Có truy thu được thuế khi UBer đã rút khỏi thị trường Việt Nam?
Sau khi thanh tra, từ tháng 9/2017, Cục Thuế TP HCM đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và truy thu hơn 66,68 tỷ đồng đối với Công ty Uber B.V (Hà Lan). Sự việc sau đó được Uber B.V khiếu nại lên Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính với lý do hãng này không phải đóng thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam - Hà Lan. Bộ Tài chính cũng đã có văn bản trả lời chính thức, theo đó bác khiếu nại của Uber B.V Hà Lan về quyết định truy thu 66,68 tỷ đồng thuế của Cục Thuế TP HCM. Tuy nhiên, Uber sau đó đã hai lần khởi kiện Cục thuế TP HCM ra tòa vì không đồng tình với quyết định của cơ quan chức năng. Vụ Uber kiện cục thuế đang được tòa án thụ lý nhưng cũng không biết khi nào sẽ được giải quyết. Do đó ông thừa nhận, việc thu thuế từ Uber vẫn rất khó. Mặc dù vụ kiện với Cục Thuế TP HCM đang diễn ra, Uber B.V đã bán thị phần kinh doanh tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cho Grab và rút lui khỏi thị trường từ ngày 8/4. Uber B.V cũng không có tài khoản tại Việt Nam nên nhiều ý kiến lo ngại, dù thắng kiện, Cục thuế TP HCM cũng khó truy thu được thuế của Uber B.Vên Sau đó Cục Thuế TP HCM đã có văn bản gửi nhiều ngân hàng đề nghị khấu trừ toàn bộ số tiền chuyển vào tài khoản của Uber mở tại các ngân hàng để cưỡng chế thuế. Tuy nhiên, phía Uber không mở tài khoản tại ngân hàng Việt Nam nên cơ quan này chưa thể áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản theo quy định (Nguon:VNpress)
53,3 tỷ đồng thuế của Uber, Grab có phải trả?
Trước thềm 8/4/2018, được tin Uber còn nợ Cục thuế TP.HCM 53.3 tỷ đồng, với việc sáp nhập lần này, Grab phủ nhận việc có nghĩa vụ với khoản nợ trên của Uber với lý do Grab không mua lại tư cách pháp nhân. Điều này sẽ đúng khi Grab chứng minh giữa mình và Uber không có thương vụ sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp về sáp nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không chứng minh được thì vẫn mặc định là thương vụ sáp nhập và áp dụng quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014 thì: Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Với quy định trên, nếu sau khi hợp nhất Uber chấm dứt sự tồn tại và lúc này chủ thể phải chịu trách nhiệm kế thừa các nghĩa vụ về khoản nợ của Uber,cụ thể là số tiền thuế còn nợ thuế là Grab. Đại diện Grab cho hay đã có thỏa thuận riêng về phía Uber đã cam kết chịu mọi trách nhiệm giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế còn tồn đọng. Tuy nhiên, dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam kể cả khi bàn giao cho Grab và sự cam kết của Uber về việc tự chịu trách nhiệm với các khoản nợ thì cũng không có giá trị pháp luật. Vì vậy, dù phản ứng nhưng Grab vẫn là đối tượng của cơ quan thuế. Trên quan điểm thực tế, thương vụ sáp nhập lần này không loại trừ nghĩa vụ của Grab, khi hai bên thỏa thuận sáp nhập, mặc định những nghĩa vụ của Uber, Grab sẽ phải chiết khấu để tránh những rủi ro khi xảy ra, cơ quan chức năng sẽ “nắm người có tóc”. Không có lý do gì một doanh nghiệp như Grab lại “ẩu” trong vấn đề này. Thương vụ lần này cũng coi bộ khó “xơi” đấy Grab ạ.
Grab và những dự đoán “Độc quyền”
Theo thông tin mới đây nhất, trong năm 2017 Uber mang khoản lỗ 4,5 tỷ USD, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước và sẽ bán mảng kinh doang cho Grab để đổi lấy cổ phẩn, nỗi lo ngại với sự độc quyền trong tương lai dần hình thành. Có nhiều suy đoán được đưa ra trước khi sự việc diễn ra trên thực tế. Thứ nhất, cả hai vẫn hoạt động bình thường chỉ chia sẻ nguồn dữ liệu khách hàng. Thứ hai, Uber rút lui khỏi thị trường, thị phần thuộc về Grab và lúc này phải kể đến việc độc quyền và những “cái giá” mà người dùng và tài xế phải trả. Tuy nhiên, để xác định Grab có giữ thế độc quyền khi Uber bán thị phần không, đó còn là cả một câu chuyện. Đưa ra phương châm hoạt động “cạnh tranh công bằng”, pháp luật nước ta đã có những can thiệp để điều chỉnh những hành vi mang tính độc quyền này. Điều 12 Luật Cạnh tranh 2004, Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan. Xác định nội dung của Grab, vẫn có nhiều quan điểm xoay quanh việc Grab là là công ty công nghệ hay là doang nghiệp vận tải. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc có hay không thế độc quyền khi Uber không còn tồn tại. Nếu là dịch vụ taxi thông thường Trường hợp sau khi sáp nhập xuất hiện yếu tố độc quyền thì sẽ phải tuân thủ pháp luật liên quan – nhận định của Luật sư Trương Thanh Đức. CÁC HÀNH VI ĐỘC QUYỀN VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Luật cạnh tranh 2004 thì các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền được xem là vi phạm pháp luật cạnh tranh: - Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. (được hướng dẫn từ Điều 23 đến Điều 26 Nghị định 116/2005/NĐ-CP là việc bán giá thành thấp hơn tổng chi phí cấu thành và chi phí lưu thông, các trường hợp hạ giá bán phải được niêm yết công khai, quy định về giá thành sản xuất, chi phí lưu thông, chi phí quản lý doanh nghiệp. Phạt tiền đến 10% doanh thu, tịch thu khoản lợi thu được, cơ cấu lai doanh nghiệp,… theo quy định tại điều 16, Nghị định 71/2014/NĐ-CP). - Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; (đó là các hành vi áp đặt giá mua gây