Chuyện thật như đùa công nhân vay nợ đưa số điện thoại công đoàn cho tín dụng đen “khủng bố”
Mới đây Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã tổ chức thành công tốt đẹp với nhiều nội dung, định hướng, chính sách tốt cho người lao động, đoàn viên trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, có một nội dung đáng chú ý kể từ sau dịch COVID-19, tình trạng tín dụng đen có dấu hiệu gia tăng vì công nhân khó khăn tìm đến app vay tiền trên mạng. Gây sức ép lên công đoàn để người lao động trả nợ Nạn nhân là cả Công đoàn doanh nghiệp và chủ tịch Công đoàn Công ty một số công ty cho biết đang gặp khó khăn với tình trạng tín dụng đen khủng bố đến công đoàn vì NLĐ vay tiền lãi suất cao mà sử dụng số điện thoại, địa chỉ công đoàn. Tại một doanh nghiệp có tới 37.000 người lao động, do vậy việc kiểm soát tín dụng đen, vay nặng lãi rất khó khăn. Những nhóm cho vay không chỉ gây sức ép đòi nợ lên người vay tiền mà còn “khủng bố” chủ tịch công đoàn, buộc doanh nghiệp phải gửi đơn đến cơ quan công an. Trước đó, số điện thoại của ông vốn được công bố ở công ty bị công nhân đưa cho các đối tượng vay tín dụng đen làm tin. "Chúng tôi bị hăm dọa khi phát hiện đối tượng cho vay nặng lãi hoặc có ý định lôi kéo công nhân tham gia vào tín dụng đen" Chủ tịch công đoàn này cho rằng công ty phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để ngăn chặn tín dụng đen từ sớm. Trước mắt, công ty ông đã liên kết với các ngân hàng để hỗ trợ cho người lao động lúc gặp khó khăn, tránh tìm tới tín dụng đen. Chiêu trò nắm thóp tâm lý người lao động khi cần tiền gấp Chủ tịch Công đoàn Trường đại học Cảnh sát nhân dân - đánh giá công nhân sa vào "tín dụng đen", bị "lừa đảo qua mạng" tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự. Ví dụ nhóm cho vay đăng tin tìm việc online với chiêu trò "việc nhẹ lương cao", dụ công nhân khó khăn rơi vào "bẫy" hoặc đường dây buôn người ra nước ngoài. Sau đó, gia đình phải mất rất nhiều tiền chuộc người thân, nếu số tiền lớn, họ buộc phải vay tiền qua các ứng dụng trên mạng. Tâm lý người vay mong muốn có tiền nhanh chóng, không phải làm thủ tục ở ngân hàng, do vậy các ứng dụng trên Facebook, Zalo xuất hiện. Do đó, vị chủ tịch công đoàn trên gợi ý chính cán bộ công đoàn phải chủ động, nhạy bén, sát sườn với công nhân, kịp thời xử lý vấn đề ngay từ sớm. Bên cạnh đó, công đoàn cũng cần chăm lo, bảo vệ tốt người lao động trước khó khăn, giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong công nhân. Nguồn: Báo Tuổi trẻ
Cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu TNHS?
Hành vi cho vay nặng lãi là hành vi vi phạm pháp luật, tuy biết như thế nhưng vẫn còn nhiều cá nhân và tổ chức ngang nhiên vi phạm. Bởi lẽ, nguồn lợi mang lại từ việc cho vay lãi cao rất lớn, vì lòng tham mà các đối tượng này không từ những thủ đoạn để lôi kéo khách hay quảng cáo rầm rộ trên cả các mạng xã hội. Vậy mức phạt nào dành cho hành vi này? Cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu TNHS? Căn cứ theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay do các bên thỏa thuận: - Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. - Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ. Theo điểm d khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: Hành vi kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với“lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.” Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể, hành vi cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm d khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015.
Nhận biết tín dụng đen và các hình phạt khi hoạt động tín dụng đen?
Những dấu hiệu nhận biết tín dụng đen? Hiện nay, tín dụng đen vẫn chưa được pháp luật quy định cụ thể khái niệm như thế nào là tín dụng đen. Tuy nhiên, thực tế có thể hiểu tín dụng đen là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước. Tín dụng đen hay còn gọi là cho vay nặng lãi có các dấu hiệu nhận biết sau đây: Về thủ tục cho vay: thủ tục rất đơn giản, có hoặc không có tài sản thế chấp vẫn vay được. Người vay chỉ cần chụp hình giấy tờ tùy thân gửi bên cho vay là hoàn tất thủ tục vay. Về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay vượt mức lãi suất theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 về tội “ Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự” thì: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm… Về hình thức cho vay: Các hợp đồng, giao dịch vay tiền thường được soạn thảo và ký nhận với nội dung giả tạo để che dấu mức lãi suất bất hợp pháp và tạo điều kiện cho chủ nợ dễ dàng khống chế con nợ để thu được nợ đồng thời cũng là ràng buộc pháp lý để khi con nợ không trả được thì chủ nợ có thể đề nghị cơ quan pháp luật xử lý bằng hình sự với con nợ. Hình thức thu hồi nợ: Khi đến hạn mà các con nợ không trả thì bên cho vay sẽ có các hình thức đòi nợ mang tính chất côn đồ như: thuê giang hồ đến tận nhà để quấy rối, khủng bố tinh thần hoặc nặng hơn là gây thương tích cho người khác để đòi được nợ. Ngoài ra, còn rất nhiều chiêu trò xâm phạm đến hình ảnh cá nhân như đăng giấy đòi nợ công khai lên mạng xã hội hoặc khung bố tin nhắn, cuộc gọi 24/24…. Hình phạt khi hoạt động tín dụng đen? Căn cứ Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) ,người phạm tội cho vay nặng lãi (tín dụng đen) bị xử lý như sau: - Cho vay trong giao dịch dân sự với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. - Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, nếu thấy các quảng cáo hoặc lời mời gọi vay tiền nhanh chóng, đơn giản thì người dân nên cẩn thận và cảnh báo đến những người xung quanh
Vì sao các Công ty Tài chính có mức lãi suất cho vay cao nhưng không bị tội cho vay lãi nặng?
