Công ty không kê khai giao dịch liên kết có bị ấn định thuế và xử phạt VPHC không?
Năm 2023, công ty tôi có vay tiền của giám đốc, trường hợp này có được xác định là giao dịch liên kết hay không? Trường hợp doanh nghiệp không kê khai giao dịch liên kết thì sẽ bị xử lý như thế nào? 1. Giao dịch liên kết đối với công ty vay tiền của giám đốc Tại Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định các bên có quan hệ liên kết là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp: - Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia; - Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác. Cụ thể trường hợp Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP. Theo đó, công ty có đi vay tiền của Giám đốc thì được xác định là giao dịch liên kết nếu như thỏa mãn 2 nội dung sau: - Giám đốc là người thực hiện điều hành, kiểm soát doanh nghiệp. - Số tiền vay giám đốc bằng hoặc lớn hơn 10% vốn góp của chủ sở hữu. Nếu không đáp ứng các điều kiện này thì giao dịch vay tiền giữa công ty với giám đốc không được xác định là giao dịch liên kết. 2. Các trường hợp ấn định thuế Tại Khoản 1 Điều 50 Luật quản lý thuế 2019 quy định người nộp thuế bị ấn định thuế khi thuộc một trong các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế sau: - Không đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế; - Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế; - Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định; - Không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế theo quy định; - Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường; - Mua, trao đổi hàng hóa sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn mà hàng hóa là có thật theo xác định của cơ quan có thẩm quyền và đã được kê khai doanh thu tính thuế; - Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế; - Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; - Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết. Theo đó, nếu công ty thuộc trường hợp có phát sinh giao dịch liên kết mà không thực hiện kê khai theo Phụ lục I, II, III, IV Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì bị ấn định thuế. Căn cứ ấn định thuế đối với người nộp thuế là tổ chức là cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại; tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực; kết quả xác minh; số tiền thuế phải nộp bình quân tối thiểu của 03 cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương; trường hợp tại địa phương, cơ sở kinh doanh không có hoặc có nhưng không đủ thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô cơ sở kinh doanh thì lấy thông tin của cơ sở kinh doanh tại địa phương khác để thực hiện ấn định theo từng yếu tố. 3. Xử phạt vi phạm hành chính về giao dịch liên kết Căn cứ theo Khoản 4 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP: tổ chức có hành vi không nộp các phụ lục về giao dịch liên kết thì bị xử phạt từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Như vậy, khi công ty có phát sinh giao dịch vay tiền của giám đốc thì cần xác định giao dịch này có phải là giao dịch liên kết hay không. Nếu là giao dịch liên kết thì công ty (người nộp thuế) có nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo Phụ lục I, II, III, IV Nghị định 132/2020/NĐ-CP. Trường hợp không thực hiện thì sẽ bị cơ quan thuế ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Xử lý tang vật VPHC khi xác định hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định: “Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ ... 3. Chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc cơ quan khác khi có quyết định của người có thẩm quyền. ...” Theo đó, người quản lý, bảo quản tang vật chuyển tang vật bị tạm giữ, tịch thu cho cơ quan có thẩm quyền khi có quyết định của người có thẩm quyền.
Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính có cần đánh dấu bút lục không?
Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: "Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này. 2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ." Theo đó, hồ sơ xử lý vi phạm hành chính phải được đánh bút lục.
Không đồng ý ký vào biên bản phạt giao thông có phải là chống người thi hành công vụ?