thiệt hại cho khách hàng đặt ra thấp hơn giá thành sản xuất khi không có khủng hoảng, thiên tai, dịch bệnh,…. Hoặc hành vi áp đặt giá bán vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày trong điều kiện không có biến động bất thường,…sẽ áp dụng chế tài theo quy định tại điều 17 Nghị định 71/2014/NĐ-CP là 10% doanh thu trong năm tài chính trước hoặc một số hìn thức phạt bổ sung khác) - Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; (hướng dẫn tại Điều 28 Nghị định 116/2005/NĐ-CP bằng hành vi cắt, giảm cung ứng, ấn định lượng cung ứng, găm hàng không bán hoặc chỉ cung ứng, mua hàng với một số nơi nhất định và các hành ci tiêu hủy, đe dọa với những sáng chế, giải pháp hữu ích,… Các hành vi trên sẽ áp dụng Điều 18 Nghị định 71/2014/NĐ-CP bằng hình thức phạt tiền 10% tổng doanh thu hoặc các hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả đã gây ra,…) - Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; ( Điều 29 Nghị định 116/2015/NĐ-CP là việc tạo nên sự bất bình đẳng về điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh toán,… giưã doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác,… hành vi sẽ bị xửu lý theo Điều 19 Nghị định 71/2014/NĐ-CP phạt 10% tổng doanh thu ngoài ra còn áp dụng một số hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả,…) - Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; ( Là hành vi hạn chế sản xuất, phân phối, về địa điểm bán lại, về khách hàng mua và hình thức, số lượng hàng hóa quy định tại Điều 30 Nghị định 116/2015/NĐ-CP, thực hiện xử lý hành chính theo Điều 20 Nghị định 71/2014/NĐ-CP là 10% tổng doanh thu và các hình thức xử phạt bổ sung đồng thời khắc phục hậu quả tùy theo mức độ,..) - Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới. ( hướng dẫn tại Điều 31 Nghị định 116/2015/NĐ-CP là hành vi yêu cầu khách hàng không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới, bán hàng hóa với mứuc giá đủ để loại bỏ đối thủ cạnh tranh,… sẽ bị xử lý theo Điều 21 Nghị định 71/2014/NĐ-CP và các biện pháp hành chính tương tự như các trường hợp trên) - Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng; (là hành vi buộc khách hàng chấp nhận vô điều kiện với những nghĩa vụ khó khăn theo quy định tại Điều 32 Nghị định 116/2015/NĐ-CP) - Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng. ( là việc lợi dụng vị trí độc quyền thực hiện đơn phương, chấm dứt hủy bỏ hợp đồng mà không báo trước và cũng có biện pháp chế tài hoặc dựa vào một số lý do không liên quan trực tiếp đến hợp đồng,..) Theo ông Trương Đình Quý - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cho hay, hiện nay, Grab chiếm 28,5% doanh thu thị trường vận tải taxi. Lợi nhuận về tay họ chỉ thông qua phần mềm gọi xe, đặt xe. Vì vậy, sau khi thâu tóm Uber Đông Nam Á, cần làm rõ vị trí thống lĩnh thị trường taxi hay độc quyền của Grab để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và công bằng. Là mối an nguy khi một hàng hóa, dịch vụ mang tính độc quyền từ việc không quan tâm đến việc cải tiến kỹ thuật, công nghệ, phương thức quản lý mà vẫn có nguồn thu cao, giá cả lũng đoạn lợi ích của người tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì vậy, cần có sự can thiệp kịp thời từ các đơn vị chức năng để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và ổn định nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh.
Kiến nghị cấm xe Uber, Grab hoạt động ở TP. HCM nên hay không?
Hiện nay thì việc xe Uber hay Grab chạy trên địa bàn TP.HCM không còn gì xa lạ đối với mọi người. Việc xe Uber hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, người lao động mọi lứa tuổi. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là việc các công ty Uber, Grap tuyển người chạy xe thì việc đăng ký khá đơn giản và thủ tục nhanh gọn lẹ, chi phí bỏ ra mua bộ quần áo, mũ Bảo hiểm… ít ỏi là ai cũng có thể chạy Uber, Grap. Việc này dẫn đến hệ qủa là xe nhiều lên đột biến, lại tập trung nhiều ở các quận trung tâm cũng là những nơi tập trung nhu cầu, mật độ cao của khách hàng Uber, Grab nên cạnh tranh càng tăng cao không chỉ giữa hai thương hiệu Uber và Grab mà còn giữa tài xế của mỗi thương hiệu với nhau. Con số hơn 22.000 xe dưới 9 chỗ tham gia hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử là báo cáo từ cơ quan quản lý tại TP.HCM. Trên thực tế, con số này có sát hay không chẳng ai dám chắc, bởi ngay cả cơ quan quản lý cũng có “khiển” được Uber hay Grab cung cấp số liệu một cách trung thực đâu, mà phải “nài nỉ xin số liệu” còn không được. Dịch vụ này mang đến lợi ích về giá cho người tiêu dùng nhưng lại gây thiệt hại về thuế cho nhà nước, mang đến nguồn thu dồi dào cho hai thương hiệu Uber và Grab thì các doanh nghiệp taxi trong nước khốn đốn mang đến cơ hội có thêm thu nhập cho hàng chục ngàn tài xế, hộ gia đình thì đô thị TPHCM, Hà Nội càng thêm nặng nền tình trạng kẹt xe v.v… Cái gì cũng có 2 mặt. Và khi mà thả lỏng không kiểm soát, thì mặt hệ lụy có cơ hội nổi lên thành nguy cơ. Người tiêu dùng được hưởng lợi (có thể là lợi trước mắt) nhưng không lường được rằng khi nạn ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, nhà nước phải đầu tư nhiều hơn để mở rộng đường, xây thêm cầu mới v.v… thì gánh nặng kinh phí lấy từ đâu ra nếu không phải từ tiền thuế của dân?
Grab, Uber thuộc loại hình kinh doanh nào?