Hiện nay thị trường cho vay tài chính tiêu dùng tín chấp của các Công ty tài chính ngày càng diễn ra phổ biến hơn với các dòng sản phẩm dịch vụ tài chính như vay mua xe trả góp, mua sắm đồ điện tử gia dụng, cho vay tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiếp cận khó với nguồn vốn vay ngân hàng. Một quan hệ cho vay thông thường được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự, theo đó mức lãi xuất cao nhất theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2014 quy định: Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Cho vay gấp năm lần mức lãi xuất nêu trên đã được coi là cho vay lãi nặng và có thể bị truy cứu trách nhiệm Hình sự tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015. (Nguồn: Sưu tầm) Lấy theo mức lãi xuất của Fe Credit là công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) . Mức lãi xuất của Fe Credit nằm trong khoảng 1.75% - 3.27%/tháng, tối đa có thể lên đến 39%/ năm. Như vậy, nếu căn cứ theo Luật Dân sự mức lãi xuất cho vay của Fe Credit là đang vi phạm pháp luật về mức lãi xuất cho vay theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2014. Tuy nhiên, các công ty tài chính không được điều chỉnh bới Bộ Luật Dân sự như thông thường, mà được điều chính bởi các luật chuyên ngành. Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tôt chức tín dụng phi ngân hàng khác. Vì vậy, lãi xuất cho vay của các công ty tài chính được điều chính bởi Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản liên quan, tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định: Lãi xuất cho vay tiêu dùng của Công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi xuất cho vay theo cung vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN đó là các trường hợp: phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu, phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa , phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Do đó, lãi xuất cho vay của các công ty tài chính đối với khách hàng là do thoả thuận và các công ty tài chính được ấn đinh mức lãi xuất cho vay riêng, khách hàng khi đã đồng ý với mức lãi xuất đó theo Hợp đồng cho vay và nếu khách hàng đồng ý thì mức lãi xuất cao không vi phạm, khách hàng sau khi ký thì bắt buộc phải có trách nhiệm trả nợ. Vậy người vay cần cân nhắc kỹ mọi rủi ro trước khi vay, quyết định vay đều phụ thuộc vào người đi vay trên tinh thần hiểu và hoàn toàn tự nguyện.
Cho vay nặng lãi, bị bùng tiền có thể kiện được không?
Hiện tại tôi cho o ấy vay 5tr cách đây 1 năm trước vs lãi suất 1tr 10 nghìn/ ngày. Nhiều lần hẹn o ấy mới trả 2tr500 và số tiền còn lại sắp xếp trả và k lấy lãi nx . Đến bây h đã gần 1 năm tôi alo cho o ấy để trả 2tr500 cho tôi và trả lời k trả . Vậy bây h tôi có thể kiện dc k ? Có bị vi phạm pháp luật hay k?
Tổng hợp văn bản hướng dẫn các vấn đề về vay tài sản
Văn bản hướng dẫn các vấn đề về vay tài sản Dưới đây là nội dung tổng hợp các văn bản hướng dẫn, giải đáp các vấn đề vay tài sản, ngoài ra là những bài viết có liên quan, mọi người tham khảo và bổ sung thêm nhé: 1. Bộ luật hình sự 2015 2. Bộ luật Dân sự 2015 3. Luật các tổ chức tín dụng 2010 4. Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính 5. Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính 6. Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm 7. Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến vướng mắc trong xét xử 8. Công văn 64/TANDTC-PC năm 2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính 9. Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ Bài viết liên quan: 1. Các công ty tài chính cho vay với lãi suất cao tại sao không bị xử lý? 2. Như thế nào là cho vay nặng lãi, mức xử phạt ra sao? 3. Tổng hợp 08 giải đáp vướng mắc của Tòa tối cao về vay tài sản 4. Người cho vay nặng lãi đi tù, con nợ có phải trả tiền? 5. Hướng dẫn cách đòi nợ khi không có giấy tờ gì chứng minh
Vay lãi cao cho khoản vay dưới 5 triệu có tính là vay nặng lãi không?
Em là bên A khi thiếu tiền quá gấp đã vay lãi của 1 ứng dụng với số tiền 1tr2 đồng lần 1 và thanh toán hoàn trả 2tr đồng trong 1 tuần theo hợp đồng. Sau lần vay 1 em có vay lần 2 với khoản tiền khi được bên cty tài chinh giải ngân 3tr5 và phải thanh toán 5tr đồng sau 1 tuần do chưa đủ khả năng chi trả bên B đã tính lãi suất 220 nghìn đồng trên ngày và tăng theo ngày. Hiện đã thành 5tr839 nghìn đồng sau 3 ngày chậm thanh toán. Vậy có tính là bên B đang cho vay nặng lãi không hay là do em vi phạm hợp đồng nên B có quyền tăng lãi như vậy.
Người cho vay nặng lãi đi tù, con nợ có phải trả tiền?
Cho vay nặng lãi - Hình minh họa Hành vi cho vay nặng lãi là hành vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý hình sự. Hình phạt có thể là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc đi tù tới 03 năm. Một câu hỏi được đặt ra là nếu chủ nợ đi tù thì con nợ có phải trả tiền cho chủ nợ không? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để trả lời cho vướng mắc trên. Như thế được cho là cho vay nặng lãi? Căn cứ theo khoản 1 Điều 201 Bộ Luật hình sự sửa đổi 2017 và khoản 1 Điều 468 Bộ Luật dân sự 2015 thì: - Cho vay nặng lãi là hành vi cho vay (trong giao dịch dân sự) gấp suất 05 lần trở lên mức lãi suất nhất quy định trong Bộ luật dân sự. - Mức lãi suất quy định trong Bộ Luật dân sự quy định trong thỏa thuận dân sự là “không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay” Như vậy, ta có hiểu cho vay nặng là cho vay với mức lãi suất cao hơn 100%/năm hoặc là mức lãi suất 8,33%/tháng của khoản tiền vay. Để hiểu hơn về mức lãi suất cho vay nặng lãi bạn đọc có thể tham khảo bài viết này. Ví dụ : Ví dụ bạn cho vay 100 triệu thì số tiền lãi tối đa là 20 triệu. Trường hợp nếu số tiền lãi một năm của bạn trên 20 triệu đã vượt quá mức lãi suất mà pháp luật cho phép. Nếu số tiền lãi một năm của bạn trên 100 triệu bạn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi cho vay nặng lãi qui định tại Điều 201 Bộ Luật hình sự sửa đổi 2017. Khi chủ nợ đi tù con nợ có phải trả tiền? Theo điều 123, Điều 130 Bộ luật dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu, và Điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP Trong trường cho vay nặng lãi thì phần giao dịch dân sự với mức lãi suất cao hơn mức lãi mà pháp luật quy định bị vô hiệu vì vi phạm pháp luật. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần thì phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch. Theo đó người đi vay chỉ cần trả phần tiền gốc và lãi theo quy định pháp luật; không phải trả phần lãi vượt quá quy định pháp luật. Điều 9 và Điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP có quy định xử lý thỏa thuận về lãi, lãi suất cao hơn mức lãi, lãi suất được pháp luật quy địnhvề như sau: ‘Điều 9. Xử lý thỏa thuận về lãi, lãi suất cao hơn mức lãi, lãi suất được pháp luật quy định Hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận về lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn cao hơn mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn được pháp luật quy định thì mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn vượt quá không có hiệu lực; số tiền lãi đã trả vượt quá mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn quy định được trừ vào số tiền nợ gốc tại thời điểm trả lãi; số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại sau khi đã trừ hết nợ gốc thì được trả lại cho bên vay.”
