Tờ khai đăng ký kết hôn có phải là căn cứ để xác định thời điểm có tài sản chung?
Đã tổ chức lễ cưới và có tờ khai đăng ký kết hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn, khi một bên vợ hoặc chồng giao kết hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng không? (1) Tờ khai đăng ký kết hôn là gì? Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014, khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. Như vậy, Tờ khai đăng ký kết hôn là một mẫu giấy tờ chính thức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, được sử dụng để ghi nhận thông tin cá nhân của hai người nam và nữ khi quyết định tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn. Tờ khai này có vai trò quan trọng trong việc xác lập mối quan hệ vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định mẫu tờ khai đăng ký kết hôn như sau: Các thông tin có trong tờ khai đăng ký kết hôn gồm: - Thông tin cá nhân của hai bên: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, dân tộc, nơi thường trú, thông tin về giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu...). - Lời cam kết: Xác nhận rằng hai bên tự nguyện kết hôn, không vi phạm quy định pháp luật - Ngày tháng năm đăng ký: Thời điểm hai bên chính thức nộp tờ khai và được cơ quan nhà nước tiếp nhận. Theo đó, các thông tin trên tờ khai đăng ký kết hôn sẽ được sử dụng làm căn cứ để thực hiện các thủ tục như đăng ký kết hôn. (2) Thời điểm xác định tài sản chung của hai vợ chồng Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Theo đó, khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định rằng, thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Như vậy, theo các quy định trên, thời điểm xác định vợ chồng có tài sản chung là thời điểm tài sản đó được tạo lập ra trong thời kỳ hôn nhân, tức là trong khoảng thời gian đã tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt kết hôn. (3) Tờ khai đăng ký kết hôn có phải là căn cứ để xác định thời điểm có tài sản chung? Với trường hợp đã nêu ra ở đầu bài viết, vậy liệu việc khai tờ khai đăng ký kết hôn có phải là căn cứ để xác định thời điểm cả hai đã chính thức bước vào thời kỳ hôn nhân không? Hiện nay, pháp luật chỉ quy định thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt kết hôn, do đó, nếu chỉ mới khai tờ khai đăng ký kết hôn, có tổ chức lễ cưới, thì cũng chưa hoàn toàn đúng với ý chí của luật về thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, tại Dự thảo Án lệ 17/2024 có một trường hợp tương tự như vậy, cụ thể, vợ chồng ông E và bà C ly hôn thuận tình, tuy nhiên khi chia tài sản chung, bà C đã phản đối việc chia thửa đất mà bà đứng tên và cho rằng thời điểm đó cả hai chưa đăng ký kết hôn nên không phải là tài sản chung. Tuy nhiên, theo Dự thảo Án lệ 17/2024, Tòa án Giám đốc thẩm đã căn cứ vào việc trên thực tế ông E và bà C đã có chung sống với nhau từ trước khi đăng ký kết hôn, đã có tờ khai đăng ký kết hôn và đã tổ chức lễ cưới. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng xác nhận khi chuyển nhượng là chuyển nhượng cho vợ, chồng ông E và bà C. Do đó, Hội đồng Thẩm phán xác định ngày ông E và bà C đã có tờ khai đăng ký kết hôn và đã tổ chức lễ cưới là sự kiện bắt đầu thời kỳ hôn nhân, đồng thời xem xét nội dung lời khai của bà N là người chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà C để xác định thửa đất này là tài sản chung của vợ chồng ông E và bà N là có căn cứ. >>> Xem Dự thảo Án lệ 17/2024 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/08/document%20(1).pdf Như vậy, trường hợp cả hai đã có Tờ khai đăng ký kết hôn, có thời gian sống chung với nhau và đã tổ chức lễ cưới thì thời điểm được tính là bắt đầu thời kỳ hôn nhân là từ lúc cả hai khai Tờ khai đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, có thể thấy, Tờ khai đăng ký kết hôn là một căn cứ quan trọng nhưng chưa đủ để xác định thời điểm có tài sản chung của vợ chồng. Việc xác định này cần dựa trên nhiều yếu tố khác và đòi hỏi phải có sự xem xét kỹ lưỡng của cơ quan có thẩm quyền hoặc luật sư, tùy theo từng trường hợp, tình huống mà Hội đồng Thẩm phán sẽ có nhận định khác nhau.
