Thủ đoạn mới: Sử dụng dịch vụ “bùng nợ” để quỵt tiền qua các app vay
Dạo gần đây, trên mãng xã hội tràn lan các hội nhóm truyền tai nhau, chỉ cách bùng tiền, quỵt nợ các app vay tiền. Thậm chí, một số đối tượng còn lợi dụng tình hình này mà phát triển các dịch vụ bùng tiền vay nợ các app cho khách hàng. Thủ đoạn của hành vi này là như thế nào, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết đến người đọc. Dịch vụ bùng nợ hoạt động như thế nào? Khi khách hàng - người muốn bùng nợ liên hệ với dịch vụ này phải cung cấp cho bên dịch vụ bùng nợ một số thông tin như: - Số app vay - Số tiền - Số điện thoại tham chiếu Dựa trên các thông tin đó, bên dịch vụ bùng nợ sẽ thực hiện qua 3 bước như sau: Bước 1: Dịch vụ bùng nợ sử dụng số Tổng đài gọi trấn an gia đình người muốn bùng nợ về thông tin mình đã bị hack và một số đối tượng là công ty tài chính lợi dụng để gọi đòi nợ. Trước khi thực hiện bước này, bên dịch vụ bùng nợ sẽ gọi trước để text cho khách hàng. Bước 2: Cung cấp, hướng dẫn chuyển hướng các cuộc gọi sáng cho bên cung ứng dịch vụ bùng nợ. Cụ thể, khách hàng (người muốn bùng nợ) sẽ được bên dịch vụ bùng nợ hướng dẫn cách chuyển hướng các cuộc gọi mà bên thu hồi nợ chuyển qua cho bên dịch vụ bùng nợ họ sẽ dùng kinh nghiệm của mình bắt tất cả các cuộc gọi của app để hạn chế gọi cho khách hàng và thêm nữa, bên nhân viên bên dịch vụ bùng nợ sẽ biết cách nói chuyện với các app để làm sao hồ sơ vay nợ của mình mau trôi. Chiêu trò của các đối tượng này là cố tình cho nhân viên nói chuyện dài gây mệt mỏi cho nhân viên thu hồi nợ để họ không đủ kiên nhẫn và bỏ dần các cuộc gọi nhắc nợ tiếp theo. Chiêu trò tiếp theo là cài đặt lại Facebook và Zalo cũng như cập nhật trước thông tin để hoán chuyển từ người có chủ đích bùng app trở thành người bị hại. Bước 3: Hỗ trợ cắt ghép bằng chứng không vay nợ đăng lên Facebook, Zalo cá nhân Cụ thể, bên dịch vụ bùng nợ sẽ cắt ghép những tấm chứng mình đăng lên mạng xã hội cá nhân của khách hàng để bạn bè, gia đình khách hàng cho rằng khách hành bị bên app vay cắt ghép chứ khách hàng không có đi vay bất cứ khoản vay nào cả. Bên dịch vụ đặc biệt hỗ trợ khách hàng thêm 1 tờ đơn tố cáo gửi công an và sẵn sàng hỗ trợ nếu trong quá trình sử dụng dịch vụ phát sinh vấn đề. Được biết, mức phí cho dịch vụ này sẽ xác định sau khi hỗ trợ bước 2, phụ thuộc vào tổng số app và số tiền muốn bùng nợ, phí sẽ giao động từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng. Đây là thủ đoạn mới, những đối tượng này không chỉ giúp khách hàng của mình chiếm đoạt tài sản (số tiền vay) mà còn nhận được thù lao với hành vi phạm pháp của mình. Pháp luật quy định như thế nào về hành vi này? Vay tiền nhưng đến hạn không trả nợ thì có bị truy cứu TNHS không? Ngoài ra, Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 04 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Khung hình phạt cao nhất của tội này lag 07 năm tù. Ngoài ra, phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền vay nợ năm 2023 Xem và tải mẫu đơn https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/06/07/mau-don-khoi-kien-doi-no.docx
Phân biệt giữa Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hiện nay, nhiều trường hợp người bị hại đến trình báo cơ quan Công an tố người phạm tội là lừa đảo, nhưng thực tế, người phạm tội chỉ có hành vi gian dối để kéo dài thời gian trả nợ hoặc có hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản mà mình đã vay, mượn của người bị hại trước đó. Vậy làm sao để phân biệt được trường hợp nào là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt, trường hợp nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? Cả hai tội này đều có dấu hiệu chung là người phạm tội phải có hành vi chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là chiếm đoạt thì rất phức tạp. Mới đây nhất là vụ việc Tổng giám đốc Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát và những người có liên quan đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Việc khởi tố và bắt tạm giam ông Thanh nằm trong diễn tiến giải quyết đơn tố cáo về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế và Cưỡng đoạt tài sản. Xem thêm bài viết liên quan: Hướng dẫn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản Phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Tiêu chí Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Cơ sở pháp lý Điều 174 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Điều 175 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Đối tượng Tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản lý, có thể là tài sản của Nhà nước. Tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lý. Tính chất Thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt phải diễn ra từ trước. Sau khi được giao tài sản (hợp pháp) mới phát sinh hành vi chiếm đoạt. Hành vi Thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng: - Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Giá trị tài sản để định tội - Trên 02 triệu đồng - Dưới 02 triệu đồng, thuộc các trường hợp: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. - Trên 04 triệu đồng - Dưới 04 triệu đồng, thuộc các trường hợp: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. Hình phạt - Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Mức phạt tối đa: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. - Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm - Mức phạt tối đa: thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Căn cứ điểm c, d khoản 1, điểm b, c, e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cá nhân vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác mà có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bị xử phạt như sau: - Phạt 02 triệu đồng - 03 triệu đồng đối một trong những hành vi sau đây: Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. - Phạt 03 triệu đồng - 05 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản. + Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác. + Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần. Xem thêm bài viết liên quan: Hướng dẫn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?