Công an “chỉ cách” nhận diện thủ đoạn cho vay lãi nặng qua App điện tử chuyên dụng cho ĐTDĐ
Công an TPHCM vừa phát đi thông báo cách thức nhận diện phương thức, thủ đoạn của tội phạm cho vay lãi nặng qua App điện tử chuyên dụng cho điện thoại di động (ĐTDĐ). Thời gian gần đây, Công an TPHCM vừa triệt phá băng nhóm do đối tượng người Trung Quốc cầm đầu hoạt động cho vay lãi nặng thông qua App điện tử chuyên dụng cho ĐTDĐ. Các đối tượng này tạo ra các ứng dụng trên ĐTDĐ có hệ điều hành Android (App) để cho vay tiền mang tên "Vaytocdo", "Moreloan", "VD online". Các App này được quảng cáo trên Internet, các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube… để người có nhu cầu vay tiền tự liên lạc. Các ứng dụng trên yêu cầu người vay tiền tạo 1 tài khoản bằng cách cung cấp các thông tin cá nhân (hình ảnh, số CMND, hình CMND, số tài khoản ngân hàng) và đồng ý các điều khoản trên hợp đồng điện tử do ứng dụng soạn sẵn (trong đó có điều khoản buộc người vay đồng ý cho ứng dụng truy cập danh bạ trên ĐTDĐ). Nếu người vay thỏa mãn đầy đủ điều kiện vay tiền thì hệ thống tài khoản của Công ty sẽ tự động chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của người vay. Các ứng dụng cho vay tiền được quy định cụ thể như sau: Khách hàng vay qua ứng dụng "Vaytocdo" thì người vay lần đầu chỉ được duyệt vay số tiền là 1.700.000 đồng nhưng thực tế khách hàng chỉ nhận được số tiền 1.428.000 đồng, còn 272.000 đồng là tiền phí dịch vụ. Trong vòng 08 ngày, người vay phải trả 2.040.000 đồng (trong đó gồm 1.700.000 đồng tiền gốc và 340.000 tiền lãi). Nếu khách vay tiền trả chậm sẽ bị phạt 102.000 đồng/1 ngày. Khách hàng vay qua ứng dụng "Moreloan" và "VD online" thì người vay lần đầu chỉ được duyệt vay số tiền là 1.500.000 đồng nhưng thực tế khách hàng chỉ nhận được 900.000 đồng, còn 600.000 đồng là tiền phí dịch vụ và tiền lãi trong 7 ngày. Sau 7 ngày, người vay phải trả tiền gốc vay là 1.500.000 đồng. Nếu khách vay tiền trả chậm 1 ngày sẽ bị phạt từ 2%-5%. Khi đến gần thời hạn trả nợ, nhân viên bộ phận thu hồi nợ sẽ điện thoại nhắc nhở người vay phải trả đúng hạn. Đến hạn trả nợ mà người vay chưa trả nợ hoặc không trả nợ thì nhân viên thu hồi nợ sẽ điện thoại cho tất cả những người trong danh bạ điện thoại của người vay để chửi bới, đe dọa và yêu cầu những người này phải nói người vay trả tiền cho Công ty. Như vậy, hình thức cho vay với lãi suất nêu trên thì các đối tượng đã cho vay với lãi suất 2.5%/1 ngày, tương đương 17.5%/1 tuần, 75%/1 tháng và 912.5%/1 năm. Những khách vay trả nợ đúng hạn thì lần vay sau Công ty sẽ cho vay số tiền cao hơn, tối đa là 2.750.000 đồng. Công an TPHCM khuyến cáo người dân không nên vay tiền qua các App được quảng cáo trên Internet, các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube…. Khi phát hiện những App cho vay tiền có dấu hiệu nghi vấn cho vay lãi nặng, người dân liên hệ Phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM (qua số điện thoại 0693187200) để cung cấp thông tin. Theo Sài gòn giải phóng
Mức lãi suất tối đa khi vay tiền năm 2020
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Vậy vay với mức lãi suất bao nhiêu là đúng quy định và có thể khởi kiện dân sự khi bên cho vay vượt quá lãi suất quy định? Mọi người xem nội dung dưới đây: Đối với giao dịch dân sự thông thường: Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau: ''1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác… Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.” Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất 20%/năm. Như vậy, trường hợp lãi suất do các bên thỏa thuận không được vượt quá: 20%/ năm của khoản tiền vay => Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng Đối với tổ chức tín dụng: Nhiều bạn cũng thắc mắc khi vay tiêu dùng ở các công ty tài chính thì mức lãi suất rất cao và khi không có khả năng chi trả bắt đầu kiện tụng về tiền lãi. Điều 91 Luật tổ các tổ chức tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Thêm vào đó, quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN: 1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này. Hiện nay cũng chưa có văn bản quy định cụ thể mức lãi suất trần áp dụng đối với tổ chức tín dụng vì vậy những khi vay tiêu dùng hãy hết sức lưu ý về phần lãi suất trong hợp đồng vay trong các công ty tài chính với những thủ tục đơn giản, không mất nhiều thời gian.
Vay nặng lãi có kiện bên cho vay được không?
Chào luật sư. Tư vấn giúp em vấn để vay nặng lãi tín chấp với ạ. Con em nó có vay 2,5tr và có viết giấy nợ và kí nhưng tiền lãi là 5k/1tr. Và bị đe dọa nếu k trả tiền sẽ bị nhiều vấn đề sảy ra . Luật sư cho e hổ là em có thể kiện bên cho vay k ạ
Xin hỏi mức lãi vay này có phải nặng lãi không?
Tôi có vay của người kia 60tr và phải trả lãi lẫn gốc trong vòng 1 tháng là 87tr ( lãi 27tr). Nhờ mọi người giúp tôi đây có phải là cho vay nặng lãi không. Có xử phạt gì không?
