"Bão" đổ bộ trên những nẻo đường Việt Nam! Đến góc nhìn luật giao thông đường bộ
Những “cơn bão” bất chợt đỗ bộ trên các nẻo đường từ nông thôn đến thành thị ở Việt Nam diễn ra như chuyện “đến hẹn lại lên”.Cơn bão lan tỏa bởi hiệu ứng U23 VIỆT NAM. Bão khơi nguồn từ những trận thắng của đội tuyển U23 Việt Nam tại vòng chung kết U23 Châu Á được tổ chức tại Thường Châu_TrungQuốc. Khi ấy, đội bóng nước nhà đã có những trận cầu mang đến cho người hâm mộ bóng đá nước nhà cái cảm xúc như đang leo lên từng nấc thang của cung bậc cảm xúc, lúc nín lặng, khi vỡ òa mừng rỡ,… Hòa cũng niềm vui chiến thắng là những dòng xe từ các ngõ ngách, nẻo đường ùa ra các trục đường chính với cờ,bang rôn, biểu ngữ, trống, kèn…tạo thành dòng xe đông nghịt mà nay ta hay gọi là “bão”. Và mấy hôm nay, “bão” lại nhen nhóm nổi lên vì ASIAD 2018 (Á VẬN HỘI) đang diễn ra, nơi mà đội bóng của chúng ta đang thi đấu và đã vào vòng bán kết. Đến đây, ta cũng đã biết “bão” nổi lên từ đâu?và vì sao có “bão”?“Bão” là cách thể hiện niềm vui mừng sau những chiến thắng của đội bóng nước nhà, nó cũng nổi lên khi đội nhà không thắng. Chung quy lại có thể thấy, khi nào U23 Việt Nam (đội tuyển Việt Nam) thi đấu thì y như rằng sẽ có “bão”. Những yếu tố góp thành “bão” là niềm vui chiến thắng, sự phấn khích của mỗi cá nhân, sự tò mò, từ tâm lý đám đông,… nhưng yếu tố “nhân tạo” tạo thành. Trên đây ta có thể thấy “bão” nếu nhìn ở góc độ “tinh thần dân tộc” cơn bão này đã kéo mọi người xít lại gần nhau, trao nhau những nụ cười thân thiện, chung vui dù có thể là những người xa lạ. Nhưng khi nhìn ở góc độ “trật tự an toàn giao thông đường bộ” cơn bão này đã gây nên hệ lụy tắc đường, gây mất trật tự giao thông đường bộ và bên cạnh đó là vô số người vi phạm luật giao thông đường bộ. Trong “cơn bão” ta có thể nhìn thấy những hành vi vi phạm: - Khoản 11, khoản 12, Điều 8, Luật giao thông đường bộ 11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu. 12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này. - Khoản 4, Điều 18 Luật giao thông đường bộ 4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: a) Bên trái đường một chiều; b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; c) Trên cầu, gầm cầu vượt; d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; g) Nơi dừng của xe buýt; h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt; l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ. - Khoản 3, Điều 30, Luật giao thông đường bộ 3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây: a) Đi xe dàn hàng ngang; b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. - … Những lỗi vi phạm kể trên, thông thường khi bị lực lượng chức năng phát hiện, người vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính kèm theo biên bản phạt vi phạm luật giao thông đường bộ. Nhưng khi “bão” xảy ra, có thể nói điều mà lực lượng chức năng thực hiện đấy là giám sát, thực hiện các hành động nhằm mục đích ổn định trật tự, tránh gây bạo động,… Đây có thể xem là một biện pháp xử lý “bão” của lực lượng chức năng, việc xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật về giao thông dường như không được thực hiện áp dụng. Qua đây, tôi đặt ra nhận định: “bão” là một ngoại lệ mà khi ấy, người vi phạm luật giao thông đường bộ không bị xử phạt. Các bạn có đồng tình với nhận định này của tôi không?
Bản quyền ASIAD: Ngoài VTV, cơ quan nào có trách nhiệm liên quan?
ASIAD sự kiện thể thao đã và đang được người dân quan tâm, hơn hết với những chiến thắng mà các cầu thủ mang lại thì sức nóng càng tăng. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là chúng ta phải theo dõi các trận đấu qua các kênh lậu. Hàng trăm câu hỏi của người hâm mộ vẫn chỉ nhận lại rằng “đắt quá”. Trong khi tôi vẫn thực hiện nghĩa vụ thuế thì hà cớ gì những phúc lợi tôi lại không được hưởng. Đây cũng chính là nguyên nhân các web lậu hoạt động một cách công khai và trở thành một vấn đề quan trọng là hình ảnh quốc gia có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng liên quan đến bản quyền trong khi 75 quốc gia, vùng lãnh thổ có bản quyền ASIAD còn Việt Nam thì không. Bàn đến trách nhiệm, tôi sẽ phân tích 2 cơ quan bao gồm Đài truyền hình VN và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch để bạn có cái nhìn cụ thể hơn: - Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài truyền hình quốc gia thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình và các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện khác. Đài Truyền hình Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí và truyền hình. (Nghị định 02/2018/NĐ-CP) - Nghị định 79/2017/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì: Nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến bản quyền ASIAD không nằm trong thẩm quyền của Bộ này khi mà những nội dung chỉ liên quan đến các chế độ, chính sách, trình cơ quan cấp trên tổ chức đại hội thể dục, thể thao,... Việc không mua được bản quyền của VTV cũng là chỉ đạo của các cấp cao hơn, suy cho cùng thì chúng ta vẫn không thấu được nội hàm bên trong như nào, nhưng vẫn chờ những câu trả lời thỏa đáng cho người hâm mộ.