Grab và Uber là dịch vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để điều hành hiện đang phát triển nhanh chóng và đã trở thành dịch vụ rất phổ biến ngày nay. Uber hoạt động tại Việt Nam được phép hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư do UBND TP. HCM cấp ngày 30/8/2014. Cùng với sự phát triển đó, loại hình kinh doanh này cũng đã gây ra không ít tranh cãi cho nhà chức trách trong việc phân định Grab, Uber thuộc loại hình kinh doanh nào, thuộc thẩm quyền quản lý của ai. Cụ thể, mặc dù đây là một dịch vụ công nghệ nhưng lại ký kết với các chủ xe nhằm mục đích là dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi. Do đó, các xe ký kết với Grab và Uber phải đáp ứng các quy định đối với dịch vụ kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe taxi. Tuy nhiên, trong Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ có quy định đối với các loại xe hợp đồng dưới 10 chỗ thì không cần đăng ký danh sách hành khách và điểm đón trả khách. Chính điều đó đã khiến việc kiểm tra giám sát hoạt động đối với loại kinh doanh này thiếu chặt chẽ, vì đa phần loại ô tô Grab và Uber sử dụng là loại ô tô dưới 10 chỗ và dẫn đến việc số lượng ngày càng tăng lên của loại xe này. Ngoài ra cần có một hành lang pháp lý chặt chẽ hơn cho hình thức kinh doanh này, quản lý việc thu thuế, lộ trình, kiểm chất lượng phương tiện sử dụng,... Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trong đó sẽ sửa đổi một số vấn đề liên quan đến Grab, Uber, kinh doanh taxi, phù hiệu xe tải, xe hợp đồng (Theo Chinhphu.vn)
Uber và câu chuyện “nhập gia tùy tục” trong kinh doanh
Nhập gia tùy tục là thành ngữ đã có từ lâu được áp dụng trong nhiều mặt của cuộc sống và đương nhiên trong kinh doanh cũng thế. Anh là khách đến chơi nhà, anh muốn giữ được sự khác biệt của mình nhưng đồng thời anh cũng cần phải tuân thủ luật chơi mà chủ nhà đặt ra. Chủ nhà mà – họ không thích họ có thể mời anh về chỉ đơn giản bởi họ có quyền. Vấn đề Uber gia nhập thị trường Việt Nam và động thái mới đây của Bộ GTVT về việc yêu cầu Uber Việt Nam không được cung cấp, phối hợp với các chủ phương tiện và đơn vị vận tải để kinh doanh vận tải trái với quy định hiện hành là minh chứng rõ nhất cho vấn đề trên. Ở đây chúng ta không bàn tác động đối với người dân mà ở phía ngược lại – đối với Uber. Còn nhớ thời gian trước, khi thực hiện chiến dịch “I choose”, Uber đã đưa ta một phát biểu rằng “Chúng tôi không sở hữu, vận hành xe hoặc thuê tài xế. Nền tảng của chúng tôi chỉ đơn giản là kết nối yêu cầu của hành khách với những công ty vận tải dịch vụ đã được cấp phép. Điều này là hoàn toàn phù hợp với luật giao thông vận tải được công nhận và áp dụng bởi chính quyền địa phương” nhằm kêu gọi sự ủng hộ của người dùng. Tuy nhiên đến hiện tại, Uber VN trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ bao gồm “hoạt động tư vấn quản lý” và “nghiên cứu thị trường, thăm dò dư luận”, không liên quan tới hoạt động xin được thí điểm là “triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng” – chứng tỏ nó vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu về quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam dẫn đến động thái trên của Bộ GTVT. Như vậy, “cuộc tình dù đúng dù sai” thì trước mắt chúng ta vẫn thấy con đường gia nhập thị trường Việt của Uber ngày càng gian nan bởi với chúng ta có thể hiểu là trong thời gian tới Uber sẽ bị cấm hoạt động nếu như không tuân thủ luật chơi do Việt Nam đặt ra. P/s: Bản thân mình đã từng sử dụng dịch vụ của Uber nhưng chắc phải nói rằng “Anh rất tốt nhưng em rất tiếc” - đúng dịp Valentine nữa chứ
Đăng thông tin khách hàng lên Web đen - Tài xế Uber chơi xấu?
Trong những năm gần đây, Uber đã bắt đầu trở nên phổ biến, quen thuộc đối với người dân Việt bởi sự tiện dụng của nó. Nhưng bên cạnh đó, nhiều vấn đề cũng đã bắt đầu phát sinh xung quanh Uber như vụ “Khách nữ tố cáo bị đưa SĐT lên web sex sau khi chấm 1 sao cho tài xế Uber" khiến dư luận đặt ra câu hỏi đối với hãng dịch vụ này. Tóm tắt vụ việc: Ngày 04/01/2016, một tài khoản facebook tên H.M chia sẻ trên trang web cá nhân, em gái cô tên L. đặt xe đi từ đường Quan Hoa về Đội Cấn trên xe UberX. Trên đường đi, lái xe Q.A liên tục đi lòng vòng, không biết đường và sử dụng điện thoại nói chuyện khiếm nhã với bạn. Chi L cảm thấy hoang mang và đã chấm điểm 01 sao tài xế Uber này. Đến 14h chiều cùng ngày, L đã nhận được những cuộc gọi cùng tin nhắn với mục đích mời mọc mua dâm và nghi ngờ tài xế Q.A chơi xấu. Để xác minh, chị H.M đã gọi điện thoại cho tài xế Q.A và cho biết, anh ta thừa nhận việc đưa số điện thoại cùng tên đầy đủ của chị L lên nhóm trò chuyện giữa các tài xế của Uber tuy nhiên phủ nhận việc đã đăng lên website khiêu dâm.Tài xế Q.A còn khằng định không lòng vòng bắt khách và nói chuyện điện thoại vì sẽ bị phạt nặng, bị cắt trợ cấp, khóa thẻ một tuần. Lộ trình được chị L. lựa chọn cùng hình ảnh tài xế - (Ảnh: FB) Hiện tại dư luận đang chia ra nhiều luồn quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, khoan bàn đến ai đúng ai sai, nếu nhìn theo góc độ pháp lý, có hai câu hỏi chúng ta cần trả lời: 1. Tài xế Uber có hành vi vi phạm pháp luật ở đây không khi anh ta tung thông tin cá nhân khách hàng lên nhóm nói chuyện và đăng lên website khiêu dâm? 2. Nếu có, ngoài