Tổng hợp 08 giải đáp vướng mắc của Tòa tối cao về vay tài sản
Từ các giải đáp vướng mắc của TANDTC, dưới đây mình đã tổng hợp 08 vấn đề mà những ai quan tâm đến vấn đề vay tiền cần lưu ý: Vướng mắc 1: - Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi thu được từ việc cho vay hay là khoản tiền lãi thu được sau khi trừ đi tiền lãi theo quy định của Bộ luật Dân sự? Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự thì: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay...”. Do đó, khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là số tiền lãi thu được sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự. Vướng mắc 2: - Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay hay số tiền lãi thu được của từng người vay? Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay, nếu hành vi cho vay lãi nặng được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần phạm tội từ 100 triệu đồng trở lên, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với trị giá tài sản chiếm đoạt, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự. Vướng mắc 3: - Khoản tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thu được từ việc cho vay lãi nặng bị tịch thu sung công hay trả lại cho người vay? Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự thì: “Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”. Do đó, khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm là khoản tiền mà người phạm tội thu lợi bất chính của người vay nên được trả lại cho người vay tiền, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung công quỹ nhà nước. Vướng mắc 4: - Khoản tiền người phạm tội dùng để cho vay và khoản lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm có xác định là phương tiện phạm tội để tịch thu sung quỹ nhà nước hay trả cho người phạm tội? Đối với khoản tiền cho vay (tiền gốc) được xác định là phương tiện phạm tội, nên bị tịch thu sung quỹ Nhà nước. Đối với khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm tuy không bị tính khi xác định trách nhiệm hình sự, nhưng đây cũng là khoản tiền phát sinh từ tội phạm, đồng thời hoạt động cho vay lãi nặng thường gắn với các băng nhóm tội phạm. Do đó, để bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm thì Tòa án phải tuyên tịch thu sung công quỹ nhà nước khoản tiền này. Vướng mắc 5: - Người vay tiền trong vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tham gia tố tụng với tư cách là bị hại hay là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan? Theo quy định tại Điều 65 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì người vay tiền trong trường hợp này tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Vướng mắc 6: - Trong vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có bắt buộc phải trưng cầu giám định về tiền lãi không? Tại Điều 4 của Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP ngày 13-12-2017 quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế thì việc xác định tiền lãi, tiền lãi nặng trong vụ án này không thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tư pháp. Vướng mắc 7 -Trường hợp lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng cao hơn 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố thì Tòa án căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 hay khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết vụ án? Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và các luật khác có liên quan về thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng... thì áp dụng theo quy định của Luật này”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”. Do vậy, đối với hợp đồng vay mà một bên là tổ chức tín dụng thì lãi suất của hợp đồng vay được thực hiện theo thỏa thuận mà không theo quy định tại khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005. Vướng mắc 8: - Trường hợp người vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay vốn, tức là dùng vốn vay với mục đích ban đầu là đầu tư, kinh doanh, sản xuất nhưng sau đó tiêu xài, xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng, phương tiện đi lại dẫn đến không trả được nợ thì có được coi là “sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản” và có bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015 không? Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì: “Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù cỏ điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”. So với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 140 của Bộ luật Hình sự năm 1999, điểm a khoản 1 Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm tình tiết “đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”. Như vậy, người vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích xin vay vốn nhưng không sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp (buôn lậu, rửa tiền, sản xuất, buôn bán ma túy...) mà dùng vốn vay để tiêu xài, xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng, phương tiện đi lại...) dẫn đến khi đến hạn họ không có điều kiện, khả năng trả nợ thì không coi là sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản để xử lý trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trường hợp đến thời hạn trả lại tài sản mà họ có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả (có nhà, đất đai, tài sản nhưng chây ì, tẩu tán hoặc có hành vi chống đối lại việc kê biên, thu hồi tài sản...) thì bị xử lí trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Căn cứ: Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến vướng mắc trong xét xử Công văn 64/TANDTC-PC năm 2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ
Mắc vào vay nặng lãi làm sao thoát ra?
Tình hình là gia đình em có anh trai không biết vay nặng lãi làm gì. Nhưng đã vướng vào rất nhiều lần, ba mẹ cố vay mượn trả, nhưng đến nay vẫn chứng nào tật nấy, anh em vẫn quay lại đường cũ vay nặng lãi. Lần này họ lấy thông tin hình ảnh của em và chồng em và cả anh trai em đăng lên facebook nói là gia đình lừa đảo này nọ,.... và em đã khóa facebook. bên đòi nợ nhắn tin cho em nói mở facebook em ra và nói sẽ làm cho ba mẹ xem biết. mà em không liên quan trong vấn đề vay tiền này. vậy em phải làm sao ạ? em có kiện được họ là bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác không ạ? Hỏi anh trai thì nói đã trả hết gốc và đó là tiền lãi vì cao quá. em có gọi bên đó hỏi là nợ bao nhiêu. nhưng bên đó không nói chính xác chỉ nói là vài chục.
Như thế nào là cho vay nặng lãi, mức xử phạt ra sao?
Vay tiền hiện nay là một giao dịch phổ biến, tuy nhiên nhiều người đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết cũng như sự cần thiết của bên vay mà đưa ra mức lãi suất trên trơi. Dưới đây là nội dung mà người vay lẫn người cho vay cần lưu ý để tránh sự can thiệp của pháp luật. Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau: ''1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác… Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.” Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất 20%/năm. Như vậy, trường hợp lãi suất do các bên thỏa thuận không được vượt quá: 20%/ năm của khoản tiền vay Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng Điều 201 BLHS sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội cho vay nặng lãi: 1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên155, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tương đương lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định trên tháng là: 5 lần x 1,666% = 8,33% Như vậy, chỉ khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 5 lần trở lên thì mới cầu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự Trường hợp bên vay không trả được nợ và phía bên cho vay khởi kiện ra tòa án thì pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi của bên cho vay trong phạm vi lãi suất mà pháp luật cho phép. Phần vượt quá lãi suất sẽ không được pháp luật bảo vệ.
Vay nặng lãi không có khả năng trả lãi
Thưa Luật Sư.! Năm 2013 mẹ và anh trai tôi mang giấy tờ đất đi vay nặng lãi 140 triệu với lãi suất 3000 VND/1 triệu/ 1 tháng . Bên cho vay đã làm hợp đồng và hay bên đã làm giấy xác nhận không công chứng. Do điều kiện kinh tế đến nay gia đình tôi không có khả năng trả gốc và lãi. Bên cho vay đã đến nhà nói không cần trả lãi chỉ cần mỗi tháng trả 20 triệu cho hết số tiền gốc nếu không sẽ khởi kiện . Bây giờ nếu gia đình tôi bị khởi kiện có thì sẽ có bị ảnh hưởng gì không.? Xin Luật Sư tư vấn giúp cho tôi. Trân trọng cảm ơn.!
Vay nặng lãi không có khả năng trả lãi
Thưa Luật Sư.! Năm 2013 mẹ và anh trai tôi mang giấy tờ đất đi vay nặng lãi 140 triệu với lãi suất 3000 VND/1 triệu/ 1 tháng . Bên cho vay đã làm hợp đồng và hay bên đã làm giấy xác nhận không công chứng. Do điều kiện kinh tế đến nay gia đình tôi không có khả năng trả gốc và lãi. Bên cho vay đã đến nhà nói không cần trả lãi chỉ cần mỗi tháng trả 20 triệu cho hết số tiền gốc nếu không sẽ khởi kiện . Bây giờ nếu gia đình tôi bị khởi kiện có thì sẽ có bị ảnh hưởng gì không.? Xin Luật Sư tư vấn giúp cho tôi.! Trân trọng cảm ơn.