Việc trao tặng Huân chương lao động cho đội tuyển U23 Việt Nam có hợp lý không?
Những ngày vừa qua với chiến tích lịch sử của đội tuyển U23 Việt Nam tại đấu trường bóng đá châu lục là vô cùng đáng tự hào và có sức lan tỏa rất lớn trên cả nước. Sau khi xuất sắc vượt qua các đối thủ mạnh trong châu lục, lần lượt vượt qua vòng bảng, vòng bán kết rồi đi đến trận chung kết cuối cùng với vị trí á quân U23 Châu Á nhưng họ chính là nhà vô địch trong lòng hơn 90 triệu dân người Việt Nam. Điều mà chúng ta nhìn thấy ở đây chính là tinh thần, ý chí thi đấu quật cường cùng với sự tiến bộ về tài năng lẫn đức độ của các tuyển thủ đã khiến nhân dân cả nước quá đỗi tự hào và nhiều người như phát cuồng về các tuyển thủ của chúng ta. Vì những đóng góp to lớn đó, nhà nước đã trao tặng Huân chương lao động hạng nhất cho đội bóng U23 Việt Nam và trao tặng huân chương lao động hạng ba cho 3 thành viên có thành tích xuất sắc nổi bật trong đội là: HLV trưởng Park Hang Seo, thủ môn Bùi Tiến Dũng và Tiền vệ Nguyễn Quang Hải. Vậy liệu việc trao tặng Huân chương lao động như vậy có xứng đáng và thỏa các điều kiện của pháp luật hay không? Là câu hỏi thắc mắc của khá nhiều người. Theo Luật thi đua, khen thưởng 2003 sửa đổi, bổ sung 2013, quy định cụ thể tại Điều 42 thì: “1. “Huân chương Lao động” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo, xây dựng Tổ quốc. 3. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;” Và Điều 44 cũng quy định về Huân chương lao động hạng ba và các điều kiện được tặng, truy tặng Huân chương lao động hạng ba: “1. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đoàn thể trung ương hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể”. Như vậy, rõ ràng việc hầu như cả nước kéo xuống đường tạo nên rừng cờ đỏ sao vàng, hay như báo chí nước ngoài miêu tả như “thác đỏ” sau mỗi chiến thắng của đội tuyển chúng ta trước đối thủ. Và những câu chuyện về lòng tự hào, sự đoàn kết dân tộc được dâng cao hơn bao giờ hết trong mỗi lần người dân ăn mừng chiến thắng. Chúng ta như xích lại gần nhau hơn, mọi xích mích dù lớn dù nhỏ đều được bỏ qua, nhìn vào mắt nhau hô vang: “Việt Nam vô địch” đầy kiêu hãnh. Một lòng tin rằng, người Việt chúng ta sẽ còn gặt hái nhiều thành công hơn nữa, làm được nhiều điều to lớn hơn nữa trong mọi lĩnh vực được dâng cao ngút trời, tạo tiền đề, động lực để mỗi chúng ta cố gắng, phấn đấu. Chẳng phải những điều đó chính là đạt được “thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc” hay sao? Còn những Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Quang Hải hay Park Hang Seo sau những cống hiến, thành công của họ mà giờ đây hầu như toàn dân Việt Nam từ người già đến trẻ nhỏ đều nằm lòng tên họ hay sao? Vậy nên, thiết nghĩ, việc trao tặng huân chương lao động hạng nhất cho tập thể đội tuyển U23 Việt Nam và Huân chương lao động hạng ba cho 3 thành viên xuất sắc là xứng đáng và đáp ứng đầy đủ điều kiện của pháp luật quy định. Vô cùng hy vọng đây chỉ là thành công bước đầu của bóng đá nước nhà và những thành công vang dội hơn sẽ còn được chúng ta gặt hái được để người dân cả nước có thêm nhiều dịp ăn mừng như thế này nữa.
