e có bị làm sao không, e phải làm thế nào để mình không sai luật, em xin cảm
Mức lãi suất tối đa khi vay tiền năm 2020
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Vậy vay với mức lãi suất bao nhiêu là đúng quy định và có thể khởi kiện dân sự khi bên cho vay vượt quá lãi suất quy định? Mọi người xem nội dung dưới đây: Đối với giao dịch dân sự thông thường: Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau: ''1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác… Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.” Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất 20%/năm. Như vậy, trường hợp lãi suất do các bên thỏa thuận không được vượt quá: 20%/ năm của khoản tiền vay => Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng Đối với tổ chức tín dụng: Nhiều bạn cũng thắc mắc khi vay tiêu dùng ở các công ty tài chính thì mức lãi suất rất cao và khi không có khả năng chi trả bắt đầu kiện tụng về tiền lãi. Điều 91 Luật tổ các tổ chức tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Thêm vào đó, quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN: 1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này. Hiện nay cũng chưa có văn bản quy định cụ thể mức lãi suất trần áp dụng đối với tổ chức tín dụng vì vậy những khi vay tiêu dùng hãy hết sức lưu ý về phần lãi suất trong hợp đồng vay trong các công ty tài chính với những thủ tục đơn giản, không mất nhiều thời gian.
Vay tín chấp không đủ khả năng trả
E chào luật sư ạ . luật sư tư vấn giúp em với ạ . Em có vay bên công ty tài chính Lotte với số tiền là 50tr Đồng lúc em vay là vay tiêu dùng (nhưng thực ra là e bỏ vốn kinh doanh mỹ phẩm , rồi e bị lừa nhập hàng về rồi ko bán được,em mới đóng được 1 kì thì sau đó dịch bệnh ,công việc làm ăn của em xuống dốc ,và hiện tại em không có đủ khả năng để trả .Phía bên công ty gọi điện em có nghe và muốn gian nợ , để e xoay sở rồi đóng , nhưng họ không cho và nói không trả sẽ kết thúc hợp đồng , bắt thanh toán và bồi thường hợp đồng .Và nếu em không đủ khả năng trả nữa thì họ có kiện em đi tù không ak Em xin cảm ơn
Vay tín chấp, lãi suất vậy có phải nặng lãi không
Thưa luật sư, nhờ luật sư giúp tôi tìm hiểu thử về việc vay nợ của ngân hàng như sau: Năm 2018 : tôi có vay của ngân hàng vib số tiền 75tr đồng mỗi tháng trả 1tr850 trả 60 tháng, như vậy là có nặng lãi hay không và có quá quy định của nhà nước hay không ? Bây giờ do công việc làm lương không ổn định các khoản vay nhiều nên tôi không còn đủ khả năng chi trả nữa thì không biết phải làm như thế nào? Cùng năm 2018 tôi có vay của tổ chức tín dụng home credit 53tr đồng mỗi tháng trả 3tr512 kỳ hạn là 26 tháng . Không biết như vậy là lãi suất có nằm trong quy định của nhà nước hay không và hiện tôi cũng không đủ khả năng chi trả thì mình phải giải quyết như thế nào ạ? Mong quý luật sư hỗ trợ giải đáp giúp tôi, nếu tôi đi khỏi địa phương và không trả nợ thì có được quy vào tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản hoặc là quy vào tội của luật hình sự không ạ?
Vay tín chấp ngân hàng Fe, bị bỏng không có khả năng trả nợ
Cách đây 5 năm e có vay 20 triệu sau đó e có đóng trả góp cho ngân hàng được vài tháng , sau đó e nghỉ việc thì không đóng được nữa , và vài tháng sau e bị phỏng nặng tới giờ là 3 năm nhưng chưa đi lại bình thường được , bị phỏng hai tay hai chân không đủ mức độ phỏng nên bảo hiểm ( nếu mình không đóng tiềm ngân hàng thì bảo hiểm sẽ chịu , e nghe nói là phỏng phải 80% bảo hiểm mới trả ) giờ e phải làm thế nào vì e không còn khả năng chi trả...và còn phải nuôi một đứa con , vợ thì bỏ đi không ai lo, vậy có vi phạm pháp luật khônv luật sư và có cách nào giải quyết giúp e không
Xin chào quý vị. Tôi có thắc mắc cần sự giúp đỡ từ quý vị. Tôi có vay tín chấp của NH agribank , ngày trả lãi và gốc 25 hàng tháng. tháng này cơ quan chi trả 2 tháng lương cùng lúc bên NH đòi trừ tiền gốc và lãi cả 2 tháng. Tôi đã chuyển tiền sang tk khác, chỉ để lại đúng đủ tiền gốc và lãi 1 tháng. Nhân viên NH có gọi điện yêu cầu tôi nộp tiền vào tk để trừ đủ 2 tháng.Hỏi : NH thu tiền như thế có đúng không, dựa vào cơ sở pháp lý nào. Trong hợp đồng có đoạn "bên NH chủ động trích tiền từ tk 8803xxx để thu nợ gốc lãi ngay khi tk có tiền lương" điều này đc hiểu như thế nào.Xin cảm ơn
Xin hỏi về vay tín chấp, đã quá hạn giờ muốn trả phải làm sao?