Có bắt buộc phải có giấy đăng ký kết hôn trước khi tổ chức đám cưới? Hồ sơ đăng ký gồm những gì?
Có bắt buộc phải có giấy đăng ký kết hôn trước khi tổ chức đám cưới không? Làm giấy đăng ký kết hôn năm 2024 cần chuẩn bị những gì? Thời gian giải quyết bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Có bắt buộc phải có giấy đăng ký kết hôn trước khi tổ chức đám cưới không? Căn cứ Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về đăng ký kết hôn như sau: - Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. - Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. - Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn. Đồng thời, tại Điều 6 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL và Khoản 3 Điều 2 Thông tư 30/2018/TT-BVHTTDL có quy định việc tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới phải thực hiện các quy định như sau: - Đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình. - Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục, tập quán; không phô trương hình thức, rườm rà; không nặng về đòi hỏi lễ vật - Tổ chức tiệc cưới phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương, lãng phí. - Trang trí lễ cưới cần giản dị, không rườm rà, phô trương; trang phục cô dâu, chú rể đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc. - Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi, âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép và không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm. Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, pháp luật hiện hành không có quy định về trường hợp tổ chức đám cưới mà chưa làm giấy đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý việc tổ chức đám cưới sẽ không làm phát sinh mối quan hệ vợ chồng hợp pháp khi mà hai người nam nữ chưa làm giấy đăng ký kết hôn. Theo đó, trường hợp trong tương lai có phát sinh vấn đề giữa vợ, chồng thì sẽ không được điều chỉnh theo quy định pháp luật về quan hệ vợ chồng. (2) Làm giấy đăng ký kết hôn năm 2024 cần chuẩn bị những gì? Căn cứ Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định 528/QĐ-BTP có quy định hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm những giấy tờ như sau: - Tờ khai đăng ký kết hôn. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/06/to-khai-dang-ky-ket-hon-moi-nhat.docx Tờ khai đăng ký kết hôn Trường hợp nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến thì chuẩn bị Biểu mẫu điện tử tương tác đăng ký kết hôn. - Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã có thẩm quyền cấp. - CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp đã được giải quyết việc ly hôn trước khi kết hôn. Nơi tiếp nhận hồ sơ: UBND cấp xã nơi đăng ký cư trú. Cạnh đó, đối với những trường hợp làm giấy đăng ký kết hôn năm 2024 có yếu tố nước ngoài thì cần chuẩn bị những giấy tờ như sau: - Tờ khai đăng ký kết hôn. - Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Nơi tiếp nhận hồ sơ: UBND cấp huyện nơi đăng ký cư trú. Trường hợp là người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Theo đó, năm 2024, khi làm giấy đăng ký kết hôn thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ như đã nêu trên. (3) Sau bao lâu thì sẽ có giấy đăng ký kết hôn? Căn cứ Khoản 2 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về thời gian giải quyết đăng ký kết hôn như sau: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ như đã có nêu tại mục (1), nếu xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì công chức tư pháp - hộ tịch sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ thì được cấp giấy đăng ký kết hôn. Trường hợp nếu cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết sẽ không quá 05 ngày làm việc. Đối với trường hợp làm giấy đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì thời gian giải quyết hồ sơ sẽ được thực hiện theo Khoản 2 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 11 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau: - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, công chức làm công tác hộ tịch sẽ thực hiện xác minh, nếu xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định thì Phòng Tư pháp sẽ báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Theo đó, việc xác minh nêu trên được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật hộ tịch 2014 và Khoản 1 Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau: - Trong thời hạn là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp sẽ nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp sẽ phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ. Trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp sẽ làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn. - Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định và không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Phòng Tư pháp báo cáo sẽ Chủ tịch UBND cấp huyện ký vào 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Như vậy, thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn sẽ được thực hiện theo quy định đã nêu trên.