Tiền thưởng cho U23 Việt Nam không phải đóng thuế TNCN
Đội U23 của chúng ta đã có một kỳ thi đấu thành công, kéo theo đó là cơn mưa tiền thưởng. Và hiện giờ trên các trang báo, thậm chí là cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đều có bài viết về việc tính thuế TNCN của đội tuyển. Vậy theo mọi người, U23 Việt Nam có phải nộp thuế TNCN hay không và thuế TNCN mà U23 Việt Nam phải đóng sẽ như thế nào ? Trước tiên, về quan điểm của các tờ báo, bài viết hiện nay thì đều lý giải theo khoản 2 điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC - tức là lý giải theo thuế TNCN của tiền lương, tiền công. Theo cách lý giải này, tiền thưởng của U23 Việt Nam được xét là tiền lương, tiền công của cầu thủ; vì vậy ngoài các khoản thưởng từ NSNN ra (theo điểm e khoản 2 điều 2 thông tư 111) thì tất cả các khoản thưởng còn lại đều sẽ phải đóng thuế TNCN. Và khi này, thuế suất sẽ tính theo bảng lũy tiến (tức là có thể lên đến 35%). Ngoài ra, theo như báo Dân Trí thì "Trao đổi với Dân Trí, một cán bộ Tổng cục Thuế cho biết số tiền thưởng nhận được theo quy định sẽ vẫn phải nộp thuế. Mức thuế sẽ là 10% trên tổng số tiền được thưởng như khoản thu nhập vãng lai. Tuy nhiên không phải khoản thưởng nào cũng phải chịu thế." Thế nhưng, mình hoàn toàn không đồng ý với cách lý giải này, bởi lẽ theo mình, mọi người (kể cả cơ quan thuế) đã nhầm lẫn về bản chất của khoản thu nhập này. Trước tiên, nói về khoản 2 điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC thì đây là khoản nói về thuế TNCN từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao - tức là "thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động". Nói cách khác, phải có mối quan hệ lao động xảy ra giữa bên trả thu nhập (bên thưởng) và bên nhận thu nhập (bên nhận thưởng). Thế nhưng, ở đây, giữa U23 Việt Nam và người hâm mộ nói chung, những cá nhân, doanh nghiệp thưởng cho đội nói riêng, có tồn tại quan hệ lao động, quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ hay không ? Xin thưa câu trả lời là KHÔNG. Đội tuyển U23 VN không phải là người lao động của người hâm mộ, đội tuyển không hề nhận lương của người hâm mộ, và những khoản thưởng của DN cho đội tuyển không phải là tiền thưởng theo một bản hợp đồng lao động. Khoản tiền thưởng mà các doanh nghiệp, các mạnh thường quân, thậm chí là UBND các địa phương trong trường hợp này phải mang tính chất của quà tặng, chứ không phải tiền lương: "vì các bạn đá đẹp, nên chúng tôi thưởng/tặng thưởng cho các bạn một phần quà" - chứ không phải là "vì các bạn làm việc (đá bóng) tốt nên tôi (nhân danh người sử dụng lao động của các bạn) thưởng cho các bạn một khoản tiền cho các bạn theo HĐLĐ giữa hai chúng ta. Các khoản tặng thưởng này là tặng thưởng cho tập thể đội U23, và theo đó thì cả đội cùng nhau chia phần tiền, chứ không phải là các mạnh thường quân thưởng cho liên đoàn bóng đá Việt Nam, để rồi liên đoàn xét công và trả lương cho các cầu thủ. Theo cách hiểu này thì không có lý gì để thu thuế TNCN đối với thuế từ tiền lương, tiền công đối với khoản tiền thưởng của đội, thuế TNCN nếu có thu thì phải thu theo diện thuế TNCN đối với quà tặng. Mà đối với thu nhập từ quà tặng thì cần lưu ý là không phải quà tặng nào cũng chịu thuế, chỉ những quà tặng theo khoản 10 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC mới phải chịu thuế: đó là những tài sản thuộc diện phải đăng ký, vd như "quà tặng là chứng khoán" " quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh" "quà tặng là bất động sản" "quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao."". Theo đó, khoản tặng thưởng bằng tiền mặt (phải gọi chính xác tên của nó là "quà tặng bằng tiền mặt cho các cầu thủ vì đã thi đấu quá xuất sắc") thì không nằm trong nhóm quà tặng phải chịu thuế TNCN, và như thế thì không thể tính thuế TNCN đối với các cầu thủ. Chỉ riêng Mr.Park, ông được tặng thêm 1 căn nhà (nếu mình nhớ không lầm); như thế thì ông sẽ phải đóng thuế TNCN với căn nhà này, thuế suất sẽ là 10% giá trị căn nhà vượt quá 10 triệu đồng (vd căn nhà trị giá 1 tỷ thì sẽ đóng thuế là 10% của 990 triệu, tương đương 99 triệu). Về chiếc xe được THACO tặng cho đội U23, nếu chiếc xe này đứng tên của tổ chức (VFF ?) vậy thì nó không phải là quà tặng cho cầu thủ, và sẽ không tính thuế TNCN cho các cầu thủ (còn giả sử bạn nào đứng ra nhận cái xe này về mình thì khi đó sẽ phải chịu thuế giống như căn nhà của Mr. Park). --- Trên đây là ý kiến của mình, còn các bạn, các bạn nghĩ sao, liệu các cầu thủ của chúng ta có phải chịu thuế TNCN cho những phần tặng thưởng mà họ nhận được một cách vô cùng xứng đáng từ các mạnh thường quân, người hâm mộ hay không ?