anh Q.A, Uber có phải chịu trách nhiệm trước thông tin cá nhân khách hàng bị tiết lộ và gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ?” - Thứ nhất, quyền bí mật đời tư của cá nhân là một trong những quyền nhân thân của con người và được tôn trọng và pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; đồng thời thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật (Ðiều 38 Bộ luật Dân sự 2005). Vậy, việc tài xế taxi Q.A tiết lộ thông tin chị L lên nhóm nói chuyện mà không có sự đồng ý là một hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, sau đó, việc thông của chị L bị phát tán trên trang website khiêu dâm là do anh Q.A thực hiện hay không vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định. Chị L nếu nghi ngờ, trong trường hợp này, phải chăng nên trình báo với cơ quan điều tra để xác minh sự việc? Website đăng thông tin chị L - (Ảnh: FB) Trong trường, có đủ bằng chứng, chi L có thể kiện tới tòa án hoặc tố cáo tại cơ quan công an về hành vi của anh Q.A, và yêu cầu được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình (theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2005 về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín). Hành vi của anh Q.A có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, tại điểm a, khoản 1, Điều 5 Nghị định có quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: .... a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác… Hoặc, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống nếu đầy đủ tình tiết cấu thành tội phạm theo Điều 122 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm… - Thứ hai, về mặt bản chất, Uber định nghĩa bản thân là một công ty cung cấp dịch vụ thương mại điện tử - “taxi chia sẻ” hay “đi chung xe, đi nhờ xe” mà khi sử dụng, người dùng sẽ lựa chọn một trong hai loại tài khoản “người lái xe” – tức là tài khoản của người có xe muốn cho người khác “đi chung, đi nhờ” và tài khoản của người dùng thông thường – là người có nhu cầu tìm kiếm một “Uber Driver” thích hợp cho chuyến đi của mình. (Nguồn: Uber – Câu chuyện kinh doanh và quản lý) Cụ thể, chị L chính là “người đi nhờ” và anh Q.A là “người lái xe” và quan hệ giữa hai người là thỏa thuận dân sự - cung cấp dịch vụ thông qua trung gian Uber (bên thứ ba); nói cách khác, cả chị L và anh Q.A đã chấp nhận điều khoản và điều kiện sử dụng của Uber, đồng thời tiến hành giao dịch dưới sự ràng buộc này.Từ đó, theo quy định, chị L đã cung cấp tên thật, số điện thoại và địa chỉ chính xác cho Uber như một sự tuân thủ theo điều khoản của thỏa thuận, cùng lúc đó, anh Q.A được nhận thông tin trên và tiến hành nghĩa vụ của mình. Chia Sẻ Thông Tin Chúng tôi có thể chia sẻ thông tin của bạn: • Với Tài Xế để cho phép họ cung cấp Dịch Vụ bạn yêu cầu. Ví dụ như chúng tôi chia sẻ tên, ảnh của bạn (nếu bạn cung cấp ảnh), đánh giá trung bình của Người Dùng được Tài Xế cung cấp và các địa điểm đón và/hoặc trả khách với Tài Xế; Nguồn: Tuyên bố về quyền riêng tư của người dùng – Uber (Hiệu Lực: ngày 15 tháng 7 năm 2015) Tuy nhiên, như đã nói trên, Uber khẳng định mình chỉ là trung gian giữa khách hàng - tài xế và tiên đoán được tình huống nên đã ràng buộc pháp lý các bên một bằng Điều khoản sử dụng. Theo đó, theo quy định tại Khoản 5, Điều khoản và điều kiện sử dụng của Uber: “TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM ... Uber không đưa ra tuyên bố, bảo hành, bảo đảm về tính tin cậy, tính kịp thời, chất lượng, tính phù hợp hoặc sẵn có của các dịch vụ này, các dịch vụ này hoặc hàng hóa được yêu cầu qua việc sử dụng dịch vụ này, hoặc các dịch vụ này sẽ không bị gián đoạn hoặc không có lỗi. Uber không đảm bảo chất lượng, tính phù hợp, an toàn hoặc năng lực của nhà ucng cấp bên thứ ba. Bạn đồng ý chịu trách nhiệm toàn bộ rủi ro phát sinh bên ngoài việc sử dụng các dịch vụ này và bất kỳ dịch vụ hoặc hàng hóa được yêu cầu nào có liên quan, trong phạm vi tối đa pháp luật áp dụng cho phép. GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ. Uber sẽ không chịu trách nhiệm về các thiệt hại mang tính gián tiếp, ngẫu nhiên, đặc biệt, cảnh cáo, trừng trị hoặc hậu quả, bao gồm tổn thất về lợi nhuận, tổn thất về dữ liệu, thương tích cá nhân hoặc thiệt hại về tài sản, liên quan hoặc phát sinh từ việc sử dụng các dịch vụ, ngay cả nếu Uber đã được cảnh báo về nguy cơ của các thiệt hại như vậy. Uber sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thiệt hại, trách nhiệm hoặc tổn thất nào phát sinh do: … (ii) Mọi giao dịch hoặc quan hệ giữa bạn và nhà cung cấp bên thứ ba, ngay cả nếu Uber đã được cảnh báo về nguy cơ của các thiệt hại như vậy. Uber sẽ không chịu trách nhiệm về việc trì hoãn hoặc không hoạt đông do các nguyên nhân nằm ngoài khả năng kiểm soát của Uber…” Từ đây rút ra, vấn đề thông tin khách hàng bị tiết lộ giữa chị L và anh Q.A không thuộc trách nhiệm của Uber. Tuy vậy, trên thực tế, Uber đã có động thái tích cực xin lỗi chị L và đề nghị thanh toán viện phí (do ảnh hưởng về tinh thần nên chị L đã nhập viện) nhưng chị L đã từ chối. Theo quan điểm cá nhân, khó có thể nói ai đúng ai sai khi vụ việc chưa được cơ quan chức năng điều tra rõ ràng, tuy vậy, bản thân mỗi người cũng sẽ rút ra được một số nhận định riêng cho bản thân. Có ai có ý kiến khác xin đưa lên cùng bàn luận.