Trước e có vay bên ngân hàng quân đội MB Mcredit tổng vay là 30tr vừa rồi cả gốc cả lãi là 48tr. trả được 3 tháng rồi sau k có khả năng trả nữa rồi sau ngân hàng có gửi giấy thông báo về xã và hiện tại vừa mới hết hợp đồng , và e vừa đã đi ra nước ngoài làm và hiện tại e muốn trả số tiền đó và trả như thế nào , e muốn hỏi luật sư là trường hợp của e như trên có bị truy tố hình sự hay bị khởi tố k ạ hay ra tòa không ạ . 'Rât Mong Luật Sư giải đáp cho e ạ. e xin chân thành cảm ơn ạ
Sự khác biệt giữa vay tín chấp và vay thế chấp là gì? Điều kiện để được vay tín chấp?
Vay thế chấp là gì? Vay tín chấp là gì? Điều kiện để được vay tín chấp hiện nay ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Vay thế chấp là gì? Theo khoản 2 Điều 29 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định, thế chấp tài sản là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Tuy pháp luật không quy định vay thế chấp là gì nhưng ta có thể hiểu, vay thế chấp nghĩa là hoạt động vay tiền có tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ khoản vay đó. Tài sản bảo đảm đem đi thế chấp cho một khoản vay sẽ được gọi là tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp có thể là bất động sản hay động sản, thông thường là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, giấy tờ có giá, tài sản hình thành trong tương lai, xe cộ, thiết bị máy móc, vật tư,... tuy nhiên để được đem tài sản này ra thế chấp thì chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục đăng ký tài sản bảo đảm. Người thế chấp tài sản không cần phải giao tài sản cho bên nhận thế chấp, tuy nhiên nếu người thế chấp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tài sản thế chấp sẽ được xử lý để thực hiện nghĩa vụ, vì thế nên tài sản này mới được gọi là tài sản đảm bảo cho khoản vay. (2) Vay tín chấp là gì? Tương tự như vay thế chấp, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào nêu định nghĩa của việc vay tín chấp. Tuy nhiên ta có thể hiểu, vay tín chấp là một hình thức cho vay vốn tại ngân hàng hoặc công ty tài chính mà thay vì cần tài sản đảm bảo cho khoản vay như hình thức vay thế chấp, ngân hàng hoặc công ty tài chính sẽ dựa vào độ uy tín, mức thu nhập và lịch sử tín dụng của người vay để thực hiện cho vay. So với các hình thức vay khác, thủ tục vay tín chấp thường nhanh gọn hơn. Tiền vay có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như mua sắm, du lịch, sửa chữa nhà cửa… Do đó trong hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay thì đa phần đều áp dụng hình thức vay tín chấp. Tuy nhiên, vay tín chấp cũng có nhược điểm cố hữu là lãi suất vay tín chấp thường cao hơn so với các hình thức vay có tài sản đảm bảo, hạn mức vay tín chấp thường phụ thuộc vào khả năng trả nợ của người vay và nếu không trả nợ đúng hạn, bạn có thể bị liệt vào danh sách nợ xấu và gặp khó khăn trong việc vay vốn sau này. Tóm lại, vay tín chấp phù hợp cho những ai cần vốn nhanh mà không có tài sản, trong khi vay thế chấp thích hợp cho những ai có tài sản và cần số tiền lớn hơn. (3) Điều kiện để được vay tín chấp hiện nay ra sao? Điều kiện để được vay tín chấp hiện nay sẽ bao gồm các điều kiện chủ yếu sau: - Độ tuổi: Người vay thường phải từ 18 tuổi trở lên. - Có thu nhập ổn định: Cần có nguồn thu nhập ổn định từ lương, kinh doanh hoặc các nguồn khác để chứng minh khả năng trả nợ. - Thời gian làm việc: Thường yêu cầu có thời gian làm việc tối thiểu từ 6 tháng đến 1 năm tại công ty hiện tại. - Tín dụng tốt: Không có nợ xấu trong lịch sử tín dụng. Ngân hàng sẽ kiểm tra điểm tín dụng của người vay. - Giấy tờ cần thiết: Cần cung cấp các giấy tờ như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, hợp đồng lao động, bảng lương hoặc giấy tờ chứng minh thu nhập. - Khả năng trả nợ: Ngân hàng sẽ đánh giá khả năng trả nợ dựa trên thu nhập và chi tiêu hàng tháng của người vay. Tuy nhiên, đây chỉ là những yêu câu cơ bản, mỗi ngân hàng, tổ chức tín dụng và công ty tài chính khi cho vay tín chấp sẽ có những quy định về điều kiện và hạn mức được vay khác nhau, tùy vào độ uy tín và khả năng trả nợ của người vay. Trường hợp áp dụng hình thức vay tín chấp để thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận giữa công ty tài chính và người vay thay vì bắt buộc phải chứng minh thu nhập. Cụ thể theo Điều 5 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định như sau: - Hoạt động cho vay tiêu dùng được thực hiện theo thỏa thuận giữa công ty tài chính và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan. - Công ty tài chính phải thực hiện quản lý, giám sát, thống kê hoạt động cho vay tiêu dùng tách bạch với các hoạt động cho vay khác của công ty tài chính, tách bạch cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng với phương thức giải ngân cho vay tiêu dùng khác. - Khách hàng vay vốn công ty tài chính phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với công ty tài chính. Cùng với đó, theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định thì vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng. Mức tổng dư nợ nêu trên không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật. Do đó, nếu thực hiện cho vay tín chấp tại công ty tài chính mà không chứng minh thu nhập thì tổng dư nợ tối đa đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không được vượt quá 100 triệu đồng.