Không khí cổ vũ U23 Việt Nam của Dân Luật
Không khí cổ vũ U23 Việt Nam trước thềm chung kết chiều nay 15h của Dân Luật, còn ở nơi các bạn thì sao, hãy cùng chia sẻ ảnh nào!
5 lưu ý dành cho cổ đông viên đi Trung Quốc cổ vũ U23 Việt Nam
Để đảm bảo an ninh, an toàn cho các cổ động viên Việt Nam sang Trung Quốc cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết diễn ra vào ngày 27/1 tại Thường Châu, Trung Quốc, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải đã đề nghị Ban Tổ chức Giải và các cơ quan chức năng sở tại tạo thuận lợi cho các cổ động viên Việt Nam trong việc mua vé vào sân vận động, đồng thời có biện pháp bảo đảm an ninh cho cổ động viên Việt Nam. Tổng Lãnh sự quán cũng có một số lưu ý sau đối với các cổ động viên: 1. Chỉ nên mua vé tại quầy bán vé chính thức của Ban tổ chức; 2. Mang theo quần áo ấm để giữ gìn sức khỏe do tình hình thời tiết tại khu vực có mưa tuyết và nhiệt độ xuống rất thấp; 3. Bảo quản kỹ giấy tờ tùy thân (hộ chiếu…), các đồ đạc, hành lý cá nhân để tránh mất mát. 4. Tuân thủ các quy định của nước sở tại để tránh phát sinh những vấn đề pháp lý đáng tiếc; ứng xử văn minh, không có các hành vi quá khích ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam. 5. Trong trường hợp cần sự hỗ trợ khẩn cấp, đề nghị liên hệ: - Đường dây nóng Bảo hộ công dân của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải: +86.21.68555698; +86.13636427223; +86.13262651727. - Tổng đài Bảo hộ công dân: +84.981.84.84.84.
Việt Nam đẹp lắm ai ơi! Sao vàng cờ đỏ rực ngời tung bay U23 chơi bóng cực hay Đưa người dân Việt đắm say men nồng Cảm ơn ông Park sáng hồng! Quang Hải, Tiến Dũng tỏa công tuyệt vời Kèm theo khen ngợi bao lời Văn Thanh cú chốt lên đời huy chương Đức Chinh hay lắm dễ thương Xuân Trường, Công Phượng… mở đường vinh quang Mừng cho đổi sắc chuyển trang Đỉnh cao châu Á huy hoàng Việt Nam Quyết tâm, dồn sức, khắc làm thành công Toàn thể dân tộc ước mong Việt Nam vô địch thỏa lòng khát khao Vang danh châu Á đó nào! Tỏa ra thế giới! Tự hào Việt Nam! *** Chung vui, đón “bão” trong tâm Chớ nên gây náo, lỗi lầm phạm quy Đua xe, cá độ… tránh đi Niềm vui trọn vẹn khắc ghi ấm lòng.
Cả nước đang hướng về U23 Việt Nam
Chiều nay 15h, U23 Việt Nam gặp Qatar ở trận bán kết 1 VCK U23 châu Á. Cả nước đang hướng về U23 Việt Nam và mong chờ kết quả chiến thắng. Xem trực tiếp tại http://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv6.htm Nếu như U23 Việt Nam chiến thắng thì không chỉ đong đầy bằng niềm vui, hân hoan, hãnh diện, niềm tự hào dân tộc mà tất cả chúng ta đều được lợi. U23 Việt Nam thắng – sếp mừng quá, cho nhân viên nghỉ ăn mừng ngày mai 24/01/2018 – nghỉ có hưởng lương càng sướng U23 Việt Nam thắng – người bán cờ được lợi nhuận nhiều nhờ bán được U23 Việt Nam thắng – người bán hàng ăn, thức uống được lợi vì vui quá nên thôi ra tiệm ăn hay cà phê tán gẫu U23 Việt Nam thắng – người bán xăng được lợi nhờ mọi người đổ ra đường để ăn mừng U23 Việt Nam thắng – người bán vui quá giảm giá bán, người mua vì thế được hưởng lợi Cho nên hãy cùng chung tay cổ vũ cho U23 Việt Nam chiến thắng nào các bạn! P/S: Mà nói nhỏ nghe, có nhiều Công ty không được nghỉ, vẫn phải đi làm vào giờ này, thì trong giờ làm việc nhỡ coi đá banh thì có bị phạt vì làm việc riêng trong giờ làm việc không mấy bạn???