Chuyện thật như đùa công nhân vay nợ đưa số điện thoại công đoàn cho tín dụng đen “khủng bố”
Mới đây Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã tổ chức thành công tốt đẹp với nhiều nội dung, định hướng, chính sách tốt cho người lao động, đoàn viên trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, có một nội dung đáng chú ý kể từ sau dịch COVID-19, tình trạng tín dụng đen có dấu hiệu gia tăng vì công nhân khó khăn tìm đến app vay tiền trên mạng. Gây sức ép lên công đoàn để người lao động trả nợ Nạn nhân là cả Công đoàn doanh nghiệp và chủ tịch Công đoàn Công ty một số công ty cho biết đang gặp khó khăn với tình trạng tín dụng đen khủng bố đến công đoàn vì NLĐ vay tiền lãi suất cao mà sử dụng số điện thoại, địa chỉ công đoàn. Tại một doanh nghiệp có tới 37.000 người lao động, do vậy việc kiểm soát tín dụng đen, vay nặng lãi rất khó khăn. Những nhóm cho vay không chỉ gây sức ép đòi nợ lên người vay tiền mà còn “khủng bố” chủ tịch công đoàn, buộc doanh nghiệp phải gửi đơn đến cơ quan công an. Trước đó, số điện thoại của ông vốn được công bố ở công ty bị công nhân đưa cho các đối tượng vay tín dụng đen làm tin. "Chúng tôi bị hăm dọa khi phát hiện đối tượng cho vay nặng lãi hoặc có ý định lôi kéo công nhân tham gia vào tín dụng đen" Chủ tịch công đoàn này cho rằng công ty phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để ngăn chặn tín dụng đen từ sớm. Trước mắt, công ty ông đã liên kết với các ngân hàng để hỗ trợ cho người lao động lúc gặp khó khăn, tránh tìm tới tín dụng đen. Chiêu trò nắm thóp tâm lý người lao động khi cần tiền gấp Chủ tịch Công đoàn Trường đại học Cảnh sát nhân dân - đánh giá công nhân sa vào "tín dụng đen", bị "lừa đảo qua mạng" tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự. Ví dụ nhóm cho vay đăng tin tìm việc online với chiêu trò "việc nhẹ lương cao", dụ công nhân khó khăn rơi vào "bẫy" hoặc đường dây buôn người ra nước ngoài. Sau đó, gia đình phải mất rất nhiều tiền chuộc người thân, nếu số tiền lớn, họ buộc phải vay tiền qua các ứng dụng trên mạng. Tâm lý người vay mong muốn có tiền nhanh chóng, không phải làm thủ tục ở ngân hàng, do vậy các ứng dụng trên Facebook, Zalo xuất hiện. Do đó, vị chủ tịch công đoàn trên gợi ý chính cán bộ công đoàn phải chủ động, nhạy bén, sát sườn với công nhân, kịp thời xử lý vấn đề ngay từ sớm. Bên cạnh đó, công đoàn cũng cần chăm lo, bảo vệ tốt người lao động trước khó khăn, giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong công nhân. Nguồn: Báo Tuổi trẻ
Cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu TNHS?
Hành vi cho vay nặng lãi là hành vi vi phạm pháp luật, tuy biết như thế nhưng vẫn còn nhiều cá nhân và tổ chức ngang nhiên vi phạm. Bởi lẽ, nguồn lợi mang lại từ việc cho vay lãi cao rất lớn, vì lòng tham mà các đối tượng này không từ những thủ đoạn để lôi kéo khách hay quảng cáo rầm rộ trên cả các mạng xã hội. Vậy mức phạt nào dành cho hành vi này? Cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu TNHS? Căn cứ theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay do các bên thỏa thuận: - Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. - Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ. Theo điểm d khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: Hành vi kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với“lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.” Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể, hành vi cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm d khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015.
Nhận biết tín dụng đen và các hình phạt khi hoạt động tín dụng đen?
Những dấu hiệu nhận biết tín dụng đen? Hiện nay, tín dụng đen vẫn chưa được pháp luật quy định cụ thể khái niệm như thế nào là tín dụng đen. Tuy nhiên, thực tế có thể hiểu tín dụng đen là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước. Tín dụng đen hay còn gọi là cho vay nặng lãi có các dấu hiệu nhận biết sau đây: Về thủ tục cho vay: thủ tục rất đơn giản, có hoặc không có tài sản thế chấp vẫn vay được. Người vay chỉ cần chụp hình giấy tờ tùy thân gửi bên cho vay là hoàn tất thủ tục vay. Về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay vượt mức lãi suất theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 về tội “ Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự” thì: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm… Về hình thức cho vay: Các hợp đồng, giao dịch vay tiền thường được soạn thảo và ký nhận với nội dung giả tạo để che dấu mức lãi suất bất hợp pháp và tạo điều kiện cho chủ nợ dễ dàng khống chế con nợ để thu được nợ đồng thời cũng là ràng buộc pháp lý để khi con nợ không trả được thì chủ nợ có thể đề nghị cơ quan pháp luật xử lý bằng hình sự với con nợ. Hình thức thu hồi nợ: Khi đến hạn mà các con nợ không trả thì bên cho vay sẽ có các hình thức đòi nợ mang tính chất côn đồ như: thuê giang hồ đến tận nhà để quấy rối, khủng bố tinh thần hoặc nặng hơn là gây thương tích cho người khác để đòi được nợ. Ngoài ra, còn rất nhiều chiêu trò xâm phạm đến hình ảnh cá nhân như đăng giấy đòi nợ công khai lên mạng xã hội hoặc khung bố tin nhắn, cuộc gọi 24/24…. Hình phạt khi hoạt động tín dụng đen? Căn cứ Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) ,người phạm tội cho vay nặng lãi (tín dụng đen) bị xử lý như sau: - Cho vay trong giao dịch dân sự với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. - Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, nếu thấy các quảng cáo hoặc lời mời gọi vay tiền nhanh chóng, đơn giản thì người dân nên cẩn thận và cảnh báo đến những người xung quanh
Vì sao các Công ty Tài chính có mức lãi suất cho vay cao nhưng không bị tội cho vay lãi nặng?