Có truy thu được thuế khi UBer đã rút khỏi thị trường Việt Nam?
Sau khi thanh tra, từ tháng 9/2017, Cục Thuế TP HCM đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và truy thu hơn 66,68 tỷ đồng đối với Công ty Uber B.V (Hà Lan). Sự việc sau đó được Uber B.V khiếu nại lên Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính với lý do hãng này không phải đóng thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam - Hà Lan. Bộ Tài chính cũng đã có văn bản trả lời chính thức, theo đó bác khiếu nại của Uber B.V Hà Lan về quyết định truy thu 66,68 tỷ đồng thuế của Cục Thuế TP HCM. Tuy nhiên, Uber sau đó đã hai lần khởi kiện Cục thuế TP HCM ra tòa vì không đồng tình với quyết định của cơ quan chức năng. Vụ Uber kiện cục thuế đang được tòa án thụ lý nhưng cũng không biết khi nào sẽ được giải quyết. Do đó ông thừa nhận, việc thu thuế từ Uber vẫn rất khó. Mặc dù vụ kiện với Cục Thuế TP HCM đang diễn ra, Uber B.V đã bán thị phần kinh doanh tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cho Grab và rút lui khỏi thị trường từ ngày 8/4. Uber B.V cũng không có tài khoản tại Việt Nam nên nhiều ý kiến lo ngại, dù thắng kiện, Cục thuế TP HCM cũng khó truy thu được thuế của Uber B.Vên Sau đó Cục Thuế TP HCM đã có văn bản gửi nhiều ngân hàng đề nghị khấu trừ toàn bộ số tiền chuyển vào tài khoản của Uber mở tại các ngân hàng để cưỡng chế thuế. Tuy nhiên, phía Uber không mở tài khoản tại ngân hàng Việt Nam nên cơ quan này chưa thể áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản theo quy định (Nguon:VNpress)
53,3 tỷ đồng thuế của Uber, Grab có phải trả?
Trước thềm 8/4/2018, được tin Uber còn nợ Cục thuế TP.HCM 53.3 tỷ đồng, với việc sáp nhập lần này, Grab phủ nhận việc có nghĩa vụ với khoản nợ trên của Uber với lý do Grab không mua lại tư cách pháp nhân. Điều này sẽ đúng khi Grab chứng minh giữa mình và Uber không có thương vụ sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp về sáp nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không chứng minh được thì vẫn mặc định là thương vụ sáp nhập và áp dụng quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014 thì: Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Với quy định trên, nếu sau khi hợp nhất Uber chấm dứt sự tồn tại và lúc này chủ thể phải chịu trách nhiệm kế thừa các nghĩa vụ về khoản nợ của Uber,cụ thể là số tiền thuế còn nợ thuế là Grab. Đại diện Grab cho hay đã có thỏa thuận riêng về phía Uber đã cam kết chịu mọi trách nhiệm giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế còn tồn đọng. Tuy nhiên, dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam kể cả khi bàn giao cho Grab và sự cam kết của Uber về việc tự chịu trách nhiệm với các khoản nợ thì cũng không có giá trị pháp luật. Vì vậy, dù phản ứng nhưng Grab vẫn là đối tượng của cơ quan thuế. Trên quan điểm thực tế, thương vụ sáp nhập lần này không loại trừ nghĩa vụ của Grab, khi hai bên thỏa thuận sáp nhập, mặc định những nghĩa vụ của Uber, Grab sẽ phải chiết khấu để tránh những rủi ro khi xảy ra, cơ quan chức năng sẽ “nắm người có tóc”. Không có lý do gì một doanh nghiệp như Grab lại “ẩu” trong vấn đề này. Thương vụ lần này cũng coi bộ khó “xơi” đấy Grab ạ.
Grab và những dự đoán “Độc quyền”
Theo thông tin mới đây nhất, trong năm 2017 Uber mang khoản lỗ 4,5 tỷ USD, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước và sẽ bán mảng kinh doang cho Grab để đổi lấy cổ phẩn, nỗi lo ngại với sự độc quyền trong tương lai dần hình thành. Có nhiều suy đoán được đưa ra trước khi sự việc diễn ra trên thực tế. Thứ nhất, cả hai vẫn hoạt động bình thường chỉ chia sẻ nguồn dữ liệu khách hàng. Thứ hai, Uber rút lui khỏi thị trường, thị phần thuộc về Grab và lúc này phải kể đến việc độc quyền và những “cái giá” mà người dùng và tài xế phải trả. Tuy nhiên, để xác định Grab có giữ thế độc quyền khi Uber bán thị phần không, đó còn là cả một câu chuyện. Đưa ra phương châm hoạt động “cạnh tranh công bằng”, pháp luật nước ta đã có những can thiệp để điều chỉnh những hành vi mang tính độc quyền này. Điều 12 Luật Cạnh tranh 2004, Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan. Xác định nội dung của Grab, vẫn có nhiều quan điểm xoay quanh việc Grab là là công ty công nghệ hay là doang nghiệp vận tải. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc có hay không thế độc quyền khi Uber không còn tồn tại. Nếu là dịch vụ taxi thông thường Trường hợp sau khi sáp nhập xuất hiện yếu tố độc quyền thì sẽ phải tuân thủ pháp luật liên quan – nhận định của Luật sư Trương Thanh Đức. CÁC HÀNH VI ĐỘC QUYỀN VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Luật cạnh tranh 2004 thì các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền được xem là vi phạm pháp luật cạnh tranh: - Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. (được hướng dẫn từ Điều 23 đến Điều 26 Nghị định 116/2005/NĐ-CP là việc bán giá thành thấp hơn tổng chi phí cấu thành và chi phí lưu thông, các trường hợp hạ giá bán phải được niêm yết công khai, quy định về giá thành sản xuất, chi phí lưu thông, chi phí quản lý doanh nghiệp. Phạt tiền đến 10% doanh thu, tịch thu khoản lợi thu được, cơ cấu lai doanh nghiệp,… theo quy định tại điều 16, Nghị định 71/2014/NĐ-CP). - Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; (đó là các hành vi áp đặt giá mua gây