Truy cứu TNHS với cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng
Ngày xưa như bao bạn trẻ, ngân nga câu hát “cô giáo như mẹ hiền”, ấy vậy mà hay tin một cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng, thản thốt giật mình: mẹ hiền ư. Vẫn còn cảm giác rùng mình khi chỉ mới nghe thuật lại sự việc theo lời bé Phương A. vẫn còn quá đổi non nớt để tự thấy sự nguy hiểm từ hành động của mình thực hiện. Nhiều quan điểm cho rằng, sự việc lần này chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm nên chưa thể khởi tố. Nhưng với quan điểm cá nhân và bằng các phân tích dưới đây, tôi nghĩ đã đủ các yếu tố cấu thành tội “Hành hạ người khác” để truy cứu trách nhiệm Hình sự đối với cô giáo: Về mặt khách thể: Hành vi đã xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em được nhà nước bảo vệ. Cụ thể sức khỏe bị ảnh hưởng bởi những độc tố có trong khăn lau bảng, thực hiện trong không gian lớp học trước mặt các học sinh khác, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ Mặt khách quan: Có lời lẽ đe dọa, ép buộc để cháu bé thực hiện theo yêu cầu gây ra những ám ảnh về mặt tinh thần Chủ quan: Cô giáo thực hiện hành vi với lỗi cố ý, không thể không nhận thức được sự nguy hiểm và độc hại từ phấn, huống hồ chi là vắt nước từ khăn lau bảng ra. Chủ thể: Cô giáo có đầy đủ năng lực để chịu trách nhiệm hình sự về khả năng nhận thức, điều khiển hành vi và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Cả hai có mối quan hệ lệ thuộc xã hội là cô giáo và học trò. Căn cứ tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Điều 140 quy định về tội hành hạ người khác. 1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên; c) Đối với 02 người trở lên. Với căn cứ trên, đủ cơ sở để kết luận hành vi của cô giáo phạm vào khoản 2, Điều 140 với mức án từ 1 đến 3 năm tù. Không thể để tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”, cần xử lý nghiêm minh để răn đe và buộc người có hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bạo hành trẻ: xử tội hành hạ người khác hay cố ý gây thương tích?
Dư luận vẫn chưa hết nóng với vụ các cô giáo trường Mầm Xanh có hành vi bạo hành trẻ thì lại liên tiếp xảy ra vụ cha ruột và mẹ kế đánh con rạn xương. Thật quá đau lòng khi xem các đoạn clip ghi hình về các vụ bạo lực này, thế nhưng, những người trong cuộc và cả Luật sư đều cho rằng người phạm tội sẽ bị xử về tội hành hạ người khác. Song, hiện nay có 2 luồng quan điểm tranh cãi giữa tội hành hạ người khác và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Quan điểm thứ nhất thì cho rằng nên xử tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật hình sự mới nhất: Điều 140. Tội hành hạ người khác 1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên; c) Đối với 02 người trở lên. Nhóm người theo quan điểm này cho rằng, đây là tội phạm với cấu thành tội phạm hình thức, tức chỉ cần có hành vi xảy ra, là hành vi đối xử tàn ác (cô giáo đối xử tàn ác với trẻ là người lệ thuộc mình trong việc chăm sóc hoặc cha và mẹ kế có hành vi đối xử tàn ác với con trong chăm sóc, nuôi dưỡng), không cần xét đến hậu quả, tức thương tích hay tổn thương trên cơ thể trẻ thế nào để xác định tội và khung hình phạt. Trong khi đó, quan điểm thứ hai thì cho rằng nên xử tội cố ý gây thương tích cho người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự mới nhất: Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; i) Có tính chất côn đồ; k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Với quan điểm này thì cần xem xét trên góc độ, trẻ bị bạo hành có mức độ thương tích hay tổn thương thế nào, tỷ lệ bao nhiêu % để là cơ sở xác định tội và khung hình phạt. So với tội hành hạ người khác thì mức xử phạt cao hơn rất nhiều, đối với tội hành hạ người khác, mức xử phạt cao nhất là 03 năm tù, trong khi tội cố ý gây thương tích hoặc tổn thương cho người khác, mức phạt cao nhất là 20 năm tù hoặc tù chung thân. Vậy theo bạn, bạo hành trẻ, cụ thể là vụ bảo mẫu Mầm Xanh ở Quận 12, TP.HCM và vụ cha và mẹ kế đánh con rạn xương tại Cầu Giấy, Hà Nội, nên xử theo tội nào? P/S: Cần lưu ý rằng, không phải chọn cái nào có mức án cao nhất để thỏa lòng cho sự tàn ác của những người vi phạm, mà cần xem xét trên góc độ pháp luật về bản chất của 2 tội này.
Bắt giữ nữ giúp việc đánh bé gái một tháng tuổi gây bức xúc dư luận !