Vừa mới đây Tổng giám đốc Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát và những người có liên quan đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Việc khởi tố và bắt tạm giam ông Thanh nằm trong diễn tiến giải quyết đơn tố cáo về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế và Cưỡng đoạt tài sản. Được biết, những hành vi trên có liên quan các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại Đồng Nai và TP HCM mà tập đoàn này có tham gia. Vậy hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao? 1. Xử phạt hành chính hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Căn cứ điểm c, d khoản 1, điểm b, c, e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cá nhân vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác mà có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bị xử phạt như sau: - Phạt 02 triệu đồng - 03 triệu đồng đối một trong những hành vi sau đây: Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. - Phạt 03 triệu đồng - 05 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản. + Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác. + Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần. 2. Mức xử phạt tội lạm dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hiện nay theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định các khung hình phạt của tội này như sau: * Khung thứ nhất: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 04 triệu đồng - dưới 50 đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này và các tội liên quan mà chưa được xóa án tích. Mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. * Khung thứ hai Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Dùng thủ đoạn xảo quyệt; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tái phạm nguy hiểm. * Khung thứ ba Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng - dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm - 12 năm. * Khung thứ tư Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. * Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù, dù vậy phải chờ kết luận đến từ cơ quan điều tra mới xác định cụ thể được mức độ vi phạm của ông chủ Tân Hiệp Phát.
Thủ đoạn mới: Sử dụng dịch vụ “bùng nợ” để quỵt tiền qua các app vay
Dạo gần đây, trên mãng xã hội tràn lan các hội nhóm truyền tai nhau, chỉ cách bùng tiền, quỵt nợ các app vay tiền. Thậm chí, một số đối tượng còn lợi dụng tình hình này mà phát triển các dịch vụ bùng tiền vay nợ các app cho khách hàng. Thủ đoạn của hành vi này là như thế nào, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết đến người đọc. Dịch vụ bùng nợ hoạt động như thế nào? Khi khách hàng - người muốn bùng nợ liên hệ với dịch vụ này phải cung cấp cho bên dịch vụ bùng nợ một số thông tin như: - Số app vay - Số tiền - Số điện thoại tham chiếu Dựa trên các thông tin đó, bên dịch vụ bùng nợ sẽ thực hiện qua 3 bước như sau: Bước 1: Dịch vụ bùng nợ sử dụng số Tổng đài gọi trấn an gia đình người muốn bùng nợ về thông tin mình đã bị hack và một số đối tượng là công ty tài chính lợi dụng để gọi đòi nợ. Trước khi thực hiện bước này, bên dịch vụ bùng nợ sẽ gọi trước để text cho khách hàng. Bước 2: Cung cấp, hướng dẫn chuyển hướng các cuộc gọi sáng cho bên cung ứng dịch vụ bùng nợ. Cụ thể, khách hàng (người muốn bùng nợ) sẽ được bên dịch vụ bùng nợ hướng dẫn cách chuyển hướng các cuộc gọi mà bên thu hồi nợ chuyển qua cho bên dịch vụ bùng nợ họ sẽ dùng kinh nghiệm của mình bắt tất cả các cuộc gọi của app để hạn chế gọi cho khách hàng và thêm nữa, bên nhân viên bên dịch vụ bùng nợ sẽ biết cách nói chuyện với các app để làm sao hồ sơ vay nợ của mình mau trôi. Chiêu trò của các đối tượng này là cố tình cho nhân viên nói chuyện dài gây mệt mỏi cho nhân viên thu hồi nợ để họ không đủ kiên nhẫn và bỏ dần các cuộc gọi nhắc nợ tiếp theo. Chiêu trò tiếp theo là cài đặt lại Facebook và Zalo cũng như cập nhật trước thông tin để hoán chuyển từ người có chủ đích bùng app trở thành người bị hại. Bước 3: Hỗ trợ cắt ghép bằng chứng không vay nợ đăng lên Facebook, Zalo cá nhân Cụ thể, bên dịch vụ bùng nợ sẽ cắt ghép những tấm chứng mình đăng lên mạng xã hội cá nhân của khách hàng để bạn bè, gia đình khách hàng cho rằng khách hành bị bên app vay cắt ghép chứ khách hàng không có đi vay bất cứ khoản vay nào cả. Bên dịch vụ đặc biệt hỗ trợ khách hàng thêm 1 tờ đơn tố cáo gửi công an và sẵn sàng hỗ trợ nếu trong quá trình sử dụng dịch vụ phát sinh vấn đề. Được biết, mức phí cho dịch vụ này sẽ xác định sau khi hỗ trợ bước 2, phụ thuộc vào tổng số app và số tiền muốn bùng nợ, phí sẽ giao động từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng. Đây là thủ đoạn mới, những đối tượng này không chỉ giúp khách hàng của mình chiếm đoạt tài sản (số tiền vay) mà còn nhận được thù lao với hành vi phạm pháp của mình. Pháp luật quy định như thế nào về hành vi này? Vay tiền nhưng đến hạn không trả nợ thì có bị truy cứu TNHS không? Ngoài ra, Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 04 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Khung hình phạt cao nhất của tội này lag 07 năm tù. Ngoài ra, phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền vay nợ năm 2023 Xem và tải mẫu đơn https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/06/07/mau-don-khoi-kien-doi-no.docx