thiệt hại cho khách hàng đặt ra thấp hơn giá thành sản xuất khi không có khủng hoảng, thiên tai, dịch bệnh,…. Hoặc hành vi áp đặt giá bán vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày trong điều kiện không có biến động bất thường,…sẽ áp dụng chế tài theo quy định tại điều 17 Nghị định 71/2014/NĐ-CP là 10% doanh thu trong năm tài chính trước hoặc một số hìn thức phạt bổ sung khác) - Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; (hướng dẫn tại Điều 28 Nghị định 116/2005/NĐ-CP bằng hành vi cắt, giảm cung ứng, ấn định lượng cung ứng, găm hàng không bán hoặc chỉ cung ứng, mua hàng với một số nơi nhất định và các hành ci tiêu hủy, đe dọa với những sáng chế, giải pháp hữu ích,… Các hành vi trên sẽ áp dụng Điều 18 Nghị định 71/2014/NĐ-CP bằng hình thức phạt tiền 10% tổng doanh thu hoặc các hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả đã gây ra,…) - Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; ( Điều 29 Nghị định 116/2015/NĐ-CP là việc tạo nên sự bất bình đẳng về điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh toán,… giưã doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác,… hành vi sẽ bị xửu lý theo Điều 19 Nghị định 71/2014/NĐ-CP phạt 10% tổng doanh thu ngoài ra còn áp dụng một số hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả,…) - Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; ( Là hành vi hạn chế sản xuất, phân phối, về địa điểm bán lại, về khách hàng mua và hình thức, số lượng hàng hóa quy định tại Điều 30 Nghị định 116/2015/NĐ-CP, thực hiện xử lý hành chính theo Điều 20 Nghị định 71/2014/NĐ-CP là 10% tổng doanh thu và các hình thức xử phạt bổ sung đồng thời khắc phục hậu quả tùy theo mức độ,..) - Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới. ( hướng dẫn tại Điều 31 Nghị định 116/2015/NĐ-CP là hành vi yêu cầu khách hàng không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới, bán hàng hóa với mứuc giá đủ để loại bỏ đối thủ cạnh tranh,… sẽ bị xử lý theo Điều 21 Nghị định 71/2014/NĐ-CP và các biện pháp hành chính tương tự như các trường hợp trên) - Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng; (là hành vi buộc khách hàng chấp nhận vô điều kiện với những nghĩa vụ khó khăn theo quy định tại Điều 32 Nghị định 116/2015/NĐ-CP) - Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng. ( là việc lợi dụng vị trí độc quyền thực hiện đơn phương, chấm dứt hủy bỏ hợp đồng mà không báo trước và cũng có biện pháp chế tài hoặc dựa vào một số lý do không liên quan trực tiếp đến hợp đồng,..) Theo ông Trương Đình Quý - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cho hay, hiện nay, Grab chiếm 28,5% doanh thu thị trường vận tải taxi. Lợi nhuận về tay họ chỉ thông qua phần mềm gọi xe, đặt xe. Vì vậy, sau khi thâu tóm Uber Đông Nam Á, cần làm rõ vị trí thống lĩnh thị trường taxi hay độc quyền của Grab để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và công bằng. Là mối an nguy khi một hàng hóa, dịch vụ mang tính độc quyền từ việc không quan tâm đến việc cải tiến kỹ thuật, công nghệ, phương thức quản lý mà vẫn có nguồn thu cao, giá cả lũng đoạn lợi ích của người tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì vậy, cần có sự can thiệp kịp thời từ các đơn vị chức năng để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và ổn định nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh.
Kiến nghị cấm xe Uber, Grab hoạt động ở TP. HCM nên hay không?
Hiện nay thì việc xe Uber hay Grab chạy trên địa bàn TP.HCM không còn gì xa lạ đối với mọi người. Việc xe Uber hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, người lao động mọi lứa tuổi. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là việc các công ty Uber, Grap tuyển người chạy xe thì việc đăng ký khá đơn giản và thủ tục nhanh gọn lẹ, chi phí bỏ ra mua bộ quần áo, mũ Bảo hiểm… ít ỏi là ai cũng có thể chạy Uber, Grap. Việc này dẫn đến hệ qủa là xe nhiều lên đột biến, lại tập trung nhiều ở các quận trung tâm cũng là những nơi tập trung nhu cầu, mật độ cao của khách hàng Uber, Grab nên cạnh tranh càng tăng cao không chỉ giữa hai thương hiệu Uber và Grab mà còn giữa tài xế của mỗi thương hiệu với nhau. Con số hơn 22.000 xe dưới 9 chỗ tham gia hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử là báo cáo từ cơ quan quản lý tại TP.HCM. Trên thực tế, con số này có sát hay không chẳng ai dám chắc, bởi ngay cả cơ quan quản lý cũng có “khiển” được Uber hay Grab cung cấp số liệu một cách trung thực đâu, mà phải “nài nỉ xin số liệu” còn không được. Dịch vụ này mang đến lợi ích về giá cho người tiêu dùng nhưng lại gây thiệt hại về thuế cho nhà nước, mang đến nguồn thu dồi dào cho hai thương hiệu Uber và Grab thì các doanh nghiệp taxi trong nước khốn đốn mang đến cơ hội có thêm thu nhập cho hàng chục ngàn tài xế, hộ gia đình thì đô thị TPHCM, Hà Nội càng thêm nặng nền tình trạng kẹt xe v.v… Cái gì cũng có 2 mặt. Và khi mà thả lỏng không kiểm soát, thì mặt hệ lụy có cơ hội nổi lên thành nguy cơ. Người tiêu dùng được hưởng lợi (có thể là lợi trước mắt) nhưng không lường được rằng khi nạn ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, nhà nước phải đầu tư nhiều hơn để mở rộng đường, xây thêm cầu mới v.v… thì gánh nặng kinh phí lấy từ đâu ra nếu không phải từ tiền thuế của dân?
Grab, Uber thuộc loại hình kinh doanh nào?