Vay tín chấp là gì? Hộ nghèo có được vay tín chấp không?
Thế nào là vay tín chấp? Hộ gia đình nghèo có được vay tín chấp? Hình thức, nội dung bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội cần đảm bảo những gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Vay tín chấp là gì? Pháp luật hiện hành không có định nghĩa cụ thể về vay tín chấp, đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ hình thức cho vay vốn mà không cần tài sản đảm bảo. Ngân hàng cho vay tại đây sẽ xét duyệt khoản vay dựa trên uy tín và mức thu nhập cũng như lịch sử tín dụng của người vay vốn. Dễ thấy, hình thức cho vay tín chấp nêu trên thường xuất hiện trong hoạt động cho vay tiêu dùng được quy định tại Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN. Cụ thể, cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100 triệu đồng. Tuy nhiên, mức tổng dư nợ đã nêu trên không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật. (2) Hộ nghèo có được vay tín chấp không? Căn cứ Điều 344 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội như sau: Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật. Cạnh đó, tại Điều 45 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp thì tổ chức ở xã, phường, thị trấn của Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở là bên bảo đảm bằng tín chấp, ngoại trừ trường hợp Điều lệ của tổ chức này quy định khác. Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 8 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định về điều kiện để được vay vốn như sau: “Người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã.” Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp hộ gia đình nghèo đáp ứng được đầy đủ những điều kiện đã kể trên thì vẫn có thể được vay vốn bằng hình thức tín chấp. (3) Hình thức, nội dung bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội cần đảm bảo gồm những gì? Căn cứ Điều 345 Bộ Luật Dân sự 2015 về hình thức, nội dung tín chấp như sau: “Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn. Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp.” Theo đó, trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tín chấp thì buộc phải được lập thành văn bản và có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn. Đối với thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp thì phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất cũng như quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội.
Ngân hàng có cho vay tín chấp không? Cách tính lãi suất vay tín chấp?
Vay tín chấp là một phương thức cho vay của các công ty tài chính, không yêu cầu dùng tài sản bảo đảm. Công ty tài chính sẽ xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập, lịch sử tín dụng của người vay. Như vậy, ngân hàng có cho vay tín chấp không? Cách tính lãi suất vay tín chấp? Ngân hàng có cho vay tín chấp không? Hiện nay pháp luật không có quy định định nghĩa về vay tín chấp. Tuy nhiên, ta có thể hiểu vay tín chấp là hình thức cho vay của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính không yêu cầu tài sản thế chấp (vay không thế chấp). Thay vào đó, khoản vay được đảm bảo bằng độ uy tín, thu nhập, lịch sử tín dụng,... của cá nhân hoặc doanh nghiệp vay. Vay tín chấp chủ yếu được áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng. Trong đó, tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định: - Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng. - Mức tổng dư nợ quy định tại khoản này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật. Vậy, ngân hàng có hoạt động cho vay tín chấp. Có thể kể đến một số ngân hàng với các hạn mức vay tín chấp như sau: - Agribank: Hạn mức vay cao lên đến 30 triệu đồng tương đương 12 lần thu nhập hàng tháng đối với gói vay tiêu dùng tín chấp và hạn mức vay 100 triệu đồng đối với gói vay thấu