Chống người thi hành công vụ - Minh họa Trong nhiều trường hợp, dù bị cảnh sát giao thông dừng xe thông báo lỗi vi phạm nhưng người dân hoàn toàn có căn cứ để cho rằng mình không hề sai. Trong trường hợp này, việc không đồng ý ký vào biên bản xử phạt có được xem là hành vi “chống người thi hành công vụ” hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng xem lại cấu thành của tội “chống người thi hành công vụ” tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.” Như vậy, mấu chốt của vấn đề là việc không ký tên vào biên bản có được xem là “cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ” Đồng ý rằng việc cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm chính là thực hiện công vụ, tuy nhiên ở đây “cản trở” phải được hiểu là người vi phạm cố ý trực tiếp dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hành vi khác,… nhằm ngăn không cho người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của mình. “Công vụ” mà người cảnh sát giao thông thực hiện chỉ có thể là việc “lập biên bản” tức nếu người vi phạm cản không cho cảnh sát viết biên bản thì đây chính là hành vi “chống người thi hành công vụ”. Riêng đối với việc ký tên vào biên bản – hành động này dưới góc nhìn của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được xem là hành vi đồng ý xác nhận những nội dung ghi tại biên bản, trong đó có lỗi vi phạm. Mặt khác, Điểm g Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính có quy định “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;”, như vậy cho đến khi họ chứng minh được mình không vi phạm hành chính, họ không có nghĩa vụ phải ký vào biên bản. Thêm vào đó, Luật tố tụng hành chính cũng cho phép mọi người dân khi không đồng tình với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính thì hoàn toàn có quyền khởi kiện, chính vì vậy họ không có nghĩa vụ phải đồng tình với quyết định xử phạt mình nếu chứng cứ chứng minh vi phạm chưa thuyết phục! Tuy nhiên, cũng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, cụ thể tại Điều 58 có quy định trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 1 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Lúc này, những người khác sẽ đứng ra làm chứng xác nhận nội dung của biên bản có chính xác hay không và người vi phạm vẫn sẽ phải nhận quyết định xử phạt, tuy nhiên họ không mất đi quyền khởi kiện vụ án hành chính của mình.
Xử lý vi phạm hành chính khi người vi phạm cố tình trốn tránh
Thứ nhất, việc lập biên bản vi phạm hành chính, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: "Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính ... 2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến." Theo đó, nếu người vi phạm trốn tránh thì có thể lập biên bản có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. Thứ hai, việc ra quyết định thì dựa trên biên bản vi phạm hành chính đã lập, dù người vi phạm có trốn tránh thì vẫn ra quyết định như bình thường. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người vi phạm để thi hành theo hướng dẫn tại Điều 70 Luật này: "Điều 70. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành ... Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao."
Xử lý hành vi vứt xác động vật ra ngoài môi trường
Căn cứ theo Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 90/2017/NĐ-CP thì hành vi vứt xác heo chết ra ngoài môi trường có thể bị xử phạt theo quy định sau: "6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường;" Do đó, mức xử phạt đối với hành vi vứt xác heo chết ra ngoài môi trường có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại Khoản 10 Điều này như sau "a) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, xác động vật và sản phẩm của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;" Về thẩm quyền xử phạt đối với hành vi trên sẽ do những cá nhân, cơ quan, tổ chức sau theo quy định tại Chương III Nghị định 90/2017/NĐ-CP. - Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp. - Thanh tra - Quản lý thị trường. - Công an nhân dân. - Bộ đội biên phòng. - Cảnh sát biển.
Xử lý vi phạm san lấp đất ở hành lang đê
Điểm b Khoản 3 Điều 26 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản quy định: "Điều 26. Vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước 3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, trừ các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: b) San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai, công trình phòng, chống sạt lở, chỉnh trị ở các tuyến sông có đê, công trình phòng, chống thiên tai". Theo đó, nếu có hành vi san, lấp bờ sông, suối, rạch, hồ chứa nước thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và môi trường (trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách luật định) thì bị phạt từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 triệu đồng. Lưu ý: Khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định: "Điều 5. Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính 1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân". Mức phạt quy định trên là áp dụng cho cá nhân và hộ kinh doanh vi phạm. Nếu tổ chức vi phạm mức phạt gấp 02 lần cá nhân.
Khi giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản không?
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: "Điều 70. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết. Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao. Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao." Theo đó, khi người vi phạm không nhận quyết định thì mới làm biên bản.
Thời hạn, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực di sản văn hóa?
Thời hạn, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực di sản văn hóa? Theo Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau: - Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau: Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế; - Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau: Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; - Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. - Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Và tại Điều 8 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính, cụ thể: - Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc. - Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.” Dẫn chiếu Điều 144 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.” Như vậy, hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể thời hạn, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực di sản văn hóa. Tuy nhiên, việc xác định thời hạn, thời hiệu sẽ được áp dụng theo quy định trên. Do đó, thời hiệu xử phạt hành chính đối với lĩnh vực di sản văn hóa là 01 năm.
Cơ quan thụ lý vụ việc vi phạm hành chính có quyền yêu cầu người vi phạm giải trình không?