Hiện nay thị trường cho vay tài chính tiêu dùng tín chấp của các Công ty tài chính ngày càng diễn ra phổ biến hơn với các dòng sản phẩm dịch vụ tài chính như vay mua xe trả góp, mua sắm đồ điện tử gia dụng, cho vay tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiếp cận khó với nguồn vốn vay ngân hàng. Một quan hệ cho vay thông thường được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự, theo đó mức lãi xuất cao nhất theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2014 quy định: Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Cho vay gấp năm lần mức lãi xuất nêu trên đã được coi là cho vay lãi nặng và có thể bị truy cứu trách nhiệm Hình sự tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015. (Nguồn: Sưu tầm) Lấy theo mức lãi xuất của Fe Credit là công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) . Mức lãi xuất của Fe Credit nằm trong khoảng 1.75% - 3.27%/tháng, tối đa có thể lên đến 39%/ năm. Như vậy, nếu căn cứ theo Luật Dân sự mức lãi xuất cho vay của Fe Credit là đang vi phạm pháp luật về mức lãi xuất cho vay theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2014. Tuy nhiên, các công ty tài chính không được điều chỉnh bới Bộ Luật Dân sự như thông thường, mà được điều chính bởi các luật chuyên ngành. Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tôt chức tín dụng phi ngân hàng khác. Vì vậy, lãi xuất cho vay của các công ty tài chính được điều chính bởi Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản liên quan, tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định: Lãi xuất cho vay tiêu dùng của Công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi xuất cho vay theo cung vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN đó là các trường hợp: phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu, phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa , phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Do đó, lãi xuất cho vay của các công ty tài chính đối với khách hàng là do thoả thuận và các công ty tài chính được ấn đinh mức lãi xuất cho vay riêng, khách hàng khi đã đồng ý với mức lãi xuất đó theo Hợp đồng cho vay và nếu khách hàng đồng ý thì mức lãi xuất cao không vi phạm, khách hàng sau khi ký thì bắt buộc phải có trách nhiệm trả nợ. Vậy người vay cần cân nhắc kỹ mọi rủi ro trước khi vay, quyết định vay đều phụ thuộc vào người đi vay trên tinh thần hiểu và hoàn toàn tự nguyện.
Cho vay nặng lãi, bị bùng tiền có thể kiện được không?
Hiện tại tôi cho o ấy vay 5tr cách đây 1 năm trước vs lãi suất 1tr 10 nghìn/ ngày. Nhiều lần hẹn o ấy mới trả 2tr500 và số tiền còn lại sắp xếp trả và k lấy lãi nx . Đến bây h đã gần 1 năm tôi alo cho o ấy để trả 2tr500 cho tôi và trả lời k trả . Vậy bây h tôi có thể kiện dc k ? Có bị vi phạm pháp luật hay k?
Tổng hợp văn bản hướng dẫn các vấn đề về vay tài sản
Văn bản hướng dẫn các vấn đề về vay tài sản Dưới đây là nội dung tổng hợp các văn bản hướng dẫn, giải đáp các vấn đề vay tài sản, ngoài ra là những bài viết có liên quan, mọi người tham khảo và bổ sung thêm nhé: 1. Bộ luật hình sự 2015 2. Bộ luật Dân sự 2015 3. Luật các tổ chức tín dụng 2010 4. Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính 5. Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính 6. Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm 7. Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến vướng mắc trong xét xử 8. Công văn 64/TANDTC-PC năm 2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính 9. Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ Bài viết liên quan: 1. Các công ty tài chính cho vay với lãi suất cao tại sao không bị xử lý? 2. Như thế nào là cho vay nặng lãi, mức xử phạt ra sao? 3. Tổng hợp 08 giải đáp vướng mắc của Tòa tối cao về vay tài sản 4. Người cho vay nặng lãi đi tù, con nợ có phải trả tiền? 5. Hướng dẫn cách đòi nợ khi không có giấy tờ gì chứng minh
Vay lãi cao cho khoản vay dưới 5 triệu có tính là vay nặng lãi không?
Em là bên A khi thiếu tiền quá gấp đã vay lãi của 1 ứng dụng với số tiền 1tr2 đồng lần 1 và thanh toán hoàn trả 2tr đồng trong 1 tuần theo hợp đồng. Sau lần vay 1 em có vay lần 2 với khoản tiền khi được bên cty tài chinh giải ngân 3tr5 và phải thanh toán 5tr đồng sau 1 tuần do chưa đủ khả năng chi trả bên B đã tính lãi suất 220 nghìn đồng trên ngày và tăng theo ngày. Hiện đã thành 5tr839 nghìn đồng sau 3 ngày chậm thanh toán. Vậy có tính là bên B đang cho vay nặng lãi không hay là do em vi phạm hợp đồng nên B có quyền tăng lãi như vậy.
Người cho vay nặng lãi đi tù, con nợ có phải trả tiền?
Cho vay nặng lãi - Hình minh họa Hành vi cho vay nặng lãi là hành vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý hình sự. Hình phạt có thể là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc đi tù tới 03 năm. Một câu hỏi được đặt ra là nếu chủ nợ đi tù thì con nợ có phải trả tiền cho chủ nợ không? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để trả lời cho vướng mắc trên. Như thế được cho là cho vay nặng lãi? Căn cứ theo khoản 1 Điều 201 Bộ Luật hình sự sửa đổi 2017 và khoản 1 Điều 468 Bộ Luật dân sự 2015 thì: - Cho vay nặng lãi là hành vi cho vay (trong giao dịch dân sự) gấp suất 05 lần trở lên mức lãi suất nhất quy định trong Bộ luật dân sự. - Mức lãi suất quy định trong Bộ Luật dân sự quy định trong thỏa thuận dân sự là “không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay” Như vậy, ta có hiểu cho vay nặng là cho vay với mức lãi suất cao hơn 100%/năm hoặc là mức lãi suất 8,33%/tháng của khoản tiền vay. Để hiểu hơn về mức lãi suất cho vay nặng lãi bạn đọc có thể tham khảo bài viết này. Ví dụ : Ví dụ bạn cho vay 100 triệu thì số tiền lãi tối đa là 20 triệu. Trường hợp nếu số tiền lãi một năm của bạn trên 20 triệu đã vượt quá mức lãi suất mà pháp luật cho phép. Nếu số tiền lãi một năm của bạn trên 100 triệu bạn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi cho vay nặng lãi qui định tại Điều 201 Bộ Luật hình sự sửa đổi 2017. Khi chủ nợ đi tù con nợ có phải trả tiền? Theo điều 123, Điều 130 Bộ luật dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu, và Điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP Trong trường cho vay nặng lãi thì phần giao dịch dân sự với mức lãi suất cao hơn mức lãi mà pháp luật quy định bị vô hiệu vì vi phạm pháp luật. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần thì phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch. Theo đó người đi vay chỉ cần trả phần tiền gốc và lãi theo quy định pháp luật; không phải trả phần lãi vượt quá quy định pháp luật. Điều 9 và Điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP có quy định xử lý thỏa thuận về lãi, lãi suất cao hơn mức lãi, lãi suất được pháp luật quy địnhvề như sau: ‘Điều 9. Xử lý thỏa thuận về lãi, lãi suất cao hơn mức lãi, lãi suất được pháp luật quy định Hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận về lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn cao hơn mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn được pháp luật quy định thì mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn vượt quá không có hiệu lực; số tiền lãi đã trả vượt quá mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn quy định được trừ vào số tiền nợ gốc tại thời điểm trả lãi; số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại sau khi đã trừ hết nợ gốc thì được trả lại cho bên vay.”