chi. - BIDV: + Đối với gói vay tiêu dùng tín chấp BIDV: Hạn mức vay hỗ trợ rất cao lên tới 500 triệu đồng với lãi suất khoảng 11,9%/năm. Để được vay với gói vay này, khách hàng phải có thu nhập từ 7 triệu đồng/tháng trở lên. + Gói thấu chi tín chấp BIDV: Hạn mức thấp, lên tới 100 triệu đồng lãi suất 11,9%/năm dành cho khách hàng có thu nhập kiều hối trên 7 triệu đồng/tháng. - Vietcombank: Hạn mức lớn lên đến 1 tỷ đồng. - MB Bank: Hạn mức đa dạng, lên đến 500 triệu đồng. Lưu ý: các thông tin được ghi nhận trên website của ngân hàng, tùy từng thời điểm và chính sách mà các ngân hàng sẽ có thay đổi. Người đọc có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng để có thông tin chính xác và cụ thể nhất cho trường hợp của mình. Cách tính lãi suất vay tín chấp? Hiện nay, có 2 cách tính lãi suất vay ngân hàng phổ biến là tính trên dư nợ gốc và tính trên dư nợ giảm dần. Tính lãi vay tín chấp dựa trên dư nợ gốc Lãi suất trên dư nợ gốc được tính trên khoản tiền gốc mà quý khách vay ban đầu cho suốt quá trình vay. Như vậy, mỗi tháng khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản tiền được tính như sau: Tiền trả ngân hàng hàng tháng = tiền gốc cố định hàng tháng + tiền lãi cố định hàng tháng Ví dụ: Khách hàng vay tín chấp 50.000.000 đồng, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất cho vay 14%/năm, lãi suất tính trên dư nợ gốc. Như vậy: - Tiền gốc cố định hàng tháng: 50.000.000/12 = 4.167.000 (đồng) - Tiền lãi cố định hàng tháng: 50.000.000 x (14%/12) = 583.000 (đồng) - Tiền trả ngân hàng hàng tháng: 4.167.000 + 583.000 = 4.750.000 (đồng) Tính lãi vay tín chấp dựa trên dư nợ giảm dần Ở hình thức này, tiễn lãi hàng tháng được tính dựa trên dư nợ còn lại. Như vậy, mỗi tháng khách hàng phải trả ngân hàng một khoản được tính như sau: Tiền trả ngân hàng hàng tháng = tiền gốc cố định hàng tháng + tiền lãi tính trên dư nợ còn lại Ví dụ: Khách hàng vay tín chấp 50.000.000 đồng, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất cho vay 14%/năm, lãi suất tính trên dư nợ giảm dần. Như vậy, tiền gốc cố định hàng tháng phải trả là 50.000.000/12 = 4.167.000 (đồng). - Tháng thứ nhất, khách hàng phải trả thêm số tiền lãi là: 50.000.000 x (14%/12) = 583.000 (đồng) - Tháng thứ hai, khách hàng phải trả thêm số tiền lãi là: (50.000.000 - 4.167.000) x (14%/12) = 535.000 (đồng) - Tháng thứ ba, khách hàng phải trả thêm số tiền lãi là: (50.000.000 - 4.167.000 - 4.167.000) x (14%/12) = 486.000 (đồng) Ưu, nhược điểm của vay tín chấp? Ưu điểm - Không yêu cầu tài sản thế chấp: Do đó, dù không có tài sản khách hàng vẫn có thể làm thủ tục vay. - Hồ sơ và thủ tục đơn giản: Chỉ gồm hồ sơ nhân thân và chứng minh thu nhập cá nhân. - Giải ngân nhanh: Chỉ cần hoàn thiện và nộp đầy đủ hồ sơ vay ngay từ ban đầu là trong vòng 1-2 ngày sau khách hàng đã có thể nhận được tiền vay. - Khoản tiền vay được hỗ trợ hình thức trả góp và lãi suất được tính giảm dần theo số dư nợ hàng tháng, điều này không tạo nhiều áp lực cho khách hàng. Nhược điểm - Lãi suất vay tín chấp cao hơn rất nhiều so với lãi suất vay các sản phẩm khác. - Do tính đơn giản và nhanh chóng dẫn tới nảy sinh tâm lý vay dễ, tiêu dùng nhiều hơn và dẫn tới không có khả năng chi trả. - Nếu như khách hàng vay không trả nợ đúng hạn hoặc mất khả năng chi trả sẽ làm xấu lịch sử tín dụng, điểm tín dụng thấp và có thể bị ngân hàng kiện. - Khách hàng muốn thanh toán khoản vay trước hạn cũng sẽ phải chịu mức phí phạt từ vài % tùy theo chính sách ngân hàng đối với số tiền trả trước thời hạn thanh lý hợp đồng. Chính vì vậy, người dùng cần tìm hiểu kỹ các hình thức vay, cân đối tài chính, lựa chọn ngân hàng phù hợp, khả năng trả nợ của bản thân cũng như cẩn trọng với các điều khoản trong hợp đồng trước khi vay tín chấp.
Lừa đảo trong vay vốn ngân hàng chiếm đoạt tài sản lên cả tỷ đồng.