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: "Điều 61. Giải trình 1. Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này." Theo đó, việc giải trình là quyền của cá nhân, tổ chức vi phạm chứ không phải quyền của cơ quan thụ lý, do đó, cơ quan thụ lý không được yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm phải giải trình.
Hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi có người nhận thay
Tôi có câu hỏi như thế này mong mọi người giúp đỡ: Trong trường hợp người A bị cơ quan B ra quyết định xử phạt Vi phạm hành chính và A đã chấp hành xong (đã nộp tiền phạt vào kho bạc nhà nước theo quyết định xử phạt VPHC của cơ quan B). Tuy nhiên, gần 1 năm sau, khi xem xét vụ việc và đã điều tra, xác minh làm rõ, xét thấy người A không thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Thực tế A chỉ nhận thay cho người khác là C nên cơ quan B đã ra quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt Vi phạm hành chính đối với người A. Lập biên bản Vi phạm hành chính với C và ra quyết định xử phạt Vi phạm hành chính với C. Vậy trong trường hợp này. Tôi muốn hỏi: Cơ quan B phải làm những thủ tục gì tiếp theo sau khi đã ra quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt Vi phạm hành chính với người A. Làm sao để A lấy lại tiền đã nộp phạt trước đó (quyết định xử phạt đó nay đã bị hủy bỏ) vào kho bạc nhà nước? Tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan B sẽ hủy bỏ toàn bộ nội dung Quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi: - Có vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính; - Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính; - Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính; - Có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên xét với trường hợp của mình thì tôi không thấy phù hợp trường hợp nào cả. Mong sớm nhận được hồi đáp. Trân trọng cảm ơn!
Điều khiển ô tô bị mòn lốp có bị xử phạt không?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: "Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông ... 3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: ... d) Điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);" ... 7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 3; điểm d, điểm đ khoản 4 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;" Theo đó, bánh xe bị mòn lốp thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đồng thời người vi phạm buộc phải thay thế bánh xe khác có đủ tiêu chuẩn. Hành vi này không bị giam bằng lái.
Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính
Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại tại Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: "Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau: Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế; b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau: Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt."
Thủ tục tạm giữ xe đạp vi phạm giao thông như thế nào để đúng trình tự?
Hôm nay, trên địa bàn TP. HCM bắt đầu triển khai chiến dịch xử phạt các trường hợp điều khiển xe đạp vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này, có thể thấy rằng các mức phạt đối với người điều khiển xe đạp tối đa là 200.000 VNĐ. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì các lỗi vi phạm hành chính với mức phạt dưới 250.000 VNĐ đối với cá nhân thì các lực lượng chức năng có thể tiến hành xử phạt tại chỗ (trừ những lỗi được phát hiện bằng các phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ). Tuy nhiên mình có một thắc mắc, lỡ như người điều khiển xe đạp không mang giấy tờ tùy thân, trong người cũng không có tiền thì CSGT phải xử lý như thế nào? Được biết, tại Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính thì CSGT được quyền tạm giữ tang vật để làm cơ sở ra quyết định xử phạt hành chính. Mà tang vật ở đây cụ thể là chiếc xe đạp. Tuy nhiên có mộ câu hỏi đặt ra là khi lập biên bản tạm giữ xe đạp có gặp khó khăn không? Khi mà xe đạp không giống như xe máy, bởi xe đạp không có đăng ký, không có số khung, số máy như xe máy, như vậy làm sao phân biệt được xe này với xe khác nếu như trong kho có nhiều xe đạp được tạm giữ? Bác nào trải nghiệm thực tế mong nhận được chia sẻ ạ.