"Bão" đổ bộ trên những nẻo đường Việt Nam! Đến góc nhìn luật giao thông đường bộ
Những “cơn bão” bất chợt đỗ bộ trên các nẻo đường từ nông thôn đến thành thị ở Việt Nam diễn ra như chuyện “đến hẹn lại lên”.Cơn bão lan tỏa bởi hiệu ứng U23 VIỆT NAM. Bão khơi nguồn từ những trận thắng của đội tuyển U23 Việt Nam tại vòng chung kết U23 Châu Á được tổ chức tại Thường Châu_TrungQuốc. Khi ấy, đội bóng nước nhà đã có những trận cầu mang đến cho người hâm mộ bóng đá nước nhà cái cảm xúc như đang leo lên từng nấc thang của cung bậc cảm xúc, lúc nín lặng, khi vỡ òa mừng rỡ,… Hòa cũng niềm vui chiến thắng là những dòng xe từ các ngõ ngách, nẻo đường ùa ra các trục đường chính với cờ,bang rôn, biểu ngữ, trống, kèn…tạo thành dòng xe đông nghịt mà nay ta hay gọi là “bão”. Và mấy hôm nay, “bão” lại nhen nhóm nổi lên vì ASIAD 2018 (Á VẬN HỘI) đang diễn ra, nơi mà đội bóng của chúng ta đang thi đấu và đã vào vòng bán kết. Đến đây, ta cũng đã biết “bão” nổi lên từ đâu?và vì sao có “bão”?“Bão” là cách thể hiện niềm vui mừng sau những chiến thắng của đội bóng nước nhà, nó cũng nổi lên khi đội nhà không thắng. Chung quy lại có thể thấy, khi nào U23 Việt Nam (đội tuyển Việt Nam) thi đấu thì y như rằng sẽ có “bão”. Những yếu tố góp thành “bão” là niềm vui chiến thắng, sự phấn khích của mỗi cá nhân, sự tò mò, từ tâm lý đám đông,… nhưng yếu tố “nhân tạo” tạo thành. Trên đây ta có thể thấy “bão” nếu nhìn ở góc độ “tinh thần dân tộc” cơn bão này đã kéo mọi người xít lại gần nhau, trao nhau những nụ cười thân thiện, chung vui dù có thể là những người xa lạ. Nhưng khi nhìn ở góc độ “trật tự an toàn giao thông đường bộ” cơn bão này đã gây nên hệ lụy tắc đường, gây mất trật tự giao thông đường bộ và bên cạnh đó là vô số người vi phạm luật giao thông đường bộ. Trong “cơn bão” ta có thể nhìn thấy những hành vi vi phạm: - Khoản 11, khoản 12, Điều 8, Luật giao thông đường bộ 11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu. 12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này. - Khoản 4, Điều 18 Luật giao thông đường bộ 4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: a) Bên trái đường một chiều; b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; c) Trên cầu, gầm cầu vượt; d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; g) Nơi dừng của xe buýt; h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt; l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ. - Khoản 3, Điều 30, Luật giao thông đường bộ 3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây: a) Đi xe dàn hàng ngang; b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. - … Những lỗi vi phạm kể trên, thông thường khi bị lực lượng chức năng phát hiện, người vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính kèm theo biên bản phạt vi phạm luật giao thông đường bộ. Nhưng khi “bão” xảy ra, có thể nói điều mà lực lượng chức năng thực hiện đấy là giám sát, thực hiện các hành động nhằm mục đích ổn định trật tự, tránh gây bạo động,… Đây có thể xem là một biện pháp xử lý “bão” của lực lượng chức năng, việc xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật về giao thông dường như không được thực hiện áp dụng. Qua đây, tôi đặt ra nhận định: “bão” là một ngoại lệ mà khi ấy, người vi phạm luật giao thông đường bộ không bị xử phạt. Các bạn có đồng tình với nhận định này của tôi không?
Bản quyền ASIAD: Ngoài VTV, cơ quan nào có trách nhiệm liên quan?
ASIAD sự kiện thể thao đã và đang được người dân quan tâm, hơn hết với những chiến thắng mà các cầu thủ mang lại thì sức nóng càng tăng. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là chúng ta phải theo dõi các trận đấu qua các kênh lậu. Hàng trăm câu hỏi của người hâm mộ vẫn chỉ nhận lại rằng “đắt quá”. Trong khi tôi vẫn thực hiện nghĩa vụ thuế thì hà cớ gì những phúc lợi tôi lại không được hưởng. Đây cũng chính là nguyên nhân các web lậu hoạt động một cách công khai và trở thành một vấn đề quan trọng là hình ảnh quốc gia có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng liên quan đến bản quyền trong khi 75 quốc gia, vùng lãnh thổ có bản quyền ASIAD còn Việt Nam thì không. Bàn đến trách nhiệm, tôi sẽ phân tích 2 cơ quan bao gồm Đài truyền hình VN và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch để bạn có cái nhìn cụ thể hơn: - Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài truyền hình quốc gia thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình và các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện khác. Đài Truyền hình Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí và truyền hình. (Nghị định 02/2018/NĐ-CP) - Nghị định 79/2017/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì: Nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến bản quyền ASIAD không nằm trong thẩm quyền của Bộ này khi mà những nội dung chỉ liên quan đến các chế độ, chính sách, trình cơ quan cấp trên tổ chức đại hội thể dục, thể thao,... Việc không mua được bản quyền của VTV cũng là chỉ đạo của các cấp cao hơn, suy cho cùng thì chúng ta vẫn không thấu được nội hàm bên trong như nào, nhưng vẫn chờ những câu trả lời thỏa đáng cho người hâm mộ.