Công an “chỉ cách” nhận diện thủ đoạn cho vay lãi nặng qua App điện tử chuyên dụng cho ĐTDĐ
Công an TPHCM vừa phát đi thông báo cách thức nhận diện phương thức, thủ đoạn của tội phạm cho vay lãi nặng qua App điện tử chuyên dụng cho điện thoại di động (ĐTDĐ). Thời gian gần đây, Công an TPHCM vừa triệt phá băng nhóm do đối tượng người Trung Quốc cầm đầu hoạt động cho vay lãi nặng thông qua App điện tử chuyên dụng cho ĐTDĐ. Các đối tượng này tạo ra các ứng dụng trên ĐTDĐ có hệ điều hành Android (App) để cho vay tiền mang tên "Vaytocdo", "Moreloan", "VD online". Các App này được quảng cáo trên Internet, các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube… để người có nhu cầu vay tiền tự liên lạc. Các ứng dụng trên yêu cầu người vay tiền tạo 1 tài khoản bằng cách cung cấp các thông tin cá nhân (hình ảnh, số CMND, hình CMND, số tài khoản ngân hàng) và đồng ý các điều khoản trên hợp đồng điện tử do ứng dụng soạn sẵn (trong đó có điều khoản buộc người vay đồng ý cho ứng dụng truy cập danh bạ trên ĐTDĐ). Nếu người vay thỏa mãn đầy đủ điều kiện vay tiền thì hệ thống tài khoản của Công ty sẽ tự động chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của người vay. Các ứng dụng cho vay tiền được quy định cụ thể như sau: Khách hàng vay qua ứng dụng "Vaytocdo" thì người vay lần đầu chỉ được duyệt vay số tiền là 1.700.000 đồng nhưng thực tế khách hàng chỉ nhận được số tiền 1.428.000 đồng, còn 272.000 đồng là tiền phí dịch vụ. Trong vòng 08 ngày, người vay phải trả 2.040.000 đồng (trong đó gồm 1.700.000 đồng tiền gốc và 340.000 tiền lãi). Nếu khách vay tiền trả chậm sẽ bị phạt 102.000 đồng/1 ngày. Khách hàng vay qua ứng dụng "Moreloan" và "VD online" thì người vay lần đầu chỉ được duyệt vay số tiền là 1.500.000 đồng nhưng thực tế khách hàng chỉ nhận được 900.000 đồng, còn 600.000 đồng là tiền phí dịch vụ và tiền lãi trong 7 ngày. Sau 7 ngày, người vay phải trả tiền gốc vay là 1.500.000 đồng. Nếu khách vay tiền trả chậm 1 ngày sẽ bị phạt từ 2%-5%. Khi đến gần thời hạn trả nợ, nhân viên bộ phận thu hồi nợ sẽ điện thoại nhắc nhở người vay phải trả đúng hạn. Đến hạn trả nợ mà người vay chưa trả nợ hoặc không trả nợ thì nhân viên thu hồi nợ sẽ điện thoại cho tất cả những người trong danh bạ điện thoại của người vay để chửi bới, đe dọa và yêu cầu những người này phải nói người vay trả tiền cho Công ty. Như vậy, hình thức cho vay với lãi suất nêu trên thì các đối tượng đã cho vay với lãi suất 2.5%/1 ngày, tương đương 17.5%/1 tuần, 75%/1 tháng và 912.5%/1 năm. Những khách vay trả nợ đúng hạn thì lần vay sau Công ty sẽ cho vay số tiền cao hơn, tối đa là 2.750.000 đồng. Công an TPHCM khuyến cáo người dân không nên vay tiền qua các App được quảng cáo trên Internet, các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube…. Khi phát hiện những App cho vay tiền có dấu hiệu nghi vấn cho vay lãi nặng, người dân liên hệ Phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM (qua số điện thoại 0693187200) để cung cấp thông tin. Theo Sài gòn giải phóng
Mức lãi suất tối đa khi vay tiền năm 2020
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Vậy vay với mức lãi suất bao nhiêu là đúng quy định và có thể khởi kiện dân sự khi bên cho vay vượt quá lãi suất quy định? Mọi người xem nội dung dưới đây: Đối với giao dịch dân sự thông thường: Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau: ''1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác… Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.” Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất 20%/năm. Như vậy, trường hợp lãi suất do các bên thỏa thuận không được vượt quá: 20%/ năm của khoản tiền vay => Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng Đối với tổ chức tín dụng: Nhiều bạn cũng thắc mắc khi vay tiêu dùng ở các công ty tài chính thì mức lãi suất rất cao và khi không có khả năng chi trả bắt đầu kiện tụng về tiền lãi. Điều 91 Luật tổ các tổ chức tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Thêm vào đó, quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN: 1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này. Hiện nay cũng chưa có văn bản quy định cụ thể mức lãi suất trần áp dụng đối với tổ chức tín dụng vì vậy những khi vay tiêu dùng hãy hết sức lưu ý về phần lãi suất trong hợp đồng vay trong các công ty tài chính với những thủ tục đơn giản, không mất nhiều thời gian.
Vay nặng lãi có kiện bên cho vay được không?
Chào luật sư. Tư vấn giúp em vấn để vay nặng lãi tín chấp với ạ. Con em nó có vay 2,5tr và có viết giấy nợ và kí nhưng tiền lãi là 5k/1tr. Và bị đe dọa nếu k trả tiền sẽ bị nhiều vấn đề sảy ra . Luật sư cho e hổ là em có thể kiện bên cho vay k ạ
Xin hỏi mức lãi vay này có phải nặng lãi không?
Tôi có vay của người kia 60tr và phải trả lãi lẫn gốc trong vòng 1 tháng là 87tr ( lãi 27tr). Nhờ mọi người giúp tôi đây có phải là cho vay nặng lãi không. Có xử phạt gì không?