05 đối tượng được quyền xử phạt trong giao thông đường bộ
Sau đây là danh sách những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và phạm vi xử phạt. STT Đối tượng Phạm vi xử phạt 01 Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp Có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP trong phạm vi quản lý của địa phương mình. 02 Cảnh sát giao thông đường bộ Có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định 171 như sau: - Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ được quy định tại Nghị định 171; - Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15 Nghị định 171. 03 Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ Có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định 171 như sau: - Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10 Điều 5; - Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6; - Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 3; Điểm d, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7; - Điểm c, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4 Điều 8; - Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12; - Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15; - Điều 18, Điều 20; - Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 6 Điều 23; - Điều 26, Điều 29; - Khoản 4, Khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34. 04 Trưởng Công an cấp xã Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định 171 như sau: - Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4 Điều 5; - Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều 6; - Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 3; Điểm d, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 7; - Điểm c, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4 Điều 8; - Điều 9, Điều 10; - Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 11; - Khoản 1, Khoản 2 Điều 12; - Khoản 1, Khoản 2 Điều 15; - Điều 18; Khoản 1, Khoản 2 Điều 20; - Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 23; - Khoản 1 Điều 26; Khoản 1 Điều 29; - Khoản 4 Điều 31; Điều 32; Khoản 1 Điều 34. 05 Thanh tra giao thông vận tải Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định 171 như sau: - Điểm đ Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm b Khoản 7; Khoản 8 Điều 5; - Điểm a, Điểm đ, Điểm h Khoản 3; Điểm m Khoản 4; Điểm d Khoản 5 Điều 6; - Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b Khoản 3; Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 7; - Điểm đ, Điểm e Khoản 1; Điểm a, Điểm b Khoản 2; Điểm b Khoản 3 Điều 8; - Điểm a Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Điểm a, Điểm b Khoản 4; Điểm a Khoản 5 Điều 11; - Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15; - Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5 Điều 16; - Điều 19, Điều 20; - Khoản 3; Điểm b, Điểm c Khoản 4; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21; - Điều 22; Điều 23; - Khoản 1; Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 24; - Điều 25, Điều 27, Điều 28; - Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10 Điều 30; - Điều 31, Điều 33, Điều 37, Điều 38.
Quy định mới về xử phạt trong lĩnh vực thuế
Từ 15/12/2013, Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế sẽ có hiệu lực và thay thế Nghị định 98/2007/NĐ-CP, 13/2009/NĐ-CP. Theo đó có những điểm nổi bật sau: 1. Nộp hồ sơ khai báo thuế quá thời hạn từ 1 đến 5 ngày mà không có tình tiết giảm nhẹ sẽ bị phạt từ 400 – 1.000.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo (quy định hiện hành không bị xử phạt). 2. Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 1 ngày đến 10 ngày mà không có tình tiết giảm nhẹ sẽ bị phạt từ 400 – 1.000.000 đồng (quy định hiện hành không bị xử phạt). 3. Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 30 ngày chỉ bị phạt từ 400 – 1.000.000 đồng (quy định hiện hành là 200.000 – 2.000.000 đồng).
Công ty không kê khai giao dịch liên kết có bị ấn định thuế và xử phạt VPHC không?
Năm 2023, công ty tôi có vay tiền của giám đốc, trường hợp này có được xác định là giao dịch liên kết hay không? Trường hợp doanh nghiệp không kê khai giao dịch liên kết thì sẽ bị xử lý như thế nào? 1. Giao dịch liên kết đối với công ty vay tiền của giám đốc Tại Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định các bên có quan hệ liên kết là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp: - Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia; - Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác. Cụ thể trường hợp Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP. Theo đó, công ty có đi vay tiền của Giám đốc thì được xác định là giao dịch liên kết nếu như thỏa mãn 2 nội dung sau: - Giám đốc là người thực hiện điều hành, kiểm soát doanh nghiệp. - Số tiền vay giám đốc bằng hoặc lớn hơn 10% vốn góp của chủ sở hữu. Nếu không đáp ứng các điều kiện này thì giao dịch vay tiền giữa công ty với giám đốc không được xác định là giao dịch liên kết. 2. Các trường hợp ấn định thuế Tại Khoản 1 Điều 50 Luật quản lý thuế 2019 quy định người nộp thuế bị ấn định thuế khi thuộc một trong các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế sau: - Không đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế; - Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế; - Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định; - Không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế theo quy định; - Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường; - Mua, trao đổi hàng hóa sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn mà hàng hóa là có thật theo xác định của cơ quan có thẩm quyền và đã được kê khai doanh thu tính thuế; - Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế; - Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; - Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết. Theo đó, nếu công ty thuộc trường hợp có phát sinh giao dịch liên kết mà không thực hiện kê khai theo Phụ lục I, II, III, IV Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì bị ấn định thuế. Căn cứ ấn định thuế đối với người nộp thuế là tổ chức là cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại; tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực; kết quả xác minh; số tiền thuế phải nộp bình quân tối thiểu của 03 cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương; trường hợp tại địa phương, cơ sở kinh doanh không có hoặc có nhưng không đủ thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô cơ sở kinh doanh thì lấy thông tin của cơ sở kinh doanh tại địa phương khác để thực hiện ấn định theo từng yếu tố. 3. Xử phạt vi phạm hành chính về giao dịch liên kết Căn cứ theo Khoản 4 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP: tổ chức có hành vi không nộp các phụ lục về giao dịch liên kết thì bị xử phạt từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Như vậy, khi công ty có phát sinh giao dịch vay tiền của giám đốc thì cần xác định giao dịch này có phải là giao dịch liên kết hay không. Nếu là giao dịch liên kết thì công ty (người nộp thuế) có nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo Phụ lục I, II, III, IV Nghị định 132/2020/NĐ-CP. Trường hợp không thực hiện thì sẽ bị cơ quan thuế ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Xử lý tang vật VPHC khi xác định hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định: “Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ ... 3. Chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc cơ quan khác khi có quyết định của người có thẩm quyền. ...” Theo đó, người quản lý, bảo quản tang vật chuyển tang vật bị tạm giữ, tịch thu cho cơ quan có thẩm quyền khi có quyết định của người có thẩm quyền.
Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính có cần đánh dấu bút lục không?
Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: "Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này. 2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ." Theo đó, hồ sơ xử lý vi phạm hành chính phải được đánh bút lục.
Không đồng ý ký vào biên bản phạt giao thông có phải là chống người thi hành công vụ?
Chống người thi hành công vụ - Minh họa Trong nhiều trường hợp, dù bị cảnh sát giao thông dừng xe thông báo lỗi vi phạm nhưng người dân hoàn toàn có căn cứ để cho rằng mình không hề sai. Trong trường hợp này, việc không đồng ý ký vào biên bản xử phạt có được xem là hành vi “chống người thi hành công vụ” hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng xem lại cấu thành của tội “chống người thi hành công vụ” tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.” Như vậy, mấu chốt của vấn đề là việc không ký tên vào biên bản có được xem là “cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ” Đồng ý rằng việc cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm chính là thực hiện công vụ, tuy nhiên ở đây “cản trở” phải được hiểu là người vi phạm cố ý trực tiếp dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hành vi khác,… nhằm ngăn không cho người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của mình. “Công vụ” mà người cảnh sát giao thông thực hiện chỉ có thể là việc “lập biên bản” tức nếu người vi phạm cản không cho cảnh sát viết biên bản thì đây chính là hành vi “chống người thi hành công vụ”. Riêng đối với việc ký tên vào biên bản – hành động này dưới góc nhìn của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được xem là hành vi đồng ý xác nhận những nội dung ghi tại biên bản, trong đó có lỗi vi phạm. Mặt khác, Điểm g Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính có quy định “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;”, như vậy cho đến khi họ chứng minh được mình không vi phạm hành chính, họ không có nghĩa vụ phải ký vào biên bản. Thêm vào đó, Luật tố tụng hành chính cũng cho phép mọi người dân khi không đồng tình với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính thì hoàn toàn có quyền khởi kiện, chính vì vậy họ không có nghĩa vụ phải đồng tình với quyết định xử phạt mình nếu chứng cứ chứng minh vi phạm chưa thuyết phục! Tuy nhiên, cũng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, cụ thể tại Điều 58 có quy định trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 1 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Lúc này, những người khác sẽ đứng ra làm chứng xác nhận nội dung của biên bản có chính xác hay không và người vi phạm vẫn sẽ phải nhận quyết định xử phạt, tuy nhiên họ không mất đi quyền khởi kiện vụ án hành chính của mình.
Xử lý vi phạm hành chính khi người vi phạm cố tình trốn tránh
Thứ nhất, việc lập biên bản vi phạm hành chính, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: "Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính ... 2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến." Theo đó, nếu người vi phạm trốn tránh thì có thể lập biên bản có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. Thứ hai, việc ra quyết định thì dựa trên biên bản vi phạm hành chính đã lập, dù người vi phạm có trốn tránh thì vẫn ra quyết định như bình thường. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người vi phạm để thi hành theo hướng dẫn tại Điều 70 Luật này: "Điều 70. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành ... Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao."