Việc trao tặng Huân chương lao động cho đội tuyển U23 Việt Nam có hợp lý không?
Những ngày vừa qua với chiến tích lịch sử của đội tuyển U23 Việt Nam tại đấu trường bóng đá châu lục là vô cùng đáng tự hào và có sức lan tỏa rất lớn trên cả nước. Sau khi xuất sắc vượt qua các đối thủ mạnh trong châu lục, lần lượt vượt qua vòng bảng, vòng bán kết rồi đi đến trận chung kết cuối cùng với vị trí á quân U23 Châu Á nhưng họ chính là nhà vô địch trong lòng hơn 90 triệu dân người Việt Nam. Điều mà chúng ta nhìn thấy ở đây chính là tinh thần, ý chí thi đấu quật cường cùng với sự tiến bộ về tài năng lẫn đức độ của các tuyển thủ đã khiến nhân dân cả nước quá đỗi tự hào và nhiều người như phát cuồng về các tuyển thủ của chúng ta. Vì những đóng góp to lớn đó, nhà nước đã trao tặng Huân chương lao động hạng nhất cho đội bóng U23 Việt Nam và trao tặng huân chương lao động hạng ba cho 3 thành viên có thành tích xuất sắc nổi bật trong đội là: HLV trưởng Park Hang Seo, thủ môn Bùi Tiến Dũng và Tiền vệ Nguyễn Quang Hải. Vậy liệu việc trao tặng Huân chương lao động như vậy có xứng đáng và thỏa các điều kiện của pháp luật hay không? Là câu hỏi thắc mắc của khá nhiều người. Theo Luật thi đua, khen thưởng 2003 sửa đổi, bổ sung 2013, quy định cụ thể tại Điều 42 thì: “1. “Huân chương Lao động” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo, xây dựng Tổ quốc. 3. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;” Và Điều 44 cũng quy định về Huân chương lao động hạng ba và các điều kiện được tặng, truy tặng Huân chương lao động hạng ba: “1. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đoàn thể trung ương hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể”. Như vậy, rõ ràng việc hầu như cả nước kéo xuống đường tạo nên rừng cờ đỏ sao vàng, hay như báo chí nước ngoài miêu tả như “thác đỏ” sau mỗi chiến thắng của đội tuyển chúng ta trước đối thủ. Và những câu chuyện về lòng tự hào, sự đoàn kết dân tộc được dâng cao hơn bao giờ hết trong mỗi lần người dân ăn mừng chiến thắng. Chúng ta như xích lại gần nhau hơn, mọi xích mích dù lớn dù nhỏ đều được bỏ qua, nhìn vào mắt nhau hô vang: “Việt Nam vô địch” đầy kiêu hãnh. Một lòng tin rằng, người Việt chúng ta sẽ còn gặt hái nhiều thành công hơn nữa, làm được nhiều điều to lớn hơn nữa trong mọi lĩnh vực được dâng cao ngút trời, tạo tiền đề, động lực để mỗi chúng ta cố gắng, phấn đấu. Chẳng phải những điều đó chính là đạt được “thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc” hay sao? Còn những Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Quang Hải hay Park Hang Seo sau những cống hiến, thành công của họ mà giờ đây hầu như toàn dân Việt Nam từ người già đến trẻ nhỏ đều nằm lòng tên họ hay sao? Vậy nên, thiết nghĩ, việc trao tặng huân chương lao động hạng nhất cho tập thể đội tuyển U23 Việt Nam và Huân chương lao động hạng ba cho 3 thành viên xuất sắc là xứng đáng và đáp ứng đầy đủ điều kiện của pháp luật quy định. Vô cùng hy vọng đây chỉ là thành công bước đầu của bóng đá nước nhà và những thành công vang dội hơn sẽ còn được chúng ta gặt hái được để người dân cả nước có thêm nhiều dịp ăn mừng như thế này nữa.