Hiện nay, nhiều chiêu trò lừa đảo tinh vi của các đối tượng xấu nhằm trục lợi. Không chỉ thực hiện riêng rẻ, mà các đối tượng xấu có hẳn một tổ chức tự lập, nhằm câu kết với nhau lừa đảo trong vay vốn ngân hàng chiếm đoạt tài sản lên cả tỷ đồng. Cụ thể, nhóm đối tượng câu kết với người có nhu cầu tín chấp vay tiền ngân hàng, nhưng không đủ điều kiện làm. Sau đó, các đối tượng đứng ra làm giả giấy tờ, chứng minh nhân dân, hộ khẩu và hợp đồng lao động, rồi sử dụng các loại giấy tờ giả làm thủ tục vay tín chấp, thẻ tín dụng… tại các ngân hàng thương mại cổ phần, rồi rút tiền để chiếm đoạt. Thấy được sơ hở của một số ngân hàng trong việc cho làm thẻ tín chấp, đối tượng tự đứng ra câu kết với một số người khác để làm giả các giấy tờ như hộ khẩu, chứng minh nhân dân và hợp đồng lao động... Để có được thông tin của người có nhu cầu vay tiền, đối tượng tung lên mạng xã hội mình làm được việc đó và cũng thông qua mạng tìm kiếm người có nhu cầu làm thẻ tín chấp. Để thực hiện hành vi, các đối tượng này làm giả nhiều chứng minh nhân dân mang nhiều tên khác nhau. Với số tài liệu, giấy tờ làm giả gồm chứng minh nhân dân và hộ khẩu các đối tượng có thể kiếm từ 30-50 triệu đồng/1 bộ hồ sơ. Đối với mỗi bộ hồ sơ làm giả cho người làm thủ tục vay tín chấp, thẻ tín dụng... sẽ rút được từ 600 đến 800 triệu đồng từ ngân hàng. Với thủ đoạn tinh vi này, ngân hàng không thể thu lãi cũng như đòi lại tiền được do giấy tờ, hồ sơ được làm giả. Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào? Theo khoản 10 Mục I Công văn 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Tòa án nhân dân tối cao thì hành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xâm phạm vào 02 khách thể khác nhau được Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) bảo vệ (quy định tại Điều 174 và Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) Nên nếu hành vi đó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự cả về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341). Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào? Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể: Khung 1: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02-07 năm: - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50-200 triệu đồng; - Tái phạm nguy hiểm; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07-15 năm: - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; - Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12-20 năm hoặc tù chung thân: - Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; - Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với khung hình phạt như sau: Khung 1: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật. Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: - Có tổ chức; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; - Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; - Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; - Tái phạm nguy hiểm. Khung 3: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: - Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; - Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; - Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra còn áp dụng hình phạt bổ sung: Người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Như vậy, người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.
Em vay 30tr bên vp e có trả được tầm 1 năm. 2 năm nay e có bị chậm trễ ko đóng tiền vì ko đủ khả năng đợt này e có gd lên thì tiền gốc và phạt e bên ngân hàng họ tính lên thành 60 mấy triệu nếu ki trả họ kiện e và đòi bồi thường 200% số tiền đã vay. Em hỏi luật sư có điều phạt ấy ko ạ hay chỉ trả đủ số tiền 60 mấy triệu và e muốn xin ngân hàng chủ đóng trả tiền gốc và số phạt e xin thì có được không ạ.
Vay tín chấp chưa trả xong, bị ngân hàng khóa tài khoản?
Chào luật sư. Rất mong được sự tư vấn của LS . Tôi có 1 khoản vay tín chấp 150tr theo bảng lương với ngân hàng BIDV nhưng do 1 số lý do cá nhân và khách quan nên tôi đã xin thôi việc ( lực lượng VTND). Sau khi thôi việc đơn vị đã đã khấu trừ chế độ 80tr để trả cho ngân hàng. Hàng tháng tôi vẫn trả đủ gốc và lãi theo hợp đồng. Hiện nay còn nợ 40tr. Trong hợp đồng vay tín chấp có vợ tôi bảo lãnh thanh toán nếu tôi không có đủ khả năng trả nợ. Hiện tại ngân hàng đã khoá tài khoản của tôi mà không thông báo lý do .hai bên có trao đổi tôi yêu cầu duy trì việc nộp tiền gốc và lãi hàng tháng nhưng bên ngân hàng không đồng ý. Muốn tất toán toàn bộ khoản vay. Theo tôi được biết thì trường hợp của tôi thuộc về giao dịch dân sự. Vậy ls cho hỏi ngân hàng có quyền khoá tài khoản của tôi như vậy hay không. Đồng thời nếu tôi vẫn trả tiền ngân hàng theo phương thức hàng tháng như vậy phía ngân hàng có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu vợ tôi tất toán toàn bộ khoản vay hay không? Xin cảm ơn !
Vay tín chấp không có khả năng thanh toán, ngân hàng có quyền phát tờ rơi về em?
Thưa luật sư Năm 2017 em có vay tín chấp ngân hàng vpbank số tiền 150 triệu đồng em đã trả góp cho ngân hàng Đóng được một thời gian thì ngân hàng tiếp tục mời vay một gói 30 triệu và mơi mở thẻ tín dụng 12 tr tất cả các khoản vay sau khi vay đều đóng nhưng đến đầu năm nay tức năm 2020 vì dịch bệnh ảnh hưởng đến thu nhập và em lại mới sinh em bé nên không còn khả năng thanh toán tiếp cho ngân hàng . Cán bộ ngân hàng nhiều lần gọi điện em cũng đã trình bày sau đó vì ngân hàng khủng bố gọi quá nhiều lần liên tiếp bằng các số lạ có ngày đến 30 cuộc gọi em bận con nhỏ nên không nghe được máy . Hiện nay ngân hàng doạ sẽ phát tờ rơi và đến tận nhà gặp em giải quyết vì cho rằng em chống đối không hợp tác. Vậy luật sư cho em hỏi ngân hàng có quyền làm như vậy không và sự việc của em mang tính chất như thế nào ạ ? Em xin cám ơn luật sư.