Đã có rất nhiều vụ việc trẻ em bị cô giáo, người trông trẻ, người giúp việc bạo hành gây xôn xao dư luận. Mới đây lại xảy ra một vụ việc khiến dư luận rất phẫn nộ và lên án gay gắt. Đêm ngày 22/11, mạng xã hội chia sẻ video bé gái một tháng 17 ngày tuổi bị nữ giúp việc đánh, tát vào mặt khi bố mẹ bé không ở nhà. Chị Phương (mẹ cháu bé, ở thành phố Phủ Lý) cho biết, sự việc được vợ chồng chị phát hiện chiều 22/11. Trong lúc chị vào trường đón con trai lớn 27 tháng tuổi thì chồng ngồi đợi ngoài ôtô và xem camera an ninh gắn ở nhà, thấy bà giúp việc đang đánh vào mặt con mình. Khi vợ chồng chị trở về, đưa ra video này, bà giúp việc phủ nhận, nói chỉ rung như vậy cho cháu đỡ khóc. Gia đình chị đã đưa người phụ nữ này lên công an phường trình báo. Tối đó, khi xem lại camera, vợ chồng chị Phương phát hiện con mình bị đánh nhiều lần. Người giúp việc được gia đình thuê gần hai tháng, qua một trung tâm môi giới. Gần đây, mỗi lần về nhà, vợ chồng chị thường thấy em bé đang ngủ, mặt đỏ gay gắt, lúc cho bú thì vừa nấc vừa rên. Nghi ngờ nên gia đình lắp camera theo dõi. Ngày 23/11, Công an thành phố Phủ Lý (Hà Nam) ra quyết định bắt bà Nguyễn Thị Hàn (51 tuổi, quê Nam Định) để điều tra hành vi hành hạ trẻ em. Trách nhiệm pháp lý mà nữ giúp việc có thể phải gánh chịu: Điều 110 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009: “Điều 110. Tội hành hạ người khác 1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật; b) Đối với nhiều người.” Theo quy định của Luật trẻ em thì trẻ em là người dưới 16 tuổi. ⇒Như vậy hành vi của nữ giúp việc có thể cấu thành Tội hành hạ người khác theo khoản a Điều 110 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009, phạt tù từ một năm đến ba năm. Các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng điều tra, hoàn thành hồ sơ, khởi tố nữ giúp việc về hành vì của mình để làm an lòng các bậc cha mẹ và là bài học, lời cảnh tỉnh cho những con người đối xử tàn ác, nhẫn tâm với người khác, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người tàn tật,…
Truy cứu TNHS với cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng
Ngày xưa như bao bạn trẻ, ngân nga câu hát “cô giáo như mẹ hiền”, ấy vậy mà hay tin một cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng, thản thốt giật mình: mẹ hiền ư. Vẫn còn cảm giác rùng mình khi chỉ mới nghe thuật lại sự việc theo lời bé Phương A. vẫn còn quá đổi non nớt để tự thấy sự nguy hiểm từ hành động của mình thực hiện. Nhiều quan điểm cho rằng, sự việc lần này chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm nên chưa thể khởi tố. Nhưng với quan điểm cá nhân và bằng các phân tích dưới đây, tôi nghĩ đã đủ các yếu tố cấu thành tội “Hành hạ người khác” để truy cứu trách nhiệm Hình sự đối với cô giáo: Về mặt khách thể: Hành vi đã xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em được nhà nước bảo vệ. Cụ thể sức khỏe bị ảnh hưởng bởi những độc tố có trong khăn lau bảng, thực hiện trong không gian lớp học trước mặt các học sinh khác, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ Mặt khách quan: Có lời lẽ đe dọa, ép buộc để cháu bé thực hiện theo yêu cầu gây ra những ám ảnh về mặt tinh thần Chủ quan: Cô giáo thực hiện hành vi với lỗi cố ý, không thể không nhận thức được sự nguy hiểm và độc hại từ phấn, huống hồ chi là vắt nước từ khăn lau bảng ra. Chủ thể: Cô giáo có đầy đủ năng lực để chịu trách nhiệm hình sự về khả năng nhận thức, điều khiển hành vi và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Cả hai có mối quan hệ lệ thuộc xã hội là cô giáo và học trò. Căn cứ tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Điều 140 quy định về tội hành hạ người khác. 1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên; c) Đối với 02 người trở lên. Với căn cứ trên, đủ cơ sở để kết luận hành vi của cô giáo phạm vào khoản 2, Điều 140 với mức án từ 1 đến 3 năm tù. Không thể để tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”, cần xử lý nghiêm minh để răn đe và buộc người có hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bạo hành trẻ: xử tội hành hạ người khác hay cố ý gây thương tích?
Dư luận vẫn chưa hết nóng với vụ các cô giáo trường Mầm Xanh có hành vi bạo hành trẻ thì lại liên tiếp xảy ra vụ cha ruột và mẹ kế đánh con rạn xương. Thật quá đau lòng khi xem các đoạn clip ghi hình về các vụ bạo lực này, thế nhưng, những người trong cuộc và cả Luật sư đều cho rằng người phạm tội sẽ bị xử về tội hành hạ người khác. Song, hiện nay có 2 luồng quan điểm tranh cãi giữa tội hành hạ người khác và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Quan điểm thứ nhất thì cho rằng nên xử tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật hình sự mới nhất: Điều 140. Tội hành hạ người khác 1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên; c) Đối với 02 người trở lên. Nhóm người theo quan điểm này cho rằng, đây là tội phạm với cấu thành tội phạm hình thức, tức chỉ cần có hành vi xảy ra, là hành vi đối xử tàn ác (cô giáo đối xử tàn ác với trẻ là người lệ thuộc mình trong việc chăm sóc hoặc cha và mẹ kế có hành vi đối xử tàn ác với con trong chăm sóc, nuôi dưỡng), không cần xét đến hậu quả, tức thương tích hay tổn thương trên cơ thể trẻ thế nào để xác định tội và khung hình phạt. Trong khi đó, quan điểm thứ hai thì cho rằng nên xử tội cố ý gây thương tích cho người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự mới nhất: Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; i) Có tính chất côn đồ; k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Với quan điểm này thì cần xem xét trên góc độ, trẻ bị bạo hành có mức độ thương tích hay tổn thương thế nào, tỷ lệ bao nhiêu % để là cơ sở xác định tội và khung hình phạt. So với tội hành hạ người khác thì mức xử phạt cao hơn rất nhiều, đối với tội hành hạ người khác, mức xử phạt cao nhất là 03 năm tù, trong khi tội cố ý gây thương tích hoặc tổn thương cho người khác, mức phạt cao nhất là 20 năm tù hoặc tù chung thân. Vậy theo bạn, bạo hành trẻ, cụ thể là vụ bảo mẫu Mầm Xanh ở Quận 12, TP.HCM và vụ cha và mẹ kế đánh con rạn xương tại Cầu Giấy, Hà Nội, nên xử theo tội nào? P/S: Cần lưu ý rằng, không phải chọn cái nào có mức án cao nhất để thỏa lòng cho sự tàn ác của những người vi phạm, mà cần xem xét trên góc độ pháp luật về bản chất của 2 tội này.
Bắt giữ nữ giúp việc đánh bé gái một tháng tuổi gây bức xúc dư luận !
Đã có rất nhiều vụ việc trẻ em bị cô giáo, người trông trẻ, người giúp việc bạo hành gây xôn xao dư luận. Mới đây lại xảy ra một vụ việc khiến dư luận rất phẫn nộ và lên án gay gắt. Đêm ngày 22/11, mạng xã hội chia sẻ video bé gái một tháng 17 ngày tuổi bị nữ giúp việc đánh, tát vào mặt khi bố mẹ bé không ở nhà. Chị Phương (mẹ cháu bé, ở thành phố Phủ Lý) cho biết, sự việc được vợ chồng chị phát hiện chiều 22/11. Trong lúc chị vào trường đón con trai lớn 27 tháng tuổi thì chồng ngồi đợi ngoài ôtô và xem camera an ninh gắn ở nhà, thấy bà giúp việc đang đánh vào mặt con mình. Khi vợ chồng chị trở về, đưa ra video này, bà giúp việc phủ nhận, nói chỉ rung như vậy cho cháu đỡ khóc. Gia đình chị đã đưa người phụ nữ này lên công an phường trình báo. Tối đó, khi xem lại camera, vợ chồng chị Phương phát hiện con mình bị đánh nhiều lần. Người giúp việc được gia đình thuê gần hai tháng, qua một trung tâm môi giới. Gần đây, mỗi lần về nhà, vợ chồng chị thường thấy em bé đang ngủ, mặt đỏ gay gắt, lúc cho bú thì vừa nấc vừa rên. Nghi ngờ nên gia đình lắp camera theo dõi. Ngày 23/11, Công an thành phố Phủ Lý (Hà Nam) ra quyết định bắt bà Nguyễn Thị Hàn (51 tuổi, quê Nam Định) để điều tra hành vi hành hạ trẻ em. Trách nhiệm pháp lý mà nữ giúp việc có thể phải gánh chịu: Điều 110 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009: “Điều 110. Tội hành hạ người khác 1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật; b) Đối với nhiều người.” Theo quy định của Luật trẻ em thì trẻ em là người dưới 16 tuổi. ⇒Như vậy hành vi của nữ giúp việc có thể cấu thành Tội hành hạ người khác theo khoản a Điều 110 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009, phạt tù từ một năm đến ba năm. Các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng điều tra, hoàn thành hồ sơ, khởi tố nữ giúp việc về hành vì của mình để làm an lòng các bậc cha mẹ và là bài học, lời cảnh tỉnh cho những con người đối xử tàn ác, nhẫn tâm với người khác, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người tàn tật,…