Phân biệt giữa Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hiện nay, nhiều trường hợp người bị hại đến trình báo cơ quan Công an tố người phạm tội là lừa đảo, nhưng thực tế, người phạm tội chỉ có hành vi gian dối để kéo dài thời gian trả nợ hoặc có hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản mà mình đã vay, mượn của người bị hại trước đó. Vậy làm sao để phân biệt được trường hợp nào là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt, trường hợp nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? Cả hai tội này đều có dấu hiệu chung là người phạm tội phải có hành vi chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là chiếm đoạt thì rất phức tạp. Mới đây nhất là vụ việc Tổng giám đốc Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát và những người có liên quan đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Việc khởi tố và bắt tạm giam ông Thanh nằm trong diễn tiến giải quyết đơn tố cáo về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế và Cưỡng đoạt tài sản. Xem thêm bài viết liên quan: Hướng dẫn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản Phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Tiêu chí Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Cơ sở pháp lý Điều 174 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Điều 175 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Đối tượng Tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản lý, có thể là tài sản của Nhà nước. Tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lý. Tính chất Thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt phải diễn ra từ trước. Sau khi được giao tài sản (hợp pháp) mới phát sinh hành vi chiếm đoạt. Hành vi Thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng: - Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Giá trị tài sản để định tội - Trên 02 triệu đồng - Dưới 02 triệu đồng, thuộc các trường hợp: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. - Trên 04 triệu đồng - Dưới 04 triệu đồng, thuộc các trường hợp: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. Hình phạt - Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Mức phạt tối đa: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. - Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm - Mức phạt tối đa: thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Căn cứ điểm c, d khoản 1, điểm b, c, e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cá nhân vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác mà có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bị xử phạt như sau: - Phạt 02 triệu đồng - 03 triệu đồng đối một trong những hành vi sau đây: Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. - Phạt 03 triệu đồng - 05 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản. + Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác. + Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần. Xem thêm bài viết liên quan: Hướng dẫn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?
Vừa mới đây Tổng giám đốc Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát và những người có liên quan đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Việc khởi tố và bắt tạm giam ông Thanh nằm trong diễn tiến giải quyết đơn tố cáo về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế và Cưỡng đoạt tài sản. Được biết, những hành vi trên có liên quan các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại Đồng Nai và TP HCM mà tập đoàn này có tham gia. Vậy hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao? 1. Xử phạt hành chính hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Căn cứ điểm c, d khoản 1, điểm b, c, e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cá nhân vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác mà có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bị xử phạt như sau: - Phạt 02 triệu đồng - 03 triệu đồng đối một trong những hành vi sau đây: Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. - Phạt 03 triệu đồng - 05 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản. + Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác. + Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần. 2. Mức xử phạt tội lạm dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hiện nay theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định các khung hình phạt của tội này như sau: * Khung thứ nhất: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 04 triệu đồng - dưới 50 đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này và các tội liên quan mà chưa được xóa án tích. Mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. * Khung thứ hai Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Dùng thủ đoạn xảo quyệt; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tái phạm nguy hiểm. * Khung thứ ba Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng - dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm - 12 năm. * Khung thứ tư Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. * Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù, dù vậy phải chờ kết luận đến từ cơ quan điều tra mới xác định cụ thể được mức độ vi phạm của ông chủ Tân Hiệp Phát.