Thắc mắc về dư nợ gốc của vay tín chấp
Em có vay Fe 15 triệu hợp đồng 24 tháng lịch thanh toán của họ đưa ra 11 tháng đầu đóng 578 ngàn là tiền lãi 13 tháng kế 1 triệu 780 ngàn tiền gốc lẫn lãi. Với lãi suất 3,6%/tháng 12 tháng đầu 4.9%/ tháng 12 tháng cuối, a đóng đúng hẹn được 11 tháng 578 ngàn 2 tháng 1 triệu 780 ngàn và tháng thứ 14 e thanh toán 13 triệu 950 ngàn (trong đó có Phi 5% tiền thanh lí hợp đồng) để thanh li hợp đồng mà e không để ý chỉ tính lãi xuất tháng 13 và 14 3,6%/tháng nên con thiếu lại Fe khoản 400 ngàn. Đáng lẽ tới tháng 15 là tháng kế tiếp họ phải thông báo mình còn nợ bao nhiêu theo lịch thanh toán, mà họ không nt hay gọi điện thông báo cho đến 7 tháng Sau là tháng thứ 20 của lịch thanh toán họ mới thông báo mình còn nợ 4 triệu 800 ngàn. Tôi có giải thích cho họ hiểu muốn thương lượng với họ rằng tôi sẽ thanh lí dư nợ gốc còn lại của tháng thứ 15 là tháng kế tiếp của tháng đóng 13 triệu 950 ngàn cộng thêm 735 ngàn tiền lãi suất của tháng đó 4.9%/tháng nhưng họ không chiu. Mình có thể nhờ bên ngân hàng việt nam giải dùm được không, nếu như họ có thông bao ngày tháng thứ 15 tôi còn nợ bao nhiêu thì tôi đã trả rồi đằng này họ không nói gi hết đến tháng thứ 20 mới thông báo. Nhờ luật sư chỉ e cách giải quyết chứ như vậy e không còn khả năng Thanh toán theo yêu cầu của Fe, chân thành cảm ơn
Chào luật sư! luật sư cho em hỏi em có vay tín chấp của ngân hàng vpbank số tiền là 50 triệu với thời hạn là 5 năm. em đã trả trong vòng 3 năm với số tiền hàng tháng phải trả là 1.850.000. Đến thời điểm này ngân hàng thông báo vẫn còn nợ gốc 32 triệu. Em thấy ko hợp lý nên ba tháng nay em ko đóng và ngân hàng gọi rất nhiều họ nói kiện ra toà. Luật sư cho em hỏi như thế em có bị làm sao không a. em cảm ơn!
Có ảnh 2 mặt cmnd, ảnh chân dung, số tk ngân hàng và sđt có vay được tín chấp không?
Trong quá trình tìm việc mình đã bị một đối tượng lừa đảo lừa gửi cho họ một số hình ảnh: 2 mặt cmnd, ảnh chân dung, số tài khoản và sđt cá nhân . Mọi ng cho mình hỏi với những hình ảnh trên họ có thể sử dụng đi vay tín chấp, vay tiền online được không?
Vay tín chấp không có khả năng thanh toán
Dạ xin chào luật sư, cho tôi hỏi vấn đề về vay tín chấp tổ chức tín dụng: Tôi có vay qua app TAMO trên điện thoại số tiền là 8tr đồng, tôi đã thanh toán 2 tháng tiền lãi mỗi lần là 2tr và lần thứ 2 là 2tr900k, giờ tôi bị quá hạn 3 ngày, số tiền bên app báo về tổng tôi phải thnah toán là hơn 13tr, rồi mấy hôm sau lại báo về là hơn 15tr. Giờ với tôi số tiền đấy thực sự là quá lớn, mà lãi suất và nợ gốc càng ngày càng tăng, bên app nói là sẽ khởi kiện tôi và gửi giấy báo về địa phương. Vậy xin luậ sư cho tôi hỏi bên app đấy làm như thế là có đúng không và tôi phải xử lý như thế nào ạ. Tôi xin chân thành cám ơn
Thắc mắc về lãi suất vay tín chấp tại ngân hàng?
Xin hỏi luật sư: Lúc trước tôi có vay tín chấp ngân hàng 20.000.000 đồng, vay thấu chi 15.000.000 đồng vậy tổng cộng là 35.000.000 đồng (Thời điểm năm 2010). Trong năm 2010 tôi có sự cố trong công việc nên đã đi nước ngoài cho đến hiện nay và mất liên lạc với ngân hàng. Ngày 15 tháng 07 năm 2020 có giấy thống báo của tòa án ghi tổng nợ là 281.000.000 đồng (Không rõ vốn, lãi và lãi quá hạn), tôi nhận được thông tin từ người nhà nên chủ động liên lạc với ngân hàng nhưng ngân hàng từ chối cung cấp thông tin liên quan đến khoảng nợ. Xin hỏi luật sư nợ gốc 35.000.000 đồng trong vòng 10 năm cả vốn gốc và lãi lên 281.000.000 đồng có hợp lý theo qui định của pháp luật chưa?