Tiền thưởng cho U23 Việt Nam không phải đóng thuế TNCN
Đội U23 của chúng ta đã có một kỳ thi đấu thành công, kéo theo đó là cơn mưa tiền thưởng. Và hiện giờ trên các trang báo, thậm chí là cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đều có bài viết về việc tính thuế TNCN của đội tuyển. Vậy theo mọi người, U23 Việt Nam có phải nộp thuế TNCN hay không và thuế TNCN mà U23 Việt Nam phải đóng sẽ như thế nào ? Trước tiên, về quan điểm của các tờ báo, bài viết hiện nay thì đều lý giải theo khoản 2 điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC - tức là lý giải theo thuế TNCN của tiền lương, tiền công. Theo cách lý giải này, tiền thưởng của U23 Việt Nam được xét là tiền lương, tiền công của cầu thủ; vì vậy ngoài các khoản thưởng từ NSNN ra (theo điểm e khoản 2 điều 2 thông tư 111) thì tất cả các khoản thưởng còn lại đều sẽ phải đóng thuế TNCN. Và khi này, thuế suất sẽ tính theo bảng lũy tiến (tức là có thể lên đến 35%). Ngoài ra, theo như báo Dân Trí thì "Trao đổi với Dân Trí, một cán bộ Tổng cục Thuế cho biết số tiền thưởng nhận được theo quy định sẽ vẫn phải nộp thuế. Mức thuế sẽ là 10% trên tổng số tiền được thưởng như khoản thu nhập vãng lai. Tuy nhiên không phải khoản thưởng nào cũng phải chịu thế." Thế nhưng, mình hoàn toàn không đồng ý với cách lý giải này, bởi lẽ theo mình, mọi người (kể cả cơ quan thuế) đã nhầm lẫn về bản chất của khoản thu nhập này. Trước tiên, nói về khoản 2 điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC thì đây là khoản nói về thuế TNCN từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao - tức là "thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động". Nói cách khác, phải có mối quan hệ lao động xảy ra giữa bên trả thu nhập (bên thưởng) và bên nhận thu nhập (bên nhận thưởng). Thế nhưng, ở đây, giữa U23 Việt Nam và người hâm mộ nói chung, những cá nhân, doanh nghiệp thưởng cho đội nói riêng, có tồn tại quan hệ lao động, quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ hay không ? Xin thưa câu trả lời là KHÔNG. Đội tuyển U23 VN không phải là người lao động của người hâm mộ, đội tuyển không hề nhận lương của người hâm mộ, và những khoản thưởng của DN cho đội tuyển không phải là tiền thưởng theo một bản hợp đồng lao động. Khoản tiền thưởng mà các doanh nghiệp, các mạnh thường quân, thậm chí là UBND các địa phương trong trường hợp này phải mang tính chất của quà tặng, chứ không phải tiền lương: "vì các bạn đá đẹp, nên chúng tôi thưởng/tặng thưởng cho các bạn một phần quà" - chứ không phải là "vì các bạn làm việc (đá bóng) tốt nên tôi (nhân danh người sử dụng lao động của các bạn) thưởng cho các bạn một khoản tiền cho các bạn theo HĐLĐ giữa hai chúng ta. Các khoản tặng thưởng này là tặng thưởng cho tập thể đội U23, và theo đó thì cả đội cùng nhau chia phần tiền, chứ không phải là các mạnh thường quân thưởng cho liên đoàn bóng đá Việt Nam, để rồi liên đoàn xét công và trả lương cho các cầu thủ. Theo cách hiểu này thì không có lý gì để thu thuế TNCN đối với thuế từ tiền lương, tiền công đối với khoản tiền thưởng của đội, thuế TNCN nếu có thu thì phải thu theo diện thuế TNCN đối với quà tặng. Mà đối với thu nhập từ quà tặng thì cần lưu ý là không phải quà tặng nào cũng chịu thuế, chỉ những quà tặng theo khoản 10 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC mới phải chịu thuế: đó là những tài sản thuộc diện phải đăng ký, vd như "quà tặng là chứng khoán" " quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh" "quà tặng là bất động sản" "quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao."". Theo đó, khoản tặng thưởng bằng tiền mặt (phải gọi chính xác tên của nó là "quà tặng bằng tiền mặt cho các cầu thủ vì đã thi đấu quá xuất sắc") thì không nằm trong nhóm quà tặng phải chịu thuế TNCN, và như thế thì không thể tính thuế TNCN đối với các cầu thủ. Chỉ riêng Mr.Park, ông được tặng thêm 1 căn nhà (nếu mình nhớ không lầm); như thế thì ông sẽ phải đóng thuế TNCN với căn nhà này, thuế suất sẽ là 10% giá trị căn nhà vượt quá 10 triệu đồng (vd căn nhà trị giá 1 tỷ thì sẽ đóng thuế là 10% của 990 triệu, tương đương 99 triệu). Về chiếc xe được THACO tặng cho đội U23, nếu chiếc xe này đứng tên của tổ chức (VFF ?) vậy thì nó không phải là quà tặng cho cầu thủ, và sẽ không tính thuế TNCN cho các cầu thủ (còn giả sử bạn nào đứng ra nhận cái xe này về mình thì khi đó sẽ phải chịu thuế giống như căn nhà của Mr. Park). --- Trên đây là ý kiến của mình, còn các bạn, các bạn nghĩ sao, liệu các cầu thủ của chúng ta có phải chịu thuế TNCN cho những phần tặng thưởng mà họ nhận được một cách vô cùng xứng đáng từ các mạnh thường quân, người hâm mộ hay không ?