Tổng hợp 08 giải đáp vướng mắc của Tòa tối cao về vay tài sản
Từ các giải đáp vướng mắc của TANDTC, dưới đây mình đã tổng hợp 08 vấn đề mà những ai quan tâm đến vấn đề vay tiền cần lưu ý: Vướng mắc 1: - Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi thu được từ việc cho vay hay là khoản tiền lãi thu được sau khi trừ đi tiền lãi theo quy định của Bộ luật Dân sự? Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự thì: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay...”. Do đó, khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là số tiền lãi thu được sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự. Vướng mắc 2: - Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay hay số tiền lãi thu được của từng người vay? Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay, nếu hành vi cho vay lãi nặng được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần phạm tội từ 100 triệu đồng trở lên, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với trị giá tài sản chiếm đoạt, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự. Vướng mắc 3: - Khoản tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thu được từ việc cho vay lãi nặng bị tịch thu sung công hay trả lại cho người vay? Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự thì: “Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”. Do đó, khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm là khoản tiền mà người phạm tội thu lợi bất chính của người vay nên được trả lại cho người vay tiền, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung công quỹ nhà nước. Vướng mắc 4: - Khoản tiền người phạm tội dùng để cho vay và khoản lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm có xác định là phương tiện phạm tội để tịch thu sung quỹ nhà nước hay trả cho người phạm tội? Đối với khoản tiền cho vay (tiền gốc) được xác định là phương tiện phạm tội, nên bị tịch thu sung quỹ Nhà nước. Đối với khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm tuy không bị tính khi xác định trách nhiệm hình sự, nhưng đây cũng là khoản tiền phát sinh từ tội phạm, đồng thời hoạt động cho vay lãi nặng thường gắn với các băng nhóm tội phạm. Do đó, để bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm thì Tòa án phải tuyên tịch thu sung công quỹ nhà nước khoản tiền này. Vướng mắc 5: - Người vay tiền trong vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tham gia tố tụng với tư cách là bị hại hay là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan? Theo quy định tại Điều 65 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì người vay tiền trong trường hợp này tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Vướng mắc 6: - Trong vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có bắt buộc phải trưng cầu giám định về tiền lãi không? Tại Điều 4 của Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP ngày 13-12-2017 quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế thì việc xác định tiền lãi, tiền lãi nặng trong vụ án này không thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tư pháp. Vướng mắc 7 -Trường hợp lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng cao hơn 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố thì Tòa án căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 hay khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết vụ án? Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và các luật khác có liên quan về thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng... thì áp dụng theo quy định của Luật này”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”. Do vậy, đối với hợp đồng vay mà một bên là tổ chức tín dụng thì lãi suất của hợp đồng vay được thực hiện theo thỏa thuận mà không theo quy định tại khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005. Vướng mắc 8: - Trường hợp người vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay vốn, tức là dùng vốn vay với mục đích ban đầu là đầu tư, kinh doanh, sản xuất nhưng sau đó tiêu xài, xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng, phương tiện đi lại dẫn đến không trả được nợ thì có được coi là “sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản” và có bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015 không? Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì: “Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù cỏ điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”. So với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 140 của Bộ luật Hình sự năm 1999, điểm a khoản 1 Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm tình tiết “đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”. Như vậy, người vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích xin vay vốn nhưng không sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp (buôn lậu, rửa tiền, sản xuất, buôn bán ma túy...) mà dùng vốn vay để tiêu xài, xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng, phương tiện đi lại...) dẫn đến khi đến hạn họ không có điều kiện, khả năng trả nợ thì không coi là sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản để xử lý trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trường hợp đến thời hạn trả lại tài sản mà họ có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả (có nhà, đất đai, tài sản nhưng chây ì, tẩu tán hoặc có hành vi chống đối lại việc kê biên, thu hồi tài sản...) thì bị xử lí trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Căn cứ: Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến vướng mắc trong xét xử Công văn 64/TANDTC-PC năm 2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ
Mắc vào vay nặng lãi làm sao thoát ra?
Tình hình là gia đình em có anh trai không biết vay nặng lãi làm gì. Nhưng đã vướng vào rất nhiều lần, ba mẹ cố vay mượn trả, nhưng đến nay vẫn chứng nào tật nấy, anh em vẫn quay lại đường cũ vay nặng lãi. Lần này họ lấy thông tin hình ảnh của em và chồng em và cả anh trai em đăng lên facebook nói là gia đình lừa đảo này nọ,.... và em đã khóa facebook. bên đòi nợ nhắn tin cho em nói mở facebook em ra và nói sẽ làm cho ba mẹ xem biết. mà em không liên quan trong vấn đề vay tiền này. vậy em phải làm sao ạ? em có kiện được họ là bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác không ạ? Hỏi anh trai thì nói đã trả hết gốc và đó là tiền lãi vì cao quá. em có gọi bên đó hỏi là nợ bao nhiêu. nhưng bên đó không nói chính xác chỉ nói là vài chục.
Như thế nào là cho vay nặng lãi, mức xử phạt ra sao?
Vay tiền hiện nay là một giao dịch phổ biến, tuy nhiên nhiều người đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết cũng như sự cần thiết của bên vay mà đưa ra mức lãi suất trên trơi. Dưới đây là nội dung mà người vay lẫn người cho vay cần lưu ý để tránh sự can thiệp của pháp luật. Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau: ''1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác… Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.” Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất 20%/năm. Như vậy, trường hợp lãi suất do các bên thỏa thuận không được vượt quá: 20%/ năm của khoản tiền vay Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng Điều 201 BLHS sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội cho vay nặng lãi: 1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên155, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tương đương lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định trên tháng là: 5 lần x 1,666% = 8,33% Như vậy, chỉ khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 5 lần trở lên thì mới cầu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự Trường hợp bên vay không trả được nợ và phía bên cho vay khởi kiện ra tòa án thì pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi của bên cho vay trong phạm vi lãi suất mà pháp luật cho phép. Phần vượt quá lãi suất sẽ không được pháp luật bảo vệ.
Vay nặng lãi không có khả năng trả lãi
Thưa Luật Sư.! Năm 2013 mẹ và anh trai tôi mang giấy tờ đất đi vay nặng lãi 140 triệu với lãi suất 3000 VND/1 triệu/ 1 tháng . Bên cho vay đã làm hợp đồng và hay bên đã làm giấy xác nhận không công chứng. Do điều kiện kinh tế đến nay gia đình tôi không có khả năng trả gốc và lãi. Bên cho vay đã đến nhà nói không cần trả lãi chỉ cần mỗi tháng trả 20 triệu cho hết số tiền gốc nếu không sẽ khởi kiện . Bây giờ nếu gia đình tôi bị khởi kiện có thì sẽ có bị ảnh hưởng gì không.? Xin Luật Sư tư vấn giúp cho tôi. Trân trọng cảm ơn.!
Vay nặng lãi không có khả năng trả lãi
Thưa Luật Sư.! Năm 2013 mẹ và anh trai tôi mang giấy tờ đất đi vay nặng lãi 140 triệu với lãi suất 3000 VND/1 triệu/ 1 tháng . Bên cho vay đã làm hợp đồng và hay bên đã làm giấy xác nhận không công chứng. Do điều kiện kinh tế đến nay gia đình tôi không có khả năng trả gốc và lãi. Bên cho vay đã đến nhà nói không cần trả lãi chỉ cần mỗi tháng trả 20 triệu cho hết số tiền gốc nếu không sẽ khởi kiện . Bây giờ nếu gia đình tôi bị khởi kiện có thì sẽ có bị ảnh hưởng gì không.? Xin Luật Sư tư vấn giúp cho tôi.! Trân trọng cảm ơn.