Quy định về hợp đồng "Vay Tín Chấp"
Hợp đồng vay tín chấp giữa KH và ngân hàng được coi là Hợp đồng vay tài sản có lãi theo quy định tại Điều 463 BLDS 2015 về hợp đồng vay tài sản: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” Vì vậy khi hợp đồng vay đến hạn thì KH có nghĩa vụ phải trả nợ theo quy định tại Điều 466 BLDS 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay: “1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. 3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác…” Trong trường hợp KH vay tín chấp đã trả đầy đủ nhưng KH mất khả năng thanh toán, do vậy ở đây chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với KH đó. Sự việc KH không thể trả được nợ khi đến hạn phát sinh từ nguyên nhân khách quan (gia đình quý khách gặp khó khăn). Nếu quý khách không có dấu hiệu bỏ trốn, việc sử dụng khoản vay của quý khách đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng, quý khách không lừa dối để chiếm đoạt số tiền còn lại phải trả cho công ty tài chính thì quý khách chưa có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khi đến hạn mà KH không trả nợ thì bên Ngân hàng có quyền khởi kiện lên cơ quan Tòa án để yêu cầu bạn hoàn trả nghĩa vụ tài sản và cả khoản lãi chậm trả. Khi có quyết định của Tòa án tuyên bạn phải trả lại tài sản cho ngân hàng mà KH không thực hiện nghĩa vụ của mình thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc KH phải trả nợ trong trường hợp này theo quy định tại Khoản 1 Điều 7a Luật thi hành án dân sự 2014.
Vay tín chấp, đã thanh toán nhưng bên cho vay nói không nhận được tiền, em phải làm sao ạ
Anh chị luật sư trên diễn đàn. Em tên là thông, vào ngày 30/12/2019, e có hợp đồng vay bên công ty Fe là 50trieu, trả trong vòng 24 tháng, 1 tháng phải thanh toán là 2.962.000, e đã trả được 4 kỳ, mỗi kỳ đóng vào ngày mùng 5 của tháng, kỳ thứ 4, vào ngày 5/5/2020 e đã đóng rồi, do dịch covid 19, công ty không có hàng làm, nên thường cho công nhân nghỉ, e sợ kỳ sau không có tiền để đóng cho bên Fe, nên e đã vay mượn người thân của mình, để thanh lý hợp đồng sớm, vào ngày 13/5/2020, do e đã làm Theo tổng đài trả lời tự động, vào mục Zalo bấm chữ tìm kiếm FE có hiện lên rất nhiều mục FE, e đã vào mục "E hỗ trợ", và có nhắn tin tôi muốn thanh lý hợp đồng, bên Zalo "FE hỗ trợ" có hướng dẫn em, thanh toán bằng zalopay, e cứ nghĩ trang đó là trang chính thống của Fe, Zalo hỗ trợ đó có trả lời tin nhắn e là, thanh toán qua Zalopay sẽ được giảm 5%, nên e đã làm theo hướng dẫn, e có kiểm tra zalo "Fe hỗ trợ" là cái official account có gắn rất nhiều đường link của bên Fe, nên e đã làm theo hướng dẫn và đã chuyển khoản vào ví zalopay số điện thoại trên trang đó đã hướng dẫn, 19/5/2020 e đã chuyển vào ví zalopay của người đó là 43.000.000 xong một tiếng sau Zalo "Fe hỗ trợ" có gửi lịch đã tất toán cho em, đến ngày 28/5/2020 e đã gọi lên tổng đài để kiểm tra tình trạng hợp đồng, bên công ty Fe nói là không nhận được số tiền trên, và e đã trình bày sự việc, có nhờ bên Fe điều tra giúp em xem có nhân viên nào lừa khách hàng không, và bên fe đã nói chứng từ e cung cấp không đủ xác minh, là nhân viên bên fe, hoặc là đối tác bên fe, và yêu cầu em tiếp tục đóng tiền hàng tháng, và bây giờ kênh Zalo "FE hỗ trợ " cũng đã xóa hết đường link, Zalo đó cũng đã xóa, hôm nay ngày 5/6/2020 bên Fe có gọi xuống để nhắc e đóng tiền, do e không biết số tiền mình thanh lý hợp đồng đã đi đâu, em không biết bên fe có giở trò với e không, nên e không muốn tiếp tục đóng tiền nữa,e có kể hoàg cảnh của em cho bên fe, và mong bên fe thông cảm cho e, vì dịch cơ id 19, nên tài chính e rất khó khăn, nhưng bên fe trả lời là không giúp gì được, e đã trình báo cơ quan chức năng, anh chị luật sư cho e hỏi, nếu e không đóng tiền bên FE nữa, e có bị làm sao không, e phải làm thế nào để mình không sai luật, em xin cảm
Mức lãi suất tối đa khi vay tiền năm 2020
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Vậy vay với mức lãi suất bao nhiêu là đúng quy định và có thể khởi kiện dân sự khi bên cho vay vượt quá lãi suất quy định? Mọi người xem nội dung dưới đây: Đối với giao dịch dân sự thông thường: Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau: ''1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác… Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.” Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất 20%/năm. Như vậy, trường hợp lãi suất do các bên thỏa thuận không được vượt quá: 20%/ năm của khoản tiền vay => Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng Đối với tổ chức tín dụng: Nhiều bạn cũng thắc mắc khi vay tiêu dùng ở các công ty tài chính thì mức lãi suất rất cao và khi không có khả năng chi trả bắt đầu kiện tụng về tiền lãi. Điều 91 Luật tổ các tổ chức tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Thêm vào đó, quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN: 1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này. Hiện nay cũng chưa có văn bản quy định cụ thể mức lãi suất trần áp dụng đối với tổ chức tín dụng vì vậy những khi vay tiêu dùng hãy hết sức lưu ý về phần lãi suất trong hợp đồng vay trong các công ty tài chính với những thủ tục đơn giản, không mất nhiều thời gian.