Không khí cổ vũ U23 Việt Nam của Dân Luật
Không khí cổ vũ U23 Việt Nam trước thềm chung kết chiều nay 15h của Dân Luật, còn ở nơi các bạn thì sao, hãy cùng chia sẻ ảnh nào!
5 lưu ý dành cho cổ đông viên đi Trung Quốc cổ vũ U23 Việt Nam
Để đảm bảo an ninh, an toàn cho các cổ động viên Việt Nam sang Trung Quốc cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết diễn ra vào ngày 27/1 tại Thường Châu, Trung Quốc, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải đã đề nghị Ban Tổ chức Giải và các cơ quan chức năng sở tại tạo thuận lợi cho các cổ động viên Việt Nam trong việc mua vé vào sân vận động, đồng thời có biện pháp bảo đảm an ninh cho cổ động viên Việt Nam. Tổng Lãnh sự quán cũng có một số lưu ý sau đối với các cổ động viên: 1. Chỉ nên mua vé tại quầy bán vé chính thức của Ban tổ chức; 2. Mang theo quần áo ấm để giữ gìn sức khỏe do tình hình thời tiết tại khu vực có mưa tuyết và nhiệt độ xuống rất thấp; 3. Bảo quản kỹ giấy tờ tùy thân (hộ chiếu…), các đồ đạc, hành lý cá nhân để tránh mất mát. 4. Tuân thủ các quy định của nước sở tại để tránh phát sinh những vấn đề pháp lý đáng tiếc; ứng xử văn minh, không có các hành vi quá khích ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam. 5. Trong trường hợp cần sự hỗ trợ khẩn cấp, đề nghị liên hệ: - Đường dây nóng Bảo hộ công dân của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải: +86.21.68555698; +86.13636427223; +86.13262651727. - Tổng đài Bảo hộ công dân: +84.981.84.84.84.
Việt Nam đẹp lắm ai ơi! Sao vàng cờ đỏ rực ngời tung bay U23 chơi bóng cực hay Đưa người dân Việt đắm say men nồng Cảm ơn ông Park sáng hồng! Quang Hải, Tiến Dũng tỏa công tuyệt vời Kèm theo khen ngợi bao lời Văn Thanh cú chốt lên đời huy chương Đức Chinh hay lắm dễ thương Xuân Trường, Công Phượng… mở đường vinh quang Mừng cho đổi sắc chuyển trang Đỉnh cao châu Á huy hoàng Việt Nam Quyết tâm, dồn sức, khắc làm thành công Toàn thể dân tộc ước mong Việt Nam vô địch thỏa lòng khát khao Vang danh châu Á đó nào! Tỏa ra thế giới! Tự hào Việt Nam! *** Chung vui, đón “bão” trong tâm Chớ nên gây náo, lỗi lầm phạm quy Đua xe, cá độ… tránh đi Niềm vui trọn vẹn khắc ghi ấm lòng.
Cả nước đang hướng về U23 Việt Nam
Chiều nay 15h, U23 Việt Nam gặp Qatar ở trận bán kết 1 VCK U23 châu Á. Cả nước đang hướng về U23 Việt Nam và mong chờ kết quả chiến thắng. Xem trực tiếp tại http://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv6.htm Nếu như U23 Việt Nam chiến thắng thì không chỉ đong đầy bằng niềm vui, hân hoan, hãnh diện, niềm tự hào dân tộc mà tất cả chúng ta đều được lợi. U23 Việt Nam thắng – sếp mừng quá, cho nhân viên nghỉ ăn mừng ngày mai 24/01/2018 – nghỉ có hưởng lương càng sướng U23 Việt Nam thắng – người bán cờ được lợi nhuận nhiều nhờ bán được U23 Việt Nam thắng – người bán hàng ăn, thức uống được lợi vì vui quá nên thôi ra tiệm ăn hay cà phê tán gẫu U23 Việt Nam thắng – người bán xăng được lợi nhờ mọi người đổ ra đường để ăn mừng U23 Việt Nam thắng – người bán vui quá giảm giá bán, người mua vì thế được hưởng lợi Cho nên hãy cùng chung tay cổ vũ cho U23 Việt Nam chiến thắng nào các bạn! P/S: Mà nói nhỏ nghe, có nhiều Công ty không được nghỉ, vẫn phải đi làm vào giờ này, thì trong giờ làm việc nhỡ coi đá banh thì có bị phạt vì làm việc riêng trong giờ làm việc không mấy bạn???