Grab và Uber là dịch vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để điều hành hiện đang phát triển nhanh chóng và đã trở thành dịch vụ rất phổ biến ngày nay. Uber hoạt động tại Việt Nam được phép hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư do UBND TP. HCM cấp ngày 30/8/2014. Cùng với sự phát triển đó, loại hình kinh doanh này cũng đã gây ra không ít tranh cãi cho nhà chức trách trong việc phân định Grab, Uber thuộc loại hình kinh doanh nào, thuộc thẩm quyền quản lý của ai. Cụ thể, mặc dù đây là một dịch vụ công nghệ nhưng lại ký kết với các chủ xe nhằm mục đích là dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi. Do đó, các xe ký kết với Grab và Uber phải đáp ứng các quy định đối với dịch vụ kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe taxi. Tuy nhiên, trong Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ có quy định đối với các loại xe hợp đồng dưới 10 chỗ thì không cần đăng ký danh sách hành khách và điểm đón trả khách. Chính điều đó đã khiến việc kiểm tra giám sát hoạt động đối với loại kinh doanh này thiếu chặt chẽ, vì đa phần loại ô tô Grab và Uber sử dụng là loại ô tô dưới 10 chỗ và dẫn đến việc số lượng ngày càng tăng lên của loại xe này. Ngoài ra cần có một hành lang pháp lý chặt chẽ hơn cho hình thức kinh doanh này, quản lý việc thu thuế, lộ trình, kiểm chất lượng phương tiện sử dụng,... Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trong đó sẽ sửa đổi một số vấn đề liên quan đến Grab, Uber, kinh doanh taxi, phù hiệu xe tải, xe hợp đồng (Theo Chinhphu.vn)
Uber và câu chuyện “nhập gia tùy tục” trong kinh doanh
Nhập gia tùy tục là thành ngữ đã có từ lâu được áp dụng trong nhiều mặt của cuộc sống và đương nhiên trong kinh doanh cũng thế. Anh là khách đến chơi nhà, anh muốn giữ được sự khác biệt của mình nhưng đồng thời anh cũng cần phải tuân thủ luật chơi mà chủ nhà đặt ra. Chủ nhà mà – họ không thích họ có thể mời anh về chỉ đơn giản bởi họ có quyền. Vấn đề Uber gia nhập thị trường Việt Nam và động thái mới đây của Bộ GTVT về việc yêu cầu Uber Việt Nam không được cung cấp, phối hợp với các chủ phương tiện và đơn vị vận tải để kinh doanh vận tải trái với quy định hiện hành là minh chứng rõ nhất cho vấn đề trên. Ở đây chúng ta không bàn tác động đối với người dân mà ở phía ngược lại – đối với Uber. Còn nhớ thời gian trước, khi thực hiện chiến dịch “I choose”, Uber đã đưa ta một phát biểu rằng “Chúng tôi không sở hữu, vận hành xe hoặc thuê tài xế. Nền tảng của chúng tôi chỉ đơn giản là kết nối yêu cầu của hành khách với những công ty vận tải dịch vụ đã được cấp phép. Điều này là hoàn toàn phù hợp với luật giao thông vận tải được công nhận và áp dụng bởi chính quyền địa phương” nhằm kêu gọi sự ủng hộ của người dùng. Tuy nhiên đến hiện tại, Uber VN trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ bao gồm “hoạt động tư vấn quản lý” và “nghiên cứu thị trường, thăm dò dư luận”, không liên quan tới hoạt động xin được thí điểm là “triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng” – chứng tỏ nó vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu về quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam dẫn đến động thái trên của Bộ GTVT. Như vậy, “cuộc tình dù đúng dù sai” thì trước mắt chúng ta vẫn thấy con đường gia nhập thị trường Việt của Uber ngày càng gian nan bởi với chúng ta có thể hiểu là trong thời gian tới Uber sẽ bị cấm hoạt động nếu như không tuân thủ luật chơi do Việt Nam đặt ra. P/s: Bản thân mình đã từng sử dụng dịch vụ của Uber nhưng chắc phải nói rằng “Anh rất tốt nhưng em rất tiếc” - đúng dịp Valentine nữa chứ
Đăng thông tin khách hàng lên Web đen - Tài xế Uber chơi xấu?
Trong những năm gần đây, Uber đã bắt đầu trở nên phổ biến, quen thuộc đối với người dân Việt bởi sự tiện dụng của nó. Nhưng bên cạnh đó, nhiều vấn đề cũng đã bắt đầu phát sinh xung quanh Uber như vụ “Khách nữ tố cáo bị đưa SĐT lên web sex sau khi chấm 1 sao cho tài xế Uber" khiến dư luận đặt ra câu hỏi đối với hãng dịch vụ này. Tóm tắt vụ việc: Ngày 04/01/2016, một tài khoản facebook tên H.M chia sẻ trên trang web cá nhân, em gái cô tên L. đặt xe đi từ đường Quan Hoa về Đội Cấn trên xe UberX. Trên đường đi, lái xe Q.A liên tục đi lòng vòng, không biết đường và sử dụng điện thoại nói chuyện khiếm nhã với bạn. Chi L cảm thấy hoang mang và đã chấm điểm 01 sao tài xế Uber này. Đến 14h chiều cùng ngày, L đã nhận được những cuộc gọi cùng tin nhắn với mục đích mời mọc mua dâm và nghi ngờ tài xế Q.A chơi xấu. Để xác minh, chị H.M đã gọi điện thoại cho tài xế Q.A và cho biết, anh ta thừa nhận việc đưa số điện thoại cùng tên đầy đủ của chị L lên nhóm trò chuyện giữa các tài xế của Uber tuy nhiên phủ nhận việc đã đăng lên website khiêu dâm.Tài xế Q.A còn khằng định không lòng vòng bắt khách và nói chuyện điện thoại vì sẽ bị phạt nặng, bị cắt trợ cấp, khóa thẻ một tuần. Lộ trình được chị L. lựa chọn cùng hình ảnh tài xế - (Ảnh: FB) Hiện tại dư luận đang chia ra nhiều luồn quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, khoan bàn đến ai đúng ai sai, nếu nhìn theo góc độ pháp lý, có hai câu hỏi chúng ta cần trả lời: 1. Tài xế Uber có hành vi vi phạm pháp luật ở đây không khi anh ta tung thông tin cá nhân khách hàng lên nhóm nói chuyện và đăng lên website khiêu dâm? 2. Nếu có, ngoài