Xử lý hành vi vứt xác động vật ra ngoài môi trường
Căn cứ theo Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 90/2017/NĐ-CP thì hành vi vứt xác heo chết ra ngoài môi trường có thể bị xử phạt theo quy định sau: "6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường;" Do đó, mức xử phạt đối với hành vi vứt xác heo chết ra ngoài môi trường có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại Khoản 10 Điều này như sau "a) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, xác động vật và sản phẩm của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;" Về thẩm quyền xử phạt đối với hành vi trên sẽ do những cá nhân, cơ quan, tổ chức sau theo quy định tại Chương III Nghị định 90/2017/NĐ-CP. - Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp. - Thanh tra - Quản lý thị trường. - Công an nhân dân. - Bộ đội biên phòng. - Cảnh sát biển.
Xử lý vi phạm san lấp đất ở hành lang đê
Điểm b Khoản 3 Điều 26 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản quy định: "Điều 26. Vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước 3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, trừ các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: b) San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai, công trình phòng, chống sạt lở, chỉnh trị ở các tuyến sông có đê, công trình phòng, chống thiên tai". Theo đó, nếu có hành vi san, lấp bờ sông, suối, rạch, hồ chứa nước thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và môi trường (trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách luật định) thì bị phạt từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 triệu đồng. Lưu ý: Khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định: "Điều 5. Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính 1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân". Mức phạt quy định trên là áp dụng cho cá nhân và hộ kinh doanh vi phạm. Nếu tổ chức vi phạm mức phạt gấp 02 lần cá nhân.
Khi giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản không?
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: "Điều 70. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết. Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao. Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao." Theo đó, khi người vi phạm không nhận quyết định thì mới làm biên bản.
Thời hạn, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực di sản văn hóa?
Thời hạn, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực di sản văn hóa? Theo Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau: - Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau: Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế; - Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau: Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; - Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. - Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Và tại Điều 8 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính, cụ thể: - Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc. - Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.” Dẫn chiếu Điều 144 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.” Như vậy, hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể thời hạn, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực di sản văn hóa. Tuy nhiên, việc xác định thời hạn, thời hiệu sẽ được áp dụng theo quy định trên. Do đó, thời hiệu xử phạt hành chính đối với lĩnh vực di sản văn hóa là 01 năm.
Cơ quan thụ lý vụ việc vi phạm hành chính có quyền yêu cầu người vi phạm giải trình không?
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: "Điều 61. Giải trình 1. Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này." Theo đó, việc giải trình là quyền của cá nhân, tổ chức vi phạm chứ không phải quyền của cơ quan thụ lý, do đó, cơ quan thụ lý không được yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm phải giải trình.
Hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi có người nhận thay
Tôi có câu hỏi như thế này mong mọi người giúp đỡ: Trong trường hợp người A bị cơ quan B ra quyết định xử phạt Vi phạm hành chính và A đã chấp hành xong (đã nộp tiền phạt vào kho bạc nhà nước theo quyết định xử phạt VPHC của cơ quan B). Tuy nhiên, gần 1 năm sau, khi xem xét vụ việc và đã điều tra, xác minh làm rõ, xét thấy người A không thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Thực tế A chỉ nhận thay cho người khác là C nên cơ quan B đã ra quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt Vi phạm hành chính đối với người A. Lập biên bản Vi phạm hành chính với C và ra quyết định xử phạt Vi phạm hành chính với C. Vậy trong trường hợp này. Tôi muốn hỏi: Cơ quan B phải làm những thủ tục gì tiếp theo sau khi đã ra quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt Vi phạm hành chính với người A. Làm sao để A lấy lại tiền đã nộp phạt trước đó (quyết định xử phạt đó nay đã bị hủy bỏ) vào kho bạc nhà nước? Tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan B sẽ hủy bỏ toàn bộ nội dung Quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi: - Có vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính; - Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính; - Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính; - Có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên xét với trường hợp của mình thì tôi không thấy phù hợp trường hợp nào cả. Mong sớm nhận được hồi đáp. Trân trọng cảm ơn!
Điều khiển ô tô bị mòn lốp có bị xử phạt không?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: "Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông ... 3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: ... d) Điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);" ... 7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 3; điểm d, điểm đ khoản 4 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;" Theo đó, bánh xe bị mòn lốp thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đồng thời người vi phạm buộc phải thay thế bánh xe khác có đủ tiêu chuẩn. Hành vi này không bị giam bằng lái.
Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính
Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại tại Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: "Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau: Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế; b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau: Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt."
Thủ tục tạm giữ xe đạp vi phạm giao thông như thế nào để đúng trình tự?
Hôm nay, trên địa bàn TP. HCM bắt đầu triển khai chiến dịch xử phạt các trường hợp điều khiển xe đạp vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này, có thể thấy rằng các mức phạt đối với người điều khiển xe đạp tối đa là 200.000 VNĐ. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì các lỗi vi phạm hành chính với mức phạt dưới 250.000 VNĐ đối với cá nhân thì các lực lượng chức năng có thể tiến hành xử phạt tại chỗ (trừ những lỗi được phát hiện bằng các phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ). Tuy nhiên mình có một thắc mắc, lỡ như người điều khiển xe đạp không mang giấy tờ tùy thân, trong người cũng không có tiền thì CSGT phải xử lý như thế nào? Được biết, tại Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính thì CSGT được quyền tạm giữ tang vật để làm cơ sở ra quyết định xử phạt hành chính. Mà tang vật ở đây cụ thể là chiếc xe đạp. Tuy nhiên có mộ câu hỏi đặt ra là khi lập biên bản tạm giữ xe đạp có gặp khó khăn không? Khi mà xe đạp không giống như xe máy, bởi xe đạp không có đăng ký, không có số khung, số máy như xe máy, như vậy làm sao phân biệt được xe này với xe khác nếu như trong kho có nhiều xe đạp được tạm giữ? Bác nào trải nghiệm thực tế mong nhận được chia sẻ ạ.
05 đối tượng được quyền xử phạt trong giao thông đường bộ
Sau đây là danh sách những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và phạm vi xử phạt. STT Đối tượng Phạm vi xử phạt 01 Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp Có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP trong phạm vi quản lý của địa phương mình. 02 Cảnh sát giao thông đường bộ Có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định 171 như sau: - Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ được quy định tại Nghị định 171; - Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15 Nghị định 171. 03 Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ Có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định 171 như sau: - Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10 Điều 5; - Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6; - Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 3; Điểm d, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7; - Điểm c, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4 Điều 8; - Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12; - Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15; - Điều 18, Điều 20; - Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 6 Điều 23; - Điều 26, Điều 29; - Khoản 4, Khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34. 04 Trưởng Công an cấp xã Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định 171 như sau: - Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4 Điều 5; - Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều 6; - Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 3; Điểm d, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 7; - Điểm c, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4 Điều 8; - Điều 9, Điều 10; - Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 11; - Khoản 1, Khoản 2 Điều 12; - Khoản 1, Khoản 2 Điều 15; - Điều 18; Khoản 1, Khoản 2 Điều 20; - Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 23; - Khoản 1 Điều 26; Khoản 1 Điều 29; - Khoản 4 Điều 31; Điều 32; Khoản 1 Điều 34. 05 Thanh tra giao thông vận tải Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định 171 như sau: - Điểm đ Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm b Khoản 7; Khoản 8 Điều 5; - Điểm a, Điểm đ, Điểm h Khoản 3; Điểm m Khoản 4; Điểm d Khoản 5 Điều 6; - Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b Khoản 3; Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 7; - Điểm đ, Điểm e Khoản 1; Điểm a, Điểm b Khoản 2; Điểm b Khoản 3 Điều 8; - Điểm a Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Điểm a, Điểm b Khoản 4; Điểm a Khoản 5 Điều 11; - Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15; - Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5 Điều 16; - Điều 19, Điều 20; - Khoản 3; Điểm b, Điểm c Khoản 4; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21; - Điều 22; Điều 23; - Khoản 1; Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 24; - Điều 25, Điều 27, Điều 28; - Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10 Điều 30; - Điều 31, Điều 33, Điều 37, Điều 38.
Quy định mới về xử phạt trong lĩnh vực thuế
Từ 15/12/2013, Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế sẽ có hiệu lực và thay thế Nghị định 98/2007/NĐ-CP, 13/2009/NĐ-CP. Theo đó có những điểm nổi bật sau: 1. Nộp hồ sơ khai báo thuế quá thời hạn từ 1 đến 5 ngày mà không có tình tiết giảm nhẹ sẽ bị phạt từ 400 – 1.000.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo (quy định hiện hành không bị xử phạt). 2. Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 1 ngày đến 10 ngày mà không có tình tiết giảm nhẹ sẽ bị phạt từ 400 – 1.000.000 đồng (quy định hiện hành không bị xử phạt). 3. Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 30 ngày chỉ bị phạt từ 400 – 1.000.000 đồng (quy định hiện hành là 200.000 – 2.000.000 đồng).