Vay tín chấp không đủ khả năng trả
E chào luật sư ạ . luật sư tư vấn giúp em với ạ . Em có vay bên công ty tài chính Lotte với số tiền là 50tr Đồng lúc em vay là vay tiêu dùng (nhưng thực ra là e bỏ vốn kinh doanh mỹ phẩm , rồi e bị lừa nhập hàng về rồi ko bán được,em mới đóng được 1 kì thì sau đó dịch bệnh ,công việc làm ăn của em xuống dốc ,và hiện tại em không có đủ khả năng để trả .Phía bên công ty gọi điện em có nghe và muốn gian nợ , để e xoay sở rồi đóng , nhưng họ không cho và nói không trả sẽ kết thúc hợp đồng , bắt thanh toán và bồi thường hợp đồng .Và nếu em không đủ khả năng trả nữa thì họ có kiện em đi tù không ak Em xin cảm ơn
Vay tín chấp, lãi suất vậy có phải nặng lãi không
Thưa luật sư, nhờ luật sư giúp tôi tìm hiểu thử về việc vay nợ của ngân hàng như sau: Năm 2018 : tôi có vay của ngân hàng vib số tiền 75tr đồng mỗi tháng trả 1tr850 trả 60 tháng, như vậy là có nặng lãi hay không và có quá quy định của nhà nước hay không ? Bây giờ do công việc làm lương không ổn định các khoản vay nhiều nên tôi không còn đủ khả năng chi trả nữa thì không biết phải làm như thế nào? Cùng năm 2018 tôi có vay của tổ chức tín dụng home credit 53tr đồng mỗi tháng trả 3tr512 kỳ hạn là 26 tháng . Không biết như vậy là lãi suất có nằm trong quy định của nhà nước hay không và hiện tôi cũng không đủ khả năng chi trả thì mình phải giải quyết như thế nào ạ? Mong quý luật sư hỗ trợ giải đáp giúp tôi, nếu tôi đi khỏi địa phương và không trả nợ thì có được quy vào tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản hoặc là quy vào tội của luật hình sự không ạ?
Vay tín chấp ngân hàng Fe, bị bỏng không có khả năng trả nợ
Cách đây 5 năm e có vay 20 triệu sau đó e có đóng trả góp cho ngân hàng được vài tháng , sau đó e nghỉ việc thì không đóng được nữa , và vài tháng sau e bị phỏng nặng tới giờ là 3 năm nhưng chưa đi lại bình thường được , bị phỏng hai tay hai chân không đủ mức độ phỏng nên bảo hiểm ( nếu mình không đóng tiềm ngân hàng thì bảo hiểm sẽ chịu , e nghe nói là phỏng phải 80% bảo hiểm mới trả ) giờ e phải làm thế nào vì e không còn khả năng chi trả...và còn phải nuôi một đứa con , vợ thì bỏ đi không ai lo, vậy có vi phạm pháp luật khônv luật sư và có cách nào giải quyết giúp e không
Xin chào quý vị. Tôi có thắc mắc cần sự giúp đỡ từ quý vị. Tôi có vay tín chấp của NH agribank , ngày trả lãi và gốc 25 hàng tháng. tháng này cơ quan chi trả 2 tháng lương cùng lúc bên NH đòi trừ tiền gốc và lãi cả 2 tháng. Tôi đã chuyển tiền sang tk khác, chỉ để lại đúng đủ tiền gốc và lãi 1 tháng. Nhân viên NH có gọi điện yêu cầu tôi nộp tiền vào tk để trừ đủ 2 tháng.Hỏi : NH thu tiền như thế có đúng không, dựa vào cơ sở pháp lý nào. Trong hợp đồng có đoạn "bên NH chủ động trích tiền từ tk 8803xxx để thu nợ gốc lãi ngay khi tk có tiền lương" điều này đc hiểu như thế nào.Xin cảm ơn
Xin hỏi về vay tín chấp, đã quá hạn giờ muốn trả phải làm sao?
Trước e có vay bên ngân hàng quân đội MB Mcredit tổng vay là 30tr vừa rồi cả gốc cả lãi là 48tr. trả được 3 tháng rồi sau k có khả năng trả nữa rồi sau ngân hàng có gửi giấy thông báo về xã và hiện tại vừa mới hết hợp đồng , và e vừa đã đi ra nước ngoài làm và hiện tại e muốn trả số tiền đó và trả như thế nào , e muốn hỏi luật sư là trường hợp của e như trên có bị truy tố hình sự hay bị khởi tố k ạ hay ra tòa không ạ . 'Rât Mong Luật Sư giải đáp cho e ạ. e xin chân thành cảm ơn ạ