anh Q.A, Uber có phải chịu trách nhiệm trước thông tin cá nhân khách hàng bị tiết lộ và gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ?” - Thứ nhất, quyền bí mật đời tư của cá nhân là một trong những quyền nhân thân của con người và được tôn trọng và pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; đồng thời thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật (Ðiều 38 Bộ luật Dân sự 2005). Vậy, việc tài xế taxi Q.A tiết lộ thông tin chị L lên nhóm nói chuyện mà không có sự đồng ý là một hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, sau đó, việc thông của chị L bị phát tán trên trang website khiêu dâm là do anh Q.A thực hiện hay không vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định. Chị L nếu nghi ngờ, trong trường hợp này, phải chăng nên trình báo với cơ quan điều tra để xác minh sự việc? Website đăng thông tin chị L - (Ảnh: FB) Trong trường, có đủ bằng chứng, chi L có thể kiện tới tòa án hoặc tố cáo tại cơ quan công an về hành vi của anh Q.A, và yêu cầu được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình (theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2005 về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín). Hành vi của anh Q.A có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, tại điểm a, khoản 1, Điều 5 Nghị định có quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: .... a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác… Hoặc, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống nếu đầy đủ tình tiết cấu thành tội phạm theo Điều 122 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm… - Thứ hai, về mặt bản chất, Uber định nghĩa bản thân là một công ty cung cấp dịch vụ thương mại điện tử - “taxi chia sẻ” hay “đi chung xe, đi nhờ xe” mà khi sử dụng, người dùng sẽ lựa chọn một trong hai loại tài khoản “người lái xe” – tức là tài khoản của người có xe muốn cho người khác “đi chung, đi nhờ” và tài khoản của người dùng thông thường – là người có nhu cầu tìm kiếm một “Uber Driver” thích hợp cho chuyến đi của mình. (Nguồn: Uber – Câu chuyện kinh doanh và quản lý) Cụ thể, chị L chính là “người đi nhờ” và anh Q.A là “người lái xe” và quan hệ giữa hai người là thỏa thuận dân sự - cung cấp dịch vụ thông qua trung gian Uber (bên thứ ba); nói cách khác, cả chị L và anh Q.A đã chấp nhận điều khoản và điều kiện sử dụng của Uber, đồng thời tiến hành giao dịch dưới sự ràng buộc này.Từ đó, theo quy định, chị L đã cung cấp tên thật, số điện thoại và địa chỉ chính xác cho Uber như một sự tuân thủ theo điều khoản của thỏa thuận, cùng lúc đó, anh Q.A được nhận thông tin trên và tiến hành nghĩa vụ của mình. Chia Sẻ Thông Tin Chúng tôi có thể chia sẻ thông tin của bạn: • Với Tài Xế để cho phép họ cung cấp Dịch Vụ bạn yêu cầu. Ví dụ như chúng tôi chia sẻ tên, ảnh của bạn (nếu bạn cung cấp ảnh), đánh giá trung bình của Người Dùng được Tài Xế cung cấp và các địa điểm đón và/hoặc trả khách với Tài Xế; Nguồn: Tuyên bố về quyền riêng tư của người dùng – Uber (Hiệu Lực: ngày 15 tháng 7 năm 2015) Tuy nhiên, như đã nói trên, Uber khẳng định mình chỉ là trung gian giữa khách hàng - tài xế và tiên đoán được tình huống nên đã ràng buộc pháp lý các bên một bằng Điều khoản sử dụng. Theo đó, theo quy định tại Khoản 5, Điều khoản và điều kiện sử dụng của Uber: “TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM ... Uber không đưa ra tuyên bố, bảo hành, bảo đảm về tính tin cậy, tính kịp thời, chất lượng, tính phù hợp hoặc sẵn có của các dịch vụ này, các dịch vụ này hoặc hàng hóa được yêu cầu qua việc sử dụng dịch vụ này, hoặc các dịch vụ này sẽ không bị gián đoạn hoặc không có lỗi. Uber không đảm bảo chất lượng, tính phù hợp, an toàn hoặc năng lực của nhà ucng cấp bên thứ ba. Bạn đồng ý chịu trách nhiệm toàn bộ rủi ro phát sinh bên ngoài việc sử dụng các dịch vụ này và bất kỳ dịch vụ hoặc hàng hóa được yêu cầu nào có liên quan, trong phạm vi tối đa pháp luật áp dụng cho phép. GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ. Uber sẽ không chịu trách nhiệm về các thiệt hại mang tính gián tiếp, ngẫu nhiên, đặc biệt, cảnh cáo, trừng trị hoặc hậu quả, bao gồm tổn thất về lợi nhuận, tổn thất về dữ liệu, thương tích cá nhân hoặc thiệt hại về tài sản, liên quan hoặc phát sinh từ việc sử dụng các dịch vụ, ngay cả nếu Uber đã được cảnh báo về nguy cơ của các thiệt hại như vậy. Uber sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thiệt hại, trách nhiệm hoặc tổn thất nào phát sinh do: … (ii) Mọi giao dịch hoặc quan hệ giữa bạn và nhà cung cấp bên thứ ba, ngay cả nếu Uber đã được cảnh báo về nguy cơ của các thiệt hại như vậy. Uber sẽ không chịu trách nhiệm về việc trì hoãn hoặc không hoạt đông do các nguyên nhân nằm ngoài khả năng kiểm soát của Uber…” Từ đây rút ra, vấn đề thông tin khách hàng bị tiết lộ giữa chị L và anh Q.A không thuộc trách nhiệm của Uber. Tuy vậy, trên thực tế, Uber đã có động thái tích cực xin lỗi chị L và đề nghị thanh toán viện phí (do ảnh hưởng về tinh thần nên chị L đã nhập viện) nhưng chị L đã từ chối. Theo quan điểm cá nhân, khó có thể nói ai đúng ai sai khi vụ việc chưa được cơ quan chức năng điều tra rõ ràng, tuy vậy, bản thân mỗi người cũng sẽ rút ra được một số nhận định riêng cho bản thân. Có ai có ý kiến khác xin đưa lên cùng bàn luận.