Tờ khai đăng ký kết hôn có phải là căn cứ để xác định thời điểm có tài sản chung?
Đã tổ chức lễ cưới và có tờ khai đăng ký kết hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn, khi một bên vợ hoặc chồng giao kết hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng không? (1) Tờ khai đăng ký kết hôn là gì? Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014, khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. Như vậy, Tờ khai đăng ký kết hôn là một mẫu giấy tờ chính thức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, được sử dụng để ghi nhận thông tin cá nhân của hai người nam và nữ khi quyết định tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn. Tờ khai này có vai trò quan trọng trong việc xác lập mối quan hệ vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định mẫu tờ khai đăng ký kết hôn như sau: Các thông tin có trong tờ khai đăng ký kết hôn gồm: - Thông tin cá nhân của hai bên: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, dân tộc, nơi thường trú, thông tin về giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu...). - Lời cam kết: Xác nhận rằng hai bên tự nguyện kết hôn, không vi phạm quy định pháp luật - Ngày tháng năm đăng ký: Thời điểm hai bên chính thức nộp tờ khai và được cơ quan nhà nước tiếp nhận. Theo đó, các thông tin trên tờ khai đăng ký kết hôn sẽ được sử dụng làm căn cứ để thực hiện các thủ tục như đăng ký kết hôn. (2) Thời điểm xác định tài sản chung của hai vợ chồng Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Theo đó, khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định rằng, thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Như vậy, theo các quy định trên, thời điểm xác định vợ chồng có tài sản chung là thời điểm tài sản đó được tạo lập ra trong thời kỳ hôn nhân, tức là trong khoảng thời gian đã tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt kết hôn. (3) Tờ khai đăng ký kết hôn có phải là căn cứ để xác định thời điểm có tài sản chung? Với trường hợp đã nêu ra ở đầu bài viết, vậy liệu việc khai tờ khai đăng ký kết hôn có phải là căn cứ để xác định thời điểm cả hai đã chính thức bước vào thời kỳ hôn nhân không? Hiện nay, pháp luật chỉ quy định thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt kết hôn, do đó, nếu chỉ mới khai tờ khai đăng ký kết hôn, có tổ chức lễ cưới, thì cũng chưa hoàn toàn đúng với ý chí của luật về thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, tại Dự thảo Án lệ 17/2024 có một trường hợp tương tự như vậy, cụ thể, vợ chồng ông E và bà C ly hôn thuận tình, tuy nhiên khi chia tài sản chung, bà C đã phản đối việc chia thửa đất mà bà đứng tên và cho rằng thời điểm đó cả hai chưa đăng ký kết hôn nên không phải là tài sản chung. Tuy nhiên, theo Dự thảo Án lệ 17/2024, Tòa án Giám đốc thẩm đã căn cứ vào việc trên thực tế ông E và bà C đã có chung sống với nhau từ trước khi đăng ký kết hôn, đã có tờ khai đăng ký kết hôn và đã tổ chức lễ cưới. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng xác nhận khi chuyển nhượng là chuyển nhượng cho vợ, chồng ông E và bà C. Do đó, Hội đồng Thẩm phán xác định ngày ông E và bà C đã có tờ khai đăng ký kết hôn và đã tổ chức lễ cưới là sự kiện bắt đầu thời kỳ hôn nhân, đồng thời xem xét nội dung lời khai của bà N là người chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà C để xác định thửa đất này là tài sản chung của vợ chồng ông E và bà N là có căn cứ. >>> Xem Dự thảo Án lệ 17/2024 tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/08/document%20(1).pdf Như vậy, trường hợp cả hai đã có Tờ khai đăng ký kết hôn, có thời gian sống chung với nhau và đã tổ chức lễ cưới thì thời điểm được tính là bắt đầu thời kỳ hôn nhân là từ lúc cả hai khai Tờ khai đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, có thể thấy, Tờ khai đăng ký kết hôn là một căn cứ quan trọng nhưng chưa đủ để xác định thời điểm có tài sản chung của vợ chồng. Việc xác định này cần dựa trên nhiều yếu tố khác và đòi hỏi phải có sự xem xét kỹ lưỡng của cơ quan có thẩm quyền hoặc luật sư, tùy theo từng trường hợp, tình huống mà Hội đồng Thẩm phán sẽ có nhận định khác nhau.
Có bắt buộc phải có giấy đăng ký kết hôn trước khi tổ chức đám cưới? Hồ sơ đăng ký gồm những gì?
Có bắt buộc phải có giấy đăng ký kết hôn trước khi tổ chức đám cưới không? Làm giấy đăng ký kết hôn năm 2024 cần chuẩn bị những gì? Thời gian giải quyết bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Có bắt buộc phải có giấy đăng ký kết hôn trước khi tổ chức đám cưới không? Căn cứ Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về đăng ký kết hôn như sau: - Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. - Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. - Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn. Đồng thời, tại Điều 6 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL và Khoản 3 Điều 2 Thông tư 30/2018/TT-BVHTTDL có quy định việc tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới phải thực hiện các quy định như sau: - Đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình. - Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục, tập quán; không phô trương hình thức, rườm rà; không nặng về đòi hỏi lễ vật - Tổ chức tiệc cưới phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương, lãng phí. - Trang trí lễ cưới cần giản dị, không rườm rà, phô trương; trang phục cô dâu, chú rể đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc. - Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi, âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép và không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm. Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, pháp luật hiện hành không có quy định về trường hợp tổ chức đám cưới mà chưa làm giấy đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý việc tổ chức đám cưới sẽ không làm phát sinh mối quan hệ vợ chồng hợp pháp khi mà hai người nam nữ chưa làm giấy đăng ký kết hôn. Theo đó, trường hợp trong tương lai có phát sinh vấn đề giữa vợ, chồng thì sẽ không được điều chỉnh theo quy định pháp luật về quan hệ vợ chồng. (2) Làm giấy đăng ký kết hôn năm 2024 cần chuẩn bị những gì? Căn cứ Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định 528/QĐ-BTP có quy định hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm những giấy tờ như sau: - Tờ khai đăng ký kết hôn. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/06/to-khai-dang-ky-ket-hon-moi-nhat.docx Tờ khai đăng ký kết hôn Trường hợp nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến thì chuẩn bị Biểu mẫu điện tử tương tác đăng ký kết hôn. - Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã có thẩm quyền cấp. - CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp đã được giải quyết việc ly hôn trước khi kết hôn. Nơi tiếp nhận hồ sơ: UBND cấp xã nơi đăng ký cư trú. Cạnh đó, đối với những trường hợp làm giấy đăng ký kết hôn năm 2024 có yếu tố nước ngoài thì cần chuẩn bị những giấy tờ như sau: - Tờ khai đăng ký kết hôn. - Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Nơi tiếp nhận hồ sơ: UBND cấp huyện nơi đăng ký cư trú. Trường hợp là người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Theo đó, năm 2024, khi làm giấy đăng ký kết hôn thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ như đã nêu trên. (3) Sau bao lâu thì sẽ có giấy đăng ký kết hôn? Căn cứ Khoản 2 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về thời gian giải quyết đăng ký kết hôn như sau: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ như đã có nêu tại mục (1), nếu xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì công chức tư pháp - hộ tịch sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ thì được cấp giấy đăng ký kết hôn. Trường hợp nếu cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết sẽ không quá 05 ngày làm việc. Đối với trường hợp làm giấy đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì thời gian giải quyết hồ sơ sẽ được thực hiện theo Khoản 2 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 11 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau: - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, công chức làm công tác hộ tịch sẽ thực hiện xác minh, nếu xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định thì Phòng Tư pháp sẽ báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Theo đó, việc xác minh nêu trên được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật hộ tịch 2014 và Khoản 1 Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau: - Trong thời hạn là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp sẽ nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp sẽ phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ. Trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp sẽ làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn. - Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định và không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Phòng Tư pháp báo cáo sẽ Chủ tịch UBND cấp huyện ký vào 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Như vậy, thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn sẽ được thực hiện theo quy định đã nêu trên.