Vietnam Airlines bị tẩy chay ở nước ngoài?
Vừa qua, trang facebook của Vietnam Airlines đã "ngập lụt" trong làn sóng phẫn nộ của những người bảo vệ động vật hoang dã ở châu Âu. Kể từ khi một số hình ảnh về việc Vietnam Airlines vận chuyển động vật linh trưởng cho một số phòng thí nghiệm trên thế giới bị phát tán ra ngoài, nhiều người đã tới biểu tình tại một vài văn phòng booking của Vietnam Airlines ở nước ngoài. Không biết bộ phận Quản trị rủi ro và Xử lý khủng hoảng của VNA sẽ giải quyết vấn đề này ra sao ! Cũng chẳng hiểu sao không thấy báo chí nào đưa tin về việc này, phải chăng "tốt khoe, xấu che"?
Liệu Cocacola có làm Việt Nam "nghèo"?
"Số liệu của Cục thuế TP HCM cho biết, Coca-Cola lỗ dài dài kể từ khi chính thức hoạt động tại Việt Nam đến nay.10 năm qua, số lỗ của Coca-Cola luôn ở mức trên 100 tỷ đồng/năm, có năm số lỗ chiếm gần 1/3 doanh thu." "Tính đến ngày 30/9/2011, Coca-Cola đã lỗ lũy kế 3.768 tỷ đồng - một khoản 'lỗ sụ'. Không chỉ lỗ lớn, tính đến thời điểm cuối tháng 9/2011" "Tình hình từ phía PepsiCo có vẻ có khả quan hơn, mặc dù, kể từ khi thành lập cho tới năm 2007, PepsiCo cũng lỗ liên tục (tới năm 2006 vẫn lỗ 122 tỷ đồng). Lỗ kéo dài từ năm 1991, nên trên bảng cân đối tài sản của PepsiCo, lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2010 là 1.206 tỷ đồng. Thực tế, năm 2009, PepsiCo đạt doanh thu 3.840 tỷ đồng, còn năm 2011 là 6.915 tỷ đồng. Tức là, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu rất thấp, chỉ trên 2%."đại gia trong" http://tintuconline.com.vn/vn/kinhte/20121214090038003/nhung-tap-doan-xuyen-quoc-gia-rut-ruot-viet-nam.html 2 đại gia trong ngành ăn uống tại Việt Nam được nhận định là trong suốt thời gian kinh doanh tại VN đã "thu" về được rất nhiều khoản lỗ. Việc này thật sự là không ai có thể tin được, hàng ngày bao nhiêu người tham gia quá trình mua và bán sản phẩm của 2 hãng trên thế mà kết quả báo về là "lỗ". Cũng như trường hợp của Petrolimex, được xem là một ngành sử dụng tài nguyên quốc gia thế mà lại thông báo là "lỗ", như thế chẳng phải đổ xăng cũng làm "nghèo" quốc gia? Liệu sự thật của từ "lỗ" nằm ở đâu? Từ thực chất kinh doanh của các Doanh Nghiệp hay từ quy định của pháp luật chưa thật sự sát với thực tế làm cho các DN không thể kinh doanh tốt trong khi pháp luật và kinh tế là 2 lĩnh vực cùng tiến?
Việt Nam khởi kiện Trung Quốc, sao lại không?
Vụ việc vào ngày 30/11/2012 khi mà tàu cá của Trung Quốc đã va chạm và tranh chấp với tàu Bình Minh 2 trong vùng đặc quyền kinh tế dẫn đến việc làm đứt cáp tàu đựơc dư luận cho rằng đây là một hành động nhằm mục đích "gây chiến" với Việt Nam. Theo quy định của Công ước về luật biển 1982: "ĐIỀU 55. Chế độ pháp lý riêng của vùng đặc quyền về kinh tế Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh." Theo đó các quốc gia ven biển có quyền: "ĐIỀU 56. Các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền về kinh tế "1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có: a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc: i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; ii. Nghiên cứu khoa học về biển; iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;... 2. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước..." Vì thế cả VN và TQ trong quá trình họat động trên vùng đặc quyền kinh tế đều có quyền thực hiện các họat động thăm dò khai thác, nhưng không được làm ảnh hưởng đến nhau. Hành động trên của TQ cho thấy đã vi phạm các quy định của Công pháp quốc tế và cũng như tạo nên một tiền lệ xấu trong họat động trên biển của họ. Không chỉ xảy ra ở vụ tàu Bình Minh 2, mà trước đó Trung Quốc có hành động đưa hình Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ trên hộ chiếu, hay việc tổ chức các đoàn du lịch ra tham quan đảo Hoàng Sa, cũng như hình ảnh về đường lưỡi bò...và sẽ còn nhiều và nhiều nữa các họat động khác của TQ vi phạm Công ước Quốc tế và chủ quyền của VN. Ngày 12/12/12 tới cuộc họp bốn bên về vấn đề biển Đông do Philippines tổ chức tại Manila gồm có cả VN, Malaysia, và Brunei được xác định là nhằm phân định rõ chủ quyền cho vùng biển này. Việc này có thể được xem là khởi đầu và tạo nên những cơ sở pháp lý và lý luận cho Việt Nam chứng minh chủ quyền của mình. Và đây cũng là điều kiện để các nhà chức trách VN phải đứng lên để giành lại quyền lợi của quốc gia thay vì chỉ đứng đó và chỉ tuyên bố trên truyền hình. Sao chúng ta không thực hiện việc khởi kiện lên Liên hiệp quốc? Chúng ta tự tin là mình đúng nhưng sao lại không dám đấu tranh, cũng như các vụ việc về bán phá giá tôm đông lạnh và cá basa, chúng ta đã khởi kiện và đã thắng, thì việc gì mà lại không dám thực hiện việc đó lần nữa?
Vietnam Airlines bị tẩy chay ở nước ngoài?
Vừa qua, trang facebook của Vietnam Airlines đã "ngập lụt" trong làn sóng phẫn nộ của những người bảo vệ động vật hoang dã ở châu Âu. Kể từ khi một số hình ảnh về việc Vietnam Airlines vận chuyển động vật linh trưởng cho một số phòng thí nghiệm trên thế giới bị phát tán ra ngoài, nhiều người đã tới biểu tình tại một vài văn phòng booking của Vietnam Airlines ở nước ngoài. Không biết bộ phận Quản trị rủi ro và Xử lý khủng hoảng của VNA sẽ giải quyết vấn đề này ra sao ! Cũng chẳng hiểu sao không thấy báo chí nào đưa tin về việc này, phải chăng "tốt khoe, xấu che"?
Liệu Cocacola có làm Việt Nam "nghèo"?
"Số liệu của Cục thuế TP HCM cho biết, Coca-Cola lỗ dài dài kể từ khi chính thức hoạt động tại Việt Nam đến nay.10 năm qua, số lỗ của Coca-Cola luôn ở mức trên 100 tỷ đồng/năm, có năm số lỗ chiếm gần 1/3 doanh thu." "Tính đến ngày 30/9/2011, Coca-Cola đã lỗ lũy kế 3.768 tỷ đồng - một khoản 'lỗ sụ'. Không chỉ lỗ lớn, tính đến thời điểm cuối tháng 9/2011" "Tình hình từ phía PepsiCo có vẻ có khả quan hơn, mặc dù, kể từ khi thành lập cho tới năm 2007, PepsiCo cũng lỗ liên tục (tới năm 2006 vẫn lỗ 122 tỷ đồng). Lỗ kéo dài từ năm 1991, nên trên bảng cân đối tài sản của PepsiCo, lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2010 là 1.206 tỷ đồng. Thực tế, năm 2009, PepsiCo đạt doanh thu 3.840 tỷ đồng, còn năm 2011 là 6.915 tỷ đồng. Tức là, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu rất thấp, chỉ trên 2%."đại gia trong" http://tintuconline.com.vn/vn/kinhte/20121214090038003/nhung-tap-doan-xuyen-quoc-gia-rut-ruot-viet-nam.html 2 đại gia trong ngành ăn uống tại Việt Nam được nhận định là trong suốt thời gian kinh doanh tại VN đã "thu" về được rất nhiều khoản lỗ. Việc này thật sự là không ai có thể tin được, hàng ngày bao nhiêu người tham gia quá trình mua và bán sản phẩm của 2 hãng trên thế mà kết quả báo về là "lỗ". Cũng như trường hợp của Petrolimex, được xem là một ngành sử dụng tài nguyên quốc gia thế mà lại thông báo là "lỗ", như thế chẳng phải đổ xăng cũng làm "nghèo" quốc gia? Liệu sự thật của từ "lỗ" nằm ở đâu? Từ thực chất kinh doanh của các Doanh Nghiệp hay từ quy định của pháp luật chưa thật sự sát với thực tế làm cho các DN không thể kinh doanh tốt trong khi pháp luật và kinh tế là 2 lĩnh vực cùng tiến?
Việt Nam khởi kiện Trung Quốc, sao lại không?
Vụ việc vào ngày 30/11/2012 khi mà tàu cá của Trung Quốc đã va chạm và tranh chấp với tàu Bình Minh 2 trong vùng đặc quyền kinh tế dẫn đến việc làm đứt cáp tàu đựơc dư luận cho rằng đây là một hành động nhằm mục đích "gây chiến" với Việt Nam. Theo quy định của Công ước về luật biển 1982: "ĐIỀU 55. Chế độ pháp lý riêng của vùng đặc quyền về kinh tế Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh." Theo đó các quốc gia ven biển có quyền: "ĐIỀU 56. Các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền về kinh tế "1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có: a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc: i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; ii. Nghiên cứu khoa học về biển; iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;... 2. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước..." Vì thế cả VN và TQ trong quá trình họat động trên vùng đặc quyền kinh tế đều có quyền thực hiện các họat động thăm dò khai thác, nhưng không được làm ảnh hưởng đến nhau. Hành động trên của TQ cho thấy đã vi phạm các quy định của Công pháp quốc tế và cũng như tạo nên một tiền lệ xấu trong họat động trên biển của họ. Không chỉ xảy ra ở vụ tàu Bình Minh 2, mà trước đó Trung Quốc có hành động đưa hình Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ trên hộ chiếu, hay việc tổ chức các đoàn du lịch ra tham quan đảo Hoàng Sa, cũng như hình ảnh về đường lưỡi bò...và sẽ còn nhiều và nhiều nữa các họat động khác của TQ vi phạm Công ước Quốc tế và chủ quyền của VN. Ngày 12/12/12 tới cuộc họp bốn bên về vấn đề biển Đông do Philippines tổ chức tại Manila gồm có cả VN, Malaysia, và Brunei được xác định là nhằm phân định rõ chủ quyền cho vùng biển này. Việc này có thể được xem là khởi đầu và tạo nên những cơ sở pháp lý và lý luận cho Việt Nam chứng minh chủ quyền của mình. Và đây cũng là điều kiện để các nhà chức trách VN phải đứng lên để giành lại quyền lợi của quốc gia thay vì chỉ đứng đó và chỉ tuyên bố trên truyền hình. Sao chúng ta không thực hiện việc khởi kiện lên Liên hiệp quốc? Chúng ta tự tin là mình đúng nhưng sao lại không dám đấu tranh, cũng như các vụ việc về bán phá giá tôm đông lạnh và cá basa, chúng ta đã khởi kiện và đã thắng, thì việc gì mà lại không dám thực hiện